Bài giảng Luật thương mại - Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp - Hoàng Văn Thành

Trình tự, thủ tục phá sản • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ➢ Quyền nộp đơn: ▪ Khoản 1 Điều 5: Chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ đảm bảo một phần ▪ Khoản 2 Điều 5: Người lao động, tổ chức công đoàn ▪ Khoản 5 Điều 5: Cổ đông công ty cổ phần (>=20% ~ 6 tháng hoặc Điều lệ công ty) ▪ Khoản 6 Điều 5: Thành viên hợp tác xã, hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã. ➢ Nghĩa vụ nộp đơn ( Khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014): ▪ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; ▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 8 Luật Phá sản 2014) Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện Doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh đối với các vụ việc phá sản đặc biệt (có yếu tố nước ngoài, có chi nhánh, văn phòng đại diện, tài sản là bất động sản ở nhiều quận huyện khác nhau, hoặc tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại đó và không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

pdf37 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật thương mại - Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103212 BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0015103212 MỤC TIÊU BÀI HỌC 2 • Trình bày được khái niệm doanh nghiệp; • Phân tích được các đặc điểm của doanh nghiệp; • Trình bày được các loại hình doanh nghiệp theo các tiêu chí phân loại khác nhau; • Trình bày được quy chế, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp; • Trình bày được các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp và chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp; • Trình bày được khái niệm giải thể doanh nghiệp và các điều kiện giải thể doanh nghiệp; • Trình bày được các bước tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. • Trình bày được khái niệm phá sản và các bước trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. v1.0015103212 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, sinh viên phải học xong các môn sau: • Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật; • Luật Dân sự. 3 v1.0015103212 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. ➢ Luật Doanh nghiệp 2014 ➢ Bộ Luật Dân sự 2005 ➢ Luật Cán bộ công chức 2008 ➢ Luật Phá sản 2014 ➢ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 4 v1.0015103212 CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái quát về doanh nghiệp2.1. Thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp2.2. 5 v1.0015103212 2.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp 2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp 2.1.3. Phân loại doanh nghiệp 6 v1.0015103212 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014). 2.1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP 7 v1.0015103212 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP 8 Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng. • Tên riêng của doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau: ➢ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. ➢ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. ➢ Không thuộc các trường hợp cấm đặt tên hoặc đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. • Các trường hợp cấm đặt tên quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014: ➢ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký hoặc chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu & ➢ Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. ➢ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. v1.0015103212 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Đặc điểm của doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng. Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định. Doanh nghiệp phải có tài sản riêng. Doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 9 v1.0015103212 2.1.3. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn điều lệ của doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10 v1.0015103212 2.1.3. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Công ty hợp danh 11 v1.0015103212 2.2. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 2.2.1. Thành lập doanh nghiệp 2.2.4. Phá sản doanh nghiệp 2.2.3. Giải thể doanh nghiệp 2.2.2. Tổ chức lại doanh nghiệp 12 v1.0015103212 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP a. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp • Theo Khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014: ➢ Tổ chức, cá nhân Việt Nam; ➢ Tổ chức, cá nhân nước ngoài. Không thuộc trường hợp cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. 13 v1.0015103212 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) a. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp 14 • Các đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp: ➢ Cơ quan Nhà nước, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; ➢ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; ➢ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; ➢ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; ➢ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; ➢ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; ➢ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. v1.0015103212 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) b. Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp 15 • Các đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm: ➢ Tổ chức, cá nhân Việt Nam; ➢ Tổ chức, cá nhân nước ngoài. • Trừ một số trường không được mua cổ phần của công ty cổ phần; góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật, gồm: ➢ Cơ quan Nhà nước, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; ➢ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. v1.0015103212 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Đăng ký kinh doanh 16 • Khái niệm: Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, theo đó người có ý định thành lập doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền làm các thủ tục cần thiết nhằm làm phát sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. • Ý nghĩa của hoạt động đăng ký kinh doanh: ➢ Khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp; ➢ Hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của công dân; ➢ Đảm bảo hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước; ➢ Nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi khai báo thông tin về doanh nghiệp của các thành viên sáng lập doanh nghiệp. v1.0015103212 2.2.1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Đăng ký kinh doanh 17 • Khái niệm: Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, theo đó người có ý định thành lập doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền làm các thủ tục cần thiết nhằm làm phát sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. • Ý nghĩa của hoạt động đăng ký kinh doanh: ➢ Khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp; ➢ Hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của công dân; ➢ Đảm bảo hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước; ➢ Nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi khai báo thông tin về doanh nghiệp của các thành viên sáng lập doanh nghiệp. v1.0015103212 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP a. Chia doanh nghiệp (Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014) • Khái niệm: Chia doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chia thành một số công ty cùng loại. • Đối tượng áp dụng: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu hoặc Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Công ty bị chia chấm dứt hoạt động. ➢ Các công ty được chia tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi được chia. ➢ Quyền và nghĩa vụ được chuyển sang cho các công ty mới. ➢ Các công ty được chia cùng liên đới chia sẻ trách nhiệm về tài sản phát sinh trước khi chia doanh nghiệp. 18 v1.0015103212 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP 19 • Khái niệm: Tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty được tách). • Đối tượng áp dụng: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Công ty bị tách không chấm dứt hoạt động sau khi bị tách; ➢ Công ty bị tách chuyển một phần quyền và nghĩa vụ sang công ty được tách; ➢ Công ty được tách tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi được tách; ➢ Công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác. b. Tách doanh nghiệp (Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014) v1.0015103212 c. Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014) 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 20 • Khái niệm: Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp theo đó, hai hay một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp sang công ty hợp nhất. • Đối tượng áp dụng: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Các công ty bị hợp nhất chấm dứt hoạt động sau khi hợp nhất. ➢ Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi được hợp nhất. ➢ Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. v1.0015103212 c. Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014) 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 21 • Một số quy định liên quan tới pháp luật cạnh tranh: ➢ Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. ➢ Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. v1.0015103212 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 22 • Khái niệm: Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó hai hay một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác cùng loại (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập. • Đối tượng áp dụng: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. • Chủ thể có quyền quyết định: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông. • Hậu quả pháp lý: ➢ Công ty bị sáp nhập chấm dứt hoạt động sau khi bị sáp nhập. ➢ Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký kinh doanh lại sau khi nhận sáp nhập. ➢ Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. d. Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014) v1.0015103212 2.2.2. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 23 e. Chuyển đổi doanh nghiệp • Khái niệm: Chuyển đổi doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó, pháp luật cho phép một số loại hình công ty thay đổi hình thức pháp lý của mình bằng cách thay đổi cơ cấu vốn hoặc cơ cấu tổ chức công ty của mình. • Các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp: ➢ Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn; ➢ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và ngược lại; ➢ Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại. • Hậu quả pháp lý: ➢ Công ty được chuyển đổi chấm dứt hoạt động sau khi chuyển đổi; ➢ Công ty chuyển đổi tiến hành đăng ký kinh doanh sau khi chuyển đổi; ➢ Công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. v1.0015103212 2.2.3. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP a. Khái niệm 24 • Định nghĩa: Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp. • Đặc điểm: ➢ Về đối tượng, áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. ➢ Về chủ thể có quyền quyết định: ▪ Chủ doanh nghiệp – Doanh nghiệp tư nhân ▪ Thành viên hợp danh – Công ty hợp danh ▪ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu – Công ty trách nhiệm hữu hạn ▪ Đại hội đồng cổ đông – Công ty cổ phần ▪ Lưu ý về trường hợp bắt buộc giải thể thì việc giải thể không do chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định. ➢ Về tính chất, giải thể vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp. ➢ Về điều kiện, giải thể chỉ được phép tiến hành khi tài sản của doanh nghiệp đủ trả 100% tất cả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. v1.0015103212 b. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014) 2.2.3. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 25 • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 222): ➢ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; ➢ Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập; ➢ Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. v1.0015103212 2.2.3. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Thủ tục giải thể doanh nghiệp (Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014) • Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp: Quyết định giải thể doanh nghiệp bao gồm một số nội dung sau đây: ➢ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; ➢ Lý do giải thể; ➢ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. • Bước 2: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. • Bước 3: Gửi quyết định giải thể và biên bản họp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. • Bước 4: Thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. • Bước 5: Xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh. 26 v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 27 a. Khái niệm phá sản doanh nghiệp: (Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014) • Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. • Đặc điểm: ➢ Phá sản áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. ➢ Phá sản là thủ tục tư pháp do Tòa án tiến hành. ➢ Phá sản là thủ tục phục hồi doanh nghiệp đặc biệt. ➢ Phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc thù: ▪ Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể; ▪ Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; ▪ Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp; ▪ Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 28 v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 29 b. Trình tự, thủ tục phá sản • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản • Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản • Bước 3: Mở thủ tục phá sản • Bước 4: Thành lập hội nghị chủ nợ • Bước 5: Phục hồi hoạt động kinh doanh • Bước 6: Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản • Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 30 b. Trình tự, thủ tục phá sản • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ➢ Quyền nộp đơn: ▪ Khoản 1 Điều 5: Chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ đảm bảo một phần ▪ Khoản 2 Điều 5: Người lao động, tổ chức công đoàn ▪ Khoản 5 Điều 5: Cổ đông công ty cổ phần (>=20% ~ 6 tháng hoặc Điều lệ công ty) ▪ Khoản 6 Điều 5: Thành viên hợp tác xã, hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã. ➢ Nghĩa vụ nộp đơn ( Khoản 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014): ▪ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; ▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 31 • Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 8 Luật Phá sản 2014) Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện Doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh đối với các vụ việc phá sản đặc biệt (có yếu tố nước ngoài, có chi nhánh, văn phòng đại diện, tài sản là bất động sản ở nhiều quận huyện khác nhau, hoặc tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại đó và không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 32 v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 33 v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 34 v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 35 v1.0015103212 2.2.4. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 36 • Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản Thứ tưThứ baThứ haiThứ nhất Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, nợ không có bảo đảm Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội Phí phá sản v1.0015103212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 37 Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: • Khái quát về doanh nghiệp bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp; • Thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_thuong_mai_bai_2_phap_luat_ve_doanh_nghiep_ho.pdf
Tài liệu liên quan