Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tại làng Hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Ăn chay trong Islam (Hồi giáo) Tín đồ Hồi giáo không ăn chay suốt năm mà tập trung vào tháng Ramadan (Ramadān, tháng 9 Hồi lịch). Trong suốt tháng ăn chay Ramadan, những tín đồ đạo hồi thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc, áp dụng vào ban ngày, từ sáng cho đến lúc mặt trời lặn. Người ốm, trẻ em, phụ nữ có thai và binh lính, người lao động nặng nhọc được miễn trừ. Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, thánh Allah truyền đạt những câu thơ đầu tiên trong kinh Koran vào tháng 9 Hồi lịch. Bởi vậy, tháng ăn chay Ramadan thường diễn ra vào khoảng tháng 9 Hồi lịch. Tương truyền, một thương nhân là Mohammed khi đang trầm tư suy tưởng trong hang núi Hira (thuộc Arập Xêut) đã được thiên sứ Gabriel gọi tên và nói rằng anh chính là người được chọn để tiếp nhận lời nói của thánh Allah (Thượng đế). Sau đó, Mohammed bắt đầu đọc những câu nói và dần dần chúng được chép lại thành kinh của Hồi giáo (Qur’an hay Koran). Kinh Koran viết: “Tháng ramadan là tháng mà Kinh Koran đã được ban xuống với nhiều bằng chứng rõ ràng về sự hướng dẫn và phân biệt thiện ác để làm phương châm cho nhân loại. Vì vậy kẻ nào ở nhà trong tháng này thì phải nhịn ăn”18. Tháng ăn chay Ramadan như là một hình thức thể hiện lòng biết ơn của các tín đồ với sứ giả Mohammed. Tín đồ Hồi giáo ăn chay vào tháng này dưới hình thức như kể trên nhằm thể hiện lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và niềm tin tuyệt đối của mình vào đạo. Trong ngày họ dành thời gian để đọc kinh, cầu nguyện và hướng về Allah. Những trường hợp ngoại lệ trong việc giữ chay trong tháng này cũng được quy định cụ thể trong Kinh. “Nếu kẻ nào trong các ngươi bị bệnh hoạn hoặc đang trên đường lữ hành thì phải nhịn ăn trong cùng một số ngày vào lúc khác. Nếu kẻ nào có thể nhịn ăn mà không thực hành được thì kẻ đó phải chia thức ăn cho một người nghèo”19. Trong những ngày này, người Hồi giáo nhịn ăn từ khi mặt trời mọc cho tới hoàng hôn, có nghĩa là trong cả một ngày họ không ăn gì. Tuy nhiên, sau buổi tối, đó là một bữa tiệc thực sự. Bữa ăn trước bình minh được gọi là Suhoor, bữa tối sau khi mặt trời lặn được gọi là Iftar, diễn ra trong gia đình hoặc cộng đồng địa phương. Cả 2 bữa ăn đều có trái cây tươi, rau, thịt halal, bánh mì, pho mát, đồ ngọt. Bữa chiều tối với nhiều món ăn đa dạng như thịt cừu cà ri, một loạt các món ăn nhẹ được nấu chín như Dal roti, pho mát Paneer, trái cây tươi trộn bột ớt, kem tuyết tráng miệng. Lễ Ramadan là thời gian vui vẻ nhất trong năm. Khi nghi lễ ăn chay Ramadan kết thúc, mọi tín đồ Hồi giáo ngoan đạo sẽ có được sự che chở bởi các thánh thần linh thiêng. Một tháng ăn chay, một tháng cầu nguyện kết thúc với sự hoan hỉ của các tín đồ trên mọi miền thế giới

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tại làng Hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 161 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI LÀNG HOA SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP SV thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn, lớp ĐHVNH15A GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Yến Tóm tắt Sa Đéc là một trong ba vùng phát triển lớn mạnh về hoa kiểng ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Việc phát triển hoạt động du lịch tại Làng hoa Sa Đéc nhận được sự quan tâm rất lớn của chính quyền các cấp, các ngành chuyên môn cùng với tâm huyết và kinh nghiệm của các nghệ nhân. Xác định mục tiêu lâu dài cho sự phát triển của làng hoa, Đồng Tháp đang nghiên cứu phát triển làng hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch nhằm khai thác và phát huy lợi thế sẵn có làng hoa này. Trong phạm vi trình bày, bài viết nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển hoạt động du lịch tại làng hoa Sa Đéc. Từ khóa: làng hoa Sa Đéc, du lịch làng hoa Sa Đéc. 1. Đặt vấn đề Sa Đéc là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hóa của Đồng Tháp. Trải qua gần trăm năm hình thành và phát triển, Sa Đéc đã từng bước khẳng định là trung tâm kinh tế và đầu môi giao lưu buôn bán ở khu vực ĐBSCL. Đến với Sa Đéc chúng ta có thể tham quan những nơi khá thú vị như nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Công viên Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, chùa Kim Huê, cánh đồng sen ngoại ô Sa Đéc. Tại Thành phố Sa Đéc, quý du khách có thể thưởng thức ẩm thực như lẩu cua đồng, hủ tiếu Sa Đéc, cá cuộn lá sen nướng, chuột đồng nướng sả ớt, ốc bươu hấp sả,.. Ngoài ra, Sa Đéc còn vang danh với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Mà gây ấn tượng với du khách gần xa hơn cả chính là làng hoa kiểng Tân Quy Đông hay còn gọi là Làng hoa Sa Đéc. Làng hoa Sa Đéc là làng hoa lớn nhất ở ĐBSCL với vẻ đẹp tự nhiên của ngàn hoa muôn màu muôn sắc vì vậy cảnh nơi đây đã làm say đắm biết bao trái tim du khách. Làng hoa đã hình thành trên trăm năm, mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn tồn tại và phát triển cho đến hôm nay. Tuy mang bên mình nhiều tiềm năng để phục vụ tốt cho du lịch nhưng thực tế hoạt động du lịch tại làng hoa lại không có gì nổi bật. Chỉ trong mấy năm gần đây, làng hoa Sa Đéc mới chú ý đến lợi ích của việc kết hợp phát triển kinh tế với tham quan du lịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập xảy ra. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại làng hoa Sa Đéc đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của địa phương và khu vực trong việc khai thác các giá trị của làng hoa vào phục vụ hoạt động du lịch trong thời gian tới. 2. Nội dung 2.1. Lịch sử một làng hoa Nằm cách trung tâm thành phố Sa Đéc 3km về phía Bắc, với diện tích 340 ha, làng hoa kiểng Tân Quy Đông – thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã nổi tiếng từ rất lâu đời, được mệnh danh là “Trung tâm hoa kiểng miền Nam”. Lịch sử địa phương đã khẳng định, nghề hoa kiểng bắt đầu hình thành vào những năm khai hoang phục hoá vùng đất này. Ban đầu, trong lúc đi làm đồng, người dân phát hiện ra những gốc cây, cây kiểng có dáng đứng đẹp và đem về nhà trồng trước sân để tạo dáng cắt tỉa, khi ấy hoa kiểng chưa thành hàng hoá mà chỉ là thú chơi tao nhã. Dần dần những người xung quanh ở gần đến thưởng ngoạn thấy thích hỏi mua, chia lại, coi như trả thù lao cho người tìm được cây đẹp. Sau đó, hoa cũng xuất hiện vì trong sân có cây kiểng với dáng, thế và lá xanh mà thôi nên cần có thêm màu sắc cho thêm phần tươi tắn. Ban đầu, hoa cũng trồng để chơi, để thưởng ngoạn, để cúng kiếng với các loại như vạn thọ, bông trang hay còn gọi hoa mẫu đơn. Lâu dần, nhà nhà đều có bộ sưu tập hoa kiểng, trở thành thú sưu tầm, chăm sóc, tạo dáng và nhân rộng nhiều chủng loại, sau này còn lai ghép để cho ra các tác phẩm đẹp, lạ mắt và nhất là độc đáo trong giới trồng, chơi hoa kiểng. Trải qua nhiều cuộc thăng trầm của lịch sử, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, Sa Đéc cũng lắm bể dâu. Thời Pháp thuộc, xuất hiện hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy dành cho KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 162 mục đích vơ vét tài nguyên của thực dân, nhưng người trồng bông, trồng kiểng có thể tận dụng giao thương đưa cây, hoa đi nơi khác bán nên hoa kiểng đã trở thành hàng hoá để buôn bán cho cả vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh. Nhiều giống hoa mới được du nhập, đặc biệt là hoa hồng. Tại Làng Hoa còn có tên đường Vườn Hồng ghi nhận tính lịch sử của loài hoa hồng với hơn 50 loại tại làng hoa này. Thế hệ người trồng hoa kiểng giai đoạn này quyết định sự hình thành làng hoa vì đã áp dụng, lưu giữ giống mới và đưa hàng hóa đi khắp nơi trong cả nước. Sau giải phóng, kinh tế đất nước còn khó khăn, người trồng hoa đã xếp lại thú chơi hoa kiểng để lo đời sống kinh tế. Có những chủ vườn sẵn sàng dẹp vườn hoa kiểng của mình để trồng khoai. Nhưng cũng có những người trụ lại bám giữ lấy nghề bằng mọi cách. Ngày nay, lớp trẻ hình thành và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học để lai giống, ghép cho ra những giống mới và đưa hoa đi khắp nơi, hội nhập kinh tế thị trường. Lúc này, hoa không những là hoa mà còn là hàng hoá đặc biệt trong đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy thế, làng hoa Sa Đéc hiện nay còn nhiều trăn trở. Mặc dù, có một số giống hoa mới nhưng so với nhu cầu của thị trường thì chưa được như mong muốn. Kiểng có phát triển với nét đặc thù riêng, nhưng hoa thì còn chưa phong phú và tuyển chọn loài, chất nên luôn mang dáng “chân quê”, khác hẳn nét kiêu sang của hoa Đà Lạt. Sa Đéc cần lắm những trung tâm nghiên cứu cây giống mới để đáp ứng thị hiếu khắt khe của người tiêu dùng. Đây quả là một bài toán khó cần có sự quan tâm, đầu tư quy hoạch và công nghệ của chính quyền địa phương. Làm sao thu hút đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoa kiểng, phải có những trung tâm nghiên cứu cây giống mới hoặc nhập giống, lai tạo để cho ra nhiều loài đa hương, đa sắc, cũng là để vực dậy làng hoa, phát triển mạnh và bền vững. Trước đây do chưa được đầu tư đúng mức làng hoa kiểng Sa Đéc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Hiện nay, đất nước trên đà phát triển, hội nhập, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên, làng hoa kiểng Sa Đéc khởi sắc bước vào thời kỳ hoàng kim, được bổ sung nhiều chủng loại quý hiếm, mới lạ...; được đầu tư hạ tầng kỹ thuật; định hướng quy mô bổ sung Quy hoạch làng hoa, xây dựng chợ đầu mối hoa kiểng và trung tâm lai tạo nhân giống cấy mô làm cho hoa kiểng Sa Đéc thêm hương sắc; được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận làng nghề truyền thống hoa kiểng Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Làng hoa Sa Đéc Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là một trong những vựa hoa lớn nhất khu vực phía Nam có diện tích trên 400ha với hơn 2.000 hộ làm nghề. Nơi đây có đến 1.000 chủng loại hoa, sản lượng mỗi năm trên 20 triệu giỏ hoa các loại, tổng doanh số 170 tỉ đồng. Không chỉ bó hẹp ở phường Tân Quy Đông, nghề sản xuất hoa kiểng đã mở rộng đến các xã, phường lân cận, hình thành nên một làng hoa Sa Đéc nổi tiếng trong và ngoài nước. Hoa kiểng nơi đây dùng để trang trí nội thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hóa, nhà ở nên có rất nhiều chủng loại. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hiện nay, việc sản xuất hoa ở Làng hoa Sa Đéc mới phát triển ở quy mô, gia đình, diện tích đất nhỏ, manh mún nên quy mô chưa lớn. Người trồng hoa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chất lượng hoa chưa cao, hình thức liên kết và hợp tác trong sản xuất còn sơ khai. Bên cạnh đó, các nhà vườn chưa tìm được đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dễ bị ép giá... Đồng thời, đa số các hộ trồng hoa thiếu vốn dài hạn để mở rộng đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ mới, công nghệ sinh học về lai tạo, nhân giống, công nghệ bảo quản, đóng gói Anh Trương Hữu Hùng, nhà vườn ở xã Tân Khánh Trung, cho biết: Gia đình anh có 2.200m2 trồng khoảng 10 loại hoa kiểng, như: hoa hồng, thược dược, cát tường, hoa chuông, đồng tiềnMỗi năm, anh đưa ra thị trường hàng ngàn giỏ, chậu hoa các loại. "Tôi trồng hoa kiểng vì đam mê nên theo đuổi hàng chục năm nay. Trên thực tế, "để sống" với nghề trồng hoa rất khó. Mỗi năm, nhà vườn lo lắng giá cả đầu vào tăng cao, thời tiết thất thường, giá đầu ra không ổn định… Do vậy, chúng tôi rất mong muốn được chính quyền quan tâm hỗ trợ giống mới, đầu ra sản phẩm để có thể an tâm làm nghề. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 163 Do vậy, xây dựng mô hình sản xuất hoa kiểng kết hợp du lịch là điểm nhấn, quảng bá hình ảnh làng kiểng Sa Đéc và góp phần nâng cao giá trị tăng thêm cho nông dân. Để làm được điều đó, cần nhiều chương trình hỗ trợ nông dân, như: kết nối cung cầu; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng theo công nghệ mới; giúp bảo hộ sản phẩm khi ra thị trường; cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm. Đồng thời, định hướng cho nông dân trồng hoa, cây trái theo nhu cầu của thị trường. Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng giao thông kết nối các điểm đến. Đáng lo ngại là một số loài hoa kiểng mang nét độc đáo và đặc trưng riêng chỉ có ở làng hoa Sa Đéc đang có nguy cơ mai một. Các nghiên cứu khoa học về công nghệ sinh học, cấy mô, xử lý ra hoa, sâu bệnh và bảo quản sau thu hoạch chưa được ứng dụng rộng rãi. Mặt khác về mặt thương mại ta chưa tổ chức được ngành hàng từ SX đến dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, hạ tầng kỹ thuật và du lịch chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển SX gắn với phát triển du lịch. Do đó, nếu không có những giải pháp đồng bộ để tạo thành chuỗi SX giá trị cao thì việc giữ được những giống hoa kiểng quí trở nên khó khăn và ngành SX hoa kiểng ở Sa Đéc có nguy cơ tụt hậu so với một số làng hoa kiểng trong khu vực. 2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Làng hoa Sa Đéc Sa Đéc từ vùng chuyên sản xuất hoa kiểng, giờ đây đang chuyển mình thành điểm du lịch hấp dẫn. Thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với vụ hoa Tết nhưng rất mến khách khi sân vườn, cổng nhà đều được chuẩn bị, trang trí tươm tất. Những giỏ hoa đẹp nhất được chọn đưa lên giàn phục vụ khách tham quan, chụp ảnh. Ông Võ Minh Thông, Chủ tịch UBND phường Tân Quy Đông (TP Sa Đéc) cho biết trước đây người dân chủ yếu sản xuất hoa để bán nhưng từ khi có chủ trương sản xuất hoa kiểng kết hợp du lịch thì nhà vườn bày trí, sắp xếp hoa kiểng phục vụ khách tham quan. Lượng hoa kiểng được tiêu thụ ngày một tăng lên nhờ bán cho du khách. Các ngày lễ, Tết và cuối tuần, Sa Đéc có khoảng 5.000 lượt khách quan quan. Thu nhập của người dân nhờ vào việc trồng hoa và phục vụ du khách tăng đáng kể. Bà Lê Kim Cương (ngụ khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông) phấn khởi: “Khách du lịch tới đây nhiều hơn, hoa bán cũng dễ hơn. Các nhà vườn, ai cũng quan tâm trang trí, chỉnh trang khu vườn, làm cổng hoa và trưng bày, trồng thêm nhiều loài hoa mới lạ”. Để tạo đà cho thành phố hoa tương lai, chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng. Ngay từ đầu năm 2018, địa phương xây dựng con đường hoa và công viên hoa phối hợp với làng hoa, chợ hoa tạo điểm nhấn cho thành phố. Đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao (thuộc phường Tân Quy Đông) trưng bày hoa tươi quanh năm, có chiều dài hơn 2,3 km, mặt đường rộng 5,5m, vỉa hè dành cho khách đi bộ tham quan mỗi bên rộng 1m đã hoàn thành vào tháng 1 -2019. Công viên hoa ở Sa Đéc là công viên hoa lớn nhất Việt Nam với diện tích trên 23 ha, được thiết kế trên hiện trạng một phần công viên Sa Đéc cũ. Đây là điểm nhấn thu hút du khách tham quan, các nhà đầu tư, góp phần hiện thực hóa chủ trương xây dựng thành phố hoa Sa Đéc. Hướng tới, Trung tâm xây dựng nhà màng trồng hoa kiểng; phối hợp liên kết chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước. Đảm bảo cung ứng cây giống hoa kiểng theo đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, Trung tâm thực hiện chế độ ưu đãi cho bà con đặt hàng sớm hoa kiểng. Trước mắt chúng ta cần tập trung giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật cho làng hoa để nâng cao hiệu quả SX, hỗ trợ nhà vườn tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển SX. Củng cố hoạt động của Hội Sinh vật cảnh, HTX, tổ hợp tác hoa kiểng để hỗ trợ và phát huy vai trò kinh tế hộ, quy tụ các nhà vườn tâm huyết phát triển SX theo hướng quy mô lớn với những vùng SX tập trung; đầu tư một trung tâm nghiên cứu và SX giống hoa kiểng tại xã Tân Khánh Đông thực hiện chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này... Tiếp tục thực hiện xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hoa kiểng Sa Đéc thông qua việc tổ chức tham gia lễ hội, hội chợ trong và ngoài nước. Tìm hiểu thị trường hoa KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 164 kiểng theo thu nhập của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ cho trang trí trong nhà, ngoài sân, đền chùa, công viên, hoa kiểng công trình; kết hợp phát triển SX hoa kiểng gắn với du lịch. Muốn vậy trong năm 2019 cần tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể TP Sa Đéc để làm cơ sở quy hoạch chi tiết từng khu vực theo hướng gắn việc phát triển hoa kiểng với phát triển du lịch và xây dựng đô thị, từ đó kích thích, thu hút các doanh nghiệp, người dân tham gia đầu tư phát triển SX hoa kiểng, mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch và cùng nhau xây dựng thành phố hoa Sa Đéc.Hiện nay, làng hoa đang đầu tư các tuyến đường và mở rộng mô hình trồng hoa phục vụ khách du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương như mở rộng mô hình trồng hoa và xây dựng thêm khu vui chơi giải trí, xây dựng đài ngắm hoa phục vụ du khách và cho du khách cưỡi ngựa tham quan làng hoa và xe đạp đôi chạy vòng quanh ngắm toàn cảnh làng hoa. Đối với chính quyền địa phương có cải tiến mở rộng các tuyến đường, cho người dân vay vốn trồng hoa cải thiện đời sống, phối hợp với người dân mở rộng bãi đậu xe, trang trí thùng rác công cộng, nhà nghỉ mát cho du khách. Hướng mới của làng hoa Sa Đéc là xây dựng cổng chào và thu vé nhằm đầu tư và tu bổ du lịch tại làng hoa, với giá vé 10.000 đồng đối với người lớn và miễn phí đối với trẻ em dự kiến đầu năm 2019. Đó là tiền đề để phát triển du lịch tại làng hoa và thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân. 3. Kết luận Đến tham quan làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc, dù bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có thể ngắm hoa và chụp ảnh thỏa thích, trục chính là đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc, hương thơm. Nơi đây còn hấp dẫn du khách với những quán cà phê làng hoa Sa Đéc có không gian rộng mở, được bài trí rất bắt mắt với những chiếc xuồng ba lá, xe lôi, cầu khỉ, lều tranh... chất đầy hoa xinh xắn. Phía đầu đường là Hội quán làng hoa, có quầy tư vấn, thuyết minh về làng hoa Sa Đéc, giới thiệu sản phẩm đặc sản, quà lưu niệm; có kết nối với câu lạc bộ hướng dẫn viên trẻ địa phương đưa khách đi tham quan các điểm vườn nổi tiếng; và cung cấp một số tour làng hoa Sa Đéc đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh... Hơn nữa, một số hộ dân đã thiết kế vườn hoa của mình thành điểm du lịch Homestay thú vị như Ngôi nhà Hoa ếch, Phong La Vent..., nơi du khách có thể tìm hiểu làng hoa Sa Đéc sâu hơn, nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loài hoa kiểng; và được nghỉ lại qua đêm, hòa vào nếp sống địa phương, trải nghiệm làm nông dân, học cách trồng hoa, sửa kiểng, bón phân, tưới nước...; hay cùng gia chủ đi chợ, nấu các món ngon dân dã như: bánh canh bột xắt, bánh xèo, lẩu mắm, vịt nấu chao... Đặc biệt, khi những cánh én chao lượn báo hiệu mùa xuân đến cũng là lúc làng hoa tưng bừng vào hội, các loài hoa đua nhau tỏa hương, khoe sắc trong ánh nắng vàng nhè nhẹ gió xuân như đón chào lữ khách về thăm. Theo người dân địa phương, từ rằm tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), các vườn hoa Sa Đéc bắt đầu vào mùa thu hoạch cho dịp Tết cổ truyền. Không khí nhộn nhịp khắp vùng, từng đoàn xe tấp lập đổ về vận chuyển hoa kiểng, rồi hối hả tỏa đi khắp nơi. Dọc bờ sông, trên bến dưới thuyền cũng tất bật chợ hoa những ngày giáp Tết. Những ngõ nhỏ quanh làng cũng được tận dụng xắp đầy hoa kiểng. Trong vườn, các chậu hoa đua nhau nở rộ, xếp thành từng hàng dài đều tắp trên giàn tre, kết thành những thảm màu rực rỡ. Những người nông dân bận rộn cắt cành, tỉa lá, chăm chút cho từng chậu hoa, chuẩn bị đưa ra chợ... Và những ngày này, rất đông du khách từ khắp nơi đến tham quan làng hoa Sa Đéc vào xuân, khiến bức tranh du lịch Đồng Tháp thêm bừng sáng. Có thể nói rằng, làng hoa kiểng Sa Đéc đã trở thành hội hoa xuân thơ mộng của miền Tây Nam Bộ vào dịp cuối năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]- Nhất Thống (2005), Sa Đéc vùng đất văn minh miệt vườn, Đông Tháp xưa và nay, số 13, trang 38 – 39. [2]- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Đề án phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 – 2020. [3] - UBND Tỉnh Đồng Tháp (2012), Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 165 ĂN CHAY TRONG CÁC TÔN GIÁO – QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH SV: Trần Quốc Huy, Lớp: ĐHVNH15B GVHD: ThS. Trần Hoàng Phong Tóm tắt Ăn chay hay ăn kiêng là một trong những việc làm đạo đức quan trọng mang tính giáo luật bắt buộc phải thực hiện đối với tín đồ. Tuy nhiên quan niệm xuất phát và thực hành ở mỗi tôn giáo lại có sự khác biệt. Nếu như trong đạo Phật người tu hành không được ăn thịt động vật và kiêng tất cả các ngày trong năm thì trong đạo Công giáo chức sắc phải kiêng ăn thịt vào hai ngày lễ lớn trong năm là Thứ tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh hay tín đồ Hồi giáo không được ăn uống khi có ánh mặt trời trong suốt tháng Ramadan Bài viết này tập trung phân tích những nguyên lý hay quan niệm xuất phát và cách thực hành của việc ăn chay trong các tôn giáo từ đó thấy được ý nghĩa thực sự của nghi thức này. Từ khóa: ăn chay, ăn kiêng, kiêng thịt, giáo luật, ăn chay trong tôn giáo 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, tín đồ của các tôn giáo xem việc thực hiện giáo lý, giáo luật việc trọng cần làm gọi là hành đạo. Họ xem đây là việc là lời dạy của đấng bề trên, nó sẽ mang lại bình an và hạnh phúc cho gia đình hiện tại và cuộc sống ở kiếp lai sinh. Ăn chay cũng là một phần trong giáo lý, giáo luật. Nhìn chung, các tôn giáo lớn trên thế giới đều thực hiện việc ăn chay, họ coi đó là một trong những việc làm đạo đức, chuẩn mực. Tuy ăn chay là việc làm mà các tôn giáo điều thực hiện nhưng mỗi một tôn giáo sẽ có hình thức khác nhau, tùy theo quy định, luật lệ, kiêng kỵ và quá trình hình thành nên mỗi tôn giáo có hình thức ăn chay riêng biệt. Sự khác biệt này xuất phát từ những tín điều cơ bản trong mỗi tôn giáo. 2. Nội dung 2.1. Ăn chay là gì? Ăn (chữ Nôm: 咹): Đưa thực phẩm vào bao tử Chay (chữ Nôm 齋, 斎): Chữ chay này là chữ trai (齋, Hán Việt) chuyển sang, nên chay đồng nghĩa với trai. Chay nghĩa là: Kiêng ăn. Vậy ăn chay cũng có nghĩa là ăn kiêng. Theo nghĩa hẹp ăn chay là ăn hạn chế một số thực phẩm. Theo nghĩa tôn giáo ăn chay ngoài ăn kiêng thì còn tuân theo một số giáo luật và qui định của các đấng giáo chủ ban ra. Ăn chay vốn là một từ bên Phật Giáo và đã được cha Alexandre de Rhodes giảng trong Từ điển Annam - Bồ Đào Nha - Latinh như sau: “Ăn chay. Đích thực có nghĩa là kiêng thịt và cá, nhưng bây giờ để chỉ sự ăn chay của những Kitô hữu. Ăn chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được ăn vào những ngày cụ thể. Còn kiêng cữ (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu như thịt, cá, tôm” Ăn chay, theo nghĩa hẹp, là ăn uống có kiêng cử. Chẳng hạn, kiêng ăn thịt, cá... đối với Phật tử; kiêng ăn ngoài bữa và giảm lượng thức ăn... đối với người Công giáo, kiêng ăn uống ban ngày đối với người Hồi giáo. Ăn chay, theo nghĩa rộng, là thực hành việc khổ chế bằng cách kiêng cữ không chỉ về món ăn thức uống mà còn cả những phương tiện hưởng thụ và thỏa mãn khác. Theo nghĩa này thì “ăn chay” không chỉ là việc ăn uống mà còn là một thái độ (tinh thần thống hối), một lối sống (khiêm cung, từ bỏ những thú vui chính đáng) nhằm biểu lộ lòng thống hối, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô (theo Công Giáo) - mà ta quen gọi là “giữ chay”. Giữ chay là tuân thủ những yêu cầu về việc chay tịnh, giữ chay bao hàm ý nghĩa rộng hơn là ăn chay (theo nghĩa hẹp). Tương tự như khi chúng ta nói bổn phận "giữ ngày Chúa Nhật" thì rộng nghĩa hơn là bổn phận “dự (xem) lễ ngày Chúa Nhật” [7] 2.2. Ăn chay trong Phật giáo Phật giáo là tôn giáo có hệ thống lý luận khá biện chứng. Theo đó, một trong số những lý luận chính của nhà Phật là luận về luân hồi và nghiệp. Theo đó, con người và muôn vật trên KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 166 đời đều có mối quan hệ với nhau. Mỗi suy nghĩ, hành động của con người ở thời điểm này, nơi này đều có tác động để gây ra kết quả ở thời điểm khác, nơi khác. Muôn vật có được là do sự hợp nhất của nhiều cái “duyên”. Con người và muôn vật sinh ra rồi phát triển và mất đi trong một vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ gọi là “luân hồi”. Trong quá trình tồn tại của mình, những suy nghĩ và hành động trong hiện tại sẽ góp phần tạo ra những điều trong tương lai xảy đến với chính chủ thể hoặc những chủ thể có liên hệ. Do đó, để thoát khỏi vòng luân hồi con người cần tạo ra duyên tốt, cắt lìa duyên xấu, vì duyên xấu sẽ tạo nên “nghiệp” khiến con người phải nhận “quả” xấu vào kiếp sau, mãi không thoát khỏi vòng luân hồi. Xuất phát từ quan niệm đó, Phật giáo đưa ra giáo luật yêu cầu tín đồ phải thực hiện để tránh tạo “nghiệp”, gồm: - Bất sát sinh (Không được giết hại người và các loài động vật). - Bất đạo tặc (Không được trộm cướp). - Bất tà dâm (Không tà dâm) - Bất vọng ngữ (Không được nói dối, nói hai chiều, nói sai sự thật) - Bất ẩm tửu (Không được uống rượu và các chất kích thích). Việc ăn chay trong Phật giáo Bắc tông và Nam tông có đôi điều khác biệt: Theo Phật giáo Bắc tông, ăn chay là không ăn thịt động vật, cốt sao cho không phạm giới sát sinh. Có thể thấy rằng, việc ăn chay xuất phát từ điều giới thứ nhất và thứ năm của đạo Phật. Ăn chay, uống sạch để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Đức Phật khuyên rằng con người không được giết hại (sát sinh) bao gồm cả con người và các con vật. Theo quan niệm của đạo Phật thì mọi sinh linh đều có Phật tính; nếu sát hại sinh linh tức là làm tổn hại Phật tính. Khi tính mạng bị đe dọa thì từ con vật lớn như: voi, hổ, trâu, ngựa đến các con vật nhỏ như: chim, cá, ong, kiến đều tìm cách tự vệ để thoát khỏi sự tiêu diệt. Ai đó nhẫn tâm giết một con vật, làm cho nó phải đau đớn, giãy giụa trước khi chết là tự mình đánh mất lòng từ bi và mất dần Phật tính. Để không sát sinh thì tín đồ nên ăn chay một cách thường xuyên. Do đó, ăn chay theo Phật giáo là không ăn các loại thịt động vật, chỉ ăn thực vật. Phật giáo khuyên ăn chay có thể xuất phát từ thuyết nhân quả, luân hồi của Phật giáo, cho rằng khi chúng sinh (người và vật) chết đi sẽ được đầu thai vào kiếp khác, nếu kiếp trước làm điều ác thì kiếp sau phải chịu hình phạt quả báo. Sống kiếp người làm điều tốt đẹp thì khi chết đi, luân hồi đến kiếp sung sướng, giàu sang phú quý; khi còn sống kiếp người gây nhiều tội ác, thì lúc chết phải chịu kiếp tàn tật, nghèo nàn và đói khát. Luân hồi ở đây được hiểu rằng thân xác này chết đi, thì hình thức sống khác lại tiếp tục ở mức độ cao hơn (được lên cõi trời), hay thấp hơn là loài cầm thú; hoặc là loài ngạ quỷ (quỷ đói). Chỉ có đức Phật và các vị A La Hán là được giải thoát không tái sinh. Do tin vào thuyết luân hồi mà người ta cho rằng nếu sát sinh thì không tránh khỏi trường hợp con cái giết kiếp sau của ông bà, cha mẹ mình. Như vậy chủ trương ăn chay của đạo Phật về mặt nào đó có ý nghĩa tích cực giáo dục lòng từ bi hỉ xả, bình đẳng, bác ái, không sát sinh súc vật một cách tùy tiện, không vì miếng ăn của mình mà làm cho người khác hoặc súc vật phải chết chóc đau khổ. Theo Phật giáo Nam Tông, ăn chay ngoài ăn thực vật thì thịt động vật vẫn dùng được miễn sao nó thuộc ngũ tịnh nhục (có nơi quan niệm là tam tịnh nhục) và việc ăn uống phải diễn ra trước giờ Ngọ. Ngũ tịnh nhục theo quan niệm của Phật giáo Nam tông là các loại thịt thanh tịnh mà tín đồ và tăng được dùng mà không phạm tội sát sinh, gồm: - Thịt con vật mà ta không thấy cảnh nó bị người ta giết thịt. - Thịt con vật mà ta không nghe tiếng kêu la của nó khi bị giết thịt. - Thịt con vật mà nó bị giết không phải để cho ta ăn. - Thịt con vật tự chết đi. - Thịt con vật do động vật ăn thịt khác ăn còn dư lại. Ngoài ra, trong cả Phật giáo Bắc tông và Nam tông còn kiêng 5 loại gia vị gọi là ngũ vị tân gồm: hành, hẹ, kiệu, tỏi, nén. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thức ăn này làm ta mê muội, cơ thể không sạch sẽ kích thích dục vọng và sân hận dễ phạm giới cấm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 167 2.3. Ăn chay trong Công giáo Người Công giáo ăn chay là để noi theo tấm gương thánh thiện của tổ tiên. Kinh Thánh đã mô tả Mô-sê và Ê-li-a đã ăn chay bốn mươi ngày trước khi đến trước nhận Thánh Chúa (Xh 34:28). Bà tiên tri Anna đã ăn chay để dọn mình đón Đấng Mê-si đến (Lc 2:37). Tất cả họ đều muốn nhìn thấy Thiên Chúa và xem việc ăn chay là một điều kiện tiên quyết cơ bản. Tín đồ Công giáo cũng muốn Chúa hiện diện, vì vậy họ ăn chay. Thực ra, trong Công giáo không có ăn chay mà gọi là ăn kiêng. Ăn kiêng trong Công giáo xuất phát từ quan niệm người trong đạo cần có những khoản thời gian để tâm thanh tịnh, để thân sạch sẽ, để lòng rộng mở để đón Thiên Chúa, để thờ phụng người. Do đó, ăn kiêng trong Công giáo không phải ăn thực vật mà kiêng ăn thịt, nên ăn cá và không ăn vặt dành thời gian và tấm lòng thanh sạch thờ phụng Chúa. Ngoài ra, ăn kiêng trong Công giáo còn là ăn ít đi, từ bỏ những lạc thú thường ngày để thể hiện tấm lòng với Chúa và có thêm điều kiện vật chất để làm việc bác ái, giúp đỡ đồng đạo gặp khó khăn. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9:23). Vì vậy, chúng ta “bỏ” điều gì đó mà chúng ta thường ưa thích: kẹo, nước ngọt, một chương trình truyền hình yêu thích hoặc ngủ nán thêm. Công giáo quan niệm rằng ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với thiên chúa. Công giáo Rôma phân biệt giữa “giữ chay” và “kiêng thịt” (nhưng hai việc này lại thường đi đôi với nhau), thông thường được hiểu như sau: Giữ chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được tiếp nạp vào cơ thể. Cụ thể, giữ chay là không được ăn và uống những thứ gì ngoài bữa ăn chính trong ngày (như kẹo, bánh, nước ngọt, cà phê, trái cây...), chúng chỉ được dùng như một cách tráng miệng sau bữa ăn chính đó (bữa ăn chính là bữa trưa hoặc bữa tối) nhưng không khuyến khích sử dụng. Kiêng thịt (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu thường ngày, cụ thể, cấm ăn thịt hay bộ phận của các động vật máu nóng (như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt các loài thú...) nhưng lại cho phép ăn cá, các sinh vật biển hay động vật máu lạnh (tôm, cua, ếch...). Trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa (như bơ, pho mát, sữa chua...) không thuộc danh mục những thứ buộc phải kiêng. Việc ăn chay được cho là rất nghiêm khắc trong danh mục thức ăn, Công giáo lại đề cao tinh thần của việc ăn chay. Đôi khi, ăn ít hơn hoặc ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay. Giáo hội không đưa ra một bản luật hay danh mục nào để hướng dẫn cái gì được ăn và cái gì là không được ăn mà để cho lương tâm tín đồ thẩm định việc ăn chay của mình. Họ chỉ đưa ra quy định về thời gian và lứa tuổi áp dụng. Theo quy định, ngày Thứ Tư Lễ Tro, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong tuần buộc các tín đồ phải giữ chay và kiêng thịt. Nhưng ngày nay, luật này được nới lỏng và chỉ buộc giữ chay kiêng - thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. - Giáo luật, điều 1251 ghi: “Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội đồng Giám mục, các ngày thứ Sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng”. Như vậy, ngày giữ chay kiêng thịt theo luật có thể được dời vào một ngày khác nếu nó trùng vào một sự kiện đặc biệt. Thực tế là có nhiều năm, thứ Tư Lễ Tro trùng vào một trong ba ngày Tết Nguyên Đán, không thể buộc tín đồ người Việt phải giữ chay - kiêng thịt vào những ngày này, vì thế, Tòa Thánh có cho phép đổi ngày giữ chay - kiêng thịt sang một ngày khác. - Ai phải giữ chay? Điều 1252 Giáo luật: “Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực”. - Về việc thay thế việc ăn chay, Giáo luật, Điều 1253 ghi: Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 168 việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức. 2.4. Ăn chay trong Islam (Hồi giáo) Tín đồ Hồi giáo không ăn chay suốt năm mà tập trung vào tháng Ramadan (Ramadān, tháng 9 Hồi lịch). Trong suốt tháng ăn chay Ramadan, những tín đồ đạo hồi thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc, áp dụng vào ban ngày, từ sáng cho đến lúc mặt trời lặn. Người ốm, trẻ em, phụ nữ có thai và binh lính, người lao động nặng nhọc được miễn trừ. Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, thánh Allah truyền đạt những câu thơ đầu tiên trong kinh Koran vào tháng 9 Hồi lịch. Bởi vậy, tháng ăn chay Ramadan thường diễn ra vào khoảng tháng 9 Hồi lịch. Tương truyền, một thương nhân là Mohammed khi đang trầm tư suy tưởng trong hang núi Hira (thuộc Arập Xêut) đã được thiên sứ Gabriel gọi tên và nói rằng anh chính là người được chọn để tiếp nhận lời nói của thánh Allah (Thượng đế). Sau đó, Mohammed bắt đầu đọc những câu nói và dần dần chúng được chép lại thành kinh của Hồi giáo (Qur’an hay Koran). Kinh Koran viết: “Tháng ramadan là tháng mà Kinh Koran đã được ban xuống với nhiều bằng chứng rõ ràng về sự hướng dẫn và phân biệt thiện ác để làm phương châm cho nhân loại. Vì vậy kẻ nào ở nhà trong tháng này thì phải nhịn ăn”18. Tháng ăn chay Ramadan như là một hình thức thể hiện lòng biết ơn của các tín đồ với sứ giả Mohammed. Tín đồ Hồi giáo ăn chay vào tháng này dưới hình thức như kể trên nhằm thể hiện lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và niềm tin tuyệt đối của mình vào đạo. Trong ngày họ dành thời gian để đọc kinh, cầu nguyện và hướng về Allah. Những trường hợp ngoại lệ trong việc giữ chay trong tháng này cũng được quy định cụ thể trong Kinh. “Nếu kẻ nào trong các ngươi bị bệnh hoạn hoặc đang trên đường lữ hành thì phải nhịn ăn trong cùng một số ngày vào lúc khác. Nếu kẻ nào có thể nhịn ăn mà không thực hành được thì kẻ đó phải chia thức ăn cho một người nghèo”19. Trong những ngày này, người Hồi giáo nhịn ăn từ khi mặt trời mọc cho tới hoàng hôn, có nghĩa là trong cả một ngày họ không ăn gì. Tuy nhiên, sau buổi tối, đó là một bữa tiệc thực sự. Bữa ăn trước bình minh được gọi là Suhoor, bữa tối sau khi mặt trời lặn được gọi là Iftar, diễn ra trong gia đình hoặc cộng đồng địa phương. Cả 2 bữa ăn đều có trái cây tươi, rau, thịt halal, bánh mì, pho mát, đồ ngọt. Bữa chiều tối với nhiều món ăn đa dạng như thịt cừu cà ri, một loạt các món ăn nhẹ được nấu chín như Dal roti, pho mát Paneer, trái cây tươi trộn bột ớt, kem tuyết tráng miệng. Lễ Ramadan là thời gian vui vẻ nhất trong năm. Khi nghi lễ ăn chay Ramadan kết thúc, mọi tín đồ Hồi giáo ngoan đạo sẽ có được sự che chở bởi các thánh thần linh thiêng. Một tháng ăn chay, một tháng cầu nguyện kết thúc với sự hoan hỉ của các tín đồ trên mọi miền thế giới 3. Kết luận Ăn chay hay ăn kiêng là một trong những giới luật bắt buộc với tín đồ. Thực phẩm chay về dinh dưỡng học cũng là thức ăn tốt cho sức khỏe. Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn khi bữa ăn gia đình xa rời các món thịt và không đem hình ảnh các con vật bị giết vào trong từng bữa ăn của mình. Sẽ là một cuộc sống an bình, khi từng món ăn mang hương vị thiên nhiên, mang hình ảnh của hoa đồng cỏ nội, có sự hòa đồng với cội cây gần gũi, và biến cuộc sống của mình thành một phần trong chuỗi sinh tồn tự nhiên. Người ăn chay, vì thế mà cũng tự tập cho mình thói quen yêu quý thiên nhiên, yêu quý từng phút giây mình được sống, thấy mình là một phần của vạn vật Và từ đó, người ta hướng những việc làm, những tạo tác của mình sao cho hài hòa với thiên nhiên, phấn đấu để lòng đam mê công việc của mình chuyển dịch từ ham thích thỏa mãn bản thân sang ham thích làm đẹp cho đời. Từ việc nhìn nhận bữa ăn chay đạm bạc nhưng vẫn có thể đủ chất sẽ dần dần hình thành nhận thức về nhu cầu cá nhân: thực ra người ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nhu cầu bản thân để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, cho 18 Thiên Kinh Koran, bản dịch tiếng Việt, Chương 2, câu 179. 19 Thiên Kinh Koran, bản dịch tiếng Việt, Chương 2, câu 185. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 169 môi trường sống xung quanh. Và đó chính là giá trị lớn nhất của việc ăn chay, nó từng bước hướng con người ta đến gần thêm với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Giáo lý giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Giáo lý Hội thánh Công giáo, Số 575, 1387, 1430, 1434, 2043, 2742. [2]. Nguyễn Bình (2012), Đạo hồi tri thức cơ bản, NXB Từ điển bách khoa. [5] Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật tử và việc ăn chay, truy cập ngày 26/9/2013 (https://phatgiao.org.vn/phat-tu-va-viec-an-chay- d12192.html) [3] Hội đồng Giám mục Việt Nam (2006), Bộ Giáo luật 1983, NXB Tôn giáo, Hà Nội. [4] Stêphanô Huỳnh Trụ (2017), Chữ và nghĩa: "ăn chay" và "giữ chay", Nhịp Cầu Tâm Giao 4, NXB Phương Đông (3/2011), tr. 85-93. [6] Thiên kinh Qur’an và bản dịch ý nghĩa nội dung bằng Việt ngữ bản in do Quốc Vương Arập Xêut (Fahad bin Abdul Aziz al-Saud) chỉ thị xuất bản, Trung tâm ấn loát Quốc Vương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_hoat_dong_du_lich_tai_lang_hoa_sa_dec.pdf
Tài liệu liên quan