Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 5: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
• Phát triển bền vững là sự phát triển để đáp
ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
những nhu cầu của thế hệ tương lai (theo Ủy
ban môi trường và Phát triển thế giới).
• Phát triển bền vững tại Việt Nam là sự phát
triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực
hiện nhóm mục tiêu lớn: Mục tiêu kinh tế, mục
tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu
an ninh quốc phòng
Bền vững về kinh tế: Đòi hỏi kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu
người cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo tăng trưởng GDP ổn định, lấy hiệu quả
kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.
• Bền vững về xã hội: Mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, nâng cao năng lực
cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng lợi
từ quá trình phát triển này.
• Bền vững về môi trường: Tăng trưởng và phát triển nhưng vẫn đảm bảo được
3 chức năng của môi trường:
Là không gian tồn tại của con người;
Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của
con người;
Là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người
24 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 5: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012109218
1
BÀI 5
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ThS. Vũ Thị Phương Thảo
v1.0012109218
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Với khoảng 0,4ha diện tích đất tự nhiên và chỉ có 0,1ha diện tích đất nông nghiệp/đầu
người, Việt Nam là một trong số nước đông dân nhất thế giới.
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng tạo thêm áp lực làm ảnh hưởng đến nguồn tài
nguyên của Việt Nam. Do vậy mà đòi hỏi các cấp quản lý phải chú ý hơn đến cách phân
bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực này.
Theo anh (chị) tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình
tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
v1.0012109218
3
MỤC TIÊU
Nắm vững đặc điểm, vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế
Hiểu được chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nắm được mục tiêu của phát triển bền vững
v1.0012109218
4
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đặc điểm và phân loại tài nguyên thiên nhiên
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Địa tô và giá trị thị trường của tài nguyên
Chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
Phát triển bền vững
2
1
3
4
5
v1.0012109218
5
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
1.3. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên
v1.0012109218
6
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
• Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất
đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất
Con người có thể khai thác và sử dụng những ích lợi do tài nguyên thiên nhiên ban
tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình.
• Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:
Là sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu
tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng;
Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được
hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
Tóm lại: Đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên là tính chất quý hiếm nên đòi
hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và
hiệu quả.
v1.0012109218
7
1.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Phân loại theo công dụng Phân loại theo khả năng tái sinh
• Nguồn năng lượng;
• Khoáng sản;
• Nguồn tài nguyên rừng;
• Đất đai;
• Nguồn nước;
• Biển và thủy sản;
• Khí hậu.
• Tài nguyên hữu hạn:
Nhóm tài nguyên không thể tái tạo được:
là những tài nguyên có quy mô không thay
đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử
dụng sẽ mất dần hoặc biến đổi tính chất
hóa, lý như các loại khoáng sản, kim loại,
than đá, dầu mỏ
Nhóm tài nguyên có thể tái tạo: bao gồm
rừng, thổ nhưỡng; các loại động thực vật
trên cạn và dưới nước
• Tài nguyên vô hạn: là các loại tài nguyên có
thể tự tái tạo liên tục, không cần đến sự tác
động của con người.
v1.0012109218
8
1.3. SỞ HỮU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
• Để khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên, một trong những
biện pháp quan trọng mà hầu hết tất cả các nước
đều quan tâm là xác định quyền sở hữu đối với tài
nguyên thiên nhiên.
• Tuy nhiên không phải tất cả các nguồn tài nguyên
đều thuộc phạm vi cần xác định quyền sở hữu như
năng lượng mặt trời, không khí, sức gió
• Sở hữu tài nguyên luôn gắn liền với sở hữu đất đai
và có thể nói hình thức sở hữu rất khác nhau ở
giữa các quốc gia.
v1.0012109218
9
1.3. SỞ HỮU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
• Ở Bôlivia, Chi Lê, Braxin, Peru, Inđônêsia, Thái Lan,
Malaisia mặt đất thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tư
nhân nhưng toàn bộ tài nguyên trong lòng đất đều
thuộc sở hữu Nhà nước.
• Ở Mỹ sở hữu mặt đất và quyền sở hữu tài nguyên,
khoáng sản trong lòng đất là hoàn toàn thống nhất
với nhau và được chia theo 3 cấp: Chính phủ liên
bang, Chính phủ bang và các công ty tư nhân.
• Ở Việt Nam, quyền sở hữu mặt đất và tài nguyên trong lòng đất cùng thống nhất với
nhau và thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện.
v1.0012109218
10
2. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
• Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất;
• Là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định.
v1.0012109218
11
3. ĐỊA TÔ VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA TÀI NGUYÊN
3.1. Các loại địa tô
3.2. Giá thị trường của địa tô
v1.0012109218
12
3.1. CÁC LOẠI ĐỊA TÔ
• Địa tô là mức giá cho thuê tài nguyên thiên nhiên mà người chủ sở hữu tài nguyên
nhận được khi cho cá nhân hoặc tổ chức thuê tài nguyên thiên nhiên.
• Các loại địa tô:
Địa tô tuyệt đối: Là khoản chi phí mà người khai thác tài nguyên phải trả cho
chủ sở hữu tài nguyên xuất phát từ tính chất quý hiếm của nguồn tài nguyên.
Địa tô chênh lệch: Là phần chi phí tăng thêm so với địa tô tuyệt đối mà người
khai thác tài nguyên trả cho chủ sở hữu tài nguyên xuất phát từ tính không
đồng nhất về trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác.
Địa tô chênh lệch I;
Địa tô chênh lệch II;
Địa tô chênh lệch III.
Địa tô độc quyền: Địa tô độc quyền xuất phát từ tính độc quyền trong khai thác,
thường do các công ty đa quốc gia thực hiện.
Địa tô độc quyền luôn gắn với độc quyền sở hữu đất đai, độc chiếm tài nguyên thiên
nhiên có điều kiện thuận lợi do đó cản trở sự cạnh tranh, tạo giá cả tài nguyên
độc quyền.
v1.0012109218
13
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Việc xác định địa tô không dễ dàng, theo anh (chị) lý do của vấn đề này là gì?
v1.0012109218
14
3.2. GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA TÀI NGUYÊN
• Quyền sử dụng tài nguyên được coi là một hàng hóa – có giá trị và có thể mua bán,
trao đổi trên thị trường. Giá trị thị trường của hàng hóa là quyền sử dụng tài nguyên
phụ thuộc vào khả năng sinh lời của nó.
• Giá trị thị trường của tài nguyên là tổng lãi ròng kinh tế của quyền sử dụng tài
nguyên trong khoảng thời gian nhất định được quy đổi về năm hiện tại theo tỷ lệ lãi
suất xác định của vốn đầu tư.
v1.0012109218
15
4. CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
4.1. Xác định hợp lý mức địa tô tài nguyên
4.2. Vấn đề xuất khẩu sản phẩm thô
4.3. Các nguyên tắc cần được áp dụng trong quá trình khai thác tài nguyên
v1.0012109218
16
4.1. XÁC ĐỊNH HỢP LÝ MỨC ĐỊA TÔ TÀI NGUYÊN
• Ở các nước đang phát triển, Nhà nước thực hiện
quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên về kinh tế
bằng cách thu địa tô đối với các công ty khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Địa tô tài nguyên không chỉ là thu nhập mà còn là
công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết
việc khai thác tài nguyên.
• Địa tô tài nguyên có 3 hình thức: Địa tô tuyệt đối;
địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền.
v1.0012109218
17
4.2. VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÔ
• Những nước đang phát triển có tài nguyên thiên nhiên phong phú và điều kiện tự
nhiên thuận lợi để tăng trưởng kinh tế bằng cách xuất khẩu sản phẩm thô như: các
loại khoáng sản, nguyên liệu, lương thực thực phẩm
• Tuy nhiên xuất khẩu sản phẩm thô có những mặt trái sau:
Khách hàng chủ yếu mua sản phẩm thô là các nước phát triển nhưng nhu cầu về
các loại sản phẩm thô của các nước này lại tăng chậm hơn rất nhiều so với mức
tăng thu nhập của họ;
Ngay cả khi xuất khẩu sản phẩm thô tăng nhanh thì thu nhập cũng không tăng
nhanh như mong muốn;
Các nước xuất khẩu sản phẩm thô buộc phải nhập khẩu hàng chế tạo và các sản
phẩm cao cấp;
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thô làm cho tài nguyên thiên nhiên sớm cạn kiệt
và môi trường bị ô nhiễm.
v1.0012109218
18
4.3. CÁC NGUYÊN TẮC CẦN ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN
• Bất kỳ dự án khai thác nguồn tài nguyên nào cũng chỉ được cấp giấy phép hoạt
động khi đưa ra được những biện pháp đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường.
• Đối với tài nguyên sinh thái, việc khai thác chỉ ở trong giới hạn có khả năng tái sinh.
• Sử dụng công nghệ khai thác tài nguyên hợp lý nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
• Trang bị những kiến thức cần thiết về tài nguyên và môi trường cho mọi công dân.
• Có hệ thống pháp luật đồng bộ và bộ máy thi hành pháp luật đủ mạnh để bảo vệ
tài nguyên và môi trường.
v1.0012109218
19
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Tại sao các nước đang phát triển cần phải coi xuất khẩu sản phẩm thô
là giải pháp tình thế?
v1.0012109218
20
5. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Hạn chế khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
5.2. Phát triển bền vững
v1.0012109218
21
5.1. HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Đối với môi trường: Việc khai thác các tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh tế của con
người dẫn đến tình trạng báo động về môi trường sinh sống trên toàn thế giới: tăng
hàm lượng gây ô nhiễm môi trường, các hiện tượng “tăng nhà kính”, hạn hán, lũ lụt
Hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên.
v1.0012109218
22
5.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
• Phát triển bền vững là sự phát triển để đáp
ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
những nhu cầu của thế hệ tương lai (theo Ủy
ban môi trường và Phát triển thế giới).
• Phát triển bền vững tại Việt Nam là sự phát
triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực
hiện nhóm mục tiêu lớn: Mục tiêu kinh tế, mục
tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu
an ninh quốc phòng.
v1.0012109218
23
5.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (tiếp theo)
• Bền vững về kinh tế: Đòi hỏi kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu
người cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo tăng trưởng GDP ổn định, lấy hiệu quả
kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.
• Bền vững về xã hội: Mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, nâng cao năng lực
cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng lợi
từ quá trình phát triển này.
• Bền vững về môi trường: Tăng trưởng và phát triển nhưng vẫn đảm bảo được
3 chức năng của môi trường:
Là không gian tồn tại của con người;
Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của
con người;
Là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người.
v1.0012109218
24
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng hữu hạn hoặc có tái tạo được
cũng mất thời gian rất dài do vậy đòi hỏi con người trong quá trình
khai thác, sử dụng phải đảm bảo lợi ích trước mắt, lâu dài với bảo
vệ môi trường sinh thái.
• Quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên được quy định rất khác nhau
giữa các quốc gia.
• Trong khai thác tài nguyên có sự tách rời giữa quyền sở hữu và
quyền sử dụng tài nguyên.
• Địa tô là giá cả của tài nguyên.
• Ngày nay, cùng với khai thác và sử dụng tài nguyên phải luôn coi
trọng các yêu cầu của phát triển bền vững, đặc biệt phải chú ý giữ
gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_phat_trien_bai_5_tai_nguyen_thien_nhien_va.pdf