Đề tài Vị thế đồng Đôla qua các thời kì

Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Theo thời gian, cán cân thanh toán giữa các quốc gia đã có sự thay đổi, sự dịch chuyển của các dòng tài chính trên thế giới cũng có nhiều biến động, trong thực tế ấy, quyền lực quốc tế của đồng tiền các quốc gia cũng có sự thay đổi về vị thế với các đồng tiền khác. Kể từ khi kinh tế Mĩ trở thành đầu tàu của thế giới ( từ sau CTTG 2 đến nay), vị thế của đồng Đôla đã có nhiều sự đổi khác. Từ một tờ giấy bạc của quốc gia, Đôla dần trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế, sức mạnh của đồng Đôla bao trùm gần như toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ thế giới. Thế nhưng, sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế khác cùng với sự suy yếu về mặt kinh tế của nước Mĩ đã khiến cho vị thế đồng Đôla ngày càng biến động. Tính từ tháng 3/2009, đồng Đôla đã mất giá 16% và từ 2002 là 20%, tuy vậy theo diễn biến gần đây nhất từ nền kinh tế lớn nhất thế giới thì xu hướng đồng Đôla mất giá đang hiện hữu. Các nước đang theo dõi mọi biến động của đồng Đôla, nhiều kịch bản được đưa ra, liệu đồng Đôla có mất đi vị thế tuyệt đối của mình? Liệu đồng tiền nào có thể thay thế được vai trò lịch sử to lớn của đồng Đôla, liệu nền kinh tế nào có thể đủ tiềm lực biến đồng tiền quốc gia mình thành đồng tiền quốc tế? .Có những liên minh tiền tệ ra đời ( EU), có đồng tiền dự trữ mới SDR, có những đồng tiền đang cố gắng hết sức để thể hiện vị thế của mình (CNY) .nhưng đồng Đôla trên thực tế vẫn đang thao túng thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Vậy đồng Đôla sẽ đi về đâu? Nhận thấy đây là một đề tài hay, có tính thời sự, nhóm 1 lớp Tài chính quốc tế đã cùng nhau thảo luận, tìm tài liệu để cho ra mắt: “ Vị thế đồng Đôla qua các thời kì”. Do thời gian tìm hiểu có hạn, chắc hẳn còn nhiều điều chưa đề cập đến nhóm chỉ xin đưa ra cái nhìn chủ quan của mình để các bạn cùng thảo luận và xem xét. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Kết cấu bài luận: I. Mở đầu II. Đồng Đôla qua các thời kỳ 1. Lịch sử hình thành đồng Đôla 2. Đồng Đôla trong chế độ bản vị vàng 3. Đồng Đôla giữa 2 cuộc thế chiến 4. Đồng Đôla trong chế độ Bretton Woods (1944-1973) 5. Vị thế đồng Đôla từ năm 1973 đến nay 6. Tổng kết và dự báo III. Vị thế đồng Đôla trong nền kinh tế Việt Nam 1. Vị trí, vai trò của đồng Đôla tại Việt Nam. 2. Sự đôla hóa trong nền kinh tế Việt Nam. 3. Sự biểu hiện của tình trạng Đôla hóa trong nền kinh tế.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vị thế đồng Đôla qua các thời kì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Theo thời gian, cán cân thanh toán giữa các quốc gia đã có sự thay đổi, sự dịch chuyển của các dòng tài chính trên thế giới cũng có nhiều biến động, trong thực tế ấy, quyền lực quốc tế của đồng tiền các quốc gia cũng có sự thay đổi về vị thế với các đồng tiền khác. Kể từ khi kinh tế Mĩ trở thành đầu tàu của thế giới ( từ sau CTTG 2 đến nay), vị thế của đồng Đôla đã có nhiều sự đổi khác. Từ một tờ giấy bạc của quốc gia, Đôla dần trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế, sức mạnh của đồng Đôla bao trùm gần như toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ thế giới. Thế nhưng, sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế khác cùng với sự suy yếu về mặt kinh tế của nước Mĩ đã khiến cho vị thế đồng Đôla ngày càng biến động. Tính từ tháng 3/2009, đồng Đôla đã mất giá 16% và từ 2002 là 20%, tuy vậy theo diễn biến gần đây nhất từ nền kinh tế lớn nhất thế giới thì xu hướng đồng Đôla mất giá đang hiện hữu. Các nước đang theo dõi mọi biến động của đồng Đôla, nhiều kịch bản được đưa ra, liệu đồng Đôla có mất đi vị thế tuyệt đối của mình? Liệu đồng tiền nào có thể thay thế được vai trò lịch sử to lớn của đồng Đôla, liệu nền kinh tế nào có thể đủ tiềm lực biến đồng tiền quốc gia mình thành đồng tiền quốc tế?...Có những liên minh tiền tệ ra đời ( EU), có đồng tiền dự trữ mới SDR, có những đồng tiền đang cố gắng hết sức để thể hiện vị thế của mình (CNY)….nhưng đồng Đôla trên thực tế vẫn đang thao túng thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Vậy đồng Đôla sẽ đi về đâu? Nhận thấy đây là một đề tài hay, có tính thời sự, nhóm 1 lớp Tài chính quốc tế đã cùng nhau thảo luận, tìm tài liệu để cho ra mắt: “ Vị thế đồng Đôla qua các thời kì”. Do thời gian tìm hiểu có hạn, chắc hẳn còn nhiều điều chưa đề cập đến…nhóm chỉ xin đưa ra cái nhìn chủ quan của mình để các bạn cùng thảo luận và xem xét. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Kết cấu bài luận: Mở đầu Đồng Đôla qua các thời kỳ Lịch sử hình thành đồng Đôla Đồng Đôla trong chế độ bản vị vàng Đồng Đôla giữa 2 cuộc thế chiến Đồng Đôla trong chế độ Bretton Woods (1944-1973) Vị thế đồng Đôla từ năm 1973 đến nay Tổng kết và dự báo Vị thế đồng Đôla trong nền kinh tế Việt Nam Vị trí, vai trò của đồng Đôla tại Việt Nam. Sự đôla hóa trong nền kinh tế Việt Nam. Sự biểu hiện của tình trạng Đôla hóa trong nền kinh tế. NỘI DUNG Lịch sử đồng Đôla: Như các bạn đã biết, nước Mỹ được thành lập vào năm 1776, tuy nhiên, đồng Đôla đã xuất hiện từ năm 1690. Chính quyền vịnh Massachusetts lần đầu tiên sử dụng tiền giấy để thanh toán các khoản chi phí cho quân đội, và đồng tiền này nhanh chóng được sử dụng ở các nước thuộc địa lân cận. Tuy nhiên, vương quốc Anh đưa ra rất nhiều điều luật kiểm soát việc sử dụng đồng tiền này rồi tiến tới cấm hẳn sử dụng chúng. Đồng tiền chung được đưa ra tại Đại hội châu lục năm 1775 song đồng tiền này cũng không tồn tại lâu do không đủ tiềm lực tài chính và dễ bị làm giả.Năm 1785, đồng Đôla trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ cùng với sự ra đời của ngân hàng quốc gia đầu tiên, ngân hàng Bắc Mỹ. Để hỗ trợ cho cuộc nội chiến Nam – Bắc, tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đưa vào hệ thống tiền giấy bạc xanh vào năm 1861, việc in ấn đồng tiền này được áp dụng một số kỹ thuật đặc biệt như in dấu kho bạc và khắc chữ kí để chống làm giả. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát, việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, thậm chí đến năm 1960, lượng Đôla phát hành chỉ chiếm 1% tổng lượng tiền lưu thông trong nước. Việc giám sát in tiền của Ngân hàng quốc gia được giao cho Kho bạc nhà nước vào năm 1863, sau khi quốc hội Mỹ thống nhất lại hệ thống ngân hàng trong nước. Điều này đã trao cho các ngân hàng quyền phát hành tiền và cho phép họ mua trái phiếu chính phủ dễ dàng hơn. Đạo luật dự trữ liên bang năm 1913 đã tạo ra một ngân hàng trung ương và tổ chức hệ thống ngân hàng quốc gia có thể theo kịp nhu cầu thay đổi tài chính của đất nước. Cục dự trữ liên bang Mỹ cho ra đời loại tiền tệ mới là tiền giấy dự trữ liên bang, được in ra lần đầu tiên dưới dạng đồng 10 Đôla Mỹ. Kích thước của đồng tiền này sau đó được giảm đi 30% để tiết kiệm chi phí in tiền. Tới năm 1996, việc in tiền được áp dụng rất nhiều kĩ thuật mới tiên tiến hơn để ngăn chặn việc làm giả tiền. Đồng Đôla đã được thông qua và trong một số trường hợp được sử dụng như là đồng tiền chính thức tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều quốc gia sử dụng Đôla Mỹ như đơn vị tiền tệ quốc gia, đó là: Đông Timor, Ecuador, El Salvador, … Đồng Đôla trong thời kì bản vị vàng. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới vận hành dưới chế độ bản vị vàng. Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng (1880-1914), hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động một cách ổn định và hợp tác giữa các nước trong các khu vực và trên thế giới. Dưới chế độ này, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Đồng tiền của một nước có thể trao đổi với một đồng tiền khác với một tỷ lệ không đổi, tùy thuộc vào giá trị của từng đồng tiền với vàng. Trong chế độ bản vị vàng, đổng bảng Anh là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất. Có thể nói, vàng được chính phủ các nước dùng chính thức và khu vực tư nhân sử dụng đồng bảng để thực hiện những chức năng tiền tệ. Do đặc điểm của chế độ bản vị vàng là tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắc ngang giá vàng, tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng nên hành động kinh doanh chênh lệch tỷ giá làm tăng cung bảng Anh trên thị trường ngoại hối ,dẫn đến bảng Anh giảm giá. Do Bảng Anh định giá cao nên các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ thanh toán nhập khẩu từ Anh bằng cách vận chuyển vàng sang Anh ,và các nhà nhập khẩu Anh sẽ thanh toán nhập khẩu từ Mỹ bằng cách chuyển bảng Anh ra Đôla Mỹ. Từ đó, có thể thấy trong thời kỳ này đồng Đôla Mỹ chỉ có vai trò là đồng bản vị của Mỹ, được định giá so với vàng thấp và giao dịch trên thị trường quốc tế rất hạn hẹp. Đồng Đôla giữa 2 cuộc thế chiến: Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng và sự suy yếu của đồng bảng Anh Năm 1914, CTTG I nổ ra, chế độ bản vị vàng sụp đổ. Các nước chấm dứt việc tự do chuyển đổi tiền giấy ra vàng, chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi giữa các đồng tiền. Để tài trợ cho chiến tranh, các nước châu Âu thực hiện chính sách phát hành thêm tiền, điều này khiến cho lạm phát tăng cao, giá trị các đồng tiền lớn ở châu Âu(cụ thể là đồng bảng Anh) lâm vào tình trạng mất ổn định. Trong thời kì này, kinh tế Anh ngày càng tụt hậu, kim ngạch xuất khẩu tụt giảm, Anh từ trở thành con nợ của Mỹ, mất sức mạnh quân sự và hệ thống thuộc địa rộng lớn. Cùng với đó, nền kinh tế Mĩ ngày càng phát triển, không bị tổn thất do chiến tranh, dự trữ vàng tăng, cán cân thương mại ngày càng thặng dư, đồng Đôla hiện diện gần như mọi nơi trên thế giới…Từ 1 đồng tiền quốc gia, đồng Đôla đã vươn lên trở thành 1 đồng tiền mạnh trên thế giới và ngày càng có vai trò to lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế . Tuy vậy, dù bị suy yếu nhưng đồng bảng anh vẫn giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống tiền tệ thế giới lúc bấy giờ.. Giai đoạn 1929-1930, cuộc đại suy thoái diễn ra, sự sụp đổ của hệ thống kinh tế tài chính đã làm cho hệ thống tiền tệ thế giới lâm vào tình trạng rối ren. Sự suy yếu của đồng bảng Anh, sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ đã phân chia hệ thống tiền tệ thế giới thành các liên minh tiền tệ, trong đó khu vực đồng Đôla và đồng bảng Anh là 2 đối trọng lớn, trực tiếp. Như vậy, trong thời kì giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, đồng Đôla có vai trò to lớn trong việc thực hiện các thanh toán quốc tế, tuy vậy, các nước vẫn ưu tiên dùng đồng bảng Anh làm đồng tiền dự trữ. Vai trò của đồng Đôla thời kỳ này dừng lại ở mức là một trong những đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Đồng Đôla trong chế độ Bretton Woods (1944-1973): 4.1. Sự hình thành hệ thống Bretton Woods: Chiến tranh thế giới II đi đến hồi kết, các nước họp bàn lại, phân chia lại thị trường thế giới.Nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi với sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ – đầu tàu mới của kinh tế thế giới. Năm 1944, 44 nước đã họp tại khách sạn Mout Washington – New Hampshire – Mĩ để thoả thuận cho ra đời hệ thống tiền tệ thế giới mới: hệ thống Bretton Woods. Nội dung của chế độ Bretton Woods: Công nhận đồng ĐÔLA là đồng tiền tiêu chuẩn, làm trụ cột cho hệ thống tiền tệ này. ĐÔLA là đồng tiền dự trữ, thanh toán và đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế. Hệ thống tiền tệ thế giới phải được duy trì tỷ giá ổn định, giảm thiểu các rủi ro giao dịch quốc tế cũng như chấm dứt tình trạng phá giá đồng tiền, gây tổn thất cho các nước. Các đồng tiền khác trên thế giới phải niêm yết tỷ giá cố định với đồng ĐÔLA.( biên độ giao động không quá 1%) Các nghiệp vụ về vàng được thực hiện với quy định 35 ĐÔLA = 1 ounce vàng. ĐÔLA được tự do chuyển đổi ra vàng với tỷ lệ này. Ngân hàng TW các nước thành viên phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ lệ này. Hội nghị thành lập 2 tổ chức quốc tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế(IBRD) còn gọi là World Bank.(WB). Nhiệm vụ của IMF là giám sát các nước hoạt động theo nguyên tắc của Bretton Woods, còn WB là tham gia vào công cuộc tái thiết châu Âu sau đại chiến TG II, huy động vốn từ các nước giàu, cho nước nghèo vay với ưu đãi lãi suất. 4.2. Đồng Đôla Mĩ vươn lên thống trị hệ thống tiền tệ thế giới: Đôla là đồng tiền duy nhất được quy đổi trực tiếp ra vàng. Giá trị của các đồng tiền khác phải dựa trên tỷ giá với đồng Đôla. Đôla là đồng tiền dự trữ của các quốc gia trên thế giới, là phương tiện thanh toán của thương mại quốc tế. Mọi quan hệ tài chính, tiền tệ trên thế giới thời kỳ này đều gắn với đồng Đôla. Như vậy, đồng Đôla từ một đồng tiền quốc gia đã vươn lên trở thành một đồng tiền quốc tế, vai trò to lớn của đồng Đôla được khẳng định một cách mạnh mẽ trong chế độ Bretton Woods. Đôla bao trùm mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mọi quan hệ kinh tế, tài chính quốc tế trên thế giới thời kì này. 4.3. Lý do Bretton Woods chọn lựa đồng Đôla là đồng tiền dự trữ, trao đổi , thanh toán quốc tế: Sau chiến tranh TG II, kinh tế Mĩ phát triển thần kì, nhanh chóng khẳng định vị thế số 1, là đầu tàu kinh tế của thế giới, đóng góp 1 nửa năng lực sản xuất của toàn thế giới. Mĩ trở thành nhà máy, nhà xuất khẩu máy móc thiết bị, hàng hóa lớn nhất. Khách hàng của Mĩ là tất cả các nước trên thế giới. Mĩ thể hiện vai trò quốc tế to lớn khi tham gia viện trợ tích cực, góp phần tái thiết các nước thua trận trong chiến tranh ( kế hoạch Marshall), thông qua đó mở rộng thị trường, phân phối hàng hoá Mĩ trên khắp thế giới, phát triển, phân phối đồng Đôla ra phạm vi trên toàn thế giới. Cán cân thương mại của Mĩ luôn thặng dư, các nước khác nhập khẩu hàng của Mĩ, khiến cho nhu cầu sử dụng Đôla trên khắp thế giới tăng lên. - Thời kì này, dự trữ vàng của Mĩ liên tục tăng, kho vàng dự trữ của Mĩ chiếm khoảng 75% tổng dự trữ vàng trên thế giới, điều này đảm bảo cho sức mạnh tuyệt đối của đồng Đôla. 4.4. Lí do sụp đổ của hệ thống Bretton Woods: Giải thích cho lí do sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng theo suy nghĩ của người viết có hai nguyên nhân quan trọng nhất, quyết định nhất đó là: sự mất lòng tin của các nước với đồng Đôla và Bretton Woods đã thiếu đi một cơ chế giám sát, quản lí, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền các nước với đồng Đôla hay nói cách khác Bretton Woods chỉ là một thỏa thuận mà thiếu đi một cơ chế pháp lí để giải quyết những vấn đề phát sinh. Lòng tin vào đồng Đôla suy giảm: Các NHTW trên thế giới không còn niềm tin nắm giữ Đôla làm phương tiện dự trữ, lòng tin chỉ còn khi Mĩ cam kết đổi Đôla ra vàng theo đúng tỉ lệ 35USD= 1 ounce vàng. Trong khi ngày càng có dấu hiệu Mĩ sẽ không thể đáp ứng yêu cầu này. Dự trữ Đôla ở NHTW ngoài nước Mĩ tăng cao, cán cân thanh toán của Mĩ thâm hụt nặng nề. Khi trữ lượng Đôla ngoài Mĩ lớn hơn rất nhiều trữ lượng vàng của Mĩ khiến cho Mĩ không thể thanh toán tại tỉ giá 35USD=1 ounce vàng.Điều này tác động vô cùng to lớn tới tâm lí của các NHTW ngoài Mĩ về sự giảm giá của đồng Đôla với vàng. Chính vì thế, xu thế đổi Đôla ra vàng để dự trữ trở nên phổ biến, đến lúc Mĩ không đủ khả năng thanh toán vàng thì hệ thống Bretton Woods sụp đổ là 1 điều tất yếu. Bretton Woods thiếu 1 cơ chế mạnh để ổn định tỷ giá đồng tiền các nước: Cán cân thanh toán mất cân đối, các nước chỉ miễn cưỡng nâng giá đồng tiền của mình. Tất nhiên, quyết định nâng giá đồng bản tệ nếu có của các quốc gia đang có thặng dư sẽ không có tác động điều chỉnh tới tình trạng cán cân thanh toán, khiến cho các nước thâm hụt BOP ngày càng thâm hụt nặng nề hơn (cụ thể là Mĩ). Bản thân nước Mĩ không thể phá giá đồng Đôla để cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thanh toán của mình. Điều này làm mất lòng tin vào nền kinh tế Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế đồng Đôla và chế độ Bretton Woods. Các nước khác ngoài Mĩ: khi có thặng dư, các nước không muốn nâng giá đồng tiền của mình vì nó sẽ làm chậm lại nhịp độ phát triển, kiềm chế xuất khẩu, hạn chế sản xuất…Với các nước bị thâm hụt BOP ( ngoài Mĩ), sự phá giá tiền tệ là biểu hiện của trình độ quản lý kém, của một nền kinh tế yếu, mất ổn định…Chính vì thế, các nước ngoài Mĩ không hề có xu hướng thay đổi tỷ giá đồng tiền để hệ thống Bretton Woods đạt được sự ổn định cần thiết. Thời kì này, Mĩ chi cho chiến tranh ở Việt Nam chủ yếu qua phát hành tiền tệ khiến cho đồng Đôla trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Lạm phát tăng lên, tình trạng dư thừa đồng Đôla diễn ra phổ biến, hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ càng khiến tình trạng rối ren của kinh tế Mĩ diễn ra trầm trọng Trong bối cảnh đó, đồng Đôla liên tục mất giá trong thời kì này. Từ 1971-1973, Mĩ tuyên bố phá giá đồng Đôla 2 lần. à Hệ thống Bretton Woods sụp đổ. Vị thế của đồng Đôla từ năm 1973 đến nay 5.1. Đôla index: 1) Sự ra đời của Đôla index: Tháng 3 năm 1973,các quốc gia lớn nhất thế giới đã ngồi lại với nhau ở thủ đô Washington và tất cả cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Một chỉ số mới được sinh ra để đo giá trị đồng Đôla là USD index. Giá trị khởi đầu của USDX là 100. Chỉ số Đôla đo sự tương quan của Đôla với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới đó là đồng euro (EUR), yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Đôla Canada (CAD), đồng franc Pháp, đồng sek (SEK) Thụy Điển. Tất cả các đồng tiền khác trên thế giới đều theo sát chỉ số Dollar U.S. Chính điều này khiến cho Đôla trở thành công cụ rất tốt để đo sức mạnh toàn cầu của đồng Dollar U.S. 2) Công thức tính USDX: USDX=50.14348112 * EUR/USD………….. Từ năm 1973 đến nay, USD index biến đổi liên tục đáng chú ý nhất là giai doạn tăng giá mạnh 1980 -1985, giai đoạn sụt giảm liên tục từ 2002 đến nay. 5.2. Giá trị đồng Đôla giai đoạn 1980 -1985: 1) Đôi nét về bối cảnh kinh tế Mỹ nhưng năm 1980 -1985: Nền kinh tế phải đối mặt với lạm phát cao: Sự trỗi dậy của khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979, lạm phát bắt đầu gây đau đớn cho nền kinh tế của Mỹ. Lạm phát tăng gấp đôi sau cú sốc dầu mỏ, từ 3,2% một năm lên tới 7,7%, con số lên tới 11,3% năm 1975 và đạt đỉnh vào năm 1980 là 13,5%. Để đương đầu với cơn bão lạm phát, quyết tâm kiềm chế lạm phát của nền kinh tế, Fed đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt trong những năm 1980 -1985. Cụ thể: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker làm chậm lại tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng lãi suất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 11% năm 1979 lên 20% tháng 6 năm 1981, cùng với đó là sự chạm mốc của lãi suất cơ bản là 21,5% vào năm 1982. => Hệ lụy của chính sách tiền tệ đó là nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, đối mặt với một cuộc suy thoái nhẹ. Nền kinh tế lâm vào suy thoái nhẹ: Một cuộc suy thoái nhẹ từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1980 giữ tỷ lệ thất nghiệp cao, mặc dù kinh tế phục hồi nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao lịch sử (khoảng 7,5%). Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng suốt năm 1982, đạt 10% trên toàn quốc, và đạt một đỉnh cao kỷ lục 25% ở Rockford => Để kích thích nền kinh tế, chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhằm đưa nền kinh tế qua khỏi cơn suy thoái. Kết quả: Trong giai đoạn nhưng năm 1980 -1985, Mỹ đã sử dụng đồng thời chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa mở rộng, trái ngược với các nước bấy giờ là áp dụng đồng thời cả chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt. 2) Nguyên nhân sự lên giá của Đôla so với các nội tệ lớn khác: Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng Đôla không ngừng tăng giá. Tỉ giá danh nghĩa cũng như tỉ giá thực của Đôla tăng gần 50%. Nguyên nhân chính gây nên sự lên giá mạnh mẽ của đồng Đôla đó là việc áp dụng chính sách tài khóa mở rộng của chính phủ. Chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích cầu để đưa nền kinh tế ra khỏi đà suy thoái. Chính sách tài khóa quá mức cộng hưởng với chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho mức lãi suất thực của Mỹ cao hơn của Châu Âu. Hệ quả là dòng vốn ồ ạt chảy vào nước Mỹ, cầu Đôla tăng vọt. Chính điều đó đã làm đồng Đôla tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. 3) Hiệp định Plaza: Sự lên giá của Đôla khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng nội địa so với hàng nhập khẩu giảm đi cùng với đó là sự thu hẹp của ngành suất khẩu => Cán cân vãng lai của Mỹ xấu đi rõ rệt. Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, Mỹ đã thực hiện áp dụng các biện pháp bảo hộ nhằm chống đỡ hàng hóa nước ngoài. Sự hạn chế thương mại này đã bắt các nước bên ngoài lên tiếng can thiệp. Cuối cùng các nước đã ngồi lại với nhau nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua hiệp định Plaza. Tại hiệp định, các nước đã cam kết với nhau chặt chẽ để khiến đồng Đôla giảm giá. Để làm điều này các chính phủ đã mua mark, yên và bán dollar ra. Sau hiệp định Plaza, sự hành động của các chính phủ đã khiến cho dollar giảm giá liên tục theo chiều thẳng đứng suốt trong những năm 1986. Và đến năm 1987, tại hiệp định Louvre, các nước đặt ra mục tiêu duy trì tỉ giá Đôla với mark và yên trong biên độ 5%. Sau hiệp định Louvre, tỉ giá được duy trì tương đối ổn định. Giá trị của đồng Đôla từ năm 2002 đến nay 1) Sự sụt giảm mạnh của đồng Đôla và sự suy yếu về vị thế Sau sự kiện 11/9/2001 tới nay đồng Đôla liên tục mất giá và chạm đáy vào năm 2009. Nếu tính từ năm 2002 tới nay thì đồng Đôla đã mất giá tới trên 20%. Trong quãng thời gian này đồng Đôla giảm giá kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng như các đồng tiền của châu Á. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2007 đồng Đôla đã mất giá khoảng 17%. Quãng thời gian năm 2007 có thể xem là năm đáng quên của nền kinh tế Mĩ khi mà nước này là khởi nguồn cho cuộc khủng hoàng tài chính - tiền tệ toàn cầu, đồng Đôla xuống dốc không phanh và hậu quả nặng nề để lại với nền kinh tế số 1 thế giới cho tới giờ. Từ tháng 7 tới tháng 9/2007 đồng Đôla giảm giá 5.4% so với đồng euro và 6,8% so với đồng yên của Nhật Bản. Sự xuống dốc không phanh này thực sự đạt đến những dấu mốc đáng nhớ khi đồng euro đã tăng tới mức 1 euro đổi được 1,48 Đôla, đồng đola Canada(CAD) đã tăng lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ qua khi đạt mức 1 CAD xấp xỉ 1,05 Đôla. Đồng Bảng Anh tăng lên 2,0317 Đôla/Bảng mức cao nhất từ năm 1981. Trên các thị trường Châu Á đồng Đôla liên tục bị mất giá so với đồng baht và đạt ngưỡng 34 baht/Đôla- mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998. Đồng peso của Philippines cũng lên giá cao nhất trong 8 năm qua và đồng dollar Singapore đạt mức cao nhất trong 1 thập kỉ nay. Các đồng tiền khác của châu Á cũng tăng giá so với đồng Đôla như đồng won Hàn Quốc, đồng rupee của Ấn Độ hay đồng dollar Đài Loan. Đồng Nhân dân tệ với ngầm định neo vào giá trị đồng Đôla nhưng tới năm 2005 khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng sự quản lý của mình tới tỷ giá lập tức làm tăng giá đồng Nhân dân tệ. Đồng đôla Australia cũng lên giá đạt 0,9023 USD/AUD mức cao nhât trong 23 năm qua. 2) Nguyên nhân sự mất giá của đồng Đôla. Có thể nói giai đoạn từ sự kiện 11/9/2001 tới nay là 1 quảng thời gian đầy biến động với nền kinh tế Mĩ với các biến động tiêu biểu như mức thâm hụt ngân sách ngày càng lớn của Chính Phủ Mĩ, chính sách lãi suất và mức độ phát triển khác nhau của các nước trên thế giới, thâm hụt cán cân thương mại và chính sách kiểm soát tiền tệ…..Tất cả các biến động đối với nước Mĩ đó đều ít hay nhiều góp phần làm đồng Đôla mất giá trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Chính phủ Mĩ đã trực tiếp tác động mạnh làm mất giá đồng Đôla. Kể từ sau sự kiện 11/9/2001 nước Mĩ đã phải chi ngân sách khổng lồ cho cuộc chiến tại Trung Đông cũng như cuộc chiến chống khủng bố nhắm vào nước Mĩ. Thời điểm năm 2007 cũng là 1 dấu mốc quan trọng làm ngân sách của nước Mĩ càng thêm thâm hụt trầm trọng khi mà nước Mĩ là khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, sau đó đã lan tỏa ra tất cả các nước khác trên thế giới. Chính phủ Mĩ buộc phải thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 700 tỷ Đôla của Tổng thống Obama để cứu trợ và hạn chế những tác động tiêu cực quá mức nền kinh tế Mĩ có thể vướng phải. Mở rộng chính sách tài khóa quá mức và sự mất uy tín của Mĩ trên trường quốc tế đã trực tiếp làm mất giá đồng dollar. Đồng dollar của Mĩ đã liên tục phải chịu sức ép trong những năm qua cũng do sự mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai của Mĩ. Những lo ngại trong lĩnh vực cho vay tín dụng yếu (hậu quả từ cuộc khủng hoảng) đã gây tác động tiêu cực với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vấn đề mất cân bằng cán cân thanh toán là vẫn đề lớn với nhiều nước trong quãng thời gian qua. Theo nguồn từ IMF thì cán cân thương mại của nước Mĩ đã bị thâm hụt tới 6%GDP vào năm 2006-mức cao kỉ lục với Mĩ trong khi đó một số nước châu Á mà tiêu biểu như Nhật Bản và Trung Quốc lại có thặng dư cán cân thương mại,con số này của Nhật ước đạt 3,9%GDP còn của Trung Quốc đạt khoảng 9,4%GDP. Xu hướng thâm hụt cán cân thương mại của Mĩ trong thời gian qua đã tác động làm giảm giá trị đồng dollar. Một tác động khác tới giá trị đồng dollar không thể không kể đến đó là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Đồng dollar yếu đã kích thích luồng tiền từ nước ngoài chảy vào Mĩ. Nhờ vào việc đồng euro mạnh nên các doanh nghiệp thuộc khối sử dụng đồng euro và Anh tăng cường mua lại và chuyển hướng đầu tư vào các doanh nghiệp Mĩ. Từ năm 2000 khi người ta đề cập đến vấn đề đống euro yếu thì châu Âu đã đầu tư vào Mĩ 125 tỷ Đôla dưới dạng FDI. Tới năm 2006 con số này giảm xuống còn 122 tỷ Đôla trong 6 năm 2007 mới có 12.1 tỷ Đôla được đầu tư vào Mĩ. Ở chiều hướng ngược lại, luồng FDI từ Mĩ chảy sang châu Âu tăng từ 77 tỷ Đôla vào năm 2000 lên 127 tỷ Đôla vào năm 2006 và trong 6 tháng đầu năm 2007 con số này cũng lên đến 87 tỷ Đôla. Cùng với việc cán cân thanh toán của Mỹ bắt đầu thâm hụt từ những năm 1980 (từ thời tổng thống Ronald Reagan) làm cho đồng Đôla càng chịu thêm nhiều áp lực. Đồng Đôla giảm giá cũng có 1 phần là do sự nổi lên của các nền kinh tế của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc vẫn đươc biết đến như là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ cùng với đó là kho dự trữ ngoại tệ mà đặc biết trong đó là lượng dự trữ Đôla khổng lồ. Chính vì vậy việc Trung Quốc tuyên bố muốn đa dạng hóa và thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình cũng gây ra 1 tác động không hề nhỏ đến đồng Đôla. Kể từ năm 2007, FED liên tục hạ mức lãi suất với đồng Đôla cũng là 1 trong những nguyên nhân tiêu biểu . Các “dòng tiền nóng” ngày nay liên tục chu chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu được nắm lấy tỷ suất sinh lời cao hơn. Việc nền kinh tế Mĩ vừa mắc phải cuộc khủng hoảng trầm trọng và FED giảm lãi suất của dollar rõ ràng đã làm đồng Đôla có mức sinh lời thấp hơn các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới dẫn đến việc các nhà đầu tư liên tục chuyển Đôla sang các đồng tiền khác để thu lãi suất cao hơn. Mặc dù vậy theo quan điểm của các nhà kinh tế vĩ mô thì các nguyên nhân trên chưa thể giải thích hết được lý do cho vấn đề này. Quan điểm của IMF và Bộ trưởng Tài chính các nước G7 cho rằng việc định giá quá thấp của đồng Nhân dân Tệ mới là nguyên nhân chính cho việc đồng Đôla giảm giá trên thị trường ngoại hối. Đồng Nhân dân Tệ được định giá quá thấp đã khiến cho xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chóng mặt cùng với đó là sự tăng lên về quy mô của kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Không những vậy, vấn đề đó còn tác động lên không chỉ cán cân thương mại của các nước mà đặc biệt là Mĩ (thị trường cực kỳ to lớn của Trung Quốc) mà còn tác động tới cả các vấn đề xã hội của các nước này, như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là ví dụ điển hình nhất cho vấn đề này. Mặc dù nhận được rất nhiều phản ứng không ủng hộ từ các nước bên ngoài nhưng Trung Quốc vẫn muốn giữ tỷ giá đồng Nhân dân Tệ với đồng dollar cố định là vì 2 lí dó có thể kể đến là: Nếu tỷ giá tiếp tục như giai đoạn từ năm 1995-2004 sẽ là yếu tố thuận lợi cho chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá cả trong nước của đất nước này nhất là giai đoạn 2009-2010 Trung Quốc phải dùng đến gói cứu trợ kinh tế lên tới 586 tỷ Đôla cho nền kinh tế Và 1 lí do nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là kho dự trữ quốc tế khổng lồ của Trung Quốc sẽ được an toàn hơn. Rõ ràng chính sách này của Trung Quốc đã làm cho cán cân thương mại của Mỹ càng khó khắn hơn để tránh khỏi tình trạng thâm hụt kéo dài. Tổng kết và dự báo Trước các vấn đề đã đặt ra và đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi đồng dollar mặc dù vẫn giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống tiền tệ thế giới, nhưng lại liên tục giảm giá trị so với các đồng tiền chủ chốt khác đã đặt ra cho chúng ta 1 câu hỏi lớn về vị thế của đồng Đôla trong giai đoạn tiếp theo sẽ như thế nào. Để có thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này là 1 vấn đề rất khó thực hiện được, nhưng theo những kiến thức ít ỏi đã có được nhóm chúng em nhận thấy có 1 số các vấn đề tiêu biểu có thể kể đến để làm rõ cho vấn đề này như sau: Nền kinh tế Mĩ dù đã và đang trải qua một loạt vấn đề trầm trọng nhưng vẫn là nền kinh tế số 1 thế giới, được coi như đầu tầu kinh tế cho các nền kinh tế khác trên thế giới. GDP của Mỹ vào năm 2010 ước đạt 14460 tỷ Đôla chiếm khoảng 25% GDP thế giới trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại khá thập khi chỉ vào khoảng 1,1% Thương mại quốc tế của riêng nước Mĩ đã chiếm 15% toàn thế giới và Mỹ cũng đóng vai trò chính trong việc chu chuyển vốn tư bản quốc tế (phần lớn trái phiếu của chính phủ Mĩ là do người nước ngoài mua è đồng Đôla vẫn chiếm giữ vị thế lớn mạnh Nouriel Roubini, một nhà kinh tế đoạt giải Nobel, dự báo trong trung hạn, Đôla sẽ mất 15-20% giá trị do thâm hụt ngân sách và nợ công cao. Theo TS.Marc Faber thì việc Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) liên tục in thêm tiền cho các chương trình nới lỏng định lượng sẽ khiến Đôla ngày một mất giá, trong khi đó các ngân hàng lại đang cho vay với tổng số tiền lớn hơn GDP nhiều lần. Nhà đầu tư dần xa lánh các khoản đầu tư có liên quan đến Đôla vì các nguyên nhân có thể kể đến từ việc giới quan sát tin rằng lạm phát thực ở Hoa Kỳ hiện nay đang ở mức 8 -9% do giá nhiên liệu và lương thực tăng cao nhưng không được tính vào chỉ số CPI chính thức. Các nhà kinh tế còn lo ngại nếu có thêm chương trình nới lỏng định lượng thứ 3, Hoa Kỳ có thể rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ hiện chỉ đạt 3,5%, trong khi lạm phát đang ở mức 8-9%, cộng với Đôla đang mất dần giá trị Phát biểu trong hội nghị Bretton Woods II mới đây, tỷ phú George Soros - một trong các nhà đầu tư thành công nhất thế giới - nhận định vai trò ngoại tệ dự trữ toàn cầu của Đôla đang giảm dần. Soros cho rằng đã đến lúc cần tìm một đồng tiền khác thay thế Đôla trên thị trường tài chính toàn cầu, bởi lẽ việc đưa Đôla thành ngoại tệ toàn cầu đã lỗi thời. Thực tế cũng cho thấy rằng: tỷ lệ các danh mục đầu tư có liên quan đến Đôla của các ngân hàng trung ương trên thế giới đang giảm dần, từ 70% xuống còn 66% cách nay hơn 2 năm và hiện nay là 61,1%. Thay vào đó, các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư đang nhắm đến các loại tài sản dự trữ khác như vàng hoặc hàng hóa. Các nhà phân tích của Money Morning đưa ra một danh sách các ứng viên có thể soán ngôi Đôla, gồm SDR - quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vàng, dầu mỏ và các loại ngoại tệ khác.Tuy nhiên việc này không phải là 1 việc dễ dàng.Vàng là phương tiện cất trữ giá trị có độ tin cậy cao nhưng để đáp ứng số lượng cần thiết cho các nước là việc khó có thể thực hiên được. Dầu mỏ đang có vai trò rất lớn nhưng hiện nay thì nó vẫn tiếp tục được niêm yết giá bằng đồng Đôla. Người ta nhắc đến đồng Euro và đồng Nhân dân tệ(CNY) như là các ngoại tệ có khả năng nhất để tiếm ngôi của đồng Đôla tuy nhiên khi mà Liên minh tiền tệ châu Âu đang lung lay dữ dội do cuộc khủng hoảng nợ công mới đây và cả những bất đồng lớn trong chính sách tiền tệ giữa Pháp và Đức đến mức khả năng tồn tại của đồng Euro còn bị đặt dấu hỏi lớn thì sẽ là vô cùng khó khăn cho đồng Euro để có thể trở thành vị trí trung tâm trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay; cũng từ thực tiễn đồng Euro đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc dự báo các đồng tiền khu vực sẽ thay thế cho vai trò hiện nay của Đôla. CNY ngày càng được nâng cao vị thế trên trường quốc tế cộng với đó là quy mô lớn của nền kinh tế thứ 2 thế giới làm cho CNY thực sự trở thành đối trọng của USD. Chính phủ Trung Quốc cũng có rất nhiều các chính sách thể hiện tham vọng sẽ đưa CNY lên tầm quốc tế khi mà thử nghiệm việc thanh toán bằng NDT trong buôn bán thương mại của Trung Quốc với các quốc gia nhỏ.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc ông Chu Tiểu Xuyên trong phát biểu tháng 3/2009 đã vạch ra một kế hoạch dài hơi nhằm thay thế đồng Đôla bằng 1 đồng tiền siêu chủ quyền như Lệnh rút vốn đặc biệt(SDR) của IMF và CNY là 1 phần quan trọng trong đó(SDR hiện nay gồm đồng Đôla, Bảng Anh, Yên Nhật và Euro). Dẫu vậy Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều chính sách kiểm soát thị trường vốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nếu quan sát các năm đã qua ta có thể thấy CNY gần như được định giá cố định vào Đôla vì 2 nguyên nhân rõ nhất có thể kể đến đó là vì Trung Quốc muốn tỷ giá là cột mốc trong chính sách tiền tệ nhàm ổn định giá cả hàng hóa nội địa và lý do quan trọng nữa là vì dự trữ quốc tế của Trung Quốc phần lớn là trái phiểu của Chính phủ Mĩ. CNY thực sự chỉ bắt đầu được chú ý trong thời gian gần đây khi mà sự tranh chấp ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, để trở thành đồng tiền mang chức năng đơn vị đo lường hay dự trữ quốc tế như Đôla hiện nay có lẽ cần phải 1 thời gian không ngắn nữa cho CNY. Nền kinh tế Mĩ đối đầu với những thách thức to lớn từ chính sách tiền tệ bất hợp lý và đặc biệt là thâm hụt ngân sách khổng lồ. Trong bản thông báo đưa ra hôm 5/8 (giờ Mỹ), cơ quan thẩm định tài chính quốc tế S&P đã hạ thấp điểm tín nhiệm tín dụng của Mỹ từ 3A (AAA), điểm cao nhất, xuống còn 2A+ (AA+) - trường hợp đầu tiên xảy ra với Mỹ.Trên thang điểm của cơ quan S&P , mức cao nhất 3A được dành cho các nước được cơ quan này đánh giá là đáng tin cậy nhất về khả năng thanh toán các công trái phiếu mà họ phát hành. Từ khi được thành lập vào năm 1941, S&P không bao giờ nghi ngờ về tính ưu việt của nền Tài chính Mỹ và luôn luôn cấp cho Mỹ điểm 3A. Thế nhưng lần này, lòng tin của S&P đã bị sứt mẻ trước cuộc tranh luận gay gắt và dai dẳng giữa hai đảng Cộng hoà và Dân chủ, với một thoả thuận đạt được một cách trầy trật vào giờ chót khi đến sát thời hạn “vỡ nợ kỹ thuật” ngày 2/8. Hơn nữa, theo S&P, thỏa thuận này lại không đủ mạnh để củng cố nền Tài chính Mỹ. Rõ ràng nền kinh tế Mỹ đang mất dần ngôi vua của nó VỊ THẾ ĐỒNG ĐÔLA Ở VIỆT NAM Vị trí, vai trò của đồng Đôla tại Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với quốc tế, hàng loạt các quan hệ kinh tế quốc tế chi phối đang hàng ngày chi phối đến tình hình của nền kinh tế Việt Nam. Đồng Đôla có một vai trò quan trọng trong tiến trình này: Giai đoạn trước năm 1986: Đây là thời kì nền kinh tế Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, quan hệ kinh tế quốc tế còn thu hẹp trong khối các nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc. Quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu là nhận viện trợ, quan hệ hàng hóa tiền tệ bị không được xem xét đánh giá một cách đầy đủ, đồng đôla không có vai trò to lớn trong thời kì này ở Việt Nam. Giai đoạn sau năm 1986: Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có những biến đổi căn bản về chất. Quan hệ hàng hóa tiền tệ được xây dựng, quan hệ thương mại quốc tế rộng mở, Việt Nam thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác chiến lược với tất cả các nước. Trong thời kì này, quan hệ quốc tế sâu rộng về mọi mặt của nền kinh tế đã đặt ra một nhu cầu tất yếu khách quan về một đồng tiền dự trữ, một đồng tiền làm phương tiện thanh toán, trao đổi quốc tế. Cùng với sự tan rã, sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngay sau thời gian đó, vị thế quốc tế của đồng ĐÔLA đã xâm nhập vào Việt Nam, phát huy ảnh hưởng to lớn và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế . Sự Đôla hóa trong nền kinh tế Việt Nam Đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam đang diễn ra tình trạng Đôla hóa không chính thức: Đôla hóa tài sản, Đôla hóa thanh toán, Đôla hóa trong niêm yết giá cả hàng hóa dịch vụ và Đôla hóa trong tiền gửi tiết kiệm. Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ Đôla hóa là tỷ lệ tiền gửi bằng Đôla trên tổng khối tiền tệ M2: tiền gửi thanh toán, tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn. Theo định nghĩa của IMF, một quốc gia lâm vào tình trạng Đôla hóa khi tỷ lệ FCD/M2 lớn hơn 30%. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam chưa đạt đến ngưỡng này. Tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam và Trung Quốc: Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Tuy nhiên, tại sao ta lại có thể khẳng định ở Việt Nam tình trạng Đôla hóa đang diễn ra một cách khá nghiêm trọng? Tỷ lệ này chỉ cho phép đo lường lượng dollar gửi trong các ngân hang mà không thấy hết được lượng dollar mà dân chúng đang nắm giữ. Tuy tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam chưa đến 30% nhưng tỷ lệ dùng ĐÔLA để thanh toán đã đạt đến ngưởng 30%, trong điều kiện hệ thống tín dụng của Việt Nam chưa phát triển, các phương thức thanh toán qua các tổ chức tín dụng chưa phổ biến thì tỷ lệ thanh toán trực tiếp bằng ĐÔLA đạt đến ngưỡng 30% là đáng báo động. Tỷ lệ FCD/M2 ở Việt Nam không thật sự cáo nhưng theo số liệu của một số ngân hàng lớn (Vietcombank) thì tỷ lệ tiền gửi bằng ĐÔLA đã vượt ngưỡng 40% so với tổng tiền gửi tiết kiệm. Sự biểu hiện của tình trạng Đôla hóa trong nền kinh tế Sự hiện diện của đồng Đôla trong cuộc sống thường ngày đã trở nên vô cùng phổ biến, khiến cho dân cư đôi lúc nhầm tưởng chúng ta đang sử dụng cùng lúc hai đồng tiền: VND và USD, đồng Đôla được coi như thay thế một cách hoàn hảo cho đồng tiện nội tệ. - Dùng Đôla để niêm yết giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước diễn ra phổ biến với những hàng hóa dịch vụ có giá trị lớn. Với việc ban hành nghị định 95/2011/NĐ-CP về việc xử phạt việc niêm yết giá cả hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ, tình trạng niêm yết bằng Đôla đã giảm nhưng các tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn chấp nhận thanh toán bằng đồng Đôla. - Đôla hóa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trong các NHTM. Tỷ lệ tiền gửi bằng Đôla tăng mạnh, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát khoảng 16-17% như hiện nay. Từ năm 1988, các NHTM được phép nhận tiền gửi bằng Đôla, tỷ lệ này luôn giữ được một mức khá cao đến ngày nay. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ gần đây có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng tín dụng ngoại tệ lại có xu hướng gia tăng. Thực tiễn đã chứng minh, những người có thu nhập cao, những người giàu có, có tiềm lực tài chính ở Việt Nam đều không sẵn lòng nắm giữ VND, sự lựa chọn số một của họ là nắm giữ Đôla hoặc gửi Đôla vào hệ thống ngân hàng. - Trong hoạt động xuất nhập khẩu, 70% số hợp đồng xuất- nhập khẩu của Việt Nam được quy định thanh toán bằng Đôla. - Các hoạt động thanh toán hàng hóa dịch vụ ở Việt Nam được giao dịch bằng đồng Đôla diễn ra phổ biến, có thể nói rằng, ở Việt Nam, đồng Đôla trở thành một đồng tiền vạn năng. - Hoạt động mua bán, trao đổi Đôla tại các thị trường phi chính thức diễn ra liên tục, công khai. Đặc biệt là từ khi chính phủ ban hành Quyết định số 242/1999/TTG quy định doanh nghiệp nhập hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ. Điều này rõ ràng là một cách bắt buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải tìm đến thị trường ngầm vì khả năng đáp ứng của thị trường chính thức là cực kì có hạn và nhờ đó gián tiếp Nhà nước đã tiếp tay để thị trường ngầm phát triển mặc dù nó vẫn bị coi là không hợp pháp. Điều dễ thấy nữa ở đây là, tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do có sự chênh lệch. Sở dĩ có điều này là vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố vẫn mang tính chất chủ quan của NHNN mà chưa phản ánh đúng cung-cầu trên thị trường, các NHTM phải xác định tỷ giá trên tỷ giá công bố này và biên độ dao động cho trước. - Trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam thì đồng Đôla cũng là đồng tiền chính, chủ yếu. Trong các khoản vay quốc tế, đồng Đôla cũng là đồng tiền được vay nhiều nhất. Như vậy, đồng Đôla đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam. Điều này cũng gây ra những tác động tiêu cực không hề mong muốn. Đầu tiên có thể khẳng định đó là vì Việt Nam không phải là đất nước được lời từ Đôla hóa. Sự Đôla hóa diễn ra là biểu hiện về mất lòng tin vào VND, tác động của Đôla hóa đến mọi mặt kinh tế xã hội là không thể bàn cãi. Đôla hóa trong thời gian dài đã dẫn đến xu hướng tăng giá một chiều của tỷ giá ngày càng bộc lộ rõ nét và đây là vấn đề không đơn giản với Việt Nam khi phải nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng và dẫn đến việc cải thiện thâm hụt cán cân thương mại càng trở nên khó khắn gấp bội. Việc tỷ giá chính thức và tự do tạo tiền đề khuyến khích cho thị trường ngầm phát triển gây khó khăn,cản trở lớn cho công tác tỷ giá…….Trong khuôn khổ bài viết về “ Vị thế đồng Đôla qua các thời kì”, người viết không chú trọng vào những nguyên nhân, tác động và giải pháp của tình hình đô là hóa ở Việt Nam, chỉ xin phép điểm lại những đặc điểm lớn, chủ yếu về tình hình Đôla hóa nhằm chứng minh rằng: Dù trên thế giới, nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, vị thế độc tôn của đồng Đôla đang bị đe dọa…thì ở Việt Nam, đồng Đôla vẫn là một đồng tiền vạn năng, một đồng tiền được “sùng bái và tôn thờ”, tất nhiên điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và cần phải có những giải pháp mang tính đột phá, liên tục chứ không phải là những giải pháp mang tính hành chính, mệnh lệnh, thời điểm như hiện nay mà Việt Nam đang thực hiện, tập trung nhất vẫn phải là nhóm giải pháp nhằm nâng cao giá trị cho đồng nội tệ để từ đó giảm thiểu dần mức độ Đôla hóa trong nền tế. Cụ thể: Đa dạng hóa đồng tiền trong các hợp đồng thanh toán xuất nhập khẩu. Các đối tác lựa chọn hàng của Việt Nam bởi hàng hóa có tính cạnh tranh về chất lượng và giá cả, trên cơ sở đó, chúng ta có thể yêu cầu những đồng tiền khác: EUR, JPY….thay vì phải tiếp nhận những đồng dollar đang mất giá trên thế giới. Để làm được những việc này không phải vấn đề ngày một ngày hai có thể trở thành hiện thực được thế nên việc cần làm ở đây là các nhà xuất nhập khẩu nên tích cực chủ động trong việc đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đồng thời đa dạng hóa đồng tiền trong thanh toán với phương châm xuất nhập khẩu với khu vực nào thì lựa chọn sử dụng một đồng tiền mạnh của khu vực đó thay vì chú trọng một cách quá mức vào đồng dollar như hiện nay. Đa dạng hóa đồng tiền dự trữ, hiện nay dự trữ ngoại hối của Việt Nam chủ yếu là đồng dollar. Một nguyên lý kinh tế chỉ ra rằng việc đa dạng hóa sẽ làm giảm thiểu rủi ro vì vậy việc dự trữ của chúng ta hiện nay chỉ tập trung vào đồng dollar sẽ làm cho rủi ro mà chúng ta sẽ phải đối mặt là lớn hơn. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán bằng Đôla trong đời sống kinh tế hàng ngày, có thể sử dụng chính sách kết hối ngoại tệ nhưng phải đi kèm với đó là đáp ứng đầy đủ như cầu ngoại tệ…để siết chặt, quản lí vấn đề đô la hóa. Lịch sử kinh tế thế giới trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm với sự thay thế liên tục của các đồng tiền làm nhiệm vụ tiền tệ thế giới. Trước hết là “hóa tệ”, vàng, GBP, rồi đến USD. Chưa biết liệu vị thế đồng Đôla sẽ ra sao nhưng có thể chắc chắn rằng: dù Mĩ đang suy yếu, bị cạnh tranh bởi các khu vực, cường quốc kinh tế khác nhưng kịch bản về một sự thay thế đồng Đôla trong quan hệ tài chính, thương mại quốc tế sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Trong điều kiện cụ thể đó, Việt Nam nên có những bước đi phù hợp để có thể đảm bảo được sự tăng trưởng vững chắc, ổn định và đứng vững toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. _____THE END_____

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVi the dong USD qua cac thoi ky.doc
Tài liệu liên quan