Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 6: Nhà nước và pháp luật thời Hậu Lê (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI) - Nguyễn Thị Nguyệt

BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (tiếp theo) • Luật Tố tụng:  Các vụ việc chia thành 4 loại rất nhỏ, nhỏ, trung bình và lớn. Tương ứng với đó là bốn cấp xét xử, xã quan, huyện quan, phủ quan và triều quan.  Trình tự và thủ tục xét hỏi quy định tương đối rõ.  Đặt ra quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan xét xử.  Pháp luật cho phép tra khảo để hỏi cung, tuy nhiên tra khảo phải tuân theo thủ tục, vượt quá giới hạn bị xem là có tội.  Thủ tục xử án: Công khai. BỘ QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ • Đây là Bộ luật quy định riêng về tố tụng, gồm 31 lệ với 133 điều. • Nội dung hàm chứa nhiều quy phạm về tố tụng đã được quy định trong những văn bản pháp luật của các triều vua Lê. • Quy định về thẩm quyền tố tụng của các cấp chính quyền:  Cấp xét xử tri phủ, tri huyện, không quy định cấp xét xử cấp xã.  Thừa ti, Hiến ti  Các cơ quan kinh đô cũng được trao quyền tố tụng: Lục phiên và Lục bộ, Ngự sử đài, Phủ chúa. • Trong Bộ luật Hồng Đức chưa nói rõ ở cấp kinh đô cơ quan nào có thẩm quyền tố tụng, thì trong Bộ luật này quy định rõ ràng cụ thể. • Quy định một số thủ tục tố tụng như thụ lý việc kiện, phương pháp xử án, thời hạn thi hành lệnh bắt hay đòi các đương sự đến hầu kiện • Có sự giám sát của quan trên đối với quan dưới trong xét xử, đây là điểm riêng biệt không được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức.

pdf33 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 6: Nhà nước và pháp luật thời Hậu Lê (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI) - Nguyễn Thị Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104206 1 LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 1 v1.0015104206 BÀI 6 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI HẬU LÊ (THẾ KỶ XV – XVI) Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 2 v1.0015104206 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích để thấy được cách thức tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lê sơ và thời kỳ nội chiến phân liệt. • Chỉ ra được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc trong kỹ thuật lập pháp thời kỳ này. • Nghiên cứu và chỉ ra một số nội dung cơ bản của Bộ luật Quốc triều Hình luật, từ đó nhận thức được giá trị cơ bản của Bộ luật này. 3 v1.0015104206 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong môn Lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam. 4 v1.0015104206 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. 5 v1.0015104206 CẤU TRÚC NỘI DUNG Tổ chức bộ máy nhà nước6.1. Pháp luật thế kỷ thứ XV– XVIII6.2. 6 v1.0015104206 6.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 6.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước đầu Lê sơ 6.1.2. Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông 6.1.3. Nhà nước trong thời kỳ nội chiến phân liệt 7 v1.0015104206 6.1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ĐẦU LÊ SƠ • Năm 1407 cuộc chiến tranh chống nhà Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại. Đất nước rơi vào tay giặc cho đến năm 1428 Lê Lợi giành chiến thắng trong cuộc chiến giải phóng đất nước, đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước ta. Và bắt đầu xây dựng một triều đại mới – Triều Lê. • Năm 1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi, lấy tên nước là Đại Việt. Chia vùng Bắc Bộ thành 5 đạo, đứng đầu là các Viên tướng võ, dưới đạo là các trấn, châu, huyện. • Năm 1460 Ghi dân đặt 6 bộ, “Lại, Lễ, Hình, Binh, Công, Hộ” và 6 khoa. Sau đó Lê Thánh Tông nhiều lần thay đổi các bộ và khoa này. 8 v1.0015104206 Vua Các quan đại thần Cơ quan văn phòng tư vấn (Các tỉnh, Hàn lâm viện, Bí thư giám, Chính sự viện, Nội mật viện) Các bộ (Lễ và Lại sau đủ lục bộ) Các cơ quan chuyên môn (Ngự sử đài, Ngũ hình viện, Quốc sử viện, Quốc tử giám, Thái sử viện) 6.1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ĐẦU LÊ SƠ ( Tiếp theo) Tả, hữu tướng quốc 9 v1.0015104206 6.1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ĐẦU LÊ SƠ ( Tiếp theo) • Về tổ chức chính quyền địa phương: Năm 1428 Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo. Dưới đạo là các trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã. • Tổ chức quân đội:  Nhà Lê chú trọng tới việc xây dựng lực lượng quân đội, tiếp tục thực hiện chế độ ngụ binh ư nông.  Quân đội được chia thành quân cấm vệ (quân đóng ở kinh đô) và quân đóng ở đạo. 10 v1.0015104206 6.1.2. CUỘC CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA LÊ THÁNH TÔNG • Mục tiêu cải tổ: Nhằm tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào trong tay nhà vua và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu. Biện pháp cải tổ Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian đảm bảo tập trung quyền lực vào tay vua. Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm. Không tập trung nhiều quyền hành vào một cơ quan. 11 v1.0015104206 6.1.2. CUỘC CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA LÊ THÁNH TÔNG (tiếp theo) • Nội dung:  Tiến hành cải cách toàn diện cả ở trung ương và địa phương, cả ngạch dân sự và quân sự, cả quan chế và thiết chế nhà nước.  Ở trung ương: Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan nhằm ngăn chặn sự lạm quyền như:  Tể tướng, Đại hành khiển đồng thời sắp xếp, thay đổi lại các bộ phận.  Năm 1465, Lê Thánh Tông đổi 6 bộ thành 6 viện, thay đổi chức quan đứng đầu mỗi viện.  Năm 1466, chính vị vua này đã đổi 6 viện thành 6 bộ, đặt thêm 6 tự để giải quyết những công việc phụ. 12 v1.0015104206 Vua Quan đại thần Cơ quan có chức năng văn phòng Lục bộ Lục khoa Lục tự Ngự sử đài và các cơ quan chuyên môn 6.1.2. CUỘC CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA LÊ THÁNH TÔNG (Tiếp theo) 13 v1.0015104206 6.1.2. CUỘC CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA LÊ THÁNH TÔNG (Tiếp theo) • Chính quyền địa phương: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương tương đối gọn nhẹ, điều đó thể hiện sự phát triển trong quan hệ xã hội cũng như chưa có sự chuyên môn hóa trong quản lý nhà nước nói chung. Đựợc chia thành các cấp:  Cấp đạo – xứ: Được chia thành nhiều đạo nhỏ, không để quyền hành tập trung vào tay một người,có sự giám sát chặt chẽ cấp đạo. Việc phân chia vừa ngăn ngừa sự cát cứ và lạm quyền của phong kiến địa phương, đồng thời tăng hiệu quả quản lý của chính quyền cấp đạo.  Cấp phủ: Cấp hành chính dưới đạo.  Cấp huyện – châu.  Cấp xã: Được chú trọng cải tổ với các biện pháp:  Phân định lại các xã, số dân cư sống ở mỗi loại xã nhiều hơn, trong đó đại xã từ 500 hộ trở lên, trung xã từ 300 hộ, tiểu xã có trên dưới 100 hộ.  Đặt ra các tiêu chuẩn của Xã trưởng.  Hạn chế và kiểm duyệt hương ước, trong đó không khuyến khích làng xã có khoán ước riêng mà nên tuân thủ theo luật chung của nhà vua. => Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước phong kiến can thiệp một cách quy mô vào công việc nội bộ của làng. 14 v1.0015104206 • Tổ chức quân đội:  Quân đội được chú trọng phát triển, có lúc lên tới 35 vạn, tiếp tục thực hiện chính sách ngu binh ư nông.  Năm 1466, Lê Thánh Tông tổ chức lại quân đội thành 2 loại là thân binh và ngoại binh. Người đứng đầu mỗi Đô đốc phủ không được huy động quân đội. Chức tổng chỉ huy quân đội thuộc về nhà vua.  Bắt đầu từ năm 1467, cứ 3 năm nhà vua tổ chức 1 lần khảo hạch võ nghệ quân sĩ.  Năm 1465 vua ban hành ra các điều quận lệnh về thủy trận, tượng trận, mã trận và bộ trận, điều đó cho thấy sự chú ý của vua trong sự chuẩn bị sức mạnh của lực lượng quân đội. 6.1.2. CUỘC CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA LÊ THÁNH TÔNG (tiếp theo) 15 v1.0015104206 Tổ chức chính quyền Đàng ngoài: Thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh Đàng trong: Chúa Nguyễn 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) 16 v1.0015104206 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tiếp theo) Thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh ở Đàng ngoài Chính quyền Lê – Trịnh là lưỡng thể đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chính quyền của hai dòng họ. Trong đó vua Lê, Chúa Trịnh cùng nhau trị vì đất nước. Trên danh nghĩa, vua Lê mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất trên toàn cõi Đại Việt, nhưng thực quyền thuộc về Chúa Trịnh, gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp, tư pháp, quân sự Thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh ở Đàng ngoài 17 v1.0015104206 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tiếp theo) Nguyên nhân hình thành thể chế lưỡng đầu Tư tưởng Nho giáo: Triều Lê mới là triều đại chính thống, Chúa Trịnh không thể không duy trì triều Lê. Về lịch sử: Thể chế lưỡng quyền được hình thành từ đầu thời Lê Trung Hưng, họ Trịnh vẫn tiếp tục duy trì. Nhà Lê từng tồn tại hàng trăm năm, có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Họ Trịnh phải dựa vào danh nghĩa vua Lê để cai trị thiên hạ. Thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh ở Đàng ngoài 18 v1.0015104206 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tiếp theo) • Ở chính quyền trung ương: Tồn tại song song hai bộ máy giúp việc cho vua và chúa.  Triều đình nhà Lê vẫn được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ, nhưng quyền hạn ngày càng bị hạn chế, gồm: Các quan đại thần, Lục bộ Lục khoa, Lục tự và các cơ quan khác.  Phủ Chúa lần đầu xuất hiện trong lịch sử phong kiến nước ta ngày càng lấn át quyền lực triều đình, gồm: Ngũ phủ Phủ liêu, Lục phiên Vua Lê Các đại thần Lục bộ Lục phiên Ngũ phủ Phủ liêu Chúa Trịnh 19 v1.0015104206 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tiếp theo) • Chính quyền địa phương: Trên thực tế do chúa có quyền kiểm soát. Về cơ bản, chính quyền địa phương vẫn phỏng theo thời Hồng Đức, tuy nhiên có một số thay đổi:  Chúa Trịnh đổi 13 xứ thừa tuyên thành 13 trấn, đến đầu thế kỉ XVIII đổi lại thành xứ.  Dưới trấn là cấp phủ, huyện (châu), và xã. • Tổ chức quân đội:  Vẫn được chia làm hai loại:  Quân bảo vệ kinh đô.  Quân đóng ở địa phương.  Đầu thế kỉ XVIII, Chúa Trịnh tổ chức thêm hương binh, cứ 10 người thì lấy 2 người làm hương binh, tự sắm vũ khí, đặt điếm canh. 20 v1.0015104206 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tiếp theo) Tổ chức chính quyền Đàng Trong ngày càng hoàn chỉnh, được chia làm hai giai đoạn: • Giai đoạn 1600 – 1744: Đàng Trong về danh nghĩa vẫn là chính quyền địa phương của vua Lê, tổ chức bộ máy đơn giản, Chúa Nguyễn chia Đàng Trong thành 6 dinh, chính dinh và 5 dinh địa phương.  Chính quyền trung ương: Giúp việc cho chúa có bốn viên quan cao cấp và các ti.  Chính quyền địa phương: Chia làm 4 cấp gồm phủ đứng đầu là Tri phủ, huyện đứng đầu là Tri huyện, xã hoặc thuộc đứng đầu là Tướng thần, Xã trưởng, Cai thuộc hoặc Kí thuộc. Tổ chức chính quyền Đàng Trong 21 v1.0015104206 6.1.3. NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ NỘI CHIẾN PHÂN LIỆT (THẾ KỶ XVI – XVIII) (tiếp theo) • Giai đoạn 2 (1744 – 1777): Năm 1777 chúa Nguyễn Phúc Khoát tự xưng vương và tiến hành cải tổ bộ máy chính quyền Đàng Trong.  Chính quyền trung ương: Bao gồm 4 viên quan tứ trụ đại đồng, lập ra lục bộ thay thế cho các ti (thay đổi mang tính chất cơ bản).  Chính quyền địa phương: Chia Đàng Trong thành 12 dinh và 1 trấn. Đứng đầu dinh là Đô đốc, đứng đầu trấn là Trấn thủ. Dinh vẫn được chia thành các huyện (đứng đầu là Tri huyện), dưới huyện là cấp xã hoặc thuộc. Các chức quan hầu hết được giao cho quan võ nắm giữ.  Tổ chức quân đội: Chúa Nguyễn rất chú trọng xây dựng quân đội, chia làm 3 loại quân:  Quân túc vệ bảo vệ chính dinh.  Quân đội chính quy đóng ở các dinh.  Thổ binh ở các địa phương.  Chúa Trịnh đặc biệt chú trọng xây dựng thủy binh, lựa chọn cẩn thận các chỉ huy quân đội. Tổ chức chính quyền Đàng Trong 22 v1.0015104206 6.2. PHÁP LUẬT THẾ KỶ THỨ XV – XVIII 6.2.1. Hoạt động xây dựng pháp luật 6.2.3. Bộ Quốc triều Hình luật 6.2.4. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ 6.2.2. Các loại văn bản pháp luật 23 v1.0015104206 6.2.1. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT • Trong suốt 400 năm, Nhà nước phong kiến không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Tùy mỗi triều đại vua mà sự phát triển và hoàn thiện pháp luật là khác nhau. • Luật pháp phát triển rực rỡ nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông. Có nhiều luật lệ được ban hành dưới triều đại này còn được lưu truyền đến ngày nay, nổi bật là tập hệ thống hóa pháp luật Thiên Nam dư hạ tập, Bộ Quốc triều Hình luật. • Thời Nam – Bắc triều, chiến tranh liên miên, việc xây dựng luật pháp ít được chú trọng hơn. • Đến triều đại Tây Sơn, luật lệ được ban hành nhằm mục đích yên dân, ổn định xã hội, khôi phục kinh tế. Tuy nhiên triều đại này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chiến tranh liên miên nên không có điều kiện thuận lợi để hoàn thiện pháp luật. 24 v1.0015104206 6.2.2. CÁC LOẠI VĂN BẢN PHÁP LUẬT Các loại văn bản pháp luật Các văn bản đơn hành: Nhiều về số lượng và phong phú về hình thức (Chiếu, dụ, lệnh, lệ). Tập hợp hóa pháp luật: Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức Thiện chính thư, Quốc triều Chiếu lệnh thiện chính Pháp điển hóa hai Bộ luật: Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ. 25 v1.0015104206 6.2.3. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT • Năm 1483, Lê Thánh Tông cho xây dựng bộ Luật Hồng Đức, tên thật là Lê Triều hình luật, gồm 6 quyển. • Luật Hồng Đức là bộ luật tổng hợp nhiều ngành luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, quân sự. Được xem là tiến bộ trong các thời kì phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên các điều luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm đan xen nhau, chưa được phân định một cách rõ ràng. 26 v1.0015104206 6.2.3. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (tiếp theo) • Luật Hình sự  Nhìn chung kế thừa các quy định của Luật thời nhà Lý, Trần.  Quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung với các khung áp dụng khác nhau.  Quy định các nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự, nguyên tắc chiếu cố.  Nguyên tắc lượng hình, phải phân biệt được 2 loại tội cố ý và vô ý; phân biệt đồng phạm. Nguyên tắc chiếu cố, lượng hình khi áp dụng hình phạt.  Nguyên tắc vô luật bất hình từ triều Lý, Trần được tiếp tục hoàn thiện.  Nguyên tắc trách nhiệm hình sự khi tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội hay tự thú (trừ tội thập ác).  Nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.  Nguyên tắc thưởng người tố giác tội phạm và xử phạt người che giấu tội phạm.  Quy định về các hình phạt cụ thể. 27 v1.0015104206 6.2.3. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Tiếp theo) => Luật hình sự của Bộ luật Hồng Đức tiếp tục kế thừa và phát huy các điểm tiến bộ của Luật hình sự thời Lý, Trần; thể hiện rõ rệt tính giai cấp, công khai bảo vệ lợi ích giai cấp.  Về mặt kỹ thuật làm luật: Các điều luật vẫn chưa có tính bao quát cao, chưa chỉ rõ dấu hiệu đặc trưng của tội phạm mà đi vào mô tả chi tiết hành vi phạm tội và hậu quả hành vi đó.  Hình phạt tiếp tục là hình phạt cứng, quy định cụ thể. Vừa tích cực nhưng cũng vừa hạn chế. • Luật Hôn nhân và gia đình:  Theo Nho giáo, gia đình có vị trí quan trọng cho nền chính trị quốc gia, vì vậy các nhà làm luật rất chú trọng đến nội dung này.  Các quy định trong phần này có những quy định thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, bên cạnh đó cũng có những quy định thể hiện sự bảo vệ của pháp luật đối với người phụ nữ. Cụ thể: 28 v1.0015104206 6.2.3. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (tiếp theo)  Kết hôn cần phải có sự đồng ý của cha mẹ.  Quy định các trường hợp cấm kết hôn.  Hình thức kết hôn là sự đặt và nhận sính lễ của hai bên.  Hình sự hóa các vấn đề hôn nhân, chỉ đặt ra nghĩa vụ chung thủy đối với vợ.  Về tài sản của vợ chồng: Luật công nhận tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điểm đặc biệt là quyền sở hữu riêng của vợ là quyền sở hữu riêng không tuyệt đối. Nếu hôn nhân đổ vỡ do lỗi của vợ thì quyền sở hữu tài sản của vợ bị tước bỏ.  Vợ chồng là hàng thừa kế thứ 1 của nhau. Vợ sẽ được thừa kế khi chồng chết nhưng với điều kiện không được lấy chồng khác. Nếu đi lấy chồng khác phải trả lại phần tài sản đó. Quy định này không áp dụng với người chồng. => Mặc dù cố thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nhưng cách thể hiện của Luật Hồng Đức vẫn cho thấy quyền của người đàn ông trong gia đình. Tuy nhiên, Luật Hồng Đức vẫn là văn bản luật có nhiều tiến bộ hơn hẳn so với luật của các triều đại trước. Trong luật cũng đặt ra vấn đề nuôi con nuôi, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ 29 v1.0015104206 6.2.3. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (tiếp theo) • Luật Dân sự:  Chế định sở hữu: Công nhận 3 hình thức là sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu cá nhân. Nhìn chung các quy định đều nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho ruộng đất tư phát triển ( ví dụ: ruộng đất đã bán đứt thì không được đòi lại; ruộng cầm cố thời hạn tối đa 30 năm). Đối với tài sản khác, pháp luật cũng bảo vệ quyền tư hữu về tài sản.  Chế định hợp đồng: Quy định về hình thức hợp đồng, điều kiện vô hiệu của các loại hợp đồng.  Chế định thừa kế:  Ghi nhận hai hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Quy định trường hợp bị truất quyền thừa kế. Quy định này vừa thể hiện sự tiến bộ vừa thể hiện sự ảnh hưởng to lớn của Nho giáo.  Có sự phân biệt giữa nam và nữ trong thừa kế, con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu.  Phân biệt tài sản giữa các con vợ cả và vợ lẽ, con nuôi và con đẻ.  Pháp luật về phân chia tài sản giữa vợ và chồng: Công nhận tài sản riêng của vợ chồng trước thời kì hôn nhân, tài sản chung của vợ chồng hình thành trong hôn nhân. Dự liệu trong trường hợp người chồng hoặc người vợ chết trước. 30 v1.0015104206 6.2.3. BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (tiếp theo) • Luật Tố tụng:  Các vụ việc chia thành 4 loại rất nhỏ, nhỏ, trung bình và lớn. Tương ứng với đó là bốn cấp xét xử, xã quan, huyện quan, phủ quan và triều quan.  Trình tự và thủ tục xét hỏi quy định tương đối rõ.  Đặt ra quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan xét xử.  Pháp luật cho phép tra khảo để hỏi cung, tuy nhiên tra khảo phải tuân theo thủ tục, vượt quá giới hạn bị xem là có tội.  Thủ tục xử án: Công khai. 31 v1.0015104206 6.2.4. BỘ QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ • Đây là Bộ luật quy định riêng về tố tụng, gồm 31 lệ với 133 điều. • Nội dung hàm chứa nhiều quy phạm về tố tụng đã được quy định trong những văn bản pháp luật của các triều vua Lê. • Quy định về thẩm quyền tố tụng của các cấp chính quyền:  Cấp xét xử tri phủ, tri huyện, không quy định cấp xét xử cấp xã.  Thừa ti, Hiến ti  Các cơ quan kinh đô cũng được trao quyền tố tụng: Lục phiên và Lục bộ, Ngự sử đài, Phủ chúa. • Trong Bộ luật Hồng Đức chưa nói rõ ở cấp kinh đô cơ quan nào có thẩm quyền tố tụng, thì trong Bộ luật này quy định rõ ràng cụ thể. • Quy định một số thủ tục tố tụng như thụ lý việc kiện, phương pháp xử án, thời hạn thi hành lệnh bắt hay đòi các đương sự đến hầu kiện • Có sự giám sát của quan trên đối với quan dưới trong xét xử, đây là điểm riêng biệt không được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức. 32 v1.0015104206 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: Tổ chức bộ máy nhà nước và tình hình pháp luật thời Lê sơ và thời kỳ nội chiến phân liệt thế kỷ XV – XVI. 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_6_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan