Bài giảng Luật thương mại - Bài 7: Pháp luật về hợp đồng thương mại - Hoàng Văn Thành

CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) • Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005) Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: ➢ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; ➢ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. • Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng ➢ Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. ➢ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định. • Hủy bỏ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005) ➢ Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. ➢ Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. ➢ Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: ▪ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; ▪ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. • Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng ➢ Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp; ➢ Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; ➢ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

pdf40 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật thương mại - Bài 7: Pháp luật về hợp đồng thương mại - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103212 BÀI 7 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0015103212 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nắm được, hiểu và phân tích được: khái niệm, đặc điểm của hợp đồng, điều kiện ký kết và có hiệu lực, các biện pháp bảo đảm thực hiện cũng như trách nhiệm pháp lý của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. • Từ đó vận dụng để giải quyết các tình huống trong thực tế. 2 v1.0015103212 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, sinh viên phải học xong các môn sau: • Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. • Luật Dân sự. 3 v1.0015103212 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo: ➢ Luật Doanh nghiệp 2014; ➢ Bộ Luật Dân sự 2005; ➢ Luật Thương mại 2005; • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 4 v1.0015103212 CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại7.1 Hiệu lực của hợp đồng thương mại7.3 Giao kết hợp đồng thương mại7.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu7.4 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại 7.5 5 v1.0015103212 7.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại 7.1.2. Đặc điểm hợp đồng thương mại 7.1.3. Các hợp đồng thương mại phổ biến 6 v1.0015103212 7.1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7 Hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. v1.0015103212 7.1.2. ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Những đặc điểm của hợp đồng thương mại Về chủ thể, hợp đồng thương mại được thực hiện bởi các thương nhân hoặc một bên có tư cách thương nhân. Về nội dung, hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Về mục đích, các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Về hình thức, hợp đồng được thể hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. 8 v1.0015103212 7.1.3. CÁC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI PHỔ BIẾN Các hợp đồng thương mại phổ biến Hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng trong hoạt động xúc tiến thương mại Hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại Hợp đồng gia công Hợp đồng đấu giá hàng hóa 9 v1.0015103212 7.2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng 7.2.2. Phương thức giao kết hợp đồng 7.2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng 10 v1.0015103212 7.2.1. NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Nguyên tắc giao kết hợp đồng Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 11 v1.0015103212 7.2.2. PHƯƠNG THỨC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Phương thức giao kết gián tiếp Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 12 Phương thức giao kết trực tiếp Bàn bạc, thảo luận nội dung của hợp đồng. Các bên cùng ký kết vào hợp đồng. v1.0015103212 7.2.3. THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Thời điểm giao kết hợp đồng Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Nếu hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Nếu hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 13 v1.0015103212 7.3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 7.3.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 7.3.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 7.3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 14 v1.0015103212 7.3.1. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 15 • Chủ thể tham gia hợp đồng phải có thẩm quyền ký kết hợp đồng. ➢ Cá nhân kinh doanh ➢ Pháp nhân: người đại diện theo pháp luật ➢ Đại diện theo ủy quyền: ▪ Phải được lập thành văn bản, có công chứng trong một số trường hợp nhất định. ▪ Thẩm quyền của người được ủy quyền được xác định rõ trong văn bản hoặc hợp đồng ủy quyền. • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. • Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. • Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật (Điều 122 Bộ Luật Dân sự năm 2005). v1.0015103212 7.3.2. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 Bộ Luật Dân sự năm 2005). 16 v1.0015103212 Thế chấp tài sản Đặt cọc Ký quỹ Cầm cố tài sản Tín chấp Bảo lãnh Ký cược 17 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 18 Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Các tài sản cầm cố thường là động sản. Bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Đặc điểm của cầm cố tài sản a. Cầm cố tài sản (Điều 326 Bộ Luật Dân sự 2005) Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 19 b. Thế chấp tài sản (Điều 342 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp chuyển giao giấy tờ thuộc quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp mà không phải chuyển giao tài sản Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Tài sản thế chấp bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, máy móc, máy bay... Đặc điểm thế chấp tài sản v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 20 c. Đặt cọc (Điều 358 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Bên đặt cọc chuyển giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác cho bên nhận đặt cọc. Mục đích: nhằm giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng. Đặc điểm của đặt cọc v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 21 d. Ký cược (Điều 359 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Mục đích: Nhằm trả lại tài sản thuê. Bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác Gắn liền với hợp đồng thuê tài sản. Đặc điểm của ký cược v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 22 e. Ký quỹ (Điều 360 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên có nghĩa vụ trong hợp đồng gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng. Mục đích: Nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Luôn luôn có sự tham gia của ngân hàng đóng vai trò trung gian. Đặc điểm của ký quỹ v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 23 g. Tín chấp (Điều 372 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Có sự tham gia của các chủ thể bắt buộc: tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở – cá nhân, hộ gia đình nghèo – tổ chức tín dụng. Mục đích: sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ cho cá nhân, hộ gia đình nghèo. Tính chất bảo đảm: bảo đảm bằng tín chấp. Đặc điểm của tín chấp v1.0015103212 7.3.3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo) 24 f. Bảo lãnh (Điều 361 Bộ Luật Dân sự 2005) • Khái niệm: Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. • Đặc điểm: ➢ Có sự tham gia của ít nhất 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. ➢ Bên bảo lãnh dùng tài sản của mình bảo lãnh cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trong hợp đồng của bện được bảo lãnh. ➢ Nghĩa vụ của bên bảo lãnh phát sinh khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. v1.0015103212 7.4. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU 7.4.1. Khái niệm 7.4.2. Cách xử lý hợp đồng vô hiệu 25 v1.0015103212 7.4.1. KHÁI NIỆM 26 • Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, bao gồm: ➢ Người tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi; ➢ Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; ➢ Người tham gia hợp đồng bị lừa dối, đe dọa hoặc ép buộc. ➢ Hình thức hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ Hợp đồng vô hiệu từng phần Phân loại hợp đồng vô hiệu v1.0015103212 7.4.1. KHÁI NIỆM 27 • Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: ➢ Khi nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. ➢ Khi nội dung giao dịch giả tạo, nhằm che đậy hợp đồng khác. ➢ Khi hợp đồng do người không có năng lực hành vi, có năng lực hành vi hạn chế hoặc không đầy đủ. ➢ Khi bên tham gia hợp đồng bị lừa dối, đe dọa. ➢ Khi hợp đồng được ký kết do nhầm lẫn. ➢ Khi hợp đồng không tuân thủ về hình thức. • Hợp đồng vô hiệu từng phần: khi một bộ phận của hợp đồng bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng. v1.0015103212 7.4.2. CÁCH XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU 28 • Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ: ➢ Nếu hợp đồng chưa thực hiện: các bên không được phép thực hiện. ➢ Nếu hợp đồng đã thực hiện: ▪ Các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được vật thì trả bằng tiền. ▪ Những tài sản và thu nhập bất hợp pháp thì tịch thu sung vào công quỹ Nhà nước. ▪ Bên nào cố ý làm cho hợp đồng vô hiệu thì bị xử lý theo pháp luật. • Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần: các bên cùng nhau sửa chữa phần vô hiệu. Nếu như đã thực hiện phần vô hiệu đó thì nguyên tắc xử lý giống như hợp đồng vô hiệu toàn bộ. v1.0015103212 7.5.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 7.5.4. Các loại trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 7.5.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 7.5.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm 29 7.5. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI v1.0015103212 7.5.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 30 Định nghĩa: Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của một bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng phát sinh khi có một bên trong hợp đồng thương mại có hành vi vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của một bên vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng do bên bị vi phạm áp dụng với bên vi phạm hợp đồng. Đặc điểm v1.0015103212 7.5.2. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM Có thiệt hại thực tế xảy ra Có hành vi vi phạm hợp đồng Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại của hành vi đó Bên thực hiện hành vi vi phạm có lỗi: lỗi suy đoán Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm 31 v1.0015103212 (Điều 294 Luật Thương mại 2005) Xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. 32 7.5.3. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG v1.0015103212 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (Điều 292 Luật Thương mại 2005) Phạt vi phạm. Buộc thực hiện đúng hợp đồng. Buộc bồi thường thiệt hại. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. Huỷ bỏ hợp đồng. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận. 33 v1.0015103212 • Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005) ➢ Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. ➢ Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. ➢ Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng. 34 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) v1.0015103212 35 • Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 300, 301 Luật Thương mại 2005) ➢ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294. ➢ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. ➢ Điều kiện áp dụng: ▪ Có hành vi vi phạm hợp đồng; ▪ Có lỗi của bên vi phạm; ▪ Có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng; ▪ Mục đích áp dụng: Răn đe, trừng phạt đối với bên vi phạm hợp đồng. 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) v1.0015103212 36 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) • Buộc bồi thường thiệt hại (Điều 302, 303 Luật Thương mại 2005) ➢ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. ➢ Mức bồi thường thiệt hại được tính trên thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. ➢ Điều kiện áp dụng: ▪ Có hành vi vi phạm hợp đồng. ▪ Có thiệt hại thực tế xảy ra. ▪ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. ▪ Có lỗi của bên vi phạm. ➢ Mục đích áp dụng: bù đắp thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. v1.0015103212 37 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) • Buộc bồi thường thiệt hại (Điều 302, 303 Luật Thương mại 2005) ➢ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. ➢ Mức bồi thường thiệt hại được tính trên thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. ➢ Điều kiện áp dụng: ▪ Có hành vi vi phạm hợp đồng. ▪ Có thiệt hại thực tế xảy ra. ▪ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. ▪ Có lỗi của bên vi phạm. ➢ Mục đích áp dụng: bù đắp thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. v1.0015103212 38 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) • Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005) Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: ➢ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; ➢ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. • Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng ➢ Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. ➢ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định. v1.0015103212 39 • Hủy bỏ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005) ➢ Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. ➢ Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. ➢ Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: ▪ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; ▪ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. • Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng ➢ Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp; ➢ Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; ➢ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định. 7.5.4. CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG (tiếp theo) v1.0015103212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Qua bài học, chúng ta đã tìm hiểu về các nội dung: • Khái niệm, đặc điểm, thực hiện hợp đồng thương mại. • Hợp đồng vô hiệu. • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại. 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_thuong_mai_bai_7_phap_luat_ve_hop_dong_thuong.pdf