Ảnh hưởng của các bệnh lý nội khoa, các rối loạn tâm thần và việc sử dụng thuốc trên người cao tuổi mất ngủ

Trên thực tế nước ta và có lẽ cũng ở nhiều nước khác, do sự tiến bộ của y khoa thường đi theo hướng chuyên khoa sâu nên một bệnh nhân nhất là bệnh nhân cao tuổi cơ bản mang trong người nhiều bệnh cùng lúc có thể được điều trị bởi nhiều bác sỹ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được sử dụng số lượng đơn thuốc tương ứng với từng bệnh lý mà họ mắc phải, kết quả cuối cùng là một bệnh nhân phải uống quá nhiều thuốc mà không có sự quản lý chung của một bác sỹ nào. Do đó, điều cần thiết là mỗi bệnh nhân cần phải có một bác sỹ quản lý tất cả các loại thuốc để biết được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân một cách tổng hợp nhất. Để thực hiện được điều này cần thiết phải phát triển mạng lưới bác sỹ gia đình, khi đó bệnh nhân chỉ đến bác sỹ chuyên khoa khi thật sự cần thiết và từ đó tránh sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các bệnh lý nội khoa, các rối loạn tâm thần và việc sử dụng thuốc trên người cao tuổi mất ngủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 376 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BỆNH LÝ NỘI KHOA, CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI MẤT NGỦ Đỗ Thị Xuân Hương*, Nguyễn Minh Đức**, Nguyễn Văn Trí ***, Ngô Tích Linh **** TÓM TẮT Mở đầu: Hầu hết những người cao tuổi khi đến phòng khám bệnh đều phàn nàn với bác sỹ họ bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Ngày nay, chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người cao tuổi. Tỷ lệ mất ngủ ở người cao tuổi ngày càng cao và có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi. Nghiên cứu này nhằm tìm ra những bệnh lý nội khoa, những rối loạn tâm thần và những thuốc đang sử dụng ở người cao tuổi bị mất ngủ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng. Có 306 bệnh nhân tham gia nghiên cứu phân thành 2 nhóm: nhóm mất ngủ (161) và nhóm chứng (145). Các đối tượng tham gia đều được điều tra đầy đủ như nhau về các đặc điểm dịch tễ học, các bệnh lý nội khoa, tâm thần, các yếu tố môi trường, các thói quen cá nhân và các đặc điểm của giấc ngủ của họ. Kết quả: Các yếu tố có liên quan ghi nhận gồm bệnh lý dạ dày (OR=2,67), bệnh khớp mãn (OR=2,07), suy thận mãn (OR=4,51), bệnh mạch vành (OR=2,28), bệnh lý trầm cảm và rối loạn lo âu (p<0,001), dùng corticoides (OR=2,14), dãn phế quản (OR=2,04). Kết luận: Có nhiều yếu tố liên quan đến mất ngủ người cao tuổi trong đó số lượng các bệnh lý nội khoa, số lượng thuốc sử dụng, một số bệnh lý nội khoa và nhất là các rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu là ghi nhận có liên quan mạnh. Từ khóa: mất ngủ, người cao tuổi. ABSTRACT THE ASSOCIATION OF MEDICAL DISEASES, MENTAL DISORDERS AND THE USE OF DRUGS IN THE INSOMNIA ELDERLY Do Thi Xuan Huong, Nguyen Minh Duc, Nguyen Van Tri, Ngo Tich Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 376 - 381 Introduction: Most elderly patients who went to the clinic complained to doctors that they had trouble with sleeping or insomnia. Today, insomnia has been acknowleged as one of the causes affecting the health and quality of life of the elderly.The rate of insomnia in the elderly is increasing and there are many factors affecting the sleep in the elderly. The aim of this study is to find out the medical conditions, mental disorders and the drugs that have been being used in the insomnia elderly. Research methodology: case-control study. There are 306 patients in the study divided into two groups: insomnia (161) and control group (145). The participants were equally under full investigation of the epidemiological characteristics, other medical conditions, mental, environmental factors, personal habits and characteristics of their sleep. Results: The factors related records, including gastric pathology (OR = 2.67), arthritis patients (OR = 2:07), ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. ** Bộ môn Lão khoa, ĐHYD TP Hồ Chí Minh *** Bộ Môn Tâm Thần, ĐHYD TP Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: BS Đỗ Thị Xuân Hương ĐT :0903883573 Email: thxuanh@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 377 chronic renal failure (OR = 4:51), coronary artery disease (OR = 2.28), disease Management of depression and anxiety disorders (p <0.001), use corticoides (OR = 2.14), bronchodilators (OR = 2:04). Conclusion: There are many factors associated with insomnia in the elderly, however the number of medical conditions, the numbers of drug used, some medical conditions and particularly depressive disorders, anxiety disorders are recorded that strongly related. Key words: insomnia, elderly. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ mất ngủ ở người cao tuổi ngày càng cao. Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi: bệnh lý nội khoa, tâm thần, thuốc men, môi trường....Vấn đề nghiên cứu là “tại sao tỉ lệ mất ngủ ở người cao tuổi đang gia tăng?”. Ở nước ta giấc ngủ người cao tuổi chưa được quan tâm đến, rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề nầy. Từ thực tiễn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu về các yếu tố liên quan góp phần ảnh hưởng gây mất ngủ ở người cao tuổi mà trong nghiên cứu này là những bệnh lý nội khoa, những rối loạn tâm thần và những thuốc đang sử dụng ở người cao tuổi. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Tất cả bệnh nhân cao tuổi ≥ 60 tuổi có mất ngủ và không mất ngủ đến khám và điều trị nội ngoại trú tại BV Thống Nhất và BV Nguyễn Tri Phương từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010 vì những nguyên nhân khác nhau. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Nhóm bệnh: Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) có vấn đề về mất ngủ đồng ý tham gia nghiên cứu: Thời gian đi vào giấc ngủ kéo dài trên 30 phút. Trong giấc ngủ, thời gian tỉnh giấc nhiều lần, thời gian tổng cộng trên 30 phút. Thức dậy buổi sáng quá sớm. Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy và ngủ ngày quá nhiều. Những rối loạn nầy xảy ra ít nhất 3 lần trong 1 tuần, kéo dài ít nhất 1 tháng, gây ra những khó chịu và biến chứng trong ngày. Khó duy trì tình trạng thức ngủ hay chu kỳ thức ngủ hằng định. Có các vấn đề khác gây cản trở giấc ngủ. - Nhóm chứng: Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) có vấn đề về nội khoa, tâm thần ... đến BV khám và điều trị nhưng không bị mất ngủ. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có rối loạn tri giác hoặc hôn mê. Bệnh nhân bệnh tâm thần thuộc nhóm loạn thần đã được chẩn đoán xác định trước đó và đang điều trị. Cỡ mẫu Được tính theo công thức sau:              2 1 1 1 1 2 21 / 2 1 2 1 2 Z 2P 1 P Z P 1 P P 1 P n P P             → n = 121 người cho mỗi nhóm bệnh và chứng. Thực tế chúng tôi thu thập được 161 BN nhóm mất ngủ và 145 bệnh nhân nhóm chứng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng. Phương pháp tiến hành nghiên cứu - Trực tiếp thu thập dữ liệu từ bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám bệnh, Khoa Lão, các Khoa Nội Tổng hợp BV Nguyễn Tri Phương và BV Thống Nhất với các tiêu chuẩn chọn bệnh và các tiêu chuẩn loại trừ nêu trên. - Các bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ được: * Khám lâm sàng đánh giá tình trạng mất ngủ và không mất ngủ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 378 * Thực hiện bảng câu hỏi khảo sát về rối loạn giấc ngủ (RLGN) và các thang điểm đánh giá tình trạng tâm thần. - Sau đó nhóm bệnh nhân này được tiếp tục tái khám và theo dõi ít nhất 2 lần sau đó để xác định tình trạng mất ngủ. Công cụ thu thập số liệu * Bảng câu hỏi khảo sát về RLGN. * Thang HDRS (Thang HAM-D). * Thang WS (Worry Scale for Older Adulds). * Thang buồn ngủ EPWORTH. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 for Windows. KẾT QỦA Đặc điểm bệnh lý nội khoa Bệnh lý cấp tính nặng Bảng 1. Số bệnh lý cấp tính trên một bệnh nhân Số bệnh lý Nhóm NC Nhóm chứng BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % Không 60 37,3 89 61,4 1 bệnh 68 42,2 46 31,7 ≥ 2 bệnh 33 20,5 10 6,9 Tổng 161 100,0 145 100,0 2 = 21,414, p < 0,001 Di chứng bệnh lý cấp tính nặng Bảng 2. Di chứng Di chứng* Nhóm NC Nhóm chứng BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % Có 47 29,4 30 20,7 Không 113 70,6 115 79,3 Tổng 161 100,0 145 100,0 2 = 3,041, p = 0,081; * Liệt nửa người, liệt hạ chi, gãy xương, suy hô hấp mãn Bệnh lý mãn tính Bảng 3. Tiền căn có bệnh mãn tính Bệnh mãn tính Nhóm NC Nhóm chứng Chung BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % Có 156 96,9 135 93,1 291 95,1 Không 5 3,1 10 6,9 15 4,9 Tổng 161 100,0 145 100,0 306 100,0 2 = 2,352, p = 0,125 Bảng 4. Số bệnh lý mãn tính trên một bệnh nhân Số bệnh lý Nhóm NC Nhóm chứng Chung BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % Không 5 3,1 10 6,9 15 4,9 1 bệnh 25 15,5 44 30,3 69 22,5 2 bệnh 46 28,6 45 31,0 91 29,7 > 2 bệnh 85 52,8 46 31,7 131 42,8 Tổng 161 100,0 145 100,0 306 100,0 2 = 17,732, p < 0,001 Bảng 5. Thời gian phát hiện bệnh lý mãn tính Thời gian Nhóm NC Nhóm chứng Chung BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % ≤ 6 tháng 1 0,6 0 1 0,3 6 - 12 tháng 2 1,3 3 2,2 5 1,7 > 12 tháng 153 98,1 132 97,8 285 97,9 Tổng 161 100,0 145 100,0 306 100,0 2 = 1,238, p = 0,538 Mô tả bệnh lý mãn tính Bảng 6. Các bệnh mãn tính Bệnh mãn tính Nhóm P OR (95%KTC) NC Chứng Tâm thần 4 (2,5) 0 0,125 1,92 (1,72 – 2,14) Parkinson 3 (1,9) 4 (2,8) 0,601 0,67 (0,15 – 3,04) Bệnh lý mạch máu não 14 (8,7) 5 (3,4) 0,058 2,67 (0,94 – 7,59) Bệnh lý dạ dày 10 (6,2) 2 (1,4) 0,038 4,37 (1,02 – 21,98) Bệnh lý gan mật 1 (0,6) 5 (3,4) 0,075 0,17 (0,02 – 1,52) Suy thận mạn 14 (8,7) 3 (2,1) 0,012 4,51 (1,27 – 16,02) Bệnh lý TLT 15 (9,3) 4 (2,8) 0,018 3,62 (1,17 – 11,18) Bệnh khớp mãn 58 (36,0) 31 (21,4) 0,005 2,07 (1,24 – 3,45) Bệnh ĐTĐ 36 (22,4) 37 (25,5) 0,518 0,84 (0,49 – 1,42) Bệnh phổi mãn 31 (19,3) 19 (13,1) 0,146 1,58 (0,85 – 2,94) Suy tim mãn 8 (5,0) 2 (1,4) 0,078 3,74 (0,78 – 17,91) Bệnh huyết áp 119 (73,9) 110 (75,9) 0,695 0,90 (0,54 – 1,51) Rối loạn nhịp tim 4 (2,5) 1 (0,7) 0,216 3,67 (0,41 – 33,21) Bệnh mạch vành 43 (26,7) 20 (13,8) 0,005 2,28 (1,27 – 4,09) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 379 Đặc điểm về bệnh lý tâm thần Bảng 7. Rối loạn trầm cảm theo điểm thang HAM-D Nhóm bệnh nhân Nhóm NC Nhóm chứng Chung BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % BN Tỷ lệ % Không trầm cảm 55 34,2 133 91,7 188 61,4 Trầm cảm nhẹ 100 62,1 11 7,6 111 36,3 Trầm cảm nặng 6 3,7 1 0,7 7 2,3 Tổng 161 100,0 145 100,0 306 100,0 2 = 106,749, p < 0,001 Bảng 8. Rối loạn lo âu theo thang WS Điểm thang WS Nhóm P NC Chứng Điểm TB về tài chính 7,16 ± 3,56 6,29 ± 2,78 0,019 Điểm TB về sức khỏe 25,76 ± 12,16 17,69 ± 6,82 < 0,001 Điểm TB về điều kiện xã hội 15,92 ± 7,14 11,54 ± 4,04 < 0,001 Điểm trung bình chung 48,47 ± 18,38 35,28 ± 10,77 < 0,001 Đặc điểm về dược phẩm Bảng 10. Số lượng thuốc trung bình sử dụng trên một bệnh nhân Nhóm NC Nhóm chứng Chung 2,65 ± 1,73 2,13 ± 1,81 2,40 ± 1,79 F = 6,437, p = 0,012 Bảng 11. Loại thuốc điều trị Thuốc điều trị Nhóm P OR (95%KTC) NC Chứng Corticoids 20 (12,4) 9 (6,2) 0,047 2,14 (0,94 – 4,87) Kháng viêm nonsteroids 2 (1,2) 3 (2,1) 0,569 0,59 (0,09 – 3,61) Ức chế proton 5 (3,1) 3 (2,1) 0,570 1,52 (0,35 – 6,46) Dãn PQ 25 (15,5) 12 (8,3) 0,038 2,04 (0,98 – 4,22) Sulfonylureas 16 (9,9) 18 (12,4) 0,419 0,78 (0,38 – 1,59) Biguanides 17 (10,6) 13 (9,0) 0,640 1,19 (0,56 – 2,56) Insuline 6 (3,7) 5 (3,4) 0,896 1,08 (0,32 – 3,63) Ức chế calci 72 (44,7) 58 (40,0) 0,404 1,21 (0,77 – 1,91) Ức chế men chuyển 42 (26,1) 45 (31,0) 0,338 0,78 (0,48 – 1,29) Thuốc điều trị Nhóm P OR (95%KTC) NC Chứng Ức chế calci + Ức chế men chuyển 8 (5,0) 15 (10,3) 0,075 0,45 (0,18 – 1,11) Ức chế beta 3 (1,9) 10 (6,9) 0,029 0,25 (0,07 – 0,95) Lợi tiểu 5 (3,1) 3 (2,1) 0,570 1,52 (0,36 – 6,46) Nitrat 19 (11,8) 10 (6,9) 0,144 1,81 (0,81 – 4,02) BÀN LUẬN-KẾT LUẬN Đặc điểm về bệnh lý nội khoa Bệnh lý cấp tính nặng Trong nhóm tiền sử có bệnh lý cấp tính nặng, sự cố có bệnh cấp tính nặng và số bệnh cấp tính nặng có ảnh hưởng lên giấc ngủ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,001, trong khi các di chứng của bệnh lý cấp tính nặng lại không p=0,081. Điều này có lẽ do mắc di chứng bệnh trong một thời gian dài nên bệnh nhân đã thích nghi được và nó không ảnh hưởng đến giấc ngủ, còn sự cố có bệnh cấp tính nặng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí người bệnh và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh lý mãn tính Trong nhóm tiền căn có bệnh mãn tính, thời gian mắc bệnh lý mãn tính không có gì khác biệt giữa 2 nhóm p=0,538 nhưng số lượng bệnh mãn tính mắc giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001. Điều này rõ ràng là đa số người cao tuổi thường mang trong người ít nhất một bệnh lý mãn tính nào đó và họ chấp nhận tình trạng này xem như đây là một sự thay đổi tất yếu trong quá trình lão hóa như tăng huyết áp, thoái hóa khớp, Parkinson, mờ mắt, ăn uống kémnhưng nếu số lượng bệnh mãn tính này tăng lên nhiều bệnh cùng lúc thì sẽ có ảnh hưởng lên thể chất và tâm lý của người cao tuổi từ đó gây mất ngủ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân tiền căn có bệnh lý mãn tính sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm mất ngủ và nhóm chứng chỉ xảy ra ở nhóm bệnh lý mạch vành (p=0,005), bệnh lý khớp mãn tính (p=0,005), Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 380 bệnh lý thận mãn (p=0,012), bệnh lý tiền liệt tuyến (p=0,018) và bệnh lý dạ dày (p=0,038). Kết quả này phù hợp với Marci M (1), riêng những nhóm bệnh mạch máu não, tiểu đường, bệnh phổi sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, điều này có lẽ do mẫu nghiên cứu nhỏ chưa đủ sức khai thác hết những ảnh hưởng của bệnh lý nội khoa lên giấc ngủ. So sánh các nghiên cứu khác: Trong một nghiên cứu khảo sát ở Mỹ của Pearson NJ, Johnson LL, Nahin RL (2) về những yếu tố liên quan đến mất ngủ cũng chỉ ghi nhận những tình trạng có liên quan như béo phì (OR=1,15), tăng huyết áp (OR=1,32), suy tim sung huyết (OR=2,24). Trong nghiên cứu của Su TP (4) các tình trạng nội khoa ảnh hưởng đến giấc ngủ là tiểu đêm (OR=20,6), đau (OR=2,4), trầm cảm (OR=2,2). Theo Thái Minh Trung, những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chứng mất ngủ thường đi đôi với những bệnh lý tâm thần và thể xác. Những bệnh lý sau đây thường đi đôi với chứng mất ngủ: trầm cảm (OR=8,2), suy tim (OR=2,5), loét dạ dày (OR=1,8), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (OR=1,5). Đặc điểm về bệnh lý tâm thần kinh Các rối loạn trầm cảm và lo âu Các rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu đều có ảnh hưởng đến mất ngủ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,001. So sánh với các nghiên cứu khác: Kết quả này phù hơp với Y văn, mất ngủ có mối liên quan chặt chẽ và có tính nhân quả với trầm cảm và rối loạn lo âu. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Châu Á cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, trong nghiên cứu của Su TP ở Đài Loan (4) có mối tương quan giữa trầm cảm và mất ngủ (OR=2,2). Tương tự, trong nghiên cứu của Pearson NJ ở Mỹ (2) có sự tương quan giữa rối loạn lo âu và trầm cảm với mất ngủ (OR=5,64). Ở Việt Nam, theo một thống kê của bệnh viện Tâm thần TP.HCM (1) hơn 80% bệnh nhân đến khám trầm cảm đều có triệu chứng mất ngủ. Qua các nghiên cứu chúng tôi nhận xét rằng mất ngủ và các rối loạn trầm cảm, lo âu có mối liên hệ nhân quả với nhau, chúng ta lần đầu tiếp xúc với bệnh nhân không thể biết đâu là nguyên nhân và đâu là hậu quả nhưng rõ ràng là tỷ lệ trầm cảm, lo âu trên bệnh nhân mất ngủ rất cao và ngược lại tỷ lệ mất ngủ xuất hiện trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm, lo âu cũng cao không kém. Trong xã hội ngày nay, chính áp lực công việc, nhịp sống thời công nghiệp và lối sống với nhiều dịch vụ của cư dân thành thị là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Xu thế phát triển quá nhanh của kinh tế xã hội đã làm con người khó thích ứng kịp và áp lực về mức sống cũng góp phần không nhỏ làm mất ngủ. Đó là chứng mất ngủ do áp lực công việc, ban đầu chỉ là khó ngủ do chưa thích ứng khi thay đổi môi trường làm việc hoặc do sức ép công việc tác động lên tâm lý, dần dần nếu chứng khó ngủ không được điều trị hoặc do người bệnh lo lắng quá mức thì tình trạng nặng hơn, dẫn đến mất ngủ kéo dài, mãn tính và xuất hiện kèm theo những triệu chứng đau đầu, cáu gắt, suy nhược và trầm cảm. Đặc điểm về dược phẩm Theo Marci M & cs (1), số lượng thuốc đã và đang sử dụng ảnh hưởng mạnh đến mức độ nặng nhẹ của những RLGN do ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc giấc ngủ hoặc là do tác dụng phụ của thuốc. Các nhóm thuốc chính được kê đơn có thể gây mất ngủ là: các thuốc chống trầm cảm (SSRIs), thuốc thông mũi, thuốc hạ huyết áp, thuốc dãn phế quản, nhóm thuốc beta- blockers, và corticoides. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng vậy, rõ ràng là tổng lượng thuốc mà một bệnh nhân phải dùng có ảnh hưởng đến mất ngủ và sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p=0,012). Các nhóm thuốc có ảnh hưởng đến giấc ngủ là nhóm corticoides (p=0,047), nhóm thuốc dãn phế quản (p=0,038) và nhóm ức chế beta (p=0,029). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 381 Trên thực tế nước ta và có lẽ cũng ở nhiều nước khác, do sự tiến bộ của y khoa thường đi theo hướng chuyên khoa sâu nên một bệnh nhân nhất là bệnh nhân cao tuổi cơ bản mang trong người nhiều bệnh cùng lúc có thể được điều trị bởi nhiều bác sỹ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được sử dụng số lượng đơn thuốc tương ứng với từng bệnh lý mà họ mắc phải, kết quả cuối cùng là một bệnh nhân phải uống quá nhiều thuốc mà không có sự quản lý chung của một bác sỹ nào. Do đó, điều cần thiết là mỗi bệnh nhân cần phải có một bác sỹ quản lý tất cả các loại thuốc để biết được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân một cách tổng hợp nhất. Để thực hiện được điều này cần thiết phải phát triển mạng lưới bác sỹ gia đình, khi đó bệnh nhân chỉ đến bác sỹ chuyên khoa khi thật sự cần thiết và từ đó tránh sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ. KẾT LUẬN Có nhiều yếu tố liên quan đến mất ngủ người cao tuổi trong đó số lượng các bệnh lý nội khoa, số lượng thuốc sử dụng, một số bệnh lý nội khoa- tâm thần nhất là các rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu là ghi nhận có liên quan mạnh, người bác sỹ lâm sàng phải biết xem xét nguyên nhân nào là chính từ đó có cái nhìn chính xác và thái độ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Marci M, Melanie K, et al (2009), “Sleep disturbances in aging. Advances in cell aging and gerontology”, Sleep and Aging, Vol. 17, 33-60. 2. Pearson NJ, Johnson LL, Nahin RL (2006), “Insomnia, trouble sleeping, and complementary and alternative medicine: Analysis of the 2002 national health interview survey data”, Arch Intern Med, 166(16): 1775-82. 3. Robert E. Roberts, PhD, Sarah J. Shema, MS and George A. Kaplan, PhD (1999). Prospective Data on Sleep Complaints and Associated Risk Factors in an Older Cohort. Psychosomatic Medicine 61:188-196. 4. Su TP, Huang SR, Chou P (2004), “Prevalence and risk factors of insomnia in community-dwelling Chinese elderly: a Taiwanese urban area survey”, Aust N Z J Psychiatry, 38(9): 706-13.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_cac_benh_ly_noi_khoa_cac_roi_loan_tam_than_va.pdf
Tài liệu liên quan