NỘI DUNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỤ THỂ Quyền, nghĩa vụ của Ông bà nội, Ông bà ngoại và cháu: Điều 104 Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em: Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, cậu, chú, bác ruột và cháu ruột: Điều 106. CÂU HỎI ÔN TẬP Trong trường hợp nào thì bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên ? Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung cơ bản sau Con trong giá thú? Con ngoài giá thú? Con riêng của vợ, chồng? Con nuôi?
58 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hôn nhân và gia đình - Quan hệ giữa cha mẹ và con - Bùi Quang Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
TS. BÙI QUANG XUÂN
KHÁI QUÁT LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
TS. BÙI QUANG XUÂN
0913 183 168
HÔM NAY CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU
CHÀO CÁC BẠN .
QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ - CON
TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ - CON
TS. BÙI QUANG XUÂN
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
I. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA MẸ VÀ CON
QHPL giữa Cha mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ
Con trong giá thú?
Con ngoài giá thú?
Con riêng của vợ, chồng?
Con nuôi?
1.1 XÁC ĐỊNH CON CHUNG CỦA VỢ CHỒNG (CON TRONG GIÁ THÚ)
Là trường hợp xác định cha mẹ cho con khi giữa cha mẹ đứa trẻ tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Nguyên tắc xác định : tiến hành theo phương pháp suy đoán pháp lý.
Căn cứ xác định : thời kỳ hôn nhân .
CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Điều 88
CON TRONG GIÁ THÚ
- Con được thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
- Con được thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
- Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ tự nguyện thừa nhận là con chung.
- Con được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi chấm dứt hôn nhân trong thời gian tối đa là 300 ngày.
1.2 XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON NGOÀI GIÁ THÚ
Là trường hợp xác định cha, mẹ, con khi giữa cha và mẹ của đứa trẻ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Nguyên tắc xác định: theo yêu cầu của cha, mẹ, con.
Căn cứ xác định: sự thừa nhận của cha, mẹ, con hoặc thông qua các chứng cứ xác nhận.
Thủ tục xác định: Thủ tục hành chính hoặc thủ tục tư pháp .
Thủ tục hành chính
* Được tiến hành trong trường hợp cha mẹ nhận con tại cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận.
* Điều kiện: việc nhận cha mẹ cho con là hoàn toàn tự nguyện và không có tranh chấp.
Nếu cha, mẹ nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là cha mẹ. Trừ khi họ chết, mất tích, mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS.
Thủ tục tư pháp
* Được tiến hành tại Tòa án.
* Điều kiện : việc xác định cha, mẹ, con có tranh chấp.
1.3 XÁC ĐỊNH CHA MẸ TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm . (Điều 3 khoản 21)
Cặp vợ chồng vô sinh
Phụ nữ sống độc thân
ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG:
Điều kiện: đứa trẻ ra đời bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải do chính người mẹ của cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân sinh ra.
Cách thức xác định : (Điều 93)
* Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: xác định cha mẹ được áp dụng theo Điều 88.
* Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
LƯU Ý:
Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO (ĐIỀU 95)
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
(Điều 3 Khoản 22)
ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO (ĐIỀU 95)
Thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên.
Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc được xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế thực hiện việc mang thai hộ. (Điều 96)
ĐIỀU KIỆN CHUNG
Điều kiện đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ
- Có xác nhận của tổ chức y tế: người vợ không thể mang thai ngay khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Vợ chồng đang không có con chung.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Điều kiện đối với người mang thai hộ
- Là người thân thích cùng hàng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.
- Ở độ tuổi phù hợp và được cơ sở y tế xác nhận là có khả năng mang thai.
- Phải được sự đồng ý bằng văn bản của chồng (nếu có).
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO: ĐIỀU 97
Điều 97
1. Phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Tuân thủ các qui định về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ y tế
3. Được hưởng chế độ thai sản 60 ngày.
4. Vì lý do tính mạng, sức khỏe: có quyền quyết định về việc tiếp tục hoặc ngừng mang thai hộ.
5. Yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO: ĐIỀU 98
Điều 98
1. Chi trả chi phí cho việc nhờ mang thai hộ.
2. Quyền và nghĩa vụ phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.
3. Không được từ chối nhận con.
4. Được hưởng chế độ thai sản 6 tháng kể từ thời điểm nhận con.
5. Yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH:
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
1.5 CHỦ THỂ CÓ QUYỀN YÊU CẦU XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON (ĐIỀU 102)
* Xác định cha, mẹ, con đã thành niên, không mất năng lực HVDS:
* Xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực HVDS:
Tự mình yêu cầu
- Cha, mẹ, người giám hộ.
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
- Hội liên hiệp phụ nữ
1.6 THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON (ĐIỀU 101)
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT
Tòa án theo PL về
Tố tụng
Cơ quan đăng ký Hộ tịch theo PL về hộ tịch
- Xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục hành chính khi các bên còn sống, tự nguyện và không có tranh chấp.
- Xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp khi người được yêu cầu hoặc người có yêu cầu chết và có tranh chấp.
2. QHPL GIỮA CHA MẸ VÀ CON PHÁT SINH DỰA VÀO SỰ KIỆN NUÔI DƯỠNG
Sự kiện nuôi dưỡng
Nhận nuôi con nuôi
2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI
Khái niệm : nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. (Điều 3 khoản 1 Luật nuôi con nuôi 2010)
BUÌ QUANG XUÂN
KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI
- Nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững.
- Vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi.
- Bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
MỤC ĐÍCH :
( Điều 2 Luật nuôi
con nuôi)
2.2 NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI ( ĐIỀU 4 LUẬT NUÔI CON NUÔI)
2. Phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, không phân biệt nam nữ, không trái PL và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
1. Cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC NUÔI CON NUÔI HỢP PHÁP
Đối với người được nhận làm con nuôi (Điều 8 Luật NCN)
* Về tuổi
- Trẻ em < 16 tuổi.
- Nếu = 16 < 18 tuổi: khi được cha dượng, mẹ kế, cô, dì, cậu, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
* Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai vợ chồng.
2.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC NUÔI CON NUÔI HỢP PHÁP
B. ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
(Điều 14 Luật NCN)
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Có tư cách đạo đức tốt.
(trừ cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột thì không áp dụng qui định về tuổi và điều kiện kinh tế, chỗ ở, )
* KHÔNG ĐƯỢC NHẬN CON NUÔI TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Đang chấp hành hình phạt tù.
- Chưa được xóa án tích một trong các tội: cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, con cháu; dụ dỗ, ép buộc, mua bán, chiếm đoạt trẻ em,
2.4 THỦ TỤC CÔNG NHẬN VIỆC NUÔI CON NUÔI
* UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi.
* Cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài.
Nuôi con nuôi của công dân VN đang tạm trú tại nước ngoài.
Nuôi con nuôi trong nước.
đăng ký tại:
đăng ký tại:
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
* UNBD cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi quyết định; Sở tư pháp tỉnh đăng ký việc nuôi con nuôi.
đăng ký tại:
B) THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHẬN NUÔI CON NUÔI (ĐIỀU 16 - 23 LUẬT NCN)
Bước 1
Lập và nộp hồ sơ nuôi con nuôi.
Bước 2
Giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3
Tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi.
2.5 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI (ĐIỀU 24 LUẬT NCN)
Kể từ ngày giao nhận con nuôi: cha, mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con; giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau theo qui định của pháp luật.
Cha, mẹ nuôi có thể yêu cầu thay đổi tên họ của con nuôi.
Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của con.
2.5 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI (ĐIỀU 24 LUẬT NCN)
Chỉ được thay đổi dân tộc của con nuôi theo dân tộc của cha, mẹ nuôi khi con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi.
Kể từ ngày giao nhận con nuôi: cha, mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ đối với con đã cho làm con nuôi, trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác .
2.6 CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI.
A. CĂN CỨ CHẤM DỨT (Điều 25 Luật NCN)
Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi chỉ có thể chấm dứt bằng quyết định của Tòa án.
Lưu ý :
2.6 CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI.
CHỦ THỂ CÓ QUYỀN YÊU CẦU CHẤM DỨT (Điều 26)
Cha, mẹ nuôi, con nuôi đã thành niên; cha mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi.
Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; hội liên hiệp phụ nữ.
HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI
Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp lực.
(Điều 27)
HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI
Về nhân thân: nếu con nuôi đã thành niên thì tự mình quyết định cuộc sống, tên họ (giữ tên họ cũ hoặc yêu cầu đổi).
Nếu con nuôi chưa thành niên thì sẽ do Tòa án quyết định người nuôi dưỡng tiếp theo và họ cũng được quyền giữ tên họ cũ cho đứa trẻ hoặc yêu cầu đổi, phục hồi lại tên cũ trước đây .
(Điều 27)
HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI
Về tài sản: nếu con nuôi có tài sản riêng thì tự nhận lại phần tài sản riêng đó.
Nếu có tài sản chung với cha mẹ nuôi thì hai bên tự thỏa thuận, không thỏa thuận được yêu cầu Tòa án giải quyết.
(Điều 27)
II. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN GIỮA CHA MẸ - CON
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN GIỮA CHA MẸ - CON
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc yêu thương, trông nom, chăm sóc con.
CHA MẸ CHỌN ĐIỀU GÌ?
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN VỀ NHÂN THÂN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON
Có thể được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc yêu thương, trông nom, chăm sóc con. (Điều 69, 71)
Nhóm 2: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc giáo dục, chăm lo, tạo điều kiện cho con học tập. (Điều 72 )
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN VỀ NHÂN THÂN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON
Có thể được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm 3: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Cụ thể là cha mẹ đại diện theo pháp luật cho con tại Điều 73.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN VỀ NHÂN THÂN CỦA CON ĐỐI VỚI CHA MẸ
Một số nghĩa vụ quan trọng: (Điều 70)
Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập, lao động sản xuất, tạo thu nhập ,
Đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình ,
(Điều 70)
CON ĐỐI VỚI CHA MẸ
Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN VỀ TÀI SẢN GIỮA CHA, MẸ VÀ CON
3.1 QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON
TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON GỒM:
TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON:
Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng.
Thu nhập do lao động của con .
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con.
Từ đủ 15 tuổi trở lên, đã thành niên sống chung với cha mẹ: có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì phải đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
(Điều 75)
3.2 QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON
Con từ đủ 15 tuổi trở lên: tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
Con dưới 15 tuổi, hoặc mất NLHVDS:
+ Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con hoặc ủy quyền cho người khác quản lý. Lưu ý: phải giao lại tài sản riêng cho con khi con đủ 15 tuổi hoặc khi NLHVDS đầy đủ của con được khôi phục.
+ Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con khi con đang được người khác làm giám hộ, hoặc đã có người quản lý tài sản theo chỉ định của người để lại di sản thừa kế .
(Điều 76)
3.3 ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN, CON ĐÃ THÀNH NIÊN MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
(Điều 77)
Tài sản riêng của con do người giám hộ định đoạt
Có quyền định đoạt tài sản riêng. Nếu tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Cha mẹ, người giám hộ có quyền định đoạt tài sản riêng của con. Nhưng phải vì lợi ích của con. Và phải xem xét nguyện vọng của con khi con đủ 9 tuổi.
Con đã thành niên bị mất NLHVDS
Con từ đủ 15- <18 tuổi
Con dưới 15 tuổi
3.4 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT CỦA CON GÂY RA
Cha mẹ phải bồi thường thiệt do con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự NLHVDS gây ra theo qui định của Bộ luật dân sự.
(Điều 74)
HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
CÁC TỘI: xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,giáo dục con.
Phá tán tài sản của con.
Có lối sống đồi trụy.
Xúi giục, ép buộc con làm việc trái PL , đạo đức xã hội.
- Không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện con theo PL
- Tòa án tự mình hoặc theo yêu cầu của chủ thể (cá nhân, tổ chức) có quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ từ 1-5 năm.
(Điều 85, 86, 87)
1. CĂN CỨ HẠN CHẾ
2. CÁC QUYỀN BỊ HẠN CHẾ
3. THỜI HẠN BỊ HẠN CHẾ
(Điều 85)
Căn cứ hạn chế
4.2 CHỦ THỂ CÓ QUYỀN YÊU CẦU HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
CÁ NHÂN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Cha, mẹ.
Người giám hộ.
Người thân thích.
Cơ quan quản lý NN về gia đình.
Cơ quan quản lý NN về trẻ em.
Hội liên hiệp phụ nữ.
(Điều 86)
4.3 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
Khi cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền: bên còn lại trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo PL cho con.
(Điều 87)
4.3 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
Giao cho người giám hộ thực hiện các quyền, nghĩa vụ trên khi:
+ Cha và mẹ bị hạn chế quyền.
+ Một bên bị hạn chế quyền và bên còn lại không đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con.
+ Một bên bị hạn chế quyền và chưa xác định được một bên cha mẹ còn lại.
Cha, mẹ đã bị hạn chế quyền vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
(Điều 87)
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
Khái niệm
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là tổng thể các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình phát sinh từ
Quan hệ hôn nhân,
Quan hệ huyết thống,
Quan hệ nuôi dưỡng được luật HN&GĐ qui định.
2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
( Điều 103, 104, 105, 106)
VỀ NHÂN THÂN
Các thành viên gia đình có quyền và nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.
VỀ TÀI SẢN
* Sống chung thì có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền, tài sản để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
3. NỘI DUNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỤ THỂ
Quyền, nghĩa vụ của Ông bà nội, Ông bà ngoại và cháu: Điều 104
Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em: Điều 105.
Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, cậu, chú, bác ruột và cháu ruột: Điều 106 .
CÂU HỎI ÔN TẬP
Trong trường hợp nào thì bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên ?
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung cơ bản sau
Con trong giá thú?
Con ngoài giá thú?
Con riêng của vợ, chồng?
Con nuôi?
CHÚC THÀNH CÔNG & HẠNH PHÚC
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
TS. BÙI QUANG XUÂN
0913 183 168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_hon_nhan_va_gia_dinh_quan_he_giua_cha_me_va_c.pptx