Bài giảng quản lý thể dục thể thao

+ Hội đồng liên đoàn: là cơ quan quyền lực cao nhất có thẩm quyền quyết định công việc của liên đoàn về chương trình đại hội, thời gian tiến hành, nơi đăng cai. Mỗi nước cử 1 - 3 người vào hội đồng. Nhiệm vụ: - Tổ chức thường xuyên các đại hội ĐNA - Điều hành đại hội để phù hợp lý tưởng Olympic. - Hỗ trợ khuyến khích tổ chức thi đấu. - Tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ. - Truyền bá tư tưởng Olympic. - Qui tụ VĐV theo chu kỳ 2 năm 1 lần. + Ban chấp hành: được thành lập để điều hành công việc của liên đoàn, gồm chủ tịch và tổng thư ký, mỗi nước cử 1 đại diện của hội đồng vào ban chấp hành. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng. Nhiệm vụ: - Thi hành nghị quyết của hội đồng. - Lưu trữ hồ sơ tài liệu. - Kiểm tra giám sát thi hành điều lệ, qui chế. - Nhiệm kỳ 8 năm một lần. + Các tiểu ban: lễ tân, tài chính, an ninh, giao thông, thông tin, đời sống, thống kê, kế hoạch, HL, giúp UB tổ chức đại hội. + Cờ liên đoàn: chiều rộng = 2/3 chiều dài, nền màu xanh ra đời, ở giữa có 6 vòng tròn màu vàng lồng vào nhau.

doc67 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng quản lý thể dục thể thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c loại báo cáo. - Kiến nghị, đề nghị. - Bản thống kê về tổ chức. - Thông tin báo cáo TDTT. - Kết quả thi đấu. - Nội dung tuyên truyền trên đài vô tuyến ... c. Quá trình thông tin: + Giai đoạn 1: Truyền thông tin - Từ yêu cầu của người lãnh đạo phải được truyền đi (truyền tin). - Truyền tin phải có vật mang thông tin: văn bản, thống kê, báo cáo ... - Truyền đến tận người nghe (người tham gia vào quá trình thông tin). + Giai đoạn 2: Nhận và xử lý thông tin. - Khi yêu cầu của lãnh đạo được truyền đến người nhận thì người đó nhận tin và phải có truyền lại cho lãnh đạo (nhận tin). - Nếu một đầu mối là tốt nhất, không nên để nhiều người lãnh đạo cùng nhận một tin. - Xử lý: khi nhận tin phải xử lý: phải biến thông tin thô, chung thành dạng cụ thể tỉ mỉ hơn (Vì sao, tại sao, nguyên nhân). - Khi xử lý phải tập hợp thông tin lại thành vấn đề lý luận, vận dụng để ra quyết định quản lý. + Giai đoạn 3: Sử dụng thông tin. - Khi đã xử lý tốt, tức là đã có quyết định quản lý thì phải sử dụng thông tin (thực hiện quyết định). - Phân công, phối hợp lực lượng. - Tăng năng lực cán bộ. - Động viên khích lệ (nếu kết quả tốt). 3 giai đoạn trên không nên cứng nhắc mà nó có thể hòa lẫn vào nhau. III. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH 1. Những yêu cầu đối với hoạt động phân tích - Phải được thông tin đầy đủ: nắm chắc và đầy đủ những khuynh hướng và mối liên quan trong phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. - Phân tích phải mang tính thiết thực và cần thiết: nắm được những gì cần thiết, thiết thực cho quá trình chính của TDTT và những điều kiện của nó. - Nắm được những phương pháp và nguyên tắc xây dựng các phân tích: hiểu được được mối liên quan, và những phụ thuộc có tính nguyên tắc của các hướng phát triển ... - Phải chỉ đạo, kiểm tra phân tích: chỉ đạo được việc thực hiện các phân tích và kiểm tra được kết quả phân tích. 2. Thực hiện nội dung các phân tích a. Nội dung chính của phân tích - Phân tích để xác định mục tiêu: để xây dựng được những quyết định quản lý chiến lược. Do vậy mà các loại phân tích này có phạm vi và tổng thể rộng. - Phân tích bảo đảm mục tiêu: hiểu được những tồn tại và nguyên nhân khi thực hiện kế hoạch. Đối tượng của loại phân tích này là khoảng cách, độ sai lệch của các mục đích đã xác định. b. Các giới hạn của phân tích: khi phân tích phải chú ý giới hạn của vấn đề. - Giới hạn về thực chất của vấn đề: phân tích một vấn đề phải tập trung phân tích một cách có trọng điểm và đúng giới hạn của nó, tìm ra được nguyên nhân của vấn đề. - Giới hạn về địa điểm: lãnh đạo phải xác định được phạm vi trách nhiệm, những lĩnh vực quan trọng nhất để phân tích. - Giới hạn về thời gian: phải nắm rõ thời điểm và thời gian của những phân tích. c. Tính chu kỳ phân tích: phụ thuộc vào những thông tin cần thiết cho phân tích: - Thông tin cho các quyết định lặp lại có chu kỳ. - Thông tin cho các quyết định không chu kỳ. - Những quyết định quản lý giá trị lâu dài. 3. Các giai đoạn của phân tích a. Giai đoạn chuẩn bị phân tích: Chuẩn bị lý luận: nghiên cứu tài liệu có liên quan từ đó lập kế hoạch phân tích (mục đích, nhiệm vụ, trọng tâm phân tích, phương pháp, cán bộ, CSVC ...) b. Giai đoạn thực hiện phân tích: để người lãnh đạo nắm được nguyên nhân thực chất và mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào. - Nội dung phân tích phải có hướng và trạng thái cụ thể. - Phải nắm và minh họa được các yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. - Xác định nguyên nhân quan trọng, cần thiết, khách quan và chủ quan. - Chú ý khuynh hướng phát triển, tiến bộ và chủ yếu của vấn đề. - Cán bộ phân tích phải có ý thức trách nhiệm cao, loại trừ các hiện tượng riêng lẻ, có sự tiến công mạnh mẽ. c. Giai đoạn tổng kết rút kinh nghiệm: là công việc tổng hợp các kiến thức riêng lẻ đã thu được tương ứng với mục tiêu phân tích. - Các kết luận rút ra phải có sự đánh giá chung của cả tập thể. - Xếp đặt các nguyên nhân điều kiện một cách chính xác trong các mối quan hệ lẫn nhau. - Sắp xếp mọi ảnh hưởng cơ bản trong sự phụ thuộc và tương ứng với ý nghĩa xã hội của nó. - Các kiến thức thu được phải được mô tả rõ ràng, lôgic, dễ hiểu và không mâu thuẫn với nhau. - Những kiến thức thu được phải biến thành văn bản, sơ đồ ... IV. HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH 1. Vị trí, mục đích của công tác kế hoạch trong TDTT: a. Vị trí: Lập kế hoạch là xác định một cách có căn cứ khoa học những triển vọng, mục tiêu, chỉ số và biện pháp phát triển nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở nhu cầu, xu hướng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tiến bộ xã hội. Kế hoạch phát triển TDTT có nhiệm vụ xã hội quan trọng là: - Nâng cao nhịp độ phát triển TDTT quần chúng, cải thiện sức khỏe, năng lực hoạt động và tính tích cực của nhân dân và thanh thiếu niên. - Nâng cao thành tích thể thao. - Tăng cường tính giáo dục của TDTT và vai trò của nó trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. b. Mục đích của công tác kế hoạch phát triển TDTT: - Xác định giới hạn và phương hướng phát triển phong trào TDTT trong từng giai đoạn nhất định. - Xác định nhiệm vụ cụ thể để nâng cao trình độ thành tích thể thao. - Gắn sự phát triển TDTT với người lao động, vật tư và tài chính. - Đảm bảo sự phát triển toàn diện. - Xác định con đường đạt mục tiêu hiệu quả nhất. - Tăng cường công tác tổ chức phối hợp trong hoạt động quản lý TDTT. 2. Nguyên tắc, phương pháp lập kế hoạch 2.1. Nguyên tắc: a. Nguyên tắc quan điểm chính trị: xác định các mục tiêu chỉ số ... cần dựa vào văn kiện của Đảng và Nhà nước. b. Nguyên tắc tập trung dân chủ: là phối hợp giữa quản lý kế hoạch tập trung từ trung ương đến kế hoạch địa phương, cơ sở. Nội dung: - Huy động mọi người cùng tham gia xây dựng kế hoạch. - Cấp dưới phục tùng cấp trên, trên cơ sở độc lập, tự chủ khi xác định mục tiêu. Cấp trên giao chỉ tiêu nếu thấy nó là quan trọng nhất. - Nâng cao trách nhiệm làm kế hoạch. c. Nguyên tắc lãnh thổ - ngành: - Kế hoạch TDTT phải phù hợp kế hoạch của tỉnh, huyện và cơ sở. - Kế hoạch các hiệp hội thống nhất với kế hoạch TDTT của địa phương đó. - Lấy kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương là chính để xây dựng kế hoạch TDTT. - Các kế hoạch của ngành đóng trên địa phương phải do địa phương quản lý cùng với ngành cấp trên. d. Nguyên tắc khoa học: - Khi xác định mục tiêu, con đường phải căn cứ từ quy luật khách quan, quy luật kinh tế, chính trị, xã hội. - Căn cứ tiến bộ của KH - KT. e. Nguyên tắc đồng bộ: - Cân đối chỉ tiêu kế hoạch của mình với chỉ tiêu kinh tế, xã hội. - Các chỉ tiêu của một kế hoạch cũng phải cân đối. - Không đồng bộ sẽ làm tổn hại đến phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. Phương pháp lập kế hoạch: a. Điều tra tổng thể: dùng nhiều phỏng vấn, điều tra về nhu cầu và nguồn đảm bảo vật tư cho kế hoạch. b. Phương pháp cân đối: - Khi có nhu cầu, biết hiện trạng phải có sự cân đối giữa các chỉ tiêu, biện pháp. - Có cân đối thì đáp ứng mức độ phát triển với nguồn dự trữ lao động, vật tư. c. Phương pháp chương trình có mục đích: xác định mấu chốt, nhiệm vụ quan trọng nhất để có đầu tư toàn diện cho nó. d. Tiêu chuẩn định mức: là định mức lao động, hiện vật và giá thành (5vđv/1hlv) 3. Chế độ, phân cấp kế hoạch a. Chế độ lập kế hoạch: - Kế hoạch của mỗi cấp phải được xây dựng từ kế hoạch cấp trên, từ kế hoạch kinh tế - xã hội, điều kiện, tình hình và tiềm năng của địa phương mình. - Thực hiện tốt 3 cấp xây dựng kế hoạch: TW - địa phương - cơ sở. - Kế hoạch TDTT phải được tổng hợp và xây dựng từ cơ sở lên. - Kế hoạch TDTT cấp nào do cơ quan TDTT cấp đó soạn, trình UBND cấp đó và được cơ quan TDTT cấp trên phê duyệt. - Kế hoạch đã được duyệt thì việc giao chỉ tiêu tiến hành như sau: Cơ quan TDTT cấp trên chỉ đạo chỉ tiêu cho cơ quan TDTT cấp dưới. Chú ý: chỉ giao chỉ tiêu pháp lệnh, chỉ tiêu chính. . Tổ chức thực hiện kế hoạch: xây dựng chương trình, nội dung, địa điểm, thời gian, sự phân công và phối hợp cũng như biện pháp để thực thi. . Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch ở cấp dưới. . Phát hiện vấn đề có biện pháp giải quyết thích hợp. . Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, 1 năm các cấp phải tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. b. Phân cấp kế hoạch: + Kế hoạch toàn ngành: - Kế hoạch phát triển TDTT cả nước. - Phát triển TDTT địa phương. - Phát triển khoa học kỹ thuật ngành. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành. - Xây dựng công trình TDTT. - Sản xuất phân phối dụng cụ TDTT. - Kế hoạch và phương tiện tuyên truyền. - Kế hoạch vật tư, kinh phí, quan hệ quốc tế ... + Kế hoạch TDTT của tỉnh, thành phố: do Sở TDTT tổng hợp từ kế hoạch TDTT của quận, huyện và các ngành trực thuộc. + Kế hoạch TDTT của quận, huyện, thị: do TT TDTT tổng hợp từ kế hoạch của các đơn vị sở, ngành và phần kế hoạch chung của quận, huyện, thị. Nội dung gồm: - Kế hoạch TDTT quần chúng. - Kế hoạch hoạt động TDTT của các ngành, đơn vị, đào tạo vdv ... - Xây dựng cơ sở tập luyện của cơ sở, cụm dân cư, ngành. - Kế hoạch mua sắm dụng cụ, kinh phí ... - Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ. 4. Nội dung và chỉ tiêu kế hoạch Nội dung của kế hoạch TDTT gồm 2 phần: a. Kế hoạch sự nghiệp: + Kế hoạch phát triển TDTT quần chúng: chỉ tiêu là: - Số người tập TDTT thường xuyên - Người đạt tiêu chuẩn RLTT: phản ánh chất lượng của phong trào TDTT quần chúng. - Số đơn vị TDTT cơ sở: là chỉ tiêu phát triển về tổ chức tập luyện TDTT của cơ sở. + Số đơn vị tiên tiến: phản ánh chất lượng công tác tổ chức tập luyện ở đơn vị cơ sở. + Kế hoạch phát triển thể thao: - Số VĐV: phản ánh sự phát triển lực lượng và trình độ thể thao của địa phương. - Số đội thể thao: phản ánh sự phát triển lực lượng và trình độ thể thao của đơn vị. - Số trường năng khiếu thể thao: phản ánh tiềm năng phát triển lực lượng thể thao của đơn vị. b. Kế hoạch các mặt công tác bảo đảm: là kế hoạch nhằm bảo đảm các điều kiện cho sự nghiệp TDTT phát triển toàn diện cân đối. Gồm kế hoạch: khoa học - kỹ thuật, cán bộ, vật tư, tài chính ... 5. Trình tự xây dựng kế hoạch a. Giai đoạn chuẩn bị: - Nghiên cứu nắm vững phương pháp nhiệm vụ kế hoạch cấp trên của mình. - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước. - Nghiên cứu các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch. - Dự kiến số lần kiểm tra b. Giai đoạn xây dựng kế hoạch. + Dự thảo kế hoạch: - Xây dựng chỉ tiêu, biểu mẫu - Thuyết minh: Phương hướng, nhiệm vụ, lý do xác định chỉ số, chỉ tiêu, biện pháp... + Bảo vệ kế hoạch: trước UBND và cơ quan cấp trên - Vấn đề quan trọng của kế hoạch. - Làm rõ nhiệm vụ và chỉ tiêu - Lý do tăng giảm chỉ tiêu. - Điều chỉnh cân đối khi thực hiện. - Các biện pháp chủ yếu khi thực hiện. + Hoàn chỉnh kế hoạch: có chữ ký và đóng dấu của cơ quan quản lý. c. Giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch. - Triển khai kế hoạch; tổ chức giao nhiệm vụ kế hoạch cho cán bộ. - Kiểm tra, đôn đốc thực hiện. - Điều chỉnh, bổ sung. d. Giai đoạn tổng kết thực hiện kế hoạch. + Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: - Tình hình thực hiện chỉ tiêu. - Chấp hành chính sách chế độ về quản lý kinh tế. - Kết luận mức hoàn thành kế hoạch. + Viết báo cáo tổng kết: - Đánh giá kết quả thực hiện, lý do đạt và không đạt chỉ tiêu, so sánh chỉ tiêu đặt ra và đạt. - Nêu mặt mạnh yếu khi chấp hành chính sách chế độ. - Kiến nghị, đề nghị với cấp trên. + Gửi báo cáo cho UBND cùng cấp và cơ quan ngành cấp trên. 6. Quy trình công tác kế hoạch + Quý 1: Triển khai kế hoạch, báo cáo quí 1 + Quý 2: Kiểm tra thực hiện, điều chỉnh (t4), giao số lượng kiểm tra (t5), sơ kết 6 tháng (16). + Quý 3: Đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh lần 2 (t10), chuẩn bị kế hoạch năm sau, sơ kết 9 tháng. + Qúy 4: Dự thảo kế hoạch năm sau: kiểm tra, đánh giá và báo cáo cấp trên; bảo vệ kế hoạch năm sau. 7. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển TDTT cho tỉnh thành a. Xác định mục đích kế hoạch. b. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cũ. - Khó khăn, thuận lợi. - Chỉ tiêu đạt ...... không đạt ......... vượt. - Nguyên nhân. c. Xác định bài học kinh nghiệm. - Độ chính xác khi xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu. - Phương pháp thực hiện. - Hướng dẫn thế nào. - Giao chỉ tiêu cho các cấp ra sao. d. Xác định các chỉ tiêu kế hoạch. - Số lượng chỉ tiêu (pháp lệnh và phụ). - Biểu bảng đánh giá chỉ tiêu. e. Xác định biện pháp thực hiện. - Biện pháp chỉ đạo. - Biện pháp phối hợp. - Các biện pháp cụ thể để đạt từng chỉ tiêu. - Biện pháp tuyên truyền, động viên, khen thưởng. - Biện pháp xác định các yếu tố bảo đảm: cán bộ, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật ... - Biện pháp kiểm tra. CHƯƠNG VI: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO - KIỂM TRA  VÀ TUYÊN TRUYỀN I. HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO Là hoạt động quản lý làm tăng khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ theo đúng yêu cầu. 1. Ý nghĩa: - Là phương tiện tăng khả năng giải quyết nhiệm vụ. - Đạt điều kiện cần thiết cho việc giải quyết nhiệm vụ. - Phối hợp các lực lượng lao động. - Tổ chức tốt quá trình quản lý. - Phục vụ đắc lực cho việc tiến hành quyết định quản lý. 2. Đặc điểm của chỉ đạo: - Được xắp xếp trong một hệ thống quản lý. - Luôn hướng vào khả năng về chuyên môn, chính trị, tư tưởng cho mọi người. - Tăng cường ý thức, giải quyết nhiệm vụ. - Nội dung chỉ đạo hướng vào quá trình chính của TDTT. - Phụ thuộc vào vị trí và nhiệm vụ của mỗi cấp. 3. Yêu cầu đối với hoạt động chỉ đạo: - Quán triệt nguyên tắc quản lý và sử dụng con đường ngắn nhất để giải quyết nhiệm vụ. - Xây dựng mối quan hệ, thái độ, ý thức tốt. - Tăng cường khả năng giải quyết nhiệm vụ cho mọi người. - Chỉ đạo khả năng kết hợp với kiểm tra. - Nội dung chỉ đạo căn cứ vào nội dung quản lý. 4. Các hình thức của chỉ đạo: - Thảo luận - Trao đổi, mạn đàm tập thể, cá nhân. - Phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp. - Trao đổi kinh nghiệm. - Tham quan, dự giờ. - Họp hành. II. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA Là hệ thống tổ chức riêng theo dõi và giám sát công việc cần làm hoặc cần hoàn thành để thực hiện pháp lệnh, nghị quyết tương ứng. 1. Ý nghĩa: - Đảm bảo sự thống nhất giữa quyết định và việc thực hiện, giúp đỡ có hiệu quả và ngăn ngừa khả năng xuất hiện khó khăn, khuyết điểm. - Tạo điều kiện thu thập thông tin khách quan, xác định biện pháp khắc phục tồn tại. - Đảm bảo nguyên tắc: toàn diện, khách quan, quần chúng, hiệu quả, hệ thống và công khai. - Giúp lãnh đạo hoàn thiện phong cách công tác. 2. Các yêu cầu đối với việc kiểm tra: - Tính kế hoạch: xác định rõ nội dung, địa điểm và thời gian cho hoạt động kiểm tra. - Tính tổng thể: kiểm tra phải toàn diện. - Tính hiệu quả: kiểm tra đúng trọng điểm. - Tính giúp đỡ và biến đổi: tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chuyển hướng hành động kịp thời nếu thấy việc làm có sai sót. - Tính hệ thống: kiểm tra phải được vận dụng từ khâu chuẩn bị quyết định đến khâu tổng kết. 3. Nhiệm vụ của công tác kiểm tra: - Hiểu biết và khắc phục được các sai sót khi làm nhiệm vụ. - Giáo dục tính kỷ luật - Tập hợp kinh nghiệm - Biết được những vấn đề mới. - Đánh giá kết quả 4. Nội dung kiểm tra: - Triển khai nghị quyết - Việc hoàn thành nhiệm vụ - Sự tuân thủ luật lệ, thời gian lao động của cán bộ. 5. Các loại kiểm tra: - Kiểm tra Đảng. - Kiểm tra Nhà nước. - Kiểm tra xã hội. - Kiểm tra nhân dân. 6. Các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra tổng hợp. - Kiểm tra bộ phận. - Kiểm tra chuyên đề. - Kiểm tra so sánh. - Kiểm tra một lần. - Kiểm tra lặp lại. - Kiểm tra đột xuất. - Báo cáo miệng. III. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN TDTT 1. Ý nghĩa tuyên truyền trong TDTT: - Là một hoạt động có mục đích nhằm phổ biến rộng rãi những tri thức TDTT cho mọi người, thông qua các biện pháp thông tin đại chúng hiện đại, nhằm đưa TDTT vào cuộc sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân. - Là chức năng của công tác quản lý phong trào TDTT hiện đại. - Là yếu tố quan trọng để giáo dục toàn diện con người và trên cơ sở này đảm bảo phát triển rộng rãi TDTT ở trong nước, làm cho TDTT thực sự mang tính chất toàn dân, toàn diện. 2. Tổ chức và quản lý tuyên truyền TDTT: + Cơ cấu tuyên truyền TDTT hiện nay gồm 3 nhóm: - Các tổ chức TDTT - Các tổ chức xã hội và nhà nước song song với việc thực hiện nhiệm vụ cơ bản của mình, có giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất cho nhân dân và tuyên truyền TDTT. - Các tổ chức nhà nước và xã hội ở trung ương trong quá trình thực hiện chức năng tư tưởng, giáo dục, thông tin - tuyên truyền văn hóa, giáo dục có làm công tác tuyên truyền TDTT. + Cơ quan tuyên truyền TDTT hiện có ở Việt Nam gồm các bộ phận hợp thành sau đây: - Các bộ phận chuyên ngành - vụ, phòng, ban tuyên truyền, các cán bộ hoạt động trong thành phần các cơ sở TDTT, các hội thể thao, các tổ chức TDTT ở các ngành. - Các tiểu ban tuyên truyền của các liên đoàn thể thao từng môn. - Báo và tạp chí thể thao của Trung ương và địa phương, NXB TDTT. - Các tổ chức và các bộ phận làm công tác tư tưởng và thông tin - tuyên truyền của trung ương. - Các tổ chức tuyên truyền của các bộ, các ngành thực hiện việc giáo dục thể chất cho các đối tượng quần chúng. 3. Nguyên tắc tuyên truyền TDTT: - Tính Đảng: là nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền phải được xác định bởi những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Tính khoa học và tính xác thực: nội dung tuyên truyền TDTT cần phải có cơ sở lý luận, hệ thống, hiện đại, tiên tiến. - Tính phân biệt và tính cụ thể: sử dụng biện pháp, hình thức và phương pháp tuyên truyền phải tùy theo đối tượng. 4. Biện pháp tuyên truyền: - Ấn phẩm thể thao. - Tuyên truyền trên đài phát thanh và truyền hình. - Qua phim ảnh - Tuyên truyền bằng lời nói: thuyết minh các báo cáo về TDTT; tổ chức hỏi đáp về TDTT; gặp gỡ trực tiếp quần chúng. - Tuyên truyền trực quan: tranh tuyên truyền; tranh thông tin quảng cáo; tranh về phương pháp học tập, huấn luyện... CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG I. VỊ TRÍ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG Giáo dục thể chất trong nhà trường là nhiệm vụ chiến lược của chiến lược TDTT Việt Nam. Vấn đề này được Hiến pháp 92 (điều 41), chỉ thị 36/CT của Ban Bí thư TW Đảng khóa 7, nhiều văn kiện, chỉ thị của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh. + Trình độ phát triển giáo dục thể chất nhà trường phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: - Phát triển sức sản xuất và thu nhập quốc dân. - Đầu tư của nhà nước, xã hội và cá nhân. - Trình độ quản lý giáo dục thể chất trong các nhà trường. - Quan tâm của xã hội với giáo dục thể chất. + Vị trí chiến lược của giáo dục thể chất là: - Giáo dục thể chất trong nhà trường là bộ phận quan trọng của công tác giáo dục, là cơ sở để phát hiện nhân tài thể thao. - Giáo dục thể chất là đầu tư cho con người vì có nó con người mới phát triển được một cách toàn diện. Những người đầu tiên phát hiện ra việc đầu tư cho con người là các nhà kinh tế Mỹ. họ tổng kết hơn 50 năm (1900 - 1959) thấy rằng nếu đầu tư vật chất tăng 4,5 lần thì lợi nhuận tăng 3,5; nhưng đầu tư cho con người tăng 8,5 lần thì lợi nhuận tăng 17,5 lần. Do đó, từ 1960 - 1975 Pháp đầu tư tăng 3 lần, Mỹ, Anh tăng 4 lần; LB Đức tăng 6 lần, Nhật tăng 10 lần. Nước đầu tư cho con người cao sẽ có đầu tư cao cho TDTT. II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NHÀ TRƯỜNG. - Điều 41 Hiến pháp 92 “qui định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong các trường học”. - Đại hội Đảng 7 và 8 có ghi: “Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học”. - Chỉ thị 36/CT của Ban Bí thư TW khóa 7 có ghi: “Công tác giáo dục thể chất trong các trường học là làm cho việc rèn luyện có nề nếp hàng ngày của học sinh các cấp, sinh viên và học sinh học nghề”. - Năm 1996 được chính phủ phê duyệt chiến lược TDTT, trong đó giáo dục thể chất nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm. + Mặc dầu được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng công tác này còn bộc lộ nhược điểm sau: . Chúng ta có khoảng gần 17.000 trường học với gần 19 triệu học sinh, nhưng mới có 47% số trường thực hiện giáo dục thể chất trong đó có 20% đạt yêu cầu quy định. . Trong số lượng trường trên có 20% trường Tiểu học, 65% trường Chuyên nghiệp dạy nghề và 90% các trường Cao đẳng, Đại học có phong trào TDTT. . Có 14 môn thể thao được sử dụng và có 12 - 13% số trường tập TDTT ngoài giờ. . Hội khỏe Phù Đổng có 30% số trường tiến hành. . Giáo viên thể dục thiếu gần 20.000 cán bộ. . Sân bãi chỉ đáp ứng 10% nhu cầu (không đủ qui cách). . Bình quân mỗi học sinh chỉ có 0,6m2. . Kinh phí quá thấp, TDTT bị coi nhẹ. . Ở các trường Đại học kỹ thuật có 4,1% - 5,9% sinh viên có sức khỏe yếu. Có tới 38% sinh viên mắc bệnh thông thường. . 40% học sinh PTTH mắc bệnh cong vẹo cột sống. . Học sinh dưới 14: có 29% tốt, 52% TB, 19% là sức khỏe yếu. . Tình trạng thể lực không tăng. . Thành tích thể thao thấp. . Cơ sở vật chất thiếu chỉ đủ cho khoảng 10% sinh viên Đại học học 1-2 tiết/tuần. . Chưa có mục kinh phí riêng cho giáo dục thể chất. + Những mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường như sau: - Từng bước hoàn thiện chương trình giáo dục nội khóa cho các nhà trường theo cấp học, địa bàn. - Từng bước hoàn thiện chương trình giáo dục nội khóa cho các nhà trường theo cấp học, địa bàn. - Tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa. - Áp dụng tiêu chuẩn RLTT cho học sinh. - Bố trí đất đai: Trường đại học: 18 x 32m nhà tập + sân ngoài trời; hay lấy 2 phòng họp làm phòng tập TDTT cho học sinh phổ thông, trung bình 1,2m2/người. - Đầu tư kinh phí cho giáo dục thể chất. - Bồi dưỡng, đào tạo, biên chế, chính sách với giáo viên TDTT. - Phấn đấu 60% các trường các cấp thực hiện giáo dục thể chất và 10-15% số trường hợp có ngoại khóa. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ TDTT còn thiếu (bằng mọi hình thức, ưu tiên cấp 1,2). - Đảm bảo học sinh phổ thông được học 1 - 2 tiết, Đại học 3 - 3 tiết/tuần. - Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng. III. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỂ CHẤT NHÀ TRƯỜNG - Nguyên tắc định hướng: quán triệt phương châm chung là giáo dục phục vụ CNXH, giáo dục là toàn diện. - Nguyên tắc tổng thể: đảm bảo có sự liên kết giữa phương châm giáo dục, chính sách giáo dục, lý luận giáo dục và TDTT, kinh phí giáo dục, sân bãi, dụng cụ, điều kiện, hoàn cảnh. - Nguyên tắc dân chủ: dân chủ rộng rãi, phát huy tích cực của cả hệ thống. - Nguyên tắc qui phạm: chế độ rõ ràng, minh bạch, phù hợp với đạo đức sư phạm XHCN, lời nói văn minh. - Nguyên tắc giáo dục: có tác dụng giáo dục học sinh. IV. QUẢN LÝ VI MÔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT NHÀ TRƯỜNG (Là sự quản lý cụ thể giáo dục thể chất trong môi trường) Mục tiêu quản lý vi mô: Mục tiêu quản lý TDTT nhà trường gồm mục tiêu giáo dục và mục tiêu quản lý. Mục tiêu giáo dục là cụ thể hóa phương châm giáo dục toàn diện, (TDTT là tri thức, thể chất, phẩm chất). - Quá trình quản lý mục tiêu: xác định, thực hiện và quản lý đánh giá mục tiêu. - Nội dung một mục tiêu giáo dục thể chất gồm: . Mục tiêu thể chất. . Mục tiêu nhân sự. . Một tiêu giảng dạy. . Mục tiêu huấn luyện. . Mục tiêu thi đấu - Phân loại kế hoạch TDTT trường học. + Kế hoạch dài hạn: > 5 năm, căn cứ từ qui hoạch TDTT quốc gia, địa phương và ngành. Nó gồm nội dung, biện pháp thực hiện mục tiêu. + Kế hoạch TDTT năm (học kỳ) Xây dựng từ kế hoạch dài hạn. Phương án, bước đi, thời gian, yêu cầu, biện pháp. Kế hoạch năm gồm: KH giảng dạy, ngoại khóa, nghiệp vụ, NCKH, bồi dưỡng. Làm các kế hoạch trên cần căn cứ từ ý kiến lãnh đạo, từ điều kiện cán bộ và kinh phí. V. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁN BỘ TDTT TRONG NHÀ TRƯỜNG. Cơ quan quản lý cán bộ TDTT là vụ tổ chức Bộ giáo dục - đào tạo và vụ giáo dục thể chất. Ở các cấp là sở, phòng giáo dục. - Theo chế độ hành chính: . Biên chế, kinh phí, sân bãi do cơ quan quản lý ngành giáo dục qui định. . Hiệu trưởng, khoa trưởng có trách nhiệm với công tác TDTT. . Ngành TDTT (UB TDTT...) có sự giám sát về giáo dục thể chết (đề xuất chính phủ có giải pháp kịp thời). - Quản lý nhân sự: . Yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo: biết lý luận cơ bản về TDTT, phương pháp quản lý, phương châm, chính sách, qui chế, chỉ thị cấp trên về giáo dục thể chất, nhiệt tình, có quan hệ tốt với giáo viên TDTT, nắm xu thế phát triển trong và ngoài nước. . Yêu cầu đối với giáo viên TDTT: Có các phẩm chất yêu nghề, nhiệt tình, trách nhiệm, có tri thức TDTT và trình độ văn hóa. Có năng lực giáo dục, giảng dạy TDTT, HLTT, hiểu biết nghệ thuật, hoạt động xã hội, NCKH, tuyển chọn và kiểm tra.  CHƯƠNG VIII: QUẢN LÝ CÔNG TÁC TT THÀNH TÍCH CAO VÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM I. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TTTT CAO VIỆT NAM 1.Vị trí và thực trạng TT thành tích cao nước ta 1.1. Vị trí - Là bộ phận cấu thành nền TDTT Việt Nam (Q.Chúng - TTích cao - Đối ngoại). - Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hóa, tinh thần, hứng thú thúc đẩy sự sáng tạo trong lao động. - Là động lực thúc đẩy TDTT quần chúng. - Sự phát triển TT thành tích cao là biểu hiện sức mạnh của một xã hội. - Đối nội: là sứ giả của hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. - Đối ngoại: tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, chính phủ về chỉ đạo và kinh phí cho nó. 1.2. Thực trạng Quá trình phát triển TT thành tích cao phụ thuộc vào từng thời kỳ cách mạng. - Từ 75 đến nay có sự quan tâm của Đảng, chính phủ về chỉ đạo và kinh phí cho nó. - HLV, cán bộ đã có nhiều cố gắng. - Có hơn 20 tỉnh thành có trung tâm đào tạo VĐV. - Có hơn 1000 VĐV kiện tướng. - Có năm phá kỷ lục từ 34 - 38 kỷ lục (91 - 92). - Có môn đạt thứ hạng ở ĐNA (BS, CV, BB, ĐK, Judo và Teakondo). - Từ 1980 đến nay ta đã tham dự 5 giải ĐNA, 3 đại hội Châu Á, 3 ĐH Olympic. Sea Games 17: đạt 34 huy chương, đứng thứ 6. Sea Games 18: đạt 52 huy chương, đứng thứ 6. Sea Games 19: đạt 133 huy chương, đứng thứ 5. Sea Games 20: đạt 64 huy chương, đứng thứ 6. - Cờ vua là môn đạt thành tích cao trên thế giới: Đào Thiện Hải vô đích thế giới dưới 16 tuổi, Từ Hoàng Thông, Nguyễn Anh Dũng vô đích thế giới, thứ nhì châu Á. Nhược điểm: Lực lượng mỏng, môn và nội dung ít. Nhiều môn thành tích còn kém so với khu vực. Nguyên nhân yếu kém: hậu quả chiến tranh, chưa có hệ thống đào tạo VĐV, trình độ HLV yếu, thiếu chính sách cho TT thành tích cao ... 2. Quan điểm và mục tiêu đào tạo VĐV quốc gia 2.1. Quan điểm + Quan điểm chung: Đào tạo VĐV cấp cao là một lĩnh vực chuyên ngành, có đặc điểm qui luật riêng, cần được đào tạo theo hệ thống trường lớp chuyên biệt, theo qui trình hết sức chặt chẽ, KHHL khoa học, có sự lãnh đạo, điều khiển thống nhất. + Quan điểm cụ thể: - Có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng trọng tài, HLV, Bác sĩ TT. - Có chính sách đầu tư cao về người, kinh phí và vật chất. - Tạo nguồn kinh phí (nhà nước - tập thể - tư nhân). - Ưu tiên các môn TT có tiềm năng và triển vọng. - Xây dựng cơ sở tập luyện. - Hoàn thiện hệ thống thi đấu. 2.2. Mục tiêu: Có hệ thống đào tạo VĐV đồng bộ, ổn định từ TW đến địa phương có trọng điểm với trang thiết bị tương đối hiện đại. xây dựng đội ngũ VĐV quốc gia tham gia Sea Games đạt thứ hạng theo huy chương vàng từ trung bình trở lên (thứ 5 trở lên). Một số môn đạt hàng đầu ĐNA (từ thứ 1 - 3). Một số môn đạt khá trong vòng thứ 10. + Yêu cầu khi xác định mục tiêu TTTT cao. - Có phương hướng chính xác. - Có chú ý tính dài hạn, chiến lược. - Có quan điểm tổng thể. - Chú ý cải cách mở cửa. - Phải có trọng điểm. 2.3. Xác định môn TT ưu tiên, trung tâm đào tạo từng môn. + Các môn TT trọng điểm ưu tiên: BS, BB, CV, ĐK, Judo, Teakowdo, BL, TDDC, BĐ, Bóng chuyền, xe đạp. + Các môn khuyến khích: Vật, quyền anh, CL, Quần vợt, Bóng rổ, và các môn trong chương trình Sea Games: Wushu, silat, TDTT Thể hình, cử tạ, nhảy cầu, cầu mây. + Xác định tỉnh thành ngành có trọng điểm theo môn TT. - Bắn súng: QĐ, HN, HP, TH, HD, TP HCM, ĐH TDTT. - Bóng bàn: HN, TP HCM, HP, HD, QĐ, CAND, Vĩnh Long, Khánh Hòa. - Cờ vua: HN, TP HCM, ĐT, Quảng Ninh, HP, TT Huế, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu. - Điền kinh: HN, TP HCM, HP, TH, Long An, Khánh Hòa, An Giang, QN, ĐN. - Judo: TP HCM, HN, Bến Tre. - Teakowdo: TP HCM, HN, Bà Rịa, Vũng Tàu, Đồng Nai, Phú Yên. - Bơi lội: HN, TP HCM, HP, TH, Long An, QĐ, An Giang, Bình Định, QN, ĐN. - Thể dục dụng cụ: HN, HP, QĐ và TP HCM. - Bóng chuyền nam: TP HCM, QĐ, Vĩnh Long, Công an. Nữ: QN, HN, Long An, QĐ, Thái Bình. - Karatedo: HN, HCM, Huế, Lâm Đồng, QĐ, Công an. - Xe đạp: HCM, HN, Công an, An Giang, QĐ, Cần Thơ, Tiền Giang. - Vật tự do: HN, HP, BN, Hà Tây. - Cầu lông: HN, HCM, HP - Quần vợt: HN, HCM, M Hải, S Trăng, K Hòa. 3. Hệ thống đào tạo VĐV a. Đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia: Hàng năm bộ môn thể thao và các Liên đoàn TT chuẩn bị thành lập đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia trên cơ sở kết quả thi đấu. Có chương trình tập huấn theo yêu cầu đối nội, đối ngoại. - Hàng năm đội này phải tập huấn từ 4 - 6 tháng. - TW chịu kinh phí tập huấn. - Địa phương chịu trách nhiệm về lương và phụ cấp. b. Đội dự tuyển trẻ và tuyển trẻ quốc gia: - Các bộ môn, liên đoàn xây dựng đội dự tuyển trẻ và tuyển trẻ quốc gia. Hàng năm có kế hoạch tập huấn (tránh thời gian học văn hóa). - TW và địa phương cùng chịu kinh phí tập huấn. địa phương trả lương và phụ cấp. c. Các đội tuyển thành phố ngành: (Có cả tuyến 3 và 4, phụ thuộc vào trình độ). - VĐV tập trung dài hạn tại các trường nghiệp vụ, các trung tâm đào tạo VĐV các tỉnh thành ngành. - Cơ quan DTTT tỉnh, thành, ngành quản lý toàn diện. - Cơ quan chuyên môn UB TDTT hướng dẫn kiểm tra. d. Cơ sở chuyên môn, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu TT: Đó là các trường lớp nghiệp dư, CLB từng môn TT. - UB TDTT kiểm tra, hướng dẫn. - Sở TDTT, cơ quan TDTT ngành quản lý toàn diện 4. Hệ thống thi đấu TT thành tích cao a. Khái niệm: HTTĐ là tập hợp và phối hợp tất cả các cuộc thi đấu 1 môn TT, có sự chú ý đến những điều khiển cần thiết để tiến hành tốt các cuộc thi đấu TT khác trong hệ thống tổ chức quản lý TT thành tích cao. b. Cách xây dựng hệ thống thi đấu - Thể thức thi đấu: loại trực tiếp, cho điểm, hạng mục ... - Vòng loại: vòng 1, vòng 2... - Tính chất: cá nhân hay đồng đội. - Chủng loại: Vô địch, Cúp, Phù Đổng, Thi đấu dân tộc, hữu nghị, theo mùa ... - Nhóm tổ: thi theo nhóm. - Kiểu thi đấu: thi theo đợt, thi vòng tròn.  Sơ đồ hệ thống thi đấu thể thao 5. Cán bộ quản lý huấn luyện Huấn luyện là một quá trình nhiều yếu tố, nhiều cấp và có trình tự nhất định: trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất (HLV, bác sỹ TT, VĐV...) Hệ thống huấn luyện a. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ huấn luyện: Trong huấn luyện hiện đại, coi phát triển toàn diện VĐV là mục tiêu chính. Để đạt điều đó người HLV là chủ đạo tác động. HLV là người tổ chức HL và quản lý HL để nâng cao thành tích TT. Vậy họ phải có năng lực HL và NCKH đặc biệt trong thời kỳ phát triển của KH - KT. b. Chức năng của cán bộ quản lý HL + Chức năng và quyền hạn của HLV. - Là người quản lý toàn diện đối với VĐV. - Giáo dục chính trị, tư tưởng đối với VĐV. - Chịu trách nhiệm toàn diện quản lý công tác HL và thi đấu (định kế hoạch, hướng TĐ, chỉ đạo TĐ). - Trách nhiệm tuyển chọn VĐV. - Kiểm tra đôn đốc các mặt đối với VĐV (văn hóa, đời sống ...) - Có quyền quyết định nghiệp vụ HL: chọn và đào thải, định mức kế hoạch HL, sử dụng kinh phí cho HL, đề suất kiến nghị phục vụ HL... + Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đội. Là người kết hợp cùng với HLV, tham gia quản lý HL. - Lãnh đội giúp đỡ và phối hợp với HLV trong công tác tư tưởng, Đảng, Đoàn, học VH, hậu cần ... - Xây dựng quan hệ tốt giữa lãnh đội với HLV, nhưng tôn trọng và giúp đỡ HLV... là chính. + Nhiệm vụ của cán bộ phục vụ, trợ lý HL. Đó là Bác Sỹ, kỹ thuật viên, CB nghiên cứu, giáo viên văn hóa, cán bộ hậu cần ... Nhiệm vụ chính là phục vụ HL theo nghiệp vụ của mỗi loại. 6. Quản lý đội TT a. Quản lý quá trình HL: quá trình HL được thể hiện 4 bước. + Xây dựng quy hoạch mục tiêu HL: xác định mục tiêu chung cho đội và cá nhân VĐV. + Tuyển chọn VĐV: là công tác khoa học, không tốt sẽ gây tốn kém. - Sơ tuyển. - Kiểm tra lại xác định tuyển chính thức. + Định kế hoạch HL: kế hoạch nhiều năm, 1 năm, tháng và giáo án. Nó phải có lý luận và thực tiễn. + Điều tiết, tổ chức thực hiện kế hoạch HL. b. Quản lý tư tưởng và văn hóa. + Công tác tư tưởng đối với VĐV: - Xã hội phát triển thì tư tưởng VĐV cũng biến đổi. - VĐV có xu hướng ganh đua: vậy phải hướng ganh đua lành mạnh, tạo động lực vươn lên. - Nhu cầu hiểu biết: muốn hiểu biết giữa VĐV với HLV, giữa lãnh đạo với VĐV ... - Tính thiết thực: Muốn lãnh đạo, HLV giải quyết các vấn đề thực tế. Cần chú ý VĐV trẻ. - Khuynh hướng tìm cái mới: do tiếp xúc trong TĐ, VĐV luôn muốn có cái mới, sáng tạo mới. - Có ý thức tham gia ý kiến. - Giáo dục tư tưởng phải quán triệt HL. + Các yêu cầu làm công tác tư tưởng với VĐV. - Kết hợp lý - tình - Kết hợp đạo lý - thực tế - Kết hợp đạo lý - hứng thú. - Kết hợp đạo lý - lợi ích. - Kết hợp đạo lý - pháp luật. + Quản lý văn hóa: - Tổ chức học tập văn hóa cho VĐV. - Yêu cầu học tập VH của ngành giáo dục và đào tạo. II. QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐẤU THỂ THAO. 1. Cơ sở mục tiêu, ý nghĩa quản lý thi đấu a. Ý nghĩa: - Thi đấu là nhiệm vụ quan trọng của mục tiêu TDTT. - Là nơi kiểm nghiệm kết quả thể thao, là đòn bẩy của TDTT. - Là quá trình so sánh về thể lực, kỹ thuật, tâm lý của cá nhân hay 1 tập thể VĐV. b. Mục tiêu quản lý thi đấu: Quản lý thi đấu được tiến hành theo các cấp thi đấu. + Mục tiêu thi đấu toàn quốc: - Thúc đẩy phát triển công tác TDTT, chuẩn bị giải quốc tế. - Kiểm tra hiệu quả HL của các tỉnh, thành, ngành. - Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. - Thúc đẩy các mặt kinh tế phát triển (giao thông, du lịch, quảng cáo...) + Mục tiêu thi đấu địa phương (tỉnh, huyện, xã): - Thúc đẩy công tác TDTT địa phương. - Kiểm tra quá trình HL, tăng cường đoàn kết, hữu nghị. - Phong phú đời sống văn hóa tinh thần. - Thúc đẩy xây dựng công trình thể thao. + Mục tiêu thi đấu cơ sở (CLB): - Thúc đẩy phong trào TT quần chúng: - Nâng cao trình độ TT. - Phong phú đời sống VH - TT. 2. Kế hoạch thi đấu  Là cơ sở khoa học cho kế hoạch huấn luyện. Kế hoạch thi đấu toàn quốc do UB TDTT quốc gia quyết định. Kế hoạch thi đấu địa phương do cơ quan TDTT địa phương quyết định. a. Nội dung một kế hoạch thi đấu: - Mục đích, nhiệm vụ thi đấu năm. - Hình thức, qui mô cuộc thi. - Yêu cầu và biện pháp thi đấu năm. - Lịch thi đấu. b. Lập kế hoạch thi đấu: + Trình tự: - UB TDTT quốc gia xây dựng kế hoạch thi đấu năm. - Từ kế hoạch đó mà cơ quan TDTT địa phương xây dựng kế hoạch thi đấu của mình. + Chú ý khi lập kế hoạch thi đấu: - Cần ổn định và sớm thông báo kế hoạch thi đấu. - Tham khảo ý kiến các HLV. - Thời gian, địa điểm không nên quá tập trung. - Cần xem xét đối tượng dự thi để xếp thời gian. - Thi truyền thống nên xếp vào mùa hội. 3. Tổ chức thi đấu a. Xây dựng điều lệ thi đấu. Điều lệ thi đấu cấp nào sẽ do cơ quan TDTT cấp đó ban hành. Thi đấu lấy HL làm trung tâm và vì HL mà phục vụ. Mỗi cuộc thi, Đại hội có một điều lệ. b. Nội dung một điều lệ: + Tên cuộc thi: cơ quan chịu trách nhiệm chính; thời gian, địa điểm (cách đi đến địa điểm). + Mục đích cuộc thi + Cần có thông tin sau: - Trưởng phó ban tổ chức (có chức vụ Đảng chính quyền). - Tổng trọng tài (ghi rõ tên và cấp bậc trọng tài). - Trưởng ban thư ký (cấp trọng tài). + Thể lệ thi đấu từng môn, lứa tuổi: - VĐV được dự thi: số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện. - Tuổi (loại tuổi nào thi vào thời gian nào). - Môn (cự ly) thi: ghi rõ tuổi, giới tính thi môn (cự ly nào). - Ghi rõ cuộc thi môn nào, có mặt, tập luyện, ngày giờ thi và kết thúc. - Yêu cầu về thành tích VĐV dự thi (ví dụ có bằng RLTT, KT hay CI, các yêu cầu về thể lực: Test nào? 100m, khéo léo, linh hoạt ...) - Tính chất thi: cá nhân hay đồng đội. - Qui định một đoàn gồm bao nhiêu người, ai? - Luật thi: dùng luật nào. - Trọng tài do ai quyết định, lấy ở đâu. - Qui định khác: ví dụ danh sách, dụng cụ thi, ngày tháng nộp đăng ký. c. Quá trình tổ chức thi đấu (quá trình tổ chức Đại hội TDTT). - ĐH TDTT có tính tổng hợp nhiều cuộc thi của nhiều môn. Đây chính là hình thức cao nhất. - Kết quả thi đấu ở ĐH TDTT phản ánh trình độ TDTT tổng hợp của một địa phương. - Có yêu cầu lớn về sức người, sức của và tài chính. + Các bước tiến hành Đại hội TDTT: - Thành lập ban trù bị (thường trực) đại hội. . Dự toán kinh phí. . Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ. . Bồi dưỡng cán bộ, trọng tài. . Thành lập ban tổ chức. . Tiếp nhận danh sách đăng ký dự thi. . Lên danh sách trọng tài. . Chuẩn bị ô tô, an ninh. . Tuyên truyền. . Nhận đội, phát tài liệu và bố trí tập. . Tổ chức họp ban tổ chức, lãnh đội, trọng tài, HLV, VĐV. . Phúc tra công tác chuẩn bị. . Tổ chức khai mạc, bế mạc. - Cơ cấu tổ chức Đại hội TDTT: . Thứ nhất là văn phòng tổng hợp: là cơ quan nghiệp vụ của ban trù bị đại hội TDTT. Có nhiệm vụ: đề xuất phương án về bố trí môn thi, điều lệ và qui mô ... . Thứ hai là ban tổ chức Đại hội: là cơ quan lãnh đạo Đại hội (mang tính lâm thời), phân công cán bộ phụ trách các mặt công tác của Đại hội: thi đấu, tuyên truyền, hành chính, tài vụ, bảo vệ, trọng tài... Có một số lãnh đạo tham gia ban tổ chức. . Thứ ba là ban thi đấu: trưởng ban trong ban tổ chức, gồm các tổ thi đấu, tổ trọng tài, tổ hành chính, y tế ... . Thứ 4 là ban trọng tài: tuyển trọng tài trưởng, giải thích luật thi, đề xuất yêu cầu dụng cụ trang bị, khen thưởng ... . Ban vật chất: lo các phương tiện dụng cụ, cơ sở thi đấu và mua phần thưởng, giao thông, ăn ngủ ... 4. Đánh giá hiệu quả quản lý thi đấu a. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý thi đấu. - Đánh giá điều kiện vật chất phục vụ thi đấu của VĐV, TT, HLV và cán bộ. - Hoàn thành công tác thi đấu: lịch có phù hợp với tâm lý VĐV?... - Việc xử lý sự cố xảy ra như thế nào? - Quần chúng tham dự nhiều hay ít. - So sánh tiền thu và chi. b. Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý thi đấu. - Dùng phương pháp Profit (lợi nhuận) r: lợi nhuận I: giá trị kinh tế tạo ra (vé, quảng cáo, tài trợ ...) E: giá trị chi phí: tiền phục vụ, ăn ở, đi lại ... S: hiệu suất, hiệu quả xã hội qua ý kiến VĐV, HLV, TT ... (cao nhất S = 1, thấp nhất S = 0) Cách đánh giá r: r > hiệu quả tốt 1 > r > 0,5 hiệu quả trung bình 0,5 > r > 0,25 hiệu quả kém r < 0,25 hiệu quả rất kém. CHƯƠNG IX: QUẢN LÝ CÔNG TÁC TDTT QUẦN CHÚNG Là sự quản lý hoạt động TDTT ở cơ quan, xí nghiệp, hầm mỏ, dân cư, đơn vị bộ đội ... phục vụ sức khỏe ... I. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TDTT QUẦN CHÚNG 1. TDTT quần chúng có đặc điểm: - Hoạt động trong giờ nhàn rỗi. - Tự nguyện tham gia. - Đối tượng rộng (nam, nữ, già, trẻ, nhiều ngành nghề). - Nội dung hoạt động phong phú: nhiều môn truyền thống, thể dục kết hợp âm nhạc, thể dục chữa bệnh ... 2. Đặc điểm quản lý TDTT quần chúng: - Cần có kế hoạch chỉ đạo (do đặc điểm khác nhau) - Lấy tuyên truyền giáo dục làm chính (khó thấy 0) - Quản lý phân tán, linh hoạt làm chính. - Lấy điều chỉnh hướng dẫn làm chính. 3. Nguyên tắc quản lý TDTT quần chúng: - Nguyên tắc xã hội hóa: là nguyên tắc đi sâu vào động viên, đoàn kết mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi người và cả xã hội làm TDTT để TDTT đi vào cuộc sống. - Nguyên tắc khuyến khích: động viên khuyến khích tính tự nguyện, tự giác của các đơn vị, mọi người. - Nguyên tắc thực tiễn: công tác chỉ đạo, kế hoạch, biện pháp phải từ thực tiễn. - Nguyên tắc đa dạng: đa dạng nội dung, hình thức và thi đấu. 4. Các phương pháp quản lý TDTT quần chúng: + Tuyên truyền, động viên: ý nghĩa tác dụng của TDTT, tri thức khoa học TDTT, kinh nghiệm, đường lối, chính sách... + Phương pháp điều tra: điều tra xã hội học để nắm thông tin về nhu cầu của nhân dân (a.c thích học môn gì? Cần xây dựng cơ sở gì? Có cho con đi tập không?). + Phương pháp thi đấu: - Thi đấu truyền thống. - Thi hội thao. - Thi từng môn. - Thi vận dụng. + Phương pháp chỉ đạo điển hình. II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TDTT QUẦN CHÚNG - Kế hoạch TDTT CNVC. - Kế hoạch TDTT nông dân. - Kế hoạch TDTT cán bộ, cơ quan. - Kế hoạch TDTT dân cư - Kế hoạch TDTT tàn tật. - Kế hoạch TDTT gia đình thể thao. Trong các kế hoạch trên cần phân ra kế hoạch sau: - Kế hoạch thi đấu TDTT quần chúng. - Kế hoạch kiểm tra. - Kế hoạch sử dụng sân bãi dụng cụ. III. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TDTT QUẦN CHÚNG - Cá nhân tập luyện - Tổ tập luyện - Đội thể thao - Cung văn hóa, CLB VH - TT - Ngày TDTT, mùa TDTT - Trung tâm văn thể. IV. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TDTT QUẦN CHÚNG - Lãnh đạo có quan tâm đến TDTT? - Có tổ chức, biên chế, kế hoạch, kiểm tra, tổng kết và thi đấu TDTT quần chúng? - Nhiều người tham gia tập luyện TDTT? RLTT? - Thể hình, chức năng đạt tiêu chuẩn? số người bị ốm, ngày công lao động? - Có bảo đảm kinh phí: nhà nước đầu tư, tự thu? - Có sân bãi, phòng tập? - Xã hội hóa thế nào? V. BƯỚC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TDTT QUẦN CHÚNG + Bước 1: đề ra kế hoạch đánh giá. - Xác định mục đích đánh giá - Xác định tiêu chuẩn đánh giá. - Xác định thời gian đánh giá. - Xác định phương pháp đánh giá - Xác định yêu cầu đánh giá. - Xác định biện pháp khen. + Bước 2: công bố tiêu chuẩn, biện pháp đánh giá + Bước 3: tổ chức đánh giá (điều tra, tọa đàm, phỏng vấn). + Bước 5: tổng kết đánh giá. Đánh giá phong trào TDTT quần chúng một tỉnh phải xem có bao nhiêu huyện đạt tiên tiến TDTT, 1 huyện có bao nhiêu xã, đơn vị đạt tiên tiến. VI. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TDTT QUẦN CHÚNG. 1. Xây dựng đơn vị TDTT cơ sở, tế bào: - Nhà văn hóa - thể thao, trung tâm, CLB, điểm tập, gia đình thể thao, CLB liên gia đình. - Xây dựng ở các khu dân cư, khu kinh tế, văn hóa, nông thôn, miền núi, trường học. - Củng cố hội đồng TDTT Quần chúng ở các trường học. - Khuyến khích dịch vụ TDTT. - Bồi dưỡng cán bộ TDTT quần chúng. - Soạn tài liệu hướng dẫn, điều lệ. 2. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện qua thông tin đại chúng: - Soạn tài liệu hướng dẫn. - Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng. 3. Hoạt động liên kết theo địa bàn: - 3 Thành phố: HN, HP, TP HCM. - Các tỉnh đồng bằng bắc bộ: QN, HP, HY, TB, NĐ, NB, H.Nam, H.Tây, H.Bình, BN. - Miền núi đông bắc: TQ, HG, CB, Thái Nguyên, LS, Bắc Cạn, BG, VP, P.Thọ. - Miền núi phía tây bắc: LChâu, SL, L.Cai, YBái. - Miền trung: QT, TT Huế, QN, ĐN, QNgãi. - Bắc miền trung: TH, NA, H Tĩnh, QB. - Nam trung bộ và cao nguyên: GL, ĐLắc, K.Tum, BĐ, PYên, K Hòa, LĐ. - Đông nam bộ: T Ninh, S Bé, Đ Nai, B Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu. - Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi khu vực có 1 - 2 trung tâm TDTT. 4. Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng gắn với lễ hội: - Hệ thống thi đấu ổn định cho các môn: võ cổ truyền, đá cầu, nhảy dây, vật dân tộc, đua thuyền. - Hệ thống thi đấu định kỳ cho các đối tượng, địa phương: - 2 năm 1 lần cho những môn có trình độ. - Đại hội TDTT toàn quốc 4 năm 1 lần. - Giải thể thao “công-nông-binh” từ năm 1996. - Các giải thể thao cấp xã (BĐ, BC); cấp trường (ĐK, BĐ, ĐC) - Giải gia đình 2 năm 1 lần (BB, CL, QV, C tướng). - Giải thể thao cho người cao tuổi (CL, BL, BB, QV) - Giải thể thao khuyết tật 2 năm 1 lần. - Giải thể thao có tính xã hội (Maratong quần chúng, đi bộ du lịch ...) - Hệ thống thi đấu do các ngành tổ chức. 5. Liên kết ngành: TW liên tịch giữa UB TDTT và Quốc phòng, Công an, Giáo dục và đào tạo... 6. Giao lưu quốc tế: hướng vào các nước Asean, hướng vào các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức với phương châm 2 bên cùng có lợi, không phân biệt chế độ chính trị. CHƯƠNG X: CƠ CẤU TỔ CHỨC THỂ THAO QUỐC TẾ I. ỦY BAN OLYMPIC QUỐC TẾ 1. Pháp lý - UB Olympic quốc tế là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, với mục đích không vì tiền, dưới hình thức hiệp hội có tư cách pháp nhân được nghị định Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ công nhận ngày 17/9/1981, thời gian không hạn định. - Trụ sở Lausanne Thụy Sỹ. - Nhiệm vụ là lãnh đạo phong trào Olympic theo hiến chương Olympic. - Các quyết định của Ubn Olympic là có hiệu lực tuyệt đối. Mọi tranh chấp liên quan đều do ban chấp hành xét xử, có thể dùng quyền tòa án trọng tài thể thao giải quyết. 2. Thành viên - Chọn, bầu mỗi cước có UB Olympic quốc gia 1 người, biết nói tiếng thông dụng. (nước có đăng cai thế vận sẽ có thể thêm 1 thành viên). - Ủy viên UB Olympic quốc tế là đại diện cho UB Olympic quốc gia ở nước họ chứ không phải là đại diện nước họ tại UB Olympic quốc tế. - Ủy viên không thể do chính phỷ cử ra hay bằng mệnh lệnh được. - Khi đã đến tuổi mà phục vụ được 10 năm thì sẽ là ủy viên danh dự. 3. Nghĩa vụ - Đại diện của UB Olympic quốc gia cho nước mình. - Tham gia công việc được phân công. - Giúp đỡ phong trào. - Mỗi năm 1 lần cho chủ tịch UB Olympic quốc tế biết về phong trào Olympic. - Thông báo cho chủ tịch biết các sự kiện xảy ra. 4. Rút lui: - Có đơn xin rút lui - Khi đã đến 75 tuổi. - Khi chuyển quốc tịch. - Phản bội lời thề thì bị khai trừ (quá 2/3 đồng ý) 5. Tổ chức + Khóa họp: mỗi năm 1 lần do chủ tịch triệu tập hay 1/3 ủy viên có văn bản yêu cầu. - Họp do BCH điều hành - Khóa họp là cơ quan tối cao của UB Olympic. + Ban chấp hành: cơ cấu: 1 chủ tịch, 4 phó chủ tịch, 6 ủy viên. - Bầu cử bỏ phiếu kín theo đa số. - Thời hạn: 4 năm. - Tái cử: phó chủ tịch sau 4 năm mới được tái cử, chủ tịch thì không cần thời gian ấy. + Chủ tịch: nhiệm kỳ 8 năm - Bầu do bỏ phiếu kín của ủy viên BCH. - Chủ tịch không có năng lực thì 1 phó chủ tịch thâm niên cao nhất lên thay. - Chủ tịch thành lập các ban thường trực và ban khác. 6. Biện pháp kỷ luật - Đối với Liên đoàn quốc tế: - Rút khỏi chương trình thế vận hội. . Thôi thừa nhận. - Đối với UB Olympic quốc gia: . Thu hồi quyền đăng ký thi đấu của VĐV. . Treo dò. . Khai trừ 7. Ngôn ngữ: Anh - Pháp. 8. Tài chính: II. HỘI ĐỒNG OLYMPIC CHÂU Á (OCA) III. UB OLYMPIC VIỆT NAM - Có quyết định 500/TTg của thủ tướng cho pháp thành lập UB Olympic Việt Nam 20/12/76. - Là tổ chức đại diện cho phong trào Olympic Việt Nam, là thành viên của tổ chức Olympic quốc tế. - Mục đích: tập hợp, đoàn kết, các tổ chức thể thao, nhân vật có uy tín trong lĩnh vực KT, XH, VH nhằm chăm lo phát triển phong trào TDTT Việt Nam. - Nhiệm vụ: . Chăm lo phát triển TDTT đúng chính sách, đường lối. . Hợp tác chặt chẽ với các liên đoàn TT. . Tổ chức giải thi quốc tế tại Việt Nam . Đại diện cho phong trào Olympic Việt Nam, quan hệ với IOC. . Tổ chức lớp HL, bồi dưỡng. . Kiến nghị chính phủ có chính sách về TDTT. . Nguyên tắc tổ chức quản lý: tập trung dân chủ. - Thành viên UB Olympic VN: là công dân Việt Nam, có đức, tài, chính trị, chuyên môn, hiểu TDTT. Đại diện của IOC nếu có tại Việt Nam, đại diện liên đoàn thể thao TW và tỉnh thành; các nhân vật có uy tín chính trị, KT, XH, VH, các VĐV, HLV, đại diện trung tâm HL, đại diện phong trào TDTT quần chúng... - UB Olympic VN là cơ quan lãnh đạo cao nhất của phong trào Olympic Việt Nam: được đại hội bầu ra 4 năm 1 nhiệm kỳ. . Ban thường vụ gồm 5 người do đại hội bầu. . Thường vụ bầu chủ tịch, phó chủ tịchm tổng thư ký, phó tổng thư ký. . Các ban thường vụ: tiểu ban TT cho mọi người, tiểu ban chuyên môn và luật, tiểu ban khoa học thông tin, tiểu ban hợp tác và phát triển, văn phòng (tổng hợp, kế hoạch). IV. LIÊN ĐOÀN THỂ THAO ĐÔNG NAM Á. 1. Sự ra đời:  Ngày 22/5/58 khi dự đại hội TT Châu Á ở Tôkyô, theo đề xuất của Thái Lan đã họp và nhất trí lập liên đoàn TT ĐNA (The south East Asian Penisular Games Federation). Xuất phát từ quan điểm: có nhiều tương đồng về văn hóa, lối sống, khí hậu và thể chất: có cùng trình độ thể thao, cho nên tập hợp lại để có tổ chức đại hội cho thích hợp. 2. Mục đích của SEAPGF: - Tăng cường hữu nghị, hiểu biết, đoàn kết giữa các nước. - Nâng cao trình độ kỹ thuật, trao đổi thi đấu để VĐV có thể tham gia ĐH Châu Á, Olympic. 3. Thành lập chính thức: Tháng 6/59 tại Băng Cốc đã thành lập SEAPGF chính thức, bầu ông Prathat Saruxatiara (chủ tịch Thái Lan) làm chủ tịch: thông qua điều lệ, bầu BCH (Mianma, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam). 4. Cơ cấu tổ chức: + Hội đồng liên đoàn: là cơ quan quyền lực cao nhất có thẩm quyền quyết định công việc của liên đoàn về chương trình đại hội, thời gian tiến hành, nơi đăng cai. Mỗi nước cử 1 - 3 người vào hội đồng. Nhiệm vụ: - Tổ chức thường xuyên các đại hội ĐNA - Điều hành đại hội để phù hợp lý tưởng Olympic. - Hỗ trợ khuyến khích tổ chức thi đấu. - Tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ. - Truyền bá tư tưởng Olympic. - Qui tụ VĐV theo chu kỳ 2 năm 1 lần. + Ban chấp hành: được thành lập để điều hành công việc của liên đoàn, gồm chủ tịch và tổng thư ký, mỗi nước cử 1 đại diện của hội đồng vào ban chấp hành. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng. Nhiệm vụ: - Thi hành nghị quyết của hội đồng. - Lưu trữ hồ sơ tài liệu. - Kiểm tra giám sát thi hành điều lệ, qui chế. - Nhiệm kỳ 8 năm một lần. + Các tiểu ban: lễ tân, tài chính, an ninh, giao thông, thông tin, đời sống, thống kê, kế hoạch, HL, giúp UB tổ chức đại hội. + Cờ liên đoàn: chiều rộng = 2/3 chiều dài, nền màu xanh ra đời, ở giữa có 6 vòng tròn màu vàng lồng vào nhau. V. LIÊN ĐOÀN THỂ THAO VIỆT NAM: LĐ BBVN (VTTF) 23/5/59; LĐ BĐVN (VFF) 8/89; LĐ CL (VBF) 17/10/90; LĐ BCVN (VFV) 10/6/61; LĐ BRVN (VBF) 18/5/62; LĐ Cờ VN (CFV) 9/1/65; LĐ ĐKVN (VAF) 1/9/62; LĐ xe đạp TTTVN (FVC) 6/10/92, Võ cổ truyền VN (VTMF) 1991; LĐ QVVN (VTF) 27/5/89; Hội TTĐH (VUSA) 6/11/82; Hiệp hội TT dưới nước (VSF) 19/2/63; LĐ BSVN (VSF) 8/89... * Cơ cấu tổ chức liên đoàn thể thao VN (BB) - LĐ BBVN là tổ chức xã hội tự nguyện của đông đảo quần chúng CB, HLV, VĐV, người hâm mộ, tự nguyện tổ chức, vận động hướng dẫn quần chúng tập luyện, nâng cao thành tích môn BB. Là thành viên của ITTF và ATTF. Có tư cách pháp nhân, con dấu riêng. - Nhiệm vụ: . Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về TDTT (định hướng, qui hoạch, hoạt động, bồi dưỡng, chỉ đạo ...) . Tổ chức các cuộc thi đấu các cấp. . Kiến nghị nhà nước cho ra chính sách. . Đề nghị nhà nước phong cấp ... . Liên hệ với liên đoàn Châu Á Quốc tế. - Nguyên tắc tổ chức: tập trung dân chủ. - Hệ thống tổ chức: . Cấp huyện, thị, quận:     CLB. . Tỉnh thành:                                LĐ BB tỉnh thành . TW:                                          LĐ BBVN - Đại hội đại biểu: là cơ quan cao nhất của LĐ. Các chủ đề chính 1. Tên học phần: Bài Giảng Quản Lý Thể Dục Thể Thao 2. Số đơn vị học trình: 2 3. Phân bổ thời gian: a. Tổng số tiết: 30 b. Lên lớp: c. Thực hành: 4. Điều kiện tiên quyết: 5. Mục tiêu của học phần: 6. Nội dung học phần: 7. Nhiệm vụ của sinh viên: * Dự lớp: vắng không quá 25% số tiết * Sau từng chương đã được giới thiệu trên lớp, học viên phải làm đầy đủ bài tập. * 2 bài kiểm tra giữa kỳ phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_li_hoc_tdtt_7657.doc
Tài liệu liên quan