Hai là, bổ sung vào khoản 1 Điều 29 (Căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự) hai căn cứ mà người
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự gồm:
“Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”;
“Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội”.
Ngoài ra, bổ sung thêm căn cứ “người phạm
tội gián điệp thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 110 của Bộ luật này” vào khoản 1
Điều 29.
Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 29: “Khi tiến
hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay
đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm
tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” thành
“Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, do có sự
thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Ba là, bổ sung vào khoản 2 Điều 29 (Căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự) căn cứ miễn trách
nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội theo hướng: “Người dưới 18 tuổi phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91
của Bộ luật này”.
Đồng thời, bổ sung thêm căn cứ “người phạm
tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác
thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 364
hoặc khoản 6 Điều 365 của Bộ luật này” và căn
cứ “người phạm tội đã có hành động can ngăn
người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm
quy định tại khoản 2 Điều 390 của Bộ luật này”
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
3
NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI
BÀN VỀ CÁC CĂN CỨ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
Hoàng Minh Đức1
Lê Quang Thắng2
Có thể khẳng định, tội phạm và trách nhiệm
hình sự (hình phạt, các biện pháp tư pháp, miễn
hình phạt, án tích) là những chế định cơ bản của
Luật hình sự. Theo nguyên tắc chung, tội phạm
thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là hậu quả
pháp lý bất lợi mà người phạm tội hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội phải gánh chịu trước
Nhà nước. Với ý nghĩa đó, trách nhiệm hình sự
được đặt ra nhằm bảo đảm cho hoạt động xử lý
người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội một cách kịp thời, nhanh chóng và công
minh. Mặc dù vậy, thực tiễn và lý luận pháp lý
cho thấy rằng, không phải mọi trường hợp người
phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) đều phải
chịu trách nhiệm hình sự, trong những trường
hợp khi có đủ các căn cứ và điều kiện nhất định
người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm
hình sự.
Miễn trách nhiệm hình sự là chế định thể hiện
rõ chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo của
Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với
người phạm tội, bằng việc không buộc người
phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi
vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
coi là tội phạm. Chế định này đã được quy định
từ rất sớm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt
Nam và tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi và quy
định cụ thể hơn trong BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) với những điểm mới cả về
Tóm tắt: Trong lịch sử lập pháp hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính
sách hình sự nhân đạo và khoan hồng luôn được đề cập một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn diện trong
các quy định của Bộ luật Hình sự, đặc biệt là các quy định về miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, tha
tù trước thời hạn có điều kiện, án treo, xóa án tích. Bài viết này tập trung phân tích, luận giải các
căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) góp
phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa và giá trị quy phạm pháp luật, đồng thời, tiếp tục kiến nghị một
số giải pháp lập pháp góp phần hoàn thiện quy định về miễn trách nhiệm hình sự, trên cơ sở đó nâng
cao hiệu quả thực tiễn áp dụng trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Từ khóa: Trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt
Nhận bài:05/11/2017; Hoàn thành biên tập:12/03/2018; Duyệt in: 02/04/2018
Abstract: In the history of criminal law of Vietnam, humanitarian and munificent criminal
policies are always mentioned in full depth in the provisions of Penal Codes, particularly in
regulations on exemption or conviction expungement from criminal liability, exemption from
punishment, reduction of sentence duration, exemption from serving sentences, conditional parole,
probation, conviction expungement. This article focuses on analysis and interpretation the basis for
exemption from criminal responsibility in the Criminal Code 2015 (amended in 2017), contributing
to clarify the content, the meaning, and the value of legal norms. The author also recommends some
legislative solutions which contribute to improving regulations on exemption from criminal liability,
and hence enhancing the effect of prevention and fighting against crimes in practice.
Keywords: Criminal liability, exemption from criminal liability, exemption from punishment
Date of receipt: 05/11/2017;Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018
1 Tiến sỹ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
2 Thạc sỹ, Học viện Cảnh sát nhân dân
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
4
nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp. Trong
phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày,
luận giải làm sáng tỏ nội hàm, bản chất của các
căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, trên cơ sở đó
kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao
nhận thức và hiệu quả thực tiễn hoạt động áp
dụng pháp luật hình sự trong phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm.
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý của miễn trách
nhiệm hình sự. Theo quy định của BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chế định miễn
trách nhiệm hình sự được quy định tại phần
chung và phần các tội phạm, bao gồm các trường
hợp cụ thể dưới đây:
Một là, miễn trách nhiệm hình sự trong
trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội quy định tại Điều 16 BLHS;
Hai là, miễn trách nhiệm hình sự khi có
những căn cứ nhất định quy định tại khoản 1, 2,
3 Điều 29 BLHS;
Ba là, miễn trách nhiệm hình sự đối với
người 18 tuổi phạm tội khi thuộc một trong các
trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 2
Điều 91 BLHS;
Bốn là, miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 110, khoản
7 Điều 364, khoản 6 Điều 365, khoản 2 Điều 390
BLHS.
Năm là, miễn trách nhiệm hình sự khi hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định
tại Điều 27 BLHS.
Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp hình sự. Miễn
trách nhiệm hình sự được thể hiện dưới hai hình
thức hoặc là “được miễn trách nhiệm hình sự”
hoặc là “có thể được miễn trách nhiệm hình sự”
và được BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) quy định một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng
và thống nhất.
Ngoài các trường hợp miễn trách nhiệm hình
sự quy định tại Điều 16, Điều 110, khoản 7 Điều
364, khoản 6 Điều 365, khoản 2 Điều 390 và
Điều 27 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) về cơ bản giống như quy định về miễn
trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009). BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) đã điều chỉnh tên điều
luật và thứ tự tại Điều 25 (Miễn trách nhiệm hình
sự) thành Điều 29 (Căn cứ miễn trách nhiệm hình
sự). Đồng thời, quy định việc áp dụng các biện
pháp xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong trường hợp được miễn trách
nhiệm hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo
lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đặc biệt, xuất phát từ thực tiễn công tác
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, khoản
3 Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã bổ sung quy định: “Người thực
hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội
phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của
người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người
bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người
bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách
nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự”.
Thứ ba, về thẩm quyền miễn trách nhiệm
hình sự. Nghiên cứu về các trường hợp được
hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự quy
định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) có thể khẳng định, chủ thể có thẩm
quyền miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm
tội bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Tòa án tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể của
hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội.
Thứ tư, về nội hàm, bản chất của các căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
phân chia các trường hợp miễn trách nhiệm hình
sự thành hai hình thức “được” (bắt buộc) hoặc
“có thể được” (tùy nghi) miễn trách nhiệm hình
sự với những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, về các trường hợp được miễn trách
nhiệm hình sự quy định tại Điều 16, Điều 27,
khoản 1 Điều 29, khoản 4 Điều 110 BLHS.
- Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điều 16
BLHS quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
5
cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực
tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội
khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội này”. Có thể khẳng định, tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội là một trường hợp phạm
tội đặc biệt, khi người phạm tội hoàn toàn có khả
năng và điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội
đến cùng mặc dù không có gì ngăn cản nhưng
người phạm tội đã lựa chọn cách thức xử sự là
không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của
mình một cách tự nguyện và dứt khoát khi tội
phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc
phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Chính việc
lựa chọn cách thức xử sự này đã phần nào thể
hiện thái độ ăn năn, hối cải, sự thức tỉnh lương
tâm của người phạm tội và đối với họ thiết nghĩ
việc áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự là
không thực sự cần thiết. Với ý nghĩa đó, Nhà
nước quy định trường hợp tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội thì người phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
- Miễn trách nhiệm hình sự khi hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 27 BLHS quy
định: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là
thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời
hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự”. Như vậy, đối với trường hợp
người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm mà tội
phạm đó không thuộc nhóm các tội xâm phạm an
ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của
BLHS, nhóm các tội phá hoại hòa bình, chống loài
người và tội phạm chiến tranh quy định tại
Chương XXVI của BLHS, tội tham ô tài sản thuộc
trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
353 của BLHS, tội nhận hối lộ thuộc trường hợp
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của
BLHS đã trải qua một khoảng thời gian nhất định
(05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm
đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội
phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng) họ không thực hiện hành vi
phạm tội mới hoặc không trốn tránh và không có
quyết định hoặc cố tình trốn tránh nhưng vì bất kỳ
lý do nào khác mà cơ quan có thẩm quyền không
ra quyết định truy nã thì việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với họ không còn cần thiết nữa và
trường hợp này họ được miễn trách nhiệm hình
sự. Quy định này nhằm bảo đảm nguyên tắc xử lý
đã được quy định cụ thể tại điểm a, khoản 1 Điều
3 và điểm a, khoản 2 Điều 3 BLHS: “Mọi hành vi
phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện
kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng
pháp luật. Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân
thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp
thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng
pháp luật”. Mặt khác, quy định này tạo cơ sở pháp
lý góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và
hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng
thời, là giải pháp để đảm bảo quyền con người,
quyền công dân không bị xâm phạm trong bất kỳ
trường hợp nào từ phía các cán bộ và cơ quan
công quyền.
- Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm
tội do có sự thay đổi chính sách, pháp luật hoặc
khi có quyết định đại xá. Theo quy định tại khoản
1 Điều 29 BLHS thì người phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự nếu có một trong các căn cứ
sau đây:
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử,
do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho
hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã
hội nữa. Căn cứ này xuất hiện không phụ thuộc
vào ý thức chủ quan của người phạm tội, dù có
thể sau khi thực hiện hành vi phạm tội người
phạm tội tỏ rõ thái độ ăn năn hối cải, tự nguyện
sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục
hậu quả, tích cực hợp tác với cơ quan có trách
nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong
quá trình giải quyết vụ án, đã lập công chuộc
tội Điều này có nghĩa, việc hành vi phạm tội
không còn nguy hiểm nữa hoàn toàn do khách
quan xuất phát từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước thể hiện rõ trong chính
sách, pháp luật. Khi có căn cứ này người phạm
tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự.
Chẳng hạn, theo quy định tại điểm b, khoản 2,
Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
6
20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS
số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều theo Luật số 12/2017/QH14 thì kể từ
ngày 03/7/2017 không xử lý về hình sự đối với
người thực hiện hành vi mà BLHS năm 1999 quy
định là tội phạm nhưng BLHS năm 2015 không
quy định là tội phạm, bao gồm: tảo hôn; báo cáo
sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về
cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết
định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo BLHS năm
1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn
bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có
sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành
tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội
phạm nữa. Nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra,
truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp
người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc
đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì
được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại;
trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình
phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt
thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
+ Đại xá là sự tha miễn, khoan hồng ở mức
cao hơn nhiều so với đặc xá, do đó, thẩm quyền
quyết định cũng cao hơn (thuộc về Quốc hội) và
việc áp dụng hình thức tha miễn này cũng ít phổ
biến hơn. Quyết định đại xá chính là một trong
những căn cứ miễn trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội.
Nghiên cứu quy định của pháp luật có thể
khẳng định, đại xá có một số đặc điểm cơ bản
dưới đây3:
Đại xá là sự tha miễn hoàn toàn đối với
một số loại tội phạm nhất định trong một thời
điểm nhất định, không liên quan đến việc người
được tha đã bị kết án hay chưa, không phụ
thuộc vào yếu tố nhân thân hoặc thái độ cải tạo
của người đó;
Đại xá được áp dụng không chỉ đối với người
đang bị giam giữ để điều tra hoặc thi hành án, mà
còn đối với bất kỳ ai đã phạm vào một trong
những loại tội được hưởng đại xá;
Đại xá thuộc thẩm quyền quyết định của
Quốc hội;
Người được đại xá được trả tự do ngay, được
phục hồi toàn bộ quyền công dân và coi như không
phạm tội (tương tự như xóa án tích hiện nay).
Thực tiễn lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta
từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay cho
thấy, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã hai lần ra quyết định đại xá tội phạm, cụ thể:
Đại xá năm 1945 nhân sự kiện thắng lợi của cách
mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, theo Sắc lệnh số 52/SL ngày
20/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời. Đại
xá năm 1954 nhân dịp giải phóng thủ đô Hà Nội,
thực hiện đại xá theo Thông tư số 413-TTg ngày
09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi có
kết luận của Hội đồng Chính phủ và được sự thỏa
thuận của Ban Thường trực Quốc hội. Đây là đợt
đại xá khi Nhà nước đã có Hiến pháp, nhưng
Hiến pháp năm 1946 lại không quy định cụ thể
về thẩm quyền quyết định đại xá.
- Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm
tội gián điệp. Khoản 4 Điều 110 BLHS quy định:
“Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không
thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành
khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội
này”. Đây là trường hợp người phạm tội đã đồng
ý, chấp thuận hoặc tiếp nhận mục đích về việc sẽ
thực hiện một trong các hành vi như: Hoạt động
tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động
tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; Gây cơ sở để hoạt động tình
báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài;
hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn
đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người
nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; Cung
cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà
nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức,
tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử
dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Nhưng trước khi hành vi phạm tội bị phát
3 Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.23-24.
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
7
giác người phạm tội đã không thực hiện nhiệm
vụ như đã hứa hẹn, thỏa thuận, dự định, đồng
thời, người phạm tội đã tự thú, thành khẩn khai
báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
được miễn trách nhiệm hình sự.
Hai là, về các trường hợp có thể được miễn
trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2, 3 Điều
29, khoản 2 Điều 91, khoản 7 Điều 364, khoản 6
Điều 365, khoản 2 Điều 390 BLHS.
- Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp
trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người
phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu
quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố
gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội
phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt,
được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Đây là
trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng có thể miễn trách nhiệm hình sự cho
người phạm tội, khi người phạm tội có những
biểu hiện chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thái
độ bằng việc tự thú nhận về hành vi phạm tội của
mình mặc dù chưa bị phát giác, thành khẩn khai
báo, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào
việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn
chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm,
đồng thời, người phạm tội phải lập công lớn hoặc
có cống hiến đặc biệt, tức là đã có hành động
giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện,
truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác
trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài
sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong
thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế
hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc
đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền
xác nhận4.
- Miễn trách nhiệm hình sự khi người thực
hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội
phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của
người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người
bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị
hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách
nhiệm hình sự. Đây là trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự lần đầu tiên được pháp điển hóa
trong BLHS. Trong mối tương quan với quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về khởi tố
theo yêu cầu của người bị hại:“Chỉ được khởi tố
vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1
các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155,
156 và 226 của BLHS khi có yêu cầu của người
bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là
người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất hoặc đã chết” thì quy định
này có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát
hơn và có tính linh hoạt hơn, góp phần thúc đẩy
quá trình tự nguyện hòa giải giữa các bên, đồng
thời, có khả năng khắc phục trong chừng mực
nhất định những hậu quả, mất mát về sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản do người phạm
tội gây ra cho người bị hại, khuyến khích người
phạm tội tích cực sửa chữa lỗi lầm, bồi thường
thiệt hại, ăn năn hối cải và đối với người phạm tội
có đủ các điều kiện nêu trên thiết nghĩ việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thực sự
không còn cần thiết mà được thay thế bằng các
hình thức xử lý khác một cách linh hoạt, hợp lý,
nhân văn. Đồng thời, quy định này cũng phần
nào tháo bỏ những rào cản về mặt pháp lý tồn tại
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
hình sự những năm qua, tạo khả năng nhận thức
và vận dụng pháp luật hình sự sáng tạo, linh hoạt
của các cơ quan có thẩm quyền.
- Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp
khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển
biến của tình hình mà người phạm tội không còn
nguy hiểm cho xã hội nữa (quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 29). Đây là trường hợp mà các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể
miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khi
mà tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
đã có sự thay đổi, chuyển biến và sự thay đổi
chuyển biến đó hoàn toàn không lệ thuộc vào thái
độ, ý thức chủ quan của người phạm tội sau khi
đã thực hiện tội phạm. Thực tiễn nhận thức và
vận dụng căn cứ này, các cơ quan có thẩm quyền
4 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về
thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
8
tiến hành tố tụng cần cân nhắc xem xét mối quan
hệ giữa sự thay đổi của tình hình đời sống chính
trị xã hội gắn với chính bản thân người phạm tội
tại từng thời điểm cụ thể (được chứng minh bằng
việc họ đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham
gia các hoạt động xã hội... hoặc do họ mắc bệnh
hiểm nghèo...) để quyết định nên hay không nên
miễn trách nhiệm hình sự đối với họ.
- Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp
khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm
tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả
năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 29). Đây là trường hợp mà
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
thể miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội
sau khi thực hiện tội phạm đã lâm vào tình trạng
mắc bệnh hiểm nghèo và tình trạng bệnh này làm
cho người phạm tội không còn khả năng gây
nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là quy định thể
hiện rõ chính sách hình sự khoan hồng và nhân
đạo của Đảng và Nhà nước, khi thấy không cần
thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự người
phạm tội trong tình trạng mắc bệnh hiểm nghèo
như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng
thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên,
suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai
đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không
có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng
xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong
các bệnh khác5. Lẽ tự nhiên, việc kết luận người
phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo và không còn
khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa phải
được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền,
cụ thể: đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có
kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản
sao Bệnh án, kết luận của Bệnh viện cấp tỉnh
hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe
của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV
đã chuyển giai đoạn AIDS phải có kết quả xét
nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản
sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có
thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn
AIDS, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả
năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu,
nguy cơ tử vong cao.
- Miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các
biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội (khiển trách; hòa giải tại
cộng đồng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn)6.
Khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định:“Người dưới 18 tuổi
phaṃ tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc
phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có
thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng
một trong các biện pháp quy định tại Mục 2
Chương này: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới18
tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm
trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134,
141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật
này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2
Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định
tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151,
168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật
này; c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm
có vai trò không đáng kể trong vụ án”.
Có thể khẳng định, khoản 2 Điều 69 BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) được
xem là định hướng ban đầu cho việc xử lý
chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội, tạo cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng
xem xét miễn trách nhiệm hình sự và giao người
dưới 18 tuổi cho gia đình, cơ quan, tổ chức giám
sát, giáo dục. Tuy nhiên, việc thiếu các quy định
rõ ràng, cụ thể đã cản trở việc áp dụng xử lý
chuyển hướng trong thực tiễn. Ngoài ra, thực tiễn
xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định
tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 1999 cũng như
các chế tài không giam giữ thiếu bài bản, không
hiệu quả do thiếu các dịch vụ hỗ trợ và các nguồn
nhân lực tại cộng đồng hạn chê.́ Do vậy, cần thiết
phải bổ sung các quy định có liên quan của
5 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/3/2013 Hướng dẫn thi hành
quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.
6 TS. Hoàng Minh Đức (2016), Tìm hiểu về biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội
trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 04/2016.
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
9
BLHS về vấn đề xử lý chuyển hướng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm tạo cơ sở pháp
lý rõ ràng, cụ thể, đầy đủ để các cơ quan tiến
hành tố tụng làm căn cứ áp dụng xử lý chuyển
hướng. Đồng thời, việc đa dạng hóa các biện
pháp xử lý chuyển hướng là cần thiết nhằm tạo
điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền được lựa
chọn biện pháp xử lý chuyển hướng phù hợp nhất
đối với từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cũng
cần phải lưu ý rằng, biện pháp xử lý chuyển
hướng được xem xét áp dụng với từng trường
hợp cụ thể phải phù hợp với tính chất, mức độ
nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, nhu cầu của người dưới 18 tuổi
phạm tội và điều kiện cũng như các loại dịch vụ
hỗ trợ tại địa phương nơi người dưới 18 tuổi
phạm tội cư trú như tham vấn, kèm cặp, tập huấn
kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề7.
Như chúng ta đã biết, một trong những
nguyên tắc quan trọng trong việc xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội đó là phải bảo đảm các lợi
ích tốt nhất của các em. Vì vậy, việc lựa chọn
phương pháp xử lý phù hợp với tâm sinh lý lứa
tuổi, tạo môi trường phát triển bình thường cho
người dưới 18 tuổi phạm tội là vô cùng quan
trọng. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các
biện pháp xử lý nằm ngoài hệ thống tư pháp
chính thức, mang tính răn đe, giáo dục xã hội (xử
lý chuyển hướng) để áp dụng đối với người dưới
18 tuổi mang lại hiệu quả mong muốn và đó là
một đòi hỏi của Công ước Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác mà
Việt Nam là thành viên. Cách thức xử lý không
viện dẫn đến các thủ tục tố tụng chính thức đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội đang được sử
dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã
và đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giáo
dục và phòng ngừa tội phạm vị thành niên cũng
như đảm bảo lợi ích cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình người
dưới 18 tuổi phạm tội đang có chiều hướng gia
tăng và diễn biến phức tạp, tỷ lệ tái phạm tương
đối cao, thực tiễn áp dụng những quy định về tư
pháp hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh
đó, cùng với sự phát triển và thay đổi nhanh
chóng về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, đối
ngoại hiện nay và trước những yêu cầu hội
nhập quốc tế theo hướng bảo vệ tốt hơn nữa
cho người dưới 18 tuổi phạm tội, hệ thống tư
pháp hình sự của Việt Nam đã bộc lộ một số
hạn chế nhất định như các biện pháp thay thế
xử lý chính thức chưa được quan tâm, các quy
định chưa thực sự bảo đảm vì lợi ích tốt nhất
của trẻ em và tính thân thiện trong quy trình tố
tụng cũng như yêu cầu của các chuẩn mực quốc
tế về bảo vệ trẻ em... Những bất cập này đặt ra
yêu cầu phải xem xét, nghiên cứu để có những
sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống pháp luật
trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, pháp
luật liên quan đến hệ thống xử lý người dưới
18 tuổi phạm tội nói riêng mà trong đó việc xây
dựng một hệ thống các biện pháp chuyển
hướng và quy trình xử lý chuyển hướng cụ thể
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hết sức
cần thiết nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của người
dưới 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
cũng như đảm bảo thực thi các nghĩa vụ quốc tế
của Việt Nam.
- Miễn trách nhiệm hình sự đối với người đưa
hối lộ. Khoản 7 Điều 364 quy định: “Người đưa
hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một
phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
- Miễn trách nhiệm hình sự đối với người môi
giới hối lộ. Khoản 6 Điều 365 quy định: “Người
môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi
bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự”.
- Miễn trách nhiệm hình sự đối với người
không tố giác tội phạm. Khoản 2 Điều 390 quy
định:“Người không tố giác nếu đã có hành động
can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại
của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự hoặc miễn hình phạt”.
7 Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi) (2015), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Dự án BLHS (sửa đổi), Hà Nội,
Tr.35-45.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
10
Với những phân tích, luận giải trên đây về
cơ sở pháp lý, về kỹ thuật lập pháp, về thẩm
quyền quyết định, về nội hàm, bản chất của chế
định miễn trách nhiệm hình sự, chúng tôi cho
rằng, việc quy định về các căn cứ, trường hợp
miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS thể hiện
tư duy lập pháp tiến bộ, văn minh, nhân đạo,
khoan hồng của Đảng và Nhà nước, thể chế hóa
đầy đủ tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về
việc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, phù hợp với xu thế chung của thời đại,
đồng thời, thể hiện sự nỗ lực và những cam kết
của Việt Nam khi tham gia ký kết, phê chuẩn
Điều ước quốc tế trong lĩnh vực quyền con
người. Đây chính là nên tảng chính trị, pháp lý
vững chắc cho việc nhận thức và áp dụng pháp
luật hình sự của các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trong việc giải quyết những vấn đề
có liên quan đến vụ án hình sự. Mặc dù vậy, từ
thực tiễn xây dựng pháp luật, thực tiễn đời sống
pháp lý và dưới góc độ khoa học luật hình sự,
chúng tôi thiết nghĩ điều kiện tiên quyết và có
vai trò then chốt nhằm hiện thức hóa các quy
định về miễn trách nhiệm hình sự trong phòng
ngừa và đấu tranh chống tội phạm là phải xây
dựng và tạo lập một hệ thống đồng bộ các giải
pháp từ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải
thích pháp luật, đào tạo nâng cao trình độ pháp
lý, nhận thức pháp luật của không chỉ các cán
bộ thuộc cơ quan công quyền mà còn của mỗi
người dân trong xã hội, đến việc thực thi một
cách minh bạch, công khai, hiệu quả các quy
định của pháp luật trong thực tiễn, đồng thời,
thường xuyên tổng kết thực tiễn nhằm đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả. Với phương châm
đó, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp góp
phần hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự
về miễn trách nhiệm hình sự sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của BLHS
về miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Một là, trong sự thống nhất và đồng bộ với
các chương khác của Phần chung BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cần quy định
toàn bộ các căn cứ và các trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự tập trung vào chương V (Thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự) tạo điều kiện dễ dàng cho việc
nhận thức và áp dụng.
Hai là, bổ sung vào khoản 1 Điều 29 (Căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự) hai căn cứ mà người
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự gồm:
“Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”;
“Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội”.
Ngoài ra, bổ sung thêm căn cứ “người phạm
tội gián điệp thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 110 của Bộ luật này” vào khoản 1
Điều 29.
Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 29: “Khi tiến
hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay
đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm
tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” thành
“Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, do có sự
thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Ba là, bổ sung vào khoản 2 Điều 29 (Căn cứ
miễn trách nhiệm hình sự) căn cứ miễn trách
nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội theo hướng: “Người dưới 18 tuổi phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91
của Bộ luật này”.
Đồng thời, bổ sung thêm căn cứ “người phạm
tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác
thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 364
hoặc khoản 6 Điều 365 của Bộ luật này” và căn
cứ “người phạm tội đã có hành động can ngăn
người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm
quy định tại khoản 2 Điều 390 của Bộ luật này”
Thứ hai, về hướng dẫn pháp luật. Các cơ
quan liên ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức rà soát
và đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành quy định của BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về miễn trách
nhiệm hình sự, tập trung vào một số tình tiết như:
“sự thay đổi chính sách, pháp luật”, “người phạm
tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”, “người
phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo”, “lập công lớn
hoặc có cống hiến đặc biệt”./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_cac_can_cu_mien_trach_nhiem_hinh_su_trong_bo_luat_hin.pdf