Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 3: Nhà nước và pháp luật thời Bắc thuộc - Nguyễn Thị Nguyệt
CHÍNH QUYỀN HỌ KHÚC (905 – 930)
• Khúc Thừa Dụ nhân cơ hội Tiết độ xứ bị cách chức rời An Nam, được sự ủng hộ của
dân chiếm thành Tống Bình (Hà Nội) nắm quyền lực thực tế. Triều đình nhà Đường
buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ. Tuy mang danh một chức quan
của nhà Đường, nhưng trên thực tế, Khúc Thừa Dụ và con trai đã xây dựng được
một chính quyền tự chủ.
• Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay đã nỗ lực củng cố chính quyền thống
nhất từ trung ương đến xã, chia lãnh thổ thành các cấp hành chính lộ, phủ, châu,
giáp, xã.
Ở lộ, phủ, châu thì đặt quan lại người Việt cai trị.
Ở xã đặt chức Chánh lệnh trưởng và Tư lệnh trưởng là những chức thừa hành
lệnh trên để phân công đóng góp thuế ruộng và huy động lực dịch.
Các hương đổi thành giáp do Quản giáp và Phó tri giáp đứng đầu giữ việc thu
thuế và trưng binh.
• Trên thực tế, họ Khúc đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1000 năm của phong
kiến Trung Quốc, củng cố chính quyền tự chủ, xóa bỏ từng bước mô hình của chính
quyền đô hộ còn đang tồn tại một cách hình thức
CHÍNH QUYỀN DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ (931 – 937)
• Sau khi đánh bại họ Khúc, Nam Hán chiếm được thành Đại La và kiểm soát một số
vùng đồng bằng.
• Năm 931, Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng đánh chiếm Đại La, lập lại nền tự
chủ. Dương Đình Nghệ vẫn tự xưng Tiết độ sứ như họ Khúc. Đồng thời phong
tướng lĩnh trấn trị các châu khác trong khắp Tĩnh Hải (Giao Châu). Về cơ bản, các
cấp hành chính thời kỳ này vẫn được giữ nguyên như trước.
• Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết đoạt chức Tiết độ sứ.
• Năm 938, Ngô Quyền (con rể của Dương Đình Nghệ) diệt Kiều Công Tiễn, đánh bại
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các triều
đại phong kiến phương Bắc.
19 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 3: Nhà nước và pháp luật thời Bắc thuộc - Nguyễn Thị Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104206
11
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
v1.0015104206
BÀI 3
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
THỜI BẮC THUỘC
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
2
v1.0015104206
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được những chính sách về chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của chính quyền đô hộ.
• Rút ra được những ảnh hưởng từ chính sách chính
trị – kinh tế – xã hội, cách thức tổ chức bộ máy nhà
nước, tình hình pháp luật thời Bắc thuộc đến đời
sống xã hội trong hơn 1000 năm Bắc thuộc.
• Trình bày được những nét cơ bản cách thức tổ
chức bộ máy nhà nước thời kỳ Bắc thuộc.
• Chỉ ra được tình hình pháp luật thời kỳ này.
3
v1.0015104206
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác
về những vấn đề chưa nắm rõ.
4
v1.0015104206
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Nhà nước và pháp luật của các chính quyền đô hộ3.1.
Chính quyền độc lập tự chủ3.2.
5
v1.0015104206
3.1.1. Tổ chức bộ máy
chính quyền đô hộ
3.1.3. Chính sách
cai trị của chính quyền
đô hộ
3.1.2. Pháp luật
thời kỳ đô hộ
3.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ
6
v1.0015104206
3.1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ (179TCN– 938)
Căn cứ vào không gian trực trị, quá trình diễn biến tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ
thời Bắc thuộc có thể được chia làm hai giai đoạn:
• Tổ chức chính quyền đô hộ giai đoạn 179 TCN – 40: Nhà Triệu, Tây Hán, Đông Hán
củng cố bộ máy chính quyền nhằm thực hiện chính sách cai trị, bóc lột.
Âu Lạc được sáp nhập vào nước Nam Việt, bị chia làm hai quận là Giao Chỉ (Bắc
Bộ) và Cửu Chân (Thanh – Nghệ Tĩnh), do các quan người Hán cai trị.
Tổ chức chính quyền từ cấp huyện trở xuống vẫn được giữ nguyên, do các quý
tộc người Việt đảm đương.
• Tổ chức chính quyền đô hộ từ năm 43 trở đi:
Sau cuộc đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Đông Hán thay đổi căn bản
bộ máy chính quyền đô hộ, đặc biệt là ở cấp huyện. Các Huyện lệnh là người
Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ nhà Hán đã thất bại trong chính sách "dùng người
Việt trị người Việt".
Cấp châu và quận vẫn giữ nguyên trong những năm đầu đô hộ, nhưng sau đó,
với mỗi triều đại khác nhau, họ đã có nhiều thay đổi trong bộ máy chính quyền để
thực hiện triệt để chính sách cai trị.
7
v1.0015104206
3.1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ (179TCN – 938) (tiếp theo)
Triều đình phong kiến Trung Quốc
Nhà Triệu
Quận
(Thái Thú)
Châu
(Thứ sử)
Từ nhà Hán
đến Lương
Huyện
(Huyện lệnh)
Quận
(Thái Thú)
Nhà Tuỳ
Huyện
(Huyện lệnh)
Châu
(Thứ sử)
Đô hộ phủ
(Tiết độ sứ)
Nhà Đường
Huyện
(Huyện lệnh)
Quận
(Quan sứ)
8
v1.0015104206
3.1.2. PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐÔ HỘ
Nguồn luật
Một số nội dung của pháp luật
Với các tài liệu ít ỏi và tản mạn, chúng ta không có cơ hội nghiên cứu một cách toàn
diện chính sách pháp luật thời này, nên chúng ta chỉ có thể hình dung đôi nét về chính
sách pháp luật như sau:
Chính sách
pháp luật
9
v1.0015104206
Nguồn luật
Pháp luật phong
kiến Trung Quốc
Luật tục của
người Việt
Cư dân người Việt.
Người Hán ở Âu
Lạc và quý tộc
người Việt.
3.1.2. PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐÔ HỘ (tiếp theo)
10
v1.0015104206
3.1.2. PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐÔ HỘ (tiếp theo)
Ban đầu về nguyên tắc, pháp luật thi hành ở nước ta là pháp luật của bọn phong kiến
đô hộ phương Bắc ở từng mức độ khác nhau:
• Trong giai đoạn đầu, dưới sự đô hộ của nhà Triệu và Tây Hán, bọn thống trị chủ yếu
dựa vào thế lực quân đội hơn là quy tắc pháp luật để đảm bảo trấn áp nhân dân ta.
Ở địa phương, các luật tục của người Việt chi phối rất mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực
quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình và các mặt khác của đời sống xã hội.
• Thời thuộc Hán, pháp luật thành văn của nhà Hán dần được đưa vào thi hành ở
nước ta nhằm cải biến phong tục văn hóa người Việt, từ việc lấy vợ lấy chồng phải
theo lễ nghĩa Trung Quốc, mở trường dạy lễ nghĩa, chế tạo mũ giầy, bắt dân Việt đổi
cách ăn mặc
• Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bọn đô hộ điều chỉnh chính sách thi hành luật mềm
dẻo hơn. Tuy nhiên về cơ bản, pháp luật dưới thời Mã Viện vẫn là chế độ pháp luật
Hán có chiếu cố đến luật tục Việt. Trong đó, luật Hán được áp dụng chủ yếu để điều
chỉnh quan hệ hành chính giữa quận – bộ (thời Triệu), quận – huyện (Tây Hán), chỉ
tác động được đến người Hán ở Âu Lạc và những quý tộc người Việt. Còn luật tục
của người Việt (chủ yếu là lệ làng) điều chỉnh đại đa số dân cư người Việt ở làng xã,
trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự, quan hệ ruộng đất.
11
v1.0015104206
3.1.2. PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐÔ HỘ (tiếp theo)
Một số nội dung của pháp luật:
• Luật Hình sự: Nhóm tội phạm xâm phạm đến lợi ích của chính quyền đô hộ bị điều
chỉnh bởi Luật Hình sự, hình phạt nặng nhất là tử hình, đi đày hoặc thích chữ vào
mặt. Cụ thể:
Tội phản loạn, phản nghịch.
Nhóm tội chức vụ như tham ô, ăn hối lộ, tham nhũng.
Nhóm tội mua bán nô tì.
Nhóm tội phạm kinh tế như mua bán muối, sắt.
• Luật Dân sự: Tồn tại hai hình thức sở hữu:
Sở hữu nhà nước: Xoay quanh đối tượng quan trọng nhất là đất đai.
Sở hữu tư nhân: Chỉ liên quan đến một số thành phần quan lại và địa chủ
người Hán.
Mục đích: Bảo hộ chủ yếu cho việc bảo vệ quyền sở hữu đất đai và chính quyền
đô hộ.
12
v1.0015104206
3.1.3. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ
• Chính sách đồng hóa: Bằng mọi cách để thay thế hoặc hủy hoại tất cả những gì là
cơ sở tồn tại và sức mạnh khôi phục độc lập của một quốc gia, một dân tộc như
lãnh thổ, tiếng nói, phong tục tập quán, lối sống, ý thức tư tưởng, văn hóaBiến Âu
Lạc thành một bộ phận lãnh thổ chính quốc, cư dân thành thần dân của Hoàng đế
Trung Quốc.
Sau 1000 năm đô hộ, Âu Lạc không bị đồng hoá, chính sách này thất bại.
• Chính sách ràng buộc lỏng lẻo: Chính quyền đô hộ không trực trị tới cấp huyện
trong thời gian đầu và trong suốt thời Bắc thuộc không cai trị tới các làng, xã.
• Chính sách bóc lột: Chủ yếu là cống nạp và thuế khoá nặng nề.
13
v1.0015104206
3.2. CHÍNH QUYỀN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
3.2.1. Chính quyền
Hai Bà Trưng
3.2.2. Nhà nước
Vạn Xuân
3.2.3. Chính quyền
họ Khúc
3.2.4. Chính quyền
Dương Đình Nghệ
14
v1.0015104206
3.2.1. CHÍNH QUYỀN HAI BÀ TRƯNG (40 – 43)
• Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa
xuân năm 40 nhanh chóng giành thắng lợi, làm chủ
toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ. Hai Bà Trưng xưng
vương, đóng đô ở Mê Linh.
• Đây là chính quyền độc lập đầu tiên của nước ta
sau hơn 200 năm Bắc thuộc.
• Trong thời gian độc lập ngắn ngủi, Hai Bà Trưng
chưa xây dựng được một bộ máy chính quyền
vững chắc. Các Lạc tướng vẫn được cai quản các
địa phương và phục tùng Trưng Vương.
15
v1.0015104206
3.2.2. NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (544 – 603)
• Sau khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Lương thành công, năm 544, Lý Bí chính
thức lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đúc tiền riêng, khẳng định độc
lập chủ quyền của dân tộc ta.
• Tài liệu lịch sử không cho biết cụ thể về hệ thống chính quyền tự chủ thời kỳ này,
chỉ biết rằng đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế, giúp việc cho Hoàng đế là
hai ban văn võ. Người đứng đầu ban văn lúc đó là Tinh Thiều, người đứng đầu ban
võ là Phạm Tu.
• Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời kỳ này còn tương đối đơn giản.
16
v1.0015104206
3.2.3. CHÍNH QUYỀN HỌ KHÚC (905 – 930)
• Khúc Thừa Dụ nhân cơ hội Tiết độ xứ bị cách chức rời An Nam, được sự ủng hộ của
dân chiếm thành Tống Bình (Hà Nội) nắm quyền lực thực tế. Triều đình nhà Đường
buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ. Tuy mang danh một chức quan
của nhà Đường, nhưng trên thực tế, Khúc Thừa Dụ và con trai đã xây dựng được
một chính quyền tự chủ.
• Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay đã nỗ lực củng cố chính quyền thống
nhất từ trung ương đến xã, chia lãnh thổ thành các cấp hành chính lộ, phủ, châu,
giáp, xã.
Ở lộ, phủ, châu thì đặt quan lại người Việt cai trị.
Ở xã đặt chức Chánh lệnh trưởng và Tư lệnh trưởng là những chức thừa hành
lệnh trên để phân công đóng góp thuế ruộng và huy động lực dịch.
Các hương đổi thành giáp do Quản giáp và Phó tri giáp đứng đầu giữ việc thu
thuế và trưng binh.
• Trên thực tế, họ Khúc đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1000 năm của phong
kiến Trung Quốc, củng cố chính quyền tự chủ, xóa bỏ từng bước mô hình của chính
quyền đô hộ còn đang tồn tại một cách hình thức.
17
v1.0015104206
3.2.4. CHÍNH QUYỀN DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ (931 – 937)
• Sau khi đánh bại họ Khúc, Nam Hán chiếm được thành Đại La và kiểm soát một số
vùng đồng bằng.
• Năm 931, Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng đánh chiếm Đại La, lập lại nền tự
chủ. Dương Đình Nghệ vẫn tự xưng Tiết độ sứ như họ Khúc. Đồng thời phong
tướng lĩnh trấn trị các châu khác trong khắp Tĩnh Hải (Giao Châu). Về cơ bản, các
cấp hành chính thời kỳ này vẫn được giữ nguyên như trước.
• Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết đoạt chức Tiết độ sứ.
• Năm 938, Ngô Quyền (con rể của Dương Đình Nghệ) diệt Kiều Công Tiễn, đánh bại
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các triều
đại phong kiến phương Bắc.
18
v1.0015104206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các
nội dung sau:
• Nhà nước và pháp luật của các chính quyền đô hộ.
• Tìm hiểu về các chính quyền độc lập tự chủ.
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_3_nha_n.pdf