Đề tài Thành lập dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia Sky-World

Từ những kiến thức bổ ích đã học được cộng với sự làm việc không biết mệt mỏi, tinh thần đoàn kết, xây dựng của mọi người trong nhóm đã giúp e hoàn thành dự án “quy hoạch khu ẩm thực sky-food” một trong những hạng mục chính của khu ẩm thực đa quốc gia sky-world. Tuy chưa hoàn thiện một cách xuất sắc nhưng qua môn học này e đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về “quản lý dự án” từ đó làm nền tảng cho những dự án sau này. Dự án của e còn nhiều thiếu sót, e rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành lập dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia Sky-World, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tạo cho khu nhà trở nên sang trọng 1.3.2.Hệ thống cấp thoát nước - Cấp nước: Xác định lượng nước tiêu dùng trong sinh hoạt, nước xử lý vệ sinh, nước dùng để tưới cây cho khuôn viên khu nhà, rửa sàn, nước dự phòng… Bể chứa 5000 m3 đặt trên múi cao cấp nước cho sinh hoạt và cấp nước cho phòng cháy chữa cháy. - Thoát nước: Thoát nước mưa: hướng thoát nước mưa xuôi theo độ dốc từ cao xuống thấp, tách riêng hoàn toàn với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Thoát nước bẩn: nước thải sinh hoạt từ bồn rửa và phễu thu sàn được thoát vào hố ga thoát nước rồi chảy vào cống thoát nước, nước thải từ xí và tiểu được thoát xuống bể tự hoại. Lượng nước thải khi xử lý ra nguồn tiếp nhận phải đảm bảo vệ sinh môi trường. 1.3.3. Thiết kế hệ thống điện: Nguồn điện sử dụng:380/220V-tần số 50Hz-công suất 1000KVA. Căn cứ vào công suất điện sử dụng của từng hạng mục công trình sẽ được lựa chọn một cách phù hợp nhất. Đối với các công trình ngoài trời, mỗi hạng mục sẽ lắp đặt một tủ phân phối chính của công trình, sau đó được phân phối đến các tủ điện của từng khu vực bằng các lộ cáp riêng biệt. Điện sử dụng trong nhà: mỗi phòng bố trí bảng phân phối điện, trong đó lắp các aptomat để bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị điện. 1.3.4. Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy: Phải bố trí thiết bị và bình bọt cứu hoả theo quy định đảm bảo khả năng phòng cháy chữa cháy cho các khu vực. 1.3.5. Thiết kế chi tiết dãy nhà trung tâm của khu ăn uống: Chi tiết Yêu cầu kỹ thuật Móng Tuỳ theo kết luận của quá trình khảo sát địa chất về từng loại đất mà có các thiết kế riêng biệt. Nếu là đất ao hồ, đầm lầy thì phải tiến hành rải đệm cát và ép cọc bê tông. Còn nếu là đất nguyên thổ thì phải tiến hành làm móng bè, móng băng. Đảm bảo độ lún trong giới hạn cho phép (Tối đa là 8cm) Cường độ nén và độ lệch trong giới hạn. Thân nhà Cột : 220 x 300mm, sắt Ф 24. Dầm chính: 220 x 500mm, sắt Ф 24. Dầm phụ: 220 x 350mm, sắt Ф 24. Sàn : dày 100mm, sắt Ф 12. Tường bao: 220mm, gạch đặc Tuynen. Tường ngăn: 110mm. Gạch Tuynen 2 lỗ. Gạch lát nền: 410 x 410mm. Gạch dành cho khu vệ sinh, chống trơn: 300 x 300mm. Cầu thang bộ có 1 lớp tay vịn: 900mm Mái nhà Chống thấm, chống nóng, lợp mái tôn (tôn mát). Yêu cầu kỹ thuật chung - Công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn Việt nam: Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy. TCVN 5176-90 Chiếu sáng nhân tạo. TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong thiết kế xây dựng. TCVN 5687:1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4612-88 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông cốt thép. Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ. TCVN 4614-88 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước các bộ phận cấu tạo ngôi nhà. TCVN 4615-88 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh. TCVN 4513-88 Cấp nước bên trong tuân theo tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4519-88 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. TCVN 4605-88 Kỹ thuật nhiệt. Kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2231-89 Vôi canxi cho xây dựng phải tuân theo bản thiết kế. TCVN 4732-89 Đá ốp lát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật như trong thiết kế. TCVN 4745-89 Xi măng. Danh mục chỉ tiêu chất lượng. TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thiết kế theo quy định thiết kế VN. TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5867:1995 Thang máy. Yêu cầu an toàn. TCVN 5866:1995 Thang máy. Cơ cấu an toàn cơ khí. TCVN 6065:1995 Gạch xi măng lát nền tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 6074:1995 Gạch lát granito tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 6073:1995 Sản phẩm sứ vệ sinh. Yêu cầu kỹ thuật tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 6284-1:1997 Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 1: Yêu cầu chung TCVN 6284-3:1997 Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 3: Dây tôi và ram TCVN 6284-4:1997 Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 4: Dảnh. TCVN 6285:1997 Thép cốt bê tông. Thép thanh vằn. TCVN 6286:1997 Thép cốt bê tông. Lưới thép hàn. TCVN 6287:1997 Thép thanh cốt bê tông. Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn. TCVN 2546-78 Bảng điện chiếu sáng . Yêu cầu kỹ thuật tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 4037-85 Cấp nước tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 4038-85 Thoát nước phải đảm bảo và tuân thủ bản thiết kế.. TCVN 4057-85 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. TCVN 4059-85 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Kết cấu thép. Danh mục chỉ tiêu. TCVN 1453-86 Ngói xi măng-cát. TCVN 4204-86 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. TCVN 4317-86 Nhà kho. Nguyên tắc cơ bản về thiết kế. TCVN 4430-87 Hàng rào công trường. Điều kiện kỹ thuật. TCVN 4431-87 Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật. TCVN 4474-87 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4506-87 Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4036-85 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu đường ống trên hệ thống kỹ thuật vệ sinh tuân thủ bản vẽ thiết kế. TCVN 3988-85 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc trình bày những sửa đổi khi vận dụng hồ sơ thiết kế. TCVN 4452-87 Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép tuân thủ bản vẽ thiết kế. TCVN 4116-85 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế.. TCVN 4419-87 Khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản do bộ xây dựng quy định. TCVN 3990-85 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng. TCVN 5592:1991 Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên. TCVN 1772-87 Đá, sỏi trong xây dựng. Phương pháp thử. TCVN 4252-86 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công. QPVN 16-79 Quy phạm phòng trừ mối mọt cho các công trình xây dựng. TCVN 5572:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Bản vẽ thi công. TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5574:1991 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5575:1991 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. TCVN 5593:1991 Công trình xây dựng. Sai số hình học cho phép. TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5718:1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước. TCVN 2118:1994 Gạch canxi silicat Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 3786:1994 ống sành thoát nước và phụ tùng. TCVN 6394:1998 Cấu kiện kênh bê tông vỏ mỏng có lưới thép. TCVN 6883:2001 Gạch gốm ốp lát. Gạch granit. Yêu cầu kỹ thuật. -2. Đảm bảo chất lượng. Để chất lượng công trình theo đúng kế hoạch đặt ra ban đầu, các công việc sau phải tiến hành đúng lúc và cẩn trọng: QLCL quy hoạch QLCL khảo sat QLCL thiết kế QLCL giám sát thiết kế QLCL yêu cầu kỹ thuật Giám sát thiết kế các gói thầu của khu sky-food Đánh giá năng lực, chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng tự thực hiện Giám sát thiết kế, tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. 3.Quản lý chất lượng - Kiểm tra giám sát : Đảm bảo thi công theo đúng thiết kế Tiến độ thi công giai đoạn làm móng trong 40 ngày,xây dựng và lắp hệ thống điện nước trong 19-21 ngày như kế hoạch đã định giữa chủ đầu tư và nhà thầu . Chất lượng của công trình như đã nêu. Công tác vệ sinh môi trường tại công trình . Khối lượng và độ phức tạp của các hạng mục. -Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng Để đảm bảo tính khách quan cho Dự án vì vËy Ban kiểm tra, đánh giá phải do nhóm dự án đề cử hoặc do phía chủ đầu tư chỉ định. -tất cả các hoạt động giám sát thiết kế đòi hỏi phải chính xác, thông tin luôn được minh bạch V. Quản trị nhân lực -Đối với mỗi dự án ban quản lí dự án là rất quan trọng. Do đó chúng tôi đã thiết lập một ban điều hành quản lí có trình độ cao cho dự án này. Dưới đây là mô hình ban quản lí dự án: Ban điều hành, quản lý dự án Ban thanh tra Giám sát Ban tài chính Ban tư vấn Ban thông tin Ban thư ký Trợ giúp Ban thiết kế và Quy hoạch tổng thể 1.Ban điều hành, quản lý dự án: Số lượng: 3 người -Nhiệm vụ: Ban điều hành dự án là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tham gia dự án. Bộ phận này có vai trò chủ đạo trong tổng thể dự án, điều hành và ra các quyết định, phân công công việc cho các bộ phận khác. Ban điều hành dự án có vai trò gắn kết các bộ phận khác của dự án. Đồng thời cũng là nơi tổng hợp và xử lí các thông tin. -Công việc cụ thể: Đại diện cho nhóm quản trị kí hợp đồng với chủ công trình và chịu mọi trách nhiệm với chủ công trình. Đảm bảo các yêu cầu của chủ công trình. Xây dựng kế hoạch tổng thể và quyết định lịch trình của dự án. Phân tách công việc theo nhóm và quyết định lịch lựa chọn các trưởng nhóm, giao công việc cụ thể cho từng nhóm. Thu thập thông tin do các nhóm chuyển đến, xem xét ý kiến của tư vấn. Tiếp nhận các mẫu quy hoạch khác nhau để nghiên cứu. Kiểm tra tiến độ công việc từng nhóm. Đưa ra quyết định cuối cùng về tổng quan dự án. Quyết định WBS, sơ đồ mạng và biểu đồ Gantt. Tổ chức thẩm định và duyệt dự án. Bàn giao dự án cho chủ công trình. Kết thúc hợp đồng kinh tế giữa 2 bên. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS TÊN CÔNG VIỆC GHI CHÚ 1 1 Lập dự toán chi tiết Ban tư vấn và ban thiết kể tổng thể 2 2 Tiếp nhận gói dự án 3 2.1 Tiến hành thiết kế 4 2.2 Nhận giải ngân Tư vấn, ban kiểm tra giám sát, kế hoạch, tài chính 5 2.3 Giam sát thiết kế các Hạng mục Tư vấn, Ban kiểm tra giám sát 6 2.4 Bàn giao thiết kế cho các nhà thầu Ban tư vấn, chủ đầu tư, ban điều hành quản lí, cơ quan chức năng 7 3 Quyết toán dự án Ban kế hoạch và ban tài chính 8 4 Giám sát nhà thầu 2.Ban thiết kế và quy hoạch tổng thể: -Số lượng: 5 người -Nhiệm vụ: Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện quy hoạch tổng thể khi có thông tin đầy đủ về dự án: Tiếp nhận ý tưởng ban đầu của chủ công trình và tư vấn để đưa ra ý tưởng cuối cùng. Theo yêu cầu của chủ đầu tư, quyết định của ban điều hành, ý kiến cố vấn và các thông tin của các nhóm khác để đưa ra bản quy hoạch sơ bộ. Tổ chức khảo sát thực địa và tiếp thu những thông tin cần thiết. - Thực hiện các yêu cầu và chỉnh sửa trong thực hiện quy hoạch. - Thiết kế bản quy hoạch tổng thể cuối cùng và trình cho ban điều hành và chủ công trình. -Yêu cầu: Có chuyên môn về thiết kế, quy hoạch. Sử dụng thành thạo các phần mềm đồ hoạ. Sáng tạo, có khả năng đưa ra những tư vấn cần thiết cho ban điều hành. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS Tên công việc Chú thích 1 1.0 Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban điều hành Văn bản hoá thông tin 2 2.0 Họp bàn & thiết kế bản quy hoạch Bám sát ý tưởng và yêu cầu từ phía chủ đầu tư 3 2.1 Xác định địa hình, vị trí thực hiện các công việc 4 2.2 Lên kế hoạch thiết kế tổng thể 5 3.0 Phối hợp với các ban liên quan để điều chỉnh cho phù hợp 6 4.0 Hoàn thiện chi tiết thiết kế Có sự đóng góp của các ban liên quan 7 5.0 Trình bản thiết kế lên Ban điều hành dự án và chủ đầu tư Bao gồm toàn bộ bản vẽ tổng thể các hạng mục 3.Ban thanh tra, giám sát: Số lượng: 3 người -Nhiệm vụ: Theo dõi tiến độ thiết kế các hạng mục Giám sát quá trình thực hiện dự án, kịp thời phát hiện các sai sót. Kiểm tra chất lượng từng bộ phận. Tổng hợp và báo cáo thường xuyên lên bộ phận điều hành. -Yêu cầu: Có khả năng làm việc độc lập với các bộ phận Làm việc có trách nhiệm, trung thực. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS Tên công việc Chú thích 1 1.0 Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành Văn bản hoá thông tin 2 2.0 Lên kế hoạch thanh tra, giám sát Nắm rõ ý tưởng và mục đích của dự án 3 2.1 Họp bàn, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Căn cứ vào trình độ chuyên môn 4 2.2 Thu thập thông tin Đa phương, khách quan, phối hợp chặt chẽ với các ban 5 2.3 Vạch kế hoạch giám sát cụ thể Trình lên GĐ dự án trước khi tiến hành giám sát 6 3.0 Tiến hành giám sát Liên tục báo cáo cho GĐ dự án, quản lý và giám sát đặc biệt với bộ phận thi công của nhà thầu 7 4.0 Báo cáo lên ban điều hành 4.Ban tài chính: -Số lượng: 3 người -Nhiệm vụ: Quản lí điều hành chung về mặt tài chính, khai thác lập kế hoạch về vốn. Nghiên cứu thị trường giá cả để tính toán các chi phí cho phù hợp với số vốn dự tính. Giải ngân phù hợp với trình tự thực hiện dự án, đảm bảo theo đúng tiến độ và chất lượng công trình. Báo cáo các thay đổi về tài chính xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo đề xuất liên quan đến tài chính với ban điều hành dự án. Thanh toán và lập báo cáo tài chính cho ban điều hành và chủ công trình. Luồng tiền vào Nhận tiền chủ công trình Luồng tiền ra Thanh toán các chi phí cho ban quản lí dự án Giải ngân cho nhà thầu thi công Thanh toán tiền lương cho ban quan lí Giải ngân cho tư vấn -Yêu cầu: Trung thực, có kinh nghiệm trong quản lý tài chính. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS Tên công việc Chú thích 1 1.0 Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành Văn bản hoá thông tin 2 1.1 Phân tích thông tin Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, báo cáo bằng văn bản. 3 1.2 Tổng hợp thông tin 4 1.3 Báo cáo lên Ban điều hành 5 2.0 Lập kế hoạch chi phí Được sự thống nhất của các ban bằng văn bản 6 2.1 Phân bổ chi phí cho từng giai đoạn dự án Theo văn bản đã thống nhất 7 3.0 Lập báo cáo định kì Vào cuối mỗi tháng 8 3.1 Lập báo cáo quyết toán Vào cuối mỗi quý 9 3.2 Thanh toán số tiền còn lại khi dự án kết thúc Báo cáo cho chủ đầu tư gồm toàn bộ hoá đơn, chứng từ liên quan 5.Ban tư vấn -Số lượng: 5 người -Nhiệm vụ: Tư vấn cho ban điều hành quản lý dự án về các vấn đề sau: Tư vấn kĩ thuật công nghệ. Tư vấn về kinh tế: tiếp nhận nhu cầu và nguyện vọng của chủ công trình thông qua ban điều hành, dự trù quy mô và dự trù các khoản phải thu khác của công trình dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Tư vấn pháp luật: giải quyết và tư vấn các vấn đề tranh chấp bất đồng về mặt pháp luật giữa các bên vơi nhau hoặc với cơ quan bên ngoài. Phối hợp với ban điều hành và ban thi công thiết kế để xem xét, đánh giá bản quy hoạch. Yêu cầu: Am hiểu tường tận về các lĩnh vực mình phụ trách. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS Tên công việc Chú thích 1 1.0 Tiếp nhận yêu cầu từ ban điều hành Văn bản hoá thông tin 2 1.1 Phân tích yêu cầu 3 1.2 Tìm hiểu nhu cầu thực tế 4 1.3 Tổng hợp, báo cáo lại lên ban điều hành Đảm bảo đầy đủ, chính xác 5 2.0 Phối hợp với các ban liên quan để xem xét và đưa ra phương án Sau khi nội bộ ban đã có những ý kiến đề xuất 6.Ban thông tin: -Số lượng: 3 người -Nhiệm vụ: Quản trị nguồn thông tin đến và đi, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và bí mật cho những thông tin nội bộ. Đảm bảo nguồn thông tin chính xác, độ tin cậy cao, cập nhật thường xuyên thông tin mới. Theo dõi và truyền tải thông tin đa phương giữa các bên có liên quan: chủ công trình, ban quản trị, các nhóm thực hiện và các thông tin bên ngoài. Đảm bảo thông suốt về thông tin giữa các bộ phận. Ghi chép các biên bản họp của ban điều hành. Phân tích thông tin và dự tính rủi ro dựa vào số liệu thu thập được. Lập báo cáo thường xuyên lên ban điều hành. -Yêu cầu: Có khả năng cập nhật và xử lý thông tin. Ngoại giao và truyền tải thông tin tốt. Sử dụng thành thạo phần mềm quản trị dự án & quản trị thông tin. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS Tên công việc Chú thích 1 1.0 Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành Văn bản hoá thông tin 2 2.0 Xử lý, phân tích thông tin đến Thảm khảo ý kiến các ban liên quan 3 3.0 Họp bàn nội bộ 4 3.1 Truyền thông tin đến các ban chức năng Thông quan văn bản, mạng nội bộ, fax, thư điện tử 5 3.2 Thu thập thông tin phản hồi 6 3.3 Phân tích và trao đổi thông tin Bám sát ý tưởng và mục tiêu ban đầu 7 4.0 Lên kế hoạch thu thập thông tin bên ngoài 8 4.1 Kiểm tra, chọn lọc thông tin 9 4.2 Báo cáo kết quả lên GĐ dự án Kèm theo cả bảng phân tích, phỏng vấn. Báo cáo bằng văn bản 10 5.0 Họp các ban chức năng và truyền đạt lại thông tin Sau khi đã tổng hợp toàn bộ thông tin cần thiết. 7.Bộ phận thư ký, trợ giúp: -Nhiệm vụ: -Ban thư ký: Ghi chép các vấn đề phát sinh trong dự án. In sao, photo và chuyển tài liệu cho các bộ phận. Bộ phận trợ giúp: Phụ trách giám sát thiết kế A-Tuyển dụng nhân lực: -Bộ phận cơ hữu: Dựa vào quy mô thực tế của dự án mà Trưởng ban quản lý nhân lực cùng với những người đứng đầu bộ phận đưa ra chỉ tiêu nhân sự cần thiết.Tiến hành sắp xếp, bổ sung và tinh giảm nhân sự một cách phù hợp nhất. Số lượng nhân sự của dự án đã nêu ở trên. -Bộ phận thuê ngoài: 1. Bộ phận thi công: Qua các dự án trước,chúng tôi quyết định thuê một trong các đơn vị thi công đã từng hợp tác trong các dự án trước đây. Sau khi xác định quy mô của công trình giao chỉ tiêu cho đơn vị thi công tự cung cấp đủ lực lượng phù hợp với tiêu chuẩn. Trong trường hợp dự án cần thêm nhân lực hoặc có công nhân không tiếp tục tham gia được đơn vị đó sẽ có nhiệm vụ cung cấp thêm. 2. Việc thuê kiến trúc sư thiết kế công trình và cố vấn quản lý nhân lực sẽ được thực hiện trên 2 kênh: - Qua sự giới thiệu của các đơn vị bạn và 1 số nhà chuyên môn trong lĩnh vực trên. - Đăng tuyển rộng rãi trên các phương tiện thông tin. -QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NHÂN LỰC TRẢI QUA 6 BƯỚC: Bước 1: Phỏng vấn sơ bộ lần một để loại những người không đạt yêu cầu công việc. Bước 2: Phát đơn xin việc cho những người dường như đã đạt yêu cầu. Bước 3: Thực hiện những bài trắc nghiệm về việc làm để xác định năng lực và mức độ thích hợp của họ đối với công việc. Bước 4: Kiểm tra vốn kiến thức của người xin việc Bước 5: Phỏng vấn lần 2 đối với những người đạt yêu cầu Bước 6: Trưởng ban quản lý nhân lực và những người đứng đầu từng ban sẽ đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng. B-Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nhân lực: Đào tạo trước và song song với việc thực hiện dự án thì đào tạo nhân sự là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác. Để việc đào tạo có hiệu quả nhất, chúng tôi thực hiện các công việc sau: 1- Xây dựng và lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bằng những hoạt động đào tạo co tổ chức những ban khác nhau. Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động ở mọi trình độ. 2- Chuẩn bị chuyên gia để điều khiển, quản lý và đánh giá chương trình đào tạo. 3- Xây dựng kế hoạch đào tạo từng giai đoạn nhất định của dự án. Cập nhật những thay đổi của dự án để điều chỉnh cách đào tạo. 4- Chi phí đầu tư cho việc đào tạo nhân lực gồm: ۰ Những khoản phải trả cho người lao động trong khi học việc, chi phí đồ dùng học tập, giá trị công việc bị giảm xuống do giảm thời gian làm việc. ۰ Chi phí về đào tạo: Tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên có kinh nghiệm đào tạo; những dụng cụ giảng dạy như: máy chiếu, tài liệu, sách, bài kiểm tra. Ngoài ra còn trả thù lao cho cố vấn và bộ phận bên ngoài khác. a:Thuyên chuyển và đề bạt: Xét tình hình hoạt động thực tế và khả năng của từng người, trưởng ban quản lý sẽ đưa ra những thay đổi về vị trí nhân sự. 1. Thuyên chuyển: gồm những dạng sau: - Thuyên chuyển để thay thế. - Thuyên chuyển linh hoạt để đào tạo lao động làm được nhiều loại công việc. - Chuyển ca: Khi sự phân công theo ca không quay vòng luân phiên. - Thuyên chuyển để điều chỉnh lại sai sót trong lựa chọn hay bố trí lao động. 2. Đề bạt nhằm: Củng cố sự trung thành của người lao động đối với công việc. - Để thưởng công cho những người có năng lực và sự tận tâm. - Đề cao phẩm chất và khuyến khích họ phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình. B: Các chính sách khen thưởng và kỷ luật: 1. Khen thưởng: Có nhiều hình thức như: - Tăng tiền lương, thưởng phù hợp và kịp thời. - Biểu dương trước đoàn thể. - Đề bạt lên chức. - Có nhiều chính sách phúc lợi khác. 2. Kỷ luật: - Kỷ luật ngăn ngừa: đưa ra sự nhắc nhở nhẹ nhàng mang tính xây dựng. - Kỷ luật tích cực là hình thức kỷ luật tế nhị kín đáo để người sai phạm sửa sai. - Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng bởi nó đưa ra những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. VI .QUẢN TRỊ THÔNG TIN - Do yêu cầu của quản trị nên nguồn thông tin được truyền tải (nguồn thông tin đi) và nguồn thông tin thu thâp được (nguồn thông tin đến) phải đạt được sự chính xác, mức độ tin cậy cao, đồng thời: - Phải cập nhật những nguồn thông tin đã qua chắt lọc. - Từ những nguồn thông tin thu thập được phải cung cấp về các bộ phận, phòng ban khác nhau kịp thời để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. - Phát triển kênh thông tin đa phương bên ngoài và bên trong dự án. - Luôn luôn cẩn trọng đối với những nguồn thông tin nội bộ cần bảo mật. - Theo dõi, giám sát các nguồn thông tin dược truyền tải không bị bóp méo, sai với sự thật. 1.Kế hoạch quản trị: STT Công việc Phương thức tiếp cận, truyền tin 1 Tiếp nhận chỉ thị, điều chỉnh từ ban điều hành Thông qua các cuộc họp thường niên của ban quản trị và các cuộc họp của ban dự án. 2 Tiếp nhận yêu cầu từ phia chủ đầu tư Qua gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua văn bản 3 Ghi nhận phản hồi từ các bộ phận trong ban quản lý,các phát sinh trong quá trình thực hiện Tiếp xúc thường xuyên với các bộ phận. 4 Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về ngành xây dựng Qua sách báo hoặc qua internet 5 Thu thập bảng kê giá vật liệu, trang thiết bị, máy móc liên quan đến thiết kế và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ xây dựng. Tiến hành khảo sát định kỳ, tham khảo và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn. 6 Tổng hợp, phân tích, truyền tin và lưu trữ Thông qua bộ phận lưu trữ thông tin của công ty 2.Các nguồn thông tin. a. Nguồn thông tin đi: Là nguồn thông tin xuất phát điểm từ ban điều hành dự án tới chủ đầu tư, các nhà thầu và các cơ quan, tổ chức có liên quan: - Các nội dung, quy chế hoạt động của ban điều hành phải được truyền tải một cách chính xác nhất đến các thành viên của công ty và các bên có liên quan. - Thông báo về tiến độ thực hiện dự án, sự cân đối giữa hoàn thành và chưa hoàn thành cho các bên liên quan. - Giải đáp mọi thắc mắc của nhà đầu tư về chất lượng và khối lượng của công trình. - Truyền tải các văn bản ra quyết định của ban điều hành để giải quyết một số vấn đề phát sinh không thể khắc phục được như do thời tiết hay khủng hoảng kinh tế…làm chậm tiến độ của công trình. BAN ĐIỀU HÀNH Chủ đầu tư Nhà thầu Các cơ quan, tổ chức khác Ban thông tin Trưởng ban giám sát Trưởng ban tài chính Bộ phận văn thư b. Nguồn thông tin đến: Là nguồn thông tin xuất phát điểm từ ban điều hành dự án tới chủ đầu tư, các nhà thầu và các tổ chức có liên quan: - Các nội dung, quy chế hoạt động phải được truyền tải một cách chính xác nhất đến các thành viên của công ty. - Thông báo về tiến độ thực hiện dự án, sự cân đối giữa hoàn thành và chưa hoàn thành cho các bên liên quan. - Giải đáp mọi thắc mắc của nhà đầu tư về chất lượng và khối lượng của công trình. - Một số phát sinh không thể khắc phục đươc như do thời tiết hay khủng hoảng kinh tế…làm chậm tiến độ của công trình BAN ĐIỀU HÀNH Ban thông tin Trưởng ban giám sát Trưởng ban tài chính Bộ phận văn thư Chủ đầu tư Nhà thầu Các cơ quan, tổ chức khác c.Thông tin nội bộ Là nguồn thông tin chỉ được truyền đi giữa các ban của dự án, từ ban điều hành đến các ban trong dự án và từ mỗi ban đến các thành viên cụ thể hoặc ngược lại. Nguồn thông tin nội bộ kịp thời, chính xác là một phần quan trọng đảm bảo cho quá trình thi công có thể diễn ra theo đúng kế hoạch, dự toán ban đầu. - Phải phân tách công việc cho mỗi bộ phận: bộ phận quy hoạch; Bộ phận thiết kế…. - Bộ phận có nhiệm vụ báo cáo về sự hoàn thành mức độ công việc của bộ phận mình: Hoàn thành được đến đâu và bao giờ hoàn thành xong toàn bộ khối lượng công việc được giao. - Kịp thời thông báo những sự cố bất ngờ hoặc sai sót trong quá trình thiết kế, quy hoạch để ban điều hành dự án nhanh chóng đưa ra những cách giải quyết khắc phục sai sót hoặc sự cố đó. 3. Phân cấp thông tin: Tuỳ theo tính chất các luồng thông tin ra vào ban Quản lý dự án, có thể chia chúng thành : Thông tin chung : Được công khai cho mọi đối tượng có liên quan.Ví dụ như: -Thông tin về thời gian dự án -Tiến độ thực hiện dự án Thông tin chuyên môn : Được truyền tới các ban phụ trách trực tiếp vấn đề có liên quan. - Bản vẽ thiết kế tổng thể và chi tiết toàn bộ công trình được chuyển tới ban “Thiết kế và quy hoạch tổng thể” - Tổng chi phí hoàn tất dự án được chuyển tới ban “Tài chính” Thông tin mật : Với nguồn thông tin nhạy cảm này chỉ có các cấp lãnh đạo được phép tiếp cận. - Thông tin về báo cáo tài chính thực tế và bảng cân đối kế toán thực tế. - Sự thay đổi trong quy trình thực hiện dự án 4.Phương thứ tiếp cận, truyền tin: Thông tin giữa các bộ phận của ban Quản lý dự án với Ban điều hành cũng như với Chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan liên quan khác chủ yếu được truyền đi nhờ văn bản, các báo cáo định kỳ. Bên cạnh đó các phương thức tiếp cận dưới đây cũng hết sức cần thiết, nó đảm bảo quá trình truyền tin nhanh chúng cập nhật hơn: Truyền tin qua E-Mail, điện thoại trực tiếp, Fax: Các trang thiết bị được lắp đặt tại mỗi bộ phận để đảm bảo thông tin được truyền đi một cách kịp thời và chính xác nhất. Truyền tin qua phương tiện thông tin đại chúng: Qua sách báo, đài hoặc tivi giới thiệu về công trình mà đơn vị mình đang thực hiện. Thông qua mạng máy tính nội bộ: Được nối kết một hệ thống nhất và hiện đại. Các cuộc họp báo cáo thường xuyên hay định kỳ: Thông qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp để tạo hiệu quả trong quản lí. VII. Quản trị đấu thầu 1.Lập kế hoạch mua sắm Bản kế hoạch mua sắm chi tiết được lập dựa trên: Dự toán ngân sách đã được phê duyệt của dự án. Báo cáo phân tích từ ban quản trị thông tin về tình hình giá cả và xu hướng biến động giá sẽ ảnh hưởng đến phần thiết kế khu ẩm thực sky-food Dựa vào bản kế hoạch mua sắm và các điều kiện, tiêu chuẩn của công trình, chúng tôi tiến hành mở 3 gói thầu chính, cụ thể như sau: Gói thầu 1:thiết kế móng Gói thầu 2:thiết kế tầng 1 Gói thầu 3:thiết kế tầng 2 -Được ký kết theo khung hợp đồng như sau: - Căn cứ lập bản Hợp đồng: Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ Luật dân sự số 06/2005/L-CTN ngày 27/06/2005 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006. Căn cứ vào năng lực và nhu cầu mua bán của hai bên A-B. - Các bên tham gia ký Hợp đồng: -Bên mời thầu : công ty cổ phần ăn uống dịch vụ HỒ TÂY Địa chỉ:.số 235 THỤY KHÊ-HÀ NỘI Điện thoại trụ sở chính: 0432564756 ,Fax: 043.545456 Tài khoản số: 1020 1000 004699 tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Mã số thuế: 0100108435. -Bên nhận thầu: Tên nhà thầu trúng thầu Địa chỉ: Điện thoại liên lạc: Số tài khoản ngân hàng: Mã số thuế: 2.Lập kế hoạch mời thầu. .Nguồn cung ứng: -Nguồn cung ứng dịch vụ là từ các công ty, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế . Điều kiện thị trường và cơ hội : Theo đánh giá của chuyên gia nhóm chúng tôi, các nhà cung cấp các dịch vụ này là nhiều, có quy mô lớn. Vì vậy cơ hội để thành công cho kế hoạch này là hoàn toàn khả thi.  Phương thức đấu thầu: -Phương thức đấu thầu mà chúng tôi chọn dựa trên phương thức chấm điểm đối với gói thầu tư vấn thiết kế và sử dụng tiêu chí “Đạt” “Không đạt” đối với gói thầu xây lắp Trình tự thực hiện như sau: - Trước hết chúng tôi sẽ tiến hành mời sơ tuyển các nhà thầu và lựa chọn những nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Cuộc đấu thầu sẽ được tiến hành khi có ít nhất 5 nhà thầu đã qua vòng sơ tuyển tham gia. -Nhà thầu được chọn là nhà thầu đáp ứng đầy được yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu của chúng tôi và là nhà thầu đưa ra giá cạnh tranh nhất. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp -Thiết kế nội dung hồ sơ mời thầu: Nội dung đấu thầu: Tên loại hình hàng hoá dich vụ tham gia đấu thầu. Nguồn vốn: đã có của chủ đầu tư . Tư cách hợp lệ của nhà thầu: Tất cả các cá nhân tổ chức kinh doanh các hàng hóa nêu trên hoạt động bình thường đều dược tham dự thầu. Hàng hoá và tính hợp lệ của hàng hoá: Phải có các thông số kỹ thuật đảm bảo chất lượng và thời gian bảo hành. Đơn dự thầu theo mẫu quy định sẵn. Tổng giá dự thầu : ( Bao gồm cả “Biểu giá cụ thể” .) Đồng tiền dự thầu là Việt Nam đồng (VNĐ). Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ và tính phù hợp(đúng) của hàng hoá. Bảo đảm dự thầu: hình thức tiền gửi ngân hàng giá trị 10% giá trị hợp đồng . Số tiền này chỉ được trả lại khi nhà thầu đã dự thầu và không trúng thầu. Thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu từ khi nộp cho đến khi kết thúc buổi mời thầu và chọn được nhà trúng thầu. Quy cách hồ sơ dự thầu và chữ ký trong hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải được đánh máy cỡ chữ theo tiêu chuẩn theo mẫu (nếu có).Chữ ký đúng, đầy đủ. Hồ sơ dự thầu phải nộp đúng hạn trước ngày giờ đóng thầu 30 phút. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu là Tiếng Việt. Hồ sơ mời thầu này không kèm theo bất kỳ bản sửa đổi nào và chỉ gồm 3 trang. Các yêu cầu đối với nhà thầu : -Về tư cách hợp lệ của nhà thầu: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng kí kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước, có đăng kí hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thâầ nước ngoài, hoạch toán kinh tế độc lâp, không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả, đang trong quá trình giả thể. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định. Theo đó, nội dung cơ bản của gói thầu phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Yêu cầu về mặt kỹ thuật: - Đối với gói thầu mua sắm hang hoá, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hang hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kĩ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu khác. -Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kĩ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kĩ thuật và các yêu cầu cần thiết kế khác. -Các gói thầu phải bảo đảm không được thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật. Yêu cầu về mặt tài chính: Giá chào và biểu giá chi tiết phải phù hợp, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, chất lượng mà hồ sơ mời thầu đặt ra. Điều kiện chuyển giao, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Phải có báo cáo tài chính trong 5 năm liền kề gần nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận. Tổng lợi nhuận của 3 năm liền kề gần nhất phải có chỉ số dương. Doanh thu bình quân của 3 năm liền kề gần nhất phải đạt tương đương 1000 tỷ VNĐ/năm. Có bản cam kết tín dụng của các nhà tài trợ vốn trong hoặc ngoài nước, cung cấp đủ vốn theo tiến độ đầu tư cho dự án. Yêu cầu về mặt kinh nghiệm thực hiện và khai thác dự án. Nhà thầu tham gia đấu thầu phải có chứng minh được năng lực của mình, đã từng thi công, lắp đặt, xây dựng các dự án có quy mô lớn hơn hoặc tương tự. Có phương án tài chính tốt, có kinh nghiệm trong việc quản lí, kinh doanh hiệu quả Thiết kế tiêu chuẩn đánh giá và xác định trúng thầu đối với gói thầu xây lắp: STT TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐẠT KHÔNG ĐẠT Kinh nghiệm: + Đã thực hiện ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. Năng lực kỹ thuật: + Số lượng, trình độ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bảo đảm thi công công trình: (i) Chỉ huy trưởng công trình cùng loại hạng 2 trở lên, có hợp đồng lao động dài hạn và không đảm nhận công việc nào khác trong thời thi công công trình; (ii) Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp phù hợp với công việc đảm nhận; (iii) Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; + Số lượng thiết bị thi công có sẵn và huy động đủ để bảo đảm thực hiện gói thầu. Năng lực tài chính: Có đủ khả năng cung cấp tài chính để thi công hoàn thành công trình theo tiến độ của dự án, cụ thể bình quân trong 03 năm gần với thời điểm mở thầu là: + Doanh thu bình quân tối thiểu là 1000 tỷ đồng/năm; + Vốn lưu động tối thiểu là 10 tỷ đồng/năm; + Lợi nhuận: tổng lợi nhuận trong 03 năm gần với thời điểm mở thầu >50 tỷ và không bị mất cân đối về tài chính. (Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ 03 năm thì số liệu tài chính được tính từ năm thành lập có hoạt động đủ 12 tháng, các số liệu tài chính phải được kiểm toán hoặc được cơ quan tài chính có thẩm quyền xác nhận). Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, an toàn lao động Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công và nhân lực thi công Mức độ đáp ứng của vật tư, thiết bị sử dụng cho công trình Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành Các biện pháp bảo đảm chất lượng Tiến độ thi công công trình Đánh giá tổng hợp: “Đạt” khi tất cả các tiêu chuẩn trên đều đạt, “Không đạt” khi có một trong những tiêu chuẩn trên không đạt. Tiêu chuẩn đánh giá và xác định chúng thầu của gói thầu tư vấn thiết kế: Với tỷ trọng điểm 80% về mặt kỹ thuật, 20% về mặt tài chính so với điểm tổng hợp A.Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: Sử dụng thang điểm 100 để đánh giá, bao gồm các nội dung sau: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM Kinh nghiệm và năng lực nhà thầu 20 Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu 50 Giải pháp và phương pháp luận với yêu cầu của gói thầu 30 B.Tiêu chuẩn đánh giá về măt tài chính: Sử dụng thang điểm 100 Điểm tài chính với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau: Điểm tài chính = (của hồ sơ dự thầu đang xét) P thấp nhất x 100 P đang xét Trong đó: Pthấp nhất: -Là giá dự thầu thấp nhất sau sửa đổi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật Pđang xét: -Là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sư dự thầu đang xét C.Điểm tổng hợp: Được xác định theo công thức sau: Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật * 80% + Đtài chính * 20% 3.Mời thầu và lựa chọn nhà thầu. Sau khi lập kế hoạch mua sắm và kế hoạch mời thầu chúng tôi đưa ra thông tin đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài báo … Hồ sơ mời thầu của chúng tôi có nội dung như sau: 1. Nội dung đấu thầu: đấu thầu các gói thầu như trong bản thiết kế. 2. Nguồn vốn: đã có của chủ đầu tư. 3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu: Tất cả các cá nhân tổ chức kinh doanh các hàng hóa nêu trên phải đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và có đủ tư cách pháp nhân đều được tham dự thầu. 4. Tính hợp lệ của hàng hoá: Phải có các thông số kỹ thuật đảm bảo chất lượng và thời gian bảo hành. 5. Chi phí dự thầu là: 3.000.000 (Một triệu đồng) 6. Đơn dự thầu theo mẫu quy định sẵn. 7. Tổng giá dự thầu : theo khung giá do bộ xây dựng quy định 8. Đồng tiền dự thầu là Việt Nam đồng (VNĐ) 9. Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ và tính phù hợp(đúng) của bên dự thầu. 10. Bảo đảm dự thầu: hình thức tiền gửi ngân hàng giá trị 10% giá trị hợp đồng Số tiền này chỉ được trả lại khi nhà thầu đã dự thầu và không trúng thầu 11. Thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu từ khi nộp cho đến khi kết thúc buổi mời thầu và chọn được nhà trúng thầu. 12. Quy cách hồ sơ dự thầu và chữ ký trong hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải được đánh máy cỡ chữ theo tiêu chuẩn theo mẫu (nếu có).Chữ ký đúng ,có con dấu đầy đủ. 13. Hồ sơ dự thầu phải nộp đúng hạn trước ngày giờ đóng thầu 30 phút 14. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu là Tiếng Việt Hồ sơ mời thầu này không kèm theo bất kỳ bản sửa đổi nào và chỉ gồm 3 trang 15. Nội dung hồ sơ dự thầu: Đưa ra các đáp án, kết quả mà nội dung hồ sơ mời thầu yêu cầu cung cấp. 16. Hồ sơ dự thầu không đựoc rút lại và không được trả lại sau khi đã kết thúc buổi mở thầu và có kết thầu đã nộp quả đấu thầu. 17. Phạm vi cung cấp hàng hoá: Cung cấp đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn các hàng hoá đã nêu ở trên (kèm thư đến, chủng loại hàng trong bảng giá chi tiết) 18. Tiến độ cung cấp Dựa theo bảng biểu phân bổ thời gian của từng hạng mục công trình như trong phần quản trị thời gian mà bên trúng thầu bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo đúng tiến độ xây dựng. 4.Quản lý hợp đồng Dựa vào hợp đồng hai bên đã kí kết, kết quả thực hiện của các hạng mục công trình, các đề xuất thay đổi khi gặp những vướng mắc như: giá cả hàng hóa tăng đột biến ,thay đổi thiết kế,…và các hóa đơn của nhà thầu để từ đó: - Thành lập một ban giám sát thực thi hợp đồng xem nhà cung cấp và nhà thầu xây dựng có móc ngoặc liên kết với nhau để cung cấp sai hàng hoá vật liệu hay không và giám sát xem nhà thầu xây dựng có làm sai thiết kế không. - Kết thúc từng hạng mục công trình phải có biên bản nghiệm thu,các hóa đơn chứng từ có xác nhận và đảm bảo tính trung thực. - Có giấy thanh toán khi thanh toán tiền hành phù hợp với nôi dung hợp đồng đã ký. - Hệ thống thanh toán phải đảm bảo tính hiệu quả cao, hoạt động tốt,luôn luôn kiểm tra để đưa ra hình thức thanh toán phù hợp nhất. - Việc giám sát, nghiệm thu, diễn ra trung thực khách quan minh bạch. Sau khi đưa ra được cách thức quản lý hợp đồng chúng tôi xem xét tính phù hợp và điều chỉnh những thay đổi (nếu có) của hợp đồng giữa hai bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng với nhà cung cấp chúng tôi và phía nhà cung cấp sẽ đưa ra các đề xuất thanh toán phù hợp nhất. 5.Kết thúc hợp đồng. Hợp đồng kết thúc là khi chúng tôi và bên nhà thầu đạt được kết quả tốt nhất cho công trình. Bên nhà thầu đảm bảo được chất lượng công trình theo đúng thiết kế và các điều khoản trong hợp đồng, đảm bảo đúng và đầy đủ các tài liệu có liên quan. Chúng tôi sẽ dựa trên các báo cáo về kết quả kiểm tra, giám sát để hoàn tất quá trình thanh lý hợp đồng. Quá trình thanh lý hợp đồng bao gồm: Biên bản thanh lý hợp dồng do 2 bên lập và ký. Các tài liệu đảm bảo không có việc kiện cáo sau khi đã thanh lý hợp đồng. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ khi bên mời thầu và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng. Dựa vào kết quả cuối cùng giữa hai bên chúng tôi sẽ chính thức chấp nhận và thanh lý hợp đồng cho bên nhà thầu. VIII. QUẢN TRỊ RỦI RO Quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu cộng nên. Mỗi khâu cũng có một nội dung riêng, thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các khâu sau. Các khâu công việc tạo nên một chu trình liên tiếp. Do đó quản lý rủi ro là một hệ thống các bước công việc, từ hoạt động xác định, nhận diện rủi ro đến phân tích đánh giá mức độ rủi ro, đề ra những giải pháp, chương trình để phòng chống rủi ro và quản lý hoạt động quản lý rủi ro. Chu trình các khâu công việc quản lý rủi ro Chương trình quản lý rủi ro Hoạt động quản lý rủi ro Nhận diện, phân loại rủi ro Đánh giá mức độ rủi ro Phát triển CT phòng chống rủi ro Các công việc phải làm: 1 Lập kế hoạch rủi ro: 1.1.Phân loại rủi ro và mức độ ảnh hưởng: a/ Phân loại rủi ro: Rủi ro về yếu tố nhân lực: Rủi ro trong quá trình quản lý nhân lực: -Thiếu lao động -Trình độ lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc, -Trách nhiệm của người lao động không cao (rủi ro đạo đức),... Giải pháp khắc phục:  -Tuyển chọn kỹ càng và chuẩn bị sẵn các nguồn lực thay thế (chú trọng khâu tuyển chọn đầu vào: thông qua kiểm tra trình độ năng lực). -Thực hiện tất cả các chế độ về y tế, lương, thưởng, bảo hiểm theo bộ luật lao động đã ban hành. -Tăng cường kiểm tra, giám sát về thông tin, thời gian, chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện dự án để tránh mọi hành vi gian lận, tham ô. -Tạo môi trường làm việc thân thiện, thuận tiện để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Rủi ro giữa các bộ phận: Yếu tố rủi ro: -Thông tin đến và đi không đầy đủ hoặc sai lệch. -Chậm tiến độ do việc phối hợp giữa các bộ phận không ăn khớp. -Một số chi tiết của bản thiết kế chưa phủ hợp với địa hình thực tế. Giải pháp khắc phục: -Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các thông tin theo phương pháp đa phương. -Kiểm tra sự ăn khớp giữa thông tin đến và đi. -Giao nhiệm vụ rõ ràng cho người quản trị thông tin. -Điều chỉnh ngay khi phát hiện sai sót. -Lên lịch trình cho công việc cụ thể, khoa học, hợp lý bằng văn bản tạo cho việc thực hiện các công việc không bị chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau. -Khảo sát thực địa rõ ràng, chi tiết trước khi tiến hành vẽ kỹ thuật (sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn tốt.) -Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các công đoạn của dự án. Rủi ro về tài chính: Yếu tố rủi ro: . -Lãi suất ngân hàng thay đổi. -Lạm phát xảy ra. -Chi phí dự phòng không đủ. -Tăng thuế suất. -Xảy ra tranh chấp trong quá trình thi công ( ví dụ như:tranh chấp về đất đai…) Giải pháp giảm thiểu: -Theo dõi thường xuyên tình hình nền kinh tế thị trường và đưa ra dự báo trước đối với  những sự kiện này tăng hay giảm trong thời gian thực thi dự án. -Lập kế hoạch dự phòng . -Tìm hiểu các nhà cung cấp khác nhau để có thể ký hợp đồng ngay với các nhà cung cấp khác để tránh bị gián đoạn thi công. -Đồng thời có thể liên kết với nhiều nhà cung cấp khác nhau. -Giảm thiểu rủi ro bằng cách xây dựng nhà kho và thu mua để dự trữ. Rủi ro về phía chủ đầu tư: Yếu tố rủi ro: -Chủ đấu tư chậm rót vốn, làm chậm tiến độ thi công. -Thời gian hoàn thành của dự án phải rút ngắn do yêu cầu của chủ đầu tư. -Nhà đầu tư bị phá sản dẫn đến dự án bị đình laị giữa chừng. Giải pháp: -Thảo hợp đồng chi tiết rõ ràng, quy định rõ ràng trách nhiệm ràng buộc giữa các bên. -Lập quỹ dự phòng. -Phải nắm bắt được tình hình tài chính của chủ đầu tư và quá trình giải ngân. -Đưa ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo luật định. Rủi ro do yếu tố khách quan bên ngoài: Yếu tố rủi ro: -Xảy ra cháy nổ hoả hoạn do nhiều nguyên nhân. -Thời gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố thời tiết. Giải pháp: -Đàm phán trong hợp đồng kết quả của quá trình khảo sát. -Xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. -Nghiên cứu thực địa kỹ lưỡng trước khi thi công. -Trang bị đầy đủ các thiết bị dự phòng, phòng chống cháy nổ ngay tại chỗ như bình cứu hoả, hệ thống báo động… -Bộ phận an ninh và kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và các thiết bị an toàn. b/ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro: Thay đổi quan trọng: lịch biểu, đặc tính sản phẩm, ngân sách, và những gì được xem là quan trọng cho dự án. Làm thay đổi cơ bản kết quả của dự án. Thay đổi nhỏ: không làm thay đổi kết quả chung cuộc của dự án nhưng có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Thay đổi mang tính sửa chữa/sửa lỗi: Đã coi nhẹ hoặc bỏ qua 1 điểm nào đó, bây giờ phải bổ sung hoặc khắc phục. c/ Xem xét tác động của rủi ro: Ảnh hưởng tới công việc, thời gian. Ảnh hưởng tới kinh phí. Ảnh hưởng tới con người: phải làm thêm việc. Ảnh hưởng tới chất lượng bản thiết kế của dự án. 1.2 Phần mềm sử dụng: Sử dụng phần mềm PROMSYS để xác định xác suất cũng như ảnh hưởng của các rủi ro đồng thời đưa ra các đánh giá về rủi ro của dự án cũng như rủi ro của các công việc thực hiện của dự án. 1.Nhận diện rủi ro và đề ra hướng giải quyết Các yếu tố rủi ro Hướng giải quyết 1. Chủ đầu tư chậm góp vốn - Thảo hợp đồng chi tiết rõ ràng, ràng buộc giữa các bên, lập quỹ dự phòng 2.Thiếu và sai lệch thông tin -thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các thông tin 3. Chính sách của chính phủ - Thường xuyên cập nhật thông tin và dự đoán trước những thay đổi 5. Xảy ra cháy nổ -Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và các thiết bị an toàn, cung cấp kiến thức cơ bản về phòng tránh cháy nổ 6.Lạm phát. - Theo dõi thường xuyên tình hình nền kinh tế thị trường và đưa ra dự báo trước đối với những sự kiện này tăng hay giảm trong thời gian thực thi dự án. - Lập kế hoạch dự phòng 7.Biến động tỷ giá ngoại hối. 8.Tăng thuế suất 9.Biến động lãi suất ngân hàng 11. Một số chi tiết của bản thiết kế không phù hợp với điều kiện địa hình thực tế. Quá trình thi công phát hiện đất quy hoạch là vùng văn hoá, di tích lịch sử, có bia mộ. - Lập kế hoạch khảo sát thực địa một cách rõ ràng. - tìm hiểu về khu vực cần khoả sát để lường trước những khó khăn có thể xảy ra. - Nhờ sự giúp đỡ của nhà chuyên môn, nhà sử học để tránh những sử cố đáng tiếc dẫn đến việc gián đoạn công trình. 12. Ngân hàng mà công ty mở tài khoản bị phá sản - Luôn cập nhật thông tin từ nhiều nguồn về các ngân hàng. - Mở tài khoản ở nhiều hơn một ngân hàng để tránh tình trạng sẽ mật tất cả khi chỉ có một tài khoản ở một ngân hàng duy nhất. 2. Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại 2.1.Thiệt hại tài sản trực tiếp - Sự phá hoại của phần tử xấu. - Thơì gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố khách quan như:cháy nổ,thời tiết xấu…. -Nhân viên thiết kê ôm, phá hợp đồng. 2.2.Thiệt hại tài sản gián tiếp - Khủng hoảng tài chính ở trong nước làm cho công trình bị gián đoạn Chiến tranh nội chiến xảy ra ở trong nước hay các nước lân cận nhưng có ảnh hưởng lớn trong nước làm cho dự án có nhiều thay đổi. - Lạm phát. - Biến động tỷ giá ngoại hối. - Tăng thuế suất. - Biến động lãi suất ngân hàng. 2.3.Thiệt hại trách nhiệm - Thiết bị, máy móc, dụng cụ bị mất cắp. - Xảy ra cháy nổ, hoả hoạn do nhiều nguyên nhân. 3.Phương pháp quản lý rủi ro: - Đối với các dự án đều không lường trước hết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thiết kế dự án. Vì vậy chúng ta cần phải có những phương pháp để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thiết kế và quy hoạch. - Phương pháp hữu hiệu nhất để nhận diện các nguy cơ rủi ro, đồng thời tìm cách giảm thiểu tác động của chúng thường là thông qua các cuộc họp có sự tham gia của nhiều thành phần với những chức năng và quan điểm khác nhau. Không ai có thể một mình tính toán trước vô số sự việc có thể diễn biến sai lệch trong một dự án, đặc biệt là các dự án lớn, vì vậy họp nhóm phát huy hiệu quả thực sự, cần phải cố gắng xác định căn nguyên của những rủi ro này. - Ngoài ra phân chia trách nhiệm, xử lý rủi ro nghiêm trọng cho từng thành viên. Những rủi ro chính phải có người chịu trách nhiệm, cá nhân đó nên xem xét những vấn đề được giao phó, cảnh giác nếu rủi ro có vẻ như đang chuyển từ trạng thái tiềm tàng thành nguy cơ thực sự. Đây cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về hậu quả do sự cố đó gây ra. - Trong trường hợp tầm cỡ của dự án là quá lớn và rủi ro này thường rơi vào giai đoạn thiết kế hạng mục quan trọng. Những hậu quả này kéo theo những khoản chi phí phát sinh khá lớn làm chậm trễ lịch trình hoặc thậm chí phá hỏng kết quả sau cùng thì chúng ta cần những phương pháp quản lý có khả năng thích ứng với hoàn cảnh : Tiếp cận nhiệm vụ nhiều lần: số lượng thành viên tham gia vào các nhiệm vụ nhỏ tăng lên Đề cao việc bàn giao kết quả sớm Bố trí vào dự án những người có khả năng học hỏi và thích nghi với tình hình mới Ít phụ thuộc vào các công cụ ra quyết định có tính dự báo. 4.Định lượng rủi ro Loại rủi ro (1) Xác xuất xảy ra (2) Ước tính rủi ro (theo đơn vị tiền tệ) (3) Phần bù rủi ro (2)x(3) 1.Nguyên vật liệu, vật tư thị trường tăng giá cao đột ngột 0,50 30,000,000 15,000,000 2.Trong quá trình thi công, vật tư bị hao mòn, thất thoát không rõ nguyên nhân. 0,70 25,000,000 17,500,000 3.Thời gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố thời tiết. 0,23 14,000,000 3220000 5. Điều kiện địa chất có những điểm không lường trước được. 0, 5 30,000,000 15,000,000 6.Lạm phát. 0,20 50,000,000 10,000,000 7.Biến động tỷ giá ngoại hối. 0,05 10,000,000 500,000 8.Tăng thuế suất 0, 3 10,000,000 3000,000 9.Biến động lãi suất ngân hàng 0,04 40,000,000 1,600,000 10.Thiết bị, maý móc, dụng cụ bị mất cắp 0,84 80,000,000 67,200,000 11. Quá trình thi công phát hiện khu đất quy hoạch là khu di tích lịch sử, nghĩa địa, công trình quốc phòng, có bom mìn… 0,02 20,000,000 400,000,000 12. Ngân hàng mà công ty mở tài khoản bị phá sản 0,02 900,000,000 18,000,000 13. Xảy ra cháy nổ, hoả hoạn do nhiều nguyên nhân 0,80 50,000,000 40,000,000 14. Sự phá hoại của phần tử xấu. 0,22 100,000,000 22,000,000 IX. Quản trị kết thúc -Khi đi vào giai đoạn này, dự án đã ở những bước cuối cùng của toàn bộ quá trình quản trị. Tuy nhiên không vì thế mà tính quan trọng của chúng bị mất đi, trái lại chính những công việc sau cùng này lại góp phần không nhỏ vào thành công chung của dự án, không chỉ đối với dự án hiện tại mà còn đóng góp cho việc thực hiện thành công cho các dự án về sau. Trong giai đoạn này, Ban quản lý dự án phải thực hiện các công việc sau: Nghiệm thu toàn bộ công trình để bàn giao lại cho chủ đầu tư. Thực hiện quyết toán phần còn lại đối với nhà thầu. Tiến hành lập báo cáo chi phí trong suốt quá trình thực hiện thiết kế và giám sát dự án. Tập hợp các văn bản, chứng từ, hoá đơn, và tài liệu kỹ thuật có liên quan đưa vào lưu trữ. Có kế hoạch giải phóng nguồn lực đã sử dụng trong dự án. Xử lý môi trường thi công, đảm bảo gìn giữ cảnh quan xung quanh công tường. Họp bàn tổng kết rút kinh nghiệm. -Các công việc trên đều phải tiến hành và giám sát nghiêm túc, có vậy mới đảm bảo cho dự án không chỉ thành công trong việc đúng tiến độ thi công, chất lượng theo đúng quy chuẩn kỹ thuật mà còn tăng tính chặt chẽ, hợp lý trong công tác quản trị. Và quan trọng hơn là việc dự án thiết kế xây dựng một trung tâm ẩm thực, một nơi giao lưu văn hóa của các nước trên thế giới. Phần 3: KẾT LUẬN -Từ những kiến thức bổ ích đã học được cộng với sự làm việc không biết mệt mỏi, tinh thần đoàn kết, xây dựng của mọi người trong nhóm đã giúp e hoàn thành dự án “quy hoạch khu ẩm thực sky-food” một trong những hạng mục chính của khu ẩm thực đa quốc gia sky-world. Tuy chưa hoàn thiện một cách xuất sắc nhưng qua môn học này e đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về “quản lý dự án” từ đó làm nền tảng cho những dự án sau này. Dự án của e còn nhiều thiếu sót, e rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32056.doc
Tài liệu liên quan