Ảnh hưởng các yếu tố tâm lý lên mức độ sử dụng vốn vay của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản thành phồ Hồ Chí Minh

Có bằng chứng về sự tồn tại yếu tố tâm lý lạc quan quá mức và tâm lý tự tin quá mức trong mẫu NĐT. Khi NĐT có xác xuất sử dụng vốn vay thấp thì càng bầy đàn và tự tin hơn, và khi nhà đầu tư có xác xuất sử dụng vốn vay cao thì tâm lý càng sợ thua lỗ. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý của NĐT, khi tâm lý NĐT càng lạc quan thì càng tự tin, nghĩa là mối quan hệ này là thuận chiều và khi NĐT càng bầy đàn theo số đông thì lúc đó tâm lý cũng lạc quan và tự tin cũng gia tăng theo, nghĩa là mối quan hệ này là thuận chiều. Những yếu tố tâm lý bầy đàn, sợ thua lỗ, lạc quan quá mức, tự tin quá mức có thể tồn tại một cách tự nhiên mà bản thân con người thường không nhận thấy, nhưng tác tác động mạnh đến chuỗi quyết định. Tuy vậy, những bẫy tâm lý này có thể được hạn chế thông qua công bố các nghiên cứu về các yếu tố tâm lý và hành vi của con người nói chung và nhà đầu tư nói riêng.

doc9 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng các yếu tố tâm lý lên mức độ sử dụng vốn vay của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản thành phồ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ LÊN MỨC ĐỘ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Trần Ngọc Lâm(1), Đỗ Thị Ý Nhi(2), Ngô Quang Huân(3) (1) Trường Đại học Lạc Hồng, (2) Trường Đại học Thủ Dầu Một, (3) Trường Đại học Kinh tế TPHCM Ngày nhận bài 30/6/2017; Ngày gửi phản biện 25/7/2017; Chấp nhận đăng 30/11/2017 Email: lamtn.stc@gmail.com Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố tâm lý tự tin quá mức, lạc quan quá mức, bầy đàn, sợ thua lỗ của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường bất động sản TP.HCM lên mức độ sử dụng vốn vay. Nghiên cứu sử dữ liệu sơ cấp từ khảo sát 381 nhà đầu tư cá nhân trong năm 2012-2016 và sử dụng phân tích định lượng với mô hình hồi quy Binary Logistic. Kết quả cho thấy bằng chứng về sự tồn tại yếu tố tâm lý lạc quan quá mức và tâm lý tự tin quá mức trong mẫu nghiên cứu, các yêu tố tâm lý bầy đàn, tâm lý sợ thua lỗ và tâm lý tự tin quá mức có ý nghĩa thống kê lên mức độ sử dụng vốn vay của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư có xác xuất sử dụng vốn vay thấp thì càng "bầy đàn" và tự tin hơn, và khi nhà đầu tư có xác xuất sử dụng vốn vay cao thì tâm lý càng sợ thua lỗ. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý của nhà đầu tư, tâm lý sợ thua lỗ nhường chỗ tâm lý lạc quan, tự tin, "bầy đàn". Khi nhà đầu tư tâm lý không sợ thua lỗ thì tâm lý lạc quan, tự tin, "bầy đàn" càng gia tăng và ngược lại. Từ khóa: bất động sản, nhà đầu tư, tâm lý, thị trường, vốn vay Abstract INFLUENCE OF PSYCHOLOGICAL FACTORS ON THE LEVEL OF LOAN USE OF INVESTORS IN THE REAL ESTATE MARKET IN HO CHI MINH CITY The objective of the study was to investigate the psychological factors over confidence, excessive optimism, herd, fear of loss of individual investors in the real estate market of Ho Chi Minh City to the level of using loans. Investigate primary data from 381 individual investors in 2012-2016 and use quantitative analysis with Binary Logistic regression model. The results show evidence of excessive exaggerated psychological factors and psychological over-confidence in the sample, psychosocial factors, psychological fear of loss and psychological over-confidence. There is a statistical significance to the level of using loans by investors. When investors have a low probability of using loans, investors are more confident and confident, and when investors have high probability of using loans, psychology is more afraid of losses. In addition, the study also found the relationship between the psychological factors of investors, the psychological fear of losing place psychologically optimistic, confidence, herd. meaning that when psychological investors are not afraid of loss, the psychology of optimism, confidence, herd increases and vice versa. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển của thị trường bất động sản (TTBĐS) Việt Nam có những giai đoạn thăng trầm, tạo ra những bất ổn cho nền kinh tế nói chung và cho nhà đầu tư (NĐT) nói riêng. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trong đó NĐT cá nhân không chuyên nghiệp là một yếu tố. NĐT không chuyên, kinh nghiệm về thị thường còn yếu, quá kì vọng, lạc quan về lợi nhuận trong tương lai, hành động theo đám đông, điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao hay thậm chí thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Việc trải qua chu kỳ kinh doanh với những cơn sốt giá nhà đất và bong bóng bất động sản (BĐS) trong giai đoạn năm 2000-2003, giai đoạn năm 2006-2008 tại Việt Nam, một phần do tâm lý không ổn định của nhà đầu tư gây ra. Đối với các thị trường khác như vàng, chứng khoán thì tâm lý NĐT tác động đến mức độ sử dụng vốn vay và mối quan hệ này tác động qua lại lẫn nhau, chẳng hạn khi thị trường tốt tâm lý NĐT có xu hướng lạc quan, tự tin, thậm chí bầy đàn theo số đông, điều này tác động đến việc gia tăng vốn vay để gia tăng lợi nhuận cho NĐT; khi thị trường xấu đi, tâm lý sợ thua lỗ cũng gia tăng theo và dưới tác động của áp lực vốn vay cao và tâm lý bầy đàn theo số đông, NĐT nhanh chóng bán ra với mọi mức giá, thậm chí chấp nhận thua lỗ với ý nghĩa bảo toàn vốn. Còn đối với TTBĐS, mối quan hệ giữa tâm lý NĐT và mức độ sử dụng vốn vay như thế nào? Bài báo này góp phần việc kiểm định cơ sở thuyết về tài chính hành vi và là một cơ sở tham khảo cho NĐT khi đầu tư kinh doanh trên lĩnh vực đầu tư TTBĐS. 2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết 2.1. Lý thuyết triển vọng (lý thuyết nền tảng của tài chính hành vi). Các giả định của Lý thuyết triển vọng: Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng giải định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con người là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị trường loại bỏ. Các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà tài chính hành vi, điển hình là công trình nghiên cứu của Simon (1959, 1978, 1987), Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979,1981,1982,1992) đã cho thấy các giả định của lý thuyết tài chính truyền thống nói chung và Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng nói riêng có nhiều khuyết điểm về thực nghiệm. Lý thuyết triển vọng tiếp cận theo hướng giả định các cá nhân không hợp lý. Theo Thaler (2005), hầu hết các hành vi kinh tế là không hoàn toàn hợp lý, chúng tạo ra các kết quả sai lệch đáng kể so với giá trị cơ bản trên thị trường tài chính. Nội dung của Lý thuyết triển vọng: Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của mình, Amos Tversky và Daniel Kahneman đã khái quát các nội dung chính của lý thuyết triển vọng như sau: Hành vi của con người có ba đặc điểm chính đó là: (i) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro (lẩn tránh rủi ro) song đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro). Con người lựa chọn trên lời, lỗ;(ii) Con người thường đánh giá mức lời, lỗ so với mức tham khảo và thông thường mức tham khảo ứng với tình trạng hiện có của người đó;(iii) Con người sợ thua lỗ vì cái mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. 2.2. Các lệnh lạc (lỗi) hành vi nhà đầu tư trên thị trường bất động sản Lý thuyết triển vọng cho rằng quyết định của con người không luôn luôn dựa trên sự kỳ vọng hợp lý mà nó còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố hành vi như cảm xúc, kinh nghiệm, tâm lý xã hội phổ biến. Đây là một sự đối lập so với lý thuyết vốn thống trị trước đó - Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Bên cạnh đó, lý thuyết triển vọng còn cho rằng cảm nhận rủi ro của NĐT là không nhất quán, mà có thể thay đổi theo thời gian, tùy theo hoàn cảnh thị trường. Theo một nghiên cứu của Arlen và Talley, (2008), quá trình ra quyết định của con người có thể là một quá trình dựa trên lý trí, có thể là quyết định dựa trên cảm tính, có thể là một sự kết hợp đồng thời giữa lý tính và cảm tính. Tâm lý bầy đàn: Shiller (2005) đề xuất rằng tâm lý bầy đàn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của con người. Ý nghĩ rằng không phải ai cũng có thể sai được sử dụng để hợp lý hóa hành vi bầy đàn. Tâm lý bầy đàn được chứng minh là một nguồn gốc định giá sai và đầu cơ. Shiller (2007) cho rằng vấn đề phối hợp tâm lý gây ra thất bại cho mọi người thay đổi mong đợi trong tương lai của họ. Tâm lý sợ thua lỗ: Genesove và Mayer (2001) lần đầu tiên đưa ra những minh chứng về tâm lý sợ thua lỗ ở những người sở hữu nhà riêng. Einio, Kaustia và Puttonen (2008) đưa ra các bằng chứng rõ hơn từ một mẫu lớn hơn với 79.483 thương vụ bán lại tại thị trường căn hộ ở Phần Lan từ năm 1987 đến 2003. Kiểm soát các xu hướng chung của TTBĐS cũng như xu hướng đặc thù của địa phương, Einio và cộng sự chỉ ra rằng, khả năng bán căn hộ có lời cao hơn hai lần khả năng bán căn hộ và chấp nhận lỗ. Điều này, cho thấy lệch lạc do tâm lý sợ thua lỗ làm cho các NĐT gắn chặt với các loại BĐS hạ giá bởi họ có tâm lý chờ giá tăng trở lại trước khi giao dịch. Tâm lý lạc quan quá mức: Case và cộng sự (2003) cho thấy rằng các hộ gia đình tin rằng mua nhà không có nhiều rủi ro và giá nhà trung bình sẽ tăng hơn 11 phần trăm mỗi năm. Điều này cho biết quá lạc quan. Farlow (2004b) cho rằng lạc quan quá mức là thiên lệch tâm lý quan trọng nhất trong thị trường bất động sản và việc hình thành các bong bóng có vai trò của giới truyền thông. Farlow (2004b) lập luận rằng các phương tiện truyền thông thích những người lạc quan hơn những người bi quan, bỏ qua những hậu quả có thể gây hại cho việc đưa ra thông tin quá lạc quan đối với các nhà đầu tư không chuyên. Tâm lý tự tin quá mức: Shiller (2005) thừa nhận rằng tự tin quá mức quyết định hành vi trong thị trường bất động sản. Tự tin quá mức cũng có thể bắt nguồn từ sự dự đoán những sự thật đã xảy ra, có nghĩa là họ nghĩ rằng họ biết những sự kiện nhất định đã xảy ra trước đó. 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, mô hình nghiên cứu hồi quy Binary Logistic về các yếu tố tâm lý của các NĐT cá nhân trên TTBĐS thành phố HCM đối với mức độ sử dụng vốn vay được đề xuất. 3.1. Các giải thiết cứu và mô mô nghiên cứu Giả thuyết Diễn giải H1 Có sự tồn tại tâm lý bầy đàn của NĐT từ mức trung bình trở lên H2 Có sự tồn tại tâm lý sợ thua lỗ của NĐT từ mức trung bình trở lên H3 Có sự tồn tại tâm lý lạc quan quá mức của NĐT từ mức trung bình trở lên H4 Có sự tồn tại tâm lý tự tin quá mức của NĐT từ mức trung bình trở lên H5 Mối quan hệ giữa Tâm lý bầy đàn và sợ thua lỗ là cùng chiều H6 Mối quan hệ giữa Tâm lý bầy đàn và lạc quan quá mức là ngược chiều H7 Mối quan hệ giữa Tâm lý bầy đàn và tự tin quá mức là ngược chiều. H8 Mối quan hệ giữa Tâm lý sợ thua lỗ và lạc quan quá mức là ngược chiều H9 Mối quan hệ giữa Tâm lý lạc quan quá mức và tự tin quá mức là cùng chiều H10 Giả thuyết H10: Mối quan hệ giữa Tâm lý lạc quan quá mức và tự tin quá mức là cùng chiều H11 Tâm lý bầy đàn tác động cùng chiều mức độ sử dụng vốn vay (mức độ sử dụng vốn vay cao khi đánh giá cao hơn giá trị trung bình của mẫu quan sát và ngược lại) H12 Tâm lý sợ thua lỗ tác động ngược chiều mức độ sử dụng vốn vay H13 Tâm lý lạc quan quá mức tác động cùng chiều mức độ sử dụng vốn vay H14 Tâm lý tự tin quá mức tác động cùng chiều mức độ sử dụng vốn vay Dựa trên cơ sở này giả thuyết H11, H12, H13, H14 tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tâm lý của NĐT đến mức độ sử dụng vốn vay (Sơ đồ 3.1). Tâm lý bầy đàn, gồm: Thấy nhiều người mua thì cũng mua theo, thấy người thân mua thì cũng mua theo, thấy có người chọn mua BĐS này, thấy nhiều người mua rồi bán lại được lãi nhiều, bị ảnh hưởng từ quyết định mua bán của các NĐT Tâm lý sợ thau lỗ: Vội vàng bán đi BĐS đang có xu hướng tăng giá, tránh bán đi BĐS giảm giá, cảm thấy tiếc khi giữ lại BĐS giảm giá quá lâu, cảm thấy tiếc khi bán đi BĐS tăng giá quá sớm. Tâm lý lạc quan quá mức: Nhận thấy giá BĐS có xu hướng tăng trong những năm tới, kỳ vọng TTBĐS vẫn còn nhiều tiềm năng, cơ hội trong tương lai, nhận thấy BĐS là một kênh đầu tư hấp dẫn, tiếp tục duy trì đầu tư trên TTBĐS Mức độ sử dụng vốn vay (biến phụ thuộc): Với tất cả các biến độc lập trên, thang đo likert 5 mức độ, được sử dụng cho tất cả các tuyên bố từ mức “rất không đồng ý” (1) đến “rất đồng ý” (5), hoặc “rất không quan tâm (1) đến “rất quan tâm” (5), hoặc “rất không quan trọng (1) đến “rất quan trọng” (5). Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được lấy từ danh sách các khách hàng của các Sàn giao dịch BĐS, đây những người đã mua BĐS trong thời gian 2012 - 2016. Từ danh sách này, tác giả đã liên hệ qua số điện thoại để xin phép được gửi Phiếu câu hỏi điều tra qua email. Số phiếu điều tra gửi cho những người đã mua BĐS là 900. Việc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 9 năm 2017. Tỷ lệ phản hồi là 44,4% tức là có 410 phiếu trả lời được gửi lại. Sau khi sàng lọc, có 29 phiếu bị loại bỏ do một số nội dung trong các phiếu này không được trả lời đầy đủ. Như vậy mẫu điều tra của chuyên đề là 381 nhà đầu tư. 4. Kết quả 4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 Bảng 1: Kết quả kiểm định KMO và Barlett Yếu tố đánh giá Kết quả So sánh Hệ số KMO 0,88 0,5 < 0,88 < 1 Giá trị Sig trong kiểm định Barlett 0.000 0.000 < 0,005 Phương sai trích 82,655% 82,655% >50% Giá trị Eigenvalue 1,014 1,014 > 1 Kết quả phân tích EFA cho tất cả các biến quan sát cho thấy 19 biến quan sát này hội tụ thành 4 nhân tố. Tuy nhiên, biến quan sát BAYDAN4 bị loại do không hội tụ vào yếu tố tâm lý bầy đàn. Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2: Sau khi loại bỏ ba biến quan sát BAYDAN4, kết quả phâ tích EFA cho 18 biến quan sát còn lại đều đạt yêu cầu của phân tích nhân tố EFA. Bảng 2: Kết quả kiểm định KMO và Barlett Yếu tố đánh giá Kết quả So sánh Hệ số KMO 0,883 0,5 < 0,902 < 1 Giá trị Sig trong kiểm định Barlett 0.000 0.000 < 0,005 Phương sai trích 81,37% 81,37% >50% Giá trị Eigenvalue 1,299 1,299 > 1 Kết quả phân tích EFA cho tất cả các biến quan sát cho thấy 18 biến quan sát này hội tụ thành 4 nhân tố. 4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định sự tồn tại các yếu tố: Kết quả cho thấy rằng giá trị trung bình từng biến quan sát và kết quả kiểm định cho thấy rằng giá trị đại diện cho tâm lý bầy đàn của NĐT ở mức dưới trung bình (3) và có ý nghĩa thống kê (Hệ số Sig=0.000 < 5%) Bảng 3: Kết quả giá trị trung bình của từng biến Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation BAYDAN 381 1.00 5.00 2.2500 .80561 Valid N (listwise) 381 THUALO 381 1.00 5.00 2.4692 .80614 Valid N (listwise) 381 LACQUAN 381 1.00 5.00 3.9613 .68343 Valid N (listwise) 381 TUTIN 381 1.00 5.00 3.7962 .73678 Valid N (listwise) 381 TUTIN 381 1.00 5.00 3.7962 .73678 Valid N (listwise) 381 Bảng 4: Kiểm định sự tồn tại yếu tố tâm lý sợ thua lỗ One-Sample Test Test Value = 3 T df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper BAYDAN -18.172 380 .000 -.75000 -.8312 -.6688 THUALO -12.853 380 .000 -.53084 -.6120 -.4496 LACQUAN 27.455 380 .000 .96129 .8924 1.0301 TUTIN 21.092 380 .000 .79615 .7219 .8704 Kết quả cho thấy rằng giá trị trung bình biến và kết quả kiểm định cho thấy rằng giá trị đại diện cho sợ thua lỗ của NĐT ở mức trên trung bình (3) và có ý nghĩa thống kê (Hệ số Sig=0.000 < 5%), điều này phù hợp giả thuyết. H1: Tâm lý bầy đàn có không phù hợp với giả thuyết; H2: Tâm lý sợ thua lỗ có không phù hợp với giả thuyết; H3: Tâm lý lạc quan quá mức phù hợp với giả thuyết; H4: Tâm lý tự tin quá mức phù hợp với giả thuyết. 4.3. Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các yếu tố tâm lý Kết quả cho thấy sự tương quan giữa các biến yếu tố tâm lý và có ý nghĩa thống kê (hệ số Sig=0.000 < 5%). Bảng 5: Kiểm định sự tương quan giữa các yếu tố tâm lý Correlations BAYDAN LACQUAN THUALO TUTIN BAYDAN Pearson Correlation 1 .215** -.214** .229** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 Sum of Squares and Cross-products 246.625 44.937 -52.875 51.583 Covariance .649 .118 -.139 .136 N 381 381 381 381 LACQUAN Pearson Correlation .215** 1 -.408** .526** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 Sum of Squares and Cross-products 44.937 177.491 -85.455 100.577 Covariance .118 .467 -.225 .265 N 381 381 381 381 THUALO Pearson Correlation -.214** -.408** 1 -.311** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 Sum of Squares and Cross-products -52.875 -85.455 246.950 -70.229 Covariance -.139 -.225 .650 -.185 N 381 381 381 381 TUTIN Pearson Correlation .229** .526** -.311** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 Sum of Squares and Cross-products 51.583 100.577 -70.229 206.279 Covariance .136 .265 -.185 .543 N 381 381 381 381 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Như vậy, dựa trên các kết quả kiểm định tương quan các yếu tố tâm lý cho thấy sự phù hợp và không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu được thể hiện qua tổng hợp Bảng 6: Kết quả kiểm định tương quan yếu tố tâm lý STT Giả thuyết Các mối quan hệ Hệ số Quan hệ Phù hợp Không Phù hợp 1 H5 TL bầy đàn TL thua lỗ -0,214 Ngược chiều X 2 H6 TL bầy đàn TL lạc quan +0,215 Cùng chiều X 3 H7 TL bầy đàn TL tự tin +0,229 Cùng chiều X 4 H8 TL thua lỗ TL lạc quan -0,408 Ngược chiều 5 H9 TL thua lỗ TL tự tin -0,311 Ngược chiều 6 H10 TL lạc quan TL tự tin +0,526 Cùng chiều 4.4. Kết quả kiểm định sự tác động các yếu tâm lý lên mức độ sử dụng vốn vay Bảng 7: Thống kê mức độ sử dụng vốn vay của NĐT TYLEVONVAY_GROUP Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 208 54.2 54.6 54.6 1 173 45.1 45.4 100.0 Total 381 99.2 100.0 Missing System 3 .8 Total 384 100.0 Bảng 7 cho thấy có tỷ lệ 45,4 % NĐT có mức độ sử dụng vốn vay cao và 54,6% NĐT có mức độ sử dụng vốn vay thấp. Bảng 8: Kết quả hồi quy các yếu tố tâm lý với mức độ sử dụng vốn vay Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 1a BAYDAN_1 -.290 .113 6.535 1 .011 .748 THUALO_1 .497 .115 18.616 1 .000 1.644 LACQUAN_1 -.143 .112 1.635 1 .201 .866 TUTIN_1 -.503 .119 17.718 1 .000 .605 Constant -.197 .110 3.222 1 .073 .822 a. Variable(s) entered on step 1: BAYDAN_1, THUALO_1, LACQUAN_1, TUTIN_1. Kết quả cho thấy khi hồi quy các biến đại diện các yếu tố tâm lý được tính thông quan bước phân tích EFA lên mức độ sử dụng vốn vay, trừ biến LACQUAN_1 không có ý nghĩa thống kê (do sig=0,201>5%), các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê với sig của BAYDAN_1 (0,011), của THUALO_1(0,000), của TUTIN_1(0,000) đều nhỏ hơn 5%. Hệ số hồi quy BAYDAN_1 (-0,29), TUTIN_1(-0,503) cho thấy tâm lý bầy đàn và tự tin quá mức của NĐT trên TTBĐS TP.HCM có quan hệ ngược chiều với mức độ sử dụng vốn vay, nghĩa là khi NĐT có mức độ sử dụng vốn vay thấp thì NĐT càng bầy đàn và tự tin hơn. Hệ số hồi quy THUALO_1 (0,497) cho thấy tâm lý sợ thua lỗ của NĐT trên TTBĐS TP.HCM có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng vốn vay, nghĩa là khi nhà đầu tư có mức độ sử dụng vốn vay cao thì tâm lý càng sợ thua lỗ. Bảng 9: Xác xuất dự đoán của mô hình Classification Tablea Observed Predicted TYLEVONVAY_GROUP Percentage Correct 0 1 Step 1 TYLEVONVAY_GROUP 0 166 42 79.8 1 81 92 53.2 Overall Percentage 67.7 a. The cut value is .500 Bảng 9 cho thấy, mô hình dự đoán chính xác 166/208, đạt 79,8% các biến yêu tố tâm lý sẽ là trường hợp NĐT có mức độ sử dụng vốn thấp và mô hình dự đoán chính xác 92/173, đạt 53,2% các biến yêu tố tâm lý sẽ là trường hợp NĐT có mức độ sử dụng vốn cao. Tổng hợp hai trường hợp, mô hình dự đoán chính xác được 258/381, đạt 67,7%. 4. Kết luận Có bằng chứng về sự tồn tại yếu tố tâm lý lạc quan quá mức và tâm lý tự tin quá mức trong mẫu NĐT. Khi NĐT có xác xuất sử dụng vốn vay thấp thì càng bầy đàn và tự tin hơn, và khi nhà đầu tư có xác xuất sử dụng vốn vay cao thì tâm lý càng sợ thua lỗ. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý của NĐT, khi tâm lý NĐT càng lạc quan thì càng tự tin, nghĩa là mối quan hệ này là thuận chiều và khi NĐT càng bầy đàn theo số đông thì lúc đó tâm lý cũng lạc quan và tự tin cũng gia tăng theo, nghĩa là mối quan hệ này là thuận chiều. Những yếu tố tâm lý bầy đàn, sợ thua lỗ, lạc quan quá mức, tự tin quá mức có thể tồn tại một cách tự nhiên mà bản thân con người thường không nhận thấy, nhưng tác tác động mạnh đến chuỗi quyết định. Tuy vậy, những bẫy tâm lý này có thể được hạn chế thông qua công bố các nghiên cứu về các yếu tố tâm lý và hành vi của con người nói chung và nhà đầu tư nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đức Hiển - Đàm Văn Huệ (2012), Khám phá và xây dựng mô hình đo lường các yếu tố tâm lý của hành vi Nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Trần Thị Hải Lý & Hoàng Thị Phương Thảo (2012), Ảnh hưởng yếu tố tâm lý lên mục tiên của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 3 (13) – Tháng 3-4/2012. Lê Xuân Nghĩa (2011), Chính sách tài chính tiền tệ - khơi thông vào Thị trường BĐS, Tạp chí Tài chính – Tháng10/2011. Arlen J H, Eric L. Talley (2008), Experimental Law and Economics (Economic Approaches to Law) Hardcover – December 31, 2008, ISBN-13: 978-1845427122 ISBN-10: 1845427122. Barber Brad and Terrance Odean (2001), Boys will be Boys: Gender, Overconfidence, and Common Stock Investment, The Quarterly Journal of Economics, 2001, vol. 116, issue 1, 261-292. Case, K.E., Quigley, J.M., & Shiller, R.J. (2003). Home-buyers, Housing and the Macroeconomy. Paper presented at the Conference on Asset Prices and Monetary Policy. Case, K.E., Quigley, J.M., & Shiller, R.J. (2003). Home-buyers, Housing and the Macroeconomy. Paper presented at the Conference on Asset Prices and Monetary Policy. Farlow, A. (2004b). The UK Housing Market: Bubbles and Buyers. Paper presented atthe Credit Suisse First Boston Housing Market Conference. Genesove, David, and Christopher Mayer, 2001, " Loss aversion and seller behavior: Evidence rom the housing market", Quarterly Journal of Economics 116:4,1233-60. Hirshleifer, D., (2001), “Investor psychology and asset pricing”, Journal of Finance, (56), 1533-1597. Jegadeesh, N., and S. Titman (1993), “Returns to Buying Winners and Selling Losers: Implications for Stock Market Efficiency”, Journal of Finance, (48). Kahneman, D., and A. Tversky, (1979), “Prospect theory: An analysis of decision under risk”, Econometrica, (47-2), 263-291. Lundeberg, M. A., Fox, P. W., & Punćcohaŕ, J. (1994). Highly confident but wrong: Gender differences and similarities in confidence judgments. Journal of Educational Psychology, 86(1), 114-121. Mikko Einio, Markku Kaustia, Vesa Puttonen (2008) ,"Price Setting and the Reluctance to Realize Losses in Apartment Markets", Journal of Economic Psychology 29:1,19-34. Pulford, Briony D.Colman, Andrew M. (1997), Overconfidence: Feedback and item difficulty effects, Personality and Individual Differences, 1997, 23, pp.125-133 Puri, Manju & Robinson, David T., 2007. "Optimism and economic choice," Journal of Financial Economics, Elsevier, vol. 86(1), pages 71-99, October. Richard H. Thaler, (1985), Mental Accounting and Consumer Choice, Marketing science, (4:3),199-214. Richard H. Thaler, (2005), Advances in Behavioral Finance Volume II, Princeton University Press. Robert J. Shiller (2005), Irrational Exuberance: (Second Edition), Princeton University Press. Shiller, R.J. (1995). Conversation, Information, and Herd Behaviour. The American Economic Review, 85(2), 181-185. Shiller, R.J. (2008). The Subprime Solution: How Today’s Global Financial Crisis Happened, and What to Do about It. Princeton: Princeton University Press. Simon, Herbert A. (1957), A behavioral model of rational choice. In Models of man: Social and rational, ed. Herbert A. Simon, 24–60. New York: JohnWiley & Sons, Inc. Simon, Herbert, and Allen Newell (1982), "Heuristic problem solving: The next advance in operations research. In Models of bounded rationality", Economic analysis - Cambridge, MA: MIT Press, (Vol. 1), 380–389. Simon, Herbert. (1982), "Models of bounded rationality: Behavioral economics and business organization", Cambridge, MA: MIT Press, (Vol. 2), 84–121, 408– 494. Tsai, Claire I. and Klayman, Joshua and Hastie, Reid, Effects of Amount of Information on Judgment Accuracy and Confidence. Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 107, pp. 97-105, 2008. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1297347. Tversky, A., and D. Kahneman (1981), “The framing of decisions and the psychology of choice”, Science, (211), 453-458. Tversky, A., and D. Kahneman (1982), "Judgments of and by representativenessin D. Kahneman, P. Slovic, and A. Tversky, eds", Judgment under uncertainty: Heuristics and Biases,Cambridge University Press, Cambridge, U.K Tversky, A., and D. Kahneman (1992), “Advances in prospect theory: Cumulative representation of uncertainty”, Journal of Risk and Uncertainty, (5),297-323. Weber, Elke U. and Hsee, Christopher K., Culture and Individual Judgment and Decision Making. Journal of Applied Psychology, Vol. 49, pp. 32-61, 2000. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1133003. Wu, Shih-Wei, Johnson, Johnnie E.V. and Sung, M. (2008) Overconfidence in judgements: the evidence, the implications and the limitations Journal of Prediction Markets, 2, (1), pp. 73-90. Yates, J. F., Lee, J. W., & Bush, J. G. G. (1997). General Knowledge Overconfidence: Cross-National Variations, Response Style, and "Reality". Organizational Behavior and Human Decision Processes, 70(2), 87-94. DOI: 10.1006/obhd.1997.2696.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docanh_huong_cac_yeu_to_tam_ly_len_muc_do_su_dung_von_vay_cua_n.doc
Tài liệu liên quan