Bài giảng Luật an sinh xã hội - Bài 1: Những vấn đề chung về luật an sinh xã hội Việt Nam - Đỗ Thị Dung

KẾT HỢP GIỮA NGUYÊN TẮC “ HƯỞNG THỤ THEO ĐÓNG GÓP” VÀ NGUYÊN TẮC “ LẤY SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT” (tiếp theo) Nội dung nguyên tắc Mức trợ cấp căn cứ vào mức đóng góp và thời gian đóng góp vào quỹ trợ cấp (bảo hiểm xã hội). Mức trợ cấp căn cứ vào mức độ hy sinh, cống hiến của đối tượng hưởng an sinh xã hội (ưu đãi xã hội). Trong một số trường hợp, đối tượng tham gia đóng phí nhưng không/ít được hưởng chế độ (người lao động nam không được hưởng chế độ khám thai ). TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Khái niệm an sinh xã hội. • Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật An sinh xã hội. • Nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội

pdf29 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật an sinh xã hội - Bài 1: Những vấn đề chung về luật an sinh xã hội Việt Nam - Đỗ Thị Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104216 GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT AN SINH XÃ HỘI Giảng viên: TS. Đỗ Thị Dung 1 v1.0015104216 2 BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM Giảng viên: TS. Đỗ Thị Dung v1.0015104216 3 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm an sinh xã hội. • Trình bày và phân tích được các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật An sinh xã hội. • Phân tích được các nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội. v1.0015104216 4 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong môn học: Luật Lao động. v1.0015104216 5 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc văn bản pháp luật:  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014;  Luật Việc làm năm 2013;  Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;  Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012;  Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2012;  Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. v1.0015104216 6 CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái niệm an sinh xã hội1.1 Nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội1.3 Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật An sinh xã hội 1.2 v1.0015104216 7 1.1. KHÁI NIỆM AN SINH XÃ HỘI Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. v1.0015104216 8 1.1. KHÁI NIỆM AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Theo pháp luật Việt Nam: An sinh xã hội được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình trong những trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp rủi ro (ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, tuổi già và chết), đồng thời xã hội ưu đãi những thành viên trong xã hội có công đối với đất nước. v1.0015104216 9 1.2. CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI 1.2.1. Quan hệ về bảo hiểm xã hội 1.2.2. Quan hệ về bảo hiểm y tế 1.2.3. Quan hệ về ưu đãi xã hội 1.2.4. Quan hệ về trợ giúp xã hội v1.0015104216 1.2.1. QUAN HỆ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 10 Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quan hệ kinh tế - xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo đảm trợ cấp cho người lao động khi họ gặp rủi ro trong quá trình lao động khiến khả năng lao động bị suy giảm hoặc khi không còn khả năng lao động.  Bảo hiểm xã hội là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. v1.0015104216 1.2.1. QUAN HỆ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (tiếp theo) 11 Đặc điểm Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội: Người lao động. Hình thức bảo hiểm xã hội: 2 loại: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nguồn trợ cấp bảo hiểm xã hội: Do các bên tham gia bảo hiểm xã hội đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội: Gồm 5 chế độ bảo hiểm bắt buộc và 2 chế độ bảo hiểm tự nguyện. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội: Căn cứ vào mức đóng góp, thời gian đóng góp và mức độ rủi ro, thương tật. v1.0015104216 1.2.2. QUAN HỆ VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 12 Khái niệm: là tổng hợp các quan hệ kinh tế - xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn dân khi bị rủi ro ốm đau, bệnh tật, trên cơ sở đóng góp tài chính. v1.0015104216 1.2.2. QUAN HỆ VỀ BẢO HIỂM Y TẾ (tiếp theo) 13 Đặc điểm Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: Toàn dân. Hình thức bảo hiểm y tế: Bắt buộc. Nguồn của bảo hiểm y tế: Từ các nguồn đóng góp của người tham gia, quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ và Nhà nước đóng góp, hỗ trợ cho một số đối tượng. Chế độ bảo hiểm y tế: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; khám bệnh, chữa bệnh; điều trị; chi phí thuốc men. Mức hưởng bảo hiểm y tế: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật của đối tượng hưởng. v1.0015104216 1.2.3. QUAN HỆ VỀ ƯU ĐÃI XÃ HỘI 14 Khái niệm: là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực Nhà nước và cộng đồng xã hội thực hiện ưu đãi đối với người có công và thân nhân của người có công nhằm ghi nhớ công ơn của họ đối với đất nước.  Ưu đãi xã hội là quan hệ mang tính đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. v1.0015104216 1.2.3. QUAN HỆ VỀ ƯU ĐÃI XÃ HỘI (tiếp theo) 15 Nguồn trợ cấp ưu đãi xã hội: Ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Mức trợ cấp ưu đãi xã hội: Căn cứ vào thời gian và mức độ hy sinh, cống hiến của người có công với cách mạng. Đặc điểm Đối tượng ưu đãi xã hội: Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Chế độ ưu đãi xã hội: Gồm nhiều chế độ: Trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, việc làm. v1.0015104216 1.2.4. QUAN HỆ VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI 16 Khái niệm: là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực Nhà nước và cộng đồng xã hội thực hiện trợ giúp đối với các đối tượng thiệt thòi, yếu thế, khó khăn mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo liệu, giải quyết được, nhằm ổn định và phát triển xã hội. v1.0015104216 1.2.4. QUAN HỆ VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI (tiếp theo) 17 Đối tượng trợ giúp xã hội: Mọi công dân có hoàn cảnh khó khăn. Hình thức trợ giúp xã hội: Thường xuyên và đột xuất. Nguồn trợ giúp xã hội: Ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Chế độ trợ giúp xã hội: Trợ cấp và các chế độ vật chất khác. Mức trợ giúp xã hội: Tùy thuộc vào mức độ khó khăn của đối tượng được trợ giúp và nguồn trợ giúp. Đặc điểm v1.0015104216 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI 1.3.1. Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội 1.3.2. Nhà nước thống nhất quản lý về an sinh xã hội 1.3.3. Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội 1.3.4. Kết hợp giữa nguyên tắc ”hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” 1.3.5. Đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội 18 v1.0015104216 1.3.1. MỌI THÀNH VIÊN TRONG XÃ HỘI ĐỀU CÓ QUYỀN HƯỞNG AN SINH XÃ HỘI Cơ sở xác định nguyên tắc Xuất phát từ nhu cầu hưởng an sinh xã hội của các thành viên trong xã hội. Xuất phát từ quyền hưởng an sinh xã hội là quyền con người. Xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước. 19 v1.0015104216 1.3.1. MỌI THÀNH VIÊN TRONG XÃ HỘI ĐỀU CÓ QUYỀN HƯỞNG AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) 20 Nội dung nguyên tắc Mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng quyền lợi về an sinh xã hội khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định. An sinh xã hội được thực hiện bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội về mức hưởng, chế độ hưởng. v1.0015104216 1.3.2. NHÀ NƯỚC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ VỀ AN SINH XÃ HỘI Cơ sở xác định nguyên tắc Xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước. Xuất phát từ mục đích của an sinh xã hội. Xuất phát từ nguồn nhân lực và tài chính thực hiện an sinh xã hội. 21 v1.0015104216 1.3.2. NHÀ NƯỚC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ VỀ AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) 22 Nội dung nguyên tắc Nhà nước ban hành pháp luật về an sinh xã hội. Nhà nước thành lập hệ thống các cơ quan, tổ chức thực hiện an sinh xã hội. Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Nhà nước trực tiếp chi từ ngân sách trả chế độ hoặc bảo trợ cho nguồn thực hiện an sinh xã hội. v1.0015104216 1.3.3. KẾT HỢP HÀI HÒA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Cơ sở xác định nguyên tắc Xuất phát từ mục tiêu phát triển ổn định, bền vững nền kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục đích an sinh xã hội. 23 v1.0015104216 1.3.3. KẾT HỢP HÀI HÒA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (tiếp theo) 24 Nội dung nguyên tắc Các chế độ an sinh xã hội đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho đối tượng hưởng. Đối tượng và phạm vi hưởng an sinh xã hội ngày càng mở rộng . Các chế độ trợ cấp an sinh xã hội luôn được điều chỉnh theo hướng ngày càng tăng cao. v1.0015104216 1.3.4. KẾT HỢP GIỮA NGUYÊN TẮC “ HƯỞNG THỤ THEO ĐÓNG GÓP” VÀ NGUYÊN TẮC “ LẤY SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT” Cơ sở xác định nguyên tắc Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm sự công bằng. Xuất phát từ tính chất xã hội của các quan hệ an sinh xã hội đó là tính tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro. 25 v1.0015104216 1.3.4. KẾT HỢP GIỮA NGUYÊN TẮC “ HƯỞNG THỤ THEO ĐÓNG GÓP” VÀ NGUYÊN TẮC “ LẤY SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT” (tiếp theo) 26 Nội dung nguyên tắc Mức trợ cấp căn cứ vào mức đóng góp và thời gian đóng góp vào quỹ trợ cấp (bảo hiểm xã hội). Mức trợ cấp căn cứ vào mức độ hy sinh, cống hiến của đối tượng hưởng an sinh xã hội (ưu đãi xã hội). Trong một số trường hợp, đối tượng tham gia đóng phí nhưng không/ít được hưởng chế độ (người lao động nam không được hưởng chế độ khám thai). Mức trợ cấp căn cứ vào mức độ khó khăn và tình trạng bệnh tật của đối tượng hưởng (trợ giúp xã hội, bảo hiểm y tế). v1.0015104216 Xuất phát từ sự đa dạng của các rủi ro trong cuộc sống. Xuất phát từ nguồn tài chính thực hiện an sinh xã hội. Xuất phát từ nhu cầu hưởng an sinh xã hội của đối tượng hưởng. Xuất phát từ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Cơ sở xác định nguyên tắc 1.3.5. ĐA DẠNG HÓA, XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) 27 v1.0015104216 1.3.5. ĐA DẠNG HÓA, XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI 28 Nội dung nguyên tắc Ngoài các chế độ bảo hiểm bắt buộc, còn có chế độ bảo hiểm tự nguyện. Mở rộng đối tượng tham gia an sinh xã hội. Nhà nước khuyến khích cộng đồng xã hội cùng tham gia. Nhà nước khuyến khích sự vươn lên của các đối tượng hưởng an sinh xã hội. v1.0015104216 29 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Khái niệm an sinh xã hội. • Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật An sinh xã hội. • Nguyên tắc cơ bản của Luật An sinh xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_an_sinh_xa_hoi_bai_1_nhung_van_de_chung_ve_lu.pdf
Tài liệu liên quan