Bản tin Thị trường lao động Việt Nam - Số 25 - Năm 2020

Tác động của đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đơn hàng xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dự báo quý 2/2020, GDP tăng ở mức thấp, khoảng 2-3,5%. Lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nhất, gồm vận tải và kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật giải trí; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khoáng có thể có mức tăng trưởng âm; kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, lao động trong những lĩnh vực này tiếp tục gặp khó khăn, không tạo được việc làm và mất việc làm có thể xảy ra. Dự báo việc làm giảm trong một số ngành như: CNCB chế tạo (86 nghìn lao động); vận tải kho bãi (142 nghìn); giáo dục đào tạo (22 nghìn); bán buôn bán lẻ (9 nghìn). Việc làm tăng ở một số ngành, như: nhóm y tế (tăng thêm 90 nghìn lao động), truyền thông (35 nghìn lao động), tài chính ngân hàng và bảo hiểm (tăng thêm 33 nghìn lao động). Đây là những ngành duy trì tăng trưởng do những hoạt động liên quan đến phòng chống bệnh dịch.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin Thị trường lao động Việt Nam - Số 25 - Năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 1 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường lao động chủ yếu Chỉ tiêu 2019 2020 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP (%) 6,82 6,73 7,48 6,97 3,82 2. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (% so với cùng kỳ năm trước) 4,7 9,3 10,0 7,2 0,5 3. Vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP (%) 32,2 33,1** 34,3*** 33,9* 31,0 4. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (% so với cùng kỳ năm trước) 2,63 2,7 2,2 3,66 5,56 5. Lực lượng lao động (triệu người) 55,48 55,51 55,71 55,51 55,33 6. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 76,74 76,46 76,45 76,46 75,39 7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ (%) 22,32 22,37 22,89 23,45 23,74 8. Số người có việc làm (triệu người) 54,37 54,41 54,61 54,90 54,21 9. Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương trên tổng số người có việc làm (%) 46,60 47,69 48,06 48,95 48,15 10. Tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (NLTS) trên tổng việc làm (%) 35,12 34,39 33,60 33,05 33,51 11. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương (triệu đồng) 6,83 6,46 6,58 6,71 7,34 12. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nghìn người) 1059,3 1057,9 1067,7 1060,0 1086,0 13. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) 2,17 2,20 2,17 2,15 2,22 14. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 3,10 3,10 3,11 3,10 3,18 15. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (%) 6,44 6,69 6,73 6,50 7,01 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. (*) số liệu cả năm; (**) số liệu 6 tháng đầu năm; (***) số liệu 9 tháng đầu năm; Nguồn: TCTK (2019, 2020), Số liệu thống kê và Số liệu Điều tra Lao động - Việc làm hằng quý. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2020 tăng 3,82%, thấp hơn quý 4/2019 và cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của hạn hán, xâm ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19). Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Một số chỉ tiêu thị trường lao động tiếp tục được cải thiện như tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng; mức thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng. Tuy nhiên, số lao động có việc làm giảm; tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp, lân nghiệp và thủy sản (NLTS) tăng, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương giảm, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội BẢN TIN CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Số 25, quý 1 năm 2020 Tổng cục Thống kê PHẦN 1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 2 2. Dân số từ 15 tuổi trở lên và lực lượng lao động Quý 1/2020, quy mô dân số từ 15 tuổi trở lên là 74,06 triệu người, tăng 1,68% so với quý 1/2019; nam tăng 1,28%, ít hơn so với nữ (2,07%), khu vực thành thị tăng 3,35%. Lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên trong quý 1/2020 là 55,33 triệu người, giảm 673,1 nghìn người (1,2%) so với quý trước và giảm 144,2 nghìn người (0,26%) so với cùng kỳ năm trước. LLLĐ trong độ tuổi lao động quý 1/2020 là 48,9 triệu người, giảm 351,2 nghìn người (0,71%) so với quý trước và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (4 nghìn người). Trong đó, khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 33,7%; nữ là 22 triệu người, chiếm 45% LLLĐ trong độ tuổi của cả nước. Bảng 2. Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên 2019 2020 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Dân số 15 tuổi trở lên (Tr.người) Chung 72,84 73,18 73,43 73,66 74,06 Nam 35,98 36,03 36,55 36,40 36,44 Nữ 36,86 37,15 36,88 37,26 37,62 Thành thị 25,78 26,01 26,07 26,40 26,64 Nông thôn 47,06 47,07 47,36 47,26 47,42 2. LLLĐ từ 15 tuổi trở lên (Tr.người) Chung 55,48 55,51 55,71 56,00 55,33 Nam 29,26 29,17 29,52 29,46 29,25 Nữ 26,22 26,34 26,19 26,54 26,08 Thành thị 18,06 18,07 18,12 18,25 18,17 Nông thôn 37,42 37,44 37,59 37,75 37,16 3. Tỷ lệ tham gia LLLĐ** (%) 76,74 76,46 76,45 76,65 75,39 Nam 82,12 81,83 81,59 81,78 81,19 Nữ 71,51 71,27 71,37 71,66 69,79 Thành thị 70,37 69,50 69,80 69,43 68,56 Nông thôn 80,24 80,33 80,12 80,70 79,25 4. LLLĐ trong độ tuổi (Tr.người) 48,91 48,98 49,19 49,27 48,92 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019; **Chỉ tính những người hiện đang làm việc tại Việt Nam. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Tỷ lệ tham gia LLLĐ quý 1/2020 là 75,39%, giảm 1,26 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,35 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ là 69,79%, thấp hơn 11,4 điểm phần trăm so với nam (81,19%). Mức độ tham gia LLLĐ của dân cư khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn khác biệt đáng kể, cách biệt 10,69 điểm phần trăm (thành thị: 68,56%; nông thôn: 79,25%). Tỷ lệ tham gia LLLĐ ở khu vực thành thị thấp hơn nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15- 24 tuổi (thành thị: 43,0%; nông thôn: 65,1%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị: 36,5%; nông thôn: 52,4%). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) trong quý 1/2020 là 13,14 triệu người, không thay đổi nhiều so với quý 4/2019 và tăng 753,7 nghìn người so với quý 1/2019. Quý 1/2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 23,74% trong tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên, tăng 0,29 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,42 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm gần 11%; cao đẳng là 3,87%; trung cấp là 4,37% và sơ cấp là 4,54% trong tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động khu vực thành thị đạt 39,9%, cao hơn 2,5 lần so với khu vực nông thôn (15,9%). Hình 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên và LLLĐ trong độ tuổi lao động, Q1/2019, Q4/2019 và Q1/2020 Đơn vị: % Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. LLLĐ trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 1/2020 là 12,56 triệu người, tăng hơn 740 nghìn người so với quý 1/2019 (6,28%) nhưng giảm 47 nghìn người so với quý 4/2019 (0,04%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ của LLLĐ trong độ tuổi lao động là 25,68%, tăng 1,52 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và gần như không thay đổi so với quý trước. Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 3 Hình 2. Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT, quý 1/2019 và quý 1/2020 Đơn vị: triệu người Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. 3. Việc làm Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý 1/2020 đạt 54,21 triệu người, giảm 682.370 người -1,25%) so với quý 4/2019 và 154.590 người (- 0,28%) so với cùng kỳ năm 2019. Bảng 3. Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm 2019 2020 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1. Số lượng (triệu người) 54,37 54,41 54,61 54,90 54,21 2. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 a. Giới tính Nam 52,68 52,57 53,04 52,58 52,97 Nữ 47,32 47,43 46,96 47,42 47,03 b. Thành thị/nông thôn Thành thị 32,23 32,24 32,21 32,27 32,54 Nông thôn 67,77 67,76 67,79 67,73 67,46 c. Khu vực kinh tế NLTS 35,12 34,39 33,60 33,05 33,51 CN-XD 29,20 29,99 30,81 30,60 30,49 Dịch vụ 35,68 35,62 35,59 36,36 36,00 d. Vị thế công việc Chủ cơ sở 3,08 2,68 2,61 2,63 2,92 Tự làm 35,46 35,62 35,78 35,21 35,15 LĐ gia đình 14,84 14,00 13,54 13,2 13,77 LĐ LCHL 46,6 47,69 48,06 48,95 48,15 Khác (XV HTX, KXĐ) 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Tỷ trọng người có việc làm là nữ chiếm 47,03%, giảm 0,39 điểm phần trăm so với quý 4/2019; khu vực thành thị chiếm 32,54% tổng số người đang làm việc, giảm 0,27 điểm phần trăm so với quý 4/2019. Tỷ trọng lao động công hưởng lương chiếm 48,15% tổng số người đang làm việc, giảm 0,8 điểm phần trăm so với quý 4/2019. Quý 1/2020, có 19,51 triệu người làm việc trong khu vực Dịch vụ (chiếm 36,00%), 18,17 triệu người trong khu vực NLTS (chiếm 33,51) và 16,53 triệu người trong khu vực Công nghiệp và xây dựng (CN-XD) (chiếm 30,49%). Các ngành có số lao động giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước là: “Hoạt động dịch vụ khác”; “Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc”; “Giáo dục và đào tạo”. Các ngành có số lao động giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước: “Xây dựng”; “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” và “Vận tải, kho bãi”. Bảng 4. Biến động lao động làm việc trong một số ngành quý 1/2020 so với quý 4/2019 và quý 1/2019 Đơn vị: Nghìn người Ngành So với Q4/2019 So với Q1/2019 Xây dựng -372 232 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác -138 114 Vận tải, kho bãi -93 20 Hoạt động dịch vụ khác -87 -97 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc -83 -104 Giáo dục và đào tạo -77 -11 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 25 -27 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 30 -927 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 35 25 Công nghiệp chế biến, chế tạo 157 461 Hoạt động kinh doanh bất động sản 10 54 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 17 53 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Các ngành có số lao động tăng so với cả hai kỳ so sánh: “Công nghiệp chế biến, chế tạo”; “Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ”; “Hoạt động kinh doanh bất động sản” và “Dịch vụ lưu trú ăn uống”. Các ngành có số lao động tăng lên so với quý trước nhưng giảm so với cùng kỳ năm trước: “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ” và “NLTS”. Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 4 Quý 1/2020, cả nước có 18,22 triệu người là “Lao động giản đơn” (chiếm 33,60% tổng số lao động đang làm việc), giảm 1 triệu người (tương ứng -5,2 điểm phần trăm); 1,76 triệu người “chuyên môn kỹ thuật bậc trung” (chiếm 3,25%), giảm 320 nghìn người (tương ứng -15,4 điểm phần trăm) so với cùng kỳ năm trước. Hình 3. Biến động việc làm theo nghề quý 1/2020 so với quý 4/2019 và quý 1/2019 Đơn vị: nghìn người Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. 4. Thu nhập của lao động làm công hưởng lương Quý 1/2020, tổng thu nhập bình quân tháng từ tất cả các công việc của lao động làm công hưởng lương đạt 7,4 triệu đồng, tăng 480 nghìn đồng so với quý 4/2019 (6,93%). Hình 4. Tổng thu nhập bình quân tháng từ tất cả các công việc của lao động làm công hưởng lương quý 1/2020 so quý 4/2019 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Quý 1/2020, thu nhập của lao động làm công hưởng lương từ công việc chính đạt bình quân 7,34 triệu đồng/tháng, tăng 630 nghìn đồng (9,39%) so với quý 4/2019 và tăng 510 nghìn đồng (7,47%) so với cùng kỳ năm 2019. So với quý trước và cùng kỳ năm 2019, thu nhập bình quân từ công việc chính của lao động làm công hưởng lương tăng ở toàn bộ các nhóm chia theo giới tính, trình độ và loại hình doanh nghiệp cho thấy quý 1/2020 thu nhập của người lao động chưa chịu tác động nhiều bởi dịch Covid-19. Bảng 5. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương từ công việc chính Đơn vị: triệu đồng 2019 2020 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Chung 6,83 6,46 6,58 6,71 7,34 Nam 7,15 6,81 6,95 7,08 7,68 Nữ 6,41 6,00 6,09 6,21 6,90 Thành thị 8,05 7,42 7,60 7,80 8,67 Nông thôn 5,96 5,77 5,85 5,95 6,38 Không có CMKT 5,83 5,59 5,69 5,92 6,20 Sơ cấp 8,05 7,63 7,38 6,88 8,64 Trung cấp 7,26 6,70 6,90 7,24 7,68 Cao đẳng 7,18 6,84 6,96 8,97 8,00 ĐH trở lên 9,55 8,83 9.02 11,76 10,41 Hộ/cá thể 5,12 5,22 5,33 5,44 5,56 Tập thể 4,85 5,17 5,86 5,24 5,97 DN 100% vốn NN 9,11 8,06 8,41 9,03 10,42 DN có vốn NN dưới 100% 9,18 8,19 8,28 8,67 10,03 Ngoài Nhà nước 7,80 7,24 7,40 7,50 8,34 KV nước ngoài 8,17 7,11 7,17 7,34 8,40 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. 5. Thất nghiệp và thiếu việc làm a. Thất nghiệp Mặc dù dịch Covid-19 đã xảy ra từ đầu năm 2020 nhưng tổng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1/2020 chỉ là gần 1,1 triệu người, tăng không nhiều so với quý 4/2019 và quý 1/2019, (26,02 nghìn người và 26,7 nghìn người) . Tỷ lệ thất nghiệp là 2,22% (tương ứng quý trước và cùng kỳ năm trước là 2,15% và 2,17%). Khu vực thành thị có 523,6 nghìn người thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp là 3,18%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với quý 4/2019 và quý 1/2019. Khu vực nông thôn có 562,5 nghìn người thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp là 1,73%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,03 điểm -4 311 -314 -84 304 -106 -108 855 -1004 27 -267 -25 19 -142 13 -164 222 -364 -1100 -600 -100 400 900 Nhà quản lý CMKT bậc cao CMKT bậc trung Nhân viên Nhân viên bán hàng có kỹ thuật Lao động có kỹ thuật trong Thợ thủ công Thợ vận hành máy móc thiết bị Lao động giản đơn So với Q4/2019 So với Q1/2019 6,92 7,27 6,46 8,10 6,10 7,40 7,77 6,70 8,67 6,47 0 2 4 6 8 10 Chung Nam Nữ Thành thị Nông thôn Quý 4/2019 (triệu đồng) Quý 1/2020 (triệu đồng) Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 5 phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Bảng 6. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo giới tính, thành thị/nông thôn và nhóm tuổi 2019 2020 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 I. Số lượng (nghìn người) Cả nước 1059,3 1057,9 1067,7 1060,0 1086,0 Nam 596,7 551,1 546,2 588,2 527,5 Nữ 462,6 506,7 521,5 471,8 558,5 Thành thị 506,5 507,3 511,3 512,9 523,6 Nông thôn 552,8 550,6 556,4 547,1 562,5 Thanh niên (15-24) 453,3 488,5 490,9 459,1 492,9 Người lớn (≥25) 606,0 569,3 576,9 600,9 593,1 II. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (%) Cả nước 2,17 2,20 2,17 2,15 2,22 Nam 2,22 2,05 2,01 2,17 1,96 Nữ 2,10 2,30 2,37 2,13 2,54 Thành thị 3,10 3,10 3,11 3,10 3,18 Nông thôn 1,70 1,69 1,70 1,67 1,73 Thanh niên (15-24) 6,44 6,69 6,73 6,50 7,01 Người lớn (≥25) 1,45 1,37 1,38 1,47 1,42 Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằǹg quý. Quý 1/2020, thất nghiệp thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 là 492,9 nghìn người, chiếm 45,4% tổng số người thất nghiệp, tăng 33,86 nghìn người so với quý 4/2019 và 39,62 nghìn người so với quý 1/2019. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 7,01%, tăng 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,57 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 3,16 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,91%, tăng 0,99 điểm phần trăm so với quý trước. Số thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (NEET-Youth not in employment, education or training) trong quý 1/2020 là 1,47 triệu người (chiếm 11,5% tổng số thanh niên). Tỷ lệ NEET ở khu vực thành thị cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn, ở nữ thanh niên cao hơn 3,5 điểm phần trăm so với nam thanh niên. 1Người thiếu việc làm là người mà trong tuần điều tra có thời gian làm việc dưới 35 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm. Hình 5. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo quý 4/2019 và quý 1/2020 Đơn vị: % Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Theo trình độ CMKT, quý 1/2020, số người thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng là 112,5 nghìn người (tăng 24,36 nghìn người so với quý 4/2019 và tăng 47,63 nghìn người so với quý 1/2019); nhóm có trình độ đại học trở lên là 208,5 nghìn người (tăng 19,07 nghìn người so với quý trước và tăng gần 84,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ cao đẳng là 5,43%, nhóm có trình độ đại học trở lên là 3,51%, đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước và cao hơn nhóm sơ cấp và trung cấp. Hình 6. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ CMKT Đơn vị: % Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. b. Thiếu việc làm Quý 1/2020, cả nước có 971,7 nghìn lao động trong độ tuổi thiếu việc làm1, tăng 385,11 nghìn người (gấp gần 1,7 lần) so với quý 4/2019 và 411,76 nghìn người (hơn 1,7 lần) so với quý 1/2019. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2020 là 2,03%, tăng 0,81 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,86 điểm phần trăm 9,3 7,7 11,0 9,3 9,4 11,5 9,8 13,3 12,0 11,2 0 5 10 15 Cả nước Nam Nữ Thành thị Nông thôn Quý 4/2019 Quý 1/2020 Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 6 so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là 2,56% cao gấp 2,6 lần so với khu vực thành thị (0,98%). Những người thiếu việc làm hiện tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và làm việc trong khu vực NLTS. Hình 7. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi Ghi chú: Số liệu các quý năm 2019 được điều chỉnh theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nguồn: TCTK (2019, 2020), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Số giờ làm việc bình quân của lao động thiếu việc làm trong quý 1/2020 là 19,94 giờ, giảm 1,67 giờ so với cùng kỳ năm trước và bằng gần 47% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động trên cả nước (42,49 giờ). 6. Xu hướng tuyển dụng và tìm việc làm - Xu hướng tuyển dụng: Tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng từ cổng thông tin điện tử việc làm của Bộ LĐ- TB&XH trong quý 1/2020 cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động nữ chiếm 60,0% tổng số; của các công ty “ngoài nhà nước” chiếm 71,1%. Theo thông tin từ cổng mywork.com, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong quý 1/2020 như sau: - Theo vị trí công việc: chủ yếu là ở vị trí nhân viên, chuyên viên (chiếm 88,9% nhu cầu tuyển dụng); ở vị trí lãnh đạo quản lý các cấp (trưởng nhóm, trưởng phòng, lãnh đạo quản lý cấp cao) chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 1,66%); còn lại là ở các vị trí khác. - Theo hình thức làm việc: doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động để làm việc ổn định với nhóm làm việc “toàn thời gian” là 79,77%; nhóm làm việc theo “hợp đồng tư vấn” là 16,79%. - Theo trình độ CMKT: nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với nhóm lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chỉ chiếm 22%, trong đó trung cấp là 16,0%, cao đẳng là 4,2% và đại học trở lên là 1,9%. Hình 8. Nhu cầu lao động theo trình độ CMKT Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp từ mywork.com. - Theo nghề: tập trung nhiều ở nhóm bán hàng (chiếm 38,83% tổng nhu cầu tuyển dụng), tư vấn, chăm sóc khách hàng (8,98%), hành chính-văn phòng (4,28%). - Xu hướng tìm việc làm: Theo thông tin về nhu cầu tìm việc làm từ cổng thông tin điện tử việc làm của Bộ LĐ-TB&XH: trong quý 1/2020, lao động nữ có nhu cầu tìm việc chiếm 43,0%; người có bằng trung cấp chiếm 28,3%; cao đẳng chiếm 26,8%; đại học trở lên chiếm 17,4% và không có bằng cấp chiếm 17,4% tổng số người tìm việc. Theo thông tin từ cổng mywork.com, quý 1/2020 có 9.435 ứng viên tìm việc trực tuyến, trong đó: - Theo hình thức làm việc: người lao động chủ yếu tìm việc toàn thời gian (chiếm 92,32%); bán thời gian chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (4,06%). Hình 9. Cơ cấu người tìm việc theo trình độ CMKT Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp từ mywork.com. - Theo vị trí công việc: nhân viên, chuyên viên chiếm 77,43% nhu cầu tuyển dụng; lãnh đạo quản lý ở các cấp (trưởng nhóm, trưởng phòng, lãnh đạo quản lý cấp cao) chiếm 16,98%; còn lại là ở các vị trí khác. - Theo trình độ CMKT của người tìm việc: phần lớn lao động tìm việc làm có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 63,22%), tiếp đến là trình độ cao đẳng (chiếm 21,16%). - Theo nghề: chủ yếu là nhóm tìm việc: hành chính-văn phòng (chiếm 14,7%); kế toán, kiểm toán; nhân viên kinh doanh, bán hàng (21,8%). \ 560 637 643 587 972 1,17 1,33 1,34 1,22 2,03 0.00 0.40 0.80 1.20 1.60 2.00 2.40 0 500 1000 1500 Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019 Q4/2019 Q1/2020 Tổng số người thiếu việc làm (nghìn người) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) 32,0 6,5 39,5 16,0 4,2 1,9 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% Không yêu cầu Lao động phổ thông Trung học Trung cấp Cao đẳng Từ đại học trở lên 3,58 5,88 6,16 21,16 63,2 0 50 100 Lao động phổ thông Trung cấp Trung học Cao đẳng Từ đại học trở lên Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 7 PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Giáo dục nghề nghiệp Ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến theo chiều hướng phức tạp trong quý 1/2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có những văn bản hướng dẫn các trường: Công văn số 214/TCGDNN-ĐTCQ ngày 07/02/2020; Công văn số 345/TCGDNN-ĐTCQ ngày 21/02/2020 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, đào tạo trong bối cảnh dịch COVID-19; Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ, ngày 17/03/2020, về việc hướng dẫn các trường trung cấp, trường cao đẳng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Khuyến khích các trường đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài. Trong khi chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung, nội dung môn học lý thuyết bằng việc triển khai, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet. Bảo hiểm thất nghiệp Quý 1/2020, cả nước có 167.099 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), giảm 10.796 người (6,07%) so với Quý IV/2019, tuy nhiên tăng 25.665 người (18,15%) so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân thất nghiệp: 29,1% do hết hạn hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV; 28,1% do chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trước thời hạn; 7,2% do người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật: 3,7% người lao động bị thất nghiệp do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu; 1,1% do người lao động bị xử lý kỷ luật, bị sa thải và 30,8% người lao động bị thất nghiệp do những nguyên nhân khác. Ước tính quí 1/2020, số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là 132.840 người, giảm 62.247 người (31,91%) so với quý 4/2019 và tăng 12.174 người (10,09%) so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng lao động nữ có quyết định hưởng TCTN hàng tháng chiếm 56,89%. Tỷ trọng lao động có quyết định hưởng TCTN trong độ tuổi từ 25-40 tuổi vẫn duy trì ở mức độ cao (nam 65,41%; nữ 70,01%). Ước tính quí 1/2020, số lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm là 332.091 người; trong đó, số người được giới thiệu việc làm là 26.387 người (chiếm 15,79% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN), giảm 5.199 người (16,46 %) so với cùng kỳ năm 2019. Số người thất nghiệp có quyết định hỗ trợ học nghề là 6.296 người (chiếm 4,74% số người có quyết định hưởng TCTN), giảm 1.502 người (19,26%) so với cùng kỳ năm 2019. Bảng 12. Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Số người thất nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN 141.432 287.314 243.058 177.895 167.099 Số người thất nghiệp có quyết định hưởng TCTN 120.666 264.389 255.780 195.087 132.840 Số người chuyển hưởng TCTN 1.105 1.368 1.752 1.250 886 Số lượt người được tư vấn, GTVL 279.784 472.229 498.366 407.396 332.091 Trong đó: Số người được GTVL 32.425 57.284 57.987 40.957 26.387 Số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề 7.798 11.388 12.861 9.911 6.296 Nguồn: Cục Việc làm (2018, 2019). Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 25, quý 1 năm 2020 8 Bảo hiểm xã hội Tình hình tham gia: trong quý 1/2020, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19 đối với quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp và đời sống của nhân dân nên tổng số người tham gia BHXH trên toàn quốc khoảng 15.523 nghìn người, giảm 213 nghìn người (tương ứng giảm 1,35% so với quý 4/2019), tuy nhiên con số này vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 828 nghìn người (tương ứng tăng 5,6%). Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 15.025 nghìn người, giảm 1,05% so với quý 4/2019 nhưng tăng 3,62% so với cùng kỳ năm 2019; số người tham gia BHXH tự nguyện là 508 nghìn người, giảm 7,8% so với quý 4/2019 nhưng tăng 72,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ người tham gia BHXH so với LLLĐ trong độ tuổi là 31,73%. Tình hình giải quyết các chế độ BHXH: trong quý 1/2020, toàn quốc có trên 2,97 triệu lượt người được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (trong đó: có 30.285 lượt người được hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; 157.210 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần và 2.784.096 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe). Trong quý 1/2020, ước số chi BHXH là 38.419 tỷ đồng, trong đó: chi BHXH từ nguồn Ngân sách 7.883 tỷ đồng và chi BHXH từ Quỹ BHXH là 30.536 tỷ đồng. Bảng 13. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội Chỉ tiêu Đơn vị Q1/2019 Quý 4/2019 Q1/2020 Tổng số người tham gia Nghìn người 14.795 15.736 15.523 Tỷ lệ tham gia so với LLLĐ trong độ tuổi % 30,28 31,87 31,73 Trong đó: Số người tham gia BHXH bắt buộc Nghìn người 14.500 15.185 15.025 Số người tham gia BHXH tự nguyện Nghìn người 295 551 508 Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2019, 2020). Tác động của đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đơn hàng xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dự báo quý 2/2020, GDP tăng ở mức thấp, khoảng 2-3,5%. Lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nhất, gồm vận tải và kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật giải trí; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khoáng có thể có mức tăng trưởng âm; kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, lao động trong những lĩnh vực này tiếp tục gặp khó khăn, không tạo được việc làm và mất việc làm có thể xảy ra. Dự báo việc làm giảm trong một số ngành như: CNCB chế tạo (86 nghìn lao động); vận tải kho bãi (142 nghìn); giáo dục đào tạo (22 nghìn); bán buôn bán lẻ (9 nghìn). Việc làm tăng ở một số ngành, như: nhóm y tế (tăng thêm 90 nghìn lao động), truyền thông (35 nghìn lao động), tài chính ngân hàng và bảo hiểm (tăng thêm 33 nghìn lao động). Đây là những ngành duy trì tăng trưởng do những hoạt động liên quan đến phòng chống bệnh dịch. Bản tin được thực hiện với sự phối hợp của Tổng Cục Thống kê và sự tham gia của một số đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Vụ Bảo hiểm Xã hội, Cục Việc làm, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Thông tin. Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ: BAN BIÊN TẬP BẢN TIN CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Điện thoại: 024.39361807 Email: bantinTTLD@molisa.gov.vn Website: PHẦN 3. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_tin_thi_truong_lao_dong_viet_nam_so_25_nam_2020.pdf
Tài liệu liên quan