ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
a. Nước Hoa Kỳ
• Một số thay đổi:
Mở rộng liên bang và tu chính Hiến pháp.
Vai trò của tư bản độc quyền và của cơ quan
hành pháp ngày càng được tăng cường (vai
trò của Tổng thống).
Trấn áp các trào lưu tiến bộ và phát triển nền
dân chủ tư sản.
Bành trướng xâm lược
b. Nước Anh
• Chính thể: Quân chủ nghị viện (không có thay đổi lớn).
• Về đảng phái: Hai đảng thay nhau nắm chính quyền
Đảng Bảo thủ.
Công Đảng.
Các Thủ tướng, các Bộ trưởng đều là những nhà
đại tư bản.
Sự tan rã của hệ thống thuộc địa (từ cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX).
41 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 5: Nhà nước và pháp luật tư sản thời kỳ cận và hiện đại - Trần Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015112215
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
1
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung
v1.0015112215
BÀI 5
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CẬN VÀ HIỆN ĐẠI
Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung
2
v1.0015112215 3
• Trình bày được những cuộc cách mạng tư sản dẫn
đến sự hình thành nhà nước tư sản, đặc điểm về nhà
nước và pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh.
• Trình bày được những thay đổi cơ bản về nhà nước
và pháp luật của các nhà nước tư sản thời kỳ chủ
nghĩa tư bản hiện đại.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
v1.0015112215
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
4
• Để học tốt môn học này, sinh viên cần có kiến thức của
môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật.
v1.0015112215
HƯỚNG DẪN HỌC
5
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ.
v1.0015112215 6
Nhà nước và pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh 5.1
Nhà nước và pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản
hiện đại5.2
CẤU TRÚC NỘI DUNG
v1.0015112215 7
5.1.1. Một số vấn đề về
sự ra đời và bản chất của
chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh
5.1.3. Pháp luật tư sản
thời kỳ chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh
5.1.2. Nhà nước tư sản
thời kỳ chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh
5.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO
CẠNH TRANH
v1.0015112215 8
• Từ thế kỷ XV – XVII, chế độ phong kiến ở phương Tây lâm vào thời kỳ khủng hoảng.
Giai cấp tư sản ra đời, là lực lượng tiến bộ tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế
độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản.
• Như vậy, nhà nước tư sản ra đời là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là thành quả trực tiếp của cách mạng tư sản.
• Bản chất: Nhà nước tư sản tự do cạnh tranh là công cụ để giai cấp tư sản bảo vệ địa
vị thống trị của mình và duy trì, bảo vệ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
• Chức năng cơ bản của nhà nước tư sản thời kỳ tư bản cạnh tranh tự do:
Bảo vệ chế độ tư hữu tư sản.
Bảo vệ địa vị thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp tư sản.
Xâm lược thuộc địa (thuộc địa nước Pháp thời kỳ này rộng gấp 5 lần diện tích
nước Pháp).
Phòng thủ chống xâm lược từ các quốc gia bên ngoài.
5.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TỰ DO CẠNH TRANH
v1.0015112215 9
5.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TỰ DO CẠNH TRANH (tiếp theo)
• Đặc điểm của nhà nước tư sản tự do cạnh tranh:
Về bộ máy nhà nước: Nhà nước tư sản thời kỳ này đơn giản hơn nhiều so với
giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, về cơ bản vẫn giữ các cơ quan giống các
cơ quan trong bộ máy nhà nước phong kiến.
Về hình thức chính thể: Chủ yếu là quân chủ lập hiến, chỉ có 3 nhà nước có
chính thể cộng hoà là Pháp, Hoa Kỳ và Thụy Sỹ.
Vai trò của nghị viện thời kỳ này rất lớn, thực sự là cơ quan quyền lực.
Nhà nước chưa can thiệp vào kinh tế, chủ yếu đóng vai trò bảo đảm trật tự cho
các nhà tư sản cạnh tranh tự do.
v1.0015112215 10
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh
• Cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước tư sản Anh
Cách mạng tư sản Anh là cuộc nội chiến, là cuộc
cách mạng không triệt để.
Nhà nước tư sản Anh là điển hình cho chính thể
quân chủ nghị viện.
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
v1.0015112215 11
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh (tiếp theo)
• Cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước tư sản Anh
Quá trình cách mạng tư sản Anh diễn ra qua hai cuộc nội chiến:
Cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642 – 1646).
Cuộc nội chiến lần thứ hai (1648): Nội chiến kết thúc, nhà vua Charles I bị bắt
lại và bị xử tử.
Nội bộ Nghị viện Anh phân hóa thành 2 phái:
Phái trưởng lão: Đại diện cho tầng lớp đại tư sản, chủ trương thỏa hiệp với
nhà vua.
Phái độc lập: Đại biểu cho quyền lợi của nhân dân, có thái độ kiên quyết hơn
với nhà vua, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
Ban đầu, Phái trưởng lão chiếm ưu thế trong Nghị viện. Nhưng sau cuộc Nội chiến
thứ I, Phái độc lập đã khống chế được Nghị viện. Tuy nhiên, sau này, Phái độc lập
cũng lại chủ trương thương lượng với vua để hợp pháp hóa chính quyền tư sản do
họ nắm giữ và không đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nhân dân.
v1.0015112215 12
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh
• Cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước tư sản Anh:
04/01/1649, Nghị viện (trong tay Phái độc lập) thông qua Nghị quyết khẳng định
quyền tối cao của Hạ nghị viện trong bộ máy nhà nước, cụ thể:
Nhân dân, dưới quyền lực của thượng đế, là gốc rễ của mọi chính quyền
chân chính.
Hạ nghị viện do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong quốc gia.
Những gì Hạ viện tuyên bố là pháp luật thì nó có hiệu lực, dù cho các thượng
nghị sĩ, nhà vua có phản bác.
19/5/1649, nền cộng hoà được tuyên bố thành lập, Hạ nghị viện nắm quyền lập
pháp. Thượng nghị viện bị giải tán.
Như vậy, lúc đầu nhà nước tư sản Anh mang chính thể Cộng hòa nghị viện (chỉ tồn
tại trong thời gian ngắn).
5.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TỰ DO CẠNH TRANH
v1.0015112215 13
5.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TỰ DO CẠNH TRANH (tiếp theo)
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh
• Sự thiết lập chính thể quân chủ nghị viện:
Sau khi cách mạng tư sản Anh hoàn thành, quần chúng nhân dân đòi giai cấp
tư sản thực hiện lời hứa, song chính quyền mới do Crôm Oen (trước là lãnh tụ
của cách mạng tư sản, nay trở thành kẻ độc tài) lãnh đạo đã quay lưng lại với
nhân dân. Nền Cộng hòa bị thủ tiêu.
Từ đây, chế độ hai viện của nghị viện được phục hồi. Giai cấp tư sản thỏa hiệp
với quý tộc. Quyền lực của Nghị viện được khẳng định bằng “Đạo luật về
quyền hành”.
Chính thể quân chủ nghị viện được xác lập.
v1.0015112215
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
14
Đạo luật về quyền hành
• 02/1689, Nghị viện thông qua “Đạo luật về quyền hành”, theo đó, quyền lực nhà
nước tập trung vào Nghị viện, nhà vua không còn thực quyền:
Mọi đạo luật và mọi thứ thuế chỉ do Nghị viện quyết định.
Không một ai ngoài Nghị viện có thể chấm dứt hiệu lực của đạo luật.
Bảo đảm sự tự do tranh luận tại Nghị viện.
Hàng năm, Nghị viện xác định thành phần và số lượng quân đội, xét duyệt kinh
phí quốc phòng.
• “Nghị viện có quyền được làm tất cả, chỉ trừ việc biến đàn ông thành đàn bà”.
v1.0015112215
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
15
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh (tiếp theo)
• Sự thiết lập chính thể quân chủ nghị viện:
Vì sao ở Anh sau Cách mạng tư sản, chính thể quân chủ nghị viện thay thế cho
chính thể cộng hòa nghị viện?
Vì lo sợ trước lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản đã liên
minh với thế lực phong kiến cũ và thiết lập hình thức quân chủ nghị viện.
Cuộc cách mạng tư sản Anh chống phong kiến là cuộc cách mạng không triệt để.
Sau cách mạng, tuy chính thể quân chủ chuyên chế đã bị xóa bỏ nhưng thế lực
phong kiến vẫn tồn tại.
Do tập quán và tâm lý chính trị truyền thống, chế độ quân chủ phong kiến đã tồn
tại lâu đời, ăn sâu vào đời sống chính trị ở Anh.
v1.0015112215 16
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh
• Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ nghị viện Anh: Bộ máy nhà nước quân
chủ nghị viện Anh gồm 3 bộ phận cơ bản.
Hoàng đế: Là nguyên thủ quốc gia, giữ vai trò tượng trưng, “một nhà vua
trị vì nhưng không cai trị”.
Nghị viện (chế độ lưỡng viện) có các quyền hạn: Quyền lập pháp; quyền
quyết định ngân sách và thuế; quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu
hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các.
Chính phủ: Tiền thân là Viện Cơ mật là cơ quan nắm quyền hành pháp từ
năm 1714.
Vai trò của Hoàng đế Anh
• Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, nhưng mang nặng về vai trò tượng trưng.
• Hoàng đế chỉ có vai trò chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của
nghị viện và chính phủ.
• Mọi quyết định của hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có kèm chữ ký của
thủ tướng.
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
v1.0015112215 17
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
a. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh
Nghị viện
• Anh là quê hương của chế độ Nghị viện.
• Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là thời hoàng kim của Nghị viện Anh. Khi
đó, Nghị viện có ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác.
• “Nghị viện có quyền được làm tất cả, chỉ trừ việc biến đàn ông thành đàn bà”.
• Vai trò của Nghị viện lớn như vậy là để hạn chế quyền hạn của nhà vua.
• Nước Anh cũng là nước có cơ cấu lưỡng viện sớm nhất.
Thượng nghị viện (viện nguyên lão) gồm đại quý tộc mới, không qua bầu cử, ban
đầu có uy quyền hơn Hạ nghị viện.
Hạ nghị viện (viện dân biểu) do dân bầu ra, ngày càng chiếm ưu thế hơn.
Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn: Thuộc địa có khắp nơi bao gồm Niu Di lân,
Ôxtrâylia, Ấn Độ, Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa...
v1.0015112215 18
b. Nhà nước cộng hòa tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ
• Đặc trưng:
Điển hình về chính thể cộng hòa tổng thống.
Điển hình về hình thức nhà nước liên bang tư sản.
Điển hình về chế độ hai đảng tư sản thay nhau nắm chính quyền.
Điển hình về tổ chức nhà nước tư sản theo thuyết tam quyền phân lập.
• Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Hoa Kỳ - Sự thiết lập nhà nước tư sản hợp
chủng quốc Hoa Kỳ.
• Tổ chức bộ máy nhà nước sau khi giành độc lập.
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
v1.0015112215 19
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
b. Nhà nước cộng hòa tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ
• Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Hoa Kỳ - Sự thiết lập nhà nước tư sản hợp
chủng quốc Hoa Kỳ.
Thế kỷ XVIII, Anh đã thành lập được 13 vùng thuộc địa ở Bắc Hoa Kỳ.
Tư tưởng liên kết các vùng thành nhà nước thống nhất nảy sinh vào giữa thế
kỷ XVIII. Dự án đầu tiên về liên bang đã được Phranklin soạn thảo vào năm
1748 và bị Chính phủ Anh bác bỏ.
07/1776 đại diện của 13 vùng di dân tập trung tại thành phố Philadenphia
soạn thảo và công bố “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ.
• “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ
những quyền không thể tước bỏ, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu
cầu hạnh phúc”.
Trích Tuyên ngôn độc lập
v1.0015112215 20
b. Nhà nước Cộng hòa tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
• Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ:
Là bản Hiến pháp cổ điển, ban đầu gồm 07 điều, về sau được bổ sung thêm
một số điều.
Đến nay bản Hiến pháp này vẫn có giá trị hiệu lực.
Hiến pháp năm 1787 xác định hình thức chính thể của Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ là cộng hòa tổng thống.
• Tổ chức bộ máy nhà nước sau khi giành độc lập:
Hoa Kỳ theo hình thức cộng hòa tổng thống: Tổng thống, Nghị viện, Pháp viện
tối cao.
Tổng thống:
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu hành pháp.
Tổng thống có quyền hành rất lớn, nhiệm kỳ 4 năm.
Điều kiện ứng cử: Là công dân Hoa Kỳ từ 35 tuổi trở lên, đã cư trú ở Hoa
Kỳ trên 14 năm, trải qua 2 giai đoạn bầu cử: sơ bộ và chính thức.
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
v1.0015112215 21
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
b. Nhà nước cộng hòa tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ
• Tổ chức bộ máy nhà nước sau khi giành độc lập
Nghị viện là cơ quan lập pháp, gồm 2 viện:
Thượng nghị viện: Là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ 6 năm. Mỗi
tiểu bang có 2 Thượng nghị sĩ không phụ thuộc số dân, diện tích.
Hạ nghị viện: Là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên (số
đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang). Nhiệm kỳ 2 năm.
Khi là Nghị sĩ của một viện thì không được bầu là Nghị sĩ của viện kia và
không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp.
Nghị viện có quyền lớn: Thông qua đạo luật, quyền tán thành hoặc không tán
thành các quan chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm.
Không thể nói viện nào nhiều quyền hơn viện nào (nguyên tắc đối trọng và cân
bằng quyền lực). Ví dụ: Hạ nghị viện có quyền luận tội các quan chức cao cấp
của nhà nước kể cả tổng thống, nhưng quyền kết tội lại thuộc về thượng viện.
Pháp viện tối cao: Gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp
thuận của thượng nghị viện.
v1.0015112215 22
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
Tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ
• Là nguyên tắc tổ chức nhà nước được chia ra 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Ba cơ quan giữ 3 quyền này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực, để
tránh lạm quyền.
• Theo đó, nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo 3 nguyên tắc sau:
3 bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau.
3 bộ phận có nhiệm kỳ khác nhau.
3 bộ phận có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không loại
trừ hoặc tiệm quyền nhau.
v1.0015112215 23
b. Nhà nước Cộng hòa tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ
• Đảng phái trong nhà nước Hoa Kỳ:
Ở Hoa Kỳ, 2 đảng tư sản thay nhau cầm quyền:
Đảng Cộng hòa (ra đời năm 1851) đại biểu cho đại tư sản công nghiệp
và tài chính.
Đảng Dân chủ (ra đời năm 1791) đại biểu cho đại điền chủ và tư sản
miền Nam.
Đảng cầm quyền là đảng chiếm đa số trong nghị viện, đảng có ứng cử viên
thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống.
“Hai đảng rất giống nhau ở rất nhiều điểm đến nỗi đôi khi hai đảng được gọi
là anh em sinh đôi. Cứ 02 năm một lần, hai đảng lại thỏa thuận và so tài một
trận, mà trong đó cả hai đều được bảo vệ vừa đủ để tránh thiệt hại cho phe
thua” (David Cô lơ).
Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, tránh việc quyền lực rơi vào tay một thế
lực khác.
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
v1.0015112215 24
5.1.2. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
c. Nhà nước Cộng hòa nghị viện Pháp
• Nhận xét chung:
Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất.
Nhà nước tư sản Pháp là nhà nước Cộng hòa nghị viện điển hình.
• Cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước tư sản (1789 – 1794).
Cuối thế kỷ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp khủng hoảng trầm trọng.
Mùa hè 1789, nước Pháp đứng trước một cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng
tư sản Pháp được chia thành 3 giai đoạn:
Cách mạng bùng nổ và nền quân chủ lập hiến của đại tư sản
(1789 – 1792).
Sự thiết lập chính thể Cộng hòa của tầng lớp tư sản địa phương (1792 –
1793). Sự mở đầu của nền Cộng hòa thứ I ở Pháp.
Chính thể Cộng hòa của tầng lớp tư sản lớp dưới (1793 – 1794). Sự phát
triển và kết thúc của nền Cộng hòa thứ I.
v1.0015112215 25
• Bản chất pháp luật tư sản thời kỳ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: Là phương
tiện của nhà nước tư sản để thực hiện nền chuyên chính tư sản, bảo vệ chế độ tư
hữu tư bản và địa vị của giai cấp tư sản.
• Hai hệ thống pháp luật chính
Hệ thống pháp luật Pháp – Đức Hệ thống pháp luật Anh – Mĩ
Nguồn: Văn bản quy phạm pháp
luật – chủ yếu là các Bộ luật mới
được xây dựng.
Gắn nhiều với luật La Mã.
Chia pháp luật thành công pháp
và tư pháp.
Tố tụng thẩm vấn, tố tụng viết
Ví dụ: Pháp, Đức, các thuộc địa
của Pháp...
Vai trò của thẩm phán và luật sư ít
được đề cao.
Nguồn: Chủ yếu là tiền lệ pháp.
Không.
Không.
Tố tụng tranh tụng.
Ví dụ: Anh, Hoa Kỳ và các thuộc
địa như Canada, Úc...
Vai trò của thẩm phán và luật sư
được đề cao hơn.
5.1.3. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO
CẠNH TRANH
v1.0015112215 26
5.1.3. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO
CẠNH TRANH (tiếp theo)
Những chế định cơ bản của pháp luật tư sản
• Luật Hiến pháp tư sản
Hầu như là Hiến pháp thành văn (Anh là Hiến pháp không thành văn).
Nội dung của Hiến pháp thường gồm 3 chế định:
Chế định tổ chức bộ máy nhà nước: 4 loại cơ quan chủ yếu bao gồm
Nghị viện, Chính phủ, Tòa án, Nguyên thủ quốc gia.
Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Quyền công dân bị
hạn chế.
Chế định bầu cử: Hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động (sử
dụng tư cách về tài sản. Ví dụ: Ứng cử viên phải ký quỹ một số tiền nhất
định; phụ nữ, người da đen, da đỏ không có quyền bầu cử.
v1.0015112215 27
Những chế định cơ bản của pháp luật tư sản
• Luật Dân sự tư sản
Nội dung chủ yếu bảo vệ quyền tư hữu tài sản, điều chỉnh các quan hệ hợp
đồng, hôn nhân gia đình, thừa kế...
Quyền tư hữu tài sản: Là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, gồm 3 quyền
bao gồm sử dụng, chiếm hữu, định đoạt.
Chế định pháp nhân và công ty cổ phần tư sản: Nhằm củng cố địa vị kinh
doanh của nhà tư bản.
Chế định về Hôn nhân và gia đình: Hôn nhân được coi là một dạng của hợp
đồng dân sự.
Người kết hôn phải có năng lực pháp lý, trên cơ sở tự nguyện.
Ly hôn: Ở giai đoạn đầu quy định còn mang tính bất bình đẳng, người
chồng có quyền ly hôn khi chứng minh được người vợ không chung thuỷ,
nhưng người vợ chỉ có quyền ly hôn khi người chồng đưa tình nhân về
cùng chung sống.
Con sinh ra trong hôn nhân hợp pháp được thừa nhận.
5.1.3. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
v1.0015112215 28
5.1.3. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
Những chế định cơ bản của pháp luật tư sản
• Luật Hình sự: Đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ nhà nước phong kiến, cụ thể:
Ghi nhận mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật.
Hình phạt có sự kết hợp giữa mục đích trừng phạt và cải tạo. Hạn chế bớt các
hình phạt dã man, thay vào đó là hình phạt lưu đày và đặc biệt là đưa ra án treo.
Hạn chế: Các nước còn nhiều đạo luật chứa đựng những hình phạt nặng nề, hạn
chế dân chủ cho nhân dân (đóng dấu, chặt tay, cho xe cán, chặt tứ chi và đầu).
Bộ luật hình của Pháp năm 1810 quy định án tử hình với nhiều tội danh không
đáng áp dụng hình phạt này.
v1.0015112215 29
Những chế định cơ bản của pháp luật tư sản
• Luật Tố tụng hình sự: Các nguyên tắc tố tụng bao gồm:
Thẩm phán không thể bị bãi miễn.
Toà bồi thẩm.
Điều tra ban đầu: Thuộc quyền Công tố viên.
Điều tra tại Toà án: Mang tính ganh đua.
Tự do đánh giá chứng cứ.
Sự suy đoán vô tội:
Bị cáo có quyền bảo vệ.
Nghĩa vụ chứng minh thuộc về người buộc tội.
Quyết định vô tội không chỉ khi bị cáo chứng minh được họ không phạm tội
mà ngay cả khi không chứng minh được rằng họ phạm tội.
Quyết định công nhận vô tội không được kháng cáo.
5.1.3. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
v1.0015112215 30
5.1.3. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
(tiếp theo)
• Nhận xét chung:
Có nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật
phong kiến.
Nội dung pháp luật công khai ghi nhận và bảo
đảm thực hiện các quyền con người, quyền
công dân.
Số lượng các văn bản pháp luật tăng lên nhiều.
Lần đầu tiên ghi nhận một số chế định và
nguyên tắc cơ bản: Quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân; nguyên tắc phân chia quyền lực,
nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước; nguyên tắc tự do hợp
đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao
động, hôn nhân và gia đình...
v1.0015112215 31
5.2.1. Chủ nghĩa tư
bản trong những
năm đầu thế kỷ XX
5.2.3. Những thay đổi
cơ bản của pháp luật
tư sản thời kỳ chủ
nghĩa tư bản hiện đại
5.2.2. Đặc điểm và
những thay đổi cơ bản
của nhà nước tư sản
thời kỳ chủ nghĩa
tư bản hiện đại
5.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
v1.0015112215 32
Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
• Từ 1640 – 1870: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
• Từ 1870 đến nay:
Cuối thế kỷ XIX: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển thành chủ nghĩa tư
bản độc quyền.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (chủ nghĩa tư bản lũng đoạn):
Phe hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, Nhật, Italia).
Phe liên minh (Đức, Áo, Hung, Thổ, Bungari) thua.
Sau Chiến tranh thế giới I, các nhà nước tư sản phân hóa thành 2 nhóm:
Nhóm I: Nhà nước tư sản phát xít (Đức, Nhật, Italia...).
Nhóm II: Nhà nước tư sản duy trì chế độ dân chủ tư sản (Anh, Pháp, Hoa Kỳ...).
Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945): Phe phát xít thất bại hoàn toàn.
08 nước Đông Âu thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các quốc gia tư sản còn lại xác lập chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
Năm 1980: Phần lớn các nhà nước tư bản đã tiến hành quá trình tư nhân hóa,
chuyển đơn vị sở hữu nhà nước thành sở hữu hỗn hợp, lấy sở hữu tư nhân làm
hình thức sở hữu chính.
5.2.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
v1.0015112215 33
5.2.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (tiếp theo)
• Những đặc điểm cơ bản:
Bản chất của nhà nước tư sản thời kỳ hiện đại vẫn không thay đổi. Nhà nước tư
sản vẫn là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản nhưng cao hơn về mức độ
thể hiện ở sự cấu kết giữa các tập đoàn tư bản độc quyền với nhà nước để
phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản độc quyền.
Những nhà tư bản độc quyền trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng trong bộ
máy nhà nước.
Vai trò và thực quyền của tổng thống, thủ tướng (cơ quan hành pháp) ngày
càng được tăng cường.
Nhà nước tư sản thực hiện chức năng quản lý kinh tế.
Nhà nước tư sản thực hiện sự trấn áp phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản
lãnh đạo, phát triển nền dân chủ tư sản.
Chức năng đối ngoại:
Tập trung chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng
dân tộc.
Các nước tư sản vừa cạnh tranh quyết liệt với nhau, vừa có sự liên hợp
quốc tế.
v1.0015112215 34
Những nhà tư bản độc quyền trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy
nhà nước
• Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, các nhà tư sản nắm quyền lực
chính trị thông qua những người đại diện của mình trong bộ máy nhà nước. Đến
thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, các nhà tư bản độc quyền phải trực tiếp nắm
giữ các chức vụ quan trọng của nhà nước để làm cho việc tích tụ tư bản, thu chi
ngân sách, chính sách giá cả thị trường, phân phối lại thu nhập quốc dân... đều sẽ
bảo vệ được quyền lợi cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
• Các Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch thượng hoặc Hạ viện, Bộ trưởng... thường là
tỉ phú, triệu phú.
5.2.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (tiếp theo)
v1.0015112215 35
5.2.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (tiếp theo)
Vai trò và thực quyền của tổng thống, thủ tướng (cơ quan hành pháp)
• Giai đoạn chủ nghĩa tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh, Nghị viện đóng vai trò quan trọng.
• Giai đoạn chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, vai trò của cơ quan hành pháp (Thủ tướng,
Tổng thống, Nội các) được nâng cao.
Hiến pháp 1958 của Pháp tăng quyền hạn cho tổng thống.
Hiến pháp 1946 của Nhật bỏ thực quyền của Hoàng đế và trao nhiều quyền hành
cho Thủ tướng Chính phủ.
v1.0015112215 36
a. Nước Hoa Kỳ
• Hình thức cấu trúc: Nhà nước Liên bang.
• Hình thức chính thể: Cộng hòa Tổng thống.
Bộ máy nhà nước Liên bang
• Tổng thống: Vừa là nguyên thủ quốc
gia, vừa đứng đầu hành pháp.
• Nghị viện: Lưỡng viện gồm Thượng
nghị viện và Hạ nghị viện.
• Pháp viện tối cao.
5.2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
v1.0015112215 37
5.2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
a. Nước Hoa Kỳ
• Một số thay đổi:
Mở rộng liên bang và tu chính Hiến pháp.
Vai trò của tư bản độc quyền và của cơ quan
hành pháp ngày càng được tăng cường (vai
trò của Tổng thống).
Trấn áp các trào lưu tiến bộ và phát triển nền
dân chủ tư sản.
Bành trướng xâm lược.
v1.0015112215
5.2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI (tiếp theo)
38
b. Nước Anh
• Chính thể: Quân chủ nghị viện (không có thay đổi lớn).
• Về đảng phái: Hai đảng thay nhau nắm chính quyền
Đảng Bảo thủ.
Công Đảng.
Các Thủ tướng, các Bộ trưởng đều là những nhà
đại tư bản.
Sự tan rã của hệ thống thuộc địa (từ cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX).
v1.0015112215
5.2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI (tiếp theo)
39
c. Nước Pháp
• Nền Cộng hòa thứ III được thiết lập từ 1870 đến 1940.
Sau đó bị phát xít Đức chiếm đóng.
• 1870, Pháp bước vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền.
• Nền Cộng hòa thứ IV tồn tại từ 1946 – 1958.
• Nền Cộng hòa thứ V tồn tại từ 1958 đến nay.
• Chính thể của Pháp chuyển sang Cộng hòa lưỡng tính
(hỗn hợp).
Tổng thống: Vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa tác
động trực tiếp đến hành pháp (có quyền hạn rất
lớn,có quyền giải tán Nghị viện và quyền thành lập
Chính phủ).
Thủ tướng: Đứng đầu hành pháp.
Nghị viện: Quyền lực đã suy giảm so với trước.
v1.0015112215
5.2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI (tiếp theo)
40
d. Những thay đổi cơ bản của pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại.
• Chế định Luật Hiến pháp tư sản hiện đại: Mở rộng hơn các quyền tự do, dân chủ
(quyền tự do bầu cử, quyền bình đẳng nam nữ, quyền có việc làm...).
• Chế định Luật Dân sự: Đổi mới hoàn toàn các quy định về quyền sở hữu tư bản nhà
nước, dung hòa lợi ích giữa tư bản độc quyền và lợi ích nhân dân; ra đời các đạo
luật chống độc quyền nhưng chỉ mang tính hình thức.
Về chế định hợp đồng thể hiện sự can thiệp sâu hơn của nhà nước so với trước.
Về thừa kế ghi nhận sự tham gia quan hệ thừa kế của con ngoài giá thú và các
loại con khác.
• Chế định Luật Hôn nhân và gia đình: Thay đổi địa vị của người phụ nữ theo hướng
tích cực.
• Chế định Luật Lao động: Được thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn.
• Chế định Luật Hình sự: Thể hiện xu hướng ôn hòa và nhân đạo hóa, nhiều quốc gia
xóa bỏ hình phạt tử hình.
v1.0015112215 41
Qua bài học này, chúng ta đã đề cập đến các nội dung sau đây:
• Nhà nước và pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh.
Nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
• Nhà nước và pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại
Đặc điểm và những thay đổi cơ bản của nhà nước tư sản
thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Những thay đổi cơ bản của pháp luật tư sản thời kỳ chủ
nghĩa tư bản hiện đại.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_5_nha_n.pdf