Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ nông nghiệp

Trung tâm có lao động, có chức năng nhiệm vụ là tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành hàng: ăn uống, dịch vụ, nhà nghỉ, kinh doanh thương mại tổng hợp. Tổ chức bán các ngành nông nghiệp của ngành như: cây giống, chè Ngành hàng trọng tâm của trung tâm là kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ. Trung tâm phục vụ ăn uống cho mọi thành phần từ Thái Bình cung cấp, nhận tiẹc đặt có công suất chưa phải là lớn với ghế ngồi, có phòng họp, phòng hội nghị, phòng nghỉ và phòng ăn, trung tâm rất lịch sự, phong cảnh gần hồ Tây rất phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi và thư giãn của khách hàng. Về môi trường kinh doanh: Trung tâm tập hợp những nhân tố, điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của trung tâm bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

doc32 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng, nó phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và trung tâm dịch vụ nông nghiệp nói riêng. Là một đơn vị tự hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi, hình thức cung cấp các dịch vụ là hoạt động kinh doanh chủ yếu, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thương trường kinh doanh còn bị hạn chế. Nhưng trung tâm đã đưa ra được các hình thức dịch vụ, phục vụ phù hợp và đã phần nào làm thảo mãn được nhu cầu của khách hàng. Đến nay trung tâm đã được những hiệu quả nhất định trong kinh doanh bằng các hình thức dịch vụ: cho thuê phòng nghỉ, cho thuê văn phòng, phục vụ ăn uống, cho thuê hội trường tổ chức các cuộc hội nghỉ, hội thảovà trung tâm ngày càng phát triển lớn mạnh. Chính vì vậy em chọn đơn vị trung tâm dịch vụ nông nghiệp làm nơi thực tập nghiệp vụ của mình. Bước sang nền kinh tế thị trường nước ta đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Nhất là nước ta đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong quá trình hội nhập các hình thức dịch vụ, kinh doanh của doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới trong những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trong kinh doanh tồn tại và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường luôn biến động này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải nắm được các yếu tố tiêu dùng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụVì vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực như: nguồn lực về vốn, nguồn lực lao động, để đầu tư một cách tiết kiệm và ang lại hiệu qảu cao. Hiệu quả trong quá trình hoạt động luôn được ban lãnh đạo trung tâm dịch vụ nông nghiệp quan tâm, xem đây là thước đo, là công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh của trung tâm là một đơn vị hoạt động cung cấp các dịch vụ là chính nên ban lãnh đạo trung tâm luôn coi khách hàng là "thượng đế" và luôn nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện các loại dịch vụ của trung tâm làm thoả nhu cầu của khách hàng, để đem lại hiệu quả cao nhất. Với những kiến thức thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ những thực tế của trung tâm, nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả trong kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, phòng kế toán và các cán bộ nhân viên trong trung tâm. Em quyết định chọn đề tài "Phân tích hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ nông nghiệp" làm chuyên đề thực tập. Trong thời gian thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng chuyên môn còn hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong được tiếp theo ý kiến của các thầy cô cũng như của đơn vị thực tập để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình. Phần I: Giới thiệu chung về trung tâm dịch vụ nông nghiệp. I. Giới thiệu doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp 2. Giám đốc hiện tại của trung tâm: ông Đinh Văn Tường 3. Địa chỉ: P16 Thuỵ Khuê - quận Tây Hồ - Hà Nội. 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trước đây mang tên là nhà khách Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Bằng quyết định số 307NN - CNTP/ TCBB ngày 15/07/1987. Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định thành lập nhà khách trực thuộc văn phòng Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có trụ sở I tại 16 Thuỵ Khuê, trụ sở II tại 28 Cát Linh và lấy tên là nhà khách Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Năm 2002 nhà khách Bộ nông nghiệp và công nghiệp đổi tên thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp theo quyết định số 2446/QĐ - BNN - TCCB. 5. Loại hình doanh nghiệp. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp là đơn vị kinh doanh hạch toán lấy thu bù chi. Trực thuộc văn phòng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 6. Nhiệm vụ của trung tâm Theo giấy phép kinh doanh nhiệm vụ chính của trung tâm dịch vụ nông nghiệp là phục vụ khách trong và ngoài ngành đến ăn nghỉ tại trung tâm. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài đến bộ công tác, các cán bộ trong ngành vè bộ công tác, họp, hội nghịvà các khách trong và ngoài tỉnh về thăm quan Hà Nội. Ngoài ra trung tâm dịch vụ nông nghiệp còn cho thuê văn phòng, hội trường phục vụ các hội nghị hội thảocủa các ngành, phục vụ ăn uống 7. Lịch sử phát triển của trung tâm qua các thời kỳ Trụ sở hiện tại của trung tâm dịch vụ nông nghiệp trước năm 1945 là một doanh trại của sỹ quan Pháp. Năm 1945 đến năm 1954 là khu vườn ươm của Bộ canh nông thời Pháp thuộc. Từ năm 1959 UBND thành phố Hà Nội giao lại 3.147 m2 cho Bộ nông nghiệp quản lý. Bộ nông nghiệp đã sử dụng 50% diện tích đất để xây dựng hội trường và nhà ăn phục vụ cho cán bộ công nhân viên làm việc tại Bộ và 50% diện tích đất còn lại được xây dựng làm khu tập thể cho cán bộ công nhân viên trong Bộ. Năm 1981 hai khu nhà ăn và hội trường được cải tạo lại và nâng cấp. Xây dựng thêm khu nhà B để phục vụ các cán bộ trong ngành về bộ công tác ăn nghỉ. Năm 1983 khu nhà A được xây dựng. Lúc này nhà khách Bộ nông nghiệp mở rộng thêm hình thức kinh doanh dịch vụ bán hàng lương thực thực phẩm. Tháng 4 năm 1987 chính phủ có quyết định thành lập B nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Trên cơ sở hợp nhất hai Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Ngày 15/07/1987 theo quyết định số 307NN - CNTP/TCBB của Bộ nông nghiệ và công nghiệp thực phẩm có trụ sở I tại 16 Thuỵ Khuê, cơ sở II tại 28 Cát linh (trước đây là nhà khách của Bộ công nghiệp thực phẩm) và giao cho nhà khách toàn bộ 3147 m2 sử dụng với mục đích kinh doanh và tự hạch toán kinh doanh đến tháng 9 năm 1993 cơ sở II tại 28 Cát Linh cho công ty VMEP của Đài Loan thuê làm văn phòng đại diện. Đến cuối năm 1995 chính phủ có quyết định thành lập Bộ nông nghiệp và PTNT trên cơ sở hợp nhất các Bộ nông nghiệp và CNTP, Bộ thuỷ lợi Bộ lâm nghiệp. Vì vậy nhà khách Bộ nông nghiệp và CNTP được đổi tên thành nhà khách bộ nông nghiệp và PTNT. Gần đây nhất theo căn cứ quyết định số 2466/QĐ BNN - TCCB ngày 28/06/2002 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đổi tên nhà khách thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp có trụ sở tại 16 Thuỵ Khuê - quận Tây Hồ - Hà Nội. Số điện thoại 048457586 và Fax 8454251. II. Tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm dịch vụ nông nghiệp. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của trung tâm được thể hiện như sau: Giám đốc trung tâm Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng dịch vụ thương mại Phòng quản trị dịch vụ Tổ lễ tân Tổ tiếp thị Tổ bar Tổ bảo vệ Tổ nhà buồng Tổ nhà ăn Tổ cây cảnh Tạp vụ Phòng tài chính kế toán Lái xe Thủ kho Theo mô hình trên cho thấy bộ máy của trung tâm dịch vụ nông nghiệp gồm: ban giám đốc 1 giám đốc và 2 phó giám đốc cùng các bộ phận chức năng: mỗi bộ phận có 1 trưởng hpòng, dưới trưởng phòng là các nhân viên thực hành. Mô hình tổ chức gọn nhẹ, không chồng chéo đà phát huy được hiệu quả hoạt động phục vụ kinh doanh. * Các phòng ban nghiệp vụ - Phòng dịch vụ thương mại - Phòng quản trị dịch vụ - Phòng tài chính kế toán 2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận 2.1. Phòng dịch vụ thương mại a. Chức năng Phòng có chức năng thực hiện kế hoạch dịch vụ đã được phê duyệt làm tham mưu cho ban lãnh đạo trung tâm xây dựng và định hướng kế hoạch kinh doanh, nhằm khai thác thị trường du lịch, thương mại, tiếp thị giới thiệu các loại dịch vụ của trung tâm, đại lý vé máy bay. Phòng dịch vụ thương mại gồm 3 tổ: tổ lễ tân, tổ tiếp thị, tổ bar. b. Nhiệm vụ: - Tổ lễ tân: thực hiện nhiệm vụ cơ bản như: thông tin đăng ký chỗ "bán, dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ xung cho khách tổ chức đón tiếp, sắp xếp chỗ ở cho khách, phục vụ họ trong thời gian lưu trú tại trung tâm, thanh toán và tiếp khách. Trực tổng đài điện thoại, nối máy lên phòng cho khách, ghi lại những thông tin chuyển giúp cho khách. - Tổ tiếp thị. Thực hiện nhiệm vụ cơ bản như: tiếp thị các loại dịch vụ của trung tâm, tiếp thị tổ chức các tour du lịch nội địa theo qui định của ngành du lịch, tiếp thị tổ chức các hội nghị hội thảo, đặt vé máy bay, cung cấp những thông tin cho khách. - Tổ Bar: Thực hiện nhiệm vụ: phục vụ các loại đồ uống theo nhu cầu của khách, chế biến ra các loại nước hoa quả, sinh tố, pha chế các loại rượu phục vụ khách hàng. Đảm bảo đợc độ tin cậy nguồn gốc, xuất xứ của các loại rượu và hoa quả. 3. Phòng quản trị dịch vụ a. Chức năng: Trong thời gian khách nghỉ và thuê văn phòng tại trung tâm cán bộ nhân viên đáp ứng đầy nhất các yêu cầu của khách trong phạm vi khả năng của mình, đồng thời tổ chức thăm dò, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu sở thích của từn đối tượng để có thể nâng cao chất lượng phục vụ. Cần tổ chức tốt các dịch vụ bổ xung đa dạng đáp ứng nhu cầu bức thiết hàng ngày của khách. Quản lý tài sản các trang thiết bị của trung tâm. Cung cấp điện nước cho khách hàng. Giữ gìn cách quan cho trung tâm và cơ quan. Bộ cung cấp các dịch vụ cho cơ quan. Phòng quản trị dịch vụ gồm 4 tổ: tổ bảo vệ, tổ nhà ăn, tổ nhà buồng, tổ cây cảnh tạp vụ. b. Nhiệm vụ. - Tổ bảo vệ điện nước: Thực hiện những nhiệm vụ: bảo đảm an ninh trật tự trong trung tâm, trông giữ tài sản của khách hàng và bảo quản tài sản trong trung tâm, hướng dẫn khách để xe vào đúng nơi qui định, đảm bảo an toàn khu vực để xe của khách và của nhân viên trong trung tâm, theo dõi các hoạt động ra vào của khách, chỉ dẫn cho khách đến làm việc với các đơn vị đang thuê văn phòng tài trung tâm. Cung cấp nước điện đầy đủ cho khách hàng. - Tổ nhà ăn. Thực hiện nhiêm: chế biến các món ăn để phục vụ khách, tổ chức phục vụ các buổi tiệc liên hoan, sinh nhật, đám cưới, cung cấp và chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Các dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, gọn gàng, thực hiện đúng qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ trực buồng: Thực hiện những nhiệm vụ: hàng ngày lau chùi làm vệ sinh các phòng nghỉ của khách và các văn phòng đang cho thuê. Sắp xếp phòng nghỉ, hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị trong phòng. Kiểm tra các trang thiết bị trong phòng nếu có hỏng hóc báo cho bộ phận có liên quan sửa chữa kịp thời. Cung cấp nước uống, chèvà các dịch vụ khác theo nhu cầu của khách (giặt, là quần áo). Phản ánh kịp thời những ý kiến của khách tới các bộ phận có liên quan để nâng cao chất lượng phục vụ. - Tổ cây cảnh, tạp vụ. Thực hiện nhưng vụ: đảm bảo cảnh quan cho trung tâm cũng như cơ quan Bộ, hàng ngày tưới cây và làm vệ sinh các khu vườn, chăm sóc cắt tỉa cho các cây cảnh, quýet dọn các khu sân chơi của trung tâm cũng như của cơ quan. Sắp xếp loại các cây cảnh sao cho phù hợp với các cảnh quan của trung tâm và của cơ quan Bộ. 4. Thủ kho - Nhập, xuất các nguyên vật liệu cung cấp phục vụ cho trung tâm. - Thường xuyên báo cáo số lượng sử dụng các loại nguyên liệu vật liệu lên phòng kế toán. - Bảo quản nguyên vật liệu trong kho không để hư hỏng. - Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng khi có nhu cầu giữ hàng hoá vào trong kho. 5. Lái xe - Phục vụ khách khi có nhu cầu thuê xe - Đảm bảo an toàn cho khách khi ngồi trong xe, đưa đón khách đúng nơi, đúng chỗ theo yêu cầu của khách. - Bảo quản, lau chùi xe. 6. Phòng kế toán a. Chức năng. Làm tham mưu giúp lãnh đạo trung tâm phân phối, sử dụng, quan hệ và hạch toán kế toán theo chế độ kế toán thống kê, cơ chế quản lý tài chính và hạch toán của đơn vị sự nghiệp có thu kiêm nghiệm công tác văn thư, lưu trữ hành chính và thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động kinh tế - tài chính nhằm góp phần thực hiện mục tiêu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản được Nhà nước giao và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. b. Nhiệm vụ. - Xây dựng các quy chế hạch toán thống kê theo qui định của nhà nước trong doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện hướng dẫn sử dụng các loại chứng từ ghi chép ban đầu phù hợp hướng dẫn và qui định cụ thể phương pháp luân chuyển chứng từ. Tổ chức công tác hạch toán, kế toán thống kê tổng hợp theo chế độ hiện hành. - Phân tích lập báo cáo quyết toán, kế toán thống kê chung theo định kỳ. - Giúp giám đốc tỏng quan hệ thanh toán với ngân sách Nhà nước (các loại thuê, bảo hiểm xã hội và các khoản thu nộp khác). Quan hệ tín dụng với ngân hàng. - Tổ chức hạch toán tập trung tại trung tâm các nguồn vốn như các quỹ, đúng đắn, côn khai, công bằng theo chế độ qui định. - Giúp giám đốc phổ biến áp dụng kịp thời chuẩn xác các thể chế tài chính tín dụng hiện hành, các chế độ cho cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác bồi dưỡng và đào tạo về các mặt nhiệp vụ và trình độ quản lý cho đội ngũ nhân viên làm công tác thống kê, kế toán. - Chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ giúp giám đốc chuẩn bị tài liệu, chứng từ phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra của cấp trên và cơ quan chức năng khi có yêu cầu. - Tổ chức hướng dẫn và kiểm kê tài sản vật tư định kỳ và đột xuất theo quy định của Nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Giúp giám đốc trong việc tham gia quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính của đơn vị, trong cân đối thu chi. - Giúp giám đốc thu nợ của các đối tác và các đơn vị liên quan. III. Khái quát tình hình kinh doanh của trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Từ năm 2003 tới nay, giai đoạn có nhiều biến động về tình hình kinh tế. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp hoạt động trong cơ chế tự hạch toán lấy thu bù chi bằng hình thức cung cấp dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, văn phòng, hội trường, ăn uốngMặc dù gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng trung tâm cũng đã đạt được một số hiệu quả trong kinh doanh. Với số liệu kinh doanh dịch vụ trong 5 năm (2003 - 2007) như sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến năm 2007 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh 2007/2006 +/- Tỷ lệ % 1 Sản phẩm (dịch vụ) - ăn uống - Hội trường - Phòng nghỉ - Văn phòng cho thuê - Dịch vụ khác 2 Sản lượng (doanh thu) từng mặt hàng - ăn uống Tr.đ 905 1.235 1.276 1.283 1309 26 2,02 - Hội trường Tr.đ 500 725 898 969 1008 39 10,89 - Phòng nghỉ Tr.đ 535 758 900 942 1112 170 18,046 - Văn phòng cho thuê Tr.đ 800 937 898 1007 1109 102 10,129 - Dịch vụ khác Tr.đ 100 187 312 4005 561 156 38,52 3 Tổng doanh thu Tr.đ 2.840 3.842 4.284 4.546 5.099 553 12,16 4 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ - - - - - - - 5 LN trước thuế Tr.đ 988 1.215,36 1.550 1.670 2.093 423 25,329 6 Doanh thu sau thuế Tr.đ 711,36 1.215,36 1.116 1.202,4 1.506,96 304,56 25,329 7 Tài sản cố định bình quân Tr.đ 800 853 887 922 1007 85 9,22 8 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 2.001 2.359 3.001 3.600 4.100 560 15,55 9 Số lao động bình quân trong năm Tr.đ 44 46 42 58 86 18 31,034 10 Tổng chi phí sản xuất trong năm Tr.đ 1.852 2154 2.734 2876 3.006 130 4,52 Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm trong những năm qua I. Đặc điểm tình hình chung Trung tâm có lao động, có chức năng nhiệm vụ là tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành hàng: ăn uống, dịch vụ, nhà nghỉ, kinh doanh thương mại tổng hợp. Tổ chức bán các ngành nông nghiệp của ngành như: cây giống, chèNgành hàng trọng tâm của trung tâm là kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ. Trung tâm phục vụ ăn uống cho mọi thành phần từ Thái Bình cung cấp, nhận tiẹc đặt có công suất chưa phải là lớn với ghế ngồi, có phòng họp, phòng hội nghị, phòng nghỉ và phòng ăn, trung tâm rất lịch sự, phong cảnh gần hồ Tây rất phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi và thư giãn của khách hàng. Về môi trường kinh doanh: Trung tâm tập hợp những nhân tố, điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của trung tâm bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô: hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh của Nhà nước cùng với môi trường chính trị an toàn, ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế chính trị do một đảng lãnh đạo, kinh tế đang trên đà phát triển, quan hệ đối ngoại tốt và ngày càng mở rộng hợp tác, nó được đánh dấu bằng sự kiện ngoại giao với Mỹ, Nga, Trung Quốc, ýnhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp hai nước. Hệ thống luật pháp đã và đang được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp, thuận lợi, công bằng nhất cho mọi chủ thể kinh tế. An ninh quốc phòng vững vàng, thu nhập và mức sống của người dân nói chung đang được nâng lên, đất nước đang trên đà phát triển. Môi trường vĩ mô: môi trường vĩ mô của trung tâm bao gồm những nhân tố như nội bộ trung tâm, người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng. Bản thân nội bộ trung tâm có những kinh doanh thuận lợi về mặt địa lý, quan hệ giữa mọi người trong công ty hoà đồng, luôn giúp đỡ nhau trong công việc nếu có thể, phong trào thi đua văn nghệ, thể thao hưởng ứng tích cực, trung tâm không ngừng đổi mới, khắc phục những mặt còn yếu kém, và những mặt còn tồn tạo để không ngừng phát triển hướng tới phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Với ngành dịch vụ thì nói chung đã ngày càng nhiều do đó đối thủ cạnh tranh của trung tâm là lớn, trong cơ chế thị trường ở phạm vi thủ đô Hà Nội hầu như trên các con phố đâu cũng thấy các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, kinh doanh phòng hát,các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh. Do đó công ty đã và đang lựa chọn cho mình một thị trường kinh doanh hợp lý và đã có uy tín lâu năm, lựa chọn người cung ứng đầu vào trung thành và uy tín, cung cấp những sản phẩm hàng hoá chất lượng, đảm bảo lợi ích và hoạt động kinh doanh của mình. Khách hàng của trung tâm bao gồm các khách của bộ nông nghiệp các tỉnh về dự hội nghị, họp của ngành, khách hàng có nhu cầu ăn uống, mua sắm, nghỉ ngơi , du lịch, thăm quan thắng cảnh, vui chơi,Nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, khả năng cạnh tranh ngày càng lớn đòi hỏi trung tâm phải ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. II. Những thuận lợi, khó khăn của trung tâm. 1. Những thuận lợi Trung tâm là một trong những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn do đó luôn được sự quan tâm của Bộ về đổi mới quản lý kinh doanh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của mình. - Luật doanh nghiệp ra đời đã tháo gỡ một phần khó khăn trong cơ chế quản lý hành c hính, tạo sự thông thoáng bình đẳng trước pháp luật đối với mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế. - Đội ngũ cán bộ nhân viên của trung tâm có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ - ăn uống - và một số dịch vụ khác. + Nội bộ trung tâm đoàn kết, nhất trí, mọi người được đãi ngộ tốt, do đó họ rất yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, họ luôn luôn mong muốn và cùng nhau xây dựng và phát triển trung tâm vững mạnh. - Trung tâm được sự quan tâm của Bộ, sở Nhà nước và PTNT. Do đó họ luôn hướng cán bộ của ngành đến với trung tâm nhằm làm phát triển doanh thu, tăng lợi nhuận cho trung tâm của mình, không những vậy họ còn làm cho khách hàng có ấn tượng, lòng tin và hình ảnh đẹp về trung tâm. - Trung tâm đặt địa điểm tại 16 Thuỵ Khê là một nơi gần Hồ Tây dân cư đông và nhu cầu về ăn uống, giải trí tương đối cao. Đây là nơi rất thoải mái để cho con người thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Đây thực sự là điểm mạnh của trung tâm. 2. Khó khăn. - Do đội ngũ nhân viên cũ mặc dù có kinh nghiệm trong kinh doanh nhưng cũng có hạn chế về mặt cập nhật cái mới trong kinh doanh, cho dù trung tâm đã cho họ đi học thêm những khoá ngắn hạn, do đó còn là sự nhạy bén với trung tâm. + Lực lượng lao động ở mức trung bình và trình độ đại học có tăng, nhưng sơ cấp còn nhiều. Như vậy trình độ chất lượng không đồng đều, lao động có kinh nghiệm nhạy bén nhu cầu của khách hàng còn chưa cao. - Mạng lưới kinh doanh: tuy mạng lưới kinh doanh rộng xong không ổn định. - Việc tổ chức hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là ngành ăn uống khách sạn - nhà hàng. Nhiều nhà hàng, khách sạn tư nhân phát triển, nhất là khi nhiều khách sạn lớn hoạt động ưu thế hơn hẳn đã phân tán nhiều khách hàng cơ quan, đơn vị, người dân mà trớc đây vẫn thường qua lại, tập trung ở trung tâm. - Ngành ăn uống chưa được mở rộng hẳn, do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thuộc về khái niệm quay vòng vốn, cơ chế quản lý chế độ hạch toán đối với các thành phần kinh tế còn nhiều vấn đề chưa bình đẳng. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm những năm qua. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm những năm qua Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng doanh thu 2.840 3.642 4.284 4.506 5.099 2. Tổng chi phí 1.852 2.154 2.734 2.876 3.006 3. Tổng lợi nhuận 988 1.488 1.550 1.730 2.093 4. TN BQ đầu người 0,800 1,000 1,300 1,000 1.8 5. Nộp ngân sách NN 100 250 250 310 378 - Về doanh thu: năm 2004 doanh thu của trung tâm là 3.842 triệu đồng tăng 35,28% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu 4.284 triệu đồng tăng 11,5% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu 4.606 triệu đồng tăng 7,61% so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu đạt 5.099 triệu đồng tăng 394 triệu đồng tương ứng mức tăng 10,7%. Nhìn vào bảng hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu của trung tâm trong 5 năm qua từ năm 2003 đến năm 2007 thì năm 2007 cao nhất và năm 2003 là thấp nhất. Nhưng mức tăng trưởng của doanh thu thì năm 2004 là cao nhất trong các năm gần đây. - Doanh thu của trung tâm liên tục tăng từ năm 2003 đến 2007. Năm 2004 doanh thu phát triển 802 triệu đồng với mức tăng 28,23% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu chỉ tăng 642 triệu đồng tương ứng mức tăng là 17,62% so với năm 2004. Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 322 triệu đồng tương ứng mức tăng là 7,5%. Năm 2007 doanh thu tăng 493 triệu đồng tương ứng tỷ lệ phát triển lên là 10,7%. Như vậy doanh thu của trung câm có tăng lên, năm phát triển nhiều nhất là năm 2004, việc phát triển lên như vậy là do năm đó lượng khách của Bộ về họp nhiều họ đến đây để ăn uống nghỉ ngơi nhiều ngày. Còn các năm khác thì, lại ổn định và tăng đều không có gì đặc biệt. - Về lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2004 đạt 1.488 triệu đồng tăng 500 triệu đồng tương ứng mức tăng là 50,06% so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận phát triển 580 triệu đ tỷ lệ tăng lên 26,93% so với năm 2004. Mức lợi nhuận tăng lên 142 triệu đồng tương ứng tỷ lệ phát triển 5,19% năm 2006 so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận tăng 130 triệu đồng tương ứng mức 4,52%. Lợi nhuận qua năm năm tăng lên tuy nhên các năm về sau này tăng ít hơn so với 3 năm trước. Đó là do tình hình chung của trung tâm dịch vụ và du lịch. - Về nộp ngân sách Nhà nước: năm 2004 trung tâm đã nộp vào ngân sách Nhà nước tăng so với năm 2003 là 180 triệu đồng, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 70 triệu đồng, năm 2006 nộp vào ngân sách tăng 60 triệu đồng so năm 2005. Nộp vào ngân sách nhà nước năm 2007 tăng 68 triệu đ so với năm 2006. Như vậy trung tâm nộp vào ngân sách Nhà nước chấp hành nội quy của Nhà nước và đảm bảo không còn nợ sang năm sau. - Về thu nhập bình quân đầu người: năm 2004 thu nhập bình quân đầu người tại trung tâm là 1.000.000 Việt Nam đồng tăng 200.000 tương ứng tỷ lệ tăng lên là 25% so với năm 2003. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là 1.3 triệu Việt Nam đồng tương ứng với mức tăng lên là 300.000 Việt Nam đồng với tỷ lệ phát triển lên 30% so với năm 2004. Năm 2006 thu nhập bình quân 1,6 triệu đồng tăng 300.000 Việt Nam đồng và tỷ lệ tăng 23% so với năm 2005. Năm 2007 thu nhập bình quân 1,8 triệu Việt Nam đồng tăng 200 Việt Nam đồng so với tương ứng tỷ lệ tăng 11,1%. Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng năm 2007 lại tăng chậm hơn so với các năm trước. Mức tăng này nhìn mặt bằng chung là tốt tuy nhiên do giá cả thị trường ngày càng tăng thì mức thu nhập bình quân này trung tâm nên xem xét quá trình kinh doanh nhằm tạo ra mức lương với tỷ lệ tăng cao như các năm trước. * Kết quả kinh doanh của trung tâm ở từng bộ phận kinh doanh năm 2006 - 2007. - Dịch vụ ăn uống của trung tâm: là nơi tập trung lớn nhất về vốn lưu động trong trung tâm. Doanh số năm 2007 đạt 1.309 triệu đồng trong đó hàng tự chế đạt: 857 triệu đồng. - Lãi gộp đạt: 512triệu đồng - Thu nhập bình quân đầu người: 1,750 triệu đồng. Như vậy doanh số năm 2007 tăng so với năm 2006 là 28 triệu đồng bằng 102,023%. Tình hình kinh doanh của dịch vụ ăn uống nằm trong tình hình kinh doanh chung của trung tâm, đó là kinh doanh tăng chậm và có sự giảm đi trong năm 2006. Sang năm 2007 tình hình kinh doanh cũng tốt hơn, tất cả các chỉ tiêu đều tăng. Doanh số tăng 2,023% thu nhập bình quân đầu người tăng và lợi nhuận gộp của dịch vụ ăn uống cũng tăng. - Kinh doanh hội trường Năm 2006: dịch vụ hội trường đạt kết quả kinh doanh như sau: Doanh số bán: 969 triệu đồng Lãi gộp: 428 triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người đạt: 1 triệu đồng/ tháng Năm 2007: Dịch vụ hội trường đạt kết quả kinh doanh như sau: Doanh số bán: 1008 triệu đồng Lãi gộp: 453 triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người đạt: 1,720 triệu đồng/ tháng bằng 107,5% so với năm 2006. Như vậy, hoạt động kinh doanh năm 2007 của hội trường cũng tăng so với 2006 nó biểu hiện thông qua doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 39 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng lên là 4,02%. Lãi gộp tăng 28 triệu đồng gần bằng tỷ lệ tăng là 5,84%. - Kinh doanh dịch vụ phòng nghỉ. + Năm 2006 tình hình kinh doanh thuộc dịch vụ này như sau: Doanh số bán: 942 triệu đồng Lãi gộp: 3.18 triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người: 1,580 triệu đồng Năm 2007 tình hìh kinh doanh đạt kết quả như sau: + Doanh số bán đạt: 1.112 triệu đồng + Lãi gộp: 380 triệu đồng + TN bình quân đầu người/ tháng: 1,602 triệu đồng tăng 1039%so với năm 2006 Như vậy tình hình kinh doanh của phòng nghỉ cũng như 2 dịch vụ trên đều có sự gia tăng trong mức gia tăng không lớn. Cụ thể năm 2007 doanh số tăng 170 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng tăng lên 18,046% so với năm 2006. Lợi nhuận gộp tăng 62 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 19,49%. Qua số liệu tính toán ta thấy tình hình kinh doanh phòng nghỉ có triển vọng và khả quan hơn hai dịch vụ trên của trung tâm. Do đó trung tâm ngày càng phải duy trì và thúc đẩy phát triển hơn nữa về dịch vụ này. - Văn phòng cho thuê. * Năm 2006 tình hình kinh doanh trên lĩnh vực này của trung tâm như sau: Doanh số: 1007 triệu đồng Lợi nhuận gộp: 439 triệu đồng - Thu nhập bình quân đầu người/ tháng: 1,720 triệu đồng * Năm 2007 tình hình kinh doanh như sau: Doanh số: 1109 triệu đồng Lợi nhuận gộp: 501 triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người/ tháng: 1,830 triệu đồng tăng 110.000 ngàn đồng/ tháng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ tăng 6,395%. - Dịch vụ khác: doanh thu và lợi nhuận cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng không đáng kể. Mục đích chủ yếu của trung tâm là kinh doanh trên dịch vụ khác này nhằm giữ được khách hàng của mình, tạo cho họ có được ấn tượng tốt đẹp, để khách hàng thấy được khả năng phục vụ nhu cầu của trung tâm rất tốt, đáp ứng được nhu cầu khác ngoài dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi tại trung tâm. 4. Phân tích hoạt động kinh doanh của trung tâm qua các chỉ tiêu hiệu quả: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm cũng như các doanh nghiệp khác đều thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động - Hiệu quả sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị - Hiệu quả nguồn cung ứng a. Hiệu quả sử dụng vốn Biểu hiện quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2005 - 2007 Đơn vị tính: ngàn đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 LN trước thuế 1550 1730 2093 111,61 120,98 2 Tổng vốn kinh doanh 31500 39412 4.5718 125,11 116,9 3 Tỷ suất lợi nhuận 4,92 4,389 4,578 89,2 104,3 Qua bảng biểu trên ta thấy năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn của trung tâm là 4,92% tức là trung tâm bỏ ra 100 đồng vốn vào kinh doanh thì thu được 4,92 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 4,389% trên vốn kinh doanh, tức là trung tâm bỏ ra 100 đồng vốn vào kinh doanh thì thu về được 4,389 đồng lãi nhưng lại giảm 0,531 đồng so với năm 2005 và giảm 10,8% so với năm 2005. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận vốn là 4,578% có nghĩa là trung tâm khi bỏ ra 100 đồng vốn trong quá trình kinh doanh thu về được 4,578 đồng lãi tăng 0,189 đồng và tăng 4,3% so với năm 2006. Như vậy năm 2006 lợi nhuận giảm so với 2005 nhưng mức giảm này trong phạm vi chấp nhận được. Sang năm 2007 lợi nhuận lại được tăng lên. Như vậy trung tâm đã biết điều chỉnh và điều tiết lại được hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh của mình. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng liên tục qua các năm từ 1.550 triệu đồng năm 2005 lên 1.730 triệu đồng năm 2006, tăng 150 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng lên là 11,61% so với năm 2005. Sang năm 2007 lợi nhuận của trung tâm là 2.093 triệu đồng, tăng 363 triệu đồng và tăng 20,98% so với năm 2006. Nguồn vốn kinh doanh của trung tâm tăng từ 3.1500 triệu đồng lên 3.9112 triệu đồng năm 2006, tăng 7.912 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 25,11%. Năm 2007 nguồn vốn kinh doanh tăng 6.300 triệu đồng và tương ứng với mức tăng này là % cũng tăng 16% so với năm 2006. Mặc dù qua 3 năm phân tích trên nguồn vốn kinh doanh của trung tâm tăng, lợi nhuận trước thuế cũng tăng nhưng không ổn định. Từ kết quả trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn có sự tiến triển dần lên. Việc sử dụng đồng vốn vào kinh doanh được như vậy là do trung tâm định hướng lại được công tác quản lý, kinh tế, xác định được nguyên nhân chính sách sử dụng cho năm 2006 nhiều nên lợi nhuận trước thuế có tăng so với năm 2005 nhưng mức tăng này không cân đối với mức tăng của nguồn vốn kinh doanh đầu tư cho năm 2006. Nguyên nhân nữa là giá hàng hoá trên thị trường ngày càng tăng làm cho trung tâm sử dụng đồng vốn của mình chưa được chủ động. Tất cả nguyên nhân trên đều được ban lãnh đạo trung tâm xem xét, phân tích và rút kinh nghiệm, đã làm cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn tốt lên vào năm 2007. b. Hiệu quả sử dụng lao động Biểu hiệu quả sử dụng lao động năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Doanh thu (trđ) 4.284 3.706 5.099 86,51 157,87 2. LN trước thuế (trđ) 1.550 1.730 2.093 111,61 120,98 3. Số lượng lao động (ng) 42 58 76 138,095 131,034 4. DT bình quân/1NV (trđ) 102 63,896 67,092 62,64 105 5. Lợi nhuận BQ/1 NV (trđ) 36,9 29,827 24,53 8,08 9,23 Theo biểu về các số liệu của chỉ tiêu trên ta thấy năm 2005 bình quân 1 lao động của trung tâm tạo ra 102 triệu đồng doanh thu và 36,9 triệu đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2006 bình quân 1 lao động tạo ra 63,896 triệu đồng doanh thu và 29,827 triệu đồng lợi nhuận. Doanh thu của 1 người lao động giảm 38,104 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 37,36% so với năm 2005, lợi nhuận bình quân 1 lao động cũng giảm 7,073 triệu đồng gần bằng 19,2% so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu bình quân/ 1 người lao động tăng 3,196 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5% so với năm 2006, lợi nhuận trước thuế bình quân của 1 lao động lại có xu hướng giảm nhẹ 2,297 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7,7% so với năm 2006. Như vậy việc giảm doanh thu và lợi nhuận bình quân một nhân viên là do trung tâm sang năm 2006, và năm 2007 đã tuyển dụng thêm lao động có tay nghề, kinh nghiệm nhằm đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh ngày càng lớn của trung tâm, mà đời sống con người ngày càng cao. Do đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh và tồn tại được trung tâm buộc phải chấp nhận lãi vẫn cao hơn năm trước nhưng mức tăng này so với năm trước lại giảm. Mặc dù mức giảm này không lớn. Rõ ràng là việc sử dụng lao động của trung tâm vào hoạt động kinh doanh như vậy là đúng nhưng chưa hợp lý trong tổ chức bộ máy lao động. Năm 2006 là rõ rệt nhất. c. Phân tích việc sử dụng hiệu quả chi phí kinh doanh của trung tâm trong những năm qua. Biểu chi phí kinh doanh của trung tâm Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 2007/2006 1. ồ doanh thu (trđ) 4.606 5.099 493 2. ồ chi phí (trđ) 2.876 100 66,37 3.006 100 58,95 130 7,42 3. Tốc độ ư¯TSCĐ 11,179 4. Mức tiết kiệm hay lãng phí KD 378,3458 Qua bảng tổng hợp chi phí trên của trung tâm ta nhận thấy và doanh thu tăng 766 trđ và chi phí cũng tăng 130 trđ năm 2007 so với năm 2006, tỷ lệ tăng của doanh thu là 17,68% tỷ lệ tăng của chi phí là 4,52% như vậy mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí, do đó trung tâm sử dụng cho chi phí là hợp lý là do chi phí cho các bộ phận. Cơ cấu chi phí: năm 2007 chi phí tăng 130 trđ tương ứng với 4,52% so với năm 2006. Việc trung tâm có sự tăng chi phí là do giá cả trung tâm không tăng lên, nhu cầu của khách hàng cũng nhiều hơn, do đó khoản chi phí này mặc dù tăng nhưng sự tăng lên này là chấp nhận được. Do trung tâm kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ, chi phí trực tiếp lớn hơn chi phí gián tiếp, tỷ trọng chi phí giản tiếp nhỏ hơn chi phí trực tiếp. -> Đảm bảo tính quy luật kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chi phí tăng lên ta có thể xem xét qua các bộ phận theo bảng sau: Các đơn vị Năm 2006 Năm 2007 ư¯DT ư¯CP DF' TF U 1. ăn uống 1283 397 53,37 1309 710 54,23 2,0265 1,865 0,91 1,71 11,919 2. Hội trường 969 590 60,88 1008 639 63,39 4,024 8,3 2,51 0,425 25,3008 3. Phòng nghỉ 942 505 53,6 1112 701 63,04 18,046 9,44 9,44 1,86 10097 4. VP cho thuê 1007 60,1 68,61 1109 555 50 10,12 -19,68 -16,61 2,4 -84,42 5. Dịch vụ khác 405 403 99,5 561 401 71,47 38,51 -0,496 -28,03 -6,955 40,31 Tổng cộng 4606 2576 62,24 5,099 3006 58,95 493 4,52 -3,29 -0,114 67,75 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chi phí sử dụng cho văn phòng thuê, dịch vụ khác và dịch vụ ăn uống là tốt nhất, mức tăng của doanh thu lớn hơn của việc tăng chi phí qua năm 2007 so với năm 2006. Còn hội trường và phòng nghỉ là chưa hợp lý. Cụ thể: Dịch vụ ăn uống doanh thu tăng 2,0265% và tỷ lệ chi phí tăng 11,865% nhỏ hơn mức tăng của doanh thu, văn phòng cho thuê: tỷ lệ tăng doanh thu 10,12% trong khi đó chi phí lại giảm xuống 19,68% bộ phận này rất biết tận dụng tiết kiệm chi phí. Dịch vụ khác mặc dù mức tăng và chi phí và doanh thu không cao nhưng nó cũng tạo nên một phần nhỏ vào lợi nhuận trước thuế của Trung tâm. Qua các bảng biểu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, hoạt động sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng chi phí của Trung tâm ta thấy năm 2007 là Trung tâm hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn cả. Nguyên nhân của sự thay đổi tích cực này là do: Năm 2007 Trung tâm đã chú trọng tập trung đến chính sách đào tạo và tuyển dụng lao động có tay nghề, kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ. Trung tâm tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề cho nhân viên ở các nghiệp vụ chế biến phục vụ bàn, quản lý dịch vụ. Trung tâm đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ công việc của các bộ phận. Trung tâm đang bắt đầu thực hiện chế độ kinh doanh cho các bộ phận trực tiếp theo chế độ khoán quản tập trung từng bộ phận, điều này đã nâng cao tinh thần tự giác, làm chủ của người lao động đối với công việc và Trung tâm hơn. Trung tâm đã xác định được phương thức diễn ra liên tục không bị gián đoạn. Dịch vụ ăn uống và phòng nghỉ đã có nhiều cố gắng trong việc chế biến và phục vụ khách hàng, được nhiều người tín nhiệm, khen ngợi. Điều đó đã tạo cho Trung tâm một ấn tượng rất tốt đẹp. Công tác tổ chức cán bộ đã được ổn định, các cán bộ trong bộ máy quản lý, điều hành được phân công nhiệm vụ cụ thể và đều ở các vị trí trọng điểm mũi nhọn của Trung tâm. Cơ sở vật chất được đầu tư theo đúng kế hoạch đề ra đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn. Hệ thống quy chế quản lý nội bộ, quy chế dân chủ, nội quy kỷ luật lao động được xây dựng trên cơ sở chính sách hiện hành và thực tế cụ thể ở đơn vị. Phần III Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp 1. Ưu điểm - Hàng năm Trung tâm đã đề ra được các mục tiêu cụ thể, các phương pháp hành động và thời gian thực hiện (thường theo 6 tháng hoặc theo năm). Những số liệu cụ thể được đặt ra trong các kế hoạch sẽ là những mục tiêu nhận thấy mà toàn bộ nhân viên trong Truing tâm sẽ vươn tới. - Đầu hàng tháng Ban lãnh đạo Trung tâm có buổi họp giao ban với các trưởng bộ phận để đánh giá kết quả kinh doanh trong tháng qua, khâu phục vụ nào đã đem lại hiệu quả cao và khâu phục vụ nào còn tồn tại để đưa ra biện pháp khắc phục và dưa ra các kế hoạch cần thực hiện trong tháng tới. Để kịp thời hành động trước khi vấn đề trở nên cấp bách tìm ra các giải pháp cho các vấn đề đó. - Ban lãnh đạo Trung tâm luôn đề cao chất lượng phục vụ và hoàn thiện các loại dịch vụ nên phần nào đã làm thoả mãn được khách hàng. Đưa ra các hình thức dịch vụ phù hợp với khả năng của Trung tâm nên hiệu quả kinh doanh của Trung tâm luôn ổn định. - Bên cạnh đó Trung tâm còn có hàng ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình và hăng say trong công việc. Đã phần nào đóng góp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm. 2. Nhược điểm: - Với phương thức kinh doanh chưa thực sự chủ động như hiện nay không cho phép Trung tâm thấy rõ được định hướng trong một thời gian dài (hơn một năm). Nếu Trung tâm cứ duy trì cách thức như vậy sẽ đe doạ trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và sẽ không đáp ứng được theo môi trường kinh doanh. Tất nhiên hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm sút. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm còn thô sơ, nghèo nàn cũ kỹ không đạt tiêu chuẩn các trang thiết bị trong phòng chưa đáp ứng đạt được theo nhu cầu của khách, cho nên dẫn đến không thu được lợi nhuận một cách tối đa. - Sự phân bổ nguồn nhân lực đến các bộ phận chưa hợp lý dẫn đến chỗ thừa chỗ thiếu. Còn bị nhiều áp lực của cấp trên. - Hầu hết nguồn nhân lực không được qua các lớp đào tạo cho nên chưa có tính chuyên nghiệp. Trình độ chuyên môn chưa theo kịp với sự phát triển của môi trường kinh doanh, nhận thức còn kém dẫn đến chất lượng phục vụ chưa cao, phần nào đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của trung tâm. - Trung tâm chưa đưa ra được các hình thức khen thưởng kỷ luật rõ ràng cho nên chưa khuyến khích được người lao động hăng say với công việc. Trung tâm cũng chưa ra thêm được các hình thức dịch vụ mới, địa bàn cung cấp dịch vụ còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao. - Trưởng các bộ phận chưa kiểm tra đôn đốc nhân viên thường xuyên đã làm cho nhân viên không tập trung vào chuyên môn dẫn đến chất lượng phục vụ không ổn định và không chấp hành đúng về nội quy thời gian làm việc của trung tâm đã đề ra. - Trung tâm vẫn chưa tạo được thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. * Nguyên nhân của những tồn tại. - Do trung tâm được phép liên doanh xây dựng nâng cấp toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở cho ban lãnh đạo trung tâm không dám đầu tư lâu dài cho cơ sở vật chất. - Hàng năm bán lãnh đạo có đề ra các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh nhưng các mục tiêu và kế hoạch này mới chỉ nằm trong các điều kiện có sẵn, chưa đặt tới những biến động của môi trường kinh doanh. - Trưởng các bộ phận hầu hết chưa được đào tạo qua các lớp chuyên môn nghiệp vụ. - Trung tâm vẫn còn phần nào chịu dưới sự chỉ đạo của cấp trên (cơ quan bộ). Tóm lại: nguyên nhân chính của sự tồn tại là do trung tâm đang chuẩn bị xây dựng nâng cấp lại toàn bộ cho nên ban lãnh đạo trung tâm không quyết định đầu tư để nâng cấp trang bị phục vụ. Trong công tác quản lý nhân viên chưa chặt chẽ đã làm cho nhân viên mất dần tính tự giác trong chuyên môn, thiếu năng động trong việc tìm nguồn khách hàng. Phương hướng giải quyết. * Với nguồn nhân lực: - Con người luôn là yếu tố chung quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí, làm thoả mãn nhu cầu khách hàngchính vì vậy bất kỳ lúc nào trung tâm cần quản lý, kiểm tra đôn đốc kịp thời nhân viên trong trung tâm. - Cần xác định rõ nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu c hiến lược về lâu về dài của trung tâm. Căn cứ vào yêu cầu của từng bộ phận cụ thể, để lập ra kế hoạch đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Tổ chức cho nhân viên đi học các khoá học đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ và để tạo cho nhân viên của trung tâm có tính chuyên nghiệp và chuyên môn hơn. * Với ban lãnh đạo. - Cần chủ động trước những biến động của môi trường kinh tế, nắm bắt kịp thời những nhu cầu của khách hàng để mở thêm các mặt hàng dịch vụ. - Xây dựng các chế độ tiền lương khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích tinh thần của cán bộ công nhân viên trong trung tâm gắn bó hơn với trung tâm có tinh thần làm việc tự giác. - Hàng năm nên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng môi trường dịch vụ. Phần VI: Kết luận Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có mục tiêu bao trùm là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại là điều kiện để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để có được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao thì doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Là một đơn vị tự hạch toán lấy thu bù chi trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công của tập thể cán bộ công nhân viên trong trung tâm. Bên cạnh đó trung tâm luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của cơ quan Bộ. Nhưng bên cạnh những thành tích mà trung tâm đã được trong thời gian qua, trung tâm cũng còn những khó khăn từ chính bản thân trung tâm cũng như từ phía khách quan đem lại. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật còn thô sơ, cũ kỹ không đạt tiêu chuẩn, trong phòng nghỉ các trang thiết bị chưa phù hợp, chất lượng phục vụ khách hàng chưa cao nên chưa đáp ứng được sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh. Phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên trong trung tâm chưa được hoàn chỉnh, chưa mang được tính chuyên nghiệp nhiều lúc chưa làm hài lòng khách hàng. Các hình thức dịch vụ của trung tâm mở ra còn hạn chế nên cũng phần nào làm giảm đi hiệu quả kinh doanh của trung tâm, mặc dù trung tâm có một lợi thế về vị trí địa điểm và những thuận lợi mà Bộ NN - PTNT tạo cho. Qua những tháng thực tập ở trung tâm, em đã có điều kiện để phát huy những kiến thức đã học của mình. Từ việc thực tế giữa học và hành đã giúp em rút ra được những bài học bổ ích và kinh nghiệm cho mình. Phân tích hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng, nó không thể thiếu được trong các doanh nghiệp. Nó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải quan tâm. Bằng những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, bằng những kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình thực tập tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp em cũng đưa ra một số ý kiến đánh giá về những ưu điểm và những tồn tại của trung tâm, và đưa ra một số ý kiến đề xuất khắc phục những tồn tại của trung tâm, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của trung tâm. Tuy niên do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô và của tập thể cán bộ công nhân viên trong trung tâm để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trung tâm và tập thể cán bộ công nhân viên trong trung tâm đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em. Nhận xét của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Giám đốc trung tâm Mục lục Lời nói đầu 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQtr-89 (nghiep vu).doc
Tài liệu liên quan