Song song với việc thiết lập cơ quan nhân
quyền quốc gia với tư cách một thiết chế hiến
định độc lập, cũng cần trao chức năng giám sát
việc thực thi nghĩa vụ đảm bảo các quyền con
người cho các cơ quan tư pháp nhằm đảm bảo
phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
nhân quyền từ chủ thể công quyền. Theo tinh
thần của luật nhân quyền quốc tế, tư pháp độc lập
được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong
việc bảo vệ các quyền con người. Do vậy, ngoài
việc ghi nhận tính độc lập của tòa án trong Hiến
pháp, Việt Nam còn cần đưa ra những biện pháp
thực tế nhằm bảo đảm và nâng cao tính độc lập
của tòa án trên thực tế [17]. Tóm lại,tăng cường
các thiết chế giám sát thực thi các quyền hiến
định chính là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm
tính chịu trách nhiệm của các chủ thể công quyền
trong việc tuân thủ và thực hiện các quy định
hiến pháp về quyền con người trên thực tế.
Bên cạnh hoạt động giám sát, cũng cần xây
dựng các cơ quan chuyên trách về thúc đẩy các
quyền con người mà trọng tâm là hoạt động giáo
dục về nhân quyền. Mặc dù ở nước ta, các hoạt
động giáo dục nhân quyền đã và đang thực hiện
ở cả trong và ngoài hệ thống nhà trường và có
những tác động tích tực trong việc nâng cao nhận
thức về quyền con người đối với cả các chủ thể
nhà nước và phi nhà nước. Tuy nhiên, phạm vi
và trình độ giáo dục nhân quyền ở Việt Nam vẫn
còn ở mức hạn chế và có nhiều khía cạnh chưa
bắt kịp với xu hướng phát triển chung trên thế
giới cũng như ứng nhu cầu giáo dục nhân quyền
ở trong nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu
hóa. Nguyên nhân của những hạn chế này có lẽ
là từ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng
của giáo dục nhân quyền. Do vậy, việc thiết lập
một cơ quan đầu mối về giáo dục nhân quyền
nhằm thu hút nguồn nhân, vật lực, kiến thức,
kinh nghiệm và tài liệu sẽ đóng vai trò thiết thực
trong việc nâng cao nhận thức về nhân quyền
trong cộng đồng [18].
Như vậy, áp dụng phương pháp tiếp cận dựa
trên quyền chính là phương thức thúc đẩy các
quyền hiến định được bảo đảm trong thực tế trên
cơ sở nâng cao nhận thức cũng như khả năng
khẳng định và thụ hưởng quyền của chủ thể
quyền, đồng thời tăng khả năng chịu trách nhiệm
của chủ thể có trách nhiệm thực thi quyền.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong việc bảo đảm thực thi các quyền hiến định ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72
65
Original Article
Applying Human Right - Based Approach
in Constitutional Rights Guarantee in Vietnam
Nguyen Thuy Duong
VNU School of Law, Vietnam National University, Hanoi,
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 17 April 2020
Revised 25 May 2020; Accepted 23 June 2020
Abstract: The provisions on human rights and civil rights in the 2013 Constitution have marked a
progress in constitutional reform. However, the implementation of constitutional rights have still
faced many challenges in practice. One of these challenges is inappropriate awareness on human
rights of public actors as well as the people. A rights-based approach, an approach that pays equal
attention to what should be done and to how it should be done, will contribute to better constitutional
rights realization by raising both awareness of right-holders and the sense of responsibility of duty-
bearers.
Keywords: human right-based approach, human rights, constitutional rights implementation.
________
Corresponding author.
Email address: tduong_nguyen@ymail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4265
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 66
Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền
trong việc bảo đảm thực thi các quyền hiến định ở Việt Nam
Nguyễn Thùy Dương
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Nhận ngày 17 tháng 4 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 25 tháng 5 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2020
Tóm tắt: Các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 đã đánh dấu một
bước tiến lớn trong sự phát triển của chế định này tại nước ta. Tuy nhiên việc thực thi các quyền
hiến định vẫn còn nhiều trở ngại trên thực tế. Một trong số đó là nhận thức, ý thức về quyền con
người của các chủ thể công quyền cũng như người dân. Tiếp cận dựa trên quyền, phương pháp tiếp
cận quyền dành sự chú trọng như nhau đối với cả nội hàm quyền và cách thức thực thi quyền, sẽ
đem lại những chuyển biến tích cực cho việc thực thi các quyền hiến định trên thực tế thông qua
việc nâng cao nhận thức của chủ thể thụ hưởng quyền cũng như tinh thần trách nhiệm của chủ thể
có nghĩa vụ.
Từ khóa: tiếp cận dựa trên quyền; quyền con người, thực thi quyền hiến định.
1. Quyền con người và tiếp cận dựa trên quyền
Ngày này, quyền con người được coi là giá
trị chung của toàn nhân loại, thuộc về mọi cá
nhân mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào
dựa trên các cơ sở về chủng tộc, quốc tịch, nơi
cư trú, giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn
giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ cơ sở nào khác.1
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn
cầu trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa, bảo vệ các cá nhân/nhóm chống
lại các hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại
đến các quyền, tự do cơ bản, nhân phẩm [1].
Ngoài nguyên tắc về tính phổ quát, các nguyên
tắc khác như tính không thể tước bỏ, không thể
phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
cũng được phản ánh thông qua các quy định về
________
Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: tduong_nguyen@ymail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4265
1 Điều 2, Tuyên ngôn nhân quyền 1948 ghi nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với việc thụ hưởng các quyền và tự do
cơ bản trên mọi lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2 Tiêu chuẩn về quyền con người thể hiện mức độ tối thiểu chấp nhận được của việc thụ hưởng quyền, ví dụ như phổ cập giáo
dục tiểu học phổ cập, tiếp cận phổ cập các dịch vụ y tế, an sinh xã hội cơ bản.
quyền con người trong các điều ước quốc tế, các
văn kiện của khu vực và pháp luật các nước,
trong đó có Hiến pháp, đạo luật có giá trị pháp lý
tối cao trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp
cận chú trọng cả các nguyên tắc và các tiêu chuẩn
về nhân quyền, trong đó các nguyên tắc nêu trên
được coi là điều kiện của quá trình đảm bảo
quyền và các tiêu chuẩn về nhân quyền2 được coi
là kết quả của quá trình đó. Cụ thể, phương pháp
tiếp cận dựa trên quyền (Human Rights Based
Approach - HBRA) là phương pháp tiếp cận dựa
trên sự cân bằng giữa hai yếu tố: nội dung quyền
và cách thức thực thi quyền. Nói cách khác,
phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là phương
pháp tiếp cận quyền dành sự quan tâm như nhau
đối với nội hàm của quyền và việc quyền đó
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 67
được thực thi như thế nào trên thực tế [2]. Theo
phương pháp này, quyền con người được đảm
bảo cả trên những quy định về mặt pháp lý và cả
ở quy trình xác lập, ban hành và thực hiện các
quy định đó. Như vậy, quá trình thực thi quyền
sẽ phải dựa trên cơ sở, điều kiện là các tiêu
chuẩn/nguyên tắc về quyền con người. Áp dụng
phương pháp này góp phần tạo cơ hội nhiều hơn
cho cá nhân thụ hưởng các quyền con người trên
thực tế đặc biệt là những nhóm yếu thế trong xã
hội bởi vì nó vừa có thể nâng cao nhận thức của
các cá nhân về quyền lợi của mình, vừa có thể
tăng khả năng chịu trách nhiệm của chủ thể có
trách nhiệm thực thi quyền.
2. Áp dụng tiếp cận dựa trên quyền trong
việc đảm bảo thực thi các quyền hiến định
Tình huống nhân quyền bao quát ở một quốc
gia thường được đánh giá trước hết ở các quy
định bảo đảm quyền con người, quyền công dân
trong hiến pháp và mức độ tuân thủ hiến pháp
của các chủ thể công quyền. Đây cũng là hai khía
cạnh phản ánh vị trí trung tâm của hiến pháp đời
sống người dân các quốc gia trên thế giới. Hiến
pháp với tư cách là văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia,
không có bất cứ đạo luật biện pháp pháp lý nào
có thể trái với hiến pháp. Hay nói một cách khác,
nếu một đạo luật hoặc biện pháp pháp lý được cơ
quan lập pháp thông qua mà không phù hợp với
hiến pháp, thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu bởi chủ thể
có thẩm quyền. Quyền con người được coi như
là trung tâm trong trật tự hiến định của nhà nước
hiện đại, không chỉ xác lập mối quan hệ giữa cá
nhân, nhóm và Nhà nước, mà còn thiết lập cấu
trúc nhà nước, các quy trình ra quyết định và
giám sát. Do đó, các quy định về quyền con
người, quyền công dân là một phần không thể
thiếu trong hiến pháp hiện đại. Đồng thời, những
hạn chế trong việc thực thi quyền con người, dù
là quyền cá nhân hay quyền tập thể, ở cấp độ
quốc gia thường bắt nguồn từ những thiếu sót
trong hiến pháp. Áp dụng tiếp cận dựa trên quyền
đối với việc thực các quyền hiến định không
những cho phép các chủ thể thụ hưởng quyền
cũng như các chủ thể có nghĩa vụ phát hiện ra
những thiếu sót trong Hiến pháp mà còn góp
phần củng cố cơ chế hiến định về quyền con
người cả về mặt thể chế và thiết chế. Bên cạnh
đó, các nguyên tắc áp dụng phương pháp tiếp cận
dựa trên quyền về cơ bản cũng phù hợp với các
nguyên tắc hiến định về quyền con người, đó là:
tham gia; trách nhiệm; bình đẳng và không phân
biệt đối xử; trao quyền và tính hợp pháp.
Về mặt thể chế, tiếp cận dựa trên quyền đảm
bảo sự tham gia người dân vào việc xây dựng các
quy định về quyền con người trong hiến pháp.
Mối liên hệ giữa quyền con người và hiến pháp
thường bắt đầu bằng quá trình thông qua hiến
pháp hoặc cải cách hiến pháp vì quá trình này thể
hiện sự tham gia của các thành phần trong xã hội.
Càng có sự tham gia rộng rãi của tất cả mọi thành
phần trong xã hội thì những quá trình này càng
được đánh giá là thành công, thể hiện thông qua
việc người dân có thể nêu quan điểm của mình
và thảo luận một cách tự do mà không gặp trở
ngại nào từ phía nhà cầm quyền. Cần lưu ý rằng
những ý kiến và quan điểm này phải được xem
xét trong khuôn khổ các thủ tục rõ ràng, và
những người chịu trách nhiệm giám sát quá trình
này là công bằng và vô tư [3]. Những điều kiện
như vậy chỉ có thể đạt được trên thực tế khi đầy
đủ các khía cạnh của tự do ngôn luận, bao gồm
quyền truyền đạt ý kiến của một người khác,
quyền tự do truyền thông, tự do lập hội và hội
họp [4], được bảo đảm.
Tiếp cận dựa trên các quyền hiến định còn
nhấn mạnh trách nhiệm tuân thủ hiến pháp của
các chủ thể có nghĩa vụ. Tuân thủ hiến pháp đồng
nghĩa với việc tuân thủ các quy định về quyền,
tự do cơ bản của con người. Các chủ thể công
quyền phải chịu trách nhiệm cho hành vi không
phù hợp với hiến pháp do mình thực hiện. Hiến
pháp được coi là bảo đảm pháp lý cao nhất cho
cuộc sống và phúc lợi cho người dân, cũng như
công cụ cơ bản để định hướng trật tự xã hội và
tổ chức Nhà nước. Hiến pháp với tư cách là đạo
luật tối cao, được coi là trung tâm của đời sống
chính trị - xã hội của quốc gia, xác định mối quan
hệ giữa Nhà nước và người dân, giữa các cơ quan
thực hiện các chức năng khác nhau của Nhà
nước. Hiến pháp đảm bảo sự ổn định về chính trị
và xã hội, đặc biệt trong các tình huống hậu xung
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 68
đột, hiến pháp thường đóng vai trò thúc đẩy và
bảo vệ hòa bình, ngăn chặn căng thẳng và xung
đột tái diễn thông qua các thể chế dân chủ và bảo
vệ các quyền. Trong thời kỳ quá độ, hiến pháp
còn có thể trở thành một công cụ những định
hướng cho những thay đổi trong đời sống chính
trị và xã hội, duy trì nền hòa bình và ổn định một
cách lâu dài [5].
Về mặt thiết chế, việc áp dụng phương pháp
tiếp cận dựa trên quyền góp phần hiện thực hóa
mục đích của hiến pháp, đó là xây dựng một nền
quản trị tốt vì quyền con người. Khái niệm quản
trị tốt ở đây cần phải được hiểu dựa trên các
nguyên tắc thiết yếu của chủ nghĩa hiến pháp
hiện đại. Theo đó, các thành tố của quản trị tốt là
các quy trình hoạch định chính sách có thể dự
đoán, công khai và minh bạch; đội ngũ công
chức thấm nhuần đạo đức nghề nghiệp; cơ quan
hành pháp/chính phủ chịu trách nhiệm cho hành
động của mình; một xã hội dân sự mạnh mẽ có
khả năng tham gia vào các vấn đề công cộng; và
tất cả mọi hành vi đều được đặt dưới sự điều
chỉnh của pháp luật [6]. Các nguyên tắc áp dụng
tiếp cận dựa trên quyền cũng chính là những
nguyên tắc chung của chủ nghĩa hiến pháp và
nền dân chủ hiện đại bao gồm [7 - 9]: sự tham
gia; phân chia quyền lực; pháp quyền; công khai,
minh bạch; trách nhiệm.
Mặt khác, các ghi nhận trong hiến pháp tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng
phương pháp tiếp cận dựa trên quyền. Hiến pháp
là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo
sự ổn định về chính trị và xã hội của một quốc
gia, có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác
nhau. Từ góc độ thể chế, một hiến pháp xác lập
những nguyên tắc quản trị công. Từ góc độ dân
chủ, hiến pháp bảo đảm quyền lợi của người dân
và chống lại những sự cai trị độc đoán. Từ góc
độ chính trị, một hiến pháp xác định tính chính
danh của chủ thể nắm quyền lực và các thể chế
và thủ tục mà thông qua đó quyền lực tối cao
được thực thi. Từ góc độ đạo đức, một hiến pháp
thể hiện các giá trị cơ bản làm cơ sở cho Nhà
nước và xã hội. Cuối cùng, từ góc độ pháp lý,
hiến pháp là luật cơ bản của một quốc gia và là
nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Hiến
pháp có giá trị pháp lý tối cao, các đạo luật khác
không được trái với hiến pháp. Hiến pháp thiết
lập các cơ chế thực thi và giải thích pháp luật
trong các trường hợp vi phạm hoặc tranh chấp.
Các bản hiến pháp hiện đại được coi là “khế ước
xã hội, có khả năng chi phối đời sống của cả cộng
đồng. Về mặt lý thuyết, bản khế ước đó không
được coi là giữa nhà nước nước với người dân
mà là giữa những người dân, trong đó, nhân dân
tự tổ chức và định hình nên nhà nước của mình
trên cơ sở dung hòa các lợi ích khác nhau. Một
bản hiến pháp dựa trên các quyền và tự do cơ bản
của con người chính là cơ sở để đảm bảo lợi ích
chung của cả cộng đồng cũng như từng cá nhân
trong cộng đồng.
Các hiến pháp hiện hành đều xác định một
tập hợp các quyền hợp pháp của cá nhân trong
mối quan hệ với Nhà nước và trong xã hội. Tập
hợp các quyền này không đơn thuần chỉ là những
quy định trong hiến pháp mà còn đóng vai trò là
bản tuyên bố các giá trị cơ bản của xã hội, như
nhân phẩm, tự do, bình đẳng, công bằng và công
lý. Để làm hài hòa với các giá trị này, các quyền
hiến định bảo vệ lợi ích thiết yếu của các cá nhân,
như quyền đối với sức khỏe, nhà ở, an ninh cá
nhân và quyền tham gia vào các hoạt động công.
Thêm vào đó, mô hình hiến pháp đậm chất nhân
văn cũng được coi là phát triển mới của chủ
nghĩa hợp hiến. Có thể nói rằng, hiến pháp thuở
mới ra đời có xu hướng tập trung vào các khía
cạnh thể chế, đặc biệt là tổ chức nhà nước và các
bộ phận cấu thành của nó, tuy nhiên ngày nay,
cùng với nhận thức về địa vị của các cá nhân và
các nhóm, cũng như hạnh phúc của người dân
với tư cách là khía cạnh chủ chốt của đời sống
cộng đồng, bảo đảm quyền con người đã được
coi là yếu tố trung tâm của hiến pháp. Hầu hết
mọi cải cách Nhà nước do nhà nước tiến hành,
dù là trong lĩnh vực kinh tế, an ninh hay chính
trị, đều cần có sự cân nhắc liên quan đến các
quyền con người, đây được coi là một trong số
các nghĩa vụ của nhà nước. Khi tiến hành sửa đổi
hoặc thông qua hiến pháp mới, quyền con người
cũng như các biện pháp đảm bảo các quyền này
là những yếu tố đầu tiên được quan tâm. Chế
định quyền con người, quyền công dân và các cơ
chế, thủ tục có liên quan đóng một vai trò đặc
biệt trong các xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn,
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 69
cũng như trong việc đối mặt với những thách
thức trong sự phát triển của các xã hội này. Việc
xây dựng các chế định này cần phải tính đến
những giá trị sẽ được bảo vệ trong trường hợp
xung đột lợi ích, làm thế nào để đạt được sự cân
bằng giữa các giá trị và lợi ích khác nhau, giữa ý
chí của đa số và quyền của thiểu số. Chế định
quyền con người, quyền công dân với tư cách là
một chế định của hiến pháp, không được soạn
thảo chỉ để sử dụng trong một thời gian ngắn, mà
phải được tôn trọng và thực thi một cách lâu dài,
nó không chỉ có tác dụng bảo vệ các cá nhân mà
còn đóng vai trò trụ cột của một xã hội dân chủ
và hài hòa. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận
dựa trên quyền sẽ đem đến một kết quả tốt và bền
vững hơn bằng cách phân tích và giải quyết sự
bất bình đẳng, phân biệt đối xử và bất công
chính thử thách chủ yếu trong sự phát triển của
một xã hội. Tiếp cận dựa trên quyền đặt các tiêu
chuẩn nhân quyền quốc tế và nghĩa vụ tương ứng
của Nhà nước vào vị trí trung tâm của sự phát
triển của mỗi quốc gia, đồng thời làm rõ mục
đích của việc phát triển năng lực của các chủ thể,
cả chủ thể có quyền (người dân) và chủ thể có
nghĩa vụ (nhà nước). Cụ thể là năng lực thụ
hưởng quyền của người dân và năng lực thực thi
trách nhiệm của các công chức, cơ quan công
quyền [10].
Trong tình huống xảy ra vi phạm nhân quyền
quy mô lớn, cơ chế bảo vệ quyền con người theo
hiến pháp sẽ là một trong những công cụ hiệu
quả nhất để khôi phục hòa bình hoặc ngăn chặn
xung đột tái diễn vì cơ chế này thể hiện lợi ích,
nguyện vọng chung của cộng đồng. Mặc dù việc
ghi nhận các quyền con người trong hiến pháp
nghiễm nhiên tạo ra các nghĩa vụ cho nhà nước,
các nghĩa vụ này vẫn cần được quy định một
cách rõ ràng trong hiến pháp. Hay nói một cách
khác, việc thực thi các quyền hiến định phải dựa
trên cơ sở các quy định về quyền của người dân
và nghĩa vụ của nhà nước. Do vậy, các quyền
hiến định chỉ có thể được bảo đảm trên thực tế
khi cả chủ thể thụ hưởng quyền và chủ thể có
nghĩa vụ đều nhận thức được về quyền và nghĩa
vụ của mình. Thêm vào đó, sự trao quyền và bảo
vệ đối với người dân cần phải dựa trên sự thừa
nhận rằng con người/công dân là chủ thể quyền
chứ không chỉ là những cá thể nhận dịch vụ do
Nhà nước cung cấp. Như vậy, tiếp cận dựa trên
quyền trong hiến pháp có nghĩa các tiêu chuẩn,
nguyên tắc, bảo đảm quyền con người phải coi
như vấn đề cốt lõi của hiến pháp [11].
3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế thực
thi các quyền hiến định trên cơ sở áp dụng
phương pháp tiếp cận dựa trên quyền tại
Việt Nam
3.1. Một số giải pháp về mặt thể chế
Một trong những nguyên tắc áp dụng phương
pháp tiếp cận dựa trên quyền là tính hợp pháp
của các quyền được tiếp cận. Do vậy, cần tiếp tục
hoàn thiện hệ thống các quyền hiến định theo
hướng tương thích với các nguyên tắc, tiêu chuẩn
quốc tế về quyền con người. Hiến pháp 2013 đã
đánh dấu nhiều tiến bộ về nhân quyền thông qua
việc ghi nhận thêm nhiều quyền mới và củng cố
lại những quyền đã có. Tuy nhiên, chế định
quyền con người, quyền công dân theo Hiến
pháp mới vẫn tồn tại những hạn chế như: còn
thiếu một số quyền, tự do cơ bản (ví dụ: quyền
không bị bắt làm nô lệ và nô dịch; quyền không
bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng; quyền được thừa nhận là thể nhân trước
pháp luật ở mọi nơi; quyền đình công; quyền
thành lập, gia nhập công đoàn; tự do tư tưởng;
quyền được giữ quan điểm riêng mà không bị
can thiệp); những khía cạnh chưa rõ ràng tại quy
định tại khoản 14.2 về vấn đề tạm đình chỉ thực
thi quyền; quy định chưa hợp lý về chủ thể quyền
(một số quyền và tự do hiến định như quyền học
tập chỉ được ghi nhận đối với “công dân” mà
không phải là “mọi người”); [12]. Để khắc
phục những hạn chế nêu trên, cần tiếp tục sửa đổi
và hoàn thiện hiến pháp theo các hướng sau: i)
tiếp tục ghi nhận các quyền và tự do cơ bản được
quy định trong các văn kiện quốc tế về quyền con
người; ii) mở rộng chủ thể quyền từ “công dân”
sang “mọi người” đối với một số quyền và tự do
hiến định như quyền có nơi ở hợp pháp (Điều
22.1); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều
25); quyền học tập (Điều 39). Bên cạnh đó, cũng
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 70
cần hoàn thiện chế định giải thích Hiến pháp
nhằm thực thi các quy định của Hiến pháp trong
đó có các quy định về quyền con người, quyền
công dân được thực thi một các thống nhất trên
thực tế. Ví dụ, nội dung theo quy định tại khoản
2, Điều 14 về tạm đình chỉ thực thi quyền cũng
cần được giải thích, làm rõ ở hai khía cạnh. Thứ
nhất, không phải mọi quyền con người, quyền
công dân đều có thể tạm đình chỉ thực thi vì theo
luật nhân quyền quốc tế, có một số quyền con
người không thể bị giới hạn, hạn chế trong mọi
trường hợp, bao gồm các quyền: quyền không bị
tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hay hạ nhục; quyền được suy đoán vô tội;
quyền được thừa nhận tư cách thể nhân trước
pháp luật và quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng,
tôn giáo, Thứ hai, điều kiện áp dụng tạm dừng
thực thi quyền như hạn chế nhằm mục đích bảo
đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng cũng cần có sự giải thích theo hướng tính
đến căn cứ của từng quyền để phù hợp với luật
nhân quyền quốc tế.
Việc hoàn thiện chế định này cần có sự
tham gia của người dân với tư cách là chủ thể
của hiến pháp, trên cơ sở lưu ý đến các yếu tố:
tác động mang tính tổng thể của hiến pháp lên
đời sống quốc gia; vai trò của hiến pháp trong
việc củng cố các giá trị chung của cộng đồng
và các nguyên tắc về quản trị nhà nước; hiệu
lực của hiến pháp với tư cách là đạo luật xuất
phát từ ý chí đồng thời phản ánh lợi ích và
nguyện vọng của người dân.
Bên cạnh đó, Hiến pháp mới ghi nhận tại
Điều 14.1: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân
về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật”. Như vậy, lần đầu tiên, nghĩa
vụ của nhà nước đã được hiến định một cách đầy
đủ và rõ ràng thể hiện thông qua các nghĩa vụ
“công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân”. Quy định không chỉ
phù hợp với tinh thần của pháp luật nhân quyền
quốc tế mà còn góp thay đổi tư duy coi quyền
con người, quyền công dân là những thứ nhà
nước “ban phát” cho người dân, sang nhận thức
chung của cộng đồng quốc tế trong đó xem quyền
con người, quyền công dân là những giá trị tự
nhiên, vốn có của con người mà nhà nước có nghĩa
vụ ghi nhận và bảo đảm [13]. Trên cơ sở quy định
này, cần cụ thể hóa hơn nữa trách nhiệm thuộc về
các chủ thể công quyền trong việc bảo đảm thực thi
các quyền hiến định.
Như vậy, để đảm bảo các nguyên tắc về
“tham gia” và “trách nhiệm” theo phương pháp
tiếp cận dựa trên quyền, các cá nhân và cộng
đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế, phải được
trao quyền và tham gia trong quá trình thực thi
quyền. Bên cạnh đó, phải xác định chủ thể quyền
và những chủ thể có trách nhiệm tương ứng,
đánh giá và phân tích năng lực của chủ thể quyền
(khả năng thụ hưởng) và của chủ thể có trách
nhiệm (khả năng thực thi trách nhiệm) để từ đó
xây dựng chiến lược, phương pháp củng cố, nâng
cao năng lực tương ứng của các bên [1].
3.2. Một số giải pháp về mặt thiết chế
Theo tinh thần của Hiến pháp mới, cơ chế
thúc đẩy và giám sát thực hiện các quyền con
người, quyền công dân đã bắt đầu hình thành với
sự tham gia toàn diện của cả hệ thống chính trị
(Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện
Kiểm sát Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
và các tổ chức, đoàn thể xã hội, góp phần phát
hiện, ngăn ngừa và xử lý những vi phạm các
quyền hiến định một cách kịp thời. Tuy nhiên, cơ
chế này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong
việc giải quyết những tố cáo và bồi thường
những quyền bị vi phạm do thiếu sự tham gia sâu
rộng của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền
thông cũng như sự phối hợp của các cơ quan này
với cơ quan dân cử trong việc đảm bảo và thực
thi các quyền con người.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế
này, thiết lập một thiết chế độc lập với sự tham
gia của nhiều thành phần trong xã hội với chức
năng giám sát thực thi các quyền hiến định là
việc làm cần thiết. Một trong những cơ chế phổ
biến tại nhiều quốc gia trên thế giới là cơ quan
nhân quyền quốc gia. Thập kỷ qua đã chứng kiến
sự tăng trưởng vĩ đại về số lượng và quy mô của
các cơ quan nhân quyền quốc gia trên toàn thế
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 71
giới. Những mô hình cơ quan nhân quyền quốc
gia phổ biến trên thế giới mà Việt Nam có thể áp
dụng bao gồm [15]: Ủy ban nhân quyền; Thanh
tra Quốc hội; Cơ quan hỗn hợp; Cơ quan tư vấn;
Viện, trung tâm nghiên cứu, được thiết lập và tài
trợ bởi nhà nước, và thường giữ vị trí tự quản
hoặc bán tự quả) [16] trên cơ sở Hiến pháp và
pháp luật quốc gia. Việc thiết lập cơ quan quốc
gia có thể là một dấu hiệu cho thấy một quốc gia
có thái độ nghiêm túc trong việc thực thi các
nghĩa vụ về quyền con người. Cơ quan nhân
quyền quốc gia chiếm vị trí độc lập trong các
thành tố tư pháp và lập pháp của nhà nước và
thường được thiết lập về vị trí thông qua một quá
trình lập hiến hoặc sửa đổi Hiến pháp và thiết lập
về hoạt động dựa trên pháp luật cụ thể quy định
địa vị và nhiệm vụ của các cơ quan này theo tinh
thần ghi nhận trong Hiến pháp.
Các cơ quan nhân quyền quốc gia được xem
như là yếu tố cốt lõi và không thể thiếu trong Hệ
thống bảo vệ quyền con người quốc gia. Khác
với các cơ quan nhân quyền quốc tế hoặc các tổ
chức phi chính phủ, các cơ quan nhân quyền
quốc gia là tiếng nói của quyền con người trong
phạm vi quốc gia. Các cơ quan nhân quyền quốc
gia có hiệu quả không chỉ trực tiếp thúc đẩy
quyền con người, mà còn cung cấp sự giám sát
quan trọng và góp phần vào việc thực hiện trách
nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Các
cơ quan nhân quyền quốc gia thường tham gia
vào các hoạt động để củng cố các yếu tố khác của
Hệ thống bảo vệ nhân quyền quốc gia, chẳng hạn
như lĩnh vực tư pháp hoặc an ninh. Điều này có
nghĩa là các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể
coi là điểm kết nối quan trọng khi giải quyết các
yếu tố khác của Hệ thống bảo vệ quyền con
người quốc gia. [16]
Song song với việc thiết lập cơ quan nhân
quyền quốc gia với tư cách một thiết chế hiến
định độc lập, cũng cần trao chức năng giám sát
việc thực thi nghĩa vụ đảm bảo các quyền con
người cho các cơ quan tư pháp nhằm đảm bảo
phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
nhân quyền từ chủ thể công quyền. Theo tinh
thần của luật nhân quyền quốc tế, tư pháp độc lập
được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong
việc bảo vệ các quyền con người. Do vậy, ngoài
việc ghi nhận tính độc lập của tòa án trong Hiến
pháp, Việt Nam còn cần đưa ra những biện pháp
thực tế nhằm bảo đảm và nâng cao tính độc lập
của tòa án trên thực tế [17]. Tóm lại,tăng cường
các thiết chế giám sát thực thi các quyền hiến
định chính là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm
tính chịu trách nhiệm của các chủ thể công quyền
trong việc tuân thủ và thực hiện các quy định
hiến pháp về quyền con người trên thực tế.
Bên cạnh hoạt động giám sát, cũng cần xây
dựng các cơ quan chuyên trách về thúc đẩy các
quyền con người mà trọng tâm là hoạt động giáo
dục về nhân quyền. Mặc dù ở nước ta, các hoạt
động giáo dục nhân quyền đã và đang thực hiện
ở cả trong và ngoài hệ thống nhà trường và có
những tác động tích tực trong việc nâng cao nhận
thức về quyền con người đối với cả các chủ thể
nhà nước và phi nhà nước. Tuy nhiên, phạm vi
và trình độ giáo dục nhân quyền ở Việt Nam vẫn
còn ở mức hạn chế và có nhiều khía cạnh chưa
bắt kịp với xu hướng phát triển chung trên thế
giới cũng như ứng nhu cầu giáo dục nhân quyền
ở trong nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu
hóa. Nguyên nhân của những hạn chế này có lẽ
là từ nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng
của giáo dục nhân quyền. Do vậy, việc thiết lập
một cơ quan đầu mối về giáo dục nhân quyền
nhằm thu hút nguồn nhân, vật lực, kiến thức,
kinh nghiệm và tài liệu sẽ đóng vai trò thiết thực
trong việc nâng cao nhận thức về nhân quyền
trong cộng đồng [18].
Như vậy, áp dụng phương pháp tiếp cận dựa
trên quyền chính là phương thức thúc đẩy các
quyền hiến định được bảo đảm trong thực tế trên
cơ sở nâng cao nhận thức cũng như khả năng
khẳng định và thụ hưởng quyền của chủ thể
quyền, đồng thời tăng khả năng chịu trách nhiệm
của chủ thể có trách nhiệm thực thi quyền.
Tài liệu tham khảo
[1] OHCHR, Frequently Asked Questions on the
Human Rights-based Approach in Development
Cooperation, 2006, p.1.
https://www.ohchr.org/Documents/Publications/F
AQen.pdf (Truy cập: 15/11/2019).
N.T. Duong / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 65-72 72
[2] United Nation Vietnam, Giải thích sơ lược về
Phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở Quyền Con
người (Tài liệu dành cho Cán bộ Liên hợp quốc tại
Việt Nam).
RBA_Toolkit_-_Vietnamese.pdf (Truy cập:
15/11/2019).
[3] Ủy ban về Quyền con người, Bình luận chung số
25 (1996).
[4] Trung tâm Nghiên cứu QCN &QCD, Khoa Luật,
ĐHQGHN, Giới thiệu về các quyền dân sự và
chính trị, NXB Hồng Đức, 2012.
[5] Secretary-General, Guidance Note of the
Secretary-General: United Nations Assistance to
Constitution-making Processes.
https://www.un.org/ruleoflaw/files/Guidance_Not
e_United_Nations_Assistance_to_Constitution-
making_Processes_FINAL.pdf (Truy cập:
15/11/2019).
[6] World Bank, Governance: The World Bank’s
Experience, Washington DC, 1994, p. VII.
[7] Secretary-General, Guidance Note of the
Secretary-General: UN Approach to Rule of Law
Assistance.
[8] Secretary-General, Guidance Note of the Secretary-
General: United Nations Assistance to Constitution-
making Processes.
https://www.un.org/ruleoflaw/files/Guidance_Not
e_United_Nations_Assistance_to_Constitution-
making_Processes_FINAL.pdf (15/11/2019).
[9] Secretary-General, Guidance Note of the
Secretary-General on Democracy.
[10] United Nations Viet Nam, Human rights and the
human rights-based approach.
203/cross-cutting-themes-human-rights.html
(15/11/2019).
[11] OHCHR, Human rights and Constitution making,
New York & Geneva, 2018, p. 3 - 10.
https://www.ohchr.org/Documents/Publications/C
onstitutionMaking_EN.pdf (15/11/2019).
[12] Vũ Công Giao, Những tiến bộ và hạn chế trong chế
định quyền con người, quyền công dân của Dự thảo 3
Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học,Tập 29, Số 3 (2013) 52-63.
[13] Đào Trí Úc - Vũ Công Giao, “Khái quát những
điểm mới của Hiến pháp năm 2013” trong cuốn
Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam năm 2013 (Sách
chuyên khảo), NXB ĐHQGHN, 2014.
[14] Nguyễn Thùy Dương, “Tiếp cận dựa trên quyền
trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam” trong cuốn “Tiếp
cận dựa trên quyền con người - Lý luận và thực
tiễn” (Sách chuyên khảo), NXB ĐHQGHN, 2016.
[15] Lã Khánh Tùng, Cơ quan Nhân quyền quốc gia 101
Câu hỏi - đáp, NXB Hồng Đức, 2017, tr. 5-10.
[16] Strengthening the National Human Rights Protection
System.
pdf/manual%20nhrps-web.pdf (15/11/2019).
[17] Khoa Luật, ĐH QGHN, Giới thiệu các văn kiện
quốc tế về quyền con người, NXB Lao động - xã
hội, 2011, tr.821-824.
[18] Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Bài viết “Giáo dục
về Quyền con người ở Việt Nam hiện nay” trong
Kỷ yếu Hội thảo Kết nối Nghiên cứu về Quyền con
người, 8/2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_phuong_phap_tiep_can_dua_tren_quyen_trong_viec_bao_d.pdf