Bài tập cá nhân lao động đề 20

Đề bài số 20: Anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên môn về kế toán nên anh được Ban chủ nhiệm HTX cử làm kế toán trưởng. Tháng 8/2008 Ban chủ nhiệm HTX không cho anh H làm kế toán cho HTX nữa vì cho rằng anh có biểu hiện tham ô. Anh đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án về việc HTX đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh trái pháp luật, đồng thời yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lý vì cho rằng quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động. Hỏi: a/ Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động không? Tại sao? b/ Theo anh chị, quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau cơ bản ở những điểm gì? Tại sao?

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân lao động đề 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 20: Anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên môn về kế toán nên anh được Ban chủ nhiệm HTX cử làm kế toán trưởng. Tháng 8/2008 Ban chủ nhiệm HTX không cho anh H làm kế toán cho HTX nữa vì cho rằng anh có biểu hiện tham ô. Anh đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án về việc HTX đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh trái pháp luật, đồng thời yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lý vì cho rằng quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động. Hỏi: a/ Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động không? Tại sao? b/ Theo anh chị, quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau cơ bản ở những điểm gì? Tại sao? BÀI LÀM a/ Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động không? Tại sao? Trước hết, em xin khẳng định rằng quan hệ giữa anh H và HTX X không phải là quan hệ lao động. Vì nó không mang bản chất của quan hệ lao động cũng như không có các đặc điểm của quan hệ lao động. Sau đây em sẽ trình bày rõ vấn đề này. + Thứ nhất: Quan hệ lao động là quan hệ làm công ăn lương. Người lao động bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động và nhận lương. Tuy nhiên, trong tình huống trên, anh H không hề “bán sức lao động” của mình cho HTX X mà anh chỉ tham gia lao động trong hợp tác xã, góp sức để tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho hợp tác xã. Khoản tiền mà anh nhận được không được gọi là tiền lương mà là khoản lợi nhuận của HTX mà anh được chia. + Thứ hai: Quan hệ lao động vừa có tính bình đẳng vừa có tính lệ thuộc. Tính lệ thuộc thể hiện ở việc người sử dụng lao động có quyền quản lý người lao động. Họ có quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, khen thưởng, xử phạt…đối với người lao động. Tuy nhiên trong quan hệ giữa anh H và HTX X thì mối quan hệ này không giống như vậy. Anh X tham gia vào HTX, góp sức (có thể cả góp vốn) vào HTX do vậy anh trở thành chủ sở hữu của HTX, được phân chia lợi nhuận và được quyền quản lí các vấn đề của HTX. Theo pháp luật quy định, anh còn có quyền biểu quyết khi quyết định các vấn đề của HTX, đây là điều mà người lao động không bao giờ có được trước người sử dụng lao động. + Thứ ba: Trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lào động có sự tham gia của đại diện lao động. Trong quan hệ giữa anh H và HTX X không hề có sự tham gia của đại diện người lao động, do vậy có thể thấy đây không phải là quan hệ lao động. b/ Theo anh chị, quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau cơ bản ở những điểm gì? Tại sao? Hai quan hệ này khác nhau ở một số điểm như sau: + Thứ nhất: Trong quan hệ lao động, người lao động tham gia với tư cách là người làm thuê, bán sức lao động để nhận lấy tiền lương. Người sử dụng lao động tham gia với tư cách là chủ sở hữu tài sản (tư liệu sản xuất), mua sức lao động của người lao động và trả tiền cho họ. Đây là quan hệ làm công ăn lương. Trong quan hệ giữa xã viên HTX với HTX, xã viên HTX là chủ sở hữu của HTX. Họ góp vốn, góp sức vào hợp tác xã, do vậy khoản tiền mà họ nhận được không phải là tiền lương mà là một phần lợi nhuận của HTX được chia cho họ. + Thứ hai: Trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động. Trong đó phải có các nội dung sau: công việc phải làm, địa điểm làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng. Ngoài ra còn có thể có các nội dung khác. Hợp đồng lao động là bằng chứng của việc giao kết, buộc hai bên phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên trong quan hệ giữa xã viên HTX và HTX hoàn toàn không được phép kí kết hợp đồng lao động. Khi muốn tham gia HTX, cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức cần viết đơn xin tham gia hợp tác xã, nếu được các thành viên khác của HTX đồng ý thì họ chính thức trở thành xã viên hợp tác xã. + Thứ ba: Chủ thể của quan hệ lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, người lao động phải là cá nhân đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (một số trường hợp đặc biệt có thể nhỏ hơn 15 tuổi). Trong khi đó, xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên. + Thứ tư: Trong quan hệ lao động, người lao động chịu sự quản lý của người sử dụng lao động. Sở dĩ như vậy là vì người sử dụng lao động là chủ sở hữu tài sản (tư liệu sản xuất) do vậy họ được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản. Hơn nữa, với tư cách là người mua sức lao động nên họ quản lí người lao động là điều đương nhiên, đây là quyền mà pháp luật trao cho họ. Khác với quan hệ lao động, quan hệ giữa xã viên HTX và HTX lại không như vậy. Xã viên HTX khi tham gia vào HTX, họ đã góp vốn hoặc góp sức hoặc cả hai vào HTX. Do vậy, tư cách của họ là tư cách chủ sở hữu, họ có quyền quản lý đối với hợp tác xã. Điều này biểu hiện rõ nhất ở việc họ có quyền biểu quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác xã và mỗi người có một phiếu biểu quyết. + Thứ năm: Trong quá trình xác lập, duy trì và chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động có sự tham gia của đại diện người lao động. Sự tham gia của đại diện người lao động được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có những biện pháp gián tiếp (tham gia xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách, pháp luật lao động…) và trực tiếp (giúp đỡ cho người lao đọng trong quá trình ký kết hợp đồng lao động, đại diện và bảo vệ người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động…). Tuy nhiên, trong quá trình trở thành thành viên của hợp tác xã, không có sự xuất hiện của người đại diện xã viên hợp tác xã để bảo vệ quyền lợi cho họ. Lí do đơn giản là việc gia nhập và xin ra hợp tác xã của xã viên là hoàn toàn tự nguyện, họ không hề bị ràng buộc. Hơn nữa trong hợp tác xã, họ góp vốn, góp sức nên trở thành chủ sở hữu của hợp tác xã do vậy đặt ra cơ chế đại diện cho xã viên trong mối quan hệ với hợp tác xã là điều không cần thiết. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO “Giáo trình luật lao động”, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND, Hà Nội 2009. 2. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. 3. Luật hợp tác xã năm 2003. 4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1), NXB CAND, Hà Nội, 2006. 5. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Hỏi và đáp luật thương mại, NXB Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT Camp193 NHamp194N LAO 2727896NG 1.doc