Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 8: Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc - Nguyễn Thị Nguyệt
Bộ dân luật Bắc Kì:
• Chế định sở hữu:
Phân loại tài sản thành động sản và bất động sản.
Công nhận 4 hình thức sở hữu: Sở hữu pháp nhân công, pháp nhân tư, sở hữu
tư nhân và sở hữu chung.
• Chế định hợp đồng: Chủ thể hợp đồng được mở rộng, chỉ hạn chế một số đối tượng
như vị thành niên, phụ nữ đã có chồng
• Hôn nhân gia đình:
Quy định các trường hợp cấm kết hôn, thủ tục kết hôn phải đăng ký kết hôn,
ly hôn và tiêu hôn do Tòa án quyết định.
Quy định các trường hợp cho chồng và vợ yêu cầu ly hôn, thuận tình ly hôn.
Quy định cách thức xử lý ly hôn do lỗi của một bên, chia tài sản khi ly hôn và
trách nhiệm nuôi con cái.
Trách nhiệm của vợ chồng với nhau, con cháu với ông bà, bố mẹ.
• Chế định thừa kế:
Nơi mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Quy định đối tượng không được hưởng thừa kế.
Quy định 2 trường hợp thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật
Bộ hình luật Trung Kì:
Bố cục: Gồm điều khoản mở đầu và 29 chương với 424 điều.
Quy định về tội phạm: Bao gồm tội vi cảnh, tội trừng trị, tội đại hình.
Quy định về hình phạt:
Hình phạt chính: Đại hình, tiểu hình, vi cảnh.
Phụ hình: Áp dụng với các tội đại hình và tiểu hình như chính quyền quản
thúc, tước các quyền, tịch thu tài sản, đền bù, câu thúc thân thể, niêm yết
tội trạng.
25 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 8: Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc - Nguyễn Thị Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104206
1
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
1
v1.0015104206
BÀI 8
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
2
v1.0015104206
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày khái quát quá trình xâm lược của thực dân
Pháp; Chính sách kinh tế – chính trị – xã hội của thực
dân Pháp thời kỳ Pháp thuộc.
• Phân biệt được cách thức tổ chức chính quyền của người
Pháp tại Liên bang Đông Dương, và cách thức tổ chức
chính quyền tại Bắc Kì, Trung Kì và Nam kì.
3
• Đánh giá được vị thế của triều Nguyễn thời kỳ Pháp thuộc.
• Chỉ ra được tình hình pháp luật thời kỳ Pháp thuộc. Cơ chế áp dụng pháp luật đối
với người Pháp và người Việt.
• Xác định được tính chất và nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật do thực dân
Pháp đặt ra để cai trị thuộc địa. Qua đó hiểu được bản chất của bộ máy cai trị và hệ
thống pháp luật do thực dân Pháp tạo ra.
• Chỉ ra được những nét mới của kỹ thuật lập pháp, hành pháp và tư pháp so với thời
phong kiến trước đó.
v1.0015104206
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được tốt môn học này, người học phải học
xong môn Lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
4
v1.0015104206
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác
về những vấn đề chưa nắm rõ.
5
v1.0015104206
Khái quát quá trình xâm lược của thực dân Pháp8.1.
Tổ chức bộ máy chính quyền8.2.
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Pháp luật8.2.
6
v1.0015104206
8.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
• Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công bán đảo Sơn Trà
(Đà Nẵng), mở đầu thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam.
• Từ tháng 2/1859 đến 1879, Pháp liên tiếp đánh chiếm và xác lập được bộ máy cai trị
ở Nam Kì.
• Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc.
• Tháng 8/1883, nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Pháp đã xác lập được bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.
7
v1.0015104206
8.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN
8.2.1. Liên bang
Đông Dương và các
quy chế chính trị, Toàn
quyền Đông Dương
và các cơ quan phụ tá
8.2.2. Bộ máy cai trị
của Pháp ở Bắc Kì
8.2.3. Bộ máy cai trị
của Pháp ở Trung Kì
8.2.4. Bộ máy cai trị
của Pháp ở Nam Kì
8.2.5. Chính quyền
triều Nguyễn
8.2.6. Việc sử dụng
đào tạo quan cai trị
8.2.7. Hệ thống Tòa
án Pháp tại Việt Nam
và hệ thống Tòa án
Nam triều
8
v1.0015104206
8.2.1. LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC QUY CHẾ CHÍNH TRỊ, TOÀN QUYỀN
ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC CƠ QUAN PHỤ TÁ
• Để quản lý Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì của Việt Nam nói riêng và của Đông Dương
nói chung, thực dân Pháp lập ra Toàn quyền Đông Dương.
Toàn quyền Đông Dương do Thủ tướng Pháp trực tiếp bổ nhiệm, được xem là
người thực thi chính sách của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương.
Có mọi quyền hành (lập pháp, hành pháp và tư pháp) tại Đông Dương. Mọi chức
danh, cơ quan khác tại Đông Dương đều do Toàn quyền Đông Dương quyết định.
9
v1.0015104206
Các cơ quan
phụ tá cho
Toàn quyền
Đông Dương
Phủ toàn quyền Đông Dương là cơ quan thường
trực giúp giải quyết các công việc của Toàn
quyền Đông Dương.
Hội đồng tối cao Đông Dương có chức năng
như một cơ quan cố vấn cấp cao, chung của cả
Đông Dương.
Hội đồng phòng thủ Đông Dương – cơ quan
chuyên cố vấn về vấn đề quân sự cho Toàn
quyền Đông Dương.
Hội đồng tư vấn học chính, Hội đồng tư vấn khai
thác mỏ, Hội đồng lợi ích kinh tế, tài chính Đông
Dương, Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao
Thực dân Pháp đã thiết lập được các cơ quan trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói riêng
và Đông Dương nói chung.
8.2.1. LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC QUY CHẾ CHÍNH TRỊ, TOÀN QUYỀN
ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC CƠ QUAN PHỤ TÁ (tiếp theo)
10
v1.0015104206
8.2.2. BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA PHÁP Ở BẮC KÌ
• Thống sứ Bắc Kì và các cơ quan phụ tá:
Thống sứ Bắc Kì do người Pháp nắm giữ, do Thủ tướng Pháp bổ nhiệm và dưới
sự điều hành của Viên Toàn quyền Đông Dương.
Thực dân Pháp chỉ nắm chính quyền đến cấp tỉnh, các cấp dưới sử dụng chính
quyền của triều đình bù nhìn.
Thâu tóm mọi quyền về hành pháp, chính sách cai trị, tuyển dụng, phong chức
tước cho quan lại triều đình, nói chung là mọi quyền hành tại Bắc Kì, Vua chỉ là
bù nhìn.
• Các cơ quan phụ tá gồm: Phủ thống sứ, các Phòng thương mại, Phòng canh nông,
Hội đồng bảo hộ, Hội đồng giáo dục Bắc Kì, Viện dân biểu Bắc Kì, Hội đồng lợi ích
kinh tế và tài chính, Bắc Kì cố vấn hội đồng và Ủy ban khai thác thuộc địa ở Bắc Kì.
• Tổ chức chính quyền thực dân ở 21 tỉnh ở Bắc Kì là các Công sứ (đứng đầu mỗi tỉnh
hoặc Đốc lý thành phố đối với Hà Nội và Hải Phòng.
Giúp việc cho các Tòa công sứ và Đốc lý thành phố là các cơ quan phụ tá.
Các viên quan đứng đầu Công sứ, Đốc lý thành phố đều do Toàn quyền Đông
Dương bổ nhiệm trên cơ sở đề cử của Thống sứ, chịu trách nhiệm trực tiếp
Thống sứ.
• Ngoài ra còn có các đơn vị quân sự để bảo vệ sự tồn tại của chế độ thực dân.
11
v1.0015104206
8.2.3. BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA PHÁP Ở TRUNG KÌ
• Đứng đầu là Khâm sứ, do người Pháp đứng đầu. Giúp việc cho Khâm sứ có các cơ
quan phụ tá.
Do theo quy chế bảo hộ nên Chính quyền thực dân Pháp cũng chỉ tổ chức đến
cấp tỉnh. Các cấp chính quyền cấp dưới sử dụng chính quyền triều Nguyễn.
Mặc dù vậy, mọi quyền hành đều thuộc về Khâm sứ. Vua ở Trung Kì chỉ là bù
nhìn và tượng trưng, phụ trách những vấn đề nho giáo, lễ nghi. Mọi chính sách
của Vua trước khi ban hành đều bị kiểm duyệt gắt gao của Khâm sứ.
• Các cơ quan phụ tá:
Tòa khâm sứ, Phòng tư vấn thương mại – canh nông, Hội đồng bảo hộ Trung Kì,
Hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Trung Kì, Ủy ban khai thác thuộc địa Trung Kì.
Đứng đầu những cơ quan này đều do viên chức người Pháp nắm giữ dưới sự bổ
nhiệm của Toàn quyền Đông Dương.
Ở 13 tỉnh thì do Công sứ (riêng Đà Nẵng thì do Đốc lý) đứng đầu.
12
v1.0015104206
8.2.4. BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA PHÁP Ở NAM KÌ
• Do Nam Kì là thuộc địa của Pháp nên cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền thực dân
có sự khác biệt, cụ thể thực dân Pháp tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ hơn, tới tất cả
các cấp.
Đứng đầu là Thống đốc Nam Kì và các cơ quan phụ tá tương tự ở Bắc Kì và
Trung Kì.
Đứng đầu mỗi tỉnh là các Tỉnh trưởng/ Đốc lý thành phố.
Cấp dưới tỉnh là các trung tâm hành chính hoặc các tổng, do các quan chức
người Việt do Pháp bổ nhiệm đứng đầu, hưởng lương từ Chính phủ Pháp.
Cấp dưới cùng là xã, đứng đầu là Xã trưởng.
13
v1.0015104206
8.2.5. CHÍNH QUYỀN TRIỀU NGUYỄN
• Tồn tại song song với chính quyền thực dân Pháp là chính quyền nhà Nguyễn, gọi là
chính quyền bù nhìn bởi thực tế nhà Nguyễn còn tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì nhưng
thực chất chỉ là hình thức, là tay sai, giúp việc cho thực dân Pháp.
• Bộ máy tổ chức có một vài thay đổi ở Trung Kì và Bắc Kì bởi có sự hiện diện của
chính quyền thực dân Pháp.
• Chức năng chính của các cơ quan triều Nguyễn chỉ là tay sai, giúp việc cho thực
dân Pháp.
14
v1.0015104206
8.2.6. VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG QUAN CAI TRỊ
Đối với quan
chức người Pháp
Mở trường đào tạo: trường thông ngôn,
sau là trường thuộc địa ở Paris.
Cơ chế tuyển chọn: Bổ nhiệm, xét hoặc
thi tuyển lên bậc.
15
v1.0015104206
Đối với quan chức
người Việt:
Mục tiêu đặt ra:
Xây dựng đội ngũ
quan chức người
Việt vừa phải
trung thành với
chính quốc vừa
phải có năng lực
cai trị.
Tiến hành cải tạo
lớp trí thức cựu
học, vừa đào tạo
lớp trí thức tân
học để thay thế.
Thành lập các trường
đào tạo cho quan
chức người Việt và
ban hành quy chế
chung về ngành giáo
dục ở Đông Dương
với mục đích nhồi nhét
tư tưởng phục Tây,
sợ Tây, biết ơn Tây.
8.2.6. VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG QUAN CAI TRỊ (tiếp theo)
16
v1.0015104206
8.2.7. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG TÒA ÁN NAM TRIỀU
• Cũng giống như các cơ quan hành chính, các cơ quan xét xử cũng tồn tại hai
hệ thống là cơ quan xét xử của chính quyền thực dân Pháp và cơ quan xét xử của
triều Nguyễn.
• Hệ thống cơ quan xét xử của thực dân Pháp tồn tại ở Nam Kì, ở Hà Nội, Hải Phòng
ở Bắc Kì, Hà Nội, Hải Phòng ở Trung Kì (Đà Nẵng). Xét xử những công dân Pháp và
những công dân Việt Nam bị ràng buộc bởi quy chế thuộc địa.
• Hệ thống cơ quan xét xử của chính quyền phong kiến triều Nguyễn dùng để xét xử
công dân Việt Nam bị ràng buộc bởi quy chế bảo hộ.
17
v1.0015104206
8.3. PHÁP LUẬT
8.3.1. Nguồn luật
và hình thức văn bản,
quy chế pháp lý
8.3.2. Nội dung chủ
yếu của pháp luật.
Bộ dân luật Bắc Kì và
Bộ hình luật Trung Kì
18
v1.0015104206
8.3.1. NGUỒN LUẬT VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN, QUY CHẾ PHÁP LÝ
• Nguồn luật và hình thức văn bản:
Nguồn luật của Pháp:
Các bộ luật mang từ chính quốc như Bộ luật Napoleong 1804, Bộ luật
Thương mại 1807, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự và các bộ luật
được Pháp xây dựng ngay tại Việt Nam như Bộ hình luật Nam Kì và Dân luật
Nam Kì.
Sắc lệnh của thực dân Pháp ở chính quốc, các Nghị định của Toàn quyền
Đông Dương.
Các văn bản của Vua: Chiếu dụ, chỉ, Bộ luật Gia Long, Bộ Bắc Kì pháp viện, Bộ
luật tố tụng dân sự, thương sự Bắc Kì, Bộ luật tổ tụng hình sự Bắc Kì, Bộ luật
hình sự Bắc Kì.
19
v1.0015104206
8.3.1. NGUỒN LUẬT VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN, QUY CHẾ PHÁP LÝ (tiếp theo)
• Quy chế pháp lý:
Theo vùng
Bắc Kì và Trung Kì (trừ Hà Nội
và Hải Phòng): áp dụng pháp luật
Nam triều.
Nam Kì: áp dụng pháp luật Pháp.
20
v1.0015104206
Đối tượng
áp dụng
Thần dân Nam triều;
ngoại kiều không được
biệt đãi.
Người Pháp; ngoại
kiều được biệt đãi;
dân thuộc địa.
• Xét xử tại Tòa
án Pháp.
• Áp dụng pháp
luật Pháp.
• Xét xử tại Tòa
án Nam triều.
• Áp dụng luật
Nam triều.
8.3.1. NGUỒN LUẬT VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN, QUY CHẾ PHÁP LÍ (tiếp theo)
21
v1.0015104206
8.3.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT. BỘ LUẬT BẮC KÌ VÀ BỘ LUẬT
TRUNG KÌ
Nội dung
chính:
pháp luật
xoay quanh
3 mục đích
Bảo đảm nền độc
quyền của tư bản
Pháp, bắt nền kinh
tế Việt Nam phụ
thuộc hoàn toàn
vào Pháp
Củng cố nền thống
trị của bọn xâm lược
và tay sai chống lại
nhân dân Việt Nam.
Phục vụ cho thực
dân trong việc áp
bức, bóc lột nhân
dân Việt Nam, chủ
yếu là công nhân
và nông dân.
22
v1.0015104206
8.3.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT. BỘ LUẬT BẮC KỲ VÀ BỘ LUẬT
TRUNG KÌ (tiếp theo)
Bộ dân luật Bắc Kì:
• Chế định sở hữu:
Phân loại tài sản thành động sản và bất động sản.
Công nhận 4 hình thức sở hữu: Sở hữu pháp nhân công, pháp nhân tư, sở hữu
tư nhân và sở hữu chung.
• Chế định hợp đồng: Chủ thể hợp đồng được mở rộng, chỉ hạn chế một số đối tượng
như vị thành niên, phụ nữ đã có chồng
• Hôn nhân gia đình:
Quy định các trường hợp cấm kết hôn, thủ tục kết hôn phải đăng ký kết hôn,
ly hôn và tiêu hôn do Tòa án quyết định.
Quy định các trường hợp cho chồng và vợ yêu cầu ly hôn, thuận tình ly hôn.
Quy định cách thức xử lý ly hôn do lỗi của một bên, chia tài sản khi ly hôn và
trách nhiệm nuôi con cái.
Trách nhiệm của vợ chồng với nhau, con cháu với ông bà, bố mẹ.
• Chế định thừa kế:
Nơi mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Quy định đối tượng không được hưởng thừa kế.
Quy định 2 trường hợp thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật.
23
v1.0015104206
8.3.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT. BỘ LUẬT BẮC KÌ VÀ BỘ LUẬT
TRUNG KÌ (tiếp theo)
• Bộ hình luật Trung Kì:
Bố cục: Gồm điều khoản mở đầu và 29 chương với 424 điều.
Quy định về tội phạm: Bao gồm tội vi cảnh, tội trừng trị, tội đại hình.
Quy định về hình phạt:
Hình phạt chính: Đại hình, tiểu hình, vi cảnh.
Phụ hình: Áp dụng với các tội đại hình và tiểu hình như chính quyền quản
thúc, tước các quyền, tịch thu tài sản, đền bù, câu thúc thân thể, niêm yết
tội trạng.
24
v1.0015104206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội
dung sau:
• Khái quát quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
• Tổ chức bộ máy chính quyền.
• Tình hình pháp luật thời kì này.
25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_8_nha_n.pdf