Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trị rối loạn tâm thần tại khoa lão–Tâm thần bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Qua khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận các đặc điểm của mẫu nghiên cứu như giới tính, tuổi, các bệnh lý kèm theo, các loại RLTT Chúng tôi ghi nhận chủ yếu có 4 nhóm thuốc trị RLTT được sử dụng và nhận thấy thuốc thuộc thế hệ mới hơn (CLT không điển hình, chống trầm cảm SSRI ) được dùng nhiều hơn. Tùy điều kiện và tình trạng bệnh, phối hợi thuốc, thay thế thuốc và dạng thuốc uống hoặc tiêm được dùng phù hợp. Khoa chưa có phác đồ riêng trị RLTT nhưng việc sử dụng thuốc có tuân thủ phác đồ và khuyến cáo của nước ngoài. Khi thấy các triệu chứng đã giảm, bác sĩ thường cho xuất viện để điều trị duy trì và tỉ lệ đỡ, khỏi bệnh chiếm tỷ lệ cao (90,3%)

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trị rối loạn tâm thần tại khoa lão–Tâm thần bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 310 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN TẠI KHOA LÃO – TÂM THẦN BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Nguyễn Hữu Đức*, Võ Nguyên Khôi*, Nguyễn Thị Cẩm Tú** TÓM TẮT Mở đầu: Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, rối loạn tâm thần (RLTT) chiếm 31% trong tổng thiệt hại do các bệnh thường gặp. Sử dụng thuốc an toàn hợp lý đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà điều trị tại bệnh viện Nguyễn tri Phương (BVNTP). Khoa Lão– Tâm Thần của bệnh viện hiện chưa xây dựng phác đồ chuẩn để điều trị RLTT. Vấn đề sử dụng thuốc tại đây rất cần khảo sát và đóng góp từ giới chuyên môn, trong đó có dược sĩ lâm sàng, nhằm đạt hiệu quả và an toàn. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng các nhóm thuốc trị RLTT ở bệnh nhân nội trú, đưa ra nhận xét, đề xuất ý kiến để việc sử dụng thuốc được hợp lý, an toàn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi cứu. Đã khảo sát 382 hồ sơ bệnh án của Khoa Lão– Tâm Thần có chỉ định thuốc RLTT, từ 1/1/2009 – 30/6/2012. Kết quả: - Điều trị RLTT có 4 nhóm thuốc chính, ngoài ra có thêm các thuốc trị triệu chứng và thuốc bổ. Sử dụng nhiều nhất là nhóm chống loạn thần (42,89%), tiếp theo là nhóm chống trầm cảm (29,62%), chống lo âu (20,17%) và ổn định khí sắc (7,32%). - Phối hợp thuốc phổ biến là phối hợp luôn có Olanzapin (nhóm chống loạn thần không điển hình). - Tỷ lệ bệnh nhân giảm hoặc bớt bệnh chiếm 90,3%. Tác dụng phụ có xảy ra nhưng được kiểm soát tốt, đặc biệt xảy ra ở nhóm thuốc chống loạn thần điển hình. Kết luận: Khoa chưa có phác đồ riêng trị RLTT nhưng việc sử dụng thuốc có tuân thủ phác đồ và khuyến cáo của nước ngoài. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc điều trị RLTT ở Khoa Lão – Tâm Thần, bệnh viện NTP qua khảo sát là tương đối an toàn, hợp lý và hiệu quả. Từ khóa: Thuốc trị rối loạn tâm thần, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc ổn định khí sắc. ABSTRACT INVESTIGATION OF DRUG USE FOR TREATING MENTAL DISORDERS IN GERIATRIC-PSYCHIATRIC DEPARTMENT OF NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Nguyen Huu Duc, Vo Nguyen Khoi, Nguyen Thi Cam Tu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 310 - 316 Background: According to the World Health Organization, mental disorders accounts for 31% of the total damage caused by common diseases. Rational use of drugs has been major concern of hospital staff of Nguyen tri Phuong (NTP). Geriatric-Psychiatric department of the hospital has not set up guidelines for treating mental disorders. It is necessary to review the drug use in the department and collect comments from health professionals, especially that from clinical pharmacists to optimise the policy of drug use. Objectives: To review case records of mental disorders drug use on patients in the Geriatric-Psychiatric Department, NTP hospital from January 1 2009 to June 30 2012 to see appropriateness of medication use. Methods: A retroprospective method was applied to review 382 prescriptions utilising to treat mental ∗ Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức ĐT: 0918276256 Email: tvduoc@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 311 disorders to see appropriateness of medication use. Interviews of medical and pharmacy staff in the department were conducted regarding prescription and dispensing the drugs. Results: - Drugs used for treating mental disorder includes 4 groups. Mostly used drugs were antipsychotics (42.89%), followed by antidepressants (29.62%), anxiolytics (20.17%) and mood stabilizers (7.32%).- The combination therapy almost included olanzapin, an atypical antipsychotic. - The percentage of patients who reduced symptoms or removed disease accounted for 90.3%., ADR occurred but well controlled, especially when using typical antipsychotics. Conclusion: In general, through investigation the use of mental disorders drugs in the Geriatric – Psychiatric Department of NTP hospital is relatively reasonable, safe, economic and effective. Keywords: Mental disorder drug use, antipsychotics, antidepressants, anxiolytics, mood stabilizers. MỞ ĐẦU Rối loạn tâm thần (RLTT) là một bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các nước phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), ước tính trên toàn thế giới tỷ lệ các RLTT chiếm 12% dân số. Cũng theo WHO, trong tổng thiệt hại do các bệnh thường gặp RLTT chiếm 31%, xếp hàng thứ năm trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu (1).. Ở Mỹ, điều tra cho thấy 46% dân số thường có đủ tiêu chuẩn cho việc chẩn đoán bị một RLTT tại một thời điểm nào đó. Một điều tra vào năm 2004 tại 16 quốc gia châu Âu cho thấy khoảng 27% người lớn bị ảnh hưởng bởi RLTT ít nhất một lần trong khoảng thời gian 12 tháng(1). Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học của ngành Tâm thần vào năm 2000, tỷ lệ bị RLTT chiếm khoảng từ 10 - 15% dân số(2). Hiện nay có 4 nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị RLTT(3). Tuy nhiên, yêu cầu dùng thuốc đúng thường gây không ít lúng túng cho bác sĩ điều trị trong lựa chọn và phối hợp thuốc, rất dễ dẫn đến sử dụng thuốc sai. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (BVNTP) là bệnh viện đa khoa hạng I, bệnh viện duy nhất trong thành phố Hồ Chí Minh có Khoa Lão kết hợp với Tâm Thần, cho nên có điều trị các bệnh nhân RLTT kể cả người không phải là người già. Cho tới nay, bệnh viện vẫn chưa có đề tài khảo sát tính hiệu quả và an toàn trong sử dụng thuốc trị RLTT. Với mong muốn góp phần tăng tính hiệu quả, an toàn hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị RLTT, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trị RLTT tại Khoa Lão – Tâm Thần BVNTP nhằm đánh giá, đóng góp ý kiến giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các hồ sơ bệnh án của Khoa Lão – Tâm Thần có chỉ định thuốc RLTT cho đối tượng từ 45 tuổi trở lên, được lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp, BVNTP từ ngày 1/1/2009 đến ngày 30/6/2012. Trong đề tài, chúng tôi đã khảo sát 382 mẫu hồ sơ bệnh án (áp dụng công thức chọn mẫu theo(3)) có chỉ định thuốc RLTT đáp ứng cho việc nghiên cứu. Phương pháp hồi cứu Tiến hành hồi cứu các hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc RLTT trong điều trị tại Khoa Lão – Tâm Thần. Lập phiếu thu thập thông tin để ghi chép lại hồ sơ bệnh án. Những chỉ tiêu khảo sát gồm: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (giới tính, tuổi tác, bệnh lý kèm theo), việc sử dụng thuốc điều trị RLTT tại Khoa Lão – Tâm Thần (các nhóm thuốc chiếm ưu thế, các phối hợp thuốc, chỉ định khởi đầu, tương tác thuốc, theo dõi ADR) và hiệu quả điều trị. Những tiêu chí đánh giá gồm: Loại thuốc sử dụng có phù hợp (Chỉ định trong trường hợp nào, có đúng theo phác đồ điều trị, có theo dõi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 312 hiệu quả điều trị); Đường sử dụng, liều dùng, thời gian sử dụng có đúng không; Phối hợp thuốc có hợp lý không; Có xảy ra ADR. Từ kết quả khảo sát đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện những thiếu sót nếu có. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn các bác sĩ điều trị để biết rõ vì sao có thực trạng sử dụng thuốc như khảo sát. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân Giới tính Qua khảo sát 382 bệnh án, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nữ mắc bệnh (70,7%) hơn 2,3 lần nam (29,3%) (Bảng 1). Bảng 1: Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu (N=382) Giới tính Nữ Nam Tổng Số lượng 270 112 382 Tỷ lệ 70,7% 29,3% 100% Tuổi Khoa Lão tiếp nhận BN có độ tuổi từ 60 trở lên và do kết hợp với khoa Tâm Thần nên nhận mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, số BN dưới 45 tuổi mắc bệnh RLTT chiếm tỷ lệ rất thấp, chúng tôi đã chọn lứa tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 45, và ghi nhận tuổi cao nhất là 94 tuổi, trung bình: 57 ± 2 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ BN đông nhất là nhóm (45-55), nhóm tuổi ít nhất là nhóm (>85) (Bảng 2). Bảng 2: Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu (N=382) Tuổi 45-55 55-65 65-75 75-85 >85 Số lượng 155 101 58 56 12 Tỷ lệ 40,60% 26,4% 15,20% 14,70% 3.10% Tỷ lệ các bệnh kèm theo ngoài RLTT: Đối tượng nghiên cứu là những BN ở tuổi trung niên và già nên đa số BN mắc nhiều bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là cao huyết áp (27,8%), tiếp theo là rối loạn lipid huyết (18,13%), bệnh dạ dày (7,99%), tiểu đường (5,94%) (Hình 1). 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% Cao huyết áp Rối loạn lipid huyết Bệnh lý dạ dày Tiểu đường Thiếu máu cơ tim cục bộ Bệnh lý xương khớp Bệnh lý gan thận Bệnh lý về phổi Bệnh khác Bệnh Hình 1: Tỷ lệ các bệnh lý kèm theo ngoài RLTT Tỉ lệ các loại bệnh trong RLTT (5) Bảng 3: Tỉ lệ các loại bệnh trong RLTT Bệnh Số lượng Phần trăm F00 Sa sút tâm thần trong bệnh Alzheimer 10 2,60% F01 Sa sút tâm thần trong bệnh mạch máu 7 1,80% F02 Sa sút tâm thần trong các bệnh lý khác 1 0,30% F03 Sa sút tâm thần không xác định 9 2,40% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 313 Bệnh Số lượng Phần trăm F06 Rối loạn tâm thần khác do tổn thương, RL chức năng não và do bệnh cơ thể 11 2,90% F10 Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu 21 5,50% F13 Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc 5 1,30% F20 Tâm thần phân liệt 22 5,80% F21 Rối loạn kiểu phân liệt 1 0,30% F22 Rối loạn hoang tưởng 4 1,00% F23 Rối loạn loạn thần cấp tính và thoáng qua 22 5,80% F31 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực 11 2,90% F32 Giai đoạn trầm cảm 33 8,60% F41 Rối lạn lo âu khác 93 24.30% F42 Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế 1 0,30% F43 Phản ứng với stres trầm trọng và rối loạn thích ứng 2 0,50% F45 Rối loạn dạng cơ thể 99 25,90% F51 Rối loạn giấc ngủ không do nguyên nhân thực thể. 30 7,90% Tổng số 382 100,00% Theo ICD-10 (6), bệnh RLTT chiếm tỉ lệ cao nhất là rối loạn dạng cơ thể (25,9%). Tiếp theo là các bệnh: rối loạn lo âu khác (24,3%), giai đoạn trầm cảm (8,6%). Ở đây ta thấy bệnh sa sút tâm thần chiếm tỉ lệ thấp nhưng nếu xét trong nhóm đối tượng người già nó lại chiếm tỷ lệ cao. Tình hình sử dụng thuốc Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc RLTT Có 4 nhóm thuốc được dùng chủ yếu. Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là thuốc chống loạn thần (CLT) (42,89%) , thấp nhất là nhóm ổn định khí sắc (7,32%). Nhóm CLT dùng cho đa số các bệnh lý tâm thần, trước tiên là bệnh tâm thần phân liệt (TTPL), loạn thần cấp ngoài ra được chỉ định phối hợp với thuốc trầm cảm để trị rối loạn lo âu, rối loạn dạng cơ thể, trầm cảm hoăc bệnh lý thực thể có loạn thần. Nhóm ổn định sắc khí được chỉ định chủ yếu trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Bảng 4). Bảng 4: Tỷ lệ các nhóm thuốc RLTT được chỉ định Nhóm thuốc Số lượt dùng Tỷ lệ Chống loạn thần 404 42,89% Chống trầm cảm 279 29,62% Chống lo âu 190 20,17% Ổn định khí sắc 69 7,32% Tổng cộng 942 100,00% Tỷ lệ sử dụng các thuốc RLTT Hình 2: Tỷ lệ các thuốc trị RLTT được sử dụng nhiều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 314 Thuốc dùng nhiều nhất là thuốc Olanzapin (17,16%), tiếp đó là Diazepam (10,52%), Propranolol (8,65%), Fluoxetin (6,09%)... Diazepam dùng để giảm nhanh các triệu chứng cấp tính như cơn hoảng loạn, loạn thần cấp, sảng do rượu và dùng trong những ngày đầu khi BN mất ngủ. Propranolol dùng để làm giảm các triệu chứng bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên (akathisia) thường do thuốc RLTT gây ra. Tỷ lệ sử dụng các thuốc thuộc thế hệ khác nhau trong cùng nhóm Bảng 5: Tỷ lệ sử dụng các thuốc thế hệ khác nhau trong cùng nhóm Nhóm thuốc Số lượt dùng Tỷ lệ Chống loạn thần Thế hệ 2 (không điển hình) 309 76,5% Thế hệ 1 (điển hình) 95 23,5% Trầm cảm SSRI 207 74,2% Các nhóm khác 72 25,8% Trong nhóm thuốc CLT, thuốc thế hệ 2 tức thuốc không điển hình chiếm tỉ lệ cao (76,5%) gấp hơn 3 lần thuốc thế hệ 1 (23,5%). Thế hệ 1 chủ yếu dùng trong tâm thần phần liệt dạng nặng không đáp ứng với thuốc thế hệ 2 và trong trường hợp cấp phải dùng dạng tiêm. Trong nhóm thuốc chống trầm cảm, tỷ lệ dùng SSRI (Serotonine selective reuptake inhibitors) chiếm đa số (74,2%) hơn 3 lần so với tổng các thuốc thuộc các nhóm khác (25,8%). Tuy nhiên các thuốc không phải SSRI dùng hiệu quả trong trường hợp bệnh nặng, thời gian tác động nhanh và giá thành thường rẻ hơn. Tỷ lệ phối hợp thuốc trị RLTT 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 1 thuốc 2 thuốc 3 thuốc 4 thuốc 5 thuốc 6 thuốc 7 thuốc tổng số thuốc Hình 3: Phối hợp thuốc được kê toa trong điều trị RLTT. Tỷ lệ phối hợp thuốc trị RLTT chiếm tỉ lệ cao lần lượt là phối hợp 4 thuốc (33,2%), phối hợp 3 thuốc (29,3%). Tỷ lệ thấp là dùng 1 thuốc (2,6%) và phối hợp 7 thuốc (1%). Về cơ bản, BN được điều trị khởi đầu bằng phối hợp hai thuốc, ít khi dùng một thuốc. Nếu cần, dùng thêm một thuốc trị triệu chứng bệnh, hoặc BN có các triệu chứng cấp tính thì dùng thêm các thuốc tác động nhanh như Diazepam, Haloperidol dạng tiêm. Tỷ lệ dùng đường cho thuốc trị RLTT Bảng 6: Tỷ lệ dùng đường cho thuốc RLTT. Đường dùng Số lượt dùng Tỷ lệ Đường uống (PO) 1405 97,03% Đường tiêm 43 2,97% Tổng số 1448 100,00% Đa số các thuốc trị RLTT đều dùng dạng uống (97,03%), dạng tiêm dùng ít (2,97%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 315 Dạng thuốc tiêm được dùng khi cần tác dụng nhanh để trị triệu chứng cấp tính (BZD, một số thuốc CLT thế hệ 1). Hai thuốc dùng dạng tiêm phổ biến là Diazepam và Haloperidol để điều trị các triệu chứng như loạn thần, mê sảng có cơn gây hấn, ngộ độc thuốc thần kinh Ngoài ra, vitamin B1 dạng tiêm để dùng trị sảng rượu. Tỷ lệ thay thuốc cùng nhóm trong quá trình điều trị. Việc thay thuốc thường là thay các thuốc trong cùng một nhóm khi không đạt hiệu quả điều trị hoặc xảy ra ADR gây khó chịu cho BN. Như thay thuốc trong nhóm SSRI với nhau, hoặc thay Clozapin cho Olanzapin. Từ 382 bệnh án, chúng tôi thống kê được tỉ lệ thay thuốc cùng nhóm như sau (Bảng 7.) Bảng 7: Tỷ lệ thay thuốc cùng nhóm trong quá trình điều trị Thay thuốc Số lượt Tỷ lệ Không 336 88% Có 46 12% Tổng số 382 100% Thời gian điều trị Thời gian nằm viện ngắn nhất: 1 ngày, thời gian nằm viện lâu nhất: 42 ngày, trung bình: 10.07± 0.63 ngày. Đa số BN có thời gian nằm viện thường: 8-9 ngày. Khi tình trạng bệnh đã ổn định bác sĩ sẽ cho xuất viện để điều trị duy trì tại nhà. Một số xin về sớm, đa số họ là nam lao động chính trong gia đình. Đối với các BN quá cao tuổi (>80) và mắc nhiều bệnh thường gia đình xin về nhà tiện chăm sóc. Tỷ lệ chẩn đoán nhầm bệnh Việc chẩn đoán RLTT có khác so với việc chẩn đoán các bệnh khác, mang tính định tính do chỉ dựa vào thang đánh giá bệnh như dựa vào bảng phân loại và chẩn đoán bệnh tâm thần của Hiệp hội tâm thần Mỹ (DSM-IV). Do đó việc chẩn đoán nhầm thường xảy ra ở giới hạn cho phép. Trong khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ chẩn đoán nhầm là 12,3% (Bảng 8). Bảng 8: Tỷ lệ chẩn đoán nhầm bệnh Chẩn đoán Số lượng Tỷ lệ Giử nguyên 335 87,7% Thay đổi 47 12,3% Tổng cộng 382 100,0% Tỷ lệ chẩn đoán nhầm cao nhất là bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (36.36%), kế tiếp lần lượt là các bệnh rối loạn dạng cơ thể (17.17%), rối loạn lo âu (13.98%). Kết quả điều trị Tỷ lệ giảm hoặc bớt bệnh chiếm tỷ lệ cao: 90.3%, tỷ lệ bệnh không thay đổi hoặc nặng thêm: 9,7%. Bảng 9: Kết quả điều trị Kết quả điều trị Số lượng Tỷ lệ Giảm hoặc bớt bệnh 345 90,3% Không thay đổi hoặc nặng thêm 37 9,70% Tổng số 382 100,0% ADR Qua khảo sát và tham khảo ý kiến của bác sĩ, chúng tôi ghi nhận có các ADR hay gặp: Rối loạn giấc ngủ; Táo bón hoặc tiêu chảy, khô miệng, hồi hộp; Nghẹt mũi; Tiết sữa; Triệu chứng ngoại tháp; Hạ huyết áp tư thế (chóng mặt, say sẩm). Đây là các ADR đã được báo cáo ở các nhóm thuốc hướng thần hay xảy ra, cho nên các các bác sĩ chỉ tư vấn và cho hướng xử trí chứ không báo cáo ADR. KẾT LUẬN Qua khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận các đặc điểm của mẫu nghiên cứu như giới tính, tuổi, các bệnh lý kèm theo, các loại RLTT Chúng tôi ghi nhận chủ yếu có 4 nhóm thuốc trị RLTT được sử dụng và nhận thấy thuốc thuộc thế hệ mới hơn (CLT không điển hình, chống trầm cảm SSRI) được dùng nhiều hơn. Tùy điều kiện và tình trạng bệnh, phối hợi thuốc, thay thế thuốc và dạng thuốc uống hoặc tiêm được dùng phù hợp. Khoa chưa có phác đồ riêng trị RLTT nhưng việc sử dụng thuốc có tuân thủ phác đồ và khuyến cáo của nước ngoài. Khi thấy các triệu chứng đã giảm, bác sĩ thường cho xuất viện để điều trị duy trì và tỉ lệ đỡ, khỏi bệnh chiếm tỷ lệ cao (90,3%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 316 Nhìn chung, việc sử dụng thuốc trị RLTT tại khoa Khoa Lão – Tâm Thần BVNTP là tương đối hợp lý, an toàn và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alonso J. (2004), "Prevalence of mental disorders in Europe: results from the European Study of the Epidemiology of Mental Disorders project". Acta Psychiatr Scand Suppl, 109 (420):7-21. 2. Bùi Đức Trình (2008), Bài giảng tâm thần học, NXB Y học, Thái Nguyên, 220. 3. Đặng văn Giáp, Đỗ Quang Dương (2010), Tài liệu phân tích thống kê và quản lý dữ liệu, Bộ môn Công nghệ Thông tin Dược, Khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM 4. Đào Trần Thái (2005), Tâm thần học, NXB Y Học, Hồ Chí Minh, 1-250. 5. Lê Ngọc Trọng (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt-Anh, NXB Y Học, 183-277. 6. WHO World Mental Health Survey Consortium (2004), “Prevalence, severity, and unmet need for treatment of mental disorders in the World Health Organization World Mental Health Surveys”. JAMA, 291(21):2581-2590. Ngày nhận bài báo: 14.12.2012 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17.1.2012 Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_su_dung_thuoc_tri_roi_loan_tam_than_tai_k.pdf
Tài liệu liên quan