Bài giảng Luật học so sánh - Bài 1: Nhập môn luật học so sánh - Phạm Quý Đạt

SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) Tiêu chí để phân nhóm • Là yếu tố quyết định đối với việc xác định số lượng các dòng họ pháp luật cũng như việc đưa một hệ thống pháp luật cụ thể vào một dòng họ nào đó. Các học giả khác nhau đã và đang cố gắng tìm kiếm các tiêu chí để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau. Sự khác nhau không chỉ số lượng các tiêu chí được sử dụng để phân nhóm mà còn khác nhau ở chính bản thân các tiêu chí được sử dụng để phân nhóm. • Một số học giả sử dụng một tiêu chí duy nhất để phân nhóm các hệ thống pháp luật. Theo đó, tiêu chí được các học giả đề xuất để phân chia các dòng họ pháp luật như các nguồn của pháp luật, nội dung bản chất của pháp luật, nguồn gốc lịch sử của pháp luật, nền văn hóa và các hình thái pháp luật • Một số học giả khác kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm các hệ thống pháp luật Cách phân nhóm các hệ thống pháp luật • Học giả người Pháp, René David kết hợp hai tiêu chí để phân nhóm là:  Kĩ thuật pháp lý: Ông cho rằng nếu luật gia được đào tạo trong hệ thống pháp luật A khi hành nghề trong hệ thống pháp luật B mà gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do có thể từ khái niệm pháp lý, thứ bậc nguồn luật áp dụng thì hai hệ thống pháp luật A và B không thể được xếp vào cùng nhóm.  Hệ tư tưởng: Ông cho rằng ngay cả khi chúng sử dụng cùng kĩ thuật pháp lý nhưng nếu chúng được xây dựng dựa vào những nguyên tắc triết học, chính trị và kinh tế đối lập nhau và nếu chúng cố gắng tạo ra hai kiểu xã hội hoàn toàn khác nhau. Dựa vào hai tiêu chí này R. David phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành:  Dòng họ pháp luật La Mã – Giecmanh;  Dòng họ Common law;  Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa;  Một số hệ thống pháp luật khác như luật Hồi giáo, luật Hindu, luật một số nước Đông Nam Á, châu Phi

pdf37 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật học so sánh - Bài 1: Nhập môn luật học so sánh - Phạm Quý Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 v1.0014105220 LUẬT HỌC SO SÁNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt 2 v1.0014105220 BÀI 1 NHẬP MÔN LUẬT HỌC SO SÁNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt 3 v1.0014105220 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được định nghĩa, đối tượng của Luật học so sánh, hai cấp độ so sánh pháp luật, phương pháp của Luật học so sánh và vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài. • Phân tích được 5 yếu tố quyết định sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. • Trình bày được sự hình thành và phát triển của luật học so sánh trên thế giới và ở Việt Nam: Các tổ chức nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và các công trình nghiên cứu tiêu biểu. • Phân biệt được 4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luật học so sánh. • Trình bày tiêu chí của 2 cách phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới. 4 v1.0014105220 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên cần có các kiến thức các môn học sau: • Lý luận Nhà nước và Pháp luật; • Luật Hiến pháp Việt Nam. 5 v1.0014105220 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng phần giáo viên đã yêu cầu đọc. • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề để nắm được nội dung các vấn đề đã được nêu trong bài giảng. • Giải quyết tình huống và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của bài. 6 v1.0014105220 CẤU TRÚC NỘI DUNG Sự hình thành và phát triển của Luật học so sánh1.2 Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới1.4 Giới thiệu chung về Luật học so sánh1.1 Ý nghĩa khoa học của Luật học so sánh1.3 7 v1.0014105220 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH 1.1.1. Tên gọi, định nghĩa và đặc điểm của Luật học so sánh 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Luật học so sánh 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu của Luật học so sánh 8 v1.0014105220 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Tên gọi • “Luật so sánh” có nhiều cách gọi khác nhau trong khoa học pháp lý trên thế giới:  Comparative law (tiếng Anh) và Droit Compare (tiếng Pháp): Đều có nghĩa là luật so sánh.  Rechtsvergleichung (tiếng Đức) có nghĩa là so sánh luật.  Trong tiếng Việt, một số công trình nghiên cứu học thuật có sử dụng cả 3 thuật ngữ “luật so sánh”; “so sánh luật” hay “luật học so sánh”.   Search Google với từ khóa là “Comparative Law” (luật so sánh) và thuật ngữ “Comparative Jurisprudence” (luật học so sánh).   Luật so sánh xuất hiện trong gần 20 triệu tài liệu.   Luật học so sánh xuất hiện khiêm tốn gần 5 triệu tài liệu. • Do vậy, thuật ngữ luật so sánh được sử dụng phổ biến hơn cả trong khoa học pháp lý. 9 v1.0014105220 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Định nghĩa • Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh, được các học giả sử dụng, tuy nhiên thường không tập trung giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc chức năng của nó. • Học giả Việt Nam: Luật so sánh là phương pháp xem xét, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật trên thế giới.  Ưu điểm: Định nghĩa này rất hay, ngắn gọn, khúc triết.  Nhược điểm: Đồng nhất luật so sánh thành một phương pháp nghiên cứu dù chỉ ra đối tượng nghiên cứu là pháp luật nhưng không mang lại lợi ích cho người nghiên cứu. • Học giả người Đức: Zweigert – Kotz cho rằng luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”.  Ưu điểm: Cũng rất ngắn gọn và khúc triết.  Nhược điểm: Quá chung chung, không cụ thể. 10 v1.0014105220 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Học giả người Thụy Điển:  Michael Bogdan thì xác định như sau: Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt.  Đây là một quan điểm khá toàn diện và đầy đủ về luật so sánh vì ông sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để:  Giải thích nguồn gốc của chúng;  Đánh giá những giải pháp (tư tưởng, cách thức xây dựng pháp luật) được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau;  Phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu các vấn đề liên cốt lõi của các hệ thống pháp luật đó. 11 v1.0014105220 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Đặc điểm • Trước hết, có thể khẳng định rằng luật so sánh không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định. • Thứ hai, đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của giữa chúng. • Thứ ba, nghiên cứu luật so sánh không đồng nhất nghiên cứu pháp luật nước ngoài. • Thứ tư, luật so sánh là một ngành luật khoa học độc lập trong khoa học pháp lý. • Thứ năm, luật so sánh có phạm vi nghiên cứu rất rộng. 12 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH • Luật so sánh nghiên cứu gì? • Luật so sánh không nghiên cứu so sánh các ngành luật, các chế định pháp luật hay các quy phạm pháp luật khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật. • Nội dung cơ bản (bản chất) của các công trình nghiên cứu luật so sánh: So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng. • Ví dụ:  Luật thương mại Việt Nam 1997 và 2005 dưới góc độ so sánh;  Bộ luật dân sự của Thái Lan và Luật thương mại của Việt Nam hiện hành dưới góc độ so sánh;  Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành dưới góc độ so sánh.  Từ đó có thể nhận định rằng các hệ thống pháp luật mới là đối tượng của luật so sánh. 13 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Thuật ngữ “hệ thống pháp luật (legal system)” Đây là một khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau:  Hệ thống pháp luật (theo nghĩa hẹp) là tổng thế các nguyên tắc, các quy phạm của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ (có thể là nguyên tắc, quy phạm đạo đức; nguyên tắc, quy phạm chính trị; nguyên tắc, quy phạm pháp luật)  Hệ thống pháp luật (theo nghĩa rộng) được sử dụng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có những điểm chung nhất định.  Những điểm tương đồng đó có thể là lịch sử hình thành và phát triển, triết lý pháp luật và kỹ thuật pháp lý 14 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Thuật ngữ “dòng họ pháp luật”  Bên cạnh thuật ngữ “hệ thống pháp luật” còn có thuật ngữ ”dòng họ pháp luật” (legal family) để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định.  Ví dụ: Dòng họ pháp luật Anh – Mỹ; dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa; “dòng họ Common law”:  Hệ thống pháp luật gốc (bố/mẹ) là hệ thống pháp luật Anh.  Các hệ thống pháp luật khác trong dòng họ được coi là các thế hệ tiếp theo của dòng họ.  Do đó, thuật ngữ “dòng họ pháp luật” là thuật ngữ được sử dụng mang tính chất lịch sử, nguồn gốc sâu sa của một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định và cùng chịu ảnh hưởng của một hệ thống pháp luật gốc nào đó. 15 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Thuật ngữ “truyền thống pháp luật” Ngoài hai thuật ngữ nêu trên, các học giả cũng sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “truyền thống pháp luật” (legal tradition) để chỉ đối tượng nghiên cứu của luật so sánh. Nó cũng được dùng để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định, tuy nhiên khi sử dụng thuật ngữ này, các học giả đang quan tâm đến những vấn đề như:  Vai trò của pháp luật trong xã hội;  Chính thể, cấu trúc và hiệu lực của hệ thống pháp luật;  Cách thức pháp luật được làm ra, áp dụng, nghiên cứu, hoàn thiện và giảng dạy 16 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Phạm vi của đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luật so sánh là rất rộng. Cụ thể khi tiến hành một công trình nghiên cứu luật so sánh, người nghiên cứu phải thực hiện nghiên cứu các khía cạnh sau của đối tượng: Để xác định được những điểm tương đồng hay khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, cần phải hiểu được quy định của các hệ thống pháp luật đó. Cần hiểu chúng được làm ra và được áp dụng như thế nào? Và vì thế cần phải hiểu cách thức giải thích các quy phạm pháp luật đó. Cần phải hiểu được quan điểm về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, các nguồn gốc pháp luật và thậm chí phải hiểu được cả cách thức đào tạo các luật gia ở các quốc gia đó. 17 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Cấp độ so sánh (vi mô – vĩ mô) Vì sao phải phân chia thành các cấp độ so sánh?  Do phạm vi và đối tượng của luật so sánh rộng nên các nghiên cứu so sánh pháp luật có thể tiến hành so sánh một cách tổng thể, khái quát hệ thống pháp luật này với hệ thống pháp luật khác.  Hoặc so sánh thành tố của hệ thống pháp luật này với thành tố tương ứng trong hệ thống pháp luật khác.  Từ quan điểm đó, các học giả thường phân ra thành nhiều cấp độ so sánh khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ chương trình chúng ta chỉ tìm hiểu hai cấp độ so sánh pháp luật là so sánh vĩ mô và so sánh vi mô. 18 v1.0014105220 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Là tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các hệ thống pháp luật. • Xét về phạm vi, so sánh vi mô không bao quát toàn bộ hệ thống pháp luật mà nó tập trung vào việc so sánh các quy phạm pháp luật và các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật. • So sánh ở cấp độ vi mô là so sánh các quy phạm pháp luật được sử dụng để giải quyết một vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ: Việc so sánh chế định hợp đồng giữa các hệ thống pháp luật, so sánh các quy phạm điều chỉnh vấn đề hiệu lực hợp đồng giữa các hệ thống pháp luật khác nhau là những so sánh ở cấp độ vi mô. Là so sánh những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật như: • Các hình thức pháp luật; • Các phương pháp tư duy; • Các thủ tục được sử dụng; • Các vấn đề như kĩ thuật lập pháp, phương pháp giải thích pháp luật; • Các loại nguồn và giá trị pháp lý của chúng trong hệ thống nguồn của các hệ thống pháp luật  Đây là cấp độ so sánh cao nhất So sánh vi mô (so sánh bên trong)So sánh vĩ mô (so sánh bên ngoài) 19 v1.0014105220 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH • Cách tiếp cận luật so sánh: Các sự vật, hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chỉ thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh) có những điểm chung nhất định. • Ví dụ: So sánh luật dân sự của Pháp với luật hình sự Đức có được không?  Không cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội tương đương mà cụ thể là quan hệ dân sự hoặc quan hệ hình sự. • Khi tiến hành so sánh chúng ta cần xác định 3 yếu tố, đó là: Yếu tố so sánh, yếu tố được so sánh và yếu tố mẫu số so sánh chung (những điểm chung). • Xác định mẫu số so sánh chung Những điểm chung hay còn gọi là yếu tố mẫu số so sánh chung được xác định như thế nào?  Ở cấp độ so sánh vĩ mô thì các yếu tố mẫu số so sánh chung ở đây có thể là kinh tế, chính trị, văn hóa, địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo Tùy thuộc vào mục đích và sự quan tâm của người nghiên cứu.  Ở cấp độ so sánh vi mô thì các yếu tố mẫu số so sánh chung đó là chức năng của các chế định, các quy phạm pháp luật (chúng có chức năng tương đương). Ví dụ: So sánh chế định luật dân sự của Pháp và Đức. 20 v1.0014105220 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung Phương pháp đặc thù Phương pháp so sánh lịch sử  phù hợp với việc nghiên cứu các vấn đề khác biệt thuộc về bản chất, đặc trưng của các quốc gia. Phương pháp so sánh quy phạm (văn bản pháp luật)  phù hợp nghiên cứu ở cấp vi mô, cụ thể, quy mô nhỏ hẹp. Phương pháp so sánh chức năng: Thích hợp nghiên cứu ở cấp vĩ mô, rộng lớn nhưng phải đảm bảo các yếu tố thời gian (kéo dài), chi phí, trình độ của người nghiên cứu (phải có kiến thức rộng về pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý). Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. 21 v1.0014105220 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh. Bước 2: Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh. Bước 3: Thu thập tài liệu tham khảo. Bước 4: Xây dựng hệ thống các tiêu chí so sánh. Bước 5: Báo cáo về đối tượng cần so sánh. Bước 6: Đánh giá có phê phán kết quả so sánh tìm được. 22 v1.0014105220 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Những điểm cần lưu ý khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài:  Cần phải có nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về pháp luật nước ngoài;  Phải có thông tin cập nhật về pháp luật nước ngoài;  Cần nắm được các nguồn luật và sử dụng đúng các thuật ngữ pháp lý của nước ngoài. • Cơ sở để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật  Chế độ chính trị;  Trình độ phát triển kinh tế (ví dụ: Mỹ có luật chứng khoán từ 1933, Việt Nam đến 1998 mới có Nghị định về hoạt động chứng khoán);  Sự kiện lịch sử;  Tôn giáo (ví dụ: Các quốc gia đi theo đạo Hồi thì tồn tại chế độ đa thê);  Địa lý (ví dụ: Nhật Bản có luật xây dựng rất khác). Chú ý là trong vị trí địa lý có cả yếu tố khí hậu;  Văn hóa (ví dụ: Các quốc gia có kiểu văn hóa trọng nam thì luật lao động sẽ có quan điểm khác về mức lương hay ưu tiên tuyển dụng). 23 v1.0014105220 1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của luật học so sánh trên thế giới 1.2.2. Sự hình thành và phát triển của luật học so sánh ở Việt Nam 24 v1.0014105220 1.2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH TRÊN THẾ GIỚI • Từ thế kỉ thứ XVI, ở các quốc gia châu Âu lục địa tồn tại nhiều loại luật lệ khác nhau được áp dụng cho các vùng lãnh thổ khác nhau, vì vậy đã xuất hiện một số công trình so sánh các luật lệ được áp dụng trong cùng quốc gia. • Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII đã làm cho các luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình, vì vậy, luật so sánh hầu như không được phát triển. • Từ thế kỉ XIX đến nay, luật so sánh phát triển mạnh mẽ với hai hình thức là luật so sánh lập pháp và luật so sánh học thuật. • Nửa đầu thế kỉ XIX, luật gia của các nước chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật của nước mình vì thế luật so sánh không có điều kiện đế phát triển. • Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, sự phát triển của luật so sánh được đánh dấu bằng sự phát triển mạnh mẽ của các thiết chế của nó như các hiệp hội, các tạp chí và trưởng các chuyên ngành so sánh (professional chairs). Hội so sánh lập pháp được lập ra ở Pháp năm 1869 được xem là tổ chức đầu tiên trên thế giới về luật so sánh. • Trong nửa đầu thế kỉ XX, nhiều thiết chế chuyên về luật so sánh đã được thành lập và các thiết chế này đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của luật so sánh. 25 v1.0014105220 1.2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) • Sau đại chiến thế giới lần thứ II, với sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm các nước ở Đông Âu và một số nước khác ở châu Á và châu Mỹ Latinh, luật so sánh đã có những thay đổi nhất định và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự phân hóa thế giới và quan điểm chính trị. • Ở Mỹ và Tây Âu, luật so sanh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhiều trung tâm, viện nghiên cứu cũng như các hiệp hội luật so sánh đã được thành lập. Có thể kể đến Hội luật so sánh của Mỹ thành lập 1951, Hiệp hội luật so sánh của Italia được thành lập năm 1958, Hiệp hội luật so sánh của Hà Lan thành lập năm 1968, Viện luật so sánh Thụy Sĩ được thành lập năm 1982 • Ở châu Á chắc có lẽ Nhật Bản là nước đi tiên phong trong việc phát triển Luật so sánh học thuật với việc thành lập Viện luật so sánh thuộc trường Đại học Chuo năm 1948. 26 v1.0014105220 1.2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Ở VIỆT NAM • Trước năm 1945: Luật so sánh ở Việt Nam thời kì này chủ yếu là so sánh lập pháp (viện dẫn và sử dụng pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình). Ví dụ: Quốc triều hình luật – Bộ luật có giá trị đặc biệt trong cổ luật của Việt Nam. • Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được xây dựng.  Hầu hết các đạo luật lớn đặc biệt là hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của nước ngoài, nhất là pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa.  Ở miền Bắc, luật so sánh học thuật dường như ít được chú trọng. Lý dó là vì trình độ phát triển khoa học pháp lý, điều kiện hoàn cảnh lịch sử, những thông tin đáng quan tâm đối với pháp luật nước ngoài chỉ dừng lại đối với các nước xã hội chủ nghĩa.  Ở miền Nam, trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, các nhà làm luật của miền Nam đã tham khảo pháp luật nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật. Cụ thể là tham khảo luật tư của Pháp; luật công và một số lĩnh vực khác lại tham khảo của Mỹ và một số nước khác. 27 v1.0014105220 1.2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Ở VIỆT NAM (tiếp theo) • Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động lập pháp của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể.  Hiến pháp năm 1980 và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác khác.  Điều này làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của Liên Xô. • Từ năm 1986 đến nay  Những yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, luật so sánh đã được phát triển mạnh mẽ hơn so với các giai đoạn trước trên cả hai phương diện so sánh lập pháp và so sánh học thuật.  So sánh lập pháp, các nhà làm luật trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật đã tìm hiểu và tham khỏa kinh nghiệm pháp luật của các nước khác nhau, đặc biệt là những nước đã phát triển nền kinh tế thị trường.  Tuy nhiên, “hướng nghiên cứu so sánh lập pháp của giới pháp lý Việt Nam chưa thực sự rõ rệt, sâu sắc và có bài bản”. 28 v1.0014105220 1.2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Ở VIỆT NAM (tiếp theo) • So sánh học thuật, các nhà luật học trong giai đoạn này cũng bắt đầu quan tâm đến các nghiên cứu so sánh học thuật. • Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các nhà luật học Việt Nam chủ yếu là giới thiệu các dòng họ pháp luật trên thế giới hoặc giới thiệu các vấn đề cụ thể của các hệ thống pháp luật nước ngoài. • Các công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên tắc và lý thuyết về luật so sánh chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu lý thuyết về luật so sánh còn rất khiêm tốn. 29 v1.0014105220 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH • Tính giáo dục chung. • Nâng cao hiểu biết của các luật gia, các nhà nghiên cứu. • Hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc gia. • Hỗ trợ cho việc làm hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật. • Hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật thực định. • Hỗ trợ việc phát triển và áp dụng công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. 30 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI Tại sao phải phân nhóm? • Phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau chủ yếu là nhằm mục đích sư phạm. • Các nhà luật học so sánh đã tổng kết, so sánh những hệ thống pháp luật quan trọng nhất và sau đó phân nhóm. Các hệ thống pháp luật có liên quan với nhau có nhiều điểm tương đồng và vì vậy có thể tiết kiệm nhiều công sức bằng cách sử dụng hiểu biết của một hệ thống pháp luật để nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác trong cùng một nhóm. Ví dụ: Khi ta đã nắm vững hệ thống pháp luật Anh và lại có nhu cầu tìm hiểu hệ thống pháp luật của New Zealand thì không cần phải nghiên cứu pháp luật New Zealand từ đầu, bởi vì hệ thống pháp luật New Zealand dựa trên hệ thống pháp luật Anh nên ta chỉ cần tập trung xem xét một số ít những điểm khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật. 31 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) Mục đích phân nhóm? • Việc phân chia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu tổng quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới, giúp cho các nhà luật học có được một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế giới. • Điều đó xuất phát từ thực tế là trên thế giới có hơn 200 hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống pháp luật đó có những điểm riêng biệt. Vì vậy, chúng ta không thể và không có đủ thời gian để có thể nghiên cứu được hết tất cả các hệ thống pháp luật đó. • Việc phân nhóm sẽ giúp chúng ta sắp xếp một cách có trật tự các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ đó tiến hành những nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các dòng họ pháp luật thông qua việc nghiên cứu những hệ thống pháp luật điển hình của từng dòng họ pháp luật. 32 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) Tiêu chí để phân nhóm • Là yếu tố quyết định đối với việc xác định số lượng các dòng họ pháp luật cũng như việc đưa một hệ thống pháp luật cụ thể vào một dòng họ nào đó. Các học giả khác nhau đã và đang cố gắng tìm kiếm các tiêu chí để phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau. Sự khác nhau không chỉ số lượng các tiêu chí được sử dụng để phân nhóm mà còn khác nhau ở chính bản thân các tiêu chí được sử dụng để phân nhóm. • Một số học giả sử dụng một tiêu chí duy nhất để phân nhóm các hệ thống pháp luật. Theo đó, tiêu chí được các học giả đề xuất để phân chia các dòng họ pháp luật như các nguồn của pháp luật, nội dung bản chất của pháp luật, nguồn gốc lịch sử của pháp luật, nền văn hóa và các hình thái pháp luật • Một số học giả khác kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm các hệ thống pháp luật. 33 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) Cách phân nhóm các hệ thống pháp luật • Học giả người Pháp, René David kết hợp hai tiêu chí để phân nhóm là:  Kĩ thuật pháp lý: Ông cho rằng nếu luật gia được đào tạo trong hệ thống pháp luật A khi hành nghề trong hệ thống pháp luật B mà gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do có thể từ khái niệm pháp lý, thứ bậc nguồn luật áp dụng thì hai hệ thống pháp luật A và B không thể được xếp vào cùng nhóm.  Hệ tư tưởng: Ông cho rằng ngay cả khi chúng sử dụng cùng kĩ thuật pháp lý nhưng nếu chúng được xây dựng dựa vào những nguyên tắc triết học, chính trị và kinh tế đối lập nhau và nếu chúng cố gắng tạo ra hai kiểu xã hội hoàn toàn khác nhau. Dựa vào hai tiêu chí này R. David phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành:  Dòng họ pháp luật La Mã – Giecmanh;  Dòng họ Common law;  Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa;  Một số hệ thống pháp luật khác như luật Hồi giáo, luật Hindu, luật một số nước Đông Nam Á, châu Phi. 34 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) • Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz, mặc dù chỉ đưa ra tiêu chí phân nhóm là “kiểu pháp luật” (legal style) để phân nhóm pháp luật nhưng nội dung của tiêu chí này lại chứa đựng nhiều tiêu chí thành phần khác nhau, bao gồm:  Cơ sở và sự phát triển lịch sử của hệ thống pháp luật;  Phương thức tư duy pháp lý nổi trội và đặc trưng về các vấn đề pháp lý;  Các chế định pháp lý đặc thù;  Nguồn luật và thứ bậc nguồn luật;  Hệ tư tưởng của hệ thống pháp luật. Với tiêu chí này, Zweigert và Kotz đã phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành:  Dòng họ pháp luật La Mã;  Dòng họ pháp luật Giéc Manh;  Dòng họ pháp luật Bắc Âu;  Dòng họ Common law;  Dòng họ pháp luật khác bao gồm luật Hồi giáo, luật Hindu, pháp luật một số nước Đông Nam Á. 35 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) • Tuy nhiên, việc phân nhóm chỉ mang tính tương đối, tùy từng thời kỳ mà kết quả phân nhóm khác nhau. Cụ thể như sau: • Dựa vào các tiêu chí khác nhau sẽ cho ra đời kết quả phân nhóm khác nhau. Có những hệ thống pháp luật có dựa vào tiêu chí cũng không dễ phân nhóm vì nó không thể hiện rõ ràng các tiêu chí chúng ta đặt ra. • Mặc dù sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, các dòng họ pháp luật được các nhà khoa học sử dụng nhiều nhất là dòng họ Common law, dòng họ Civil law, dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa và một nhóm pháp luật khác gắn với các tôn giáo khác nhau là luật Hồi giáo và luật Hindu (gần với cách phân nhóm của R.David nhất).  Dòng họ Common law;  Dòng họ Civil law.  Nhóm xã hội chủ nghĩa;  Nhóm tư bản chủ nghĩa. Phe xã hội chủ nghĩa sụp đổPhe xã hội chủ nghĩa còn tồn tại 36 v1.0014105220 1.4. SỰ PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) Bức tranh toàn cảnh các dòng họ pháp luật trên thế giới, theo các nhà khoa học hiện nay có 5 nhóm lớn: Civil law, Common law, Muslim law (Luật Hồi giáo), Customary law (Luật Tập quán) và Mixed System (Các hệ thống pháp luật hỗn hợp). 37 v1.0014105220 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này, chúng ta đã xem xét, tìm hiểu những nội dung sau đây: • Tên gọi, định nghĩa và đặc điểm của luật học so sánh; • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luật học so sánh; • Lịch sử hình thành và phát triển của luật học so sánh trên thế giới và của Việt Nam; • Mục đích, các tiêu chí phân nhóm và các cách phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_hoc_so_sanh_bai_1_nhap_mon_luat_hoc_so_sanh_p.pdf
Tài liệu liên quan