TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
• Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là hậu quả
pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu.
• Các hình thức trách nhiệm bao gồm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
Phạt vi phạm;
Bồi thường thiệt hại;
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
Huỷ bỏ hợp đồng
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM
(Điều 294 Luật Thương mại 2005)
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các
trường hợp mình được miễn trách:
• Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên
đã thoả thuận;
• Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
• Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia;
• Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền mà các bên không thể biết được vào thời
điểm giao kết hợp đồng
76 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 4: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại - Vũ Văn Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014107225
BÀI 4
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
PGS. TS. Trần Văn Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0014107225
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Nội dung của hợp đồng.
Công ty TNHH Vũ Đại là Công ty chuyên sản xuất gạch ngói xây dựng. Doanh
nghiệp tư nhân Lão Hạc là một doanh nghiệp ngành nghề xây dựng. Ngày
01/01/2006, Vũ Đại ký với Lão Hạc một hợp đồng bán 100.000 viên gạch. Hợp đồng
có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, trừ điều khoản về giá không
thấy các bên quy định.
Ngày 15/01/2006, Vũ Đại chuyển hàng đến chân công trình, Lão Hạc từ chối nghĩa
vụ nhận hàng với lý do hợp đồng chưa hình thành do chưa có điều khoản về giá là
một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Vũ Đại khởi Kiện Lão Hạc ra toà.
2
Ý kiến của bạn về vụ việc này? (sau khi tìm hiểu điều 402 Bộ luật Dân sự
2005 và Điều 52 Luật Thương mại 2005)?
v1.0014107225
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau đây:
• Nắm được khái niệm về hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại.
• Nhận biết được các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng.
• Nắm được quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
• Hiểu được trách nhiệm pháp lí áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh.
• Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong
kinh doanh.
• Có khả năng phòng tránh rủi ro cho các chủ thể giao kết hợp đồng kinh doanh,
thương mại.
3
v1.0014107225
NỘI DUNG
4
Khái quát về pháp luật hợp đồng Việt Nam
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng trong hoạt động thương mại
v1.0014107225
1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
5
1.2. Phân loại hợp đồng
1.1. Khái niệm hợp đồng
1.3. Nguồn pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại
1.4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật
v1.0014107225
1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG
• Hiện nay ở Việt Nam, trên phương diện pháp lý, khái niệm
hợp đồng được hiệu một cách chung nhất là hợp đồng dân
sự: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
(Điều 388 Bộ luật dân sự 2005).
• Như vậy:
Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên;
Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực;
Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý.
• Mối liên quan giữa khái niệm hợp đồng dân sự với giao dịch
dân sự và nghĩa vụ dân sự.
6
v1.0014107225
1.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG
7
• Theo nội dung của hợp đồng.
• Theo tính chất của hợp đồng.
• Theo tính thông dụng của hợp đồng.
• Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng.
• Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng.
• Theo hình thức của hợp đồng.
v1.0014107225
1.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG
8
• Theo nội dung của hợp đồng:
Hợp đồng không có tính chất kinh doanh hay hợp
đồng dân sự theo nghĩa hẹp;
Hợp đồng kinh doanh thương mại;
Hợp đồng lao động.
• Theo tính chất của hợp đồng (Điều 406 Bộ luật Dân
sự 2005):
Hợp đồng chính;
Hợp đồng phụ;
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;
Hợp đồng có điều kiện.
v1.0014107225
1.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
9
• Theo tính thông dụng của hợp đồng (Chương XVIII Bộ luật Dân sự 2005):
Hợp đồng mua bán tài sản;
Hợp đồng trao đổi tài sản;
Hợp đồng tặng cho tài sản;
Hợp đồng vay tài sản;
Hợp đồng thuê tài sản;
Hợp đồng mượn tài sản;
Hợp đồng dịch vụ;
Hợp đồng vận chuyển;
Hợp đồng gia công;
Hợp đồng gửi giữ tài sản;
Hợp đồng bảo hiểm;
Hợp đồng uỷ quyền;
Hứa thưởng và thi có giải.
v1.0014107225
1.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
10
• Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng:
Hợp đồng thương mại;
Hợp đồng giao thầu;
Hợp đồng vận tải;
Hợp đồng xây dựng;
Hợp đồng tư vấn
v1.0014107225
1.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
11
• Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (Điều
406 Bộ luật Dân sự 2005):
Hợp đồng song vụ;
Hợp đồng đơn vụ.
• Theo hình thức của hợp đồng
Hợp đồng bằng văn bản;
Hợp đồng bằng hành vi;
Hợp đồng bằng lời nói.
v1.0014107225 12
v1.0014107225
1.3. NGUỒN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1.3.1. Khái quát về quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam.
1.3.2. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại.
13
v1.0014107225
1.3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM
Trước 1995: Chỉ có các văn bản dưới luật về dân sự.
• Bộ Luật Dân sự 1995.
• Bộ Luật Dân sự 2005 (mở rộng khái niệm dân sự bao hàm cả các quan hệ kinh
doanh, thương mại).
• Dự thảo sửa đổi Bộ Luật Dân sự 2005.
14
v1.0014107225
1.3.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI
• Bộ luật Dân sự 2005 và hết hiệu lực của Pháp lệnh Hợp
đồng kinh tế 1989;
• Luật Thương mại 2005: Dùng cho các quan hệ hợp
đồng trong hoạt động thương mại;
• Các văn bản pháp luật chuyên ngành: áp dụng cho
những lĩnh vực kinh doanh đặc thù như: Luật Dầu khí
1993 sửa đổi, bổ sung 2000; Luật Kinh doanh bảo hiểm
2000; Luật Điện lực 2004; Bộ luật Hàng hải Việt Nam
2005; Luật đấu thầu 2005; Luật Kinh doanh bất động
sản 2006; Luật Chứng khoán 2006; Pháp lệnh Bưu
chính Viễn thống 2002
• Đối với các quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế còn căn
cứ vào:
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Tập quán thương mại quốc tế.
15
v1.0014107225
1.4. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1.4.1. Áp dụng pháp luật theo thời gian.
1.4.2. Áp dụng phối hợp Luật chung và Luật chuyên ngành.
1.4.3. Áp dụng quy định trong các văn bản của cùng nhóm luật chung hoặc cùng nhóm
luật chuyên ngành.
1.4.4. Áp dụng pháp luật theo không gian.
16
v1.0014107225
1.4.1. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO THỜI GIAN
• Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật;
• Hợp đồng ký kết trước 01/01/2006, áp dụng:
Bộ luật dân sự 1995;
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.
• Hợp đồng ký kết từ ngày 01/01/2006, áp dụng: Bộ
luật dân sự 2005.
• Nếu hợp đồng ký trước 01/01/2006 nhưng có nội
dung và hình thức không trái Bộ luật dân sự 2005 thì
được quyền áp dụng theo Bộ luật Dân sự 2005.
17
v1.0014107225
1.4.2. ÁP DỤNG PHỐI HỢP LUẬT CHUNG VÀ LUẬT CHUYÊN NGÀNH
18
• Nếu Luật chuyên ngành và Luật chung cùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp
dụng các quy định của Luật chuyên ngành;
• Những vấn đề nào Luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng các quy định của
Luật chung;
• Để xác định quy định chung hay quy định chuyên ngành phải xem xét trong từng
quan hệ hợp đồng cụ thể.
v1.0014107225
1.4.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TRONG CÁC VĂN BẲN CỦA CÙNG NHÓM LUẬT
CHUNG HOẶC CÙNG NHÓM LUẬT CHUYÊN NGÀNH
• Ưu tiên áp dụng quy định trong văn bản có giá trị
pháp lý cao hơn:
Hiến pháp;
Bộ luật;
Các đạo luật;
Pháp lệnh;
Nghị định; quyết định của Thủ tướng; thông tư
• Nếu cùng giá trị pháp lý thì áp dụng quy định trong
văn bản pháp luật ra đời sau.
19
v1.0014107225
1.4.4. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO KHÔNG GIAN
• Pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với:
Hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng trên lãnh thổ
Việt Nam;
Ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng các bên thoả thuận
lựa chọn luật Việt Nam.
• Hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ
chức, cá nhân nước ngoài có thể quy định áp dụng luật
nước ngoài.
20
v1.0014107225
2. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
21
2.2. Thực hiên hợp đồng
2.1. Giao kết hợp đồng
2.3. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
v1.0014107225
2.1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
2.1.1. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự.
2.1.2. Chủ thể của hợp đồng dân sự.
2.1.3. Nội dung của hợp đồng dân sự.
2.1.4. Hình thức của hợp đồng dân sự.
2.1.5. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự.
2.1.6. Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng dân sự.
2.1.7. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – Các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp
đồng vô hiệu.
22
v1.0014107225
2.1.1. CÁC NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
• Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp
luật, đạo đức xã hội;
• Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung
thực và ngay thẳng.
(Điều 398 Bộ Luật dân sự 2005)
23
v1.0014107225
2.1.2. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
24
• Chủ thể của hợp đồng dân sự là các chủ thể của quan
hệ pháp luật dân sự.
• Các bên tham gia vào hợp đồng dân sự gồm: cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. (Trong đó, cá nhân
bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch). Nhưng muốn tham gia và trở thành chủ
thể hợp pháp của hợp đồng dân sự thì các bên phải có
đủ tư cách của chủ thể.
• Cá nhân có đủ tư cách chủ thể của hợp đồng có thể tự
mình giao kết hợp đồng. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác phải giao kết hợp đồng thông qua người đại diện theo
pháp luật.
v1.0014107225
2.1.2. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tiếp theo)
25
• Những người có thẩm quyền giao kết hợp đồng có thể uỷ
quyền (bằng văn bản) cho người khác (có đủ năng lực
chủ thể) thực hiện việc giao kết.
• Giao kết hợp đồng do người không có quyền đại diện
xác lập hoặc người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại
diện không bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu trong quá trình
thực hiện hợp đồng được người có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đó chấp thuận hoặc đã biết hợp đồng đã được
ký kết mà không phản đối. (Điều 145, 146 Bộ luật Dân
sự 2005).
v1.0014107225
2.1.3. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
(Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005)
• Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc
phải làm hoặc không được làm;
• Số lượng, chất lượng;
• Giá, phương thức thanh toán;
• Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
• Quyền, nghĩa vụ của các bên;
• Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
• Phạt vi phạm hợp đồng;
• Các nội dung khác.
26
v1.0014107225
2.1.4. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
• Bộ luật Dân sự không bắt buộc hợp đồng phải ký
bằng văn bản. Nhưng có một số hợp đồng pháp
luật bắt buộc phải ký bằng văn bản thì phải tuân
theo quy định đó;
• Mở rộng quan niệm về văn bản hợp đồng: các
thông điệp dữ liệu điện tử cũng được coi là văn
bản hợp đồng;
• Hình thức hợp đồng không phải là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng.
27
v1.0014107225
2.1.5. TRÌNH TỰ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
• Đề nghị giao kết hợp đồng: (Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Dân sự 2005)
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đó được xác định cụ thể”.
muốn xác lập được hợp đồng dân sự thì một bên phải thể hiện trước ý muốn của
mình ra bên ngoài bằng một hành vi nhất định.
• Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề nghị chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị do bên đề nghị giao kết hợp đồng đưa ra.
Bên được đề nghị có thể trả lời ngay hay không hoặc có thể bên được đề nghị cần
phải có thời gian để cân nhắc, tính toán việc giao kết hợp đồng.
• Trường hợp, bên được đề nghị chỉ chấp nhận một phần nội dung của đề nghị giao kết
hợp đồng thì coi như bên được đề nghị đưa ra một đề nghị giao kết hợp đồng mới và
trở thành bên đề nghị giao kết hợp đồng.
28
v1.0014107225
2.1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
29
• Hợp đồng mẫu: Hợp đồng theo mẫu là hợp
đồng được một bên đưa ra theo mẫu để bên
kia trả lời trong một thời gian hợp lý.
• Phụ lục hợp đồng:
Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục hợp
đồng để quy định một cách cụ thể, chi tiết
một số điều khoản của hợp đồng mà các
bên phải làm rõ khi thực hiện hợp đồng,
tránh cách hiểu mập mờ, mâu thuẫn về các
cam kết trong hợp đồng.
Phụ lục có nội dung không trái với hợp
đồng và có hiệu lực như hợp đồng.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục có
điều khoản trái với hợp đồng thì coi như
điều khoản đó trong hợp đồng đã được
sửa đổi.
v1.0014107225
2.1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (tiếp theo)
30
• Giải thích hợp đồng:
Việc giải thích hợp đồng phải theo các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo
hợp đồng là ý chí chung và thể hiện lợi ích của các bên.
Các trường hợp cần giải thích hợp đồng bao gồm: hợp đồng có điều khoản
không rõ ràng; một điều khoản có thể hiểu theo nhiều nghĩa; hợp đồng có ngôn
từ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu;
hợp đồng thiếu một số điều khoản; ngôn từ trong hợp đồng mâu thuẫn với ý chí
chung; khi bên mạnh đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu.
v1.0014107225
2.1.7. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG – CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP
ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
• Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
• Các trường hợp hợp đồng vô hiệu.
• Xử lý hợp đồng vô hiệu.
• Nguyên tắc xử lý tài sản.
31
v1.0014107225
ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG CÓ HIỆU LỰC
• Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự;
• Mục đích không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
• Các bên tự nguyện;
• Hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực
nếu được pháp luật quy định.
32
v1.0014107225
CÁC TRƯỜNG HỢP HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
• Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội:
Vi phạm điều cấm của pháp luật là việc các bên thoả
thuận với nhau để thực hiện những công việc pháp luật
cấm thực hiện.
Thông thường được phản ánh qua điều khoản đối
tượng của hợp đồng.
Lưu ý ngoại lệ: Thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ.
• Do giả tạo;
• Do người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ký kết;
• Do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ;
• Do không tuân thủ quy định về hình thức;
• Do ký sai thẩm quyền;
• Do một bên không có đăng ký kinh doanh.
33
v1.0014107225
XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
34
Nếu hợp đồng đã được
thực hiện một phần
Nếu hợp đồng chưa
được thực hiện
Nếu hợp đồng đã được
thực hiện xong
Không được phép
tiếp tục thực hiện
Phải chấm dứt
việc thực hiện
và bị xử lý tài sản
Bị xử lý về tài sản
Mức
độ
thực
hiện
hợp
đồng
v1.0014107225
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TÀI SẢN
• Các bên hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận
được từ việc thực hiện hợp đồng. Nếu không thể
hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (nếu
tài sản đó không bị tịch thu);
• Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách
nhà nước;
• Thiệt hại phát sinh:
Nếu các bên cùng có lỗi thì thiệt hại của bên
nào, bên đó tự chịu;
Nếu một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường
thiệt hại.
35
v1.0014107225
2.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
• Nguyên tắc thực hiện hợp đồng (Điều 416 Bộ luật Dân sự 2005):
Thực hiện hợp đồng đúng cam kết;
Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho
các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
Thực hiện hợp đồng dân sự không được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
• Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (Điều 318 Bộ luật Dân sự 2005).
Cầm cố tài sản;
Thế chấp tài sản;
Đặt cọc;
Ký cược;
Ký quỹ;
Bảo lãnh;
Tín chấp;
Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ.
36
v1.0014107225
2.2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
• Sửa đổi hợp đồng:
Do điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên mà các bên có thể
thoả thuận sửa đổi hợp đồng đã có hiệu lực pháp lý, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác.
Khi sửa đổi, các bên phải giải quyết hậu quả của việc
sửa đổi.
• Huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng:
Căn cứ để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng:
Theo sự thoả thuận của các bên;
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là
điều kiện để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng;
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Bên yêu cầu huỷ bỏ, đình chỉ phải thông báo ngay cho
bên kia;
Các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên bị vi
phạm được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
37
v1.0014107225
2.3. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
38
2.3.1. Phạt vi phạm
2.3.2. Bồi thường thiệt hại
2.3.3. Điều kiện kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
v1.0014107225
2.3.1. PHẠT VI PHẠM
• Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm:
Có hành vi vi phạm hợp đồng;
Có lỗi của bên vi phạm;
Các bên có thoả thuận trước về phạt hợp đồng.
• Mức phạt tối đa:
Bộ luật Dân sự 2005 không khống chế mức phạt tối đa;
Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt tối đa không
quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.
39
v1.0014107225
2.3.2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
• Căn cứ áp dụng:
Có hành vi vi phạm hợp đồng;
Có thiệt hại thực tế (giá trị tổn thất thực tế và khoản
lợi đáng lẽ được hưởng);
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và
thiệt hại thực tế;
Có lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán).
• Các bên không cần thoả thuận trước về việc áp dụng
chế tài bồi thường thiệt hại;
• Bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế tổn thất;
• Nguyên tắc: Thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.
40
v1.0014107225
2.3.3. ĐIỀU KIỆN KẾT HỢP PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
• Theo Bộ luật Dân sự 2005: Để áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại thì các bên phải thoả thuận trước (Điều 422);
• Theo Luật Thương mại 2005: Nếu hợp đồng có quy định về phạt vi phạm thì bên bị
thiệt hại có thể yêu cầu áp dụng đồng thời vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại
(Điều 307).
41
v1.0014107225
3. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
42
3.1. Đặc điểm, phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại
3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa
3.3. Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
3.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
v1.0014107225
3.1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
43
• Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại
Luật Thương mại 2005 không có định nghĩa riêng về
“hợp đồng thương mại” nhưng có đề cập đến các loại
hoạt động cụ thể trong hoạt động thương mại.
Hợp đồng thương mại là hợp đồng trong hoạt động
thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại.
Hợp đồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa
các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về
việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại nhằm
mục đích lợi nhuận.
v1.0014107225
3.1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
(tiếp theo)
44
• Đặc điểm
Chủ thể của hợp đồng: là thương nhân hoặc một bên là
thương nhân. Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có
đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại
thường xuyên, độc lập.
Hình thức của hợp đồng: như quy định về hình thức hợp
đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự. Trường hợp, pháp
luật quy định hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên
phải tuân theo quy định đó, khi đó hình thức hợp đồng là
một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Mục đích của hợp đồng: là lợi nhuận.
• Phân loại
Hợp đồng trong hoạt động thương mại được chia làm hai loại
chủ yếu là:
Hợp đồng mua bán hành hoá;
Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại.
v1.0014107225
3.2. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
45
3.2.1. Khái niệm, đặc điểm
3.2.2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
3.2.3. Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá
3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
3.2.5. Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
v1.0014107225
3.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
• Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hoá và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền và
nhận hàng theo thoả thuận. Hoạt động mua bán hàng hoá được thể hiện dưới hình
thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá.
• Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá: Đối tượng hợp đồng là: hàng hoá được
phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và bên bán.
Điều 25 Luật Thương mại 2005 quy định các hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá
hạn chế kinh doanh; hàng hoá kinh doanh có điều kiện. Việc mua bán hàng hoá phải
tuân theo các quy định này.
• Nội dung hợp đồng: gồm các điều khoản mà hai bên thoả thuận.
Nội dung hợp đồng phải rõ ràng, đầy đủ, tránh nhầm lẫn, có thể có các nội dung như
Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005 quy định.
Ngoài ra, hợp đồng thương mại cần có thêm các điều khoản như: chọn luật áp dụng;
cơ quan giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi các bên
không có chung một hệ thống pháp luật.
46
v1.0014107225
3.2.2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
• Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá gồm:
Phương thức trực tiếp;
Phương thức gián tiếp.
• Phương thức gián tiếp: các bên trao đổi các nội dung hợp
đồng qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo,
đơn đặt hàng, đơn cháo hàng, thông điệp dữ liệu điện tử
• Trình tự giao kết hợp đồng theo phương thức gián tiếp
gồm hai giai đoạn:
Chào hàng;
Chấp nhận chào hàng.
47
v1.0014107225
CHÀO HÀNG
48
• Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho
một hay nhiều người đã xác định.
• Chào hàng có thể là chào bán hàng hoặc chào mua hàng.
• Bên chào hàng có trách nhiệm đối với lời chào hàng của
mình trong thời hạn đã đưa ra trong chào hàng.
• Chào hàng hết hiệu lực khi thời hạn chấp nhận quy định
trong chào hàng hết hoặc chào hàng bị từ chối, hoặc
trường hợp chưa hết thời hạn chấp nhận nhưng bên chào
hàng không tham gia kinh doanh nữa.
• Hình thức của chào hàng không bắt buộc là văn bản,
nhưng để chuyển tải được đầy đủ nội dung cần thiết và
tránh hiểu nhầm thì hình thức văn bản là cần thiết (đặc
biệt là khi các bên không cùng chung tiếng nói).
v1.0014107225
CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG
49
• Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào
hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn
bộ nội dung của chào hàng.
• Nếu bên được chào hàng yêu thay đổi nội dung chủ yếu
của chào hàng thì đó là hành vi từ chối chào hàng và hình
thành một chào hàng mới.
• Bên được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời
hạn quy định nêu trong chào hàng, nếu chào hàng không
quy định rõ thì là 30 ngày kể từ ngày chào hàng được
chuyển đi (theo Luật Thương mại).
• Chấp nhận chào hàng có thể biểu hiện dưới mọi hình thức.
Im lặng hoặc không hành động không được coi là đồng ý
với chào hàng (trừ khi có thoả thuận trước). Tuy nhiên,
chấp nhận chào hàng nên thể hiện bằng văn bản để tránh
hiểu nhầm dẫn đến tranh chấp. Trong trường hợp mua
bán hàng hoá với người nước ngoài thì việc ký hợp đồng
gián tiếp phải bằng văn bản mới có giá trị pháp lý.
v1.0014107225
3.2.3. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
50
• Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ
thời điểm các bên ký vào hợp đồng.
• Nếu các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng thì thời
điểm ký hợp đồng là thời điểm bên chào hàng nhận được
thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện của chào
hàng trong thời gian chào hàng quy định.
• Sau khi hợp đồng được ký kết, chỉ bản hợp đồng đó có
giá trị, các văn bản giao dịch trước đó hết hiệu lực trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
v1.0014107225
3.2.4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
51
Quyền và nghĩa vụ của bên bán:
• Phải giao hàng hoá phù hợp với hợp đồng về số lượng,
chất lượng, đóng gói, bảo quản;
• Phải giao hàng đúng thời điểm đã thoả thuận (Điều 35);
• Phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá (Điều 42);
• Phải kiểm tra hàng trước khi giao hàng; phải chịu trách
nhiệm về khiếm khuyết của hàng hoá theo luật định (Điều
44 Khoản 5);
• Phải đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá (Điều 45);
• Không được bán hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
(Điều 46);
• Chịu trách nhiệm bảo hành nếu có thoả thuận (Điều 49).
v1.0014107225
3.2.4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN (tiếp theo)
52
Quyền và nghĩa vụ của bên mua:
• Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo
thoả thuận;
• Tuân thủ các phương thức thanh toàn, thực hiện
việc thanh toán theo thoả thuận và theo quy định
của pháp luật;
• Thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng
hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm chuyển rủi
ro, trừ trường hợp do lỗi của bên bán;
• Thông báo ngay theo luật định cho bên bán về
khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được
giao (Điều 47.2);
• Có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong
các trường hợp được quy định (Điều 51);
• Việc thực hiện nghĩa vụ của bên này là điều kiện
đảm bảo quyền của bên kia.
v1.0014107225
3.2.5. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
• Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá là
hoạt động phổ biến trong thực tiễn thương mại
quốc tế nhằm bảo hiểm các rủi ro do biến động giá
cả thị trường.
• Việc mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng
hoá có tác dụng thúc đẩy việc hình thành và phát
triển thị trường nông sản một cách ổn định.
• Đây là hoạt động mới, có tính chất phức tạp.
53
v1.0014107225
3.3. HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
54
3.3.1. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
3.3.2. Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
3.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
v1.0014107225
3.3.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
55
• Dịch vụ là việc thực hiện những công việc nhất định,
nhằm đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng và được
trả thù lao cho việc thực hiện những công việc đó.
• Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một
bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khác và nhận
thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoả
thuận (Điều 3 Khoản 9 Luật Thương mại 2005).
v1.0014107225
3.3.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
56
Có nhiều căn cứ để phân loại như:
• Căn cứ vào hành vi thương mại;
• Căn cứ vào dạng cung ứng dịch vụ thương mại cụ thể;
• Căn cứ vào ngành, lĩnh vực.
v1.0014107225
3.3.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
57
• Căn cứ vào hành vi thương mại có các loại hợp đồng:
Các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh như: dịch
vụ kỹ thuật, đại lý, quảng cáo
Các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
không gắn liền với mua bán hàng hoá như: dịch vụ
tài chính, du lịch giải trí, giáo dục, y tế
v1.0014107225 58
3.3.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
• Căn cứ vào dạng cung ứng dịch vụ thương mại cụ thể:
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại;
Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ;
Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
Hợp đồng uỷ thác;
Hợp đồng đại lý;
Hợp đồng gia công;
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá;
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;
Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
v1.0014107225 59
3.3.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
• Căn cứ vào ngành, lĩnh vực:
Hợp đồng dịch vụ kinh doanh (dịch vụ pháp lý,
dịch vụ kế toán, kiểm toán, kiến trúc);
Hợp đồng dịch vụ liên lạc (dịch vụ bưu chính
viễn thông, dịch vụ nghe nhìn);
Hợp đồng dịch vụ xây dựng;
Hợp đồng dịch vụ phân phối (đại lý);
Hợp đồng dịch vụ tài chính;
Hợp đồng dịch vụ môi trường;
Hợp đồng dịch vụ giáo dục;
Hợp đồng dịch vụ vận tải;
Hợp đồng dịch vụ du lịch;
Hợp đồng dịch vụ giải trí;
v1.0014107225 60
3.3.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
• Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
Cung ứng các dịch vụ và thực hiện các công việc
có liên quan theo thoả thuận và luật định;
Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và
phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau
khi hoàn thành công việc;
Thông báo ngay cho khách hàng nếu thông tin, tài
liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để
hoàn thành công việc;
Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được khi
thực hiện cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định;
Hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận.
v1.0014107225 61
3.3.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN (tiếp theo)
• Quyền và nghĩa vụ của bên tiếp nhận dịch vụ:
Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ cung
cấp thông tin, tiến độ thực hiện dịch vụ;
Có quyền yêu cầu cung ứng dịch vụ vào thời
gian và theo phương thức phù hợp;
Có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ
như đã thoả thuận trong hợp đồng;
Phải cung cấp thông tin về thời gian, phương
thức, các chi tiết khác để việc cung ứng dịch
vụ đúng tiến độ, không gián đoạn, phù hợp với
yêu cầu của bên tiếp nhận dịch vụ.
v1.0014107225
3.4. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
62
• Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được
thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập và
chuyển khẩu”.
Lần đầu tiên tại các Điều 28, 29 và 30 Luật Thương mại 2005 có đưa ra khái niệm
thống nhất về các hoạt động: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập và
chuyển khẩu.
• Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hình thức pháp lý của quan hệ thương mại quốc
tế. Vì vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh loại hợp đồng này là phức tạp. Có nhiều
nguồn luật để điều chỉnh loại hợp đồng này như:
Điều ước quốc tế;
Tập quán quốc tế;
Tiền lệ pháp về thương mại;
Luật quốc gia.
v1.0014107225
3.4. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (tiếp theo)
63
• Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của Công ước Viên 1980
Khái quát về Công ước Viên 1980.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
v1.0014107225
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
64
• Được ký kết ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo), ban đầu
chỉ có 11 quốc gia thành viên tham gia ký kết.
• Gồm 101 điều khoản được chia thành 4 phần.
• Phạm vi áp dụng:
Áp dụng với hợp đồng mà các bên tham gia có
trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau và
các quốc gia này đã tham gia Công ước.
Không áp dụng đối với việc mua bán hàng tiêu
dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ; mua
hàng bán đấu giá; để thi hành luật hoặc văn kiện
uỷ thác theo luật; cổ phiếu, cổ phần, chứng
khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền
tệ; tàu thuỷ, máy bay và các tàu chạy trên đệm
không khí và điện năng.
v1.0014107225
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
65
• Điều 18.1 Công ước Viên quy định: “Lời nói hoặc một
hành vi biểu thị sự đồng ý với chào hàng được chấp nhận
và có hiệu lực pháp lý đối với các bên”. Nhưng để tránh
những hiểu lầm không cần thiết thì các thoả thuận cần
được ghi thành văn bản.
• Việc ký kết hợp đồng được quy định từ Điều 14 đến 24,
bao gồm các giai đoạn:
Chào hàng: Điều 15 và 17;
Chấp nhận chào hàng: Điều 18, Điều 20 và 22;
Giao kết hợp đồng: Điều 23.
v1.0014107225
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG
66
• Quyền và nghĩa vụ của bên bán:
Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến
hàng hoá (đúng thời gian đã thoả thuận) – Điều 33;
Nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách,
phẩm chất như mô tả trong hợp đồng – Điều 35;
Nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi
bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ
sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác theo
quy định tại Điều 41;
Phải giao hàng tại địa điểm giao hàng đã thoả thuận, hoặc nếu
không có thoả thuận thì phải theo quy định tại Điều 31;
Có quyền được thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng;
Có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy
định tại Công ước.
v1.0014107225
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG (tiếp theo)
67
• Quyền và nghĩa vụ của bên mua:
Có nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn và địa điểm theo thoả
thuận hoặc theo quy định tại Công ước Viên;
Có nghĩa vụ nhận hàng của bên mua, trong đó phải tạo điều
kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng theo thoả
thuận hoặc theo quy định của Công ước;
Khi bên bán vi phạm nghĩa vụ thì bên mua có quyền: yêu
cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng; yêu cầu
bên bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa nếu hàng đã
giao không phù hợp với hợp đồng; cho bên bán thêm thời
hạn nhất định để thực hiện hợp đồng; huỷ hợp đồng nếu
bên bán vi phạm nghĩa vụ cơ bản hoặc bên bán không giao
hay tuyên bố không giao hàng trong thời gian gia hạn thêm.
v1.0014107225
3.5. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
68
• Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là hậu quả
pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu.
• Các hình thức trách nhiệm bao gồm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
Phạt vi phạm;
Bồi thường thiệt hại;
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
Huỷ bỏ hợp đồng.
v1.0014107225 69
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM
(Điều 294 Luật Thương mại 2005)
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các
trường hợp mình được miễn trách:
• Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên
đã thoả thuận;
• Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
• Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia;
• Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền mà các bên không thể biết được vào thời
điểm giao kết hợp đồng.
v1.0014107225
VIDEO THAM KHẢO
70
• Số 15,16,17
• www.facebook.com/kinhdoanhvaphapluat
v1.0014107225
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Điều 402 Bộ luật Dân sự: Những nội dung quy định tại Điều 402 là không bắt buộc,
nên giá có thể không đưa vào hợp đồng.
• Điều 52 Luật Thương mại: Nếu hợp đồng không có quy định về giá thì có thể áp giá
thị trường.
Kết luận: Hợp đồng có hiệu lực, bên mua vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng và phải
chịu chế tài theo Điều 292 Luật Thương mại 2005.
71
v1.0014107225
CÂU HỎI MỞ
72
Nêu khái niệm vi phạm hợp đồng thương mại? Có những loại chế tài áp dụng cho vi
phạm hợp đồng thương mại?
Trả lời:
• Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định
của Luật Thương mại.
• Những loại chế tài áp dụng cho vi phạm hợp đồng thương mại:
• Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng, đình chỉ
và hủy bỏ hợp đồng (áp dụng với vi phạm cơ bản – nghiêm trọng)
• Tham khảo:
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
73
Tháng 12/2013, A là một công ty cổ phần xây dựng có ký một hợp đồng với B là một
công ty TNHH kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo hợp đồng hai bên thoả thuận: A mua
của B 500 tấn Clinker với giá 1.100.000 đồng/ 1 tấn. Tìm câu trả lời đúng: hợp đồng giữa
A và B là:
A. Một hợp đồng kinh doanh, thương mại.
B. Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
C. Một hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp).
D. Một hợp đồng lao động.
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 (tiếp theo)
74
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Một hợp đồng kinh doanh, thương mại.
Vì hợp đồng kinh doanh thương mại là những thỏa thuận giữa các thương nhân (hoặc một
bên là thương nhân) về việc thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích lợi nhuận.
• Khái niệm Hợp đồng theo Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
• Khái niệm thương nhân theo Điều 6 Luật Thương mại 2005: “thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
• Hoạt động thương mại theo khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005: “hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Tìm câu trả lời đúng nhất: trong số những chế tài dưới đây chế tài nào có thể áp dụng đối
với cả vi phạm không cơ bản và vi phạm cơ bản trong hợp đồng thương mại (trừ khi các
bên có thỏa thuận khác):
A. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
B. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
C. Hủy bỏ hợp đồng.
D. Bồi thường thiệt hại.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Bồi thường thiệt hại.
Vì: Căn cứ Điều 293 Luật Thương mại năm 2005:
“Điều 293. Áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng
thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm
không cơ bản.”
75
v1.0014107225
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2005,
Luật Thương mại 2005 và các đạo luật chuyên ngành.
• Theo nghĩa rộng, bao gồm hợp đồng trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hợp
đồng cung ứng dịch vụ, các loại hợp đồng khác.
• Các bên trong hợp đồng có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
• Chế tài pháp lý đối với bên vi phạm hợp đồng được quy định cụ thể tại Luật Thương
mại 2005, nhằm ngăn ngừa và trừng phạt bên vi phạm, đảm bảo quyền cho các chủ
thể có liên quan.
76
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_bai_4_phap_luat_ve_hop_dong_t.pdf