Đặc điểm việc làm của cử nhân ngành giáo dục thể chất khóa đại học 47 trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh sau 1 năm tốt nghiệp

1. Tỷ lệ cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp chưa cao, chỉ có 58.7%. Tuy nhiên, có đến 84.8% trong số đó đã tìm được việc làm trong thời gian dưới 6 tháng, điều này đã phản ánh thực tế là các cử nhân đó đã sớm có định hướng đúng về công việc tương lai của bản thân ngay trong thời gian học tập tại Trường. 2. Kênh thông tin chính để tìm việc của các cử nhân Ngành GDTC là thông qua bạn bè, người quen giới thiệu và thông qua quảng cáo của đơn vị tuyển dụng với khu vực làm việc chính là tại các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Họ còn chưa quan tâm đến các kênh giới thiệu việc làm khác như Trường, Trung tâm giới thiệu việc làm, Hội chợ việc làm.Điều này thể hiện, một bộ phận không nhỏ của sinh viên hiện nay vẫn còn thiếu sự tích cực và chủ động trong tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. 4. Vị trí việc làm của các cử nhân Ngành GDTC chủ yếu là hướng dẫn viên TDTT, cán bộ chuyên môn về TDTT và giáo viên TDTT với mức độ phù hợp với ngành đào tạo chiếm tỷ lệ cao hơn các vị trí việc làm khác. 5. Mức thu nhập của cử nhân GDTC tìm được việc làm từ 3 triệu – 5 triệu và trên 5 triệu chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là ở các vị trí hướng dẫn viên TDTT tại các cơ sở dịch vụ và ở các vị trí việc làm không đúng ngành đào tạo trong các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm việc làm của cử nhân ngành giáo dục thể chất khóa đại học 47 trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh sau 1 năm tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 32 ÑAËC ÑIEÅM VIEÄC LAØM CUÛA CÖÛ NHAÂN NGAØNH GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT KHOÙA ÑAÏI HOÏC 47 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH SAU 1 NAÊM TOÁT NGHIEÄP Tóm tắt: Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp, chúng tôi đã xác định được 58.7% cử nhân Ngành Giáo dục thể chất (GDTC) khóa Đại học 47 có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, đồng thời xác định được 7 đặc điểm việc làm của các cử nhân này, đó là: Đặc điểm về thời gian tìm việc, các kênh thông tin tìm việc, loại hình cơ quan công tác, địa bàn làm việc, mức độ phù hợp của công việc với ngành đào tạo, mức thu nhập bình quân theo tháng Từ khóa: Đặc điểm việc làm, cử nhân GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh. Working characteristics of bachelors of Physical Education major, 47th class, Bac Ninh Sports University after one year of graduation Summary: By direct and indirect interviewing, we identified 58.7% of the bachelors in Physical Education major, 47th class that have a job 1 year after graduation and identified 7 working characteristics these graduates are: job searching time, job searching channels, type of agency, work area, suitability of work with the training sector, average monthly income ... Keywords: Employment, bachelors physical education, Bac Ninh Sports University *ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: thuquyetnguyen@gmail.com Nguyễn Thị Thu Quyết* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo: "Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai Nghị quyết, đến nay, tình trạng sinh viên chưa có việc làm còn nhiều, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Cục thống kê tại Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 17 thì đến hết quý I năm 2018, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, trong đó có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Đây là 1 trong những vấn đề mang tính thời sự, tạo nên những thách thức gay gắt không chỉ đối với các cơ sở giáo dục đại học mà còn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý giáo dục. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là một trong 5 trường Đại học TDTT của nước ta đào tạo nguồn nhân lực TDTT chất lượng cao. Số lượng sinh viên hàng năm vào khoảng 1.200 người, cung cấp nguồn nhân lực TDTT cho cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Trong đó, Ngành Giáo dục thể chất (GDTC) có số lượng sinh viên theo học nhiều nhất trong 4 ngành đang đào tạo tại Trường. Sinh viên tốt nghiệp là sản phẩm của đào tạo 33 Sè 4/2018 Biểu đồ 1. Tình trạng việc làm của cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 sau 1 năm tốt nghiệp đại học. Sinh viên tốt nghiệp và tìm được việc làm phù hợp với ngành đào tạo là chứng nhận xã hội có giá trị cao nhất và thuyết phục nhất về chất lượng đào tạo của một trường đại học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng việc làm của cử nhân TDTT nói chung và cử nhân Ngành GDTC nói riêng là vấn đề vô cùng cấp thiết, trên cơ sở đó xác định được những nguyên nhân và các giải pháp điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về “Đặc điểm việc làm của cử nhân Ngành Giáo dục thể chất khóa Đại học 47 Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh sau 1 năm tốt nghiệp”. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn và phương pháp toán học thống kê Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp để phỏng vấn 158 cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh tìm được việc làm sau một năm tôt nghiệp. Phiếu phỏng vấn được xây dựng với 7 câu hỏi tương ứng 24 biến số nhằm thu thập các dữ liệu phản ánh đặc điểm việc làm của cử nhân Ngành GDTC. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN Trước khi tiến hành tìm hiểu về đặc điểm việc làm của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về tình trạng việc làm của cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 sau 1 năm tốt nghiệp. Khóa Đại học 47 có tổng số 282 cử nhân Ngành GDTC, tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp và khảo sát, chúng tôi chỉ liên lạc được trên 95% tổng số sinh viên đã tốt nghiệp, tương ứng với 269 cử nhân, chính vì vậy, tình trạng việc làm của đối tượng nghiên cứu được xác định trên tổng số cử nhân liên lạc được. Kết quả được trình bày tại biểu đồ 1. Qua biểu đồ 1 cho thấy, có 158/269 cử nhân đã có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 58.7%. Sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm chiếm tỷ lệ 41.3%, trong đó có 1.9% cử nhân đang học lên Thạc sĩ tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, 12.4% đang học các lớp bồi dưỡng chứng chỉ ngắn hạn và văn bằng 2 các ngành đào tạo khác, 85.7% đang ở nhà, phụ giúp gia đình. Khi trao đổi sâu chúng tôi được biết, ngay sau khi tốt nghiệp, họ đã nộp hồ sơ xin việc đến nhiều cơ quan nhưng đến nay vẫn chưa tìm được việc. Đây là dấu hiệu báo động, cần được Ban giám hiệu quan tâm, bởi lẽ tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm càng cao thì sẽ càng khẳng định được nhu cầu của thị trường đối với ngành đào tạo lớn và sự chấp nhận của xã hội đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường vì vậy cũng cao hơn. Mặt khác, thất nghiệp không chỉ gây thiệt hại cho sinh viên, gia đình và xã hội về kinh tế mà còn gây lãng phí nguồn lực tri thức của đất nước. Tiếp đến, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về đặc điểm việc làm của cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 đã có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp. BµI B¸O KHOA HäC 34 Thông qua tham khảo & tổng hợp tài liệu, kết hợp trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm thu thập số liệu về đặc điểm việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học, chúng tôi đã lựa chọn được 7 câu hỏi với 24 tiêu chí đánh giá đặc điểm việc làm của cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 sau 1 năm tốt nghiệp. Phiếu phỏng vấn gồm 2 phần: Thông tin cá nhân và thông tin về đặc điểm việc làm. Trong đó, chúng tôi tập trung vào phần đặc điểm việc làm. Tổng số phiếu phát ra là 158, tổng số phiếu thu về là 158. Kết quả được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm việc làm của cử nhân Ngành Giáo dục thể chất khóa Đại học 47 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=158) Qua bảng 1 cho thấy: - Về thời gian tìm được việc làm: Chỉ tiêu này đánh giá về khả năng tiếp cận và đáp ứng yêu cầu từ thị trường lao động của sinh viên tốt nghiệp. Khả năng kết nối nhanh nhạy và trang bị đủ kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc sẽ sớm mang lại một công việc phù hợp với nhu cầu và ngược lại. Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong số những người đã có việc làm thì có 84.8% tìm được việc làm trong thời gian dưới 6 tháng; Chỉ có 15.2% là có việc làm từ 6 -12 tháng. Như vậy, những cử nhân có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp rõ ràng đã chủ động tạo ra các mối liên hệ với môi trường làm việc mà họ hướng tới. Điều này phản ánh thực tế một bộ phận sinh viên đã sớm có định hướng công việc của bản thân ngay trong thời gian học tập tại Trường. - Về các kênh thông tin tìm việc: Kênh thông tin chủ yếu để tìm kiếm việc làm của các cử nhân chính là thông qua bạn bè, người quen giới thiệu với tỷ lệ 51.9%, tiếp đến là thông qua quảng cáo của đơn vị tuyển dụng với tỷ lệ 26.6%; cuối cùng là tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ TT Nội dung mi % 1 Thời gian tìm đượcviệc làm Dưới 6 tháng 134 84.80 Từ 6 – 12 tháng 24 15.20 2 Các kênh thông tintìm việc Nhà trường giới thiệu 0 0.00 Bạn bè, người quen giới thiệu 82 51.90 Trung tâm giới thiệu việc làm 0 0.00 Hội chợ việc làm 0 0.00 Thông qua quảng cáo của đơn vị tuyển dụng 42 26.60 Tự tạo việc làm 34 21.50 3 Loại hình cơ quancông tác Nhà nước 69 43.70 Doanh nghiệp tư nhân 54 34.20 Doanh nghiệp nước ngoài 5 3.10 Hộ kinh doanh cá thể 30 19.00 4 Địa bàn làm việc Thành thị 108 68.40Nông thôn 50 31.60 5 Vị trí việc làm Giáo viên GDTC 39 24.70 Cán bộ chuyên môn về TDTT 34 21.50 Hướng dẫn viên TDTT 30 19.00 Các loại khác 55 34.80 6 Mức độ phù hợp của công việc với ngành đào tạo Rất phù hợp 82 51.90 Phù hợp 21 13.30 Không phù hợp 55 34.80 7 Mức thu nhập bình quân theo tháng (tính theo tiền Việt Nam) <3 triệu 45 28.50 3 – 5 triệu 70 44.30 > 5 triệu 43 27.20 35 Sè 4/2018 thấp nhất với 21.5%; Các kênh thông tin còn lại như Nhà trường, Trung tâm giới thiệu việc làm hay Hội chợ việc làm chưa được các cử nhân chú ý tới. - Về loại hình cơ quan công tác: Kết quả khảo sát cho thấy, môi trường làm việc trong cơ quan nhà nước vẫn là nơi có sức thu hút mạnh mẽ đối với các sinh viên mới tốt nghiệp (có đến 43.7% cử nhân đang làm việc trong khu vực này). Tiếp đến là các doanh nghiệp tư nhân thu hút 34.2% và chỉ có 3.1% hiện đang làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, có 19.0% là hộ kinh doanh cá thể như kinh doanh gia đình, bán thời gian... Mặt khác, qua trao đổi với các cử nhân chúng tôi được biết, các vị trí việc làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước mà họ tìm được chủ yếu thông qua bạn bè, người quen giới thiệu, còn ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài là thông qua quảng cáo tuyển dụng. Việc xác định các loại hình cơ quan công tác của cử nhân Ngành GDTC có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng cũng như phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường TDTT đối với nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay, khi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thì các vị trí việc làm truyền thống trong khu vực cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp về TDTT, các trường học trong tương lai không xa sẽ hầu như không có nhu cầu tuyển dụng cán bộ như hiện nay. Chính vì vậy, mặc dù tỷ lệ cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 hiện đang công tác tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài còn thấp, nhưng cũng đã phần nào phản ánh được đúng xu hướng phát triển và nhu cầu việc làm của xã hội trong tương lai. Điều này đòi hỏi, cơ sở đào tạo cần có các hướng đi mới trong đào tạo để đáp ứng được nhu cầu xã hội sắp tới. - Về địa bàn làm việc: Có đến 68.4% cử nhân hiện đang làm việc tại khu vực thành thị như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh...; 31.6% hiện đang công tác tại khu vực nông thôn. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ, khu vực thành thị luôn có nền kinh tế đa ngành nghề phát triển, là nơi có nhiều cơ hội nghề nghiệp không chỉ cho cử nhân Ngành GDTC mà còn các ngành đào tạo khác của Nhà trường nói riêng và nhiều ngành nghề đào tạo của các trường đại học trên cả nước nói chung. - Về vị trí việc làm cho thấy, số lượng cử nhân Ngành GDTC khóa ĐH 47 làm ở các vị trí như: Giáo viên GDTC, Cán bộ chuyên môn về TDTT chiếm tỷ lệ chưa cao, chỉ có lần lượt là 24.7% và 21.5%, thấp nhất là hướng dẫn viên TDTT, có tỷ lệ 19.0%. Số lượng cử nhân làm việc với các vị trí khác chiếm tỷ lệ cao nhất là 34.8%, trao đổi với chúng tôi, họ cho biết, cũng đã cố gắng tìm các công việc phù hợp với ngành đã học, nhưng rất khó, chính vì vậy, công việc ở các vị trí khác là: Chuyên viên, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh, công nhân ...thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn... .Từ kết quả trên cho thấy, sinh viên tốt nghiệp Ngành GDTC có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đã phản ánh tình trạng làm trái ngành của một số lớn cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 sau 1 năm tốt nghiệp. - Về mức độ phù hợp của công việc với ngành đào tạo: Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất nhằm đánh giá hiệu quả đào tạo của Nhà trường và cũng là mong muốn của bất kỳ sinh viên tốt nghiệp nào trong quá trình tham gia vào thị trường lao động. Kết quả phỏng vấn các cử nhân tìm được việc làm cho thấy, 51.9% trong số họ trả lời công việc hiện tại ở mức “rất phù hợp”, 13.3% trả lời là “phù hợp” với những gì họ đã được học ở trường đại học. Số sinh viên trả lời “Không phù hợp” chiếm tỉ lệ 34.8%. Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi được biết, các công việc rất phù hợp và phù hợp chủ yếu là ở các vị trí giáo viên TDTT, cán bộ chuyên môn TDTT và hướng dẫn viên TDTT tại các đơn vị nhà nước và các cơ sở dịch vụ. Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù có 65.2% sinh viên tốt nghiệp đã tìm được công việc phù hợp với BµI B¸O KHOA HäC 36 chuyên môn được đào tạo thì còn có một bộ phận không nhỏ sinh viên đang phải làm các công việc được xem là “trái ngành, trái nghề” họ được đào tạo ở thời điểm mới tốt nghiệp ra trường và các cử nhân này đều đang công tác tại các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. - Về mức thu nhập: Thu nhập là một trong những đặc điểm nghề nghiệp luôn được quan tâm trong các điều tra thông tin việc làm. Thông tin về mức thu nhập mang nhiều ý nghĩa. Mức thù lao người sử dụng lao động trả cho người lao động phản ánh kinh nghiệm làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, mức độ ứng dụng các kiến thức được đào tạo ở đại học vào thực tiễn cũng như phản ánh đặc trưng môi trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả cho thấy: Có 44.3% cử nhân có mức thu nhập từ 3 triệu – 5 triệu/tháng; 28.5% cử nhân có mức thu nhập dưới 3 triệu và có 27.2% cử nhân có mức thu nhập trên 5 triệu. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với sinh viên hiện đang học tập tại các trường thuộc khối ngành TDTT nói chung, bởi lẽ, mặc dù số lượng cử nhân có mức thu nhập dưới 3 triệu còn cao nhưng cũng đã phản ánh về tiềm năng phát triển của TDTT trong tương lai. Bên cạnh đó, qua trao đổi với các cử nhân chúng tôi được biết, mức thu nhập từ 3 triệu – 5 triệu và trên 5 triệu chủ yếu là ở các vị trí hướng dẫn viên TDTT tại các cơ sở dịch vụ và ở các vị trí việc làm khác, không đúng ngành đào tạo tại các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. KEÁT LUAÄN 1. Tỷ lệ cử nhân Ngành GDTC khóa Đại học 47 có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp chưa cao, chỉ có 58.7%. Tuy nhiên, có đến 84.8% trong số đó đã tìm được việc làm trong thời gian dưới 6 tháng, điều này đã phản ánh thực tế là các cử nhân đó đã sớm có định hướng đúng về công việc tương lai của bản thân ngay trong thời gian học tập tại Trường. 2. Kênh thông tin chính để tìm việc của các cử nhân Ngành GDTC là thông qua bạn bè, người quen giới thiệu và thông qua quảng cáo của đơn vị tuyển dụng với khu vực làm việc chính là tại các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Họ còn chưa quan tâm đến các kênh giới thiệu việc làm khác như Trường, Trung tâm giới thiệu việc làm, Hội chợ việc làm...Điều này thể hiện, một bộ phận không nhỏ của sinh viên hiện nay vẫn còn thiếu sự tích cực và chủ động trong tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. 4. Vị trí việc làm của các cử nhân Ngành GDTC chủ yếu là hướng dẫn viên TDTT, cán bộ chuyên môn về TDTT và giáo viên TDTT với mức độ phù hợp với ngành đào tạo chiếm tỷ lệ cao hơn các vị trí việc làm khác. 5. Mức thu nhập của cử nhân GDTC tìm được việc làm từ 3 triệu – 5 triệu và trên 5 triệu chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là ở các vị trí hướng dẫn viên TDTT tại các cơ sở dịch vụ và ở các vị trí việc làm không đúng ngành đào tạo trong các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 08/NQ- CP ngày 24 tháng 1 năm 2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 17, Quý I năm 2018, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Công văn số 4806/BGDĐT – GDĐH ngày 28/9/2016 về việc “báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp”. 5. Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Điều tra xã hội học, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội. (Bài nộp ngày 6/8/2018, Phản biện ngày 14/8/2018, duyệt in ngày 28/8/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_viec_lam_cua_cu_nhan_nganh_giao_duc_the_chat_khoa_d.pdf