Luận văn Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà Nội

Lựa chọn ban lãnh đạo doanh nghiệp sau cổ phần hóa đủ năng lực, cần theo dõi để phát hiện và kịp thời khắc phục những hiện tượng liên kết vốn không chính đáng nhằm đưa một cá nhân lên điều hành doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa được quyền huy động vốn rộng rãi từ nhiều nguồn. Giảm bớt tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại công ty sau cổ phần hóa để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài cho công ty cổ phần. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN sau cổ phần hóa, đặc biệt là việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại DN, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Chính sách đối với người lao động: cần có các biện pháp giải quyết thỏa đáng các vấn đề lao động dôi dư. Sau cổ phần hóa công ty có quyền chọn, sử dụng những người đáp ứng được yêu cầu công việc. Những người không đáp ứng được yêu cầu công việc cần có chính sách giải quyết bằng các chế độ rõ ràng, thỏa đàng như cho về hưu, về mất sức hoặc đào tạo lại đối với những người còn trẻ, sức khỏe tốt, có khả năng đáp ứng công việc mới. Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động về năng lực làm chủ doanh nghiệp, năng lực quản lý, chuyên môn, nghề nghiệp.

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành phố Hồ Chí Minh (nay là công ty cổ phần giao nhận kho vận Miền Nam) làm ví dụ cụ thể. Bước 1: Xây dựng phương án CPH: * Cơ sở pháp lý: - Căn cứ Quyết định số 0487/QĐ- BTM ngày 17/3/2006 của Bộ trưởng Bộ thương mại về việc thực hiện CPH đơn vị trực thuộc công ty giao nhận kho vận ngoại thương trực thuộc Bộ thương mại. - Căn cứ Quyết định số 1746/QĐ- BTM ngày 27/06/2005 của Bộ thương mại về việc thực hiện CPH chi nhánh công giao nhận kho vận ngoại thương Tp Hồ Chí Minh – đơn vị trực thuộc công ty giao nhận kho vận ngoại thương. - Căn cứ Quyết định số 1750/QĐ- BTM ngày 27/06/2005 của Bộ trưởng Bộ thương mại về việc thành lập ban chỉ đạo CPH đơn vị trực thuộc công ty giao nhận kho vận ngoại thương. - Căn cứ Quyết định số 2010/QĐ- BTM ngày 14/7/2005 của Bộ thương mại vè việc thành lập tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo CPH chi nhánh công ty giao nhận kho vận ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh trực thuộc công ty giao nhận kho vận ngoại thương. * Hình thức CPH: hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh gồm nhiều lĩnh vực: dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không, đường biển, kinh doanh thương mại, dịch vụ... thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề. Với chức năng hoạt động như vậy việc xác định hình thức CPH phải theo hướng mở rộng đầu tư, tăng năng lực vốn phát huy các thế mạnh hiện có phù hợp với hệ thống quản lý hiện đại trong xu thế hội nhập và phát triển. Xét tình hình thực tế của chi nhánh và những yêu cầu trong việc phát triển doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chi nhành lựa chọn hình thức CPH: “bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để thu hút vốn” (Nhà nước giữ cổ phần 60% vồn điều lệ và bán bớt phần vốn Nhà nước theo hướng phát hành thêm cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ, đáp ứng quy mô hoạt động và nhu cầu vốn của công ty). * Chuẩn bị hồ sơ tài liệu: · Chuẩn bị đủ các tài liệu sau: - Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp. - Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp. - Hồ sơ về công nợ. - Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất, tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi. - Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang. - Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác. - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định. · Tiến hành kí hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp với công dịch vụ tư vấn tài chính- kế toán và kiểm toán AASC và hợp đồng thuê bán đáu giá cổ phần lần đầu ra ngoài doanh nghiệp với công chứng khoán Ngân hàng công thưong Việt Nam IBS- HCM. * Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp: · Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, xây dựng phương án tài chính cho CPH, xử lý các vấn đề tái chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. · Xác định giá trị doanh nghiệp: phương án xác định giá trị tài doanh nghiệp là phương pháp tài sản. Theo phương pháp này giả trị doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị thực tế tài sản = Số lượng thực tế của từng tài sản x Giá thị trường của từng tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp x Chất lượng còn lại của tài sản(%) Giá trị lợi thế kinh doanh được xác định như sau: Giá trị lợi thế kinh doanh = Giá trị phần vốn Nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn NN bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị DN - Lãi suất TPCP có kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giả trị DN Trong đó: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn NN bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị DN = Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị DN Vốn NN theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề thời điểm xác định giá trị DN x 100% Giá trị doanh nghiệp để CPH chi nhánh công ty giao nhận kho vận ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh tại thời điểm 31/7/2005 như sau: - Giá trị thực tế của DN : 8.913.286.102 VNĐ - Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN: 3.820.208.196 VNĐ Tài sản không cần đưa vào CPH (tính theo giá trị trên sổ sách kế toán) - Tài sản không cần dùng : 0 VNĐ - Tài sản chờ thanh lý(TSCĐ) : 71.249.564 VNĐ - Tài sản hình thành từ Quỹ khen thưởng phúc lợi: 0 VNĐ · Lập phương án CPH: - Vốn điều lệ của công ty cổ phần: 3.700.000.000 VNĐ - Cơ cấu vốn điều lệ: Cổ phần chi phối Nhà nước nắm giữ: 22.000 CP (60% VĐL) CPƯĐ bán cho người lao động trong DN nắm giữ: 24.700 CP (6,68% VĐL) Cổ phần thực hiện bán cho các cổ đông khác: 123.300 CP (33,32% VĐL) Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 VNĐ - Chi phí CPH dự kiến: 200.000.000 VNĐ - Tình hình lao động: Tổng số lao động có tên trong DN: 45 người Số lao động chuyển sang công ty cổ phần: 42 người Số lao động dôi dư: 0 người Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động: 03 người (trong đo 1 người nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động, 2 người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động) Bước 2: Tổ chức bán cổ phần: Ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp phối hợp với công ty chứng khoán Ngân hàng công thương thực hiện vệc bán cổ phần theo quy định. Kết quả bán đấu giá cổ phần chi nhánh công ty VIETRANS tại Tp Hồ Chí Minh tại ngày 3/7/2006 như sau: - Tổng só cổ phiếu chào bán: 123.300 CP - Tổng số nhà đầu tư đăng ký: 29 - Tổng số nhà đầu tư tham gia: 28 - Tổng số cổ phần đăng ký mua: 133.300 CP - Tổng số cổ phần đặt mua: 123.300 CP - Tổng số cổ phần được mua: 123.300 CP - Tổng doanh thu qua phiên đấu giá: 1.437.810.000 VNĐ - Giá mua cao nhất: 17.900 VNĐ - Giá mua thấp nhất: 10.100 VNĐ - Giá đấu thành công trung bình: 11.661 VNĐ Quyết toán số tiền thu được từ CPH chi nhánh công ty giao nhận vận kho ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh tại thời điểm ngày 19/4/2007 như sau: · Tổng số tiền thu được từ CPH: 4.139.554.512 VNĐ Trong đó: - Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại DN: 3.936.642.512 VNĐ - Chênh lệch bán đấu giá 123.300CP ra ngoài DN: 201.930.000 VNĐ - Tiền thanh lý tài sản loại trừ ra khỏi DN: 1.000.000 VNĐ · Các khoản được trừ vào số tiền thu được từ CPH: 2.494.764.717 VNĐ Trong đó: - Giá trị vốn góp của công ty VIETRANS: 2.220.000.000.VNĐ - Chi phí CPH: 199.974.877 VNĐ - Giá trị giảm giá so với mệnh giá bán 24.700 CPƯĐ cho người lao động (= 24.700* 3.027,2 VNĐ/CP): 74.771.840 VNĐ - Số tiền thu được từ CPH phải nộp về công ty VIETRANS: 1.644.807.795 VNĐ Bước 3: Hoàn tất việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần: Đại hội cổ đông thành lập: ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất ngày 07/09/2006 để thông qua điều lệ công ty tổ chức và hoạt động, phương án sản suất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần. Căn cứ vào kết quả Đại hội cổ đông thành lập Ban CPH doanh nghiệp lập báo cáo gửi Bộ thương mại. Hội đồng quản trị công ty thực hiện đăng ký kinh doanh, ngày 20/4/2007 công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí CPH. Nộp tiền thu từ CPH về công ty VIETRANS. Công ty cổ phần in tờ cô phiếu cấp cho các cổ đông. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúnh theo quy định. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần. 2.2.2. Đánh giá chung về quả trình CPH DNNN tại công ty VIETRANS: 2.2.2.1. Những kết quả đạt được: Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương đã hoàn tất việc thực hiện CPH 04 chi nhánh trực thuộc sau: - Chi nhánh VIETRANS Quy Nhơn - Chi nhánh VIETRANS Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh VIETRANS Hải phòng - Chi nhánh VIETRANS Đà Nẵng Quá trình CPH 4 chi nhánh nói trên đã thu về cho ngân sách Nhà nước gần 4.185 triệu VNĐ tiền chênh lệch do bán đấu giá cổ phần. Số cổ phần đem ra bán đấu giá đếu đựơc đăng ký mua hết, đảm bảo đúng kế hoạch CPH đã đề ra, đáp ứng đúng mục tiêu CPH DNNN của Đảng và Nhà nước. Ngay sau khi có chủ trương, chỉ thị của Bộ thương mại, nhận thức được tầm quan trọng của công tác CPH ban chỉ đạo CPH cùng tổ giúp việc đã phối hợp với các cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành công đoàn tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương CPH DN đến toàn thể người lao động tại các chi nhánh thực hiện. Đồng thời Tổ giúp việc Ban chỉ đạo CPH đã khẩn trương triển khai các công việc kiểm kê phân loại, đánh giá lại tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện sắp xếp lại lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần, xây dựng phương án CPH doanh nghiệp, dự thảo điều lệ của công ty cổ phần. Sau khi phương án CPH được phê duyệt lại khẩn trương triển khai bán cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài và người lao động trong doanh nghiệp. Ngay sau đó là chuẩn bị để tiến hành Đại hội cổ đông thành lập. Cần phải khẳng định rằng: CPH một đơn vị thành viên của công ty không phải là tách đơn vị đó ra khỏi công ty mà chỉ là đổi mới phương pháp quản lý. Thay vì trước đây chưa CPH, công ty quản lý đơn vị thành viên bằng chỉ thị, mệnh lệnh nay đơn vị thành viên chuyển thành công ty cổ phần, công ty quản lý công ty cổ phần thông qua vốn góp và người đại diện cho vốn góp của công ty quyền chi phối của công ty không bị mất trong khi quyền chủ động của đơn vị được nâng cao làm cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh chung được nâng cao. Sau cổ phần hóa các chi nhánh tự chủ hơn, năng động hơn, bộ máy quản lý cũng được kiện toàn theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Những thay đổi trên đã mang lại tình hình khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chi nhánh. Tất cả các chi nhánh sau CPH đều hoạt động kinh doanh có lãi và tăng lên rõ rệt, thu nhập của người lao động cũng không ngừng được nâng cao. Cụ thể, ở công ty cổ phần VIETRANS Miền Nam. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP VIETRANS Miền Nam Đơn vị: triệu VNĐ Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 (Từ 20/04/2007 – 31/12/207) Năm 2007 (Từ 01/01/2007 – 19/04/2007) Năm 2006 Vốn điều lệ 3.700 3.700 - - Doanh thu 26.414 14.152 3.746 19.776 LN trước thuế 1.080 446 194 223 Thuế TNDN 276 125 71 62 LNST 804 321 123 161 Nộp ngân sách 634 460 85 335 Lao động 48 48 45 45 Thu nhập bình quân/người/tháng 4,2 3,8 3,3 3,0 Bảng tổng hợp trên cho thấy sau CPH doanh thu của công ty tăng trung bình 33%/ năm, thu nhập người lao động cũng tăng rõ rệt trung bình 11%/năm. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tổ chức nên cán bộ công nhân viên đã hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với công ty, vì vậy đã hăng hái tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo sự ổn định về mặt tổ chức và tư tưởng cho cán bộ công nhân viên. Về phía khách hàng, sau CPH công ty vẫn duy trì quan hệ tốt, phát triển thị trường, nâng cao thương hiệu. Điều này đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước ta. 2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân: Thành quả của CPH nói trên là không thể phủ nhận nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế mà nguyên nhân xuất phát từ cả yếu tổ chủ quan và khách quan. Cũng như tiến trình CPH DNNN ở hấu hết các doanh nghiệp, tiến trình CPH ở công ty VIETRANS vẫn diễn ra chậm, không kịp với thời gian đề ra ban đầu trong phương án CPH. Ví dụ như CPH chi nhánh VIETRANS tại Tp HCM theo kế hoạch là từ 01/07/2006 sẽ chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nhưng thực tế thì đến 20/04/2007 công ty cổ phần mới đi vào hoạt động. Việc xác định giá trị tài sản của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh, nguồn nhân lực tại doanh nghiệp chưa được xem xét đánh giá đầy đủ, và nhất là chưa xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất để đưa vào giá trị doanh nghiệp khi CPH đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Với thâm niên gần 40 năm trong nghề, với nhiều mối quan hệ rộng trên khắp thế giới trong lĩnh vực giao nhận ngoại thương, thêm vào đó là việc sở hữu những kho hàng rộng lớn có vị trí thuận lợi nhưng mà giá trị thương hiệu không được tính vào giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản nên không chính xác bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc xác định và đánh giá các tài sản thanh lý, tài sản không cần dùng đến còn nhiều bất cập. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp các chi nhánh còn chậm trễ trong việc cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính cần thiết cho đơn vị thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Công ty mất nhiều thời gian trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh, chuyển nhượng quản lý cổ phần, quy chế lao động trước khi các chi nhánh chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Sau cổ phần hóa phần vốn Nhà nước trong các chi nhánh vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Vẫn biết kế hoạch của công ty là xây dựng theo mô hình công ty mẹ - con nên cần nắm tỷ lệ cổ phần chi phối nhưng chỉ cần nắm 51% là đủ trong khi đó ở cả 4 chi nhánh đã cổ phần hóa tỷ lệ phần vốn Nhà nước trung bình 65% vốn điều lệ. Tỷ lệ này là cao hơn nhiều so với mức cần thiết, cần bán bớt số cổ phần này để tăng lượng vốn cho các chi nhánh tập trung vào phát triển kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong quá trình cổ phần hóa tại công ty VIETRANS thứ nhất là do thời gian thực hiện hoàn tất quy trình cổ phần hóa nói chung còn kéo dài, các bước còn rườm rà, nhiều thủ tục hành chính không cần thiết cản trở tiến trính cổ phần hóa. Thứ hai, các cán bộ trực tiếp chỉ đạo công tác cổ phần hóa tại các chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong thực hiện nên kéo dài thời giam cổ phần hóa. Bên cạnh đó thủ tục dăng ký kinh doanh chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần của một số chi nhánh bị kéo dài do chính quyền địa phương chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỨC ĐẨY QUÁ TRÍNH CPH DNNN TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VIETRANS Ở HÀ NỘI 3.1. Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ và Bộ công thương: 3.1.1. Định hướng, kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ: Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về CPH DNNN thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy sức mạnh toàn dân tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ và văn minh, Đại hội VI chủ trương chuyển đổi một bộ phận DNNN sang những hình thức khác nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, kém hiệu quả của các DNNN, tạo động lực mới cho khu vực kinh tế Nhà nước. Tiếp nối tinh thần Đại hội VI, Đại hội VII chủ trương từng bước thành lập công ty cổ phần và Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII chủ trương CPH có mức độ các DNNN với một số mục tiêu cụ thể: “ để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nêm động lực ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức CPH có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong đó Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối ”; “ áp dụng từng bước vững chắc việc bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp ”; “ thí điểm việc bán một phần cổ phần, cổ phiếu của một số DNNN cho các cá nhân và tổ chức bên ngoài doanh nghiệp ”. Đại hội VIII đã quyết định “ triển khai tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng, không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều DNNN nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hay bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh”. Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII chủ trương mở rộng diện và đối tượng mua cổ phần, bán cổ phần cho người nước ngoài với mức độ thí điểm: “ đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn cần lập kế hoạch CPH để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sữa đổi, bổ sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo CPH các cấp. Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu, tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản”. Cũng từ Đại hội VIII và qua thực tế CPH, đối với các DNNN quá nhỏ (dưới 1 tỷ đồng) phải qua nhiều thủ tục của quá trình CPH là không hiệu quả, Nhà nước đã có chính sách giao, bán cho tập thể người lao động hoặc khoán kinh doanh, cho thuê DNNN. Đại hội IX đã xác định yêu cầu sắp xếp DNNN, CPH: “ Trong năm 5 tới cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả các DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Thực hiện tốt chủ trương CPH và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả ”. Để triển khai chủ trương Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ưong 3 đã bàn chuyên đề về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, coi đó là nhiệm vụ cấp bách và cung là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Đến Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) khẳng định quan điểm CPH nhanh hơn, mở rộng hơn diện tích CPH sang hầu hết các lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn: “ đẩy nhanh tiến độ CPH và mở rộng diện tích các DNNN cần CPH, kể cả một số công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...”. Đại hội X xác định: “ đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, trọng tâm là CPH... Đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN, kể cả các công ty Nhà nước... Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư... trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối”. Như vậy, quan điểm, chủ trương về CPH DNNN của Đảng từ khi bắt đầu đổi mới kinh tế- thực chất là từ Đại hội VII đến Đại hội X đã có một bước tiến khá dài xuất phát từ đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của đất nước. Từ thực hiện các hình thức CPH có mức độ, trong đó Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối đến triển khai tích cực và vững chắc việc CPH, thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài rồi đẩy nhanh tiến độ CPH, mở rộng diện và CPH cả một số công ty, doanh nghiệp lớn trong một số ngành mà trước đây cho là Nhà nước phải nắm giữ, bất kể đó là ngành kinh tế then chốt hay không. Từ CPH bằng vận động tự nguyện đã trở thành kế hoạch địa chỉ cụ thể có định thời gian; từ chỗ chỉ CPH những doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ đến CPH cả những doanh nghiệp lớn, tổng công ty, cả những doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, nhưng không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn- điều đó thể hiện chủ trương nhất quán và quan tâm của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện CPH DNNN. Trên tinh thần đó chủ trương của Đảng về CPH DNNN được thể chế hoá thành những chính sách, văn bản pháp lý triển khai vào thực tế. Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch sắp xếp đổi mới DNNN từ năm 2006- 2010 như sau: từ năm 2007 đến 2010 CPH khoảng 1500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008); trong đó, năm 2007 phải tiến hành CPH 550 doanh nghiệp (khoảng 20 tổng công ty), số còn lại sẽ thực hiện trong giai đoạn 2008- 2009; một số công ty và một số ít doanh nghiệp chưa CPH sẽ thực hiện trong năm 2010. Phấn đấu đến cuối năm 2010, cả nước chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; trong đó, có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Kế hoạch đề ra là như vậy nhưng do cuối 2007 và năm 2008 TTCK sụt giảm trầm trọng nên tiến trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm chậm. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2008 việc cổ phần hóa dường như là dậm chân tại chỗ. Trước tình hình đó Chính phủ đặt mục tiêu, trong giai đoạn 2008 - 2010, cả nước phải CPH 948 trong tổng số 1.535 DNNN cần phải sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Do năm 2008, tốc độ CPH đạt quá thấp, nên một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh được Chính phủ đặt ra là phải đẩy mạnh cải cách DNNN, thúc đẩy thực hiện CPH các tập đoàn và tổng công ty nhà nước theo kế hoạch; tiếp tục bán số cổ phần nhà nước trong các DN đã CPH mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Đứng trước thực tế tiến độ CPH khó hoàn thành theo đúng lộ trình, tại Phiên họp thường kỳ tháng 1/2009, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 06/NQ-CP yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh việc sắp xếp, CPH các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, DN quy mô lớn một cách vững chắc và có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về đánh giá lại tài sản và tiền vốn của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. 3.1.2. Kế hoạch đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại. Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, được sự quan tâm của Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ trong những năm qua các doanh nghiệp thuộc Bộ công thương đã được cơ cấu lại, kiện toàn quản lý và tổ chức, tập trung nguồn lực thông qua việc sắp xếp lại mô hình tổ chức, CPH, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút vốn đầu tư phát triển, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, phù hợp với cơ chế thị trường. Để phục vụ công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Bộ công thương đã tổ chức các hội nghị phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức hội nghị tập huấn, giới thiệu các chế độ, chính sách mới của Nhà nước về đổi mới, CPH doanh nghiệp, việc chuyển đổi, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con... để cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác đổi mới doanh nghiệp trong toàn ngành biết và triển khai thực hiện. Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nên từ khi có chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX đến nay, nhằm tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đổi mới, sắp xếp DNNN, trong năm 2008 đã tiến hành CPH 3 tổng công ty lớn: Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp; Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng quyết định CPH 6 đơn vị thành viên tổng công ty; 3 công ty và đơn vị trực thuộc là: Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội (Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp); 4 công ty TNHH một thành viên thuộc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp; Công ty TNHH một thành viên Chế tạo điện cơ Hà Nội (Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam); 3 công ty và đơn vị trực thuộc là: Công ty Dầu thực vật và Hương liệu mỹ phẩm Việt Nam; Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp; Viện Nghiên cứu cơ khí. Ngoài ra, Bộ thương mại đã chỉ đạo các đơn vị áp dụng nhiều biện pháp sắp xếp, đổi mới quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là công tác CPH các công ty nhà nước trong Ngành còn chậm. Do vậy, năm 2009 cần có sự tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà trọng tâm là thực hiện CPH doanh nghiệp hoặc áp dụng hình thức bán, phá sản... đối với những doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Bộ trưởng Bộ thương mại chỉ thị: - Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 263/2006/QĐ-TTg ngày 15/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 36/2006/CT-TTg ngày 15/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010 và các quy định khác có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và người lao động trong toàn Ngành về sự cần thiết và các hình thức sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. - Tiếp tục kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo CPH... bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Cục trưởng các Cục, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổng công ty, Công ty nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm: Rà soát, xây dựng chương trình, giải pháp tích cực để tiến hành sắp xếp, CPH doanh nghiệp theo đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đối với những doanh nghiệp khó khăn (chủ yếu là những khó khăn về tài chính) cần tập trung kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh công tác giải quyết tồn tại, tháo gỡ khó khăn để thực hiện CPH. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, không còn vốn nhà nước, không đáp ứng các tiêu chí quy định, không thể CPH được thì chủ động đề xuất, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện bán hoặc phá sản; Đối với những doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo được thương hiệu trên thị trường thì cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để mở rộng sản xuất kinh doanh, hình thành các mô hình mới phù hợp theo quy định của pháp luật. - Các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện CPH giai đoạn 2007 - 2010. Đẩy nhanh các bước CPH tổng công ty nhà nước. Coi việc CPH toàn tổng công ty là nhiệm vụ trong tâm trong công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty trong thời gian tới, đạt mục tiêu thu hút vốn và đổi mới quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ thương mại có trách nhiệm: Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, CPH các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ; Kịp thời đề xuất các biện pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình đổi mới, sắp xếp và CPH doanh nghiệp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, giải quyết; Phối hợp với các đơn vị đề xuất các giải pháp để các Bộ, ngành có liên quan xem xét, tháo gỡ khó khăn về tài chính để các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện sắp xếp, CPH, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động (chế độ cho lao động dôi dư, đào tạo, đào tạo lại...); Nghiên cứu để áp dụng hình thức sáp nhập, tổ chức lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con đối với những doanh nghiệp có cùng ngành nghề, có mối quan hệ về công nghệ, thị trường... - Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ căn cứ phạm vi trách nhiệm, triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung chủ yếu nêu trên, coi đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá bình xét thi đua, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá năng lực điều hành của Lãnh đạo doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý đối với những cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc) cố tình không thực hiện hoặc gây cản trở việc chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp. Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương là một trong những đơn vị trực thuộc Bộ công thương. Theo quyết định 1746/QĐ-BTM ngày 27/06/2005 của Bộ trưởng bộ thương mại về việc thực hiện cổ phần hóa một số chi nhánh của công ty VIETRANS, sau đó là các Quyết định, văn bản hướng dẫn thực hiện việc cổ phần hóa như quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa, quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cổ phần hóa, quyết định chuyển chi nhánh công ty VIETRANS thành công ty cổ phần… Dưới sự chỉ đạo thực hiện của cấp trên công ty VIETRANS đã tiến hành cổ phần hóa 4 chi nhánh tại Quy Nhơn,Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng. Hưởng ứng chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ và Bộ công thương; đồng thời, thông qua việc thực hiện cổ phần hóa 4 chi nhánh của mình công ty nhận thức được tác động tích cực của việc cổ phần hóa đối với hiệu quả hoạt động của công ty thời gian tới công ty có kế hoạch tiến hành cổ phần hóa văn phòng công ty tại Hà Nội và chuẩn bị điều kiện để chuyển công ty thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. 3.2. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa DNNN tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà nội: Để kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN của công ty VIETRANS được tiến hành theo đúng lộ trình và mục tiêu đã đề ra, sau khi xem xét thực trạng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam thời gian qua nó chung và ở công ty nói riêng tôi xin đề xuất một sồ giải pháp sau: 3.2.1. Quán triệt tư tưởng, chủ trương cổ phần hóa cho cả ban lãnh đạo lẫn cán bộ công nhân viên trong văn phòng công ty: Tập trung chỉ đạo kiên quyết hơn việc thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa và đổi mới DNNN theo đúng Nghị quyết cuả Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Gắn trách nhiệm hành chính của lãnh đạo doanh nghiệp với kết quả sắp xếp, cổ phần hóa và đổi mới DNNN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cổ phần hóa các DNNN, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong cổ phần hóa. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kết quả cũng như hạn chế trong CPH DNNN trong thời gian qua tại các chi nhánh đã tiến hành cổ phần hóa; quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội X để tạo ra sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN. Đề cao ý thức chấp hành Nghị quyết của Đảng, pháp luật, kỷ cương của Nhà nước, thực hiện nghiêm túc các quy định, chương trình, kế hoạch của Chính phủ về CPH DNNN. Đẩy mạnh công tác đào tạo, phổ cập rộng rãi kiến thức cơ bản về thị trường, pháp luật doanh nghiệp, làm cho người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước hưởng ứng mạnh mẽ và là nhân tố quan trọng thúc đẩy CPH DNNN. Vấn đề cần thiết là phải xây dựng một lộ trình cổ phần hóa văn phòng công ty, để công ty chủ động và có kế hoạch xây dựng phương án cổ phần hóa kịp thời; chuẩn bị đủ lực về con người, đủ mạnh về kinh tế, quán triệt và tuyên truyền về tư tưởng, chuẩn bị cho việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Quy định khung thời gian cho từng bước CPH để thấy rõ được trách nhiệm của sự chậm trễ ở khâu nào, bộ phận nào để có biện pháp tháo gỡ cụ thể. Về cơ chế chính sách: cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách chế độ liên quan đến quá trình sắp xếp DNNN để sửa đổi, bổ sung cho đồng bộ, phù hợp với tình hình mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi doanh nghiệp theo đúng lộ trình trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, ổn định kinh tế xã hội, tránh thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho văn phòng công ty bán đấu giá cổ phần thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cần cung cấp thông tin về đấu giá cổ phần, tình hình tài chính, tài sản, hoạt đọng snar xuất kinh doanh của văn phòng công ty một cách công khai, đầy đủ, kịp thời. 3.2.2. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa và giải quyết những tồn đọng về mặt tài chính: Tất cả đều thừa nhận, giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày không còn chứng từ, không sổ sách nên không thể xác nhận được. Trong quá trính xác định giá trị doanh nghiệp rút kinh nghiệm từ việc cổ phần hóa 4 chi nhánh công ty văn phòng công ty VIETRANS cần cẩn thận trong việc xác định quyền sử dụng đất, lợi thế địa lý và giá trị thương hiệu tránh hiện tượng giá trị doanh nghiệp được xác định không đúng, không đủ gây thất thoát vốn của Nhà nước. Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cũng cần xem xét lại, không thể chỉ sử dụng phương pháp tài sản được vì thực sự phương pháp này không mang lại một giá trị “thực sự thị trường” của DNNN. Văn phòng công ty cần lựa chọn một tổ chức định giá doanh nghiệp chuyên nghiệp và uy tín để có một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn. Tài sản của DNNN tiến hành cổ phần hóa cần được tính toán đầy đủ vào trong giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa. Việc xác định các tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý nếu không được thực hiện hợp lý, công bằng thì sẽ dẫn đến sự lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Cần thực hiện bán đấu công khai giá các tài sản này trên thị trường để xác định đúng giá trị của nó đồng thời ngăn ngừa tình trạng gian lận, tham nhũng. Cần phải xác định rõ về mặt pháp lý tất cả các tài sản của DNNN để dễ dàng trong việc quản lý, kiểm toán, kế toán khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và xác định rõ trách nhiệm tài chính của DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần. Các khoản nợ của công ty nếu không được xử lý tốt đặc biệt là các khoản nợ xấu sẽ dẫn đến tình trạng công ty cổ phần mới ra đời chưa kinh doanh gì đã có các khoản nợ, ảnh hưởng đến tâm lý của cả các cổ đông và người lãnh đạo công ty. Đối với nợ tồn đọng, nợ khó đòi phát sinh trước thời điểm cổ phần hóa, văn phòng công ty cần giải quyết dứt điểm. Đối với những khoản nợ không thể thu hồi ngay thì nên thì nên chuyển giao cho một bộ phận chuyên trách xử lý nợ của DNNN để họ có thể tập trung xử lý giúp và thu về ngân sách. Đối với nợ ngân sách, khi văn phòng công ty thực hiện chuyển đổi sở hữu, trước hết phải có trách nhiệm thanh toán bằng cách giải quyết nội bộ. Nếu không có nguồn nào bù đắp thì khoản đó được coi là khoản ngân sách cấp cho doanh nghiệp. Một vần đề tài chính cần giải quyết nữa là nên bán bớt cổ phần của công ty tại các chi nhánh đã cổ phần hóa chỉ giữ lại ở mức vẫn nắm quyền chi phối chi nhánh là 51% để tạo điều kiện cho các chi nhánh thu hút thêm vốn phát triển kinh doanh, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho chi nhánh nói riêng và công ty nói chung. 3.2.3. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của công ty sau cổ phần hóa: Lựa chọn ban lãnh đạo doanh nghiệp sau cổ phần hóa đủ năng lực, cần theo dõi để phát hiện và kịp thời khắc phục những hiện tượng liên kết vốn không chính đáng nhằm đưa một cá nhân lên điều hành doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa được quyền huy động vốn rộng rãi từ nhiều nguồn. Giảm bớt tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại công ty sau cổ phần hóa để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài cho công ty cổ phần. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN sau cổ phần hóa, đặc biệt là việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại DN, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Chính sách đối với người lao động: cần có các biện pháp giải quyết thỏa đáng các vấn đề lao động dôi dư. Sau cổ phần hóa công ty có quyền chọn, sử dụng những người đáp ứng được yêu cầu công việc. Những người không đáp ứng được yêu cầu công việc cần có chính sách giải quyết bằng các chế độ rõ ràng, thỏa đàng như cho về hưu, về mất sức hoặc đào tạo lại đối với những người còn trẻ, sức khỏe tốt, có khả năng đáp ứng công việc mới. Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động về năng lực làm chủ doanh nghiệp, năng lực quản lý, chuyên môn, nghề nghiệp. 3.3. Một số kiến nghị: 3.3.1. Đối với Bộ công thương: Bộ công thương cần sớm có những văn bản pháp luật phê duyệt và hướng dẫn công ty trong việc cổ phần hóa văn phòng công ty VIETRANS tại Hà Nội để công ty chủ động trong việc lập kế hoạch cổ phần hóa, thực hiện đúng kế hoạch đã định. Để việc xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài Bộ công thương cần phê duyệt chi phí cổ phần hóa cho văn phòng công ty đủ điều kiện tiếp cận được với các công ty tư vấn, kiểm toán chuyên nghiệp và có uy tín trong nền kinh tế. Bên cạnh việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa DNNN tại văn phòng công ty Bộ công thương cũng cần sát sao thực hiện việc giám sát các bước cổ phần hóa để kịp thời có những hướng dẫn, chỉ đạo cho công ty. 3.3.2. Đối với Chính phủ: Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa kịp với kế hoạch: từ đầu năm 2008 đến gần thời điểm hiện tại, TTCK liên tục sụt giảm, trước tình hình này các cơ quan quản lý nhà nước có chủ trương giảm nguồn cung hàng hoá từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng như giãn tiến độ CPH các DNNN – Việc giảm nguồn cung hàng hoá cho TTCK là 1 chủ trương đúng vì nếu tiếp tục IPO ồ ạt các DNNN sẽ không những ảnh hưởng đến sự ổn định của TTCK mà còn làm giảm thu lớn ngân sách nhà nước từ việc bán tài sản. Tuy nhiên đến thời điểm nào mới tiếp tục tiến trình CPH DNNN ? Và rằng nếu tiếp tục tiến trình CPH DNNN theo cách làm cũ thì lại ảnh hưởng đến sự hồi phục của TTCK? Sự chậm trễ trong việc CPH DNNN, nhất là với đối tượng là tổng công ty nhà nước, DNNN qui mô vốn lớn sẽ tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực như kéo dài cơ chế quan liêu bao cấp, cơ chế xin cho, cơ chế can thiệp hành chính từ cơ quan chủ quản….làm việc sử dụng vốn nhà nước không đạt được hiệu quả cao, thậm chí mất vốn nhà nước; không tạo được cơ chế sử dụng và thu hút người tài, không giải quyết được cơ bản cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo cơ chế thị trường. Những DNNN qui mô vốn lớn sẽ bị mất dần thương hiệu, mất dần giá trị vô hình khi nhân lực chủ chốt trong DNNN chuyển dịch sang khu vực tư nhân. Đại bộ phận DNNN hiện nay chưa có cơ chế bắt buộc trong công khai minh bạch tình hình tài chính như các công ty đại chúng, công ty niêm yết, vì vậy tình trạng tiêu cực, tham nhũng tồn tại trong một bộ phận DNNN. Do vậy, nếu càng chậm trễ CPH DNNN thì DNNN càng mất sức cạnh tranh bấy nhiêu và đến khi CPH thì giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm đi nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc tài sản nhà nước bị thất thoát . Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN mà không làm ảnh hưởng đến sự hồi phục của TTCK cũng như không làm giảm nguồn thu từ việc bán phần vốn nhà nước chúng ta có thể tạm thời chấp nhận CPH số vốn của nhà nước, có thể lên tới 95% vốn điều lệ; IPO một lượng nhỏ cổ phiếu, số lượng phát hành không quá 50 tỷ đồng theo mệnh giá. Đồng thời, giải quyết vấn đề bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, cần thay đổi cơ chế quản trị doanh nghiệp cho đối tượng mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Điều này trước mắt không đáp ứng được mục tiêu của cổ phần hóa DNNN nhưng sau khi trở thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thường xuyên công bố thông tin, như vậy tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp đã được cải thiện . Sau một thời gian khi hoạt đọng kinh doanh hiệu quả và TTCK phôi phục trở lại sẽ thực hiện bán bớt hoặc bán hết cổ phần nhà nước. Cần xác định mục tiêu ưu tiên của CPH DNNN trong giai đoạn hiện nay. Theo chính sách CPH hiện hành thì chúng ta đưa ra nhiều mục tiêu CPH DNNN như : thay đổi cơ chế quản lý, huy động vốn, tìm kiếm đối tác chiến lược, tạo hàng hoá cho TTCK….Đặt ra những mục tiêu này là hoàn toàn đúng đắn nhưng trong bối cảnh của TTCK hiện nay thì khi CPH các DNNN, chúng ta không thể cùng 1 lúc đạt được ngay các mục tiêu này. Nếu chúng ta chỉ đặt mục tiêu ưu tiên là hoàn thành thủ tục chuyển đổi công ty nhà nước thành CTCP mà nhà nước tạm thời nắm cổ phần đa số (có thể trên 95%/VĐL đối với những tập đoàn kinh tế lớn) thì những mục tiêu quan trọng khác sẽ được giải quyết nhanh sau 1 thời gian ngắn của hậu CPH. Chính phủ cùng các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để có được một quy trình cổ phần hóa ngắn gọn hơn, tiết kiệm thời gian và rút ngắn các thủ tục hành chính hơn nữa cho các doanh nghiệp. Đảm bảo rõ ràng, cụ thể trong việc phân công, phân cấp giữa các ngành địa phương và doanh nghiệp. Trong thời gian qua, việc đưa giá trị quyền sử dụng đất và giá trị về lợi thế vị trí địa lý vào giá trị DN theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc và chưa bảo đảm tính công bằng giữa các loại hình DN. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình CPH. Chính vì vậy, ngoài việc sửa đổi những bất cập trong Nghị định này về lâu dài, cần phải nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan theo hướng bổ sung cơ chế cho phép DN trong nước, trong đó có DN CPH được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần, điều chỉnh cơ chế xác định giá đất và tiền thuê đất; công bố công khai phương án quy hoạch sử dụng đất của địa phương để các DN chủ động xây dựng phương án sử dụng quỹ đất, lựa chọn hình thức giao đất hoặc thuê đất. Mở rộng đối tượng CPH bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động công ích, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, bổ sung phương thức bán cổ phần lần đầu, quy định về nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chính sách bán cổ phần lần đầu, nâng cao tỷ lệ cổ phân bán ra ngoài, sửa đổi quy định xác định giá trị doanh nghiệp, tăng cường giám sát việc CPH các doanh nghiệp có quy mô lớn... Xây dựng cơ chế nâng cao trách nhiệm của người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng phần thu từ CPH, đẩy mạnh phân cấp quyết định CPH cho các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty Nhà nước. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, môi trường bình đẳng đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Thống nhất các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sớm xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong hệ thống cơ chế, chính sách giữa các doanh nghiệp khác với DNNN nhất là trong vấn đề vay vốn và giải quyêt quyền sử dụng đất. Riêng đối với thị TTCK- thị trường đấu ra đối với cổ phiếu của các DNNN đã cổ phần hóa, các cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát lại các biện pháp nhỏ lẻ, vừa mang tính bị động vừa thiếu tính hệ thống trong thời gian qua để thống nhất một chiến lược phát triển TTCK với một bộ giải pháp toàn diện, đồng bộ để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, hạn chế tối đa việc thao túng thị trường của số ít nhà đầu tư. Có nhiều kịch bản để đối phó với bất cứ diễn biến nào trên thị trường, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch của các DN niêm yết, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư đối với TTCK. Hoàn thiện khung pháp lý trên cơ sở ban hành mới hoặc bổ sung sửa đổi một số luật như: luật sử dụng vốn vào kinh doanh, luật về công ty tài chính Nhà nước để thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần và những công ty sắp CPH, góp phần tạo hành lang pháp lý cho các công ty cổ phần có cơ sở hoạt động hiệu quả. Phát triển các tổ chức đầu tư và dịch vụ CPH, khuyến khích phát triển một số tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nghiêp vụ tư vấn CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, đầu tư cổ phần. Hình thành một số trung tâm bán đấu giá cổ phần chính thức và phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh. Tập trung chỉ đạo việc CPH các DNNN quy mô lớn, tổng công ty Nhà nước và các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm theo Quyết định 1729/QĐ- TTG ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện CPH. Nghiêm túc thực hiện cơ chế thị trường trong CPH DNNN, không để tiêu cực, thất thoát tài sản của Nhà nước. Đẩy mạnh việc bán cổ phần, thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán các doanh nghiệp đã CPH có đủ điều kiện. Rà soát, quyết định bán tiếp phần vốn Nhà nước taị các doanh nghiệp đã CPH mà Nhà nước không cần nắm giữ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Tổng kết thí điểm việc CPH một số đơn vị sự nghiệp, CPH doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài, tiếp tục thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN theo quy định của Chính phủ; đẩy mạnh đổi mới quản trị doanh nghiệp trong các công ty cổ phần theo quy định của pháp luật, nâng cao vai trò của cổ đông Nhà nước và xây dựng chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh sau CPH. Tăng cường vai trò của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong quản lý và kinh doanh vốn Nhà nước. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để Tổng công ty này thực hiện đúng chức năng là bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, đại diện chủ sở hữu Nhà nước phần vốn góp vào các công ty cổ phần. Để tránh xung đột về lợi ích cần phải thể chế hóa chính sách, tạo khung pháp lý đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, khắc phục các bất cập của hệ thống văn bản pháp luật về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Về tổ chức triển khai thực hiện cần tăng cường sự phối hợp, kiểm tra, giám sát giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai lộ trình sắp xếp, cải cách DNNN. Các Bộ, ngành, đại phương phải tiếp tục chủ động rà soát lại lộ trình sắp xếp các DN trực thuộc. Kịp thời báo cáo và chỉ đạo điều chỉnh lộ trình sắp xếp cho phù hợp với tình hình thị trường và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Kiện toàn Ban đổi mới DNNN ở các Bộ, ngành, địa phương để có đủ năng lực, thẩm quyền, có bộ phận chuyên trách để thực hiên tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc cổ phần hóa các DNNN. 3.3.3. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan khác: Chính quyền Thành phố Hà Nội cần ban hành cơ sở hợp lý để xác định giá trị quyền sử dụng đất cho văn phòng công ty tạo điều kiên xác định đúng giá trị doanh nghiệp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa văn phòng công ty nhanh gọn. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội cần tạo điều kiện cho văn phòng công ty trong việc đăng ký kinh doanh chuyển đổi từ DNNN thành công ty cổ phần tránh tình trạng dây dưa kéo dài như đối với cho nhánh công ty VIETRANS tại Tp Hồ Chí Minh. Những giải pháp và kiến nghị nêu trên đối với văn phòng công ty VIETRANS tại Hà Nội và các Bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan cần được xem xét và thực hiện một cách đồng bộ. Có như vậy mới có tác dụng thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa văn phòng công ty VIETRANS diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra của việc cổ phần hóa. Từ đó tạo điều kiện để công ty chuyển thành mô hình công ty mẹ - con vào năm 2013. KẾT LUẬN DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề hết sức nhạy cảm về chính trị và cũng là vấn đề bức xúc về mặt quản lý kinh tế. tồn tại với tư cách là nhân tố trọng yếu trong vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước, DNNN đang đối mặt với mâu thuẫn giữa thực trạng hoạt động với sứ mạng được giao phó. Chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và quy luật phát triển nền kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, CPH động chạm tới nhiều vấn đề vừa phức tạp vừa nhạy cảm như vấn đề sở hữu, vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, hậu quả xã hội đối với người lao động. Vì vậy, để đạt được mục tiêu CPH đã đặt ra cần sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện CPH. Có như thế mới khắc phục được các hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện CPH trước đây đồng thời đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN trong thời gian tới. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương CPH DNNN và thực trạng CPH DNNN tại văn phòng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương ở Hà Nội em xin mạnh dạn ra một số quan điểm, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN tại văn phòng công ty VIETRANS ở Hà Nội trong thời gian tới nói riêng và tiến trình CPH DNNN trong cả nước nói chung. Do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh được những sai sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để hoàn thiện hơn luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị phòng Kế toán tổng hợp của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo - Ths. Nguyễn Ngọc Hiển đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. PGS.TS.Lê Hồng Hạnh: Cổ phần hóa DNNN – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. PGS. Nguyễn Ngọc Quang: Cổ phần hóa DNNN , cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Trương Văn Bân: Bàn về cải cách DNNN, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương, năm 2006- 2008. Tạp chí cộng sản. Tạp chí quản lý Nhà nước. Tạp chí thương mại. Tạp chí kinh tế và phát triển Tạp chí thị trường tài chính- tiền tệ. www.moit.gov.vn www.mof.gov.vn www.vietrans.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22418.doc
Tài liệu liên quan