Áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng trong giảng dạy thực hành luật tại Đại học Duy Tân

Thứ tư, bản chất của giảng dạy pháp luật cộng đồng ngoài giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng qua việc làm việc theo dự án, còn có ý nghĩa nhân văn rất lớn cho các đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận pháp luật. Mặc dù phương pháp này chỉ áp dụng mô hình giảng dạy tại lớp, nhưng giảng viên có thể tiến hành tổ chức giảng dạy pháp luật cộng đồng thực tiễn tại các cộng đồng, trường học hay trại giam ở cuối môn học, vừa lấy điểm đánh giá học phần lại vừa có thể cho sinh viên thực tiễn vận dụng phương pháp đã học vào thực tế, giảm thiểu việc học thụ động truyền thống tại lớp. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng vào trong học phần Tranh tài giải pháp (PBL 396) có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi những phương pháp giảng dạy, phương pháp học truyền thống trong môi trường đào tạo đại học. Các phương pháp tương tác trong giảng dạy pháp luật cộng đồng hoàn toàn có thể vận dụng vào các môn học khác tạo nên một môi trường giáo dục vui tươi, chủ động, không áp lực. Bởi một phương pháp giảng dạy thành công không chỉ đào tạo ra những sinh viên giỏi về kiến thức mà còn phải có kỹ năng và thái độ tích cực, gắn trong mối tương quan chặt chẽ với môi trường cộng đồng, xã hội. Việc đưa phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng vào giảng dạy trong học phần PBL 396 hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu này.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng trong giảng dạy thực hành luật tại Đại học Duy Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Email: ........................ Áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng trong giảng dạy thực hành luật tại Đại học Duy Tân Applying teaching methods in community law to practice of law at Duy Tan university Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Văn Phúc*, Nguyễn Thị Thu Na Nguyen Trung Tin, Van Phuc Nguyen, Thu Na Nguyen Thi Khoa Luật, Trường Đại học Duy Tân, 03 Quang Trung, Đà Nẵng, Việt Nam Faculty of Law, Duy Tan University, 03 Quang Trung, Da Nang, Vietnam (Ngày nhận bài: 08/10/2019, ngày phản biện xong: 04/12/2019, ngày chấp nhận đăng: 06/01/2020) Tóm tắt Phương pháp giảng dạy truyền thống lấy người thầy làm trung tâm của việc học. Người thầy am hiểu kiến thức truyền đạt lại cho người học những kiến thức mình có, được thực hiện thông qua lời nói, hành động và nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, phương pháp này ngày càng bộc lộ những điểm hạn chế nhất định khi thiếu sự tương tác và gây thụ động cho người học. Bài viết dưới đây, tác giả trao đổi về việc áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng trong giảng dạy thực hành luật đối với học phần Tranh tài giải pháp (PBL 396) tại Khoa Luật (Trường Đại học Duy Tân). Qua đó góp phần thay đổi phương pháp thuyết giảng truyền thống sang phương pháp giảng dạy tương tác, lấy người học làm trọng tâm, phù hợp với nhu cầu đổi mới trong giảng dạy luật hiện nay. Từ khóa: Pháp luật, cộng đồng, tương tác, phương pháp. Abstract The traditional teaching method takes the teacher as the center of learning, the knowledgeable person imparts knowledge to learners through words, actions and pedagogy. However, this method increasingly reveals certain limitations as it lacks interaction and causes passivity for learners. In the following article, the author discusses the application of community law teaching methodology to law practice pháp teaching for the solution competition module (PBL 396) at the Faculty of Law - Duy Tan University, thereby contributing to changing the traditional teaching method to interactive methods, with learners at the center, in accordance with the needs of innovation in teaching law today. Keywords: Law, community, interaction, method. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN DTU Journal of Science and Technology 07(38) (2020) ......... 1. Giới thiệu chung về phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng Ở Việt Nam phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng được vận dụng và giảng dạy tại các cơ sở giảng dạy pháp luật cộng đồng trong các trường đại học Luật trên cả nước, các trung tâm tư vấn và hỗ trợ pháp lý Phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng gồm hai hoạt động chính là hỗ trợ - tư vấn pháp lý cộng đồng và giảng dạy pháp luật cho cộng đồng hoặc lồng ghép cả hai hoạt động này với nhau. Đối tượng của phương pháp này rất đa dạng, chủ yếu là những người yếu thế trong xã hội hoặc những người nhận thức pháp lý thấp cần được hỗ trợ, như trẻ em, người già, người khuyết tật, công nhân, tù nhân, ngư dân Địa điểm tổ chức giảng dạy cũng rất linh 46 hoạt và đa dạng, không chỉ trong lớp học mà có thể tại các địa điểm gần nhất và thuận lợi nhất cho các đối tượng giảng dạy, chẳng hạn: Trường học khi giảng dạy cho học sinh, sinh viên; nhà sinh hoạt cộng đồng cho người dân địa phương; trại giam cho tù nhân Phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng được các quốc gia trên thế giới hiện nay áp dụng chủ yếu là các phương pháp giảng dạy tương tác, với hơn 30 phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh, đối tượng tiếp thu mà lựa chọn và kết hợp những phương pháp thích hợp nhất. Đối với phương pháp giảng dạy tương tác được hiểu là việc người dạy lấy người học làm trọng tâm, bỏ qua cách thuyết giảng truyền thống, người dạy kết hợp nhiều phương pháp và hình thức khác nhau như hình ảnh, trò chơi, video để truyền đạt kiến thức một cách sinh động, giúp người học cùng tham gia vào bài học, cùng bàn bạc thảo luận để tìm ra những kiến thức pháp luật dựa trên những gợi ý của người dạy [1; 35]. Điểm đặc biệt của phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng là chính sinh viên (người học) sẽ trở thành người giảng dạy kiến thức pháp lý cho các đối tượng có nhu cầu tiếp cận pháp lý trong cộng đồng sau khi được giảng viên tư vấn và hướng dẫn các phương pháp tổ chức mô hình một buổi giảng dạy pháp luật cộng đồng thực tế. Hiện nay, phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng được đưa vào giảng dạy thử nghiệm ở học phần Tranh tài giải pháp (PBL 396). Môn học Tranh tài giải pháp được đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học Duy Tân với định hướng giảng dạy theo hai phương pháp: Học qua vấn đề - Problem-based learning (PBL) và học qua dự án - Project-based learning (PBL) [2] tương ứng với ba học phần PBL 296; PBL 396 và PBL 496, được thiết kế phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo. Đối với sinh viên chuyên ngành luật, học phần PBL 296 sinh viên được học tập các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, sáng tạo... thông qua các trò chơi vận động, trò chơi tư duy. Học phần PBL 496 sinh viên được giảng dạy dựa trên phương pháp phiên tòa giả định dành riêng cho chuyên ngành luật, đối với học phần PBL 396 sinh viên học dưới hình thức học qua dự án - Project-based learning thông qua việc giao một dự án cho người học và cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc dạng thể hiện nào đó hoàn thành cuối môn học. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng trong học phần này là hoàn toàn phù hợp với định hướng môn học, khi mỗi nhóm sẽ được giao một dự án pháp luật cộng đồng và thực hiện mô phỏng ngay tại lớp bằng việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy tương tác. Phương pháp này giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, được chủ động trong việc đưa ra quan điểm. Ngoài ra, người học có thể hiểu và nắm kiến thức pháp luật ngay trên lớp tạo nên một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, không áp lực. Tuy nhiên, đòi hỏi người dạy phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để có thể soạn được bài giảng mang tính tương tác và hiệu quả nhất. 2. Các phương pháp tương tác sử dụng trong giảng dạy pháp luật cộng đồng Phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng sử dụng các phương pháp tương tác đa dạng, hiện nay có hơn 30 phương pháp tương tác khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ trình bày những phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao nhất. Phương pháp phá vỡ khoảng cách: Được sử dụng nhằm giúp cho người dạy với người học hoặc những người học với nhau phá bỏ khoảng cách, làm quen và thoải mái khi tiếp xúc với người dạy. Có rất nhiều hoạt động phá vỡ khoảng cách, như: Hoạt động tập trung thông qua một dữ kiện dưới dạng hình ảnh, con số hay một đoạn video liên quan đến chủ đề môn học, giúp người học tập trung và định hướng suy nghĩ liên quan đến chủ đề. Hoạt động này giúp những người học làm quen với nhau; cùng di chuyển, vận động; khuyến khích người học đưa ra nhận xét, phán 47 đoán liên quan đến chủ đề Để áp dụng hiệu quả phương pháp này đòi hỏi người dạy phải lựa chọn cách thức phá vỡ khoảng cách phù hợp với từng đối tượng học, chia nhóm người học một cách hợp lý, không nên chia nhóm quá nhỏ hoặc quá đông. Trong các hoạt động, người dạy nên làm mẫu trước và không nên ép buộc dẫn đến sự không thoải mái cho người học; người dạy cũng cần chú ý quan sát để điều chỉnh các hoạt động phù hợp cũng như đảm bảo thời lượng cho hoạt động giảng dạy theo kế hoạch. Phương pháp mô phỏng: Phương pháp này đòi hỏi người học sẽ đóng vai dựa trên kịch bản có sẵn hoặc một tình huống đã được chọn trước, người giảng nên cho người học thời gian để tập trước và nói với họ đặc điểm của từng nhân vật cụ thể. Thông thường phương pháp này được tiến hành thông qua 5 bước: Bước 1: Cung cấp và giải thích nội dung tình huống cho người học (ví dụ tình huống bạo lực gia đình khi người chồng uống rượu say về nhà đánh vợ). Bước 2: Giải thích cho những người xung phong đóng tình huống về những gì họ phải làm và tính cách của từng nhân vật (người chồng nóng tính và không có việc làm, suốt ngày rượu chè; người vợ cam chịu vì thương con nhưng hay chê trách chồng trước mặt người khác). Bước 3: Giải thích cho người học còn lại sẽ đóng vai trò quan sát viên và những điểm họ cần phải quan sát (như nguyên nhân bạo lực gia đình; lời nói hay cử chỉ của các nhân vật). Bước 4: Mô phỏng tình huống và yêu cầu quan sát viên trình bày lại những gì mà họ quan sát được (lời nói xấu chồng của người vợ, hành động đánh vợ của người chồng). Bước 5: Tổng kết tình huống và người dạy đưa ra những câu hỏi dẫn dắt để các nhóm thảo luận đưa ra quan điểm liên quan đến chủ đề (những nguyên nhân chủ yếu của bạo lực gia đình? Trách nhiệm và hệ quả pháp lý từ hành vi bạo lực gia đình?). Phương pháp động não: Là một phương pháp nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của người học. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Phương pháp động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một phương pháp truyền thống từ Ấn độ [3]. Thực hiện phương pháp này, giảng viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận và chọn một chủ đề để người học động não. Chẳng hạn: “Có những nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường?”. Người giảng khích lệ người học phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt (nguyên nhân dân số tăng; ý thức con người, biến đổi khí hậu), liệt kê tất cả các ý kiến đó lên bảng hoặc khổ giấy to, không loại trừ một ý kiến nào; phân loại ý kiến (nhóm nguyên nhân con người hay nhóm nguyên nhân tự nhiên, nhóm khác). Sau đó, người giảng và người học cùng đưa ra những đánh giá tích cực hoặc ủng hộ (thông qua hình thức biểu quyết); sắp xếp theo mức độ quan trọng và khuyến khích đưa ra giải pháp (đưa ra các giải pháp từ góc độ ý thức, giải pháp về công nghệ). Đối với phương pháp này đòi hỏi người giảng dạy phải có sự am hiểu và chuẩn bị trước nội dung chủ đề, đồng thời kiểm soát thời lượng và số lượng đáp án đưa ra phù hợp. Phương pháp bài tập xếp loại: Là việc sắp xếp những vấn đề mà người học đã vận dụng từ phương pháp động não hoặc đưa cho người học danh sách những vấn đề để người học xếp loại theo mức độ quan trọng có thể quy định từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 5, trong đó 1 là quan trọng nhất và các số về sau càng ít quan trọng. Tiếp đó, người giảng hỏi lại người học về lý do cho sự sắp xếp đó; ý kiến phản biện của người khác; đề nghị các nhóm xem lại ý kiến của mình sau khi nghe ý kiến của người khác; tổng kết cách xếp loại của các bên [1; 38]. Phương pháp này sẽ giúp cho sinh viên chủ động tư duy và biết cách trình bày ý kiến cá nhân, kỹ năng phản biện bảo vệ quan điểm. Tuy nhiên, người dạy cần phải có kỹ năng 48 tổng hợp vấn đề và điều tiết tranh luận nếu mỗi bên không chấp nhận ý kiến của nhau. Ngoài những phương pháp tương tác trên, một số phương pháp khác thường được vận dụng trong giảng dạy pháp luật cộng đồng như phiên tòa giả định; bài tập tình huống; thảo luận nhóm nhỏ; tranh luận Người dạy có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau trong cùng một bài giảng dạy pháp luật cộng đồng, tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng và thời gian giảng dạy. 3. Quy trình xây dựng một bài giảng dạy pháp luật cộng đồng Thông thường, để triển khai một buổi giảng dạy pháp luật cộng đồng thực tế sẽ qua các bước: Bước 1: Khảo sát điều tra nhu cầu của cộng đồng để nắm bắt được những vấn đề pháp lý mà cộng đồng đó đang quan tâm, cần được hỗ trợ. Có rất nhiều phương pháp khác nhau chúng ta có thể sử dụng để khảo sát nhu cầu cộng đồng: Thông qua người đứng đầu cộng đồng đó (ví dụ như tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp; trưởng thôn; giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ em); thông qua phiếu điều tra xã hội học, khảo sát trực tiếp đối tượng trong cộng đồng đó (lập bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp); lấy số liệu từ báo cáo thống kê, tài liệu của địa phương (Ví dụ: Theo thống kê của Công an xã X số vụ án người chưa thành niên phạm tội năm 2019 là 100 vụ/năm, chiếm tỷ lệ 55% tổng số vụ án hình sự tại địa bàn xã X. Vì vậy, chắc chắn chủ đề về tuyên truyền pháp luật phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội đang là vấn đề xã X quan tâm. Bước 2: Xác định đối tượng và địa điểm giảng dạy pháp luật cộng đồng. Đối tượng giảng dạy pháp luật cộng đồng là những người yếu thế trong xã hội như trẻ em, người cao tuổi, công nhân, đồng bào thiểu số, người cao tuổi Do đó, địa điểm giảng dạy cũng rất đa dạng từ lớp học cho đến nhà văn hóa, trại giam. Lưu ý, khi xác định đối tượng giảng dạy pháp luật cộng đồng cần quan tâm đến nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi của người học, người quản lý đối tượng giảng dạy pháp luật cộng đồng để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy hiệu quả. Bước 3: Chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Thông thường để tổ chức một buổi giảng dạy thành công mỗi nhóm cần phân công cụ thể vai trò của từng thành viên trong nhóm. Ví dụ: Người dẫn chương trình, nhóm phụ trách kỹ thuật, nhóm tổ chức trò chơi, nhóm hậu cần, nhóm đóng vai Để quản lý và đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều tham gia vào chuẩn bị bài giảng, giảng viên nên yêu cầu nhóm ghi lại phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong bài giảng để giảng viên quản lý và đánh giá. Bước 4: Xây dựng nội dung bài giảng. Đây là bước quyết định chất lượng bài giảng. Nội dung của bài giảng là những điều sẽ được giảng dạy và phải hướng đến các mục tiêu về kiến thức - kỹ năng - giá trị. Cấu trúc nội dung bài giảng có ba phần: Phần mở đầu của bài giảng cần vận dụng một số phương pháp tương tác như “phá vỡ khoảng cách để thu hút sự chú ý của người nghe”, có thể sử dụng một số cách thức như đưa ra những con số thống kê gây chú ý, hình ảnh, câu hỏi kích thích trí tò mò hay đóng một tình huống, chiếu một đoạn video liên quan đến nội dung bài giảng Phần nội dung là phần quan trọng, chiếm nhiều thời gian nhất. Trong phần này, nhóm cần xây dựng dàn bài giảng, chi tiết hóa các hoạt động cũng như thời gian triển khai (thời lượng một buổi giảng thông thường kéo dài từ 60 - 120 phút), các biện pháp tương tác nào sẽ được áp dụng. Ví dụ, khi xây dựng dự kiến các hoạt động sẽ diễn ra khi giảng dạy pháp luật cộng đồng với chủ đề “Phòng chống bạo lực gia đình” cần xây dựng cụ thể các nội dung: 49 HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN NỘI DUNG Định hướng 5 phút Tiểu phẩm về một phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình Thuyết giảng 15 phút Lý do và sự cần thiết của việc nhận diện được đối tượng tổn thương Đóng kịch 15 phút Đóng vai về nạn nhân bị bạo lực gia đình ở mức độ nhẹ và mức độ tăng dần, hậu quả xảy ra với họ Thảo luận nhóm 15 phút Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và các phương pháp phòng chống Tài liệu phát tay 5 phút Cung cấp cho người học thông tin liên lạc những cá nhân, tổ chức về bạo hành gia đình và một số quy định pháp luật về chủ đề Đánh giá, tổng kết 5 phút Hỏi - đáp về nội dung bài học Tổng 60 phút Phần kết luận cần tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng những nội dung quan trọng đã giảng giúp người nghe hệ thống kiến thức và nên làm phiếu điều tra ý kiến người học sau mỗi buổi giảng nhằm rút kinh nghiệm cho những buổi sau. Bước 5: Duyệt bài giảng, đây là bước cuối cùng trước khi tiến hành giảng dạy, trong quá trình này các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau sửa chữa, bổ sung những nội dung chi tiết còn thiếu, lường trước những nội dung câu hỏi có thể người học sẽ hỏi trong quá trình giảng dạy. Để kiểm soát tốt nội dung bài giảng, ở giai đoạn này giảng viên có thể yêu cầu sinh viên cung cấp trước nội dung bài giảng và có thể góp ý và yêu cầu thay đổi nếu không hợp lý. Bước 6: Tổng kết và đánh giá. Sau buổi giảng dạy pháp luật cộng đồng các thành viên trong lớp sẽ nhận xét và góp ý trực tiếp về bài giảng dạy pháp luật cộng đồng của nhóm. Hình thức đánh giá của phương pháp này giảng viên sẽ dựa trên các tiêu chí. STT Tiêu chí đánh giá Trọng số (điểm) 1 Nội dung bài giảng được chuẩn bị 2 2 Hiệu quả các phương pháp được áp dụng 2 3 Sự tương tác của người dạy và người học 2 4 Làm việc nhóm 2 5 Người học đánh giá 2 Tổng 10 4. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng trong giảng dạy thực hành luật Thứ nhất, giảng dạy pháp luật cộng đồng là một phương pháp được áp dụng vào giảng dạy tại các cơ sở giảng dạy pháp luật cộng đồng thuộc các trường đại học luật, qua các trung tâm, các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và mang tính thực tế cao nên đối tượng và địa điểm tổ chức rất đa dạng không chỉ trong lớp học. Trên thực tế khi vận dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng vào môn học PBL 396 chỉ áp dụng mô hình hóa, nên sinh viên không có đủ thời gian và điều kiện tự tiến hành bước 1 (khảo sát điều tra nhu 50 cầu cộng đồng) và bước 2 (xác định đối tượng, địa điểm giảng dạy). Giảng viên có thể cung cấp chủ đề, đối tượng cụ thể cho mỗi nhóm để chuẩn bị và yêu cầu tất cả người học trong lớp hóa thân thành những đối tượng tham gia giảng dạy pháp luật cộng đồng. Ví dụ, nhóm 1 được giao chủ đề “Pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Du, thành phố Đà Nẵng”. Trong buổi giảng của nhóm 1 các thành viên trong lớp sẽ đóng vai học sinh tiểu học để hòa mình vào bài giảng của nhóm 1 và tương tác với các thành viên nhóm giảng dạy. Thứ hai, để các nhóm hiểu và áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng một cách hiệu quả, giảng viên nên làm mẫu trước cho sinh viên như cách triển khai các phương pháp tương tác, thu hút người học; cách xây dựng một bài giảng mẫu trên thực tế. Yêu cầu các nhóm trước khi tiến hành giảng dạy phải cung cấp nội dung bài giảng trước cho giảng viên để giảng viên góp ý và kiểm soát về thời gian diễn ra hoạt động. Thông thường sinh viên tham gia giảng dạy không kiểm soát được thời lượng, sử dụng các phương pháp không phù hợp với các đối tượng giảng dạy, thuyết trình nhiều hơn thuyết giảng, đòi hỏi giảng viên phải có sự can thiệp và điều chỉnh. Thứ ba, tổ chức lớp học cần có sự thay đổi so với lớp học truyền thống, để người học và người giảng dạy có thể tương tác thuận tiện với nhau, lớp học nên tổ chức thành hình tròn hoặc hình chữ U, các hoạt động sẽ được tổ chức ở giữa lớp học. Điều này sẽ làm cho người học dễ dàng quan sát và người giảng dạy có thể nắm bắt lớp học dễ dàng hơn, phá bỏ rào cản về khoảng cách giữa những người học với nhau, giữa người dạy với người học. Thứ tư, bản chất của giảng dạy pháp luật cộng đồng ngoài giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng qua việc làm việc theo dự án, còn có ý nghĩa nhân văn rất lớn cho các đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận pháp luật. Mặc dù phương pháp này chỉ áp dụng mô hình giảng dạy tại lớp, nhưng giảng viên có thể tiến hành tổ chức giảng dạy pháp luật cộng đồng thực tiễn tại các cộng đồng, trường học hay trại giam ở cuối môn học, vừa lấy điểm đánh giá học phần lại vừa có thể cho sinh viên thực tiễn vận dụng phương pháp đã học vào thực tế, giảm thiểu việc học thụ động truyền thống tại lớp. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng vào trong học phần Tranh tài giải pháp (PBL 396) có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi những phương pháp giảng dạy, phương pháp học truyền thống trong môi trường đào tạo đại học. Các phương pháp tương tác trong giảng dạy pháp luật cộng đồng hoàn toàn có thể vận dụng vào các môn học khác tạo nên một môi trường giáo dục vui tươi, chủ động, không áp lực. Bởi một phương pháp giảng dạy thành công không chỉ đào tạo ra những sinh viên giỏi về kiến thức mà còn phải có kỹ năng và thái độ tích cực, gắn trong mối tương quan chặt chẽ với môi trường cộng đồng, xã hội. Việc đưa phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng vào giảng dạy trong học phần PBL 396 hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu này. Tài liệu tham khảo [1] Đoàn Đức Lương (2015) “Giáo trình thực hành nghề nghiệp” Đại học Huế - Trường Đại học Luật, Nhà xuất bản đại học Huế. [2] FPT Polytechnic dịch thuật từ Education Week (2012) “Project-Based Learning và Problem-Based Learning là gì?” https://caodang.fpt.edu.vn/blog/ project-based-learning-va-problem-based-learning- la-gi.html truy cập ngày 09/10/2019. [3] Giáo dục nghề nghiệp “Kỹ thuật dạy học tích cực: động não viết và công khai” https://gdnn.edu.vn/Day- hoc-tich-cuc/ky-thuat-day-hoc-tich-cuc-dong-nao- viet-va-cong-khai-37.html truy cập ngày 8/10/2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_phuong_phap_giang_day_phap_luat_cong_dong_trong_gian.pdf
Tài liệu liên quan