Đặc điểm bệnh nhi đa chấn thương điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 2012-2014

Đa chấn thương thường gặp ở nam hơn nữ. Lứa tuổi thường gặp là 2- 5 tuổi. Đa số nguyên nhân do tai nạn giao thông với tình huống xe máy va chạm người đi bộ. Tỉ lệ tử vong là 7%.Trung bình một bệnh nhân có 2,3 vùng tổn thương. Thường gặp tổn thương vùng đầu cổ, kế đến là chi. Loại tổn thương phối hợp thường gặp nhất là đầu-chi. Siêu âm pháthiện tất cả các trường hợp tràn dịch ổ bụng. Men gan ở bệnh nhân chấn thương bụng tăng cao hơn so với nhóm không chấn thương bụng. Bệnh nhân có điểm ISS từ 16 điểm trở lên cótỷ lệ đặt nội khí quản, truyền máu, chống phù não và số ngày nằm viện kéo dài hơn cao hơn nhóm dưới 16 điểm

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhi đa chấn thương điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 2012-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học 127 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI ĐA CHẤN THƯƠNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 2012-2014 Nguyễn Thị Hoa*, Đoàn Thị Ngọc Diệp*,** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng vàđiều trị bệnh nhi (BN) đa chấn thương. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Kết quả: Có 54 trường hợp đa chấn thương nhập bệnh viện (BV) NhiĐồng 2 từ 2012 - 2014. Tỷ sốnam:nữ =1,45. Khoảng 41% BN thuộc nhómtừ2 đến 5 tuổi.Có 70% BN được chuyển từ các BV tuyến trước.Tai nạn giao thông là nguyên nhân thường gặp nhất (74%). Đa số tai nạn xảy ra trên đường đi (65%). Xe máy là phương tiện gây tai nạn thường gặp (60%). Trung bình một bệnh nhân có 2,3 vùng tổn thương. Chấn thương đầu cổ là vùng thường gặp nhất (74%), kế đến là chấn thương chi (56%). Đầu-chi là loại tổn thương phối hợp thường gặp nhất (35%). Siêu âm phát hiện tất cả các trường hợp tràn dịch ổ bụng.Nồng độ trung bình men gan cao hơn ở nhóm có chấn thương bụng. Có 44% BN cần can thiệp phẫu thuật. Điểm ISS(Injury Severity Score)trung bình là 18 điểm. Số ngày nằm viện trung bình là 13,35 ngày (0-81). Tỉ lệ tử vong là 7%. ISS nhóm tử vong và biến chứng cao hơn nhóm phục hồi hoàn toàn. Kết luận: Xe máy va chạm người đi bộ là nguyên nhân đa chấn thương thường gặp nhất. Tai nạn thường xảy ra ở lứa tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Thang điểm ISS có ý nghĩa trong phân loại độ nặng và tiên lượng tử vong ở bệnh nhiđa chấn thương. Từ khóa: Đa chấn thương, trẻ em. ABTRACT THE CHARACTERISTICS OF PEDIATRIC POLYTRAUMA AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 HO CHI MINH CITY 2012-2014 Nguyen ThiHoa ,Doan Thi Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 127 - 133 Objectives: To describe the epidemiological, clinical, paraclinical and therapeutic characteristics of children with polytrauma at the Children’s Hospital 2. Methods: This is a case study. We reviewed 54polytraumatic cases who were treated from 2012 to 2014 at The Children’s Hospital 2, Ho Chi Minh City. Results: Male/ Female ratio was 1.45/1. The highest age group was from 2 to 5 years old (41%). Most cases came from provinces (70%). Traffic accidents (74%) were the most important cause of polytrauma in this study. The most common type of traffic accidents was induced by motorbike (60%). The patients suffered from an average of 2.3 injuried area. Injuries of head/neck area were the most frequent (74%), followed by extremity fractures (56%). Sonography detected all cases with abdominal trauma. There were 44% of children needed surgical intervention. Mean ofISS (injury Severity Score)was 18 (range 5-68).The average of hospitalization durationwas 14 days (range 0-81 days). The overall mortality rate of the series was 7%. All ofof died casesin group withISS > 16 points. Conclusion: Accidents caused by motorcyclesfor walking children is themostsignificant ofpolytrauma inthis study. The most important age group was from 2 to 5 years. The ISS was found to be a good predictor of survival in pediatric polytrauma. Keywords: Pediatric polytrauma. * Đại học Y Dược TP.HCM ** Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS Đoàn Thị Ngọc Diệp ĐT: 0908574609 Email: diep.doan@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 128 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở trẻ trên 1 tuổi(11). Đa chấn thương là mức độ nặng nhất và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong của chấn thương. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2012-2014 có hơn 5000 trường hợp chấn thương nhập viện. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả về đặc điểm bệnh nhiđa chấn thương tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian này. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng vàđiều trị bệnh nhiđa chấn thương. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhi đa chấn thương nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2014. Cỡ mẫu Lấy trọn. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí chọn vào gồm trẻ ≤ 15 tuổi, được chẩn đoán đa chấn thương (có từ 2 vùng tổn thương trở lên trong 5 vùng giải phẫu gồm đầu- cổ, hàm mặt, ngực, bụng, chi). Loại ra khỏi nghiên cứu nếu hồ sơ bệnh án không đủ thông tin cần thu thập, trẻ được chẩn đoán bại não hoặc chậm phát triển tâm thần vận động trước nhập viện. KẾT QUẢ Có 54 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới, địa phương. Đặc điểm Tần số (%) Tuổi ≤ 1tuổi 4(7,41) 2-5 tuổi 22(40,74) 5-10 tuổi 18(33,31) 11-15 tuổi 10(18,52) Tuổi trung vị (năm) 7,4 (4,3-9,75) Đặc điểm Tần số (%) Giới Nam 32(59,26) Nữ 22(40,74) Địa phương Tỉnh 38(70,4) TP. Hồ Chí Minh 16(29,6) * Nhận xét: Nơi xảy ra chấn thương thường gặp là trên đường 35 ca (65%), tại nhà và quanh nhà 14 ca (26%), nơi công cộng 3 ca (5%), trường học 2 ca (4%). Nguyên nhân gây chấn thương gồm 40 ca (75%) do tai nạn giao thông, 14 ca (25,9%) do tai nạn sinh hoạt. Phương tiện gây tai nạn: gồm có xe máy 24 ca (60%), ô tô 14 ca (35%), phương tiện khác 2 ca (5%). Không có sự liên quan giữa các nhóm tuổi với nguyên nhân chấn thương cũng như các tình huống xảy ra tai nạn. Đặc điểm lâm sàng Điểm ISS trung bình là 18,6 ± 10 (5-68), ISS < 16 có 26 ca (48%), ISS ≥ 16 có 28 ca (52%). Số vùng tổn thương trung bình trên một bệnh nhân là 2,3 ± 0,57 (ít nhất là 2 vùng, nhiều nhất là 4 vùng). Có 40 ca (74%) tổn thương vùng đầu – cổ, 30 ca (56%) tổn thương ở chi và 25 ca (46%) ở vùng ngực, 19 ca (35%) ở bụng và 7 ca (13%) ở mặt. Loại tổn thương phối hợp thường gặp nhất làđầu và chi, 19 ca (35%). Các trường hợp khác gồm đầu và ngực 7 ca (13%), đầu và bụng 2 ca ( 4%), bụng và chi 2 ca (4%), bụng và ngực 7 ca (13%), ngực và chi 3 ca (6%), mặt và chi 2 ca (4%), đầu-mặt-ngực 1ca (2%), đầu-ngực-bụng 6 ca (11%), đầu - mặt -chi 3 ca (6%), đầu-bụng-chi: 1 ca (2%),đầu-mặt-ngực-bụng: 1 ca (2%). Triệu chứng toàn thân Sốc: 10 ca (19%), ngưng tim 1 ca (2%),điểm Glasgow: 3-8 điểmcó 11 ca (20%), 9-12 điểm có 7 ca (13%), 13-15 điểm có 36 ca (67%). Bảng 2: Triệu chứng chấn thương đầu (n=54). Triệu chứng Chấn thương đầu Tổng cộng (%) Có ( n=40) Không (n=14) Thay đổi hành vi 20 9 (53,7) Nôn 8 6 14 (25,93) Đau đầu 7 6 13 (24,07) Chảy máu mũi tai 9 3 12 (22,22) Mất ý thức 9 3 12 (22,22) Co giật 4 - 4 (7,4) Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học 129 Triệu chứng Chấn thương đầu Tổng cộng (%) Có ( n=40) Không (n=14) Bất thường đồng tử 10 - 10 (18,52) Định vị 10 - 10 (18,51) Rách da đầu 18 8 26 (48,15) Tụ máu da đầu 20 3 23 (42,59) Triệu chứng chấn thương ngực (n= 25) Có 25 ca đụng dập thành ngực, 5ca gãy xương sườn, 2 ca tràn khí dưới da , 7 ca rì rào phế nang mất hoặc giảm . Bảng 3.Triệu chứng chấn thương bụng (n=54). Triệu chứng Chấn thương bụng Tổng cộng(%) Có (n=19) Không(n=35) Tụ máu xây xát thành bụng 16(84,2) 4(11,43) 20(37,03) Bụng chướng đau 8(42,1) 2(5,71) 10(18,51) Phản ứng thành bụng 5(26,31) 1(8,57) 6(11,1) * Nhận xét: Tỉ lệ các triệu chứng tụ máu và xây xát thành bụng, bụng chướng đau, phản ứng thành bụng ở BN có chấn thương bụng cao hơn nhóm không có chấn thương bụng. Có 30 BN chấn thương chi. Gãy kín 29 ca (97%), hở 1 ca. Trong đó, 23 ca gãy 1 chi và 7 BN gãy nhiều chi. Đặc điểm cận lâm sàng Có 14 BN có Hb giảm so với giá trị theo tuổi và 13 BN có tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3. Men gan của bệnh nhân chấn thương bụng cao hơn so với bệnh nhân không bị chấn thương bụng SGOT (489 ± 672 so với 165 ± 217), SGPT (358 ± 418 so với 109 ± 141). Chỉ có 1 BN tăng creatinine. Bảng 4:Hình ảnh tổn thương trên Xquang, siêu âm, CTScan. Hình ảnh tổn thương Xquang n = 54 Siêu âm n = 54 CT đầu=40 CT ngực = 25 CT bụng = 19 Máu tụ NMC 12(30) Máu tụ DMC 3(7,5) Phù não 5(12,5) Dập não 4(10) Lõm sọ 6(15) Nứt sọ 15(37,5) Dập não 4(10) Lõm sọ 6(15) Hình ảnh tổn thương Xquang n = 54 Siêu âm n = 54 CT đầu=40 CT ngực = 25 CT bụng = 19 Vỡ sàn sọ 5(12,5) Gãy xương hàm mặt 7 (17,5) Gãy đốtsống cổ 2(5) Gãy xương sườn 5(9,25) 5(9,25) Gãy xương đòn 10(10) Tràn dịch màng phổi 1 3 3 Tràn khí màng phổi 7 7 Dập phổi 6 11 Tràn dịch ổ bụng 3 15 15 Hơi trong ổ bụng 3 3 0 Vỡ gan 9 12 Vỡ lách 8 9 Vỡ thận 3 3 Đặc điểm điều trị Đa số bệnh nhiđược điều trị tại trước chuyển viện Nhi Đồng 2 (96%). Chỉ có 7 ca/ 40 ca chấn thương đầu cổ được cố định cổ. Điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: Thở oxy canulla 11 ca (20%), đặt nội khí quản 12 ca (22%). Có 19% cần chống sốc bằng dung dịch điện giải, trong đó có 1 BN cần dung dịch đại phân tử và 11% cần thuốc vận mạch. Có 41% cần truyền máu do xuất huyết nặng. Có 98% được sử dụng thuốc giảm đau. Chỉ có 15% cần thuốc an thần. Tất cả bệnh nhi đều được sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc điều trị nhiễm khuẩn. Can thiệp phẫu thuật 24 ca (44%).Có 2 BN chấn thương đầu, 2 ca vết thương thấu bụngphẫu thuật 24 giờ đầu. Bảng 5.Liên quan giữa ISS và một số đặc điểm điều trị. Đặc điểm điều trị ISS < 16 ISS ≥ 16 Đặt nội khí quản 0 12 Chống sốc 0 8 Truyền máu 3 19 Manitol 1 9 Phẫu thuật 11 13 * Nhận xét: Điểm ISS của BN cần đặt nội khí quản, chống sốc, truyền máu, truyền manitol và phẫu thuật cao hơn nhóm BN không cần các biện pháp điều trị này (χ2, p<0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 130 Kết quả điều trị Tỉ lệ bình phục hoàn toàn 78%, di chứng 15% và tử vong 7%. Thời gian nằm viện trung bình là 13,4 ± 11,5 ngày (0-81), Thời gian thở máy trung bình là 7,5 ± 3,5 ngày (2-12). Các BN tử vong và di chứng có tổn thương từ 3 vùng cơ thể trở lên. BN có chỉ số Glasgow càng thấp thì khả năng tử vong cao hơn nhóm có chỉ số Glasgow cao. Tất cả BN tử vong có ISS từ 16 điểm trở lên. Bệnh nhân có ISS từ 16 điểm trở lên có thời gian nằm viện dài hơn so với nhóm có ISS < 16 (14,25 ± 1,4 so với 12,38 ± 2,8). Bảng 6. Kết quả điều trị theo số vùng tổn thương, GCS, ISS Vùng tổn thương Bình phục Di chứng Tử vong Kiểm định 2 vùng (n=42) 38 4 0 Fisher p = 0,000 3 vùng (n=11) 4 4 3 4 vùng (n=1) 0 0 1 Điểm GCS Bình phục Di chứng Tử vong Kiểm định Nặng (3-8) 1 6 4 Fisher p = 0,000 Trung bình (9-12) 5 2 0 Nhẹ (13-15) 36 0 0 ISS Bình phục Di chứng Tử vong Kiểm định ISS ≥ 16 16 8 4 Fisher p = 0,000 ISS < 16 26 0 0 BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học Giới tính Tỷ lệnam : nữ = 1,45 : 1. Số BN nam nhiều hơn BN nữ.Trong hầu hết các nghiên cứucho thấy đa chấn thương thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nghiên cứu tại Đức cho thấy tỷ số nam/nữlà 1,54(5), tại Canada là 1,2(14), tại Tây Ban Nha là 1,95(15). Kết quả này có thể liên quan đến tính hiếu động, bé trai có xu hướng thực hiện hành vi nguy hiểm hơn bé gái. Tuổi Chấn thương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhóm tuổi thường gặp từ 2-5 tuổi (41%), kế đến là trẻ là 6 đến 10 tuổi (33%). Lứa tuổi này trẻ đãbắt đầu tập chạy nhảy, trẻ từ 6-10 tuổi là nhóm tuổi đến trường nên tỷ lệ chấn thương cũng gia tăng. Theo Peden khả năng nhận thức của trẻ về những tín hiệu nguy hiểm từ môi trường đối với bản thân khi trẻ 11 tuổi sẽ phát triển đầy đủ(11). Nơi cư ngụ Đa số bệnh nhân đa chấn thương đến từ các tỉnh 38 ca (70%). Từ năm 2012, Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành lập Khoa Ngoại Thần kinh. Bệnh viện tiếp nhận tất cả các trường hợp đa chấn thương từ tuyến tỉnh chuyển lên nên tỷ lệ bệnh nhân cư ngụ tại tuyến tỉnh cao. Địa điểm xảy ra chấn thương Đa số chấn thương xảy ra trên đường (651%), kế đến là tại nhà và quanh nhà (26%). Nghiên cứu của Sala cũng cho kết quả tương tự(15). Nguyên nhân chấn thương Trong nghiên cứu của chúng tôi tai nạn giao thông chiếmđa số (74%). Điều này phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác(5,13,15,16). Lực tác động do tai nạn giao thông rất mạnh do đó thường dẫn đến đa chấn thương hoặc chấn thương nặng. Phương tiện gây tai nạn giao thông Nhiều nhất là xe máy (60%), sau đó là xe ô tô (35%). Điều này có thể giải thích vì phương tiện tham gia giao thông ở nước ta chủ yếu là xe máy. Nghiên cứu của Schalamon, Sala cho thấy ô tô là phương tiện gây tai nạn nhiều nhất(5,13,15,16). Sự khác biệt này có thể vì phương tiện giao thông ở các nước trên là xe ô tô. Hầu hết các nghiên cứu về chấn thương ở trẻ em đều cho thấy có sự khác biệt về nguyên nhân chấn thương giữa các nhóm tuổi. Nghiên cứu của Buschman và cộng sự(5) cho thấy té ngã thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi trong khi đó tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao ở nhóm trẻ lớn 11-15 tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Luân bệnh nhân từ 2 tuổi trở xuống bị chấn thương đa số là do té ngã, nhóm tuổi lớn hơn nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông(2). Trong nghiên cứu Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học 131 của chúng tôi tai nạn giao thông là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi, kể cả ở trẻ dưới một tuổi. Về tình huống bị tai nạn giao thông Tình huống trẻ đi bộ gặp tai nạn chiếm tỷ lệ cao nhất (60%), trẻ được chở bằng xe gắn máy (30%), có 10% trẻ tự điều khiển xe gắn máy hoặc xe đạp. Tình huống tai nạn do tự điều khiển xe gắn máy thuộcnhóm trẻ lớn từ 11-15 tuổi. Peden và cộng sự nhận thấy hành vi nguy hiểm ở lứa tuổi 9-14 tuổi là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tai nạn do tự lái xe(11). Đặc điểm lâm sàng Số vùng tổn thương trên một bệnh nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,3 ± 0,57 vùng. Đa chấn thương có chấn thương vùng đầu cổ thường gặp nhất (74,07%), sau đó là có chấn thương chi (56%), Ở trẻ, tỷ lệ đầu to so với cơ thể nên khi bị tai nạn đầu là vùng tiếp đất trước nhất nên tỷ lệ chấn thương vùng này nhiều hơn. Các nghiên cứu khác đã công bố trên thế giới cũng cho kết quả tương tự: vùng đầu-cổ và chi là 2 vùng thường gặp nhất trong đa chấn thương(5,12,13,14,15). Báo cáo của Schalamon và cộng sự cho thấy chấn thương vùng đầu-mặt cổ lên tới 87%, sau đó là chấn thương chi chiếm 76%(16). Tình trạng toàn thân Bệnh nhân đa chấn thương nhập viện với rất nhiều bệnh cảnh khác nhau như ngưng tim ngưng thở, sốc, suy hô hấp, hôn mê. Trong mẫu nghiên cứu, 10 ca (19%) biểu hiện sốc lúc nhập viện. Triệu chứng lâm sàng rất rõ nét về các biểu hiện của sốc như mạch nhanh nhỏ, thời gian phục hồi màu sắc da kéo dài, chi lạnh ẩm, huyết áp tụt hoặc kẹp. Tỷ lệ bệnh nhân cóđiểm GCS dưới 12 điểm ở nhóm chấn thương đầu cao hơn nhóm không chấn thương đầu. Điều này chứng tỏ điểm GSC rất hữu ích trong việc chẩn đoán chấn thương đầu. Nghiên cứu của Schalamon cũng cho kết quả tương tự, bệnh nhân cóđiểm Glasgow 13-15 chiếm đa số (68% so với 67%), ngược lại bệnh nhân cóđiểm glasgow 4 điểm hoặc 5 điểm chiếm tỷ lệ ít hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (10% so với 20%)(16). Nghiên cứu của Matic và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân chấn thương đầu nhẹ (GSC: 13- 15), trung bình (GCS: 9-12), nặng (GCS: 3-8) lần lượt là 50%, 26%, 24%(12). Triệu chứng chấn thương đầu Dấu hiệu bất thường đồng tử và dấu thần kinh định vị, co giật chỉ có ở bệnh nhân chấn thương đầu.Đây là những dấu hiệu chỉ điểm của tổn thương nội sọ, gặp ở những bệnh nhân chấn thương đầu nặng. Triệu chứng chấn thương bụng Có 19 bệnh nhân (35,19%) chấn thương bụng. Cơ quan bị chấn thương thường gặp nhất là gan (12 ca) và lách (9 ca), chấn thương thận ít gặp hơn (3 ca), không có ca nào chấn thương tạng rỗng. Cơ chế chấn thương đụng dập gây tổn thương tạng đặc, ngược lại tổn thương tạng rỗng thường gặp do cơ chế xuyên thấu. Gan và lách ở trước so với cơ quan khác trong ổ bụng nên tỷ lệ tổn thương cao hơn so vớithận nằm sau phúc mạc. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng tụ máu/xây xát thành bụng, bụng chướng đau, phản ứng thành bụng/ cảm ứng phúc mạc ở nhóm có chấn thương bụng cao hơn nhóm không chấn thương bụng (χ2p< 0,05). Nghiên cứu quan sát tiền cứu của Holmes và cộng sự(8) trên 1324 trẻ chấn thương bụng cho thấy đau bụng là triệu chứng chỉ điểm của chấn thương bụng (RR=4,4). Cận lâm sàng Xét nghiệm máu Bệnh nhân đa chấn thương mất máu với số lượng rất lớn, có một trường hợp hồng cầu chỉ còn 1 900 000/ mm3, nồng độHb 5,1g/dl, Hct 17%. Có 12 ca (22%)hematocritdưới 30%. Không có sự khác biệtvề tỷ lệ bệnh nhân có hematocrit giảm giữa các vùng tổn thương. Điều này có thể giải thích rằng bệnh nhân đa chấn thương bị tổn thương nhiều nơi, mất máu là do tổn thương kết hợp của nhiều vùng. Mặt khác, hematocrit có thể không giảm trong những giờ đầu mất máu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 132 Về chức năng gan, men gan của bệnh nhân đa chấn thương tăng cao, khoảng dao động lớn (SGOT là 282 ± 458, SGPT 197 ± 294). Trung bình men gan của nhóm chấn thương bụng cao hơn nhóm không chấn thương bụng. Holmes và cộng lấy SGOT >200 U/L hoặc SGPT >125 U/L để chẩn đoán chấn thương bụng, kết quả cho thấy tỷ lệbệnh nhân bị chấn thương bụng cao hơn so với không chấn thương bụng (41% so với 4%)(7). Hình ảnh học Tất cả các bệnh nhân đều được chụp Xquang ngực,chi, siêu âm.Bệnh nhân chấn thương ngực được khảo sát hình ảnh học cho thấy Xquang có độ chính xác cao khi khảo sát về xương, tràn khí màng phổi. Tất cả các trường hợp gãy xương sườn đều phát hiện dựa vào khám lâm sàng và chụp Xquang. Nghiên cứu của Yazkan(19)cho thấy tỷ lệ gãy xương sườnkhông thấy trên Xquang ở những bệnh nhân chấn thương ngực là 19,3%. Khảo sát hình ảnh học trong chấn thương bụng kín kết quả cho thấy 15 ca tràn dịch ổ bụng chẩn đoán trên CT scan đều phát hiện bằng siêu âm trước đó. Tuy nhiên, khi đánh giá về chi tiết tổn thương tạng đặc gồm có3 ca tổn thương gan, 1 ca tổn thương lách, siêu âm không cho hình ảnh bất thường. Cũng giống như Xquang, kết quả siêu âm bị ảnh hưởng bởi người siêu âm. Cheung và cộng sự cũng cũng cho rằng siêu âm là phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán chấn thương bụng kín nhưng kết quả siêu âm còn phụ thuộc vào độ nặng của chấn thương và người siêu âm(6).Hạn chế của siêu âm trong phát hiện tổn thương tạng đặc còn được ghi nhận trong nghiên cứu John(9) và Schnuriger(17). Đặc điểm điều trị Tất cả BN có chỉ số GSC từ 8 điểm trở xuống đều được đặt nội khí quản. Chống sốc, chống phù não tích cực là nguyên tắc quan trọng nhất trong hồi sức BN đa chấn thương. Quyết định thời điểm can thiệp phẫu thuật cũng là yếu tố góp phần quyết định kết quả điều trị. Điều trị bệnh nhân đa chấn thương phụ thuộc vào độ nặng của tổn thương. Khi so sánh một số đặc điểm điều trị giữa hai nhóm cóđiểm ISS ≥ 16 và ISS < 16 kết quả cho thấy tất cả bệnh nhân phải thở máy, chống sốc và dùng vận mạch đều thuộc nhóm ISS ≥ 16. Điểm cần lứu ý là chỉ có 7 trong số 40 BN bị đa chấn thương có chấn thương đầu được cố định cột sống cố. Kết quả điều trị Tỉ lệ tử vongtrong nghiên cứu là 7%. Cóđến 78% BN phục hồi hoàn toàn.Chỉ có 15% có di chứng.Tất cả bệnh nhân tử vong cóđiểm ISS từ 25 điểm trở lên, tỷ lệ bệnh nhân di chứng sau chấn thương ở nhóm có ISS ≥ 16 điểm cao hơn nhóm ISS < 16 điểm. Điều này cho thấy điểm ISS rất có giá trị trong tiên lượng bệnh nhân.Thời gian nằm viện trung bình là 13,35 ngày (0-81 ngày). Nhóm bệnh nhân có ISS ≥ 16 có số ngày nằm viện trung bình dài hơn. KẾT LUẬN Đa chấn thương thường gặp ở nam hơn nữ. Lứa tuổi thường gặp là 2- 5 tuổi. Đa số nguyên nhân do tai nạn giao thông với tình huống xe máy va chạm người đi bộ. Tỉ lệ tử vong là 7%.Trung bình một bệnh nhân có 2,3 vùng tổn thương. Thường gặp tổn thương vùng đầu cổ, kế đến là chi. Loại tổn thương phối hợp thường gặp nhất là đầu-chi. Siêu âm pháthiện tất cả các trường hợp tràn dịch ổ bụng. Men gan ở bệnh nhân chấn thương bụng tăng cao hơn so với nhóm không chấn thương bụng. Bệnh nhân có điểm ISS từ 16 điểm trở lên cótỷ lệ đặt nội khí quản, truyền máu, chống phù não và số ngày nằm viện kéo dài hơn cao hơn nhóm dưới 16 điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bulloch B, Schubert CJ,et al (2000), "Cause and clinical characteristics of rib fractures in infants", Pediatrics, 105(4), pp.48. 2. Buschmann C, Kuhne CA, Losch C, et al (2008), "Major trauma with multiple injuries in German children: a retrospective review", J Pediatr Orthop, 28(1), pp.1-5. 3. Cheung KS, Wong HT, Leung LP, et al (2012), "Diagnostic accuracy of Focused Abdominal Sonography for Trauma in blunt abdominal trauma patients in a trauma centre of Hong Kong", Chin J Traumatol, 15(5), pp.273-278. Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học 133 4. Holmes JF, Mao A, Awasthi S, et al (2009), "Validation of a prediction rule for the identification of children with intra- abdominal injuries after blunt torso trauma", Ann Emerg Med, 54(4), pp.528-533. 5. Holmes JF, Sokolove PE., Brant WE, Kuppermann N. (2002), "A clinical decision rule for identifying children with thoracic injuries after blunt torso trauma", Ann Emerg Med, 39(5), pp.492-499. 6. John L, Jeffrey F, Gwendolyn JH,, et al (2009), "Emergency Department ultrasound is not a sensitive detector of solid organ injury", West J Emerg Med,10(1), pp. 1–5 7. Lindberg D, Makoroff K, Harper N, et al (2009), "Utility of hepatic transaminases to recognize abuse in children", Pediatrics, 124(2), pp.509-516. 8. Margie Peden Kayode Oyegbite, Ozanne-Smith Joan, Hyder Adnan A, Branche Christine, Rahman AKM Fazlur, Bartolomeos Frederick Rivara and Kidist. (2008). World report on child injury prevention, Geneva: WHO and UNICEF 9. Matic I, Titlic M, Jurjevic M, et al (2008), "Pediatric polytrauma at intensive care unit", Bratisl Lek Listy, 109(12), pp.555-559. 10. Meier R, Krettek C, Grimme K, Regel G, et al (2005), "The multiply injured child", Clin Orthop Relat Res, (432), pp.127- 131. 11. Mervyn L(2002), "Multiple trauma in children: predicting outcome and long-term results", Can J Surg, 45(2), pp.126-131. 12. Nguyễn Huy Luân (2010), "Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố dịch tễ trẻ bị chấn thương đầu điều trị tại Nhi Đồng 2 tháng 9/2007-12/2008", Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, tập14(1), tr.23-30. 13. Phạm Thị Thanh Huyền, Bùi Văn Đỡ, Phạm Lê An (2006), "Đánh giá xử trí ban đầu trong chấn thương sọ não theo phân nhóm Masters tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2003-2005", Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, tập 10(phụ san 2), tr.107-111. 14. Sala D, Fernandez E, Morant A, Gasco J, Barrios C (2000), "Epidemiologic aspects of pediatric multiple trauma in a Spanish urban population", J Pediatr Surg, 35(10), pp.1478- 1481. 15. Schalamon J, Bismarck S, Schober PH, Hollwarth ME (2003), "Multiple trauma in pediatric patients", Pediatr Surg Int, 19(6), pp.417-423. 16. Schnuriger B, Kilz J, Inderbitzin D, et al (2009), "The accuracy of FAST in relation to grade of solid organ injuries: a retrospective analysis of 226 trauma patients with liver or splenic lesion", BMC Med Imaging, 9, p.3. 17. Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Thanh Liêm (2010), Điều trị không phẫu thuật tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín ở trẻ em: Tổng kết kinh nghiệm 10 năm. Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà nội. 18. Van der Sluis CK, ten Duis HJ, Geertzen JH (1995), "Multiple injuries: an overview of the outcome", J Trauma, 38(5), pp.681- 686. 19. Yazkan R Ergene G,Tulay CM, et al (2012), "Comparison of Chest Computed Tomography and Chest X-Ray in the Diagnosis of Rib Fractures in Patients with Blunt Chest Trauma", Journal of Academic Emergency Medicine, 11(3), pp.171-175. Ngày nhận bài báo 12-10-2014. Ngày phản biệnđánh giá bài báo 14-10-2014. Ngày bài báo được đăng: 14-11-2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_benh_nhi_da_chan_thuong_dieu_tri_tai_benh_vien_nhi.pdf
Tài liệu liên quan