Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 6: Pháp luật về phá sản - Vũ Văn Ngọc
THỨ TỰ PHÂN CHIA TÀI SẢN (ĐIỀU 37)
• Phí phá sản;
• Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã
hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi
khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao
động đã ký kết;
• Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các
chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu
giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi
chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu
giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ
thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản
nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng;
• Chủ sở hữu doanh nghiệp, Hợp tác xã nếu tài sản
vẫn còn.
TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ PHÁ SẢN
• Sau khi thanh lý tài sản xong thì Tòa án ra quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
• Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã
bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã trong một thời hạn nhất định sau
khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
• Với loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu
hạn: Chủ sở hữu được xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ.
• Với loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn:
Chủ sở hữu vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
đến khi trả xong
47 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 6: Pháp luật về phá sản - Vũ Văn Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014107225
BÀI 6
PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
TS. Vũ Văn Ngọc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0014107225
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Công ty TNHH Toàn Phát được thành lập từ tháng 5/2009 gồm 4 thành viên, vốn điều lệ
là 1 tỷ đồng và có trụ sở chính tại Hà Nội. Sau một thời gian hoạt động, công ty gặp khó
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thua lỗ kéo dài. Tính đến ngày 01/3/2013.
công ty có các khoản nợ các chủ nợ sau:
• Ngân hàng cổ phần PN: 1 tỷ đồng, công ty dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế
chấp cho khoản vay này. Khoản vay này đến hạn thanh toán vào ngày 30/12/2012 và
Ngân hàng cổ phần PN đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu thanh toán khoản nợ
nhưng công ty TNHH Toàn Phát không có khả năng thanh toán.
• Công ty cổ phần Thịnh Hưng: 500 triệu đồng là một khoản vay không có tài sản bảo
đảm. Khoản vay này đến hạn thanh toán vào ngày 31/01/2013 và Công ty cổ phần
Thịnh Hưng đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu thanh toán khoản nợ nhưng Công ty
TNHH Toàn Phát không có khả năng thanh toán.
• Nợ 3 tháng lương của 50 người lao động trong toàn công ty với số tiền là 400
triệu đồng.
2
Ai có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Toàn Phát?
v1.0014107225
MỤC TIÊU
Kết thúc bài 6, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
• Khái niệm phá sản, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
• Phân biệt phá sản và giải thể.
• Nguồn luật điều chỉnh đối với thủ tục phá sản ở Việt Nam.
• Thẩm quyền giải quyết việc phá sản.
• Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ.
• Các biện pháp bảo toàn tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản.
• Các bước thủ tục giải quyết một vụ phá sản.
3
v1.0014107225
NỘI DUNG
4
Khái quát chung về phá sản
Pháp luật về phá sản
Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
v1.0014107225
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN
5
1.2. Dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
1.1. Khái niệm phá sản
1.3. Phân loại phá sản
v1.0014107225
1.1. KHÁI NIỆM PHÁ SẢN
Phá sản là một quá trình bao gồm hai thủ tục chính:
• Tái cơ cấu doanh nghiệp mắc nợ (phục hồi hoạt động kinh doanh);
• Thanh lý tài sản.
6
v1.0014107225
1.2. DẤU HIỆU DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
7
Việc xác định một doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán được dựa trên một hoặc cả
hai tiêu chí sau đây:
Tiêu chí dòng tiền (cash flow)
• Một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không thanh toán
được các khoản nợ đến hạn phải trả.
• Các khoản nợ ở đây phải là các khoản nợ xác định.
• Tiêu chí dòng tiền là tiêu chí được áp dụng phổ biến ở các nước theo hệ thống
luật Châu Âu lục địa và có lịch sử tồn tại hàng trăm năm.
Tiêu chí bản cân đối tài khoản (balance sheet)
• Một doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán nếu như tổng tài sản của nó
ít hơn tổng các khoản nợ.
• Khác với tiêu chí dòng tiền tiêu chí bảng cân đối tài khoản xem xét tất cả các
khoản nợ thay vì chỉ các khoản nợ đến hạn trả.
Tiêu chí định lượng
Nếu doanh nghiệp không trả được một khoản nợ nhất định khi chủ nợ (hoặc các chủ nợ)
yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định thì coi như lâm vào tình trạng phá sản.
Ví dụ: Điều 123(1)(a) Luật mất khả năng thanh to n của Anh 1986 quy định nếu một công
ty không có khả ăng thanh toán một khoản nợ lớn hơn 750 bảng trong ời hạn 3 tuần
thì bị coi như là lâm vào tình trạng phá sả .
v1.0014107225
1.3. PHÂN LOẠI PHÁ SẢN
1.3.1. Phá sản trung thực và phá sản gian trá
1.3.2. Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc
1.3.3. Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân
8
v1.0014107225
1.3.1. PHÁ SẢN TRUNG THỰC VÀ PHÁ SẢN GIAN TRÁ
• Phá sản trung thực là trường hợp phá sản do những nguyên nhân khách quan hoặc
bất khả kháng.
• Phá sản gian trá là thủ đoạn của người quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm chiếm
đoạt tài sản của người khác hoặc cố ý tiêu dùng cá nhân quá mức cần thiết.
9
v1.0014107225
1.3.2. PHÁ SẢN TỰ NGUYỆN VÀ PHÁ SẢN BẮT BUỘC
• Phá sản tự nguyện là trường hợp mà người nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là
doanh nghiệp mắc nợ.
• Phá sản bắt buộc là trường hợp phá sản mà người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản là các chủ nợ.
10
v1.0014107225
1.3.3. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN CÁ NHÂN
• Trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật về phá sản:
thừa nhận phá sản cá nhân và không thừa nhận phá
sản cá nhân.
• Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia khác chỉ
thừa nhận phá sản doanh nghiệp.
• Ở các nước thừa nhận phá sản cá nhân như Anh, Mỹ
thì việc giải quyết phá sản cá nhân được áp dụng theo
một thủ tục khác với phá sản doanh nghiệp.
• Về bản chất, phá sản cá nhân giúp cho người tiêu
dùng thoát khỏi gánh nặng nợ nần mà họ không có
khả năng thanh toán. Vì vậy, giống như doanh nghiệp,
cá nhân sau khi bị tuyên bố phá sản được thoát khỏi
các khoản nợ và có thể bắt đầu một sự khởi đầu mới.
11
v1.0014107225
1.4. PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VỚI GIẢI THỂ
• Về lý do dẫn đến phá sản và giải thể: Lý do dẫn
đến giải thể rộng hơn so với phá sản.
• Thủ tục giải quyết một vụ phá sản là thủ tục tư
pháp, do Toà án có thẩm quyền giải quyết; trong
khi đó thủ tục giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành
chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành.
• Giải thể bao giờ cũng dẫn đến sự chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp (bị xoá tên khỏi Sổ đăng ký
kinh doanh); trong khi đó doanh nghiệp bị tuyên bố
phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một
người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp
• Thái độ của nhà nước đối với người quản lý, điều
hành doanh nghiệp trong các vụ phá sản và giải
thể là khác nhau.
12
v1.0014107225
2. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
13
2.2. Vai trò của pháp luật về phá sản
2.1. Sự phát triển của pháp luật về phá sản ở Việt Nam
2.3. Khái quát về Luật phá sản 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
v1.0014107225
2.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM
• Đạo luật về phá sản đầu tiên của nước ta là Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội
thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/1994. Luật phá sản doanh
nghiệp 1993 gồm 6 chương 52 điều. Nghị định 189/NĐ-CP ngày 23/12/1994 là nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp 1993.
• Luật phá sản 2004 ngày 15 tháng 6 năm 2004 gồm 9 chương với 95 điều và có hiệu lực
từ ngày 25 tháng 10 năm 2004 thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp 1993.
• Cả hai luật này rất ít dược áp dụng trên thực tế.
14
v1.0014107225
2.2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
• Đảo bảo việc đòi nợ của các chủ nợ được công bằng, trật tự.
• Giải phóng con nợ và tạo cho con nợ có được sự khởi đầu mới.
• Bảo vệ quyền lợi của người lao động.
15
v1.0014107225
2.3. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT PHÁ SẢN 2004
• Đối tượng áp dụng của Luật phá sản 2004.
• Căn cứ xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản.
• Thủ tục phá sản.
• Thẩm quyền giải quyết việc phá sản.
• Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
• Đối tượng có quyền, có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
• Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ.
• Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
16
v1.0014107225
CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN, QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT PHÁ SẢN 2004
• Nghị định 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn việc
áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ
chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
• Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy
định của Luật phá sản.
• Quyết định 01/2005/QĐ-TANDTC của Toà án nhân dân tối
cao về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán phụ trách tiến
hành thủ tục phá sản.
17
v1.0014107225
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2004
• Luật phá sản 2004 quy định đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm doanh nghiệp,
hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
• Luật phá sản 2004 không áp dụng cho các chủ thể kinh doanh khác ngoài doanh
nghiệp và hợp tác xã.
18
v1.0014107225
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (ĐIỀU 6)
• Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ
được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
• Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có
khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà
giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
• Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản
nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
• Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác
xã bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện
theo uỷ quyền.
19
v1.0014107225
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ LÂM VÀO TÌNH TRẠNG
PHÁ SẢN
“Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn
khi chủ nợ có yêu cầu là lâm vào tình trạng phá sản” (Điều 3).
20
v1.0014107225
HƯỚNG DẪN NGHỊ QUYẾT 03/2005/NQ-HĐTP CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá
sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
• Có các khoản nợ đến hạn: Các khoản nợ đến hạn phải
trả là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo
đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ
ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài
liệu để chứng minh và không có tranh chấp;
• Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh
nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán. Yêu
cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải
có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng
không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như
văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh
nghiệp, hợp tác xã...).
21
v1.0014107225
3. THỦ TỤC PHÁ SẢN
22
3.2. Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
3.1. Khái quát chung về thủ tục phá sản theo Luật phá sản 2004
3.3. Tổ quản lý, thanh lý tài sản
3.4. Thủ tục phá sản
v1.0014107225
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN 2004
Theo Luật phá sản 2004, thủ tục phá sản được áp dụng đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
• Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
• Phục hồi hoạt động kinh doanh;
• Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
• Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản;
• Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy
định cụ thể, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản,
các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh
lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp
tác xã bị phá sản.
23
v1.0014107225
3.2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC PHÁ SẢN (ĐIỀU 7)
• TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá
sản đối với hợp tác xã đã Đăng ký kinh doanh tại cơ
quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. Việc tiến hành
thủ tục phá sản tại TAND cấp huyện do một Thẩm phán
phụ trách.
• TAND cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã Đăng ký kinh
doanh tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó;
trong trường hợp cần thiết TAND cấp tỉnh lấy lên để
tiến hành thủ tục phá sản đối với trường hợp của TAND
cấp huyện. Việc tiến hành thủ tục phá sản tại TAND
cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm
ba thẩm phán phụ trách.
• TAND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đó.
24
v1.0014107225
3.3. TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN (ĐIỀU 9)
• Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản,
Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý
tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
• Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng
cấp làm Tổ trưởng;
Một cán bộ của Toà án;
Một đại diện chủ nợ;
Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
mở thủ tục phá sản;
Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại
diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên
môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm
phán xem xét, quyết định.
25
v1.0014107225
3.4. THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
3.4.1. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
3.4.2. Phục hồi hoạt động kinh doanh
3.4.3. Thanh lý tài sản, các khoản nợ
3.4.4. Tuyên bố doanh nghiệp, Hợp tác xã phá sản
26
v1.0014107225
3.4.1. NỘP ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
• Một vụ phá sản chỉ có thể bắt đầu thông qua việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
• Luật phá sản 2004 quy định các chủ thể có quyền nộp đơn và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu.
27
v1.0014107225
QUYỀN NỘP ĐƠN YÊU CẦU
Quyền nộp đơn yêu cầu
của các chủ nợ
(Điều 13)
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một
phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Quyền nộp đơn yêu cầu
của người lao động
(Điều 14)
Trong trường hợp doanh nghiệp, Hợp tác xã không trả được
lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy
doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người
lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
Hợp tác xã đó.
Quyền nộp đơn yêu cầu
của chủ sở hữu Doanh
nghiệp Nhà nước
(Điều 16)
Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá
sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh
nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp đó.
28
v1.0014107225
QUYỀN NỘP ĐƠN YÊU CẦU (tiếp theo)
29
Quyền nộp đơn yêu
cầu của cổ đông
công ty cổ phần
(Điều 17)
Khi nhận thấy CTCP lâm vào tình trạng phá sản thì Cổ đông
hoặc nhóm Cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không
quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của
đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà
không tiến hành được đại hội cổ đông thì Cổ đông hoặc nhóm
Cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian
liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với CTCP đó.
Quyền nộp đơn yêu
cầu của thành viên
hợp danh công ty
hợp danh (Điều 18)
Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì
thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản đối với công ty hợp danh đó.
v1.0014107225
NGHĨA VỤ NỘP ĐƠN YÊU CẦU (ĐIỀU 15)
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp
hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
30
v1.0014107225
THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN (ĐIỀU 22, KHOẢN 2)
Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên
lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm
ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho
người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.
31
v1.0014107225
QUYẾT ĐỊNH MỞ HOẶC KHÔNG MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN (ĐIỀU 28)
• Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
• Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
32
v1.0014107225
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ SAU KHI CÓ
QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN (ĐIỀU 30)
• Mọi hoạt động kinh doanh vẫn được tiến
hành bình thường, nhưng phải chịu sự
giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ
quản lý, thanh lý tài sản.
• Trong trường hợp xét thấy người quản lý
của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả
năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành
hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho
việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã thì theo đề nghị của Hội nghị
chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người
quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, hợp tác xã.
33
v1.0014107225
THÀNH PHẦN CỦA HỘI NGHỊ CHỦ NỢ
• Người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ gồm các
chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, đại diện cho
người lao động, đại diện công đoàn được người lao
động ủy quyền. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ
thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và
trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
• Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ là
người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu
người nộp đơn là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện
hợp pháp của doanh nghiệp, Hợp tác xã; đại diện
chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước; cổ đông công
ty cổ phần; thành viên hợp danh công ty hợp danh).
34
v1.0014107225
ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ HỢP LỆ
• Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ
tục phá sản chủ trì.
• Phải có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện
cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên và có
sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị
chủ nợ.
• Việc triệu tập Hội nghị chủ nợ có thể được tiến hành
một lần hoặc hai lần phụ thuộc vào điều kiện hợp lệ
của Hội nghị chủ nợ hoặc theo ý kiến của đa số chủ
nợ có mặt ở Hội nghị biểu quyết hoãn Hội nghị chủ nợ.
35
v1.0014107225
NỘI DUNG HỘI NGHỊ CHỦ NỢ LẦN THỨ NHẤT (ĐIỀU 64)
36
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất bao gồm những nội dung
sau đây:
• Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho
Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng
tài chính của doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách
chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung
khác nếu xét thấy cần thiết;
• Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp
của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về các
nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã
thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải
pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và
thời hạn thanh toán nợ;
v1.0014107225
NỘI DUNG HỘI NGHỊ CHỦ NỢ LẦN THỨ NHẤT (ĐIỀU 64) (tiếp theo)
37
• Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
đã thông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp, Hợp tác xã;
• Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải
được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai
phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết của Hội nghị
chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ;
• Trường hợp Hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong
thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Hội nghị bầu người thay thế;
• Đề nghị thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
v1.0014107225
3.4.2. THỦ TỤC PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
• Xây dựng và thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
• Thực hiện và giám sát phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
• Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
38
v1.0014107225
3.4.3. THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN
Các trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản:
• Thứ nhất, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt.
• Thứ hai, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành.
• Thứ ba, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị
chủ nợ lần thứ nhất.
39
v1.0014107225
THỨ TỰ PHÂN CHIA TÀI SẢN (ĐIỀU 37)
• Phí phá sản;
• Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã
hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi
khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao
động đã ký kết;
• Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các
chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu
giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi
chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu
giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ
thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản
nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng;
• Chủ sở hữu doanh nghiệp, Hợp tác xã nếu tài sản
vẫn còn.
40
v1.0014107225
3.4.4. TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ PHÁ SẢN
• Sau khi thanh lý tài sản xong thì Tòa án ra quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
• Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã
bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã trong một thời hạn nhất định sau
khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
• Với loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu
hạn: Chủ sở hữu được xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ.
• Với loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn:
Chủ sở hữu vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
đến khi trả xong.
41
v1.0014107225
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Những người có quyền nộp đơn bao gồm:
Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 13).
Công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn) (Điều 14).
• Do đó, Công ty cổ phần Thịnh Hưng, đại diện người lao động và Ngân hàng cổ phần PN
là chủ nợ có bảo đảm nên không có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản.
42
v1.0014107225
CÂU HỎI MỞ
Tại sao năm 2013 theo thống kê có tới 61.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể
nhưng số vụ phá sản được giải quyết tại Tòa án rất ít?
Trả lời:
Luật phá sản 2004 bao gồm rất nhiều thủ tục dẫn đến gây tốn kém cả về thời gian và tiền
bạc cho cả chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ nên những chủ thể này lựa chọn những
cách thức giải quyết ngoài tòa án.
43
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong các chủ thể sau, chủ thể nào không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
phá sản 2004?
A. Doanh nghiệp tư nhân.
B. Hợp tác xã.
C. Cá nhân.
D. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. Cá nhân.
Vì: Căn cứ Điều 2(1) Luật phá sản 2004: Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
44
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong các chủ thể dưới đây, chủ thể nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản?
A. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
B. Chủ nợ có bảo đảm.
C. Chủ nợ không có bảo đảm.
D. Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Vì: Căn cứ Điều 15(1) Luật phá sản 2004: Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
«Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ
doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó ».
45
v1.0014107225
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Tại sao Luật phá sản 2004 không trao cho chủ nợ có bảo đảm quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản?
Trả lời:
• Điều 13 Luật phá sản 2004 chỉ quy định chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bào
đảm một phần được quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản.
• Chủ nợ có bảo đảm không quyền nộp đơn bởi vì khoản nợ của họ được bảo đảm
bằng tài sản bảo đảm do đó chủ nợ này có thể khởi kiện dân sự đòi nợ và do đó có
thể bán tài sản bảo đảm để đảm bảo việc đòi nợ thành công.
• Hơn nữa, chủ nợ có bảo đảm do việc trả nợ được bảo đảm nên có ít động lực tham
gia vào quá trình giải quyết một vụ phá sản.
46
v1.0014107225
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Phá sản là một quá trình bao gồm hai thủ tục chính: tái cơ cấu doanh nghiệp mắc nợ
(phục hồi hoạt động kinh doanh) và thanh lý tài sản.
• Luật Phá sản 2004 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất quy định đối
tượng áp dụng thủ tục phá sản bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp
tác xã.
• Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến
hạn khi chủ nợ có yêu cầu là lâm vào tình trạng phá sản.
• Hội nghị chủ nợ là chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình giải quyết phá sản.
Thẩm phán được phân công phụ trách thủ tục phá sản là người có thẩm quyền triệu
tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ.
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_bai_6_phap_luat_ve_pha_san_vu.pdf