Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008 và giải pháp trong thời gian tới 2010 – 2012

Tổng số giờ - người theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ - người mà chế độ ( hoặc hợp đồng lao động ) quy định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu.Tổng số giờ - người theo chế độ lao động bằng (= ) tổng số ngày – người đã thực tế làm việc nhân với ( × ) số giờ của một ca làm việc theo chế độ lao động. Số giờ - người ngừng việc trong ca là toàn bộ số giờ - người không được làm việc trong ca làm việc do lỗi tại doanh nghiệp ( máy hỏng , mất điện, ) hoặc do lỗi tại người lao động ( ốm đau bất thường, đi muộn, về sớm, ) hoặc do chế độ cho phép, nghỉ hội họp , cho con bú,. Tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ - người lao động đã thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế của kỳ nghiên cứu.

doc56 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008 và giải pháp trong thời gian tới 2010 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ca là toàn bộ số giờ - người không được làm việc trong ca làm việc do lỗi tại doanh nghiệp ( máy hỏng , mất điện, ) hoặc do lỗi tại người lao động ( ốm đau bất thường, đi muộn, về sớm,) hoặc do chế độ cho phép, nghỉ hội họp , cho con bú,... Tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ - người lao động đã thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế của kỳ nghiên cứu. Tổng số giờ - người thực tế làm việc bằng (=) tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động cộng với ( + ) số giờ - người làm thêm ngoài chế độ lao động. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh NSLĐ a. Các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận Ký hiệu kết quả sản xuất, kinh doanh là Q, lao động hao phí để tạo ra Q là L’, là mức NSLĐ dạng thuận thì ta có: WL'=QL' Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và có thể tính bằng tiền tệ ( GO, NVA, VA, DT, DT’ ), còn L’ được tính bằng số người, số ngày – người, số giờ - người thực tế làm việc tạo ra Q. Xét theo mẫu số của công thức tổng quát : + Nếu L’ tính bằng số lao động bình quân trong kỳ thì : WL=QL + Nếu L’ tính bằng tổng số ngày – người thực tế làm việc trong kỳ (ký hiệu:NN): WNN=QNN + Nếu L’ tính bằng tổng số giờ - người thực tế làm việc trong kỳ(ký hiệu GN): WGN=QGN b. Các chỉ tiêu NSLĐ dạng nghịch Là NSLĐ mà được tính bằng cách nghịch đảo của NSLĐ dạng thuận hay còn gọi là suất tiêu hao lao động. Ngược lại với các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận ta có các chỉ tiêu NSLĐ dạng nghịch: + Mức hao phí lao động : lL=LQ + Mức hao phí 1 ngày – người làm việc : lNN=NNQ + Mức hao phí 1 giờ - người làm việc : lGN=GNQ Mức NSLĐ bình quân Công thức tính : W=QL Do Q=WLL nên w=WLLL Hay W=WLk Trong đó : WL mức NSLĐ của từng bộ phận trong tổng thể k= LL kết cấu ( hay tỷ trọng ) lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể. 1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tiền lương lao động Các chỉ tiêu tổng quỹ lương. Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương: Quĩ lương trả theo sản phẩm gồm: lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm luỹ tiến, lương sản phẩm có thưởng, lương trả theo sản phẩm cuối cùng. Quĩ lương trả theo thời gian gồm: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. Căn cứ theo loại lao động: Quĩ lương của lao động làm công ăn lương là các khoản tìên lương trả cho công nhân sản xuất, học nghề, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, Quĩ lương của công nhân sản xuất là các khoản tiền trả cho công nhân sản xuất và số học nghề được doanh nghiệp trả lương. Căn cứ theo các độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ nghiên cứu: Tổng quĩ lương giờ là tiền lương trả cho tổng số giờ- người thực tế làm việc ( trong và ngoài chế độ lao động ), kèm theo các khoản tiền thưởng gắn liền với tiền lương giờ như tăng năng suất, Tổng quĩ lương ngày là tiền lương trả cho tổng số ngày - người thực tế làm việc ( trong và ngoài chế độ lao động ), kèm theo các khoản phụ cấp trong phạm vi ngày làm vịêc như tiền trả cho thời gian ngừng việc trong ca không phải lỗi do người công nhân, tiền trả cho phế phẩm trong mức qui định, Tổng quĩ lương tháng là tiền lương trả cho công nhân sản xuất của doanh nghiệp trong tháng, bao gồm tiền lương ngày và các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người công nhân trong thời gian nghỉ phép năm, tiền trả cho thời gian ngừng việc trọn ngày không phải do lỗi người công nhân, Các chỉ tiêu tiền lương bình quân Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất phản ánh mức tiền công nhận được tính trên một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh. Công thức tính : XL'=F'L' Trong đó :F’ - tổng quỹ lương L’ - số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh XL' - tiền lương bình quân Từ công thức tổng quát trên có thể xác định một số chỉ tiêu tiền lương bình quân cụ thể như sau: + Tiền lương bình quân giờ : XGN= FGGN ( GN: tổng số giờ - người thực tế làm việc ) + Tiền lương bình quân ngày : XNN=FNNN ( NN- tổng số ngày - người thực tế làm việc ) + Tiền lương bình quân tháng : XL=FL 1.2.2. Một số phương pháp phân tích thống kê Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Đây là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Đặc điểm vận dụng: dùng phương pháp phân tổ để biểu hiện kết cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, bậc thợ, trình độ đại học,Ngoài ra, phương pháp này còn dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức như mối liên hệ giữa độ tuổi với bậc thợ,. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan Phân tích hồi quy và tương quan là phương pháp dùng để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng như mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả sản xuất,. Đặc điểm vận dụng: dùng phương pháp này để xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa lao động và doanh thu, hay giữa NSLĐ và doanh thu để đánh giá được mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ để từ đó có các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng lao động và đem lại lợi ích lớn. Phương pháp phân tích dãy số thời gian. Là phương pháp cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Đặc điểm vận dụng: dùng các chỉ tiêu lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng, tốc độ phát triển,để phân tích đặc điểm biến động của số lao động và NSLĐ. Từ đó, cho biết quy luật biến động và mức độ biến động của hiện tượng. Phương pháp chỉ số Là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm vận dụng: dùng để phân tích mối liên hệ giữa NSLĐ với kết quả sản xuất kinh doanh,giữa thu nhập với NSLĐ,phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong công ty. MH1: lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 lao động - Số lao động bq RL1RL0L1L0=RL1RL0L1L1×RL0RL0L1L0 MH2: Doanh thu của công ty do ảnh hưởng của 2 nhân tố : NSLĐ bq 1 lao động Số lao động bq wL1WL2L1L0 =WL1wL0L1L1×WL0WLoL1L0 MH3 : Doanh thu của công ty do ảnh hưởng của 3 nhân tố: NSLĐ bq 1 ngày – người Số ngày làm việc thực tế bq 1 lao động Số lao động bq WNN1WNNoN1N0L1L0= WNN1WNN0N1N1L1L1×WNN0WNN0N1N0L1L1×WNN0WNN0N0NoL1L0 MH4: Quỹ phân phối lần đầu của lao động do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Thu nhập bq 1 lao động Số lao động bq VL1VL0L1L0=VL1VL0L1L1×VLoVL0L1L0 MH 5: Quỹ phân phối lần đầu do ảnh hưởng của 3 nhân tố : Thu nhập bq một ngày làm việc Số ngày làm việc thực tế của 1 lao động Số lao động bq VNN1VNN0N1N0L1L0=VNN1VNN0N1N1L1L1×VNN0VNN0N1N0L1L1×VNN0VNN0N0N0L1L0 MH6 : Doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố : Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động Thu nhập bình quân 1 lao động Số lao động bình quân HV1HV0VL1VL0L1L0=HV1HV0VL1VL1L1L1×HV0HV0VL1VL0L1L1×HV0HV0VL0VL0L1L0 Phương pháp đồ thị Là phương pháp mà chúng ta biểu diễn các số liệu thống kê trên hình vẽ, biểu đồ để qua đó tìm được mối quan hệ giữa các tiêu thức. Đặc điểm vận dụng : dùng để biểu thị mối quan hệ giữa NSLĐ với doanh thu, biểu thị mối quan hệ so sánh số lao động giữa các năm, Đường cong Loren Là đường thể hiện sự bất bình đẳng trong thu nhập. Đặc điểm vận dụng : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của công ty vận tải hành khách ĐSHN để từ đó thấy được thu nhập của lao động có được bình đẳng hay không. Từ đó có các chính sách phù hợp hơn để nâng cao và cải thiện đời sống của người lao động. Đặc điểm lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội Đặc điểm hoạt động của công ty. Quá trình hình thành và phát triển của công ty vân tải hành khách Đường sắt Hà Nội Do yêu cầu phải đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 4/3/2003 về việc ” Thành lập Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam hiện nay”.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản lý,khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước giao, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung , được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và tại các ngân hàng trong nước,ngoài nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty. Tổng công ty có các đơn vị thành viên được hình thành theo sáu khối: khối vận tải, khối hạ tầng, khối xây lắp, khối công nghiệp, khối dịch vụ vật tư, khối trường học. Trong đó, tổ chức khối vận tải đường sắt có sự thay đổi về cơ bản. Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội được thành lập theo quyết định số 03/ĐS-TCCB-LĐ ngày 7/7/2003 của Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở tiền thân là Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I. Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I được thành lập ngày 9/2/1989 theo quyết định số 366/QĐ-TCCB-LĐ của bộ giao thông vận tải. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I đã có nhiều đóng góp trong công tác vận chuyển hàng hoá và hành khách, trở thành đơn vị có uy tín trong ngành đường sắt nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung.Tuy nhiên trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách cả về số lượng và chất lượng phục vụ và để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình hội nhập với đường sắt các nước trong khu vực cũng như quốc tế, mô hình xí nghiệp vận tải liên hợp vận tải đường sắt không còn phù hợp nữa. Trước tình hình đó ngày 7/7/2003 Hội đồng quản trị Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã ban hành quyết định số 03/ĐS-TCCB-LĐ về việc thành lập công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Ngày 1/10/2003 công ty chính thức đi vào hoạt động. Cơ cấu tổ chức của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội là một trong ba công ty vận tải hành khách được hình thành từ việc sắp xếp lại các xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt I, II ,III. Công ty là doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty đường sắt Vịêt Nam, lấy kinh doanh vận tải hành khách làm nòng cốt. Mô hình tổ chức của công ty như sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC Hệ thống chính trị Đảng, công đoàn, TN ĐMTX,KTNV-VT, ATVT, QLBVĐT, BVANQP. Các phòng TCCB-LĐ, TCKT-KT,KHĐT,HTQT-PTTT,TKMT,TH Các XN đầu máy: Hà Nội Đà Nẵng Các XN toa xe: Vận dụng toa xe khách Hà Nội Sửa chữa toa xe Hà Nội. Các ga cấp I trực thuộc c.ty: Hà Nội, Huế Các ga cấp 1 trực thuộc xí nghiệp VT Đồng Hới, Vinh. Các XNVTĐS: Yên Lào. Vĩnh Phú, Hà Lạng, Hà Hải, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, QTTT, Hải Vân. Theo mô hình này bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Ban lãnh đạo công ty. Các phong ban tham mưu và các đơn vị. Các xí nghiệp thành viên. Trong đó: Ban lãnh đạo của công ty gồm có: Tổng giám đốc:là người đứng đầu , phụ trách chung chỉ mọi hoạt động của toàn công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam về kết quả kinh doanh của công ty. Các phó tổng giám đốc: Là những người giúp việc, tham mưu cho Tổng giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bí thư Đảng uỷ công ty: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đảng bộ, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của cấp trên xây dựng và đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ điều hành sản xuất vận tải, công tác xây dựng Đảng và tổ chức đoàn thể quần chúng, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn công ty thông qua các văn phòng, các ban chuyên trách của Đảng uỷ công ty. Chủ tịch công đoàn công ty: có trách nhiệm cùng tổng giám đốc quản lý lao động, giám sát chế độ, chính sách của người lao động, công tác xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động,Cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong toàn công ty thông qua phòng công đoàn công ty và các ban chuyên trách của Công đoàn công ty. Các phong ban tham mưu: 1.Phòng Kế hoach- Đầu tư 2. Phòng Tài chính-Kế toán - Kiểm thu 3. Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động 4. Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ vận tải 5.Phòng Đầu máy –Toa xe 6. Phòng Hợp tác quốc tế - Phát triển thị trường 7. Phòng An toàn vận tải 8. Phòng Quản lý bán vé điện toán 9. Phòng Thống kê máy tính 10. Phòng Bảo vệ an ninh quốc phòng 11. Phòng Tổng hợp Mỗi phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, các nội dung công tác, hướng dẫn sản xuất và các hoạt động khác ngoài dây chuyền sản xuất chính. Phục vụ đắc lực cho công tác kinh doanh của công ty. Các phong ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả và không bị chồng chéo. Các xí nghiệp thành viên: Công ty có 18 đơn vị thành viên trực thuộc có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị, hoạt động trong công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị , thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty giao và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các đơn vị, các xí nghiệp thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bộ máy quản lý được xây dựng như mô hình tổ chức của công ty. Lãnh đạo các đơn vị, các xí nghiệp thành viên là Giám đốc, Trưởng ga hoạt động theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, công tác xã hội trước Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,Tổng giám đốc công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và trước pháp luật. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI STT TÊN THÀNH VIÊN 1 Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 2 Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng 3 Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội 4 Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội 5 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Yên Lào 6 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Vĩnh Phú 7 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Lạng 8 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Hải 9 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Ninh 10 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Thanh Hoá 11 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Nghệ Tĩnh 12 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Quảng Bình 13 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Thừa Thiên- Quảng Trị 14 Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hải Vân 15 Ga Hà Nội 16 Ga Vinh 17 Ga Đồng Hới 18 Ga Huế 1.3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội a. Chức năng của công ty Như trên đã nói, công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Vịêt Nam. Công ty hoạt động theo các quy định được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt và theo quy định của Chính phủ về hoạt động đường sắt. Cụ thể chức năng của công ty như sau: Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước và Tổng công ty Đường sằt Việt Nam. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và những thách thức từ cơ chế thị trường. Công ty có thể đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập các xí nghiệp thành viên, các nhà máy. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước giao cho. Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo khả năng và nhu cầu của thị trường, kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép. Xây dựng vốn, áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm công đoạn trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của Pháp luật cũng như sự phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Công ty được quyền quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tên sản phẩm công đoạn hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty được quyền sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả. Tự huy động vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu. Công ty được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của Pháp luật hoặc vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng Việt Nam trên cơ sở có bảo lãnh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Được lập và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư và phát triển và các quỹ khác của Công ty để đầu tư, phát triển theo quy định của Pháp luật và phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, thực hiện các hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ đột xuất mà Nhà nước giao. b.Nhiệm vụ của công ty Theo điều lệ Tổ chức và hoạt động của công ty vận tải hành khách Hà Nội ( Ban hành kèm theo Quyết định số 1444/QĐ-TCCB- LĐ ngày 30/9/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện nhiệm vụ khai thác kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và bao gửi ( sau đây gọi tắt là vận tải hành khách); tham gia vận tải hàng hoá, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế. Bảo dưỡng, khám chữa, chỉnh bị và sửa chữa đầu máy, toa xe và cơ sở vật chất kỹ thuật được Tổng công ty giao, tổ chức, quản lý công tác nghiệp vụ chạy tàu trong khu vực, cung cấp đầu máy, toa xe theo kế hoạch của Tổng công ty, dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, đại lý xăng dầu, mỡ nhờn và đại lý bảo hiểm các loại, sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, nước uống và bao bì, kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, hoạt động thể thao và giải trí khác, cho thuê địa điểm, văn phòng phương tiện, thiết bị, kho, bãi, sân chơi thể thao, xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ, mua bán vật liệu xây dựng, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động của Công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật. Tổ chức, triển khai và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành Đường sắt để thực hiện công tác cứu chữa và đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của Tổng công ty. Nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của Nhà nước do tổng công ty giao ( bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác ) để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và của Tổng công ty. Tổ chức thống kê, phân tích và báo cáo các mặt hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời về số liệu báo cáo, thống kê. Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, biểu đồ chạy tàu và các kế hoạch khác liên quan của Công ty. Phát hiện những bất hợp lý và đề xuất với Tổng công ty các biện pháp điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên toàn mạng lưới đường sắt, không ngừng nâng cao sản lượng và doanh thu vận tải, nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Cùng tham gia với Tổng công ty về các nội dung sau: Xây dựng chiến lược, quy hoach phát triển , phương án tổ chức sản xuất kinh doanh , kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư lớn về lĩnh vực vận tải Đường sắt , tổ chức điều hành chạy tàu, biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trong công lệnh tốc độ, các hợp đồng vận tải lớn, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên, kế hoạch đào tạo , đào tạo lại cán bộ, công nhân, viên chức, các văn bản của Tổng công ty có liên quan đến lĩnh vực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh vận tải đường sắt và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Tổng công ty. 1.3.1.4. Những kết quả đạt được của công ty Trong những năm vừa qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh của các phương tiện vận tải khác, giá cả thị trường diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá nguyên nhiên , vật liệu liên quan trực tiếp đến vận tải đường sắt ngày càng tăng, cơ sở vật chất của công ty vừa thiếu vừa xuống cấp, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Song với tinh thần quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Đảm bảo an toàn , nâng cao năng suất lao động , chất lượng phục vụ, sản lượng và doanh thu, cải thiện một bước đáng kể các mặt đời sống của cán bộ công nhân viên”, ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả các mục tiêu về vận chuyển hành khách , hàng hoá, không ngừng nâng cao doanh thu của công ty cũng như nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Về vận tải hành khách, trong những năm qua do chủ động nắm bắt nhu cầu đi lại của hành khách, công ty đã xây dựng và thực hiện đúng biểu đồ chạy tàu trên các tuyến trong phạm vi công ty quản lý, chủ động đề xuất kế hoạch chạy thêm tầu, nối thêm xe trên tuyến thống nhất trong các đợt cao điểm như he, tết, lễ hội phục vụ học sinh, sinh viên đi thi nên sản lượng và lượng luân chuyển hành khách đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên mức độ tăng giảm sản lượng là không đều. Về vận tải hàng hoá: trong công tác vận tải hàng hoá, khó khăn lớn nhất đối với ngành đường sắt nói chung và công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội nói riêng là áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của các phương tiện vận tải khác. Bên cạnh đó, nguồn hàng không đều và thiếu ổn định cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty. Tuy nhiên , thời gian qua công ty đã chủ động xác định các chân hàng, luồng hàng của các chủ hàng nhỏ , lẻ phân tán thuộc địa bàn công ty quản lý và coi trọng nhiệm vụ dỡ hàng hơn xếp hàng nên công ty đã thường xuyên phối hợp với trung tâm điều hành vận tải và công ty vận tải hàng hoá đường sắt, tổ chức cấp xe , kéo xe kịp thời. Bên cạnh đó, công ty cũnh ban hành các cơ chế khuyến khích xếp dỡ ban đêm, ngày nghỉ để giải phóng toa xe nhanh góp phần rút ngắn thời gian quay vòng xe , tránh đọng dỡ kéo dài. Chỉ đạo vận chuyển hàng quá khổ, giải quyết kịp thời các sự cố về hàng hoá Nhờ những chỉ đạo kịp thời cũng như nỗ lực của cán bộ công nhân viên công tác vận chuyển hàng hoá của công ty trong những năm 2003 – 2008 đã thực hiện tương đối tốt. Đặc điểm lao động của công ty. Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải vật tư, hàng hóa và hành khách là chủ yếu. Mặt khác, công ty còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy, toa xe và cơ sở hạ tầng Do đó, ngoài số lượng lao động là công nhân viên chức, công ty còn có số lượng công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ lực lượng lao động của công ty. Lao động chủ yếu được ban hành theo đội hình cứng, thực hiện theo chế độ ban kíp.Số lượng công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông được đào tạo nghề bài bản theo qui định ( tiêu chuẩn nghề ) trên 18 tháng đào tạo. Số công nhân viên chức chủ yếu có trình độ đại học. Lao động thường nhàn rỗi vào các mùa vụ như : dịp tết, lễ, mùa thi, dịp hè, Với công nghệ lạc hậu, NSLĐ thấp và thu nhập thấp nên vấn đề lao động được công ty rất quan tâm. Trong thời gian tới, công ty sẽ đưa ra một số chính sách để nâng cao chất lượng lao động và cải thiện thu nhập cho người lao động. Chương 2 Phân tích thống kê tình hình lao động của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội 2.1. Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào phân tích Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải vật tư, hàng hoá và hành khách là chủ yếu, ngoài ra công ty còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy và toa xe ,Do đó công ty có rất nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu và thu thập số liệu. Với trình độ của các nhân viên thống kê trong công ty còn ít và đa lĩnh vực như vậy thì thu thập số liệu là vấn đề còn khó khăn và hạn chế của công ty. Trong quá trình học hỏi và nghiên cứu ở công ty, em đã thu thập được : - Số liệu về lao động công ty từ năm 2004-2008 - Số liệu lao động hàng tháng 3 năm 2006,2007,2008. - Số liệu kết cấu lao động của công ty. - Số ngày làm việc thực tế trong năm 2004 và năm 2008 - Số liệu doanh thu và lợi nhuận từ năm 2004 – 2008 - Số liệu về quỹ lương, thu nhập. Với số liệu thu được định hướng phân tích của em như sau: - Phân tích số lượng, kết cấu lao động, biến động thời vụ - Phân tích năng suất lao động và sự ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. - Phân tích thù lao lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập, phân phối thu nhập. 2.2 Phân tích số lượng lao động 2.2.1 Phân tích qui mô và biến động qui mô lao động: Dùng các chỉ tiêu lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối, tốc độ phát triển, Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phân tích biến động qui mô lao động của công ty vận tải hành khách trong thời gian 2004 -2008 Chỉ tiêu năm số lao động bình quân Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2004 8727 - - - - - - 2005 8620 -107 -107 0,9877 0,9877 -0,0123 -0,0123 2006 8578 -42 -149 0,9951 0.9829 -0,0049 -0,0171 2007 8591 13 -136 1,0015 0,9844 0,0015 -0,0156 2008 8615 24 -112 1,0028 0,9872 0,0028 -0,0128 Biểu đồ 2.1 : số lao động của công ty từ năm 2004 - 2008 Kết hợp giữa bảng kết quả trên và đồ thị ta thấy : số lao động của công ty từ năm 2004 -2008 giảm bình quân 28 người. Trong đó, số lao động năm 2004 – 2006 là giảm bình quân 74 người, sau đó từ năm 2006 – 2008 lại tăng bình quân 19 người. Như vậy, số tăng ít hơn số giảm. Số lao động của các năm so với năm 2004 đều giảm. Tốc độ phát triển của lao động qua các năm là 0,11%. Kết quả cho thấy rằng: năm 2004 là năm mà công ty bắt đầu hoạt động theo chế độ mới nên thu hút được đông đảo lao động. Từ năm 2005 trở đi, khi mà nền kinh tế Việt Nam được thế giới quan tâm ,đặc biệt là một số nước phát triển nên một số lao động trong công ty đã di chuyển lao động sang các công ty có khả năng cạnh tranh cao hơn. Mặt khác, hàng năm công ty có chính sách nhập ngũ lên đường bảo vệ tổ quốc cho những lao động sắp chấm dứt hợp đồng lao động để vào biên chế. 2.2.2 Phân tích kết cấu lao động của công ty a. Theo giới tính :được phân theo 2 tiêu thức : - Giới tính nam - Giới tính nữ Bảng 2.2. Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 người % người % người % người % người % Nam 6710 76,89 6566 76,5 6566 76,5 6556 76,3 6495 67,4 Nữ 2017 23,11 2024 23,5 2012 23,5 2035 23,7 2120 32,6 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Biểu đồ: Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 Như vậy, số lao động nam trong công ty giảm dần từ năm 2004 đến 2008 tức từ 76,89% xuống 67,4%, thay vào đó là số lao động nữ tăng từ 23,11% lên 32,6%. Điều này cho ta thấy được xu hướng lao động nữ tăng còn lao động nam giảm. Để thấy rõ hơn ta quan sát đồ thị sau: b.Theo độ tuổi : trong công ty, có rất nhiều lao động được rải rác ở độ tuổi từ 20 – 60. Dùng phương pháp phân tổ ta có bảng sau: Bảng 2.3 : Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm2004-2008. Đơn vị: % Năm Độ tuổi <=30 31-40 41-50 51-60 2004 19,39 22,25 40,72 17,69 2005 22,62 22,89 37,35 17,13 2006 23,96 23,53 35,26 17,25 2007 27,58 24,79 30,45 17,16 2008 31,18 24,87 28,03 15,91 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động Biểu đồ: Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm 2004-2008 Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lao động trong công ty chủ yếu ở độ tuổi 31-40 và 41-50, số lao động <=30tuổi tăng dần qua các năm, số lao động từ 51-60 tuổi đang giảm dần. Điều này cho thấy lao động trong công ty đang dần tiến tới lao động trẻ. Theo trình độ văn hoá: Bảng 2.4 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá gđ 2004-2008 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp và học nghề 2004 0,87 43,98 1,3 53,84 2005 0,93 44,84 1,74 52,49 2006 0,96 45,24 2,15 51,64 2007 1,08 46,76 3,2 47,8 2008 1,16 42,4 4,06 52,48 Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ - lao động Biểu đồ : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá gđ 2004-2008 Như vậy, qua bảng kết quả ta thấy: số lao động trên đại học tăng lên rõ rệt từ 0,87% năm 2004 lên 1,16 % năm 2008 tức tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 4,15%. Số lao động có trình độ đại học có tăng nhưng đến năm 2008 lại giảm. Có lẽ trong năm 2008 với khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đôi chút tới lao động của công ty.Số lao động có trình độ cao đẳng cũng được cải thiện, tăng từ 1,3% năm 2004 lên 4,06% năm 2008 với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 3,79%. Lao động nghề phổ thông từ năm 2004 đến năm 2007 giảm nhưng năm 2008 lại tăng. Kết quả cho thấy sự chuyển dịch giữa các trình độ văn hoá của lao động chưa rõ rệt. Theo bậc thợ : Bảng 2.5:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ gđ năm 2004-2008 Đơn vị :% Chỉ tiêu Năm Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 2004 14,32 16,39 15,12 34 18,68 1,15 0,37 2005 11,78 16 13 31,9 15,31 9,86 2,15 2006 10,89 16,9 12,1 33,28 17,25 7,93 1,64 2007 11,08 16,87 12,86 29,95 18,27 8,73 2,22 2008 10,96 15,09 12,5 32,33 16,89 8,94 3,28 Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ - lao động Biểu đồ:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ gđ năm 2004-2008 Với bảng số liệu trên ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của lao động trong giai đoạn 2004-2008 có nâng cao nhưng chưa đáng kể, vẫn còn sự bấp bênh giữa các bậc thợ, đa số lao động tập trung ở bậc thợ 4. Bảng 2.6. Bậc thợ lao động bình quân của lao động ở công ty gđ 2004 -2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 bậc thợ bq 3,31 3,61 3,59 3,62 3,69 Với số liệu về bậc thợ bình quân chúng ta thấy rõ hơn về sự biến đổi trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của lao động. Sự biến động theo một đường zích zắc, lúc tăng, lúc giảm. 2.2.3 Phân tích biến động thời vụ của lao động công ty Do công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty kinh doanh, vận tải,vật tư, hàng hoá theo mùa vụ, đặc biệt vào các ngày lễ, tết, mùa thi, nghỉ hè,nên số lao động của công ty lúc thì nhàn rỗi lúc thì bận rộn. Do vậy, dùng phương pháp biến động thời vụ để thấy được biến động của lao động nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Bảng 2.6 Số lao động hàng tháng của 3 năm ở công ty vận tải hành khách ĐSHN Năm Tháng 2006 2007 2008 1 8690 8645 8800 2 8615 8610 8782 3 7525 7503 7708 4 7850 6860 7416 5 7375 7580 7437 6 8116 8310 8168 7 8715 8706 8770 8 8637 8687 8616 9 7936 8219 8158 10 7725 8107 7985 11 8310 8486 8585 12 8680 8698 8670 Từ số liệu bảng trên ta tính được chỉ số thời vụ cho các tháng : Bảng 2.7. Chỉ số thời vụ các tháng về lao động công ty gđ 2004 -2008 Đơn vị :lần Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ số thời vụ 1,06 1,05 0,92 0,89 0,91 0,99 1,06 1,05 0,98 0,96 1,03 1,05 Với bảng này ta thấy chỉ số thời vụ các tháng 1,2,7,8,11,12 đều lớn hơn 1có nghĩa là vào các tháng này việc kinh doanh của công ty được mở rộng do khách đi tàu nhiều hơn,tàu hoạt động hết công suất nên số cán bộ kỹ thuật được bổ sung nhiều hơn. Do đó, các tháng này lao động tăng. Ngược lại, các tháng còn lại có chỉ số thời vụ nhỏ hơn 1 nghĩ là các tháng này việc kinh doanh của công ty nhàn rỗi nên lao động được nghỉ nhiều và kết quả là lao động giảm. 2.2.4 Phân tích sự ảnh hưởng của lao động tới lợi nhuận của công ty MH : Lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2004 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 lao động( RL - Số lao động bq(L) RL1RL0L1L0=RL1RL0L1L1×RL0RL0L1L0 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Lợi nhuận( M: triệu đồng) 170372 306300 số lao động bq( L :người ) 8727 8615 RL=ML ( trđ / người ) 19,52 35,55 Từ số liệu ở bảng ta có: RL0×L1=168165 trđ/người Thay số vào mô hình ta có : 306300170372= 306300168165×168165170372 1,79 = 1,82 ×0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 306300 -170372= (306300-168165)+(168165- 170372) 135928 = 138135 + (- 2207 ) (trđ/người) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 135928170372 = 138135170372+-2207170372 79,78% = 81,07% + (-1,29 %) Nhận xét: Lợi nhuận của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2008 tăng 79 % so với năm 2004tức là tăng 135928 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Do tỷ suất lợi nhuận tính trên một lao động tăng 79 % làm cho lợi nhuận tăng 135928 trđ Do số lao động bình quân của công ty giảm 2% làm cho lợi nhuận giảm 2207 trđ. Như vậy trong 79,78 % tăng của lợi nhuận là do phần biến động của tỷ suất lợi nhuận một lao động làm tăng 81,07 % và phần biến động của lao động làm giảm 1,29%. 2.3 Phân tích NSLĐ của công ty vận tải hành khách ĐSHN Công ty vận tải hành khách ĐSHN là một doanh nghiệp vận tải đường sắt nên cơ sở vật chất bao gồm các hệ cầu đường, thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe và bộ phận điều hành vận tải. Có thể nói ngành đường sắt Việt Nam nói chung và công ty vận tải hành khách ĐSHN nói riêng có cơ sở hạ tầng đang ở trong tình trạng lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc, thiết bị tại các Xí nghiệp đầu máy thiếu cả về số lượng lẫn chủng loại, lạc hậu về kỹ thuật và không đồng bộ. Với công nghệ lạc hậu như vậy, kết hợp với nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông nên NSLĐ của công ty thấp. NSLĐ bình quân hàng năm chỉ tăng 4,22%, cho thấy đây là vấn đề cấp bách mà công ty cần phải có biện pháp tăng năng suất. Biến động chung về NSLĐ của công ty Ta có bảng số liệu : Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2008 tốc độ phát triển Doanh thu( triệu đồng) DT 681488 1021000 1,5 Giá trị sản xuất(triệu đồng ) GO 712000 1215300 1,71 Giá trị tăng thêm(triệu đồng)VA 316200 616500 1,95 Số lao động bq( người) 8727 8615 0,98 Số ngày – người làm việc thực tế ( ngày – người) 2181750 1981450 0,91 Với số liệu trên ta có bảng kết quả tính các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận: Chỉ tiêu Đơn vị Công thức kỳ gốc kỳ bcáo tốc độ phát triển NSLĐ bq 1 lđ tính Theo DT Theo GO Theo VA Trđ/người Trđ/người Trđ/người WL=DTL WL=GOL WL=VAL 78,09 81,58 36,23 118,51 141,06 71,56 1,571 1,73 1,97 NSLĐ bq 1 ngày- người thực tế tính: Theo DT Theo GO Theo VA Trđ/ngày-người Trđ/ngày-người Trđ/ngày-người WNN=DTNN WNN=GONN WNN=VANN 0,312 0,326 0,144 0,515 0,613 0,311 1,65 1,88 2,16 Nhận xét : Về NSLĐ bình quân 1 lao động được thể hiện qua 3 chỉ tiêu : + NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo doanh thu + NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo giá trị sản xuất + NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo giá trị tăng thêm Kết quả cho thấy cả 3 chỉ tiêu có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh NSLĐ bình quân 1 lao động của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do tốc độ phát triển của DT,GO,VA lớn hơn tốc độ phát triển của số lao động bình quân. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu NSLĐ bình quân 1 lao động tính theo VA có tốc độ phát triển lớn nhất. Cụ thể, năm 2004 cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất thì tạo ra 36,23 triệu đồng còn năm 2008 tạo ra 71,56 triêuj đồng tức tăng 97%. Về NSLĐ bình quân 1 ngày - người thực tế làm việc được thể hiện qua 3 chỉ tiêu : + NSLĐ bình quân 1 ngày - người tính theo DT + NSLĐ bình quân 1 ngày - người tính theo GO + NSLĐ bình quân 1 ngày - người tính theo VA Kết quả cho thấy cả 3 chỉ tiêu có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh NSLĐ bình quân 1 ngày - người thực tế làm việc của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do tốc độ phát triển của DT,GO,VA lớn hơn tốc độ phát triển của tổng số ngày làm việc thực tế trong năm. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu NSLĐ bình quân 1 ngày - người tính theo VA có tốc độ phát triển lớn nhất. Cụ thể năm 2004 cứ 1 ngày - người tham gia vào sản xuất thì tạo ra 0,144 triệu đồng còn năm 2008 tạo ra 0,311 triệu đồng tăng 116%. Tương tự với các chỉ tiêu NSLĐ dạng nghịch ta cũng làm và nhận xét như trên. Phân tích ảnh hưởng của NSLĐ tới kết quả sản xuất kinh doanh MH 1 : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 2 nhân tố : NSLĐ bq 1 lao động Số lao động bq wL1 WL2L1L0 =WL1wL0L1L1×WL0WLoL1L0 Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu (triệu đồng ) 681488 1021000 số lao động bq( người) 8727 8615 NSLĐ( trđ/người ) 78,09 118,51 Từ số liệu bảng trên ta có : WL0×L1=672745 (trđ) Thay số vào mô hình ta được : 1021000681488=1021000672745×672745681488 1,49 = 1,52 ×0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 339512 = 348255 + ( -8743 ) (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 339512681488=348255681488+-8743681488 49,8% = 51,1% + ( -1,28%) Nhận xét : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng 49% so với năm 2004 tức tăng 33951 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Do NSLĐ bình quân 1 lao động tăng 52% làm cho doanh thu của công ty tăng 348225 triệu đồng Do số lao động bình quân của công ty giảm 2 % làm cho doanh thu của công ty giảm 8743 triệu đồng. Như vậy, trong 49,8% tăng của doanh thu là do phần biến động của NSLĐ bình quân làm doanh thu tăng 51,1 % và phần biến động của số lao động bình quân làm doanh thu giảm 1,28 %. MH2 :Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: NSLĐ bq 1 ngày – người Số ngày làm việc thực tế bq 1 lao động Số lao động bq WNN1WNNoN1N0L1L0= WNN1WNN0N1N1L1L1×WNN0WNN0N1N0L1L1×WNN0WNN0N0NoL1L0 Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu ( triệu đồng) 681488 1021000 số ngày thực tế làm việc (ngày) 250 230 số lao động bq( người ) 8727 8615 Số ngày - người thực tế làm việc 2181750 1981450 NSLĐ bq 1 ngày -người WNN=DTNN( trđ/ngày-người) 0,312 0,515 Từ số liệu bảng trên ta có: WNN0×N1×L1=618212 trđ WNN0×N0×L1=671970trđ Thay số vào mô hình trên ta được: 1021000681488=1021000618212×618212671970×671970681488 1,498 = 1,65 x 0,92 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 339512 = 402788 + (-53758) + (-9518) (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 339512681488=402788681488+(-53758)681488+(-9518)681488 49,8% = 59,1 % + (-7,89%) + (-1,39)% Nhận xét : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng 49,8 % so với năm 2004 tức tăng 339512 triệu đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố : - Do NSLĐ bình quân 1 ngày - người tăng 65 % làm cho doanh thu tăng 402788 triệu đồng - Do số ngày thực tế làm việc bình quân 1 lao động giảm 8% làm cho doanh thu giảm 53758 triệu đồng - Do số lao động giảm 2% làm cho doanh thu giảm 9518 triệu đồng Như vậy, trong 49,8 % tăng của doanh thu là do phần biến động của NSLĐ bình quân 1 ngày - người làm doanh thu tăng 59,1%, phần biến động của số ngày thực tế làm việc bình quân 1 lao động làm doanh thu giảm 7,89% và phần biến động của số lao động bình quân làm doanh thu giảm 1,39%. * Mối quan hệ giữa NSLĐ và kết quả sản xuất của công ty: Trong một công ty bất kỳ thì yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra là rất quan trọng. Những yếu tố đó đánh giá khả năng sản xuất , kinh doanh của công ty. Vâỵ với số liệu thu thập được chúng ta đánh giá xem mối quan hệ giữa NSLĐ và doanh thu của công ty có thực sự chặt chẽ không. Xây dựng mô hình hồi quan tương quy giữa NSLĐ và doanh thu của công ty. Bảng số liệu về doanh thu và NSLĐ của công ty gđ 2004-2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu (trđ) 681488 728736 814250 960489 1021000 NSLĐ (trđ/người) 78,09 84,54 94,92 111,8 118,51 Với phần mềm SPSS ta thăm dò dạng đồ thị như hình vẽ: Đồ thị : mối quan hệ giữa NSLĐ và doanh thu. Qua đồ thị ta thấy để biểu thị mối quan hệ giữa NSLĐ và doanh thu gđ 2004 -2008 ta dùng hàm hồi qui tuyến tính.. Với số liệu như ở bảng trên ta có dạng hàm như sau: y=17219,13+8444,77.x y- doanh thu của công ty x- NSLĐ b0=17219,13 là sự ảnh hưởng của các nhân tố khác đến doanh thu của công ty ngoài NSLĐ. b1= 8444,77 cho biết khi NSLĐ tăng 1trđ/người thì doanh thu tăng thêm bình quân 8444,77 trđ. Mô hình có R = 0,99965 tức là mối liên hệ giữa NSLĐ và doanh thu là chặt chẽ và là mối liên hệ thuận. 2.4 Phân tích thù lao lao động của công ty 2.4.1 Phân tích thống kê tiền lương của lao động. a. Phân tích tình hình biến động chung tổng quĩ lương của công ty. - So sánh trực tiếp : tổng quỹ lương giữa năm 2004 và năm 2008: + Số tương đối : IF=F1F0=270085177174=1,52 + Số tuyệt đối : ∆F=F1-F0=270085-177174=92911 (trđ ) Như vậy, ta thấy IF>1 và ∆F>0 : Tổng quỹ lương của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004. So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh. + Số tương đối : IF=F1F0.IQ Trong đó : IQ = Q1Q0 - Chỉ số kết quả sản xuất, kinh doanh. Q có thể tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm qui chuẩn và tính bằng tiền tệ ( GO,VA,NVA,DT,DT’) Với số liệu doanh thu năm 2004 và 2008 thay vào biểu thức ta có: IF=270085177174.1021000681488=1,017 > 1 + Số tuyệt đối : ∆F=F1-F0. IQ Thay số vào ta được : ∆F=270085-177174.1021000681488=4644 ( trđ )>0 Với kết quả IF>1 và ∆F>0 cho biết tình hình sử dụng quĩ lương của công ty năm 2008 lãng phí hơn năm 2004. b. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và NSLĐ bình quân Với số liệu tiền lương bình quân và NSLĐ bình quân năm 2004 và năm 2008, chúng ta xem xét công ty có tôn trọng qui luật : tốc độ tăng tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ. Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu(trđ) 681488 1021000 Quĩ lương ( trđ ) 177174 270085 Số lao động bq( người ) 8727 8615 NSLĐ bq (trđ/ người ) 78,09 118,51 Tiền lương bq( trđ ) 20,3 31,35 - Số tương đối : X1Xo : W1W0 = 31,3520,3:118,5178,09 = 1,544 : 1,517 = 1,018 >1 Số tuyệt đối : ( F1-F0.Q1Q0)=(270085-177174.1021000681488)= 4644 (trđ)>0 Kết quả cho thấy tính qui luật của tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ bình quân không được tôn trọng. Vì thế mà năm 2008 so với năm 2004 phải chi thêm 4644 triệu đồng cho quĩ lương. 2.4.2 Phân tích thu nhập của lao động Công thức tính thu nhập bình quân của lao động : VL=VL Trong đó : V là quĩ phân phối lao động L số lao động bình quân VL - thu nhập bình quân của lao động Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. MH1: Quỹ phân phối lần đầu của lao động năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 2 nhân tố : Thu nhập bq 1 lao động Số lao động bq VL1VL0L1L0=VL1VL0L1L1×VLoVL0L1L0 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Quĩ phân phối lần đầu ( trđ ) 203478 460041 số lao động bình quân( người ) 8727 8615 Thu nhập bình quân (trđ/người ) 23,315 53,4 Với số liệu trong bảng ta có : VL0×L1=200859 (trđ) Thay số vào mô hình ta có: 460041203478=460041200859×200859203478 2,26 =2,29 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 256563 = 259182 + ( -2619) trđ Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 256563203478=259182203478 +(-2619)203478 126% = 127,2% x (-1,28%) Nhận xét: Quĩ phân phối lần đầu của công ty năm 2008tăng so với năm 2004 126% tức là 256563 triệu đồng là do các nhân tố sau: Do thu nhập bình quân 1 lao động tăng 129% làm cho quỹ phân phối lần đầu của công ty tăng 259182 triệu đồng. Do số lao động bình quân của công ty giảm 2% làm cho quỹ phân phối giảm 2619 triệu đồng. Như vậy trong 126% tăng của quỹ phân phối lần đầu là do phần biến động của thu nhập bình quân của lao động làm quỹ phân phối tăng 127,2% và phần biến động của số lao động bình quân làm cho quĩ phân phối giảm 1,28%. MH 2: Quỹ phân phối lần đầu năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 3 nhân tố : Thu nhập bq một ngày người làm việc Số ngày làm việc thực tế của 1 lao động Số lao động bq VNN1VNN0N1N0L1L0=VNN1VNN0N1N1L1L1×VNN0VNN0N1N0L1L1×VNN0VNN0N0N0L1L0 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Quĩ phân phối (trđ ) 203478 460041 số lao động bq ( người ) 8727 8615 số ngày làm việc thực tế ( ngày ) 250 230 tổng số ngày - người thực tế lv 2181750 1981450 Thu nhập bq 1 ngày- người lv (trđ/ ngày người ) 0,093 0,232 Tính toán ta được : VNN0.N1.L1 =184275 (trđ ) VNN0.N0L1=200299 ( trđ ) Thay số vào mô hình ta có : 460041203478=460041184275×184275200299×200299203478 2,26 = 2,49 x 0,92 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 256563 = 275766 + (-16024) + (-3179) trđ Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 256563203478=275766203478 + (-16024)203478+(-3179)203478 126% = 135% + (-7,88%) + (-1,56%) Nhận xét : Quĩ phân phối lần đầu của công ty năm 2008 tăng 126% so với năm 2004 tức là 256563 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố: Do thu nhập bình quân 1 ngày - người làm việc tăng 149% làm cho doanh thu tăng 275766 triệu đồng. Do số ngày làm việc thực tế của lao động giảm 8% làm cho doanh thu giảm 16024 triệu đồng. Do số lao động bình quân giảm 2% laà cho doanh thu giảm 3179 triệu đồng. Như vậy, trong 126% tăng của doanh thu là do phần biến động của thu nhập bình quân 1 ngày - người làm việc làm tăng 135%, phần biến động của số ngày làm việc thực tế của lao động làm giảm 7,88% và phần biến động của số lao động làm giảm 1,56%. Phân tích sự biến động của doanh thu do ảnh hưởng của các yếu tố về thu nhập và lao động. MH 3: : Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 3 nhân tố : Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động Thu nhập bình quân 1 lao động Số lao động bình quân HV1HV0VL1VL0L1L0=HV1HV0VL1VL1L1L1×HV0HV0VL1VL0L1L1×HV0HV0VL0VL0L1L0 Năm Chỉ tiêu 2004 2008 Doanh thu (trđ) 681488 1021000 Quĩ phân phối (trđ) 203478 460041 Lao động bình quân(người) 8727 8615 Thu nhập bq (trđ/người) 23,315 53,4 hiệu năng sử dụng quĩ phân phối cua lao động (trđ/trđ) 3,35 2,219 Tính toán ta được kết quả như mô hình sau : 1021000681488=10210001541137×1541137672877×672877681488 1,498 = 0,66 x 2,29 x 0,98 Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối : 339512 = (-520137)+ 868260 + (-8611) (trđ) Lượng tăng ( giảm ) tương đối : 339512681488=-520137681488+868260681488+-8611681488 49,8% = (-76,32%) + 127,4% + (-1,26%) Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2008 tăng so 49,8% so với năm 2004 là do ảnh hưởng của các nhân tố : Do hiệu năng sử dụng quĩ phân phối lần đầu của lao động giảm 34% làm cho doanh thu giảm 520137 triệu đồng Do thu nhập bình quân 1 lao động tăng 129% làm cho doanh thu tăng 868260 triệu đồng Do số lao động giảm 2% làm cho doanh thu giảm 8611 triệu đồng. Như vậy, trong 49,8 % tăng của doanh thu là do phần biến động của hiệu năng sử dụng quĩ phân phối của lao động làm giảm 76,32%, phần biến động của thu nhập bình quân 1 lao động làm tăng 127,4% và phần biến động của lao động bình quân làm giảm 1,26%. Phân tích mức độ tập trung thu nhập của lao động trong công ty. Bảng : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của công ty năm 2008 TNBQ (trđ ) xi tỷ trọng lđ theo nhóm (%) pi tổng thu nhập theo nhóm xi.pi tỷ trọng thu nhập theo nhóm% qi cộng dồn % TN (%) Qi Qi+Qi-1 (%) pi(Qi+Qi-1) A B C CC 2,567 20 51,34 11,3 11,3 11,3 2,26 3,05 20 61 13,45 24,75 36,05 7,3 4,522 20 90,44 19,91 44,66 69,41 13,88 6,03 20 120,6 26,56 71,22 115,88 23,17 6,54 20 130,8 28,78 100 171,22 34,244 tổng 100 454,18 100 80,854 Theo số liệu bảng trên ta tính được hệ số Loren : G = 1 - pi.(Qi+Qi-1)100=1-80,854100=0,1914 Như vậy ta thấy sự phân bố thu nhập của công ty tương đối bình đẳng giữa lao động. Chương 3 Kiến nghị và giải pháp 3.1. Đánh giá chung về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN. Theo đánh giá và phân tích trên ta thấy được những mặt hạn chế và tích cực về lao động trong công ty như sau: Hạn chế , thứ nhất công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội là công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải vật tư, hàng hoá và hành khách. Ngoài ra, công ty còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy, toa xe,.. Do đó, cần một khối lượng lao động lớn. Nhưng từ năm 2004 đến năm 2008 số lượng này đã giảm đi và làm cho một sô lĩnh vực không có lao động đã làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của công ty. Thứ hai, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hoá của người lao động vẫn chưa được nâng cao. Thứ ba, NSLĐ thấp, tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng NSLĐ chưa đảm bảo được qui trình cho người lao động. Tích cực, trong 5 năm hoạt động với cơ chế mới công ty đã thu hút được khá nhiều lao động đặc biệt là năm 2004 tăng từ 7260 người năm 2003 lên 8727 người. Trình độ văn hóa của lao động có cải thiện nhưng chưa rõ rệt. Trình độ tay nghề và chuyên môn của lao động tăng lên thấy rõ được qua chỉ tiệu bậc thợ. Đời sống của người lao động được công ty hết sức quan tâm và có các chính sách cải thiện cho người lao động. Tình hình phân phối thu nhập trong công ty giữa lao động tương đối bình đẳng. Thu nhập có xu hướng tăng. 3.2 Kiến nghị. 3.3 Giải pháp Kết luận Lao động là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của mỗi công ty, doanh nghiệp và đặc biệt là đối với công tác kinh doanh của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và dựa trên những kiến thức lý luận đã được trang bị trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Em đã hiểu được rõ hơn về công tác đào tạo, thu hút lao động cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng lao động của công ty. Trong quá trình phân tích em đã đưa ra được những mặt hạn chế , tích cực về lao động của công ty và có đưa ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề đó. Tuy đã cố gắng hết sức, song trong quá trình thực hiện chuyên đề này em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các chú trong phòng tổ chức cán bộ - lao động thuộc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, và các bạn để cho Chuyên đề được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC Lời mở đầu 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7722.doc
Tài liệu liên quan