Bài giảng Luật kinh tế - Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh - Vũ Phương Đông
TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
HOẶC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện
hợp đồng;
• Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
• Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
• Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng:
• Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ
hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
• Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các
phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực
31 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh - Vũ Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH
TS. Vũ Phương Đông
Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
1
2Trình bày được khái niệm hợp đồng; hình thức,
nội dung của hợp đồng; giao kết hợp đồng; hiệu lực của
hợp đồng; thực hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng.
1
Xác định được các cách phân loại hợp đồng thương mại
và nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại.
2
Trình bày được quy định về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng và xử lý hợp đồng thương mại vô hiệu.
3
Phân tích được khái niệm; điều kiện phát sinh;
nguyên tắc áp dụng chế tài thương mại và các trường
hợp miễn trách nhiệm.
4
MỤC TIÊU BÀI HỌC
CẤU TRÚC NỘI DUNG
3
Tổng quan về hợp đồng trong hoạt đồng thương mại3.1
Các yếu tố cầu thành hợp đồng 3.2
Hiệu lực của hợp đồng3.3
3.4
Chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh3.5
Nội dung của hợp đồng trong kinh doanh
43.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
3.1.1. Khái niệm
hợp đồng trong
hoạt động thương mại
3.1.2. Đặc điểm của
hợp đồng trong
hoạt động thương mại
3.1.3. Phân loại hợp đồng
trong hoạt động
thương mại
3.1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
• Sự thỏa thuận của chủ thể hợp đồng;
• Sự thỏa thuận hướng tới một đối tượng
xác thực, hợp pháp;
• Sự thỏa thuận nhằm thiết lập một
quan hệ pháp lý;
• Chịu sự điều chỉnh của pháp luật
thương mại.
5
Hợp đồng trong kinh doanh
63.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Chủ thể của hợp đồng
• Thương nhân – Thương nhân;
• Thương nhân – Người có liên quan.
Đối tượng của hợp đồng: Tất cả các tài sản,
hàng hóa, được phép lưu thông; dịch vụ
được phép cung ứng.
Mục đích của hợp đồng: Lợi nhuận.
73.1.3. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Căn cứ phân loại
Đối tượng hợp đồng Phạm vi hợp đồng
Hợp đồng mua bán
hàng hóa
Hợp đồng cung ứng
dịch vụ
Hợp đồng thương mại
trong nước
Hợp đồng thương mại
quốc tế
83.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỢP ĐỒNG
3.2.1. Đề nghị giao kết
hợp đồng
3.2.2. Trả lời đề nghị
giao kết hợp đồng
3.2.3. Chấm dứt đề nghị
giao kết
93.2.1. ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu đạt bằng lời nói hoặc hành động nhằm thể hiện ý chí
của người đề nghị trong việc mong muốn giao kết hợp đồng và chấp nhận chịu ràng buộc
bởi những đề nghị mà họ đã đưa ra đối với bên đã được xác định cụ thể.
Định nghĩa
10
3.2.1. ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
Đề nghị giao kết đã được gửi đến người được đề nghị thì không thể rút lại, thay đổi hoặc
hủy bỏ.
Trong trường hợp bên đề nghị xác định rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng những điều kiện có
thể rút lại, thay đổi hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết và nếu những yếu tố đó xảy ra thì việc rút lại,
thay đổi hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết được chấp nhận.
Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Ngoại lệ
11
3.2.2. TRẢ LỜI ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Không chấp nhận
đề nghị giao kết
hợp đồng.
Đề nghị sửa đổi
một số nội dung.
Chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng.
12
3.2.3. CHẤM DỨT ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT
Hết thời hạn trả lời mà
bên được đề nghị
không có ý kiến.
Khi bên được đề nghị trả lời
việc không chấp nhận
toàn bộ nội dung của
đề nghị giao kết.
Các bên thỏa thuận
chấm dứt đề nghị giao kết.
1 2 3
13
3.3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
3.3.1. Điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng trong kinh doanh
3.3.2. Hợp đồng trong kinh doanh
vô hiệu và xử lý hợp đồng trong
kinh doanh vô hiệu
3.3.1. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
14
Hình thức
phù hợp với
quy định của
pháp luật
Các bên
tự nguyện
Nội dung
hợp đồng không
trái pháp luật và
đạo đức xã hội
Các bên có
năng lực hành vi
3.3.1. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
(tiếp theo)
15
Thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng
Theo thời điểm giao kết hợp đồng;
Theo thỏa thuận của các bên;
Theo quy định khác của pháp luật.
3.3.2. HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH VÔ HIỆU
16
a. Hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu
• Hợp đồng có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội;
• Hợp đồng vô hiệu do giả tạo: Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực;
• Hợp đồng vô hiệu do chủ thể giao kết không đủ thẩm quyền;
• Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về
nội dung của hợp đồng mà xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia
thay đổi nội dung của hợp đồng đó;
3.3.2. HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH VÔ HIỆU (tiếp theo)
17
a. Hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu
• Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;
• Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
• Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Trong trường hợp pháp luật
quy định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân
theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên;
• Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng
đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.
3.3.2. HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH VÔ HIỆU (tiếp theo)
18
Nếu hợp đồng chưa
được thực hiện
Không được phép
tiếp tục thực hiện
Nếu hợp đồng được
thực hiện một phần
Phải chấm dứt việc
thực hiện và bị
xử lý về tài sản
Nếu hợp đồng đã
thực hiện xong
Bị xử lý về tài sản
b. Xử lý hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu
3.4. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
19
3.4.1. Điều khoản
cơ bản trong hợp đồng
kinh doanh
3.4.2. Điều khoản
thông thường trong
hợp đồng kinh doanh
3.4.3. Điều khoản
tùy nghi trong
hợp đồng kinh doanh
3.4.1. ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG KINH DOANH
20
• Là các điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng.
• Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng kinh doanh:
Định nghĩa - Giải thích;
Nội dung hợp đồng (Thời hạn hợp đồng);
Giá và phương thức thanh toán (Đặt cọc và phạt cọc);
Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại;
Chấm dứt hợp đồng;
Điều kiện bảo mật;
Bảo hành;
Điều kiện đặc thù (Bảo lãnh; bảo hành; chống cạnh tranh; cam kết kết quả, tiến độ;
chống lôi kéo nhân sự...);
Giải quyết tranh chấp;
Thỏa thuận chung.
3.4.2. ĐIỀU KHOẢN THÔNG THƯỜNG TRONG HỢP ĐỒNG KINH DOANH
21
Là các điều khoản đã được pháp luật quy định trước,
vì thế, các bên có thể không thỏa thuận tới nó thì
vẫn coi như mặc nhiên đã thỏa thuận và được
thực hiện như quy định pháp luật.
KHÁI NIỆM
3.4.3. ĐIỀU KHOẢN TÙY NGHI TRONG HỢP ĐỒNG KINH DOANH
22
Là các điều khoản mà các bên tham gia hợp đồng
tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định
quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
KHÁI NIỆM
23
3.5.1. Buộc thực hiện
đúng hợp đồng
3.5.2. Phạt hợp đồng 3.5.3. Bồi thường
thiệt hại
3.5. CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
3.5.4. Tạm ngừng,
đình chỉ thực hiện hợp
đồng hoặc hủy bỏ
hợp đồng
3.5.5. Các trường hợp
miễn trách nhiệm
vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh
24
3.5.1. BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng
hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải
chịu chi phí phát sinh.
• Thực hiện hợp đồng khác thay thế.
• Một căn cứ ’’vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng ’’.
25
3.5.2. PHẠT HỢP ĐỒNG
• Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do
vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận.
• Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm
do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm.
26
3.5.3. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
• Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm
hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
• Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
27
3.5.4. TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
HOẶC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện
hợp đồng;
• Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
28
3.5.4. TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
HOẶC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
• Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
• Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
29
3.5.4. TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
HOẶC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng:
• Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ
hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
• Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các
phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
30
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
• Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
• Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
• Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
• Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
3.5.5. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH
TỔNG KẾT CUỐI BÀI
Tổng quan về hợp đồng trong hoạt đồng thương mại.
Các yếu tố cấu thành hợp đồng.
Hiệu lực của hợp đồng.
Những nội dung đã nghiên cứu
31
Nội dung của hợp đồng trong kinh doanh.
Chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_kinh_te_bai_3_phap_luat_ve_hop_dong_trong_kin.pdf