Đề tài Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại xã Quỳnh Hồng

Chiến lược kinh doanh được coi là nghệ thuật mà địa phương dùng để chống lại sự cạnh tranh giành thắng lợi. Chiến lược kinh doanh được coi là dạng khoa học đặc biệt, đó là con đường, là phương tiện để đạt tới mục tiêu đã định CLKD là kế hoạch tổng quát mang tính thống nhất toàn diện và tính phối hợp nhằm dẫn dắt đơn vị đi đến một mục tiêu mong muốn. Chiến lược kinh doanh vừa là nghệ thuật tổ chức phối hợp các nguồn lực hoạt động mà điều khiển trúng nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn của địa phương.

doc53 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại xã Quỳnh Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị sản phẩm. Nếu được quan tâm là ngành phát triển chính trong nông nghiệp do vậy mà nó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. IV/- Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay ở Thái Bình. -Tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ở Thái Bình hiện nay là phát triển toàn diện, đẩy nhanh hiệu quả và bền vững. Đây là nền tảng cho cả quá trình đầu tư và phát triển, lựa chọn ngành nghề mũi nhọn làm động lực phát triển kinh tế với tốc độ phát triển khá ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước. -Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Không chỉ chuyển đổi trong toàn ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh mà trong từng ngành kinh tế nhất là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh thuộc ngành nhóm I cũng phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường và có khả năng hội nhập, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ thị trường trong nước, tranh thủ mở rộng thị trường để có nhiều hàng hoá xuất khẩu ... Sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. -Đầu tư chiều sâu cho phát triển nhất là đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh quá trình tích tụ tập trung đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp đi đôi với việc đẩy mạnh chế biến nông sản thực phẩm, tạo điều kiện và tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được thể hiện: Phân công lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn Xác định cơ cấu kinh tế và việc lựa chọn cơ cấu, phù hợp hay không phù hợp với điều kiện cụ thể thể hiện: 1- Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu, đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2- Tập trung phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoàn thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có tính chất đột phá, mở đường, ưu tiên phát triển ngành nghề và làng nghề. 3- Phát triển kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, nâng cấp hệ thống lưới điện, bưu chính viễn thông, đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội. 4- Tập trung nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống. Trước hết là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản thực phẩm. Đổi mới các hoạt động thương mại dịch vụ, gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài tỉnh (kể cả thị trường quốc tế). 5- Nâng cao chất lượng công tác tài chính, tín dụng, ngân hàng nhằm huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế – xã hội. *Những kết quả thực hiện nghị quyết 04 NQ/TƯ của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi cây trồng vật nuôi. -Là tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, nông dân Thái Bình không những có truyền thống cách mạng kiên cường mà còn có truyền thống thâm canh lâu đời cung cấpp nguồn lực thực cho cả nước trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Là tỉnh đầu tiên của miền bắc đạt 5 tấn thóc / ha vào năm 1966 và đến nay đạt 12,6 tấn / ha, cùng với việc xây dựng thành công cánh đồng đạt giá trị 50 triệu / ha / năm. Qua việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh các giống cây trồng có hiệu quả cao, sản xuất lúa liên tục được mùa. Giữ vững sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn / năm, cơ cấu vụ mùa bước đầu chuyển đổi, tăng vụ để mở rộng sản xuất, các con vật nuôi có năng suất và chất lượng cao như bò lai Sind, lợn hướng lạc, gà vịt siêu thịt, siêu trứng, tôm cá phát triển nhanh, chăn nuôi đang phát triển mạnh sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp trong tỉnh còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, trình độ KH-CN thấp, chậm đổi mới về nếp nghĩ, cách làm, chưa khai thác tốt tiềm năng đất đai và lao động, năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn yếu kém, đời sống nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính từ những đặc điểm trên mà tỉnh Thái Bình đã có nhiều nghị quyết chuyên đề như NQ 04 về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, NQ 08 về xây dựng cánh đồng 50 triệu / ha / năm, NQ 12 về phát triển chăn nuôi, các nghị quyết đã được các cấp uỷ Đảng chính quyền xây dựng chương trình hành động đã và đang đi dần vào cuộc sống mục đích cuối cùng đó là phát triển kinh tế, có hiệu quả và bền vững. Phần II: Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng. I/- Giới thiệu về địa phương. 1/- Đặc điểm tự nhiên. Quỳnh Hồng là xã nội đồng nằm ở phái bắc của huyện Quỳnh Phụ, giáp danh với trung tâm của huyện, nhân dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, địa giới hành chính như sau: -Phía đông và nam giáp thị trấn Quỳnh Côi. -Phía đông, đông bắc giáp xã Quỳnh Hải, Quỳnh Minh. -Phía bắc giáp xã Quỳnh Giao. -Phía tây giáp xã Quỳnh Mỹ – Quỳnh Sơn Với số dân cư đông 11.529 nhân khẩu, 10 thôn, 3 HTX dịch vụ nông nghiệp: HTX Quỳnh Lương, HTX La Vân, HTX Đồn Xá. Tổng diện tích đất tự nhiên: 717,2414 ha Đất nông nghiệp: 517,4659 ha Đất thấp trũng chuyển đổi: 16,5 ha Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp do vậy được nhân dân quan tâm gắn bó và đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. 2/- Đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế. Quỳnh Hồng là xã có đặc điểm vừa là nơi sản xuất vừa là nơi hoạt động kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Người dân vừa dựa vào sản xuất nông nghiệp trồng trọt vừa sản xuất kinh doanh buôn bán các loại thuỷ sản con vật nuôi, do vậy việc giao lưu buôn bán thuận so với các xã trong huyện, con người Quỳnh Hồng năng động sáng tạo, cần cù chịu khó, nhạy cảm với sự biến động của cơ chế thị trường. Việc phát triển các ngành nghề xã luôn quan tâm. Ngoài sản xuất nông nghiệp hình thành được nơi tập trung thu mua giao dịch tạo việc làm cho 100 đến 300 lao động mây tre đan xuất khẩu, thêu móc sợi làm túi. Số lao động khác đó làm xa trong và ngoài nước hàng năm cho thu nhập về cho gia đình và xã hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó ngoài trồng trọt cây lương thực, nhân giống làm cây cảnh cũng chiếm đại đa số các hộ tập trung cho thu nhập gấp nhiều lần cấy lúa. Tuy vậy xã vấn đảm bảo được sản lượng năng suất lúa hàng năm. Đối với ngành chăn nuôi được tập trung phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản 2005, toàn xã có đàn trâu bò 232 con, chủ yếu là chăn nuôi lấy thịt, lợn nái có 1.775 con cung cấp 28.400 con lợn sửa choai, lợn thịt có 14.721 con, duy trì phát triển gia trại toàn xã có 30 con lợn nái 3/4 máu ngoại. Đàn gia cầm có 42.000 con. Tổng thu nhập xã hội đạt 69 tỷ 829 triệu đồng được phân bổ như sau: Biểu 1: Bố trí diện tích canh tác Đơn vị tính: Triệu đồng STT Loại đất Tổng diện tích Hai lúa (ha) Một lúa (ha) 1 Tổng diện tích đất canh tác 517ha 2 Diện tích đất cấy lúa 462 15 3 Diện tích ao hồ 41 ha 4 Diện tích bình quân/người 402m2 Qua kết quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng thôn xóm một xã đã có nhiều thay đổi, kinh tế tăng trường khá. Trong sản xuất nông nghiệp nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiệu quả kinh tế tăng đáng kể trên đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất tăng từ 39,6% năm 2004 lên 41,8% tổng giá trị sản xuất, tuy nhiên chăn nuôi có giảm 2%. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại có dừng lại. Riêng tiểu thủ công nghiệp tăng từ 13,2% năm 2004 lên 13,9% năm 2005 trong tổng giá trị sản xuất. Nguyên nhân do giá cả các mặt hàng và ngày công lao động của người lao động tăng do đó giá trị của ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2004 là 8.959,26 triệu đồng, năm 2005 là 9.870 triệu đồng. Việc chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp làm cho tổng giá trị sản xuất tăng lên rõ rệt năm 2004 tổng giá trị sản xuất 68.337,37 triệu đồng. Năm 2005 đạt 70.723,8 triệu đồng kéo theo thu nhập bình quân tăng theo. Tóm lại: Để có được kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua phân tích trên là kết quả của các yếu tố về khách quan, chủ quan, về truyền thống sản xuất về chủ trương chính sách của nhà nước và đặc biệt quan trọng là sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ Đảng chính quyền sự phối hợp chặt chẽ giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể một cách đồng bộ có hiệu quả, sự nhiệt tình ủng hộ của quần chúng nhân dân. *Cơ sở vật chất giao thông thuỷ lợi. -Toàn xã có trục đường tỉnh lộ 217 và 224 chạy qua có đường giao thông liên xã, liên thôn được cứng hoá bằng đá láng nhựa và bê tông. Hiện nay các đường thôn xóm ra vào không còn lầy lội hoặc ngập úng khó khăn cho lưu thông như các năm trước. -Mạng lưới điện sinh hoạt thắp sáng, điện sản xuất không ngừng được cải tạo và nâng cấp đảm bảo cho nhu cầu của nhân dân đảm bảo các khâu dịch vụ. -UBND xã - các đoàn thể HTX phối hợp mở các lớp học tập cộng đồng chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi được nhân dân hưởng ứng học tập theo hướng công nghiệp hiện đại. *Địa hình: Xã thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi mở mang các dịch vụ kinh doanh, phát triển ngành nghề giao thông thuỷ lợi nội đồng được đảm bảo phục vụ tưới tiêu nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc gia cầm. Các HTX đã chú trọng làm tốt các khâu dịch vụ chính phục vụ cho việc chuyển đổi giống cây trồg con vật nuôi như dịch vụ tưới tiêu, KHKT, BVTV dịch vụ thú y. *Về hỗ trợ vốn. -Ngoai ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi các đoàn thể hội nông dân, phụ nữ, CCB, đoàn thanh niên tiếp cận tốt các nguồn vốn ưu đãi như vốn hỗ trợ ND, vốn hỗ trợ người nghèo, thủ tục vây vốn của các hộ chuyển đổi và các hỗ trợ khác đối với các cấp. II/- thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng. 1/- Về trồng trọt Với đặc trường là xã thuần nông lâu năm, nhân dân ở địa phương chủ yếu là thâm canh cây lúa. Diện tích đất trông được nhân dân ở địa phương chủ yếu dùng vào việc cấy lúa và trồng thâm canh cây màu, vụ đông vườn trồng cây cảnh. Biểu 2: Bố trí diện tích gieo trồng Số TT Vụ xuân Vụ mùa Vụ đông Lúa C.màu Lúa C. màu DT (ha) NX ta/ha SL tấn Loại cây DT (ha) DT (ha) Năng suất ta/ha SL tấn Loại cây DT (ha) Loại cây D. tích (ha) 1 461,56 64,1 2977,8 Thuốc lào 5,14 456,48 48,52 2.215,29 T.đậu 22,6 Ngô 73,22 Lạc 9,77 Đ. tương 4,7 K. lang 5,39 Ngô 4,68 Rau các loại 2,258 K. tây 22,26 Vđông 1,67 Hành tỏi 8,4 R.các loại 3,40 Cà chua 0,45 Cộng 461,56 64,1 28977,8 24,8 29,558 ớt 14,9 Xu hao Bắp cải 4,1 Đậu tương 4,98 T. hoa 4,02 Cải giống 58,32 Rau khác 4,61 Cộng 200,65 (Nguồn VPTK) Toàn xã đã có 16,5 ha diện tích chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả dang nuôi trồng thuỷ sản, từng bước cho năng suất ổn định đã xây dựng được thêm 7 cánh đồng 50 triệu nâng tổng số lên 16 cánh đồng ở 3 HTX dịch vụ nông nghiệp với diện tích là 148 ha. Tổng giá trị ngành trồng trọt năm 2005 là 18 tỷ 954,8 triệu đồng. 2/- Về chăn nuôi. -Hiện nay toàn xã có 12,5414 ha được chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức lúa cá. Có nhiều ao hoang khu dân cư được cải tạo đưa tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn xã đạt 23,8 ha cho giá trị kinh tế là 475,92 triệu đồng. Diện tích chuyển đổi cho thu hoạch từ cá gấp 3/2 lần so với cấy lúa trên đơn vị diện tích. -Về đàn gia cầm toàn xã 67.215 con, số nuôi đẻ 7.146 con. Tổng thu nhập từ chăn nuôi gia cầm đạt 2.318,48 triệu đồng. -Về chăn nuôi gia súc: Đàn trâu bò 232 con trâu 28 con bò 147 con, bê nghé 57 con. -Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn 16.996 con, lợn thịt 14.721 con ,lợn nái 1,775 con lợn sữa 28.400con. -Chăn nuôi con khác: 6.387 con gồm mèo, chó, thỏ.... Như vậy giá trị thú nhập từ ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 10 tỷ 547 triệu đồng. Biểu kết quả phát triển chăn nuôi qua các năm STT Tên vật nuôi ĐVT con Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 04/03 05/04 1 Tổng đàn trâu bò con 211 230 232 19 2 - Đàn trâu con 34 35 35 - Đàn bò con 177 155 197 2 Tổng đàn lợn con 12.189 14.000 16.496 1.811 2.496 - Lợn nái con 1.989 1.770 1.775 - Lợn thịt con 11.200 12.230 14.721 - Lợn choai con 20.300 26.000 28.400 3 Tổng đàn gia cầm con 42.700 38.100 67.215 - 4.600 29.115 - Đàn gà con 30.000 20.000 45.000 - Đàn vịt, ngan con 10.000 16.000 20.000 Con khác con 2700 2.100 2.215 Nhận xét: Qua bảng chăn nuôi của xã 3 năm cho thấy tổng đàn trâu bò và tổng đàn lợn giữa năm 2003 – 2004 – 2005 theo chiều phát triển tăng , riêng tổng đàn gia cầm là âm do dịch cúm gia cầm 3/- Về phát triển ngành nghề: Thực hiện nghị quyết 01 của tỉnh uỷ ngành nghề được phát triển khá toàn diện đa dạng phong phú giải quyết việc làm tại địa phương. Nghề say sát có 38 hộ số lao động 50 Nghề đậu phụ có 33 hộ số lao động 65 Làm bún, bánh có 31 hộ số lao động 65 Làm bánh đa có 13 hộ số lao động 25 Nấu rượu 31 hộ số lao động 60 Cơ khí 7 hộ số lao động 20 Thợ mộc 24 hộ số lao động 40 Nghề mây tre đan 326 hộ số lao động 450 Tổng giá trị sản xuất từ ngành nghề đạt 9 tỷ đồng870 triệu đồng. 4/- Về dịch vụ việc làm. - Dịch vụ thương mại được mở rộng, thu hút nhiều lao động tham gia cho thu nhập ổn định. Toàn xã có 5 ô tô và 160 xe máy tham gia vào dịch vụ vận chuyển. Số hộ tham gia dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ là 946 với 620 lao động. Trong đó hộ chuyển làm dịch vụ là 199 hộ với 205 lao động các hộ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ. Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thương mại là 19 tỷ 467 triệu đồng. Ngoại ra số lao động đi làm ngoài địa phương 1.304 trong đó trong nước là: 1.209 người là động nước ngoài là 40 người cho thu nhập 11tỷ 885 triệu đồng. III/- Kết quả hoạt động sxkd nông nghiệp Với tình hình đặc điểm là 1 xã thuần nông nhân dân trong xã cần cù lao động luôn luôn gắn bó với sản xuất nông nghiệp và phát triển nghành nghề thủ công truyền thống. Nhân dân trong xã có truyền thống thâm canh các loại cây trồng đồng thời tích cực phát triển cây công nghiệp, cây thực phẩm và rau màu vụđông, áp dụng các hình thức hình thức thâm canh, xen canh, gối vụ quay vòng đất, khai thác cao nhất tiềm năng của đất để thu nhập giá trị kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích nhằm cải thiện đơì sống nhân dân và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn ngày càng vững chắc. Những năm qua nhất là những năm gần đây thực hiện nghị quyết của tỉnh , của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và chuỷên dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi tạo ra bước chuyển biến mới trong nông nghiệp thực hiện mục tiêu sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Biểu 3: Tổng hợp NSSL giá trị thu nhập 2 năm Số TT Các loại cây trồng Năm 2004 Năm 2005 So sánh DT (Ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) GT (Trđ) DT (Ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) GT (Trđ) SL (tấn) GT Tổng diện tích 461,56 461,56 1 Lúa vụ chiêm 456,13 62,4 2908,65 58.173 461,56 64,1 2977,8 92533 2 Lúa vụ mùa 456,11 52,68 2402,78 480.556 456,48 48,52 2215,29 46521 3 Cây màu 58,56 1.138 54,358 1140 4 Cây vụ đông 200 1.665,6 200,65 1.880 Nhận xét: Qua biểu tổng hợp năng xuất về trồng trọt cho thấy về lúa chiêm năm 2004 cho thu nhập giá trị là 18.173.000 đ so với năm 2005 tăng 92.533.000đ , về lúa mùa cho giá trị 480.556.000 đ , năm 2004 so với năm 2005 giảm còn 46.521.000 đ , cây màu vụ đông diện tích là 200,65 ha năm 2005 tăng so với năm 2004 cho giá trị 1.880.000đ . Toàn xã có 16.5 ha diện tích chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản từng bước cho năng xuất ỏn định. Xây dựng được 16 cánh đồng có giá trị kinh tế cao ở 3 HTXDVNN với diện tích là 148 ha. Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm Số TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh GTSL Cơ cấu % GTSL Cơ cấu % Tuyệt đối Tương đối Tổng giá trị sản xuất 68337,37 100 70723,8 100 + 2386,4 + 2,1 1 Nông nghiệp 27100,21 39,6 29501,8 41,8 + 2401,5 + 2,1 Trồng trọt 16853,06 62,2 18954,8 64,2 + 2101,7 + 2 Chăn nuôi 10247,7 37,8 10547,0 35,8 + 299,8 – 2 2 TM – D. vụ việc làm 32277,9 47,2 31352,0 44,3 – 925,9 – 2,9 3 Tiểu thủ công nghiệp 8959,26 13,2 9870,0 13,9 + 910,74 + 0,8 Thu nhập bình quân 5,97 6,12 Năm 2005 kết quả sản xuất nông nghiệp cho tổng giá trị ngành trồng trọt là 18 tỷ 954,8 triệu đồng. Trong đó: -Lúa xuân tổng diện tích: 461,56 ha Năng suất lúa đạt: 64,1 tạ/ha Sản lượng: 2.977,8 tấn -Cây màu vụ xuân diện tích: 248 ha + Sản lượng vụ mùa: -Lúa màu diện tích: 456,48 ha Năng suất: 48,52 tạ Sản lượng: 2.215,29 tấn -Cây màu vụ mùa diện tích: 29,558 ha -Cây vụ đông tổng DT toàn xã: 200,65 ha Cây màu vụ đông tuy có ảnh hưởng về thời tiết mưa úng, việc triển khai chỉ đạo của đại phương chặt chẽ, sự nỗ lực của nông dân trong xã lên diện tích đạt kết quả khá cao. 2/- Kết quả hoạt động sản xuất chăn nuôi. +Về nuôi trồng thuỷ sản: Sử dụng hết diện tích ao hiện có không để tình trạng ao hoang, duy trì phát triển nuôi cá diện tích chuyển đổi, đưa tổng diện tích chăn nuôi thuỷ sản lên 27,7 ha Biểu 5: So sánh hiệu quả diện tích chuyển đổi Chỉ tiêu Đơn vị tính Lúa thuần TQ Cá Năng suất kg/sào 460 kg 210 kg Giá bán Đồng 2.700 10.700 Giá trị Đồng 1.242.000 2.245.000 Chi phí Đồng 490.000 1,402.500 Tổng thu Đồng 752.000 2.414.000 Thực thu Đồng 752.000 2.414.000 Giá trị tăng lên lần 2.414.000: 752.000 = 3,2 lần Số diện tích chuyển đổi Qua thực tế việc nuôi giống cá hầu như vẫn nuôi theo truyền thống như cá Mè, cá Chép, cá Trắm, cá Trôi, số lượng nhỏ nuôi thử cá Chim trắng. Kỹ thuật chăn nuôi điều dự vào kinh nghiệm và các họ tự học hỏi lẫn nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên của gia đình như phân gia súc, cỏ, ngô, cám, các hộ chăn nuôi lớn thì tận dụng thức ăn gia súc. Tuy nhiên qua bảng trên tay so sánh trên đơn vị diện tích giữa lúa và cá thì nuôi cá cho năng năng suất hiệu quả gấp 3,2 lần + Chăn nuôi gia súc gia cầm Biểu 6: Cơ cấu về chăn nuôi năm 2004 – 2005 Vật nuôi Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004 / 2005 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng % Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng % Lợn 6.944,5 67,78 8.122 11,03 9.25 Trâu bò 251,15 2,45 308,57 2,92 0.47 Gia cầm 2.318,48 22,63 1.220,1 11,56 –11.07 Cá 475,92 4,64 481,12 4,56 –0.08 Con khác 257,92 2,5 415,21 3,93 1.43 Tổng 10.247,15 100 10.547 100 Qua biểu về chăn nuôi ta thấy chăn nuôi đang đà phát triển nhất là việc tăng nhanh đàn lợn do bình ổn về giá cả, nhân dân đang tập trung vào chăn nuôi, nhất là lợn thịt, bên cạnh đó duy trì đàn lợn lái để có lợn xuất chuồng và giống phục vụ cả xuất khẩu cho đông lạnh. Đã có 2 hộ nuôi lợn hướng lạc, chăn nuôi theo quy mô trang trại, hiện đại. Bước đầu có hộ đầu tư 200 triệu để xây dựng trang trại, 40 triệu đồng để đầu tư mua giống và hiện nay đã có 20 con lợn nái mẹ, 2 con đực để phối giống trực tiếp. Năm 2005 xuất bán 2,2 lứa, mỗi lứa 127 triệu, chi phí hết 90 triệu đồng còn lãi 37 triệu một năm 2,2 lứa thu lãi 81,4 triệu đồng từ chăn nuôi lợn với tổng giá trị trâu bò xuất chuồng 251,15 triệu năm 2004 thì đến năm 2005 là 308,57 triệu đồng. Đàn gia cầm vẫn đang ở mức chậm do hạn chế chăn nuôi giá cả và bệnh dịch và kinh nghiệm chăn nuôi quy mô trang trại còn quá ít mới ở mức 31 hộ. Riêng đối với thả cá do tận dụng được từ chăn nuôi gia súc sản lượng và cho giá trị chiều hướng giảm từ 4,64% năm 2004 xuống 4,56% năm 2005. Sơ đồ phát triển chăn nuôi lợn hướng lạc Lợn chọn giống Nái mẹ ( 20 con) Lợn mới sinh Tách con Lợn thịt xuất chuồng Sản xuất tinh trùng Lợn đực giống Tóm lại: Ngành chăn nuôi tuy có chiều hướng gia tăng song nhìn qua bảng ta thấy nổi bật lên sự phát triển không đều giữa các con vật nuôi. Do đó muốn chăn nuôi phát triển cần có sự hỗ trợ khuyến khích đầu tư của các cấp chính quyền còn với UBND xã cần thực hiện tốt công tác thú y, tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm nhằm mục đích thúc đẩy chăn nuôi trong điều kiện bệnh dịch thường phát sinh đột xuất. Đặc biệt là đối với những mô hình trang trại đang được mở rộng cần khuyến khích những điển hình để nhân ra diện rộng. 3/- Tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ các sản phẩm trong nông nghiệp nói chung, sản phẩm hàng hoá trong chăn nuôi nói riêng chủ yếu là thông qua các hoạt động dịch vụ của lái buôn chưa có kế hoạch cụ thể cho mình có được thị trường ổn định. Duy chỉ có tiêu thụ lợn hướng lạc mới có hợp đồng và thị trường ổn định, lợn 3/4 máu ngoại được xuất ra thị trường thành phố Hải Phòng. Về giá cả thị trường tuỳ thuộc vào nhu cầu và điều kiện khách quan đem lại nếu như không có dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch lở mồm long móng đối với gia súc thì giá trị sản phẩm sẽ đảm bảo và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, do vậy chăn nuôi phát triển ở mức chừng lại. Liền sau đó là tư thương còn ép giá đối với người sản xuất dẫn đến người kinh doanh có lãi, người sản xuất đôi khi còn thu lại vốn, mất công có trường hợp chi phí quá lớn dẫn đến thu âm. Biểu hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn xây dựng trang trại STT Con vật nuôi Số lượng (con) Chi phí Tr.đ Lứa/ năm Lãi Tr.đ Tổng CP ban đầu 1 Lợn nái mẹ và lợn đực giống 22 40 2.2 200.000.000 2 Lợn thịt 320 180 2.2 81.4 40.000.000 Cộng 342 220 81.4 240.000.000 Kết luận: Trong những năm qua để có kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua phân tích trên là kết quả của nhiều yếu tố tác động như đặc điểm của địa phương, truyền thống thâm canh, chủ trương chính sách của nhà nước và đặc biệt là có sự tập trung lãnh đao chỉ dạo kịp thời của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các HTX dịch vụ nông nghiệp và các ban ngành đoàn thể một cách đồng bộ có hiệu quả, sự nhiệt tình ủng hộ giám nghĩ, giám làm của các hộ gia đình và quần chúng nhân dân trong công cuộc phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần vào việc thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã hiện tại và những kết quả mong muốn trong năm tiếp theo. Phần III: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Quỳnh Hồng I/- Những ảnh hưởng của môi trường. 1/- Môi trường vĩ mô * Về chính trị : -Trong những năm qua tình hình chính trị của nước ta tương đối ổn định, đời sống và trình độ nhận thức của người dân được nâng lên, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền địa phương đã tích cực vào tham gia sản xuất, phát triển sản xuất, địa phương đã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể và HTX tạo mọi điều kiện để người dân có thể phát tiển một cách tốt nhất cả về tinh thần và vật chất, các chính sách ngoài chính sách chung của nhà nước, của tỉnh, huyện. Địa phương đã có những chính sách hỗ trợ người dân để phát triển kinh tế như chương trình tập huấn IPM và chuyển giao KHKT về trồng trọt và chăn nuôi ... UBND xã đã có chính sách khuyến khích chuyển đổi từ kinh tế nhỏ lẻ thành các hộ sản xuất kinh doanh theo hướng gia trại, trang trại có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, ở địa phương. Tập trung các hộ phát triển kinh tế hướng gia trại, trang trại hướng dẫn về kiến thức cơ bản, giới thiệu những mô hình đã có ở các địa phương để các hộ học tập vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương. Thực hiện phương châm ni nông chứ không ni hương chuyển dần từ trồng trọt sang chăn nuôi và dịch vụ với trồng trọt và chăn nuôi cũng có ảnh hưởng qua lại với nhau. Trồng trọt đem lại đem lại lương thực và từ lương thực chế biến ra thức ăn phục vụ chăn nuôi, chăn nuôi phát triển thì sẽ không những bình ổn về giá cả mà còn tiêu thụ lượng lớn lương thực vào chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản, sản xuất và phát triển theo hướng công nghiệp. UBND xã và HTX dịch vụ nông nghiệp đã và đang chú ý đến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, quan tâm đến dịch vụ thú y, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đề nghị với trên quan tâm tìm thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nhân dân. * Về kinh tế -Kinh tế của địa phương tăng trưởng khá, chính sách ưu đãi của nhà nước cũng như tỉnh, của huyện: Như cho vay vốn với lãi xuất thấp qua các quỹ xoá đói giảm nghèo, hội nông dân, hội cựu chiến binh, tiếp thu những kiến thức mới của bà con ngày một nâng lên, sự chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng con vật nuôi, sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Xã xây dựng quy hoạch được các vùng sản xuất 17 cánh đồng 50 triệu đồng / ha / năm, chuyển đổi từ diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản 18,2 ha, xây dựng các trang trại tập trung xa dân cư. Thực hiện việc dân chủ, đổi đất lấy công trình, xây dựng công trình phúc lợi và đầu tư lại cho phát triển ngành nông nghiệp. -Cùng với sự phát triển chung của xã hội, trình độ nhận thức của người dân cũng được nâng lên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, Internet, sách báo ... các chủ trương chính sách, sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Nhu cầu của con người cũng được nâng lên do sự phát triển chung đời sống của người lao động được cải thiện vì vậy đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp la yếu tố phát triển từ số lượng sang chất lượng sản phẩm thành hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các yếu tố quan tâm đó là môi trường sống, không khí, nước đến vấn đề rác thải gây sự ô nhiễm môi trường phát sinh từ phát triển kinh tế khi người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường. * Vè công nghệ -Ngày nay có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành kinh doanh nhất là ngành kinh doanh nông nghiệp trong đó có ngành chăn nuôi. Các nhà chuyên gia công nghệ luôn tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại và xác định công nghệ hiện tại để khai thác trên thị trường. Do đó địa phương cũng cảnh giác đối với công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của mình lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong phát triển chăn nuôi chuyển từ chăn nuôi truyền thống thủ công sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp đối với gia súc, gia cầm và một phần đối với thuỷ sản cung cấp những sản phẩm làm ra hàng hoá thực phẩm có năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn cho các thị trường, cung cấp nguyên liệu cho chế biến nông sản thực phẩm, chọn những loại giống có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. 2/- Môi trường vi mô. * Về khách hàng Thái Bình là một tỉnh có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, lại có những trung tâm chuyên sản xuất giống con vật nuôi phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chăn nuôi. Đây là điều kiện thuận lợi cho nông dân lựa chọn mua các loại con vật nuôi cho năng suất chất lượng cao. * Về mối đe doạ Song do mấy năm trở lại đây do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đã gây ra các đại dịch như dịch cúm gia cầm, úng lụt, dịch lở mồm long móng ở gia súc đã làm cho đầu vào, đầu ra của sản phẩm lên xuống thất thường nhất là sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, sự cạnh tranh của các địa phương khác khiến cho địa phương phải có cách nhìn nhận mới và đưa ra chiến lược phù hợp với việc phát triển kinh tế của địa phương để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp chuyển vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản với biện pháp phát triển mạnh quy mô vùng sản xuất, đa dạng hoá các loại con vật nuôi, chuyển giao KHKT tăng năng suất, lúa ngắn chu kỳ, giảm giá thành sản phẩm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Khi tiến hành định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh phải lựa chọn hình thức kinh doanh cho phù hợp với môi trường và khả năng của mình, việc phân tích môi trường kinh doanh giúp cho địa phương tích ứng, thích nghi trong hoạt động kinh doanh, giảm thách thức và tăng thời cơ kinh doanh, gia tăng kết quả và hạn chế rủi ro để hoạch định ra được một chiến lược và chính sách điều kiện tối ưu thì phải tìm hiểu kỹ lưỡng môi trường kinh doanh. 3/- Sự tác động ảnh hưởng môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. 3.1- Môi trường bên trong. Biểu 7: Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng ở địa phương. Các yếu tố môi trường bên trong (nội bộ) Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đối với địa phương Tính chất tác động Điểm đánh giá Chính sách phát triển KT của địa phương 2 3 + + 6 Trình độ của cán bộ 2 3 – – 6 Trình độ của người LĐ 3 3 – – 9 Vốn của người SX 2 3 – – 6 Cơ sở vật chất 2 3 + + 6 Sự đa dạng sản phẩm 3 2 + + 6 3.2- Môi trường bên ngoài: Biểu 8: Tổng hợp môi trường kinh doanh bên ngoài. Các yếu tố môi trường bên ngoài Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đối với địa phương Tính chất tác động Điểm đánh giá Đường lối phát triển KT của Đảng và N2 3 3 + + 9 Nhu cầu của con người 3 3 + + 9 Chính sách ưu đãi của nhà nước 3 3 + + 9 Sự thay đổi chính sách pháp luật. 2 2 – – 4 Đối thủ cạnh tranh 2 3 – – 6 Chất lượng sản phẩm 2 3 – – 6 Chính sách đất đai 3 3 + + 9 II/- Cơ sở để xây dựng chiến lược 1/- Các chủ trương. 1.1- Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ về việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi. 1.2- Nghị quyết số 08 của Tỉnh uỷ về xây dựng cánh đồng giá trị 50 triệu đồgn / ha / năm. 1.3- Nghị quyết số 12 của Tỉnh uỷ về phát triển chăn nuôi. 1.4- Nghị quyết của Đảng uỷ huyện Quỳnh Phụ lần thứ 13. 1.5- Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Quỳnh Hồng nhiệm kỳ 2005 – 2010. 1.6- Chính sách của nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp nông thôn. 1.7- Những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế. *Căn cứ để đề ra giải pháp. -Trong những năm tới nhất là 2006 – 2010 sản xuất nông nghiệp vẫn là trọng yếu của tỉnh. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững là con đường tất yếu để công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đồng thời tiến tới hoà đồng về mọi mặt nhất là kinh tế của thị trường chung WTO. -Do các cấp các ngành nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu cấp bách của chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sản xuất nông sản thực phẩm hàng hoá để thực hiện mục tiêu CNH – HĐH nông nghiệp thôn thôn, chưa thấy hết vai trò của việc chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế cây trồng con vật nuôi và vấn đề sản phẩm có chất lượng phục vụ nhu cầu thị trường chung. -Tập quán sản xuất nhỏ, tuyên truyền mới dừng lại ở sản phẩm có năng suất, chưa chú trọng chất lượng, sức ỳ của quá trình chuyển đổi. -Việc ứng dụng tiến bộ KHKT công nghệ mới vào còn chậm. -Quá trình tổ chức quản lý điều hành thiếu chính sách và giải pháp cụ thể, đầu tư còn hạn chế, chậm tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. 2/- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ năm 2006 đến năm 2010. 2.1- Chỉ tiêu phát triển kinh tế -Tốc độ phát phát triển kinh tế giá trị sản xuất hàng năm đạt 11% trở lên. -Tổng giá trị sản xuất đến năm 2010 đạt 533,727 tỷ đồng. Trong đó: Ngành nông nghiệp đạt 39,470 tỷ đồng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 45% Ngành tiểu thủ công nghiệp – XDCB đạt 21,808 triệu đồng. Thương mại dịch vụ và việc làm đạt 41.836 triệu đồng -Năng xuất lúa đến năm 2010 đạt 12,5 đén 13 tấn/ha/năm trở lên. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 43,7 triệu đồng/năm thu nhập thực tế 7,5 triệu đồng/ người/ năm. Chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2010 Đơn vị tính : Tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng bình quân 5 năm : 11.12% Tổng GTSX Tăng trưởng % Cơ cấu KT % Nông nghiệp 6,18% CN – TTCN và XDCB 18,78% DVTM 11% TT 2.3% CN 12% Tổng GT Tăng trưởng % CN – TTCN 21% XDCB 15% Tổng GT Tăng trưởng % 1 2006 19.391 11.812 31.203 5.77 11.942 7.389 19.331 18.63 34.800 85.334 10.61 36.57-22.65-40.78 2 2007 19.837 13.229 33.066 5.97 14.450 8.497 22.947 18.71 38.628 94.641 10.91 34.94-24.25-40.82 3 2008 20.293 14.816 35.109 6.18 17.484 9.771 27.255 18.77 42.877 105.241 11.20 33.36-25.9-40.74 4 2009 20.760 16.594 37.354 6.39 21.155 11.237 32.392 18.85 47.593 117.339 11.50 31.83-27.61-40.56 5 2010 21.237 18.585 39.822 6.61 25.597 12.925 38.522 18.92 52.828 131.172 11.79 30.36-29.37-40.27 Cộng 5 năm 101.518 75.036 176.554 90.628 49.819 140.447 216.726 533.727 Bảng 9: Tổng hợp chỉ tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2010 ( lợn hướng lạc) Năm Số con nái Lợn thường phẩm (con) Tổng trong lương ( tấn) Tỷ lệ % 2006 100 2000 180 100 2010 1000 20.0000 1800 100 2.2- Nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế. 2..2.1 - Trồng trọt: Gieo trồng 100% diện tích canh tác. Nâng tỷ lệ lúa ngắn ngày vụ xuân và 100% lúa ngắn ngày vụ mùa, mở rộng diện tích cây mùa chính vụ đạt 70ha. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế vườn đồng, bố trí mùa vụ luân canh cây trồng hợp lý. Quan tâm cứng hoá kênh mương và cải tạo trạm bơm, làm tốt khâu thuỷ lơi nông giang, bảo vệ đồng ruộng, phổ biến chuyển giao KHKT, hỗ trợ giống cây mới vào sản xuất có giá trị chất lượng. 2.2.2 - Chăn nuôi. Khuyến khích đầu tư theo mô hình gia trại, trang trại trên cơ sở tiếp thu những giống vật nuôi có giá trị kinh tế như lợn nái ngoại F1, 3/4 máu ngoại, lợn hướng lạc. Chú trọng việc phòng bệnh cho đàn gia súc gia cầm, chống tái phát bệnh cúm và đẩy nhanh tốc độ đàn gia cầm. Đánh giá các vùng chuyển đổi, để có hiệu pháp lãnh đạo chỉ đoạ nâng cao chất lượng hiệu quả các vùng chuyển đổi của các hộ cuối năm và sử dụng hiệu quả việc chuyển đổi từ đó sẽ có điều kiện phát triển chăn nuôi thành chính trong nông nghiệp. Bảng 10: Quy hoạch các vùng chuyển đổi ( 2006 – 2015) Tên khu đồng DT thuỷ sản Hiện tại cấy lúa Mô hình lúa cá Đồng Đó 2,5 Đồng Cộc 2,5 Đồng Vôi 2,5 Đồng Đáy 4,5 Đồng Chung 2,2 Đồng Chày 4,0 Cộng 18,2ha 3/- Quá trình thực tập một số địa phương. 3.1- Tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình: Là một trang trại giáp với thị trấn Tiền Hải. Qua tìm hiểu thì trang trại này cũng như các trang trại khác trong tỉnh thực hiện nghị quyết 04 của ban thường vụ tỉnh uỷ. Đây cũng là mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp vừa chăn nuôi lợn hướng lạc vừa chăn nuôi cá bên cạnh đó còn có hai chục con đà điểu, cách chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch, xa khu dân cư những cũng thuận lợi cho giao thống hợp lý các bờ xung quanh trang trại được trồng các loại cỏ đặc biệt phục vụ cho chăn nuôi, giữa bờ tốt. Trang trại luôn có hàng chục công nhân lao động, việc chăn nuôi lợn đảm bảo từ khâu giống đến khi xuất chuồng. Tuy nhiên hạn chế ở đây là vấnđề môi trường chưa hợp lý. Tuy đã đưa phân lợn ra xa vùng nuôi lợn, ảnh hưởng đến môi trường trước mắt và tương lai đến nuôi trông thuỷ sản. Đây là mô hình có hướng phát triển tuy nhiên cũng cần hỗ trợ kinh nghiệm về KHKT đảm bảo phòng dịch tốt hơn. Qua nghiên cứu thực tế về phát triển chăn nuôi cho thấy chủ chương nghị quyết của Đảng là đúng đắn hợp lòng dân tạo ra thu nhập cao trên đơn vị diện tích từ đó sẽ tạo ra cho phát triển chăn nuôi về sau. III/- Xây dựng chiến lược kinh doanh 1/- Xây dựng chiến lược Bảng 11: Môi trường kinh doanh Yếu tố môi trường KD Điểm mạnh: S 1/Nguồn nhân lực 2/Đất đai 3/Cơ sở hạ tầng 4/Kinh nhiệm quản lý Điểm yếu: W 1/Vốn thiếu 2/Mạng lưới tiêu thụ 3/KHKT người lao động 4/ Chất lượng sản phẩm Cơ hội: O 1/Chủ trường nghị quyết của Đảng và NN 2/Hội nhập KT Q.tế 3/KHKT công nghệ Kết hợp S/O 1- S1 O 3 2- S 2 O1 3- S3 O2 4- S4 O3 Kết hợp W/O 1-W1 O 1 2- W2 O2 3- W3 O3 4- W4 O2 Nguy cơ : T 1 - Cường độ cạnh tranh 2- Ô nhiễm môi trường Kết hợp S/T Tận dụng thế mạnh cuả địa phương Kết hợp W/T Khắc phục điểm yếu của địa phương 2/- Chọn lựa chiến lược Biểu 12: Phương án chiến lược áp dụng thực tế trong kinh doanh Các phương án Các kết hợp sử dụng Mục tiêu hiệu quả Mục tiêu tổng quát 1/Phương án phát triển chăn nuôi O1 W1 Quy hoạch chăn nuôi đạt hiệu quả SX phải phù hợp với địa phương 2/Phương án chuyển vùng chuyển đổi S1 O3 Giá trị sản lượng tăng nhanh Mang lại hiệu quả Con vật nuôi mới có giá trị 3/Phương án tiêu thụ sản phẩm O1 O2 W4 Chất lượng SP Ra thị trường chung Quan hệ hợp tác đầu ra đầu vào IV. Giải pháp phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Quỳnh Hồng. Thăm quan mô hình , rút kinh nghiệm Liên kết 4 nhà Giải pháp chung Giải pháp quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung Nguồn lực trình độ Khoa học kỹ thuật Tuyên truyền chủ trương Xây dựng nhà máy chế biến Tiêu thụ sản phẩm 1- Những giải pháp thực hiện: 1.1-Những giải pháp chung: - Nguồn lực trình độ : Mở rộng các hình thức đào tạo dạy nghề, chuyển nghề nâng cao trồng trọt chăn nuôi mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong nhân dân đẩy mạnh phong trào xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Động viện hộ giầu giúp đỡ hộ nghèo phát triển tăng cường mô hình phát triển kinh tế , thường xuyên đánh giá kết quả mô hình làm kinh tế giỏi, làm giầu chính đáng - Tuyên truyền chủ trương : Làm tốt công tác tuyên truyền tiếp tục thực hiện các nghị quyết 04 của ban thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, Nghị quyết 12 của Tỉnh uỷ về phát triển chăn nuôi và chương trình hành động của BCH Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 – 2010, chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả tập trung xây dựng trang trại, gia trại hợp thành khu chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thuỷ sản. Phát huy những ưu điểm, những năm đã làm được từ hiệu quả năng suất, chất lượng, khắc phục những tồn tại về cơ sở vật chất đầu tư, về KHKT, về môi trường và phòng dịch bệnh. Mở rộng 18,2 ha từ vùng thấp trũng sang mô hình xây dựng trang trại, gia trại, nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch và nhu cầu của các hộ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế trong chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần trồng trọt thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trị nông nghiệp. Kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng nói không đi đôi với làm. - Tham quan các mô hình và rút ra kinh nghiệm từ các trang trại chăn nuôi. Sông Ao nuôi thuỷ sản Chăn nuôi vịt Chăn nuôi lợn Ao nuôi thuỷ sản Ghi chú : Dấu nhân ( x) là cống ra vào 1.2- Giải pháp quy vùng phát triển chăn nuôi Công tác tư tưởng đống một vai trò hết sức quan trọng, vì vậy chúng ta những người lãnh đạo quản lý phải tuyên truyên thuyết phục nhân dân hiểu rõ chủ trương phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan để nâng cao thu hoạch sản phẩm cho nông dân ổn định chính trị. Mục đích của công tác tư tưởng là phải chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ và nhân dân trong xã làm cho mỗi người đều phải trăn trở suy nghĩ tính toán và tìm cách thực hiện để đạt mục tiêu trên chính diện tích của hộ, đồng thời phải nhận thức hành động để huy động tốt đa nguồn lực, nội lực sự sáng tạo sức mạnh tổng hợp của mọi người để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra. Sự phân bố đất đai trong nông nghiệp trong chăn nuôi của xã để tìm ra những phương hướng xây dựng thành công đạt giá trị sản lượng cao trên đơn vị diện tích, để xây dựng được mô hình trang trại, gia trại thành công, đòi hỏi phải quy vùng diện tích lúa kém hiệu quả sang chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, đưa các giống, con mới có năng suất giá tri kinh tế cao, sử dụng triệt để tiềm năng trên diện tích thực tế , tức là phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp trên cơ sở sinh thái môi trường và phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm, hàng hoá đảm bảo sử dụng liên kết hoài hoà giữa sản xuất và tiêu thụ. -Tập trung nguồn vốn đầu tư cải tạo và nguồn vốn cho con giống dần dần hình thành chăn nuôi bằng phương pháp công nghiệp, đưa các con giống mới phù hợp vào nuôi và các con đặc sản để tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn, phấn đấu thu nhập từ 1 tỷ đồng / năm trở lên. -Động viên nhân dân dồn đổi ruộng cho nhau, thuê ruộng của nhau ở các diện tích dự kiến chuyển đổi. -Những hộ đã và đang phát triển gia trại, trang trại mang hiệu quả cần nhân rộng mô hình đánh giá qua kinh nghiệm hội nghị hàng năm để giao lưu học hỏi và mở rộng quy mô và hiệu quả bền vững hơn. 1.3- Về khoa học kỹ thuật. -Tiếp thu và áp dụng triệt để KHKT vào chăn nuôi. Tăng cường công tác phòng dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm và các con vật nuôi khác. Tích cực tham quan học tập và hướng dẫn cho hộ thực hiện có hiệu quả về đầu tư vốn, giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm trở thành hàng hoá sạch. -Thành lập ban thú y của xã đảm bảo về chuyên môn kỹ thuật, hoạt động hiệu quả giúp nông dân về phòng các loại dịch bệnh trong gia súc, gia cầm kịp thời hạn chế những rủi ro, ảnh hưởng xấu đến phát triển chăn nuôi. 2- Giải phát xây dựng nhà máy chế biến. 2.1- Chính quyền tăng cường sự quản lý, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của các hộ chuyển đổi về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản. 2.2- Phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông, các hoạt động dịch vụ, công nghệ phụ trợ đối với các khu vực chăn nuôi tập trung. 2.3- Để tiêu thụ sản phẩm cần liên kết với các nhà máy chế biến thực phẩm trong tỉnh và ngoài tỉnh về lợn thương phẩm, các con đặc sản có giá trị. Và quy hoạch khu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nông sản thực phẩm cảu địa phương. Khuyến khích nghề chế biến các cơ sở vận tải dịch vụ để tiêu thụ, tạo điều kiện về vay vốn, hành lang pháp lý cho người sản xuất, công ty chế biến kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tạo môi trường liên kết giữa nhà đầu tư và các tác nhân khác ở các thành phố lớn. -Đầu tư ngân sách tạo điều kiện cho khu trung tâm thương mại dịch vụ của xã, có chính sách kêu gọi các bạn hàng lớn về kinh doanh đầu tư tại chợ phục vụ cho khu công nghiệp trong tương lai ở nông thôn tiến tới từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của địa phương đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích việc thu mua và chế biến tại chỗ cho hàng hoá thực phẩm chăn nuôi. 2.4- Đẩy mạnh liên kết 4 nhà: 2.4.1- Nhà nông với nhà khoa học. Liên kết với sở thuỷ sản, tủng tâm thú y tỉnh, huyện, thú y xã là cầu nối giúp nông dân. 2.4.2- Nhà nông với nhà nước. -Tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, các dự án đầu tư hỗ trợ, các chương trình khuyến nông phục vụ phát triển sản xuất chăn nuôi. -Lập các dự án vay vốn hỗ trợ việc làm của ngân hàng chính sách xã hội. -Quan hệ với sở thương mại xin hỗ trợ dự án và hỗ trợ việc giới thiệu sản phẩm truyền thống của địa phương với bạn hàng. 2.4.3- Nhà nông với nhà doanh nghiệp. -Thiết lập mối quan hệ với các công ty cung ứng thức ăn gia súc gia cầm thuỷ sản, các con giống mới hiệu quả có giá trị. -Ký kết hợp đồng đối với các công ty XNK của tỉnh và ngoài tỉnh thành phố Hải Phòng có sự quan tâm của chính quyền đảm bảo thực hiện nghiêm túc trong hợp đồng thu mua tiêu thụ. 3-Giải pháp tiêu thụ. Để tiêu thụ thực phẩm trong chăn nuôi, phải chủ động liên kết với nhà máy chế biến của tỉnh Thái Bình và thành phố Hải Phòng đối với gia súc như lợn hướng lạc, khuyến khích tạo điều kiện phát triển chăn nuôi đặc biệt là về chế biến tiêu thụ thực phẩm. Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện về đất đai, về vốn vay, hành lang phát lý cho các hộ nông dân , công ty tư nhân về sản xuất kinh doanh, chế biến avf tiêu thụ thực phẩm. 3.4-Chế độ thi đua khen thưởng Cấp uỷ, chính quyền phát động thi đua, phát triển kinh tế ở mỗi cấp mỗi ngành hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, đồng thời tổng kết rút kinh nghiệm, bổ xung vai trò chỉ đạo, động viên khen thưởng các đơn vị cá nhân làm tốt, phê phán các cá nhân đơn vị chỉ làm khiếu nệ IV/- Kiến nghị và đề xuất. Để thực hiện tốt việc phát triển chăn nuôi có hiệu quả theo hướng tập trung ở các vùng chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả về trồng trọt. -Đối với cấp trên: Nhà nước có cơ chế chính sách đầu tư cho các hộ đồng bộ công bằng để khuyến khích các hộ chú trọng, các thủ tục hành chính thuận lợi hơn để cấp dưới thực hiện không gây khó khăn ở cơ sở. -ổn định về giá cả vật tư đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. -Tăng cường hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân bằng nhiều hình thức.. -Có chính sách thu mua sản phẩm cho nông dân. -Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm ở địa phương. *Đối với địa phương. -Thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm các hoạt động dịch vụ, môi trường, thú y ở cơ sở. Kết luận: Phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là một nghị quyết nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt chuyển đổi dần sang phát triển chăn nuôi trong điều kiện hiện nay và lâu dài đối với một tỉnh nông nghiệp. Vì vậy Thái Bình nói chung, địa phương nói riêng sẽ đi lên từ kết quả thực tiến từ mảnh đất quê hương mình. Phát triển kinh tế trong chăn nuôi tạo điều kiện cho phát triển các ngành nghề dịch vụ, các cơ sở xí nghiệp, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu đời sống con người trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân tích cực phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng suất, chất lượng chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế, đưa nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển một cách toàn diện và bền vững, tạo cho nền công nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho lao động dưa thừa có việc làm thường xuyên tăng thu nhập cho các hộ gia đình, từng bước phân hoá lao động, áp dụng tiến hộ KHKT vào sản xuất đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp với truyền thống cách mạng của nông dân Quỳnh Hồng nói riêng, nông dân Thái Bình nói chung. Cùng với sự đoàn kết nhất trí của cán bộ và nhân dân trong xã với phong trào thi đua làm giàu chính đáng nhất định Quỳnh Hồng sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết 12 của Tỉnh uỷ về phát triển chăn nuôi. Liên hệ bản thân: Qua quá trình thực tập tại địa phương bản thân đã được các đồng chí lãnh đạo địa phương nhiệt tình cung cấp số liệu cần thiết và thể hiện tốt mối quan hệ của xã đối với nhà trường, sự hướng dẫn kịp thời về nội dung chuyên đề của các thầy cô giáo, sự tích luỹ kiến thức lý luận và những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn vì vậy trong quá trình thực tập em đã cố gắng đi sâu tìm tòi học hỏi, trau dồi kiến thức. Là chức danh cán bộ uỷ viên UBND xã, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng chính quyền cử đi học. Trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường được các thầy cô giáo tận tâm truyền lại những kiến thức để trang bị cho bản thân bước vào cuộc sống học tập, công tác. Trong suốt quá trình học tập và viết báo cáo tốt nghiệp qua quá trình tìm hiểu và thu nhập số liệu em thấy nếu như nhận thức về lý luận không gắn với thực tiễn thì hiệu quả thu được sẽ không đạt theo yêu cầu mong muốn và sẽ không bền vững nếu như không biết vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học cho phù hợp thực tế. Đây là vấn đề quan trọng không thể thiếu được đối với mọi việc và mọi người. Trong nền kinh tế thị trường và đất nước đang chuyển mình cho công cuộc quan trọng đó là hội nhập kinh tế quốc tế, địa phương cũng phải bắt tay vào thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá vì lợi ích chung đó là nhu cầu về các loại hàng hoá có chất lượng, trong đó người sản xuất kinh doanh đạt năng suất hiệu quả, đạt giá trị kinh tế và ổn định. Để hoàn thành nội dung chuyên đề này có sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Qua chuyên đề báo cáo chắc chăn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô giáo bổ sung để giúp em trong quá trình công tác sẽ được tốt hơn Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo, cô giáo trường CĐ KTKT Thái Bình cùng chính quyền địa phương. Tình huống kinh tế. Năm 2004 và năm 2005 cùng với các địa phương trong cả nước do điều kiện về khí hậu thời tiết, chăn nuôi gia cầm, thủy cầm của các hộ gia đình đặc biệt là các chủ trang trại, gia trại có lúc có nơi còn lo lắng đối với dịch cúm H5N1 ảnh hưởng đến tư tưởng phát triển chăn nuôi. UBND xã - HTX và ban thú y của xã thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền và tổ chức tiêm phòng dịch cúm cho đàn gia cầm trong toàn xã, do còn một số tác động như các hộ thiếu sự quan tâm chăm sóc ăn uống dẫn đến gia cầm chết đói dần, mọi người hoang mang chưa rõ chết do nguyên nhân gì . Trước tình hình đó UBND xã chỉ đạo kiểm tra thực tế gia cầm chất là do đói và rét. Tuy nhiên địa phương không có hộ nào có gia cầm nhiễm vi rút H5N1. Kết quả tuy có dịch cúm nhưng sau khi dịch chấm dứt đàn gia cầm đã từng bước được khôi phục và cho thu nhập tương đối so với những năm không có dịch. Đây là tình huống cho thấy sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ Đảng chính quyền và các bộ phận được nhân dân tin tưởng qua kết quả của việc phòng dịch bệnh. Lời cảm ơn Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, bản thân được sự giúp đỡ của cô giáo Viên Thị An – Khoa KT của nhà trường đã giúp tôi nhiều trong quá trình tìm hiểu xây dựng và phát triển chuyên đề. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo trong khoa kinh tế và các thầy cô giáo trong nhà trường đã trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản trong những năm học tại trường để bản thân có khả năng hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ – Uỷ ban nhân dân các hộ gia đình đã giúp tôi tạo môi trường thực tập tốt nhất và tham gia đóng góp cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này và cảm ơn tất cả các bạn trong tổ lớp giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo. Do thời gian tiếp cận nghiên cứu còn hạn hẹp, mặt khác lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các đồng chí. Tôi xin chân thành cảm ơn ./. Quỳnh Hồng, ngày 24 tháng 8 năm 2006 Sinh viên Đào Duy Thuyết nhận xét của đơn vị thực tập nhận xét của giáo viên hướng dẫn danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình chiến lược kinh doanh – Trường Đại học kinh tế quốc dân Giáo trình Marketting – trường đại học kinh tế quốc dâ Giáo trình chiến lược kinh doanh – Viện đại học mở Hà Nội. Giáo trình về kinh tế nông nghiệp Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội năm 2004 – 2005 của xã Quỳnh Hồng. Báo cáo kết quả thực hiện mô hình chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản của địa phương. Báo cáo của BCH Đảng bộ xã Quỳnh Hồng nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7766.doc
Tài liệu liên quan