Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM – Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LẠC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7 I: Xuất khẩu 7 1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 7 1.2 Các hình thức xuất khẩu 7 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 7 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 8 2. Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu 9 2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác 9 2.2 Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu 10 2.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 11 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 15 II. Vai trò xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 16 1. Tiềm năng và ưu thế của trồng và sản xuất lạc tại Việt Nam 16 2. Vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 18 III. Những quy định, cam kết, ràng buộc liên quan tới xuất khẩu nông sản của WTO. 19 IV. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 32 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LẠC NHÂN CỦA CÔNG TY VILEXIM 38 I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM 38 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VILEXIM 38 2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 39 2.1 Chức năng của công ty 39 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty 40 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lạc nhân tại công ty 44 1. Năng lực xuất khẩu 44 2. Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước 46 3. Đối thủ cạnh tranh trong nước 46 III. Tình hình hoạt động của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 47 1. Thực trạng xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 47 2. Đánh giá tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 54 2.1 Thành công trong hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM 55 2.2 Nguyên nhân của thành công 55 2.3 Hạn chế của xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 56 2.4 Nguyên nhân của các hạn chế 56 CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LẠC NHÂN TẠI CÔNG TY VILEXIM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 58 I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu lạc nhân của Công ty trong thời gian tới 58 II. Những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 59 1. Cơ hội 59 2. Thách thức 60 III. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 61 1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 61 1.1 Các giải pháp về thị trường 61 1.2 Các giải pháp về thu mua 63 2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân 64 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 69 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 70

doc70 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM – Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính tại địa chỉ: 170 Ðường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.   Các chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty: -Chi nhánh tại TPHCM: VILEXIM HCM Ðịa chỉ: 36/22 Ðường D2-Phường 25 Q.Bình Thạnh-Tp Hồ Chí Minh -Chi nhánh tại Hải Phòng: VILEXIM Hải Phòng Ðịa chỉ: 138 Lê Lai-Q. Ngô Quyền-TP Hải Phòng -Chi nhánh tại Hà Tây: Ðịa chỉ: 570 Quang Trung-Thị xã Hà Ðông-Hà Tây -Trung tâm XK lao động Ðịa chỉ: 139 Lò Ðúc-Hai bà Trưng-Hà Nội -Văn phòng đại diện là Công ty liên doanh thép VILASTEEL tại Viên Chăn nước CHDCND Lào. Ðịa chỉ: Bản Thongpong-Vientiane-Lao 2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 2.1 Chức năng của công ty Công ty Cổ phần và hợp tác đầu tư VILEXIM có các chức năng cụ thể sau * Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của bộ thương mại với CHDCND Lào, các nước khác trong khu vực và trên thế giới. * Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng nông lâm sản, hoá chất (trừ những loại hoá chất Nhà nước cấm), dược liệu, bông vải sợi, điện máy, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, thiết bị dùng cho giáo dục. * Xuất khẩu lao động đi nước ngoài, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và nghề nghiệp cho lao động di làm việc ở nước ngoài. * Ðại lý tiêu thụ hàng hoá. * Kinh doanh hàng ăn uống. * Kinh doanh vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp; Kinh doanh thuỷ hải sản, lương thực thực phẩm, phương tiện vận tải, vận tải quá cảnh, dịch vụ và hàng tiêu dùng; * Lắp ráp, bảo hành, sửa chữa xe máy; * Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty TỔ CHỨC BỘ MÁY - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng Quản trị: Chủ tịch Hội đồng Quản trị và 4 thành viên - Ban Giám đốc: Giám đốc Điều hành và các Phó Giám đốc - Các đơn vị trực thuộc: Các Phòng, Ban, Chi nhánh, Đại diện… Phòng Tổng hợp & Marketing Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Xuất – Nhập khẩu 1, 2, 3, 4,5… Trung tâm Xuất khẩu lao động 139 Lò Đúc Chi nhánh Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư VILEXIM tại Hải Phòng Chi nhánh Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư VILEXIM tại TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Công ty XNK và Hợp tác Đầu tư VILEXIM tại Hà Tây Đại diện Công ty tại Viêng Chăn – Lào Các kho hàng hoá thuộc Phòng Tổ chức Hành chính: Phòng Kiến thiết Xây dựng đề án Phát triển Doanh nghiệp Lãnh đạo các đơn vị Phòng có: 01 Trưởng phòng; 01 Phó phòng Chi nhánh có: 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc Văn phòng Đại diện có: Trưởng Đại diện Các đơn vị thuộc phòng như Ban, Đội, Kho hàng có: Trưởng, Phó CNVC trong mỗi đơn vị được biên chế từ 05 – 20 người Ban lãnh đạo là bộ phận đứng đầu công ty. Trong đó ban Giám Ðốc do Bộ trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm trực tiếp điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả và chịu trách nhiệm về mọi mặt trước Bộ trưởng Bộ Thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty về các quyết định của mình. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc. Các phó giám đốc do giám đốc đề nghị và được Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Phó giám đốc công ty được phân một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm với giám đốc những lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Trong phó giám đốc có một phó giám đốc thứ nhất thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt. Dưói giám đốc và phó giám đốc là các phòng ban chức năng , các chi nhánh, các phòng ban đại diện. Cụ thể chức năng của các phòng ban như sau: + Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy hành chính, bộ máy quản lý công ty trong từng thời kì, đánh giá chất lượng cán bộ, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động tiền lương cho các thành viên. Tổ chức quản lý thực hiện các công tác hành chính, quản trị nhằm phục vụ và duy trì các hoạt động cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện chế độ chích sách đối với nhân viên, tổ chức công tác hành chính văn thư lưu trữ, các công tác quản trị công ty. + Phòng kế toán tài vụ: Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ làm các công việc theo dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán kế toán, làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế; lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh theo định kì. Phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính của công ty; trong đó kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng theo đúng chế độ nhà nước qui định + Phòng kế toán tổng hợp: Phòng kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lập ra kế họach kinh doanh chung cho toàn bộ công ty và phân bố kế hoạch kinh doanh cho từng phòng kinh doanh cụ thể. Phòng có trách nhiệm báo cáo lên ban lãnh đạo tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty từng tháng, từng quí đồng thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong công ty. + Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu I: Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu I được công ty giao nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vu kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Lào và có thể kinh doanh xuất nhập khẩu với một số thị trường khác. + Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu III: Phòng nghiệp vụ xuất khẩu III có nhiệm vụ chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra phòng còn được uỷ thác xuất nhập khẩu một số mặt hàng khác của công ty. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II, IV và phòng dịch vụ xuất nhập khẩu: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II, IV là các phòng kinh doanh đa ngành có nhiệm vụ tự tìm khách hàng và thị trường cho mình, các phòng này phảI lập phương án kinh doanh trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ duyệt những phương án khả thi và đứng ra làm đại diện để kí kết hợp đồng với khách hàng. Các nghiệp vụ cụ thể và giao dịch với khách hàng do các phòng chịu trách nhiệm; vốn để kinh doanh công ty sẽ phân bổ cho từng phòng theo từng hợp đồng. + Chi nhánh phòng đại diện: Chi nhánh phòng đại diện hoạt động theo phương thức khoán. Trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, pháp luật, tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần và hợp tác đầu tư VILEXIM. Phó Giám đốc chi nhánh Phó Giám Ðốc kinh doanh Giám Ðốc Phòng XNK I Phòng XNK II Phòng XNK III Phòng XNK IV Phòng dịch vụ XNK Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phòng XNK Phòng TCKT Phòng TH &Marketing Phòng KT & XD Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh TP. HCM Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Hà Tây Đại diện Lào Trung tâm XK lao động Kho Cổ Loa Kho Tứ Kỳ Đội xe Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty VILEXIM Nguồn: www.VILEXIM.com.vn Qua sơ đồ ta nhân thấy: Mũi tên chỉ mối tương quan một chiều, ví dụ như: Giám đốc ra mệnh lệnh cho các phòng ban trong công ty. Mũi tên chỉ sự tương quan hai chiều, ví dụ: Đại hội đồng cổ đông bầu ra ban kiểm soát nhưng ban kiểm soát được bầu ra để kiểm soát hoạt động của đại hội đồng cổ đông. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lạc nhân tại công ty 1. Năng lực xuất khẩu Với bề dày gần 40 năm hoạt động VILEXIM đã trở thành một công ty xuất nhập khẩu có uy tín của Việt Nam với tiềm lực tài chính hùng mạnh đủ sức để có thể thực hiện các hợp đồng lớn đối với đối tác nước ngoài. Điều này có thể minh chứng bằng số vốn liên tục tăng của công ty từ ngày mới thành lập công ty chỉ có số vốn ít ỏi là 2 tỷ đồng vốn cố định và 3 tỷ đồng vốn lưu động đến hết năm 2005 số vốn của công ty đã tăng lên khoảng 18 tỷ đồng vốn cố định và 14 tỷ đồng vốn lưu động Bảng số 4: Nguồn vốn kinh doanh của VILEXIM từ 1987-2005 Năm Vốn cố định( tỷ đồng) Vốn lưu động(tỷ đồng) 1987 2 3 1990 4,5 4,3 1995 9,8 8 1997 12 10,5 2000 14,6 11,9 2002 16,7 13,4 2005 18 14 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của VILEXIM Qua bảng số liệu ta thấy sự vươn lên rất nhanh chóng của công ty, chứng tỏ công ty ngày càng làm ăn có lãi và bổ sung ngày càng nhiều vốn cố định cũng như vốn lưu động cho từng năm. Ngoài vốn kinh doanh được bổ sung hàng năm công ty hiện đang tích cực tăng nguồn vốn của mình bằng hình thức bán cổ phần cho các cổ đông hoặc tìm các công ty có uy tín khác để tiến hành liên kết góp vốn kinh doanh. Nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu và tối quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi một công ty. Hiện tại, Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 92 người, số cán bộ này được phân bổ hợp lý về các phòng ban trong công ty phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Công ty có hơn 95% số cán bộ công nhân viên là những người có trình độ đại học và trên đại học, giỏi về ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Pháp, Nga….) tinh thông về nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu về luật pháp và nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh và thật tốt mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Cán bộ công nhân viên thường xuyên được cử đi học các lớp đào tạo và các khoá học bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc. Công ty có mạng lưới đại lý thu mua lạc rộng khắp, có cơ sở vật chất tốt đảm bảo quá trình thu mua, vận chuyển, đóng gói, bốc dỡ, lưu kho.. thuận tiện, nhanh chóng và có khả năng cung ứng nguồn hàng kịp thời, đầy đủ khi có đơn đặt hàng của đối tác. Cụ thể: Hiện tại công ty đã xây dựng được toà nhà 4 tầng ở 170 Ðường Giải Phóng-Hà Nội. Công ty có chi nhánh tại 139 Lò Ðúc-Hà Nội, chi nhánh tại 36/22 Ðường D2 Phường 25 Q. Bình Thạnh-Tp HCM, chi nhánh tại Hải Phòng, chi nhánh tại thị xã Hà Ðông-Hà Tây, trung tâm xuất khẩu lao động-139 Lò Ðúc, văn phòng đại diện và liên doanh sắt thép tại Lào. Ngoài ra công ty còn có 2 kho chứa hàng tại Ðông Anh, 3 kho tại Gia Lâm, và 2 kho tại Thanh Trì-Hà Nội. Các kho này có tổng diện tích 2.500m2, đảm bảo tốt cho việc bảo quản và cất giữ hàng hoá. Công ty có 6 ôtô con, 2 xe tải các phòng ban được trang bị đầy đủ trang thiết bị như: Ðiện thoại, máy vi tính, điều hoà,máy fax và các trang vật dụng thông thường khác phục vụ cho công việc. Vì xuất khẩu nông sản là thế mạnh của công ty nên công ty luôn có chiến lược ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu trong đó có mặt hàng lạc nhân là mặt hàng chiến lược, đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận. 2. Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước Trong hai năm 2001-2002 giá lạc trên thế giới tương đối ổn đinh nhưng đến năm 2003, 2004 giá lạc lại tăng lên do nhu cầu tăng nhưng sản lượng lại giảm do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi đặc biệt là hai quốc gia sản xuất lạc nhiều trên thế là Mỹ và Achentina. Trong năm 2005 giá lạc trên thế giới lên tới 650-750 USD/tấn, theo dự báo của các chuyên gia năm 2006 giá lạc có thể lên tới 850 USD/tấn. Đây có thể là tin vui đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam và cả công ty VILEXIM vì có cơ hội xuất khẩu được giá cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty và cho đất nước. Sản lượng lạc sản xuất trong nước trong 2001-2002 tương đối ổn định, đến năm 2003 sản lượng có suy giảm do thiên tai nhưng nhìn chung các năm tiếp theo sản lượng lại tăng đều và vững chắc ( minh chứng cụ thể ở bảng số 1 ). Với điều kiện thuận lợi thì Công ty có thể thu mua lạc được nhiều hơn ở thị trường trong nước và được giá khi xuất khẩu ra nước ngoài. 3. Đối thủ cạnh tranh trong nước Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Công ty xuất khẩu sản phẩm lạc nhân là đối thủ cạnh tranh của VILEXIM đó là các công ty của Thái Lan, Trung Quốc… nhưng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VILEXIM từ khẩu thu gom hàng xuất khẩu cho đến giành dật các đơn đặt hàng trực tiếp thì phải kể đến các công ty trong nước như: - Công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I - Công ty xuất nhập khẩu Itimex - Công ty lương thực Miền Bắc - Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội Hapro - Công ty TNHH Hà Châu -Diễn Châu Nghệ An Đặc biệt Công ty TNHH Hà Châu, chiếm tới 30% giá trị xuất khẩu lạc của Việt Nam. Ðể có thể vượt qua được các Công ty này là điều rất khó. Vì vậy VILEXIM cần phải có chiến lược cụ thể, rõ ràng, lâu dài, đúng đắn để đứng vững và phát triển thị trường xuất khẩu lạc nhân của mình. III. Tình hình hoạt động của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 1. Thực trạng xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM - Về nghiên cứu thị trường và tìm đối tác xuất khẩu lạc nhân Trong những năm qua hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm đối tác xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM là chưa được coi trọng. Thị trường xuất khẩu lạc nhân của Công ty ngày càng bị thu hẹp; một mặt chịu ảnh hưởng bởi những tác động về khủng hoảng tiền tệ ASEAN, mặt khác do Công ty không chủ động tìm đối tác để giao dịch. Ðó cũng là vì VILEXIM chưa có bộ phận marketing do vậy bạn hàng thường chỉ là những khách hàng cũ. Hiện nay thị trường xuất khẩu lạc nhân của Công ty chỉ giới chỉ còn có Singapore, Indonesia là nhập với khối lượng tương đối lớn còn lại Công ty mới xuất sang thị trường Lào và Nhật trong năm 2003 nhưng với khối lượng còn nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng một trong số đó là bạn hàng mới vẫn chưa đặt lòng tin vào phía VILEXIM. - Về đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu lạc nhân Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu lạc tại Công ty thường được tiến hành thông qua điện thoại, telex, fax mà không sử dụng phương thức đàm phán trực tiếp dạng “mặt đối mặt”, điều đó có thể cũng là một trong những nguyên nhân trong nhiều năm qua lạc nhân tại Công ty xuất khẩu có giá trị không lớn. Trong một số trường hợp việc ký kết hợp đồng giữa những đối tác quen biết đã có sự tin tưởng lẫn nhau mà sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C tuy có lợi ích trong việc đảm bảo được thanh toán đúng hẹn nhưng Công ty sẽ phải mất một khoản lệ phí nhất định trong khi nhận tiền. - Về lượng và loại sản phẩm lạc nhân xuất khẩu Sản phẩm lạc của nước ta là tương đối đa dạng từ xuất khẩu lạc nhân, lạc vỏ, sản phẩm lạc đã qua chế biến… nhưng tại công ty VILEXIM chỉ xuất khẩu một sản phẩm đó là lạc nhân. Sản phẩm lạc nhân xuất khẩu của công ty được phân ra làm 3 loại đó là: Loại hảo hạng, loại 1 và loại 2, tiêu chuẩn, chất lượng của ba loại lạc như sau: Bảng số 5: Chủng loại lạc xuất khẩu của Công ty VILEXIM Chủng loại lạc Độ ẩm (%) Tạp chất (%) Số hạt/100 gram Loại hảo hạng 8,5 < 1 180 – 200 Loại I 9 1,1 -2 200 – 240 Loại II 9,5 2,1 - 3 240 – 280 Nguồn: www.VILEXIM.com.vn Qua bảng số liệu 6 ta thấy trong năm 2002 số lượng xuất khẩu lạc nhân của công ty giảm sút đáng kể đó là do thời tiết và do có những biến động của thị trường còn lại các năm từ 2001 đến 2005 tình hình xuất khẩu là rất khả quan và tăng dần đều qua các năm. Bảng số 6 :Khối lượng, giá trị và tỷ trọng xuất khẩu lạc của Công ty VILEXIM từ năm 2001-2005. Năm Loại hảo hạng Loại I Loại II Tổng khối lượng lạc XK các loại Tổng giá trị lạc XK (USD) Chiếm tỷ trọng trong tổng XK của công ty(%) Khối lượng (tấn ) Giá trị (USD) Khối lượng (tấn ) Giá trị (USD) Khối lượng (tấn ) Giá trị (USD) 2001 2301 1.725.750 890 578.500 459 256.250 3.650 2.560.500 32,5 2002 1450 1.116.500 800 504.000 990 486.500 3.240 2.107.000 29,7 2003 2230 1.694.800 790 521.400 540 313.800 3.560 2.530.000 31,8 2004 2780 2.057.200 920 600.800 120 72.000 3.820 2.730.000 34 2005 2800 2.240.000 640 435.200 870 544.800 4.310 3.220.000 35,5 Nguồn: Báo cáo tổng kết của VILEXIM từ năm 2001-2005. Ngoài chủng loại lạc hảo hạng chỉ có năm 2002 là khối lượng xuất khẩu giảm sút từ năm 2003 – 2005 sản lượng xuất khẩu tăng dần thì chủng loại lạc loại I tăng giảm thất thường chỉ có năm 2004 là sản lượng xuất khẩu lạc loại I đạt khối lượng cao nhất. Đối với lạc loại II thì tình hình xuất khẩu cũng vậy năm 2002 và 2005 thì sản lượng xuất khẩu loại lạc này tăng mạnh, năm 2004 sản lượng xuất khẩu đạt giá trị cực thấp so với năm 2002 đã giảm tới 87,8%. Theo biểu đồ hình bánh ở dưới đây ta có thể nhận thấy loại lạc xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn là loại hảo hạng trung bình chiếm đến 62% khối lượng lạc xuất khẩu của toàn công ty, tiếp theo đó là loại I chiếm 22% và loại II chỉ chiếm 16% do vậy khi xuất khẩu loại lạc này thì công ty sẽ thu được lợi nhuận và giá trị cao hơn so với loại I và loại II, đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Biếu đồ 2: Khối lượng chủng loại lạc xuất khẩu trung bình của VILEXIM từ 2001 – 2005. - Về kim ngạch xuất khẩu Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu lạc nhân của công ty mới đạt 2.107.000 USD thì đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu lên đến 2.530.000 USD, năm 2004 kim ngạch đã đạt 2.730.000 USD. Đến hết năm 2005 thì sản lượng lạc xuất khẩu là khoảng 4310 tấn có giá trị là 3.220.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu lạc nhân luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Xuất khẩu lạc nhân đã đem lại cho công ty lượng ngoại tệ hơn 3 triệu USD trong năm 2005, dự kiến trong năm 2006 giá trị lạc xuất khẩu của công ty sẽ vào khoảng 3,5 triệu USD. - Về thị trường Trong những năm qua công ty không ngừng tìm kiếm thị trường, liên tục thay đổi phương thức thu mua hàng xuất khẩu, khai thác tốt các nguồn thông tin về xuất khẩu như giá cả thị trường, nguồn hàng… để luôn luôn có nguồn hàng, nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu của mình cũng như thị trường xuất khẩu. Các thị trường truyền thống của công ty vẫn là các nước Đông Nam á cụ thể là: Singapore, Malaysia, Indonesia, Lào. Năm 2004 công ty đã xuất khẩu thành công lô hàng lạc đầu tiên đó là Nhật Bản. Đây là thị trường mà lâu nay nổi tiếng và rất khó tính, họ đòi hỏi yêu cầu vệ sinh, tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Đây thực sự là tin mừng đối với toàn công ty vì khi thâm nhập thành công ở thị trường Nhật Bản đây là một thị trường đầy tiềm năng với gần 130 triệu dân và là bàn đạp để mặt hàng lạc nhân của công ty sẽ nhanh chóng có được chỗ đứng trên các thị trường khác như thị trường EU, Hoa Kỳ…. Bảng số 7: Thị trường, khối lượng lạc và kim ngạch xuất khẩu lạc của VILEXIM. Năm Thị trường Khối lượng lạc XK( tấn ) Kim ngạch XK Lạc(USD) 2001 Singapore Malaysia Inđonexia Philippin 2.071 175 1.225 179 1.379.286 116.375 934.858 129.981 2002 Singapore Malaysia Inđonexia 1.253 840 1147 945.245 532.000 629.755 2003 Singapore Malaysia Inđonexia Lào 2.145 300 1.035 80 1.617.457,136 191.664 861.240,8 51.110,4 2004 Singapore Inđonexia Lào Nhật 2.520 1.062 220 18 1.795.955 599.658,3 124.223 10.163, 2005 Singapore Inđonexia Lào Nhật 2770 1280 240 20 2.077.500 826.000 301.500 15.000 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty VILEXIM các năm từ 2001 đến 2005 Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường lớn nhất của VILEXIM trong những năm qua vẫn là Singapore nước này luôn luôn nhập mặt hàng lạc nhân của VILEXIM với khối lượng ngày càng tăng, loại lạc mà Singapore chủ yếu là loại lạc hảo hạng vì tại thị trường Singapore yêu cầu về thực của họ cũng khá khắt khe. Qua nhiều đơn đặt hàng thì VILEXIM đã thực sự chiếm được lòng tin đối với các nhà nhập khẩu của Singapore điều này minh chứng bằng việc qua các năm đơn đặt hàng liên tục tăng. Ngoài thị trường Singapore cũng phải kể đến thị trường Indonesia đây cũng là thị trường truyền thống và cũng rất tín nhiệm đối với công ty VILEXIM tuy nhiên loại lạc mà Indonesia thường mua đó là lạc loại 1 và loại 2 do vậy giá trị mà công ty xuất khẩu không tăng là bao mà khối lượng xuất khẩu lại lớn hơn khi xuất loại lạc hảo hạng, thị trường Lào và Nhật Bản thì còn rất nhỏ bé. Bảng số 8: Khối lượng từng loại lạc xuất khẩu của VILEXIM qua các thị trường từ 2003 – 2005. Năm Thị trường Chủng loại lạc xuất khẩu( Tấn ) Loại hảo hạng Loại I Loai II Khối lượng Chiếm tỷ trọng (%) Khối lượng Chiếm tỷ trọng (%) Khối lượng Chiếm tỷ trọng (%) 2003 Singapore 2145 96,19 0 0 0 0 Malaysia 85 3,81 215 27,21 0 0 Indonesia 0 0 575 72,79 460 85,19 Lào 0 0 0 0 80 14,81 2004 Singapore 2450 88,13 70 7,6 0 0 Indonesia 312 11,22 750 81,52 0 0 Lào 0 0 100 10,88 120 100 Nhật 18 0,65 0 0 0 0 2005 Singapore 2520 90 250 39,06 0 0 Indonesia 260 9,28 340 53,12 680 78,16 Lào 0 0 50 7,82 190 21,84 Nhật 20 0,72 0 0 0 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty VILEXIM từ năm 2003-2005. Trong những năm qua ngoài các thị trường mới mà công ty mở rộng được như Lào và Nhật Bản thì đáng tiếc là công ty đã không giữ được hai thị trường truyền thống của mình đó là Malaysia và Philippin. Đối với kinh doanh điều này là khó chấp nhận bởi vì để thâm nhập được vào một thị trường quốc tế ngày nay là rất khó khăn và tốn kém, vì vậy công ty cần có những chính sách nhằm củng cố được thị trường truyền thống và nhiều phương cách hơn nữa để thâm nhập vào các thị trường mới đầy tiềm năng như EU, Hoa kỳ, Trung Quốc… Một điều mà các nhà sản xuất cũng như từ phía VILEXIM cần phải quan tâm đó là tuy giống lạc đã được cải thiện rất nhiều nhưng nhìn chung chất lượng hạt lạc còn chưa được tốt, mà việc xuất khẩu của công ty còn trong tình trạng sơ chế do vậy điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và doanh thu cho công ty. Vì các nhà nhập khẩu thường không trả giá cao cho các loại lạc chất lượng chưa tốt, chưa bảo đảm. - Sức cạnh tranh sản phẩm lạc xuất khẩu của công ty trên thị trường Như chúng ta đã biết thị trường xuất khẩu chính của VILEXIM là thị trường Đông Nam Á đây là thị trường tương đối dễ tính ngoại trừ Singapore. Trên thị trường này có rất nhiều công ty cạnh tranh nhau cùng cung cấp một sản phẩm lạc, chưa nói đến các công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng đến cả chục công ty chuyên xuất khẩu sản phẩm lạc nhân ra các thị trường này. Do vậy để tìm được chỗ đứng trên thị trường này là công việc vô cùng khó khăn. Trong những năm qua hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của VILEXIM là Singapore và Indonesia hai thị trường này luôn luôn nhập sản phẩm lạc của VILEXIM với khối lượng lớn và ngày càng tăng để đạt được điều này là do công ty đã có uy tín lâu năm với các đối tác ở hai nước này như luôn luôn giao hàng đúng hạn, ngoài ra sản phẩm lạc nhân của VILEXIM có chất lượng khá tốt và có tính cạnh tranh rất cao nếu như cùng chủng loại lạc với Thái Lan và Trung Quốc nhưng giá bán của VILEXIM bao giờ cũng thấp hơn từ 50-70 USD/tấn. Do vậy ngoài thị trường Singapore khó tính thì công ty đã thành công trên thị trường của Indonesia mà yêu cầu của họ là chất lượng bảo đảm nhưng giá phải rẻ. Mặc dù vậy trong hai năm qua VILEXIM đã thành công khi thâm nhập vào thị trương Lào và Nhật Bản nhưng công ty đã chưa tạo được uy tín trên các thị trường truyền thống như Malaysia, Philipin do vây đã để mất hai thị trường này. Ngoài ra công nghệ chế biến lạc xuất khẩu của công ty còn thấp do đó đã bỏ qua đoạn thị truờng sản phẩm lạc có chất lượng cao hơn chủng loại lạc hảo hạng của công ty mà độ ẩm rất thấp chỉ khoảng 6%, tạp chất chỉ chiếm dưới 0.5%. Đây là đoạn thị trường mà các công ty xuất khẩu của Thái lan rất có thế mạnh vì họ có công chế biến hiện đại, nên giá bán của của loại lạc này rất cao (vì không có đối nào khác cung cấp chủng loại lạc này), giá bán của nó khoảng từ 900 – 1000 USD/tấn. 2. Đánh giá tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM Qua bảng số 6 chúng ta có thể thấy tình hình xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM rất khả quan và ngày càng phát triển, chỉ có năm 2002, 2003 do tinh hình thiên tai trong nước diễn ra thường xuyên gây bất lợi cho việc sản xuất cũng như việc thu mua lạc xuất khẩu. Đặc biệt trong năm 2005 xuất khẩu lạc của Công ty đã lên đến con số hơn 3 triệu USD đây là một con số rất đáng mừng cho công ty cũng như cho nền nông nghiệp và kinh tế Việt Nam. Mặc dù đạt dược những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh tuy nhiên giá trị xuất khẩu lạc nhân của công ty tăng không đáng kể.Thị trường nhập khẩu truyền thống chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN như Malaxia, Indonesia, Singapore. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ lại chưa được làm tốt với nhiều thị trường tiềm năng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Có những bất cập đó là do những hạn chế trong quy trình xuất khẩu lạc nhân tại công ty trong thời gian qua, và cần được khắc phục. Trong quy trình xuất khẩu lạc nhân thì hoạt động thu gom tạo nguồn lạc nhân xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhưng tại VILEXIM hoạt động này nhiều công đoạn còn chưa thực hiện. Việc lựa chọn người cung ứng được thực hiện dựa trên mối quan hệ quen biết mà không quan tâm đến khả năng thực tế của đơn vị cung ứng, điều đó cũng đã gây cho Công ty những tổn thất nặng nề. Có thể thấy rõ, Công ty còn thụ động trong việc tìm nguồn hàng mà chỉ trông chờ vào một số vùng do có mối làm ăn từ trước. Do vậy nguồn lạc nhân xuất khẩu thường không đủ đáp ứng đối với những thương vụ lớn. Một vấn đề đang nổi lên trong việc thực hiện công tác thu mua tạo nguồn lạc nhân xuất khẩu là vấn đề đảm bảo chất lượng & thời gian thực hiện hợp đồng. Năm 1997, Công ty phải bồi thường 50.000 USD cho khách hàng nguyên nhân chủ yếu là do hàng đã tập kết tại kho nhưng do khâu bảo quản không đạt yêu cầu. 2.1 Thành công trong hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM Tận dụng lợi thế so sánh về xuất khẩu nông sản công ty đã chú trọng công tác xuất khẩu nông sản đặc biệt là mặt hàng lạc nhân. Công ty đã tạo được việc làm cho người lao động và tạo được mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Kết quả hoạt động xuất khẩu lạc của công ty là rất khả quan. Công ty đã từng bước thay đổi phương thức thu mua để đảm bảo luôn có mặt hàng lạc để xuất khẩu như khuyến khích giữa các đại lý thu mua với nhau, đến tận cơ sở để thu mua lạc, khai thác triệt để các nguồn thông tin để thuận lợi cho việc thu mua và xuất khẩu. Do vậy trong những năm qua sản lượng thu mua và xuất khẩu của công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm. Qua hoạt động xuất khẩu lạc Công ty đã thu về một lượng ngoại tệ hơn 3 triệu USD trong năm 2005 đây là nguồn tài chính quan trọng để tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị cũng như những mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn. Và cũng là nguồn tiền để công ty có thể xúc tiến kinh doanh trên các lĩnh vực khác để bảo đảm cho công ty luôn có lợi nhuận và thực hiện phương châm không bỏ trứng vào một giỏ để tránh rủi ro. Công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng và chỗ đúng vững chắc trên thị trường. Bên cạnh đó trong hoạt động kinh doanh, Công ty luôn coi trọng chữ tín đối với khách hàng, luôn giữ đúng cam kết về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng... 2.2 Nguyên nhân của thành công Sở dĩ Công ty VILEXIM đạt được các thành công về xuất khẩu như trên là vì: Công ty đã tận dụng, khai thác tốt các lợi thế, thế mạnh của chính mình như: - Có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiêm, trình độ trong công tác xuất nhập khẩu. - Có số vốn kinh doanh lớn, cơ sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu khá tốt nên có thể thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn. - Công ty có bề dày thành tích hơn 40 năm qua về xuất nhập khẩu do vậy khi kinh doanh trên thương trường công ty đã có nhiều uy tín nên được các đối tác nước ngoài tin cậy. Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích và có nhiều hỗ trợ cho việc xuất khẩu nông sản nên hoạt động xuất khẩu lạc nhân của Công ty gặp rất nhiều thuận lợi. 2.3 Hạn chế của xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM - Xuất khẩu lạc của công ty còn trong tình trạng sơ chế do vậy các loại lạc xuất khẩu còn chứa nhiều tạp chất, độ ẩm còn lớn nên giá trị thu được chưa cao khi tiến hành xuất khẩu. - Chất lượng hạt lạc xuất khẩu chưa cao. - Thị trường xuất khẩu của công ty còn nhỏ bé chủ yếu là thị trường Đông Nam Á mà chưa chú trọng nghiên cứu các thị trường tiềm năng khác như Nhật, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc… - Khi thu gom hàng lạc nhân xuất khẩu công ty còn nhiều manh mún nhỏ lẻ do đó chỉ có thể thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu nhỏ. - Tình trạng hàng tồn kho trước khi xuất khẩu còn kéo dài gây lãng phí cho công ty và ảnh hưởng đến chất lượng của lạc xuất khẩu. - Sản phẩm lạc xuất khẩu của công ty còn chưa có thương hiệu do đó các khách hàng mới khó có thể biết và tin tưởng về chất lượng sản phẩm lạc của VILEXIM. 2.4 Nguyên nhân của các hạn chế Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, các chính sách kinh tế vĩ mô, hàng rào bảo hộ của các nước, do khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn yếu và còn do quy trình chăm sóc cây lạc của bà con nông dân chủ yếu là còn chưa có người hướng dẫn kỹ thuật do vậy trong điều kiện gieo trồng như vậy thì năng suất cây lạc chưa đem lại kết quả cao, chất lượng chưa tốt… thì còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan từ phía công ty như: Doanh nghiệp còn chưa có chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân để sản xuất và thu hoạch lạc do vậy công ty khó có thể thu gom được mối hàng lớn. Công ty chưa hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học và bà con nông dân để có thể sản xuất ra các giống lạc tốt, chất lượng cao đảm bảo, cho chất lượng lạc xuất khẩu luôn đạt chất lượng hảo hạng, xuất khẩu ít nhưng giá thành đem lại lại rất cao. Công ty chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho lạc xuất khẩu để có thể cạnh tranh được trên thị trường và nâng cao giá trị kinh tế. Đồng thời tạo được uy tín tốt hơn khi thâm nhập vào các thị trường mới. Chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình đồng thời có thể giữ vững được các thị trường truyên thống. Điều này gây thiệt hại lớn cho công ty khi thị phần xuất khẩu qua các năm luôn có thị trường mới nhưng lại không tăng. Việc xuất khẩu lạc nhân còn chưa tập trung vào một đầu mối mà các phòng kinh doanh mạnh ai nấy làm, phòng nào tìm được hợp đồng thì tự tìm hàng và xuất khẩu do vậy giá trị hợp đồng còn chưa cao. Việc phối hợp giữa các bộ phận trong công ty còn chưa đồng bộ từ trên xuống do vậy tình trạng hàng nhiều khi đã chuẩn bị xong thì chưa đến ngày xuất khẩu, hoặc hàng chuẩn bị xong đã quá ngày giao hàng cho bên đối tác làm cho công ty mất uy tín trên thương trường. Đội ngũ nhân viên có khá nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu nhưng còn yếu trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng do vậy nhiều điều khoản còn bất lợi cho công ty. CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LẠC NHÂN TẠI CÔNG TY VILEXIM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu lạc nhân của Công ty trong thời gian tới Công ty vừa có quyết định thành lập phòng nghiên cứu thị trường để đáp ứng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong thời gian tới. Cụ thể là đến năm 2007 công ty sẽ mở rộng thị trường sang EU, Bắc Mỹ. Đa dạng hàng hóa xuất khẩu mà cụ thể ở đây là cần nghiên cứu và tạo ra được nhiều sản phẩm chế biến từ sản phẩm lạc để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Nhằm thu được lợi nhuận cao hơn là từ việc xuất khẩu các sản phẩm lạc sơ chế. Đây là chiến lược lâu dài của công ty mà phải thực hiện từng bước theo yêu cầu của thị trường. Cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lạc xuất khẩu. Đây là công việc cần làm ngay tức là đến đầu năm 2007 công ty sẽ tiến hành hợp tác và nhập công nghệ chế biến lạc nhân hiện đại, tiên tiến của Cộng hòa liên bang Đức. Cần xây dựng các kho bảo quản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhằm bảo quản hàng trong kho để trách giảm chất lượng trước khi xuất khẩu để tránh giảm uy tín cho công ty và giảm lợi nhuận. Công ty cũng đang từng bước đầu tư các kho chứa hàng gần các cảng biển, các kho hàng này phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tránh giảm chất lượng sản phẩm làm mất uy tín của công ty. Đây là ưu tiên số 1 của công ty vì uy tín là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Hiện nay công ty chưa có một thương hiệu cho sản phẩm lạc xuất khẩu. Do vậy phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lạc xuất khẩu và tham gia các tiêu chuẩn kỹ thuật như ISO. Đây là công việc phải làm ngay trong thời gian tới để các đối tác mới có thể biết đến các sản phẩm lạc xuất khẩu của công ty và là yếu tố quan trọng để thâm nhập thành công vào các thị trường mới. Cải tổ lại bộ máy, sắp xếp lại các phòng ban để công tác xuất khẩu được đồng bộ, nhanh chóng và hiệu quả. Đây là công việc hết sức quan trọng để làm cho công ty ngày càng bền vững và phát triển vì nhân sự và cơ cấu là yếu tố sống còn đến sự thành bại của một công ty vì vây đây là công việc cũng cần phải thực hiện ngay lập tức. Có chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân và cam kết mua lại sản phẩm lạc cho họ để họ yên tâm trồng trọt và không chuyển sang trồng giống cây trồng khác để nhằm đảm bảo luôn có nguồn hàng ổn định, lâu dài. Đây là chiến lược lâu dài của công ty mà không thể thực hiện ngay một sớm một chiều cần phải nghiên cứu cụ thể, rõ ràng để có thể thu mua được nguồn hàng lớn để thực hiện các hợp đồng lớn nhưng cần phải tìm những địa điểm có tiềm năng thực sự về sản xuất và gieo trồng lạc. II. Những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 1. Cơ hội cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO. Căn cứ vào năm nguyên tắc cơ bản của WTO ở trên thì khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có một số cơ hội thuận lợi sau: Khi gia nhập WTO thì Việt Nam được hưởng chế độ MFN ( tối huệ quốc ) vô điều kiện do vậy các doanh nghiệp nói chung và Công ty VILEXIM nói riêng được hưởng quyền cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không phân biệt đối xử nên Công ty VILEXIM có thể dễ dàng mở rộng thi trường xuất khẩu lạc nhân của mình. VILEXIM cũng không còn vướng nhiều rào cản về thuế quan, hạn ngạch, và bảo hộ nông nghiệp như hiện nay do đó công ty dễ dàng thâm nhập vào các thị trường mới trong gia đình WTO. Mặt khác theo luật về nông nghiệp của WTO ( đã được trinh bày ở chương I ) các quốc gia phát triển phải hạn chế chính sách bảo hộ giá nông sản của họ nên lượng cung nông sản ở các nước này sẽ giảm xuống và do đó sẽ tạo điều kiện để nông sản các nước đang phát triển tràn vào. Đây là cơ hội rất tốt cho các công ty xuất khẩu nông sản như VILEXIM kinh doanh thành công trên thị trường các nước phát triển. Công ty VILEXIM sẽ có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến thông qua các dự án đầu tư từ nhằm nâng cao sản phẩm chế biến lạc nhân xuất khẩu. Đặc biệt là các nhà đầu tư từ Trung Quốc với thế mạnh về chế biến nông sản họ sẽ tăng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam nhờ có lao động rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào lại gần thị trường nội địa. Khi gia nhâp WTO thì nông nghiệp Việt Nam, cũng như doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như VILEXIM sẽ ít bị tổn thương bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hoặc lý do về chính trị. Bởi lẽ trong hệ thống thương mại quốc tế của WTO, tất cả các nước ( dù là phát triển hay đang phát triển ) đều phải tuân theo nguyên tắc chung là sự đồng thuận giữa các thành viên. Do đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, nhiều doanh nghiệp của các nước đang phát triển đã thừa nhận các biện pháp của các nước phát triển. Như vậy nếu không có WTO thì các doanh nghiệp thuộc các nước kém phát triển và các nước kém phát triển đã không đủ khả năng để chống lại các nước có nền kinh tế mạnh hơn. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì VILEXIM sẽ có cơ hội tham gia vào sân chơi mới với các luật chơi chung toàn cầu. Điều đó một mặt gây áp lực to lớn khiến công ty phải điều chỉnh, thích nghi cho phù hợp, mặt khác chính là động lực để tự nhìn nhận lại mình, hiểu được thực chất điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đổi mới, tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tiến tới trở thành công ty lớn mạnh về xuất nhập khẩu. 2. Thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO. Cùng với cơ hội và đồng hành với cơ hội, VILEXIM cũng phải đối đầu với các thách thức lớn. Ðó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên sản phẩm lạc của công ty phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm lạc nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Ðiều đó không chỉ đòi hỏi bản thân sản phẩm lạc phải có chất lượng cao, giá thành hạ (điều này chủ yếu do công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý của doanh nghiệp quyết định), do vậy công ty còn phải có khả năng tổ chức thị trường, làm tốt các dịch vụ, xây dựng thương hiệu. Tại Việt Nam việc sản xuất và chế biến nông sản còn lạc hậu, kém phát triển do vậy năng suất và chất lượng chưa cao nên sức cạnh tranh kém trên thị trường nên công ty cũng rất khó khăn khi xuất khẩu lạc nhân ra thị trường nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Quy mô sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu nên cây nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng còn cho năng suất thấp. Và chi phí dịch vụ thương mại ( chi phí bôc dỡ, điện nước…) thuộc loại cao trên thế giới nên đã làm tăng giá thành nông sản nước ta. Điền này ảnh hưởng rất lớn đến các công ty xuất khẩu lạc nhân nói chung và công ty VILEXIM nói riêng. Hệ thống pháp luật và chính sách về xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa hoàn chỉnh còn đang trong quá trình phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp đây cũng là điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và công ty VILEXIM nói riêng. III. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 1.1 Các giải pháp về thị trường Khi Việt nam gia nhập WTO thì bắt buộc doanh nghiệp phải tự đổi mới mình vì khi đó ngành nông nghiệp sẽ không còn sự bảo hộ của nhà nước và các hàng rào thuế quan sẽ dần được loại bỏ. Vì vậy để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì VILEXIM trước hết phải tự đổi mới mình và phải có các giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu. Cụ thể như sau:   - Nhu cầu của thị trường là yếu tố để xác định lượng tiêu thụ số lượng lạc nhiều hay ít điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu của công ty do vậy nghiên cứu dự đoán nhu cầu của thị trường để xác định chiến lược thu mua nguồn lạc xuất khẩu phù hợp để tránh mua nhiều quá dẫn đến cung nhiều hơn cầu gây thiệt hại cho doanh nghiệp.  - Giá của sản phẩm lạc nhân trên thị trường cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ví dụ như các đối thủ trực tiếp của mình cùng chủng loại lạc họ bán với giá thấp hơn mình thì chắc chắn công ty mình sẽ bị thiệt hại do mất hợp đồng. Nên cần phải nghiên cứu chiến lược giá trên thị trường để có các quyết định giá linh hoạt thích ứng với thị trường. - Do địa bàn thu mua lạc của công ty luôn biến động nên trong thời gian gần đây nên nguồn lạc thu mua được còn manh mún nhỏ lẻ do vậy cần tập trung địa bàn thu mua lạc và nắm vững các địa bàn này để có được nguồn hàng chất lượng và đầy đủ. - Nguồn lạc đầy đủ, tốt nhưng công ty không đủ khả năng về tài chính thì cũng chịu nên phải chuẩn bị vốn đầy đủ ngay từ đầu mùa vụ để thu mua lạc nhân được nhanh chóng, kip thời. - Trong những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm lạc xuất khẩu của công ty chủ yếu là thị trường Đông nam á nhỏ bé, sức tiêu thụ không cao do vậy công ty cần phải tích cực tìm các thị trường tiêu thụ lớn, để có thể có các hợp đồng có giá trị cao hơn. - Để được khách hàng tin tưởng, tín nhiệm sản phẩm lạc nhân công ty cần tiến hành tiêu chuẩn hóa về chất lượng như tiêu chuẩn về chất lượng ISO, phù hợp với yêu cầu của khách hàng nhập khẩu, có sự hướng dẫn về kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất; cung ứng. - Mẫu mã đẹp, bắt mắt sẽ được khách hàng chú ý và tiêu thụ mạnh hơn do đó công ty phải chú ý đến mẫu mã, bao bì đóng gói hàng, đáp ứng yêu cầu đẹp về hình thức. Khâu bảo quản phải phù hợp với tính chất hóa học, sinh học ...của mặt hàng lạc nhân. - Trong thời gian vừa qua công ty đã không chú trọng đến công việc nghiên cứu thị trường nên đã để mất hai thị trường truyền thống là Malaysia, Philipin và thị trường tiệu thụ sản phẩm lạc nhân của công ty chủ yếu là thị trường Đông nam á nên công ty phải có các biện pháp thiết lập mối quan hệ vững chắc với bạn hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm các bạn hàng mới. - Trong những năm qua việc đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty còn nhiều bất cập, hạn chế gây bất lợi cho công ty đó là do đội ngũ nhân viên đàm phán và ký kết hợp đồng còn non kém vì vậy để giải quyết vấn đề này công ty cần phải đào tạo bồi dưỡng về công tác đàm phán và ký kết hợp đồng cho nhân viên. 1.2 Các giải pháp về thu mua Để công tác thu mua đạt kết quả tốt bảo đảm cho nguồn hàng xuất khẩu luôn luôn đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng thì doanh nghiệp cũng cần phải có các giải pháp về thu mua cụ thể như sau: Trong thời gian vừa qua công tác thu mua nguồn lạc xuất khẩu của công ty còn manh mún nhỏ lẻ, tốn nhiều chi phí cho công tác thu mua như vận chuyển, trung gian..vì vậy công ty cần: chú trọng đến các khâu tổ chức thu mua so cho phù hợp để giảm chi phí thu mua. Và tổ chức các kênh thu mua phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển và chi phí lưu kho. - Công tác thu mua nguồn lạc xuất khẩu của công ty còn manh mún nhỏ lẻ, chưa ổn định được nguồn hàng do vậy để giải quyết được vấn đề này công ty cần đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất và cho bà con vay vốn với lãi suất ưu đãi để gieo trồng. - Công việc gieo trồng của bà con nông dân chủ yếu là chân lấm tay bùn nên công tác gieo trồng còn dùng đến nhiều nhân công nhưng năng suất lại không cao do vậy công ty cần đầu tư cho việc mua sắm, cải tiến máy móc thiết bị cho sản xuất dần thay thế máy móc, trang thiết bị lạc hậu và giảm bớt công việc sử dụng lao động chân tay. - Để giải quyết tình trạng sản phẩm lạc xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua có chất lượng chưa cao thì công ty cần nhờ các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra các giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt và để họ hướng dẫn các đơn vị, các cơ sở sản xuất về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. - Nguồn hàng lạc nhân nằm rải rác trên khắp mọi miền đất nước do vậy Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua đến tận chân hàng. Ðồng thời mạng lưới thu mua phải sâu rộng và phải được tổ chức hợp lý, kịp thời theo nguyên tắc bám chân hàng đó. - Hiện nay công tác thu mua của công ty còn đơn giản, thụ động nên công ty cần phải đổi mới cơ chế thu mua và các hình thức thu mua tạo nguồn lạc xuất khẩu. - Hoàn thiện bộ máy thu mua tạo nguồn lực lạc nhân xuất khẩu. 2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân Để trợ giúp và phát triển ngành nông nghiệp cũng như xuất khẩu nông sản nhà nước cũng cần có các giải pháp cụ thể rõ ràng nhằm nâng cao xuất khẩu cho các doanh nghiệp cụ thể: - Nhà nước cần tiếp tục thống nhất và hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản nói chung cũng như mặt hàng lạc nói riêng. - Do trình độ phát triển kinh tế của nước ta thấp, khả năng tài chính hạn hẹp nên đa số chính sách hỗ trợ trong nước của Chính phủ cho nông nghiệp nằm trong nhóm chính sách “Hộp xanh” và “Chương trình phát triển” không phải cam kết cắt giảm do vậy nên khi gia nhập WTO thì Việt Nam có thể hỗ trợ, khuyến khích và có ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản và đầu tư các công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể chế biến sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm được chính xác nhất, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động xuất khẩu.  - Nhà nước cần quan tâm phát triển ngành lạc. Có thể liên doanh, liên kết để có thể thu hút được vốn đầu tư công nghệ để tiến tới hiện đại hóa ngành lạc, mặt khác thông qua liên doanh liên kết ngành lạc Việt Nam có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến chất lượng quốc tế, từ đó có thể đẩy giá lạc nhân xuất khẩu của Việt Nam tăng cao. - Nhà nước nên thiết lập trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để có thể trợ giúp các nhà sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.    Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho khoa và công nghệ sản xuất cho ngành trồng lạc. Tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao để có được đội ngũ nắm bắt vững được công nghệ sản xuất mới, kinh doanh giỏi.  - Thiết lập hệ thống thông tin thương mại trong nước nhằm giúp các tổ chức xuất nhập khẩu cập nhật được các thông tin về thị trường và giá cả hàng lạc nhân.  - Khuyến khích việc hình thành các hiệp hội nghề. Hiệp hội là các tổ chức có lợi cho người sản xuất trong việc nắm thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động. Có thể khẳng định rằng công tác xuất khẩu lạc nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước. Ðể hoạt động xuất khẩu lạc nhân phát triển thì chỉ riêng giải pháp từ phía Công ty hoặc từ phía Nhà nước là chưa đủ mà cần có sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa giải pháp của Công ty và các chính sách của Nhà nước. Như vậy ngành lạc nhân xuất khẩu của Công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung mới có thể mạnh và bền vững trong tương lai. KẾT LUẬN “ Việt Nam gia nhập WTO” đó là cụm từ được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước trong thời gian gần đây. Quả vậy khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì không những các doanh nghiệp được hưởng những lợi ích tứ nó mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam. Khi đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, thuế quan các mặt hàng đều được cắt giảm xuống rất thấp thậm chí bằng không. Do vậy đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào một thị trường rộng lớn đó là thị trường toàn cầu, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để tìm được chỗ đứng. Nếu doanh nghiệp nào không chựu được sức ép của toàn cầu hóa chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải. VILEXIM cũng không nằm ngoài các quy luật thị trường khắc nghiệt đó, để có được sự phát triển và trường tồn thì ban giám đốc, các cổ đông, cán bộ công nhân viên của công ty đagn cố gắng hết mình để chèo lái con thuyên VILEXIM tiến vững chắc trên con đường hội nhập. Qua đề tài này chúng ta cũng đã thấy rõ và nhận định được tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM, những thách thức, cơ hội cho các doanh nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung khi tiến hành một quy trình xuất khẩu của mình. Tuy nhiên thị trường quốc tế là thị trường vô cùng rộng lớn nên các doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị về mọi mặt thật chu đáo để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống kinh doanh đầy sóng gió trên thị trường quốc tế. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thực tế kinh doanh nên các phân tích và nhận định của em còn chưa được sắc nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VILEXIM trong các năm 2001 – 2005. Lưu Thanh Đức Hải Giảng viên, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại Học Cần Thơ, Giáo trình điện tử Marketing xuất nhập khẩu (2000). Mỹ Trà, “ Nhà doanh nghiệp khuyếch trương thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam”, Báo Nông Nghiệp Việt Nam ( 2005 ). Nguyễn Cao Văn , Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại Học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Giáo Dục ( 1999 ). Nguyễn Thị Hường , Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội ( 2003), Tập II. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Thống Kê ( 2001), Tập I. Trần Minh Đạo – Vũ Trí Dũng, Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Thống kê ( 2002 ). Võ Tòng Xuân, “ Làm sao để nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới một cách thành công?” Pháp luật – Bộ tư pháp ( 31/3/2004 ). Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đại học ngoại thương, NXB Giáo dục ( 2002 ). Website: www.trungnguyen.com.vn“ Thương hiệu trước hết là văn hóa ” (31/3/2004). “Kết qủa vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên”, Vụ chính sách thương mại đa biên – Bộ Thương Mại, NXB Thống kê. 2000. Nguyễn Ngọc Lan, “ Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập: cơ hội và thách thưc”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 8/2004. “ 10 lợi ích của hệ thống thương mại WTO”, nguồn: Tổ chức thương mại thế giới ( www.wto.org ). Mai Hương, “ Nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng kém cạnh tranh”, Vnexpress, 15/8/2004. Thanh Thúy, “ Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản”, Vnexpress, 10/05/2003. Hoàng Tuân, “ Hỗ trợ xuất khẩu không phân biệt thị trường”, Vnexpress, 14/04/2003. Phương Thanh, “ Hầu hết có thuế suất bằng không”, Vnexpress, 16/02/2004. “ Thương mại hàng hóa trong WTO” nguồn: www.mot.gov.vn, thứ 4 ngày 22/12/2004. Phạm Thị Tước - Vụ KHQH - Bộ NNPTNN “Hiệp định nông nghiệp và đàm phán nông nghiệp trong WTO của Việt Nam”, theo www.nciec.gov.vn,, 31/3/2005. NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ……tháng……năm 200… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên, đóng dấu ) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ……tháng……năm 200… GIÁO VIÊN HƯỠNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 1.doc
Tài liệu liên quan