Cả VAS và VCD đều giảm khá nhanh sau 4
giờ điều trị và hầu như không thay đổi trong hai
giờ sau đó. Điều này cũng phù hợp với y văn về
thời gian tác dụng giảm ho của những thành
phần có trong si rô HoAstex(2). Vì vậy, chúng tôi
đề nghị nên điều chỉnh khoảng cách giữa hai liều
liên tiếp là 4-6 giờ nhằm phát huy hiệu quả tối đa
của HoAstex. Tuy nhiên, nếu phân tích chi tiết sự
thay đổi của VCD theo thời gian, chúng ta thấy
có đến 63% trường hợp có điểm VCD không thay
đổi (52% trường hợp) hoặc tăng thêm (11%
trường hợp) trong vòng hai giờ sau khi uống
HoAstex; sau đó số trường hợp này giảm dần
xuống còn lần lượt là 38% và 22% sau 6 giờ và 12
giờ điều trị. Điều này cho thấy có lẽ si rô
HoAstex chỉ thật sự có tác dụng đáng kể từ giờ
thứ ba trở đi; và thuốc nên tiếp tục sử dụng sau 12
giờ hoặc phối hợp với điều trị đặc hiệu khác vì có
gần ¼ trường hợp không giảm hoặc ho nhiều
hơn.
Với việc giảm 2,5 cơn ho và một lần ói hoặc
thức giấc do ho sau mười hai giờ điều trị đã có tác
động tốt đến tâm lý của thân nhân bệnh nhi vì
hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy lo lắng khi
chứng kiến con/ cháu mình ho, đặc biệt họ càng
lo lắng hơn khi những cơn ho này làm các cháu
thức giấc hoặc ói hết sữa/ thức ăn mà họ cố gắng
khuyến khích trẻ ăn trong những giờ trước đó.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 21 đánh giá của người chăm sóc trẻ về hiệu quả của si rô hoastex trong điều trị giảm ho ở trẻ em: một nghiên cứu lượng giá trước-Sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 142
21 ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VỀ HIỆU QUẢ
CỦA SI RÔ HOASTEX TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢM HO Ở TRẺ EM:
MỘT NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ TRƯỚC-SAU
Nguyễn Thị Kim Thoa*, Lê Nguyễn Thanh Nhàn**, Nguyễn Thị Hồng Cẩm*, Nguyễn Thị Xuân Thu*,
Từ Thị Hoàng Phượng*, Nguyễn Thị Thu Hương*, Phạm Thị Bạch Thủy*, Phạm Thị Hải Yến**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Si rô Astex hay HoAstex, một trong những thuốc ho ở trẻ em có
nguồn gốc thảo dược, đã được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiệu
quả của loại thuốc ho này đến mức độ nào vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm đánh giá hiệu quả của HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu lượng giá trước sau được thực hiện trên 100 bệnh nhi từ 2
tháng đến 5 tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhập viện điều trị tại Khoa Nội Tổng Quát 1, Bệnh viện
Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012. Hiệu quả của HoAstex được đánh giá
qua mức độ ho của bệnh nhi ở các thời điểm trước và sau khi sử dụng. Mức độ ho được đo lường bằng thang
điểm VAS và VCD.
Kết quả & Bàn luận: Có 100 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 18,74 ±13,35 tháng, nam
chiếm 58%, 12% có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện, chẩn đoán lúc nhập viện là viêm hô hấp trên
(21%), viêm họng (22%), viêm mũi họng (14%), viêm phế quản (21%), viêm tiểu phế quản (15%), tiêu chảy
cấp (8%), rối loạn tiêu hóa (12%), nhiễm siêu vi (6%), sốt cao co giật (2%), viêm thanh khí phế quản (1%), dị
ứng da (1%). Trong đó, có 23 trường hợp có hai trong số những chẩn đoán trên. Điểm VAS và VCD đều giảm
một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,0001) qua các thời điểm trước và sau khi sử dụng. Sau 12 giờ điều trị,
HoAstex giúp giảm 2,5 cơn ho, một lần ói và một lần thức giấc do ho.
Kết luận: Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, HoAstex có vẻ có hiệu quả trong điều trị giảm ho trên những bệnh
nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp.
Từ khóa: hiệu quả của si rô HoAstex, điều trị giảm ho, trẻ em
ABSTRACT
TITLE: EFFICACY OF HOASTEX THROUGH CARETAKERS’ ASSESSMENT: A BEFORE-AFTER
STUDY
Nguyen Thi Kim Thoa, Le Nguyen Thanh Nhan, Nguyen Thi Hong Cam, Nguyen Thi Xuan Thu,
Tu Thi Hoang Phuong, Nguyen Thi Thu Huong, Pham Thi Bach Thuy, Pham Thi Hai Yen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 142 - 148
Background and Objectives: HoAstex, one of anti-cough drugs that derives from herbal, has been widely
used in South of Vietnam for years. However, the efficacy of HoAstex hasn’t been studied yet. So, we conducted
this study to evaluate the efficacy of HoAstex in relieving cough in children with acute respiratory infections.
Patients and Methods: Patients: One hundred children aged 2 months up to 5 years with acute respiratory
* Khoa Nội tổng quát 1, BV Nhi Đồng 1 ** Đơn vị NCKH, BV Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn, ĐT: 0913121691, Email: drnhanbvnhidong1@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 143
infections, admitted to an Internal Department, Children’s Hospital 1 from December 2011 to April 2012. Study
design: Before-After study. Outcome measurement: Efficacy of HoAstex was assessed by the severity of cough at
seven different points of time. Visual Analogue Scale (VAS) and Verbal Category Descriptive Scale (VCD) were
used to measure the severity of cough.
Results and Discussion: There were total 100 sick children meeting study criteria. Age mean:18.74 ±13.35
months, male: 58%. Diagnoses at admission: Upper respiratory infection (21%), Sore throat (22%), Acute
nasopharyngitis (14%), bronchitis (21%), bronchiolitis (15%), acute diarrhea (8%), abdominal disorders (12%),
viral infection (6%), febrile- convulsion (2%), mild CROUP (1%) and allergy (1%). In which, 23 cases had at
least two of these diagnoses above. VAS and VCD scores significantly decreased at seven different points of time
(before and after treatment) with p<0.0001. After 12 hours treatment, HoAstex helped to decrease 2.5 cough
episodes, one time of vomiting and one time of wake-up.
Conclusion: Our data suggests that HoAstex seems to have effect in relieving cough in children with acute
respiratory infections.
Keywords: efficacy HoAstex, relieving cough, children
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong
những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em. Ở các
nước phát triển cũng như các nước nghèo, trung
bình mỗi năm một trẻ mắc 6-8 đợt nhiễm trùng
hô hấp. Trên các bệnh nhi này, ho là biểu hiện
thường làm cho các bà mẹ lo lắng vì nó ảnh
hưởng đến sinh hoạt của bé, đặc biệt là ngủ và bú.
Ho có thể làm cho các cháu thức giấc hoặc nôn ra
thức ăn hoặc sữa mà bà mẹ cố dỗ dành hoặc vốn
từng ít một. Đối với trẻ em, lựa chọn một thuốc ho
vừa an toàn vừa hiệu quả không đơn giản. Ở Việt
Nam, hầu hết các thuốc ho được cho là an toàn
đều có nguồn gốc thảo dược, xuất phát từ các bài
thuốc trong dân gian(10,11) và một trong số đó là si
rô Astex.
Si rô Astex với thành phần chính là tần dày
lá do khoa Dược Bệnh viện Nhi Đồng 1 bào chế
đã được sử dụng hơn 20 năm qua để điều trị giảm
ho cho các bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô
hấp, đặc biệt là các bệnh nhi dưới 5 tuổi. Chính vì
vậy, si rô Astex đã trở thành thương hiệu “ thuốc
ho Nhi đồng” trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, kể từ tháng 9 năm 2010, Bệnh viện Nhi
Đồng 1 đã chính thức nhượng quyền sản xuất cho
cho một công ty dược phẩm và từ đó si rô Astex
có tên thị trường là Si rô HoAstex (thành phần
gồm có tần dày lá (húng chanh), núc nác và
eucalyptol(8). Mặc dù đã được bác sĩ và người
thân bệnh nhi tin dùng trong nhiều năm nhưng
hiệu quả giảm ho của si rô Astex trước đây hay si
rô HoAstex hiện nay đến mức nào vẫn còn là một
câu hỏi chưa có lời giải đáp. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu
quả của si rô HoAstex trong điều trị giảm ho ở
bệnh nhi có bệnh lý đường hô hấp được điều trị
tại khoa Nội Tổng Quát 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
đồng thời cũng ghi nhận những tác dụng không
mong muốn của si rô HoAstex xảy ra trong thời
gian nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ ho của bệnh nhi bằng thang
điểm VAS và VCD ở các thời điểm sau: lúc nhập
viện (trước khi uống HoAstex), 2 giờ, 4 giờ và 6
giờ sau uống HoAstex.
Ghi nhận những tác dụng không mong
muốn xảy ra trong thời gian nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Nội Tổng
Quát 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ
tháng 12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
Thiết kế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ kiểm định
giả thuyết “si rô HoAstex làm giảm mức độ ho ở
bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp (theo tiêu
chí chọn mẫu)”. Do không thể thực hiện được
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 144
mù đôi, giả thuyết trên được chúng tôi kiểm định
trong một nghiên cứu lượng giá trước-sau. Nghĩa
là hiệu quả của si rô HoAstex được đánh giá ở các
thời điểm trước và sau khi sử dụng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhi được điều trị tại Khoa Nội Tổng
Quát 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01 tháng
12 năm 2011 đến ngày 23 tháng 4 năm 2012 và
thỏa các tiêu chí chọn vào như sau: (1) Tuổi bệnh
nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi; (2) Ho, không khò khè,
không thở nhanh; (3) Không được điều trị kháng
sinh tại khoa nghiên cứu ít nhất 12 giờ kể từ lúc
nhập viện; (4) Không có bệnh tim bẩm sinh; (5)
Không có bệnh ngoại khoa cần phẫu thuật; (6)
Tuổi của người chăm sóc > =18 tuổi; (7) Thường
xuyên chăm sóc trẻ trong thời gian nằm viện và
(8) Đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi sẽ
loại khỏi nghiên cứu nếu có ít nhất một trong các
tiêu chí sau: (1) Bệnh nhi chuyển phòng cấp cứu;
(2) Bệnh nhi ho >14 ngày; (3) Bệnh nhi phải
chuyển khoa khác trước khi hoàn tất nghiên cứu;
(4) Đang điều trị bệnh tiểu đường(8); (5) Thân nhân
bệnh nhi không biết đọc, không biết viết; (6) Thân
nhân bệnh nhi không có đủ thời gian hoàn tất
được phiếu đánh giá ho.
Cỡ mẫu
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho một
nghiên cứu lượng giá trước-sau (before-after
study)(7). Với ngưỡng ý nghĩa thống kê
alpha=0,05, lực của test 80%, hệ số tương quan
giữa hai lần đo r =0,5 (để có cỡ mẫu tối đa), chúng
tôi tính được cỡ mẫu là 88 đối tượng. Cỡ mẫu này
có khả năng phát hiện một hệ số ảnh hưởng 30%.
Tuy nhiên để trừ hao những trường hợp bỏ cuộc
và thiếu sót dữ liệu (missing data), chúng tôi
quyết định thu thập số liệu trên 100 bệnh nhi.
Đo lường kết cục (outcome measurement)
Hiệu quả giảm ho của thuốc si rô HoAstex
đã được đánh giá ở 7 thời điểm: lúc nhập viện -
trước khi sử dụng si rô HoAstex, 2 giờ, 4 giờ, 6
giờ và 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ sau liều thứ hai.
Chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá ho cấp
tính ở trẻ em VAS (Visual Analogue Scale) và
VCD (Verbal Category Descriptive Scale) để
đánh giá mức độ ho(3,6).
VAS là thang điểm đánh giá ho do người
chăm sóc trẻ tự đánh giá. VAS có giá trị nhỏ nhất
là 0 tương ứng với trẻ không ho, và lớn nhất là 10
tương ứng với mức độ ho nặng nhất.
Điểm càng cao mức độ ho càng nặng
VCD là thang điểm đánh giá mức độ ho ở trẻ
em được căn cứ vào tần suất xuất hiện cơn ho và
ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt hằng ngày của
bệnh nhi như ăn, bú, ngủ, chơi. Người chăm sóc
trẻ sẽ được phát một bảng nhật ký ghi nhận số lần
ho và các ảnh hưởng của cơn ho đến sinh hoạt
của trẻ. Mức độ ho của bệnh nhi được đánh giá
qua thang điểm như sau: 0 điểm: không ho; 1
điểm: ho 1 đến 2 cơn 2 điểm: ho nhiều hơn 2 cơn;
3 điểm: ho thường xuyên nhưng không ảnh
hưởng đến sinh hoạt hằng ngày; 4 điểm: ho
thường xuyên và có ảnh hưởng đến sinh hoạt
hằng ngày; 5 điểm: Sinh hoạt hằng ngày thường
xuyên bị ảnh hưởng nhiều do ho.
Điểm đánh giá ho theo VCD do nghiên cứu
viên quyết định dựa vào tần suất ho và ảnh
hưởng của nó đến sinh hoạt hằng ngày như đã
trình bày ở trên.
Qui trình tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân nhập khoa Nội Tổng Quát 1 trong
thời gian từ tháng ngày 1/12/2011 đến 23/4/2012
thỏa các tiêu chí chọn mẫu và chấp thuận tham
gia nghiên cứu bằng văn bản đã được đưa vào
nghiên cứu. Nghiên cứu viên thu thập thông tin
về dân số học, tình hình bệnh hiện tại, chẩn đoán
lúc nhập viện và kết cuộc điều trị. Người chăm
sóc trẻ được phát bảng tự đánh giá ho bao gồm 1
bản VAS và 1 bản nhật ký ho. Người chăm sóc trẻ
điền vào mẫu VAS và nộp lại cho điều dưỡng
nghiên cứu trước khi nhận spHoAstex. Nhật ký
ho đã được thu lại 12 giờ sau đó.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 145
Xử lý và trình bày số liệu
Do việc xem VAS và VCD là các biến số liên
tục (thang khoảng-interval scale) hay biến số thứ
tự (ordinal scale) hiện giờ vẫn còn nhiều bàn cãi(5)
nên trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xử lý số
liệu theo cả hai hướng. Số liệu sẽ được trình bày
bằng tỷ lệ phần trăm đối với các biến số định
danh. Các biến số liên tục có phân phối bình
thường sẽ được trình bày bằng số trung bình,
khoảng tin cậy 95% của số trung bình và độ lệch
chuẩn và kiểm định sự khác biệt bằng phép kiểm
t cặp đôi hoặc ANOVA lặp lại (repeated
ANOVA). Đối với các biến số liên tục có phân
phối không bình thường hay biến số thứ tự sẽ
được trình bày bằng số trung vị, giá trị nhỏ nhất,
giá trị lớn nhất và khoảng tin cậy 95% của số
trung vị. Khoảng tin cậy 95% của số trung vị sẽ
được tính bằng phương pháp boostrap trên phần
mềm STATA 10.0. Wilcoxon test và Friedman
test được dùng để kiểm định hai hay nhiều số
trung bình của các biến số có phân phối không
bình thường hoặc biến số thứ tự. Ngưỡng ý nghĩa
p=0,05 được áp dụng trong tất cả các phép kiểm.
Kiểm soát sai lệch
Việc đánh giá mức độ ho của bệnh nhi có thể
mắc phải những sai lệch sau: sai lệch do thay đổi
người chăm sóc, do diễn tiến tự nhiên của bệnh,
do nhớ lại (thân nhân bệnh nhi quên điền vào
nhật ký ho) và do ý kiến chủ quan của thân nhân
bệnh nhi. Để hạn chế tối đa những sai lệch này,
chúng tôi đã loại ra những trường hợp thay đổi
người chăm sóc, chỉ thực hiện nghiên cứu trong
12 giờ và sử dụng hai thang đo song song (VAS
và VCD).
Bảo mật thông tin và y đức
Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội
đồng khoa học công nghệ của bệnh viện ngày
11/01/2011. Tất cả thông tin bệnh nhi sẽ được mã
hóa và chỉ có nhân viên của ĐVNCKH, các
nghiên cứu viên chính, thành viên Hội đồng
khoa học công nghệ bệnh viện và đại diện đơn vị
tài trợ mới được quyền tiếp cận hồ sơ nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chỉ được công bố khi được
Hội đồng khoa học và công nghệ của Bệnh viện
Nhi Đồng 1 nghiệm thu và có sự đồng ý của
nhóm nghiên cứu và nhà tài trợ.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ ngày 01 tháng 12 năm
2011 đến ngày 23 tháng 4 năm 2012, chúng tôi đã
tầm soát tất cả 122 bệnh nhi. Hai mươi hai bệnh
nhi bị loại khỏi nghiên cứu do không đạt tiêu chí
chọn mẫu.
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong 100 bệnh nhi được đưa vào nghiên
cứu, tuổi trung bình 18,74 ±13,35 tháng, nam
chiếm 58%, 12% có sử dụng kháng sinh trước
khi nhập viện, chẩn đoán lúc nhập viện là
viêm hô hấp trên (21%), viêm họng (22%),
viêm mũi họng (14%), viêm phế quản (21%),
viêm tiểu phế quản (15%), tiêu chảy cấp (8%),
rối loạn tiêu hóa (12%), nhiễm siêu vi (6%), sốt
cao co giật (2%), viêm thanh khí phế quản
(1%), dị ứng da (1%). Trong đó có 23 trường
hợp có hai trong số những chẩn đoán trên. Về
trình độ văn hóa của người chăm sóc trẻ: cấp 1
(4%), cấp 2 (31%), cấp 3 (44%) và cao đẳng-đại
học (21%).
Hiệu quả của si rô HoAstex
Bàng 1:-Điểm VAS trước và sau khi sử dụng si rô
HoAstex
VAS
vào
khoa
VAS2
liều 1
VAS4
liều 1
VAS6
liều 1
VAS2
liều 2
VAS4
liều 2
VAS6
liều 2
Trung
bình
(KTC95%)
5,15(4
,84-
5,46)
4,14(3
,87-
4,41)
3,74(3
,47-
4,01)
3,74(3
,48-4)
3(2,75
-3,25)
2,62(2
,39-
2,85)
2,45(2
,22-
2,46)
Trung vị
(KTC95%)
5 (5-5) 4 (4-4) 4 (3-4) 4 (3-4) 3 (3-3) 3 (2-3) 2 (2-3)
Độ lệch
chuẩn
1,58 1,39 1,37 1,32 1,25 1,18 1,16
Giá trị nhỏ
nhất
2 1 1 0 0 0 0
Giá trị lớn
nhất
9 8 8 8 7 7 7
Friedman test: p<0.0001 (VAS phân phối không
bình thường) (VAS được xử lý như biến thứ tự
hoặc biến định lượng liên tục)
Bảng 2: Sự thay đổi VAS% theo thời gian
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 146
VAS %
2h sau
liều 1
VAS%
4h sau
liều 1
VAS%
6h sau
liều 1
VAS%
2h sau
liều 2
VAS%
4h sau
liều 2
VAS%
6h sau
liều 2
Tăng 25% 1 1 0 0 0 0
Không
thay đổi
14 4 13 2 0 1
Giảm
<20%
22 11 10 1 1 0
Giảm 20-
40%
57 60 52 33 17 12
Giảm 40-
60%
6 24 24 53 56 53
Giảm 60-
80%
0 0 0 8 21 26
Giảm 80-
100%
0 0 1 3 5 8
Tổng % 100 100 100 100 100 100
VAS là thang đo mức độ ho của bệnh nhi do
người chăm sóc trẻ đánh giá dựa trên cảm nhận
chủ quan. VAS giảm 2,7 điểm (hơn 50%) sau 12
giờ điều trị (bảng 1) và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,0001. Phân tích xu hướng
thay đổi của VAS trung bình theo thời gian điều
trị (bảng 1), chúng ta thấy VAS giảm nhanh
trong 2 giờ đầu, tốc độ giảm chậm hơn trong 2 giờ
tiếp theo và ít thay đổi sau 4 giờ điều trị.
Số liệu trong bảng 2 cho thấy: lúc bắt đầu điều
trị, 15% bệnh nhi có điểm VAS không thay đổi
hoặc tăng thêm, 85% bệnh nhi có điểm VAS giảm
từ 20% đến 60%. Tuy nhiên, sau 12 giờ điều trị số
bệnh nhi có điểm VAS không thay đổi, giảm từ
20% đến 60% và trên 60% lần lượt là 1%, 65% và
34%.
Bảng 3: Điểm VCD trước và sau khi sử dụng si rô
HoAstex
VCD
vkhoa
(n=99)
VCD2
h sau
liều1
VCD4
h sau
liều1
VCD6
h sau
liều1
VCD2
h sau
liều2
VCD4
h sau
liều2
VCD6
h sau
liều2
Trung bình
(KTC
95%)
2,77(2
,56-
2,98)
2,49(2
,34-
2,64)
2,10(1
,97-
2,32)
1,93(1
,83-
2,03)
1,80(1
,71-
1,89)
1,60(1
,5-1,7)
1,52(1
,42-
1,62)
Trung vị
(KTC
95%)
3 (2-3) 2 (2-2) 2 (2-2) 2 (2-2) 2 (2-2) 2 (1-2) 2 (1-2)
Độ lệch
chuẩn
1,06 0,78 0,66 0,50 0,47 0,51 0,50
Giá trị nhỏ
nhất
1 1 1 1 1 1 1
Giá trị lớn
nhất
5 5 4 3 3 3 2
Friedman test: p<0,0001 (VCD phân phối
không bình thường)
Bảng 4: Sự thay đổi VCD % theo thời gian điều trị
VCD%
2h sau
liều 1
VCD%
4h sau
liều 1
VCD%
6h sau
liều 1
VCD%
2h sau
liều 2
VCD%
4h sau
liều 2
VCD%
6h sau
liều 2
Tăng 300% 1 0 0 0 0 0
Tăng 200% 3 1 0 1 0 0
Tăng 100% 4 2 1 3 3 3
Tăng 50% 2 0 0 0 0 0
Tăng 33% 1 0 0 0 0 0
Không thay
đổi
52 44 37 31 24 19
Giảm 20-
40%
28 32 31 28 21 20
Giảm 40-
60%
6 15 20 21 25 31
Giảm 60-
80%
2 4 7 13 24 22
Giảm 80-
100%
0 1 1 2 2 4
Tổng %
(n=99,
missing:1)
100 100 100 100 100 100
VCD là thang đo mức độ ho dựa vào số lần
ho và ảnh hưởng của ho đến sinh hoạt của bé.
Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của ho được
đánh giá bằng số lần thức giấc và ói do ho. Tương
tự như VAS, điểm VCD (bảng 3) giảm từ 2,77
xuống còn 1,52 sau 12 giờ điều trị và xu hướng
thay đổi của VCD tương tự như VAS: giảm nhanh
trong 2 giờ đầu, giảm chậm trong 2 giờ kế tiếp và
thay đổi ít sau 4 giờ điều trị.
Khảo sát sự thay đổi VCD% theo thời gian
điều trị (bảng 4), chúng ta thấy: 11% bệnh nhi có
VCD tăng từ 33% đến 300% so với ban đầu, 52%
bệnh nhi có VCD không thay đồi, 34% bệnh nhi
có VCD giảm từ 20%-60% và 2% bệnh nhi có
VCD giảm 60%-80%. Tuy nhiên, sau 12 giờ điều
trị số bệnh nhi có VCD không thay đổi, giảm
20%-60%, 60%-80% và 80%-100% lần lượt là 19%,
51%, 22% và 4%. Khác với VAS, vẫn còn 3%
bệnh nhi có VCD tăng sau 12 giờ điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 147
Biểu đồ 1: Sự thay đổi số trung bình của số cơn ho,
số lần ói do ho, số lần thức giấc do ho theo thời gian
điều trị. (**: repeated ANOVA/Friedman test,
p<0,0001)
Bảng 5
Bootstrap for Wilcoxon test
Độ khác biệt trước và sau 12 giờ
điều trị Trung bình
Bootstrap lập lại 1000 lần
Sai số Sai số chuẩn Ngưỡng ý nghĩa (2 đuôi)
KTC 95%
Giới hạn dưới Giới hạn trên
Số cơn ho 2,54 -0,004 0,173 0,001 2,18 2,89
Số lần thức giấc do ho 1,02 0,006 0,177 0,001 0,70 1,41
Số lần ói do ho 1,20 0,002 0,152 0,001 0,90 1,50
Số liệu từ biểu đồ 1 và bảng 5 cho thấy, sau 12
giờ điều trị đã giảm được 2,5 số cơn ho, 1,2 số lần
ói và 1 lần thức giấc do ho và các sự khác biệt
này đều có ý nghĩa thống kê (p=0,001)
Tác dụng không mong muốn
Chúng tôi không ghi nhận bất kỳ trường hợp
nào bị nổi mề đay hoặc ói ngay sau khi uống
trong thời gian nghiên cứu.
BÀN LUẬN
Công thức si rô HoAstex xuất phát từ một bài
thuốc đông dược gồm có ba thành phần chính
gồm tần dày lá, núc nác và eucalyptol. Mặc dù
đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt
Nam nhưng hiệu quả tác dụng giảm ho của nó
vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Nghiên cứu này đã xác định được mức độ tác
dụng giảm ho của si rô HoAstex qua các chỉ số
VAS và VCD do người chăm sóc trẻ tự đánh giá ở
các thời điểm trước và sau khi uống si rô
HoAstex. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy có sự thay
đổi về các chỉ số đánh giá mức độ ho trước và sau
khi dùng si rô HoAstex như sau: (i) chỉ số VAS
trung bình giảm 28% (từ 5.15 xuống 3.7) sau 6
giờ điều trị và 50% (từ 5.15 xuống 2.45) sau 12 giờ
điều trị; (ii) chỉ số VCD giảm theo thứ tự 30% và
50% sau 6 giờ và 12 giờ điều trị; (iii) chỉ số VAS
và VCD giảm nhanh trong 4 giờ đầu và gần như
không thay đổi trong 2 giờ sau đó; (iiii) số lần ho
giảm 1 cơn và 2,5 cơn sau 6 giờ và 12 giờ; giảm 1
lần ói, 1 lần thức giấc do ho sau 12 giờ điều trị.
Các chỉ số đánh giá mức độ ho (VAS và VCD)
giảm một cách có ý nghĩa thống kê sau 6 giờ và
12 giờ điều trị có thể do sự phối hợp của các yếu
tố sau đây: (1) Tác dụng giảm ho thật sự của
HoAstex vì trong thành phần có chất kháng
khuẩn, chống viêm và giảm ho(4,9); (2) Diễn biến
tự nhiên của bệnh và(3). Cảm nhận chủ quan của
người nhà bệnh nhi khi đánh giá VAS. Tuy
nhiên, tác động của diễn biến tự nhiên của bệnh
hay hiện tượng regression to mean(1) và cảm
nhận chủ quan của thân nhân bệnh nhi đã được
chúng tôi hạn chế tối đa bằng cách chỉ thực hiện
nghiên cứu trong 12 giờ và sử dụng thêm chỉ số
VCD để kiểm chứng. Chỉ số VAS thay đổi cùng
chiều và có mức độ chêch lệch không lớn so với
VCD cho thấy ảnh hưởng từ cảm nhận chủ quan
của thân nhân bệnh nhi vào sự thay đổi chỉ số
VAS là không đáng kể. Tóm lại, mức độ ho giảm
một cách có ý nghĩa sau 12 giờ điều trị có lẻ phần
lớn là do tác dụng của HoAstex.
Về mặt sinh học, có lẽ cơ chế tác dụng của
HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ mắc bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là sự phối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 148
hợp của ba tác động: dịu họng, kháng viêm và
kháng khuẩn. Thật vậy, cả 3 chất trong thành
phần của si rô HoAstex đều có tác dụng kháng
khuẩn. Ngoài ra, núc nác và eucalyptol còn có
thêm tác dụng kháng viêm và kháng dị ứng(4,9).
Vì vậy, HoAstex không chỉ được chỉ định trên
những bệnh nhi viêm hô hấp trên do nhiễm siêu
vi mà nên được chỉ định trên những bệnh nhi
viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản cấp,
viêm tiểu phế quản cấp.
Cả VAS và VCD đều giảm khá nhanh sau 4
giờ điều trị và hầu như không thay đổi trong hai
giờ sau đó. Điều này cũng phù hợp với y văn về
thời gian tác dụng giảm ho của những thành
phần có trong si rô HoAstex(2). Vì vậy, chúng tôi
đề nghị nên điều chỉnh khoảng cách giữa hai liều
liên tiếp là 4-6 giờ nhằm phát huy hiệu quả tối đa
của HoAstex. Tuy nhiên, nếu phân tích chi tiết sự
thay đổi của VCD theo thời gian, chúng ta thấy
có đến 63% trường hợp có điểm VCD không thay
đổi (52% trường hợp) hoặc tăng thêm (11%
trường hợp) trong vòng hai giờ sau khi uống
HoAstex; sau đó số trường hợp này giảm dần
xuống còn lần lượt là 38% và 22% sau 6 giờ và 12
giờ điều trị. Điều này cho thấy có lẽ si rô
HoAstex chỉ thật sự có tác dụng đáng kể từ giờ
thứ ba trở đi; và thuốc nên tiếp tục sử dụng sau 12
giờ hoặc phối hợp với điều trị đặc hiệu khác vì có
gần ¼ trường hợp không giảm hoặc ho nhiều
hơn.
Với việc giảm 2,5 cơn ho và một lần ói hoặc
thức giấc do ho sau mười hai giờ điều trị đã có tác
động tốt đến tâm lý của thân nhân bệnh nhi vì
hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy lo lắng khi
chứng kiến con/ cháu mình ho, đặc biệt họ càng
lo lắng hơn khi những cơn ho này làm các cháu
thức giấc hoặc ói hết sữa/ thức ăn mà họ cố gắng
khuyến khích trẻ ăn trong những giờ trước đó.
Mặc dù đã cố gắng hạn chế đến mức tối đa
những sai lệch trong quá trình thực hiện nghiên
cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này có thể vẫn còn
tiềm ẩn nguy cơ sai lệch do không có nhóm đối
chứng ngẫu nhiên (nhóm giả dược) và không thể
loại trừ hoàn toàn sai lệch do cảm nhận chủ quan
của thân nhân bệnh nhi khi đánh giá về mức độ
ho. Ngoài ra, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ
theo dõi bệnh nhi trong vòng 12 giờ nên hoàn
toàn không có thông tin diễn biến bệnh trạng của
bệnh nhi sau đó. Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên có
một nghiên cứu theo dõi bệnh nhi trong thời
gian lâu hơn (đến khi xuất viện hoặc chuyển
khoa khác).
KẾT LUẬN
Số liệu của nghiên cứu này cho thấy có vẻ
si rô HoAstex có tác dụng giảm ho trên bệnh
nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi mắc các bệnh lý về
đường hô hấp ở mức độ nhẹ. Thuốc hầu như tác
dụng đáng kể từ giờ thứ ba đến giờ thứ 4 sau
uống. Thuốc có khả năng giúp giảm 2,5 cơn
ho, một lần ói do ho và một lần thức giấc do
ho sau 12 giờ điều trị. Không ghi nhận có
trường hợp nào bị dị ứng hoặc ói ngay sau khi
uống trong thời gian nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bland JM, Altman DG (1994). Regression towards the mean.
BMJ; 308: 1499.
2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, lần xuất bản
thứ 1, nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, năm 2004, trang 137-
139, 1009- 1011.
3. Chang AB et al (1998). Subjective scoring of cough in children:
parent-completed vs child-completed diary cards vs an objective
method, Eur Respir J; 11: 462–466.
4. Dược Điển Việt Nam, nhà xuất bản Y học Hà Nội, lần xuất bản
thứ 4, năm 2009, 856: 788-789.
5. Jamieson S (2004). Likert scales: how to use them. Blackwell
Publishing Ltd Medical Education; 38: 1212–1218.
6. Leconte S, Ferrant D, Dory V, Degryse J (2011). Validated
Methods of Cough Assessment: A Systematic Review of the
Literature. Respiration;81:161–174.
7. Nguyễn Văn Tuấn (2010). Phương pháp ước tính cỡ mẫu cho một
nghiên cứu Y học. Y học thực chứng và phân tích bài báo. Tài liệu
lưu hành nội bộ,178-204.
8. Toa thuốc si rô HoAstex (2010), Công ty Cổ phần Dược phẩm
OPC, SĐK: VD-11070-10, cấp ngày 15.04.
9. Từ điển Bách khoa Dược học, lần xuất bản thứ 1, năm 1999, trang
243, 310- 311, 454.
10. WHO (2001). Cough and cold remedies for the treatment of
acute respiratory infections in young children. CAH, 5-10.
11. Zhang X, Wu T, Zhang J, Yan Q, Xie L, Liu GJ (2010). Chinese
medicinal herbs for the common cold (Review). The Cochrane
Systematic Reviews, Issue 10: 3-117.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_danh_gia_cua_nguoi_cham_soc_tre_ve_hieu_qua_cua_si_ro_hoa.pdf