Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Lời mở đầu Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An. Thành phố Vinh đã và đang phát triển rất nhanh, không phải chỉ riêng về du lịch, dịch vụ, kinh tế, xã hội, sản phẩm GDP mà sự gia tăng dân số cũng đáng kể. Các khu nhà và đường phố mọc lên không ngừng song cũng chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của người dân về nhà ở cũng như nhu cầu dịch vụ trong và ngoài nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, UBND tỉnh Nghệ An cũng như UBND thành phố Vinh đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng nhiều hơn nữa các Khu chung cư, khách sạn cao cấp mới nhằm xóa bỏ các khu nhà ở, nhà nghỉ cũ xuống cấp, tận dụng đất để kinh doanh các hoạt động dịch vụ ở trung tâm. Mở ra nhiều khu đô thị, chung cư, dịch vụ khách sạn dọc theo các trục phát triển trung tâm của Thành phố để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của đô thị, đóng góp vào bộ mặt văn minh hiện đại của thành phố Vinh. Một mặt, nhằm xây dựng khu đô thị, quy hoạch theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn mới, phù hợp nhu cầu thực tế và xu hướng phát triển tương lai. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh đang chỉ đạo lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các Khu đô thị mới, chung cư, các dịch vụ khách sạn cao cấp, siêu thị góp phần giải quyết vấn đề bức xúc này. Dự án "Đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú" là một dự án đáng quan tâm trong kế hoạch phát triển thành phố Vinh. Công ty TNHH Thương mại Minh Khang đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép làm Chủ đầu tư dự án "Đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú" tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh. Tuy nhiên, khi dự án đi vào hoạt động, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội tất yếu cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) nước CHXHCN Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Minh Khang đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường tiến hành nghiên cứu, khảo sát và lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Xuất xứ của dự án 1 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường (ĐTM) 1 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 3 4. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM 3 CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 5 1.1.Tên dự án 5 1.2. Chủ dự án 5 1.3. Vị trí địa lý của dự án 5 1.4. Hình thức đầu tư và quản lý dự án 5 1.5. Hiện trạng khu đất 5 1.6. Nội dung của dự án 7 1.7. Dự toán tổng mức đầu tư xây dựng 21 1.8. Tiến độ thực hiện dự án 22 CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 23 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 23 2.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất công trình 23 2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 24 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 25 2.1.3.1. Môi trường không khí 25 2.1.3.2. Môi trường nước dưới đất 26 2.2. Điều kiện KT- XH xã Nghi Phú 27 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 29 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 29 3.1.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 29 3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 29 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 30 3.1.1.3. Đối tượng và quy mô bị tác động 30 3.1.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 31 3.1.1.4.1. Tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng 31 3.1.1.4.2 Tác động đến môi trường không khí 31 3.1.1.4.3 Tác động đến môi trường nước 37 3.1.1.4.4 Tác động đến môi trường đất 40 3.1.1.4.5 Tác động do chất thải rắn 40 3.1.1.4.6. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án 42 3.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 43 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 43 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 43 3.1.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động 44 3.1.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 44 3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí 44 3.1.2.4.2 Tác động đến môi trường nước 45 3.1.2.4.3 Tác động do chất thải rắn 46 3.1.2.4.4. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án 28 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường có thể xảy ra 28 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 47 3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá 47 3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá 48 CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 49 4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 49 4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 49 4.1.1.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải 49 4.1.2.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 51 4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 53 4.1.2.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải 53 4.1.2.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 60 4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 61 4.2.1. Sự cố môi trường trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng 61 4.2.2. Sự cố môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 62 CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 64 5.1. Chương trình quản lý môi trường 64 5.2. Chương trình giám sát môi trường 66 5.2.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 66 5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt dộng 66 5.2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường 66 CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 69 6.1. Thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng 69 6.2. Tham vấn ý kiến cộng đồng xã Nghi Phú- TP.Vinh 69 6.2.1. Ý kiến của UBND xã Nghi Phú 69 6.2.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Nghi Phú 69 6.3. Ý kiến tiếp thu của Chủ dự án 70 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 71 1. Kết luận 71 2. Kiến nghị 71 3. Cam kết 72 PHỤ LỤC 74 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 5 Bảng 1.2: Tổng hợp hiện trạng hạ tầng xã hội 6 Bảng 1.3: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 7 Bảng 1.4: Tổng hợp các tuyến đường trong khu quy hoạch 7 Bảng 1.5: Tính toán nhu cầu dùng nước của dự án 9 Bảng 1.6: Tổng hợp khối lượng nước thải 10 Bảng 1.8: Khái toán chi phí xây dựng kiến trúc và hạ tầng 21 Bảng 1.9: Tổng hợp tổng mức đầu tư toàn dự án 21 Bảng 1.10: Tiến độ thực hiện dự án 22 Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án 25 Bảng 2.2: Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực thực hiện Dự án 26 Bảng 3.1 - Nguồn gây tác động và các thành phần gây ô nhiễm 29 Bảng 3.2 - Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng dự án 30 Bảng 3.3 - Dự toán khối lượng nguyên vật liệu 32 Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông 34 Bảng 3.5: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển bùn thải, đất đá và nguyên vật liệu xây dựng 34 Bảng 3.6 - Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 2m 35 Bảng 3.7 - Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 200m và 500m 36 Bảng 3.8- Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày 38 Bảng 3.9- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 39 Bảng 3.10 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 39 Bảng 3.11. Nguồn gây ô nhiễm có liên quan đến chất thải 43 Bảng 3.12: Đối tượng, quy mô bị tác động trong 44 giai đoạn dự án đi vào hoạt động 44 Bảng 3.13: Mức ồn của các loại xe cơ giới 45 Bảng 3.14: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 46 Bảng 3.15: Khối lượng rác thải sinh ra hàng ngày khi dự án đi vào hoạt động 47 Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 64 Bảng 5.2: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 67 Bảng 5.3: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động 67 Đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(06 năm), lực lượng thi công tập trung tại công trường tùy theo đặc thù công việc và được bố trí ở nhà tạm cấp 4 ngay tại công trường cùng với các công trình đảm bảo sinh hoạt như: Nhà bếp tập thể, nhà vệ sinh, nhà tắm. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ước khoảng 8,0 m3/ng.đ, nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy cao nên phải được thu gom xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Nhà vệ sinh được thiết kế có bể xử lý tự hoại (3 ngăn), nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy chất cặn lắng trong điều kiện yếm khí, hiệu quả xử lý chất lơ lững, BOD5 đạt 65 -70%, sau đó mới thải ra mương thoát nước chung của thành phố (trên Đại lộ V.I. Lênin) bằng ống PVC. * Tính toán thể tích Bể tự hoại: - Thể tích bể tự hoại: W = W1 + W2 + W1: Thể tích phần lắng nước của bể (m3). + W2: Thể tích phần chứa bùn (m3). - Thể tích phần lắng: Wl = a ´ N ´ T (m3) Trong đó: a - Tiêu chuẩn thải nước (m3/người/ng.đ) (lấy a = 0.085 ) N - Số người (N= 100 người) T - Thời gian lưu tại bể (1- 3 ngày) - Thể tích phần chứa bùn: W2 = b ´ N (m3) Trong đó: b - Tiêu chuẩn ngăn chứa bùn (m3/người) (chọn b= 0,05) N- Số người (N= 100 người) Thay vào ta được: W = (0,085 x 100 x 2) + (0,05 x 100) = 22 (m3) - Thể tích ngăn thứ nhất N1 = 50%W = 11 (m3) - Thể tích ngăn thứ 2 và thứ 3 N2 + N3 = 50%N1 = 6,5 (m3) Như vậy, trong giai đoạn xây dựng dự án sẽ xây dựng 1 bể tự hoại có thể tích chọn bằng W = 25m3 để xử lý. c. Đối với nguồn ô nhiễm chất thải rắn - chất thải rắn xây dựng: như gạch, đá, sành sứ (từ quá trình bốc mồ mả đã cải táng) cùng với đất đá, cát sỏi, gạch vỡ, bê tông... cùng với lượng đất khi đào tầng hầm của các tòa nhà (chung cư, khách sạn, siêu thị) sẽ được vận chuyển đi đổ thải tại bãi thải xây dựng tại xã Nghi Kim (theo quy hoạch bãi thải chất thải xây dựng của thành phố); - Đối với chất thải rắn là kim loại, nhựa, giấy, bao bì được thu gom, phân loại bán phế liệu. Phần không sử dụng được đổ thải cùng với rác thải sinh hoạt tại nơi quy định; - Đối với rác thải sinh hoạt: Rác thải của công nhân phải được gom vào các thùng đựng có nắp đậy đặt tại nơi quy đinh (Bố trí 2 thùng rác tại khu vực lán trại của công nhân), cuối ngày được tập kết vào thùng rác lớn để Công ty môi trường đô thị thành phố Vinh vận chuyển tới bãi xử lý rác Nghi Yên để xử lý. - Đối với chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng: Do khu vực công trường gần trung tâm thành phố, nên không bố trí khu vực sữa chữa máy móc trong công trường nên chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động này không đáng kể. 4.1.2.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải a. Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn Khi thi công khu vực dự án sử dụng các loại xe như: máy ủi, máy xúc, các phương tiện chuyên chở vật tư sẽ hoạt động tạo nên ô nhiễm tiếng ồn cần: Thiết kế giảm độ rung cho thiết bị, trang bị thêm các thiết bị vỏ bao cách âm, gắn thêm hệ thống giảm âm cho lối ra của máy phát điện; Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép theo qui định; Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc vào giờ nghỉ của dân cư, hạn chế vận chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, qui định tốc độ hợp lý cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ. Ngoài ra, các máy móc có tiếng ồn lớn sẽ không vận hành vào đêm khuya; Trang bị dụng cụ chống ồn cho các công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao; Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, xe đồng thời không sử dụng các loại đã cũ; Kiểm tra mức độ ồn trong khu vực thi công để đặt lịch thi công cho phù hợp và đạt mức độ ồn cho phép; Nhà thầu xây dựng sẽ xây dựng tấm che bằng tôn cao 3m, trồng dải cây xanh có tán lá um tùm xung quanh khu đất của Dự án. Ngoài tác dụng bảo vệ, các tường bao này sẽ giảm thiểu phát thải bụi và tiếng ồn ra các khu vực xung quanh. b. Đối với nguồn ô nhiễm do rung động Chống rung tại nguồn: Tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: Kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,… Chống rung lan truyền: dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung (hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su,…), sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung,… bố trí cự ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng. c. Đối với nguồn ô nhiễm môi trường đất Tạo hướng thoát nước tốt, không để xói mòn. Xử lý nước thải sinh hoạt công nhân đạt tiêu chuẩn, không thải trực tiếp xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất. Không sửa chữa xe vận chuyển tại công trường làm rơi vãi dầu mỡ xuống đất. d. Đối với các tác động do việc di dời mồ mả trong quá trình giải phóng mặt bằng dự án phải bốc, di chuyển mồ mả. Tuy nhiên, theo quy hoạch của thành phố, địa phương, sự hỗ trợ của chủ dự án và nhất trí của người dân (chủ của các ngôi mộ phải di dời) thì những ngôi mộ có chủ sẽ được chuyển đến cải táng tại nghĩa trang địa phương nơi cư trú. Đối với các ngôi mộ không có chủ, chủ dự án phải hỗ trợ kinh phí và phối hợp với chính quyền địa phương xã Nghi Phú làm lễ cầu siêu và chuyển về mai táng tại nghĩa trang thành phố Vinh. e. Đối với các tác động tới kinh tế - xã hội Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng là giai đoạn gây ảnh hưởng môi trường rất lớn và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống xung quanh khu vực dự án. Các vấn đề kinh tế- xã hội trong giai đoạn này cũng sẽ có những diễn biến theo sắc thái riêng của nó. Một lượng lớn công nhân sẽ đến làm việc, gây xáo trộn nhất định đến cuộc sống dân cư trong khu vực này. Các dịch vụ sẽ được mở ra để phục vụ công trường, đó là mặt tốt nhưng cũng có thể xảy ra những hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng xấu như: Cờ bạc, nghiện hút, dịch bệnh… Để giảm thiểu tối đa các vấn đề xã hội trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau: Sử dụng nguồn lao động tại chỗ: các lao động tại địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà thầu và có mong muốn được tuyển dụng sẽ được các nhà thầu tuyển dụng tối đa. Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các chương trình: - Giáo dục tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án. Tất cả công nhân có thẻ khi ra vào khu vực dự án để thuận tiện cho công tác quản lý. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú tại địa bàn để triển khai thực hiện xây dựng dự án. 4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 4.1.2.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải a. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này, ngoài việc quy hoạch các cụm theo hướng gió chủ đạo, phân khu chức năng,... còn có các biện pháp mang tính chất phụ trợ như kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các điểm có nguy cơ rò rỉ như: - Đối với các dịch vụ, nhà hàng sẽ có hệ thống hút khí và phát tán, đồng thời sử dụng biện pháp thông thoáng để hạn chế mùi và khói bụi. - Đối với nhà bếp sẽ được trang bị bộ phận hút và lọc khói bếp trước khi thải ra môi trường. - Khu dân cư sẽ được xây dựng theo mô hình khép kín, đối với các nhà vệ sinh công cộng sẽ thường xuyên dọn dẹp nhằm tránh gây mùi hôi thối. - Khuyến khích sử dụng các nhiên liệu đốt sạch như khí hóa lỏng, thiết bị dùng điện... - Áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ ...) tại các khu vui chơi, các gia đình tham gia kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, hoặc đổi mới các đường dây điện công cộng nhằm tránh gây chập điện cháy nổ. Ngoài các giải pháp kể trên, biện pháp sử dụng cây xanh và thảm cỏ trong khuôn viên để hạn chế ô nhiêm không khí là khá đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém nhất. Cây xanh có tác dụng hút bụi, lọc không khí, giảm và ngăn chặn tiếng ồn, giảm bức xạ nhiệt tạo cảnh quan môi trường. Diện tích cây xanh 6.027,10 m2 đạt tỷ lệ 7,89% (chưa kể cây xanh trồng hai bên đường nội bộ các khu nhà và xung quanh dự án). Cây xanh được bố trí cách nhau 4 - 6 m/cây, tâm cây cách mép bó vỉa các tuyến đường 1,5m, xây bồn cây rộng 1,3m x 1,3m bằng bê tông đá dặm M150. Theo dự án đầu tư trước mắt sẽ trồng cây xung quanh dự án, số cây xanh và thảm cỏ sẽ được trồng tăng lên khi dự án xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Sử dụng loại cây lấy bóng mát chịu được gió bụi và sâu bệnh thân cây thắng, cây có rễ ăn sâu, tán rộng và cây có khả năng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực. Cây xanh và thảm cỏ được bố trí trong khuôn viên xung quanh các khu nhà, khu du lịch và dọc theo các tuyến đường giao thông. b. Đối với nguồn ô nhiễm nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, loại nước thải phải xử lý hàng đầu là nước thải sinh hoạt từ các tòa nhà 12 tầng, khu nhà ở liền kề, biệt thự và nhà trẻ. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn cũng phải có phương án thu gom hợp lý. Hệ thống thu gom và thoát nước của dự án được thiết kế và xây dựng độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn. * Đối với nước mưa chảy tràn: - Nước mưa chảy tràn trên phần mặt bằng khu vực Dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, xuống hệ thống thoát nước. Lượng nước mưa chảy tràn này có thể gây tác động xấu tới môi trường sinh thái trong khu vực và các vùng phụ cận nếu như không có hệ thống thu gom và xử lý thích hợp. - So với nước thải, nước mưa khá sạch nhưng có lưu lượng lớn và không ổn định (phụ thuộc vào lượng mưa) vì vậy biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng là xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải. - Dọc theo hệ thống cống thoát nước mưa bố trí các hố ga có lưới chắn rác. Rác thải và các chất lơ lửng sẽ được tách và giữ lại trong hố ga. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét rác và bùn lắng gom về xử lý cùng rác thải sinh hoạt tại các bãi xử lý rác. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa chảy tràn, nước mái Cống thoát nước Mương thoát nước Đại lộ V.I. Lê Nin Hố ga, lắng cặn, giếng thăm Lưới chắn rác Hình 4.1: Sơ đồ thu gom và xử lý nước mưa Nước mưa sau khi được thu từ sênô ngoài vào ống thoát từ trên mái của các nhà chung cư, siêu thị, khách sạn cùng với mưa ở mặt bằng sẽ được thu bằng hệ thống giếng thu cống nối chảy qua đường vào hệ thống cống chính bố trí dưới hè đường. Trên cống có bố trí cá hố ga (30x40m/hố). Vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát. Toàn bộ nước mưa ở các khu nhà được thoát vào hệ thoát mương thoát nước dọc theo Đại lộ V.I. Lê Nin. * Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở liền kề, nhà trẻ và các tòa nhà 12 tầng được thu gom theo phương án sau: Nước thải sinh hoạt từ 2 chung cư 12 tầng, siêu thị dược- thiết bị y tế, khách sạn 4 sao Nước thải sinh hoạt từ nhà ở liền kề, biệt thự, nhà trẻ, khu công cộng Bể tự hoại cải tiến, đặt dưới móng công trình Bể tự hoại cải tiến, đặt dưới móng tầng hầm Hệ thống xử lý nước thải tập trung (phía Đông Nam dự án) Mương thoát dọc Đại lộ V.I. Lê Nin Bể tách dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt Nước thải xí tiểu Nước thải xí tiểu Nước thải tắm giặt, nấu ăn….. Hình 4.2: Phương án thu gom nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom theo phương án trên và được xử lý bằng công nghệ hợp khối theo mô hình sau: Máy thổi khí Nước thải Bể tách dầu mở Bể tự hoại cải tiến Bể điều hòa Container XLNT theo nguyên tắc hợp khối và Modul Bùn sau xử lý PACN-95 (Khi cần) Nước thải sau xử lý Mương thoát dọc Đại lộ V.I. Lê Nin NT tắm giặt, nấu ăn, rửa sàn,… NT xí tiểu Hình 4.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải tập trung Thuyết minh công nghệ: Nước thải của dự án sẽ được tách thành 2 dòng: - Dòng 1: Nước thải tắt giặt, rửa sàn, nấu ăn chứa chất tẩy rửa, dầu mỡ sẽ được dẫn tới bể tách dầu mỡ để xử lý tách các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ. - Dòng 2: Nước thải từ nhà vệ sinh (nước thải xí, tiểu) sẽ được xử lý qua bể tự hoại cải tiến. Sau đó, hai dòng này được kết họp và dẫn vào bể điều hòa để xử lý tiếp. Bể điều hoà có dung tích đảm bảo lưu nước trong vòng 5- 6h. Trong bể đặt một máy thổi khí chìm với công suất Q = 5- 8m3/h. N = 1,5kW để cung cấp oxy và xử lý sơ bộ. Phần nước gạn trong từ bể điều hoà được chảy tràn sang ngăn lắng. Nước thải từ ngăn lắng được bơm bởi một máy bơm chìm với công suất Q = 7m3/h, H = 12- 15m nối tiếp vào cụm thiết bị hợp khối xử lý vi sinh có đệm dính bám. Tại đây xảy ra quá trình xử lý sinh học yếm khí và hiếu khí. Không khí trong thiết bị hợp khối được cung cấp bởi một máy thối khí nổi Q = 3,5m3/ph, N = 4,5 kW. Nước thải qua cụm thiết bị hợp khối được chảy tự động vào ngăn khử trùng bằng clo và về hố kiểm tra. Thiết bị định lượng chất khử trùng được điều khiển bằng tay tuỳ theo chất lượng nước thải sau cụm thiết bị hợp khối. Sau đó nước thải được xả thải ra Mương thoát dọc Đại lộ V.I. Lê Nin. Bùn thải từ thiết bị hợp khối sẽ được bơm bởi một máy bơm bùn có công suất Q = 4-8m3/h, H = 5-15,5m, N = 0,75kW, lượng bùn thải ra chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với Cty Môi trường đô thị Vinh vận chuyển bãi xử lý quy định. Vị trí đặt hệ thống xử lý: Dự kiến hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ được xây dựng và lắp đặt phía Đông Nam của dự án. nguyên lý hoạt động của cụm thiết bị hợp khối: - Nguyên lý Modul: Mỗi Modul được thiết kế cho công suất từ 80¸ 150 m3/ng.đ (với 24 giờ hoạt động), số Modul cần thiết sẽ được lắp đặt tuỳ thuộc vào tổng lưu lượng nước thải của công trình. Như vậy cho phép vận hành các thiết bị một cách tối ưu, đảm bảo tận dụng triệt để công suất của hệ thiết bị xử lý ngay cả trong trường hợp lưu lượng nước thải biến đổi theo thời điểm phụ thuộc vào nguồn nước thải nhằm giảm thể tích bể điều hoà, giảm chi phí điện và chi phí vận hành thiết bị lúc cao điểm thải và những thời gian bình thường. Theo lưu lượng nước thải dự tính 681,80 m3/ng.đ dùng 05 modul. - Nguyên lý Hợp khối: Nguyên lý này cho phép thực hiện nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải và biết trong một không gian thiết bị của mỗi Modul để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học yếm khí và các quá trình hiếu khí như Biofin, Biofor, Aeroten qua lớp đệm. Việc kết hợp nhiều lớp này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện ôxy hoá mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng cơ chế lắng có lớp màng mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. - Nguyên lý Tự động: Việc vận hành máy bơm nước thải, máy bơm bùn, các máy thổi khí và bơm các chế phẩm vi sinh, keo tụ ... được thực hiện tự động tuỳ thuộc vào lưu lượng nước thải thông qua các phao báo tự động lắp trong các ngăn bể. Nguyên lý này cho phép tiết kiệm điện và hoá chất đồng thời vẫn bảo đảm duy trì cấp khí nuôi vi sinh hiếu khí và thực hiện Xử lý nước thải, rác thải. Nước thải sau được xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14: 2008 (cột B) sẽ được thải ra mương thoát nước dọc Đại lộ V.I. Lê Nin. Tính toán công nghệ xử lý nước thải tập trung: Theo kết quả tính toán ở chương 1, tổng lưu lượng nước thải của dự án 699,08 m3/ng.đêm (trong đó nước thải từ quá trình nấu ăn, tắm giặt chứa dầu mỡ và chất tẩy rửa chiếm 40% tương đương với 279,63 m3/ng.đêm; nước thải từ nhà vệ sinh chiếm 60% tương đương với 419,45 m3/ng.đêm). thể tích các bể xử lý được tính toán cụ thể như sau: 1. Bể tách dầu mỡ: Nước thải sinh hoạt từ các khu vực này thường có hàm lượng dầu tương đối cao. Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ khu vực này sẽ được qua hệ thống bể tách dầu. Cấu tạo của bể này như sau: Hình 4.4: Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu - Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Bể gồm 2 ngăn tách dầu và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2, tại đây,váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2. - Ưu điểm: + Phương pháp xử lý đơn giản, vừa có nhiệm vụ thu dầu mỡ nổi trên mặt vừa lắng cặn có trọng lượng lớn. Tạo điều kiện cho các phương pháp xử lý tiếp theo tốt hơn. + Bể xây bằng bê tông cốt thép, dễ thực hiện. - Nhược điểm: Tăng chi phí đầu tư. - Mức độ khả thi: Mức độ khả thi cao. - Hiệu quả của biện pháp: Nhìn chung phương pháp cho hiệu quả xử lý dầu rất tốt. Hầu hết phần dầu nổi sẽ được tách tại đây. Thực tế cho thấy hiệu quả xử lý đạt khoảng 60 - 85%. Dung tích công tác bể tách dầu mỡ được xác định theo công thức sau: Wct = K x N x α x T x 10-3 = 1,2 x 2.904 x 11,36 x 2 x 10-3 = 79,175 (m3) Trong đó: K- Hệ số không điều hòa (K= 1,2); N- Số người tính toán (N= 2.904 người); α- Nước thải chứa dầu mỡ (α = 272,72 m3/ng.đêm = 11,36 l/người/h); T- Thời gian lưu nước trong bể (T= 2h); Dung tích công tác của bể là 79,175 m3. Diện tích mặt thoáng trên mỗi đơn vị dung tích là 0,6m2/m3. Diện tích mặt thoáng của bể là: Fmt = 79,175 x 0,6 = 47,505 (m2) Chiều sâu công tác của bể là: Hct = 79,175/47,505 = 1,667 (m) Chiều cao bảo vệ của bể, chọn Hbv = 0,3(m). Dung tích phần không khí: Wkk = Fmt x Hbv = 47,505 x 0,3 = 14,25 (m). Vậy dung tích của bể tách dầu mỡ là: W = Wct + Wkk = 79,175 + 14,25 = 93,325 (m3) 2. Bể điều hòa: Thể tích bể điều hòa được tính toán dựa vào công thức sau: Vdh = Q x T Trong đó: Q- Lưu lượng nước thải, Q = 699,08 m3/ng.đêm = 29,13 (m3/h); T- Thời gian lưu nước trong bể, T = 3h; Vậy thể tích cần thiết của bể điều hòa là: Vdh = 29,13 x 3 = 87,39 (m3). chọn kích thước bể điều hòa: L x B x H = 7 x 4,5 x 3 (m) 3. Container hợp khối Conainer hợp khối là thiết bị được làm bằng thép chống rỉ có dạng hình hộp chữ nhật, với thể tích cho phép 80¸ 150m3/ng.đ, chọn Container có thể tích 140m3/ng.đ. như vậy, với lưu lượng nước thải của dự án như trên ta chọn 5 container có thể tích và kích thước bằng nhau. Hình 4.5: Cấu tạo của Container hợp khối Kích thước của Container là: L x B x H = 9 x 4 x 4 (m) c, Đối với nguồn ô nhiễm chất thải rắn quy trình thu gom rác thải của dự án được thể hiện ở sơ đồ sau: Rác thải nhà ở liền kề, nhà trẻ Rác thải từ các tòa nhà cao 12 tầng Rác thải khu vực công cộng Thùng rác Họng dẫn rác Thùng rác có nắp đậy Xe gom rác Nhà thu rác Xe gom rác Xe ép rác của công ty Môi trường đô thị Vinh Khu liên hợp xử lý rác Nghi Yên Hình 4.6: Sơ đồ quy trình thu gom rác của dự án khi đi vào hoạt động * Đối với rác thải sinh hoạt: + Đối với rác thải nhà liền kề và nhà trẻ: Rác thải được thu gom, phân loại vào thùng rác bố trí trước nhà. Hàng ngày, Công ty Môi trường đô thị Vinh vận chuyển về Khu liên hợp xử lý rác Nghi Yên để xử lý theo hợp đồng ký kết. + Đối với rác thải khách sạn cao cấp 4 sao, chung cư, siêu thị dược - thiết bị y tế: Hệ thống thu gom rác bao gồm các họng dẫn rác từ các tầng, tại các tầng có bố trí cửa nạp rác xuống nhà rác tại tầng hầm, hệ thống này có bộ phận thông khí, làm sạch họng dẫn rác nên đường ống dẫn rác không tích tụ vào thành trong của ống vận chuyển. các cửa thu gom kín không gây nguy hiểm cho công nhân vệ sinh làm việc bên dưới ống vận chuyển. hệ thống có cửa thu gom khít hạn chế tối đa tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí khi vận hành. (Mô hình này đã được áp dụng thực tế tại các nhà cao tầng M3- M4 Nam Thành Công, Chung cư cao tầng và dịch vụ công cộng 18 Yên Ninh (Hà Nội),… với mô hình này PGS.TS Trần Văn Tuấn và Th.S Lưu Đức Thạch, ĐHXD đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng sáng chế độc quyền). Nhà thu gom rác đặt tại tầng hầm của các khu nhà cao tầng. + Rác thải công cộng: Trên các trục đường giao thông nội bộ, khu công cộng tiến hành đặt các thùng rác có nắp đập kín. * Đối với rác thải nguy hại: Khối lượng chất thải nguy hại 37,75kg/ngày (phát sinh từ chung cư, theo tính toán ở mục 3.1.2.4.3 chương 3) sẽ được công nhân vệ sinh của dự án thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại tại thùng hoặc kho chứa chất thải nguy hại kín, có mái che. Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) phải làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo luật định và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý CTNH để xử lý lượng chất thải này. Ngoài ra, chính quyền địa phương (phường, tổ) phối hợp với Ban quản lý Dự án thường xuyên phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường. 4.1.2.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải a. Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn Để chống ồn, rung cho Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược – thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp sau: - Qui định giờ hoạt động của các phương tiện vận tải trong khu vực khu dân cư, không cho phép hoạt động vào các giờ nghỉ ngơi của người dân. Hạn chế bóp còi và qui định tốc độ cho phép. - Không cho phép sử dụng các máy móc, thiết bị có độ ồn cao làm ảnh hưởng đến môi trường sống của khu vực. - Các dịch vụ vui chơi giải trí sẽ được quản lý chặt chẽ về thời gian khai thác nhất là ban đêm. - Nghiêm cấm tụ họp gây tranh cãi ồn ào ảnh hưởng đến an ninh của khu vực. - Đối với ồn từ máy thổi khí và bơm được hạn chế bằng cách đặt âm dưới đất. b. Đối với các tác động tới kinh tế - xã hội Dự án đi vào hoạt động chủ yếu đem lại lợi ích về kinh tế xã hội cho khu vực thể hiện ở việc ổn định cuộc sống ổn định cho người dân, sự hình thành và hoạt động của dự án kéo theo một loạt các dịch vụ khác phát triển theo góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại khu vực, nâng cao cuộc sống của người dân. - Xây dựng nội qui hoạt động của từng đơn vị thành phần trong dự án. Hoạt động kiểm tra, giám sát dự án được thực hiện bằng sự phối hợp, sắp đặt kế hoạch chung của nhiều cơ quan chức năng, đồng thời khẩn trương khắc phục các vấn đề phát sinh trong cộng đồng thì các tác động tiêu cực xã hội sẽ không còn đáng kể. - Tuyên truyền giáo dục văn hóa - xã hội bằng các hình ảnh, biểu ngữ, đài báo vận động người dân trong khu vực thực hiện nếp sống văn minh. c. Các biện pháp hỗ trợ Ngoài các các giải pháp trên dự án sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường như sau: - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho cộng đồng dân cư trong vùng. - Tổ chức tham gia các buổi lao động công ích làm sạch môi trường. - Đôn đốc, giáo dục và kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh, an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội, cháy nổ trong khu vực. - Khuyến khích dân cư trồng thêm cây xanh trong khuôn viên để góp phần cải tạo vi khí hậu trong khu vực. - Đào tạo và quy tụ một đội ngũ kỹ sư, cán bộ chuyên ngành môi trường để đảm nhận các vấn đề về môi trường cho khu vực. - Cắm biển đến các nơi vệ sinh công cộng. 4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.2.1. Sự cố môi trường trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng a. Công tác an toàn lao động Lập Ban an toàn lao động tại công trường và cử người chuyên trách; xây dựng, ban hành và buộc công nhân viên tại công trường phải thực hiện nghiêm túc các nội quy làm việc tại công trường bao gồm nội quy ra vào làm việc tại công trường, nội quy về trang bị bảo hộ lao động, nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu, nội quy về an toàn điện, nội quy an toàn cháy nổ,.. Trước khi đi vào thi công xây dựng công trình, chủ dự án cho lập rào chắn tại các khu vực có dân cư qua lại, khu vực tiếp giáp với đường giao thông để hạn chế tối đa các khả năng xảy ra sự cố tai nạn giao thông. Có quy định chặt chẽ về công tác an toàn lao động. Công nhân được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động. Quy định tốc độ tối đa đối với xe cộ, máy móc khi hoạt động trong khu vực dự án. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong tổ chức thi công để phòng ngừa sự cố. Công nhân trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị thi công được thực hiện qua đào tạo, thực hành theo các nguyên tắc vận hành và bảo trì kỹ thuật. Các tài liệu chỉ dẫn của các thiết bị và máy móc xây dựng luôn được kèm theo thiết bị máy móc. Các thông số kỹ thuật được kiểm tra thường kỳ. Có biển báo trên khu vực thi công. Sắp xếp tuyến thi công hợp lý. Thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng cho các khu vực làm việc vào ban đêm. Khi thi công, lắp ráp ở giàn dáo hoặc thiết bị trên cao, công nhân phải có dây đeo an toàn. Trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết cho công nhân tại công trường như khẩu trang chống bụi và khí, mũ bảo hộ, găng tay, kính và tấm chắn trong quá trình hàn xì, các thiết bị an toàn trong sử dụng điện, dây thắt an toàn (rất quan trọng đối với việc xây dựng nhà cao tầng)... b. An toàn cho thiết bị Thiết bị trước khi đưa vào sử dụng phải được các ban chức năng kiểm tra và được đăng ký sử dụng. Vận hành mỗi loại thiết bị, máy móc đều tuân thủ nghiêm các nguyên tắc của nhà sản xuất. Tất cả các thợ vận hành được đào tạo chính quy và được cấp giấy chứng chỉ tay nghề. Đối với các thiết bị điện: + Phần kim loại của thiết bị điện được nối đất bảo vệ tuân theo quy định của TCVN “Quy phạm nối đất và nối không của các thiết bị điện”. + Nối điện từ lưới vào thiết bị có cầu giao, giây cháy. + Tất cả các thiết bị sử dụng có vỏ che chắn an toàn. Đối với đường dây điện phục vụ sinh hoạt và thi công sẽ dùng cáp cách điện và giảm tối thiểu việc chạy qua thiết bị. Tại vị trí làm việc được lắp dây tiếp đất và tủ điện. Đường dây tải điện đủ lớn và công suất để truyền tải đủ điện cho thiết bị. Các đầu cáp điện được cuốn kín và đặt trong hòm thiếc và sau đó phủ bằng vật liệu cách điện và chống thấm. c. Phương án phòng chống cháy nổ và phòng chống sét * Phương án phòng chống cháy nổ: Không được hút thuốc, đốt lửa hay hàn gần khu vực cấm lửa, khu vực có xăng dầu, thiết bị, máy móc, xưởng gia công cốt pha. Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện chống cháy như bể cát, nước, bơm, bình khí CO2… để kịp thời chữa cháy khi có hoả hoạn xảy ra. Thiết kế thiết bị tự động ngắt điện cầu dao tổng. Tổ chức quan trắc và giám sát các sự cố trong quá trình thi công để kịp thời phát hiện và đưa các giải pháp ứng cứu, xử lý kịp thời. * Phương án phòng chống sét: Các sự cố cháy nổ, sét đánh cũng có thể xảy ra trong quá trình thi công gây thiệt hại rất lớn cho công trình và con người nên hương án PCCC, phòng chống sét được chủ dự án rất quan tâm. Để đảm bảo an toàn trong chống sét cho công trình trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động, chủ dự án cho lắp đặt các hệ thống thu sét bao gồm thu lôi và hệ thống tiếp địa. Hệ thống thu sét được lắp đặt tại tất cả các khu nhà cao tầng. Tất cả vỏ thiết bị điện trạm biến áp, thiết bị công nghệ, tủ, hộp điện vỏ cáp và các kết cấu kim loại khác dùng để lắp đặt thiết bị điện và hệ thống điện được nối đất phù hợp với chế độ của điện trung tính của máy biến thế nguồn, thông qua một mạng lưới tiếp địa bằng dây đồng trần. Lắp đặt mạng lưới và hệ thống điện vừa đảm đảm bảo độ thẩm mỹ vừa mang tính tiện lợi và có tính an toàn cao. 4.2.2. Sự cố môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động a. Chống sét - Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn khu tổ hợp và riêng cho từng cụm nhà ở, khu dịch vụ, khu khách sạn, siêu thị, nhà trẻ... - Chống sét công trình là công trình chống sét cấp 3. Dùng kìm F16 do Pháp sản xuất, độ cao của cột thu sét cao hơn 2m so với điểm cao nhất của mái công trình. Bán kính bảo vệ 50m, bảo đảm an toàn cho toàn bộ công trình. - Cọc tiếp địa F16 mạ đồng L- 2,4m. Dây dẫn sét, dây tiếp địa M50. Điện trở nối đất Rnd ≤ 10Ω. Sau khi thi công xong phần tiếp địa phải đo điện trở nối đất. Nếu không đạt Rnd ≤ 10Ω thì phải kéo dây dài thêm và đóng thêm cọc sao cho Rnd ≤ 10 Ω. b. Chống cháy nổ - Thực hiện nghiêm chỉnh các têu chuẩn quy phạm, quy định về phòng cháy chữa cháy PCCC trong quá trình xây dựng công trình từ khâu thiết kế, thi công đến nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. - Dự án sẽ trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy khác tại các khu vực nhà ở, khu vực kho chứa hàng hóa nhiên liệu... - Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ. - Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, yêu cầu các hộ dân cư, khách du lịch, khách vào mua sắm siêu thị tuân thủ các quy định về PCCC. - Để đảm bảo xử lý kịp thời sự cố cháy nổ, trong các công trình cụ thể thiết lập hệ thống báo cháy có đèn hiệu, và thông tin tốt đồng thời phải có hệ thống chữa cháy trực tiếp bằng vòi rồng phun nước theo quy định hiện hành. - Hệ thống cứu hỏa được bố trí trên các tuyến ống Æ100 trở lên, đảm bảo đường kính phục vụ là 150m. Nguồn nước dùng chữa cháy từ bể chứa áp lực cột nước tự do không nhỏ hơn 7m. - Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), phòng chống sự cố phải được cơ quan PCCC của tỉnh thẩm định và cho phép. CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Chương trình quản lý môi trường Trên cơ sở tổng hợp các hoạt động của dự án, các tác động xấu tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng cơ bản cũng như khi dự án đi vào hoạt động được nêu tại các Chương 1, 3 và 4, chúng tôi đề ra chương trình quản lý môi trường như sau: Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường STT Nguồn gây tác động và các yếu tố ô nhiễm Biện pháp giảm thiểu Kinh phí thực hiện Thời gian thực hiện Cơ quan thực hiện Cơ quan kiểm tra Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng - Giải phóng mặt bằng: vận chuyển đất San nền, bùn đổ thải - Thi công các hạng mục công trình của dự án Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công - Lắp đặt hàng rào tôn; - Tưới ẩm khu vực xây dựng và đường giao thông; - Phủ bạt kín xe vận tải; - Bảo dưỡng máy móc,... 50.000.000đ Trong quá trình san lấp mặt bằng và thi công xây dựng Chủ đầu tư Sở TN&MT, UBND thành phố Vinh, xã Nghi Phú và các cơ quan có liên quan khác NTSH của công nhân xây dựng trong công trường Bể tự hoại 3 ngăn 20.000.000đ Nước mưa chảy tràn Vệ sinh mặt bằng cuối ngày làm việc Thỏa thuận Chất thải rắn sinh hoạt Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị thành phố Vinh Thỏa thuận Chất thải rắn xây dựng - CTR vô cơ (bùn vét lớp bề mặt) đơn vị thi công đổ thải đúng nơi quy định; - CTR là kim loại, nhựa, bao bì,... dùng để bán phế liệu; Thỏa thuận Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Hoạt động chính của tổ hợp khách sạn, siêu thị dược- thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú Khí thải Trồng cây xanh, thảm cỏ 35.000.000đ Ngay khi công trình hoàn thành và kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của Dự án Chủ đầu tư phối hợp với ban quản lý Khu tổ hợp Sở TN&MT, UBND thành phố Vinh, xã Nghi Phú và các cơ quan có liên quan khác Nước thải sinh hoạt xử lý qua bể tự hoại cả tiến, HTXLNT tập trung bằng phương pháp hợp khối 2.000.000.000đ Nước mưa chảy tràn Thu gom bằng hệ thống mương 100.000.000đ Chất thải rắn sinh hoạt - Trang bị thùng đựng rác và xe gom - Hợp đồng với Công ty môi trường Đô thị thành phố Vinh 30.000.000đ Thỏa thuận Chất thải rắn nguy hại Thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định Thỏa thuận 5.2. Chương trình giám sát môi trường Nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động của dự án, ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp nêu trong báo cáo ĐTM, Chủ dự án (Công ty TNHH Thương mại Minh Khang) phải thực hiện chương trình quan trắc giám sát môi trường. Cụ thể như sau: 5.2.1. giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng a. Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh Số điểm giám sát là: 02 điểm; Vị trí giám sát: 01 trong khu vực xây dựng và 01 khu vực dân cư xung quanh; Các thông số giám sát: Nhiệt độ, tiếng ồn, bụi, các khí: CO, SO2, NOx; Tần suất: 04 lần/năm (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm); Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05: 2009/BTNMT). b. Giám sát chất lượng nước thải + Số điểm giám sát: 01 điểm; + Vị trí giám sát: Tại điểm thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận ; + Thông số giám sát: pH, BOD5, SS, Tổng N, Tổng P, Dầu mỡ, Coliform; + Tần suất: 04 lần/năm (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm); + Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008/BTNMT, cột B). 5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt dộng a. Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh Số điểm giám sát là: 03 điểm; Vị trí giám sát: 02 điểm trong và 01 điểm ngoài khu vực dự án; Các thông số giám sát: Nhiệt độ, tiếng ồn, bụi, các khí: CO, SO2, NOx; Tần suất: 04 lần/năm (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm); Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05: 2009/BTNMT). b. Giám sát chất lượng nước thải + Số điểm giám sát: 02 điểm; + Vị trí giám sát: Trước và sau khi xử lý qua HTXLNT tập trung của dự án; + Thông số giám sát: pH, BOD5, SS, Tổng N, Tổng P, Dầu mỡ, Coliform; + Tần suất: 04 lần/năm (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm); + Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008/BTNMT, cột B). 5.2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường * Kinh phí giám sát giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng: Dự toán kinh phí quan trắc và giám sát môi trường một đợt trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng Áp dụng theo Thông tư 83/BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5.2: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng TT Đo đạc phân tích mẫu Số lượng Đơn vị Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Giám sát môi trường không khí xung quanh - Môi trường không khí: + Nhiệt độ + Bụi + Tiếng ồn + Khí thải: CO, SO2, NO2 02 02 02 02 06 Mẫu Chỉ tiêu nt nt nt 30.000 60.000 60.000 300.000 2.100.000 60.000 120.000 120.000 1.800.000 II Giám sát chất thải - Môi trường nước: + pH + Tổng N + Tổng P + Coliform + BOD5 + COD + dầu mỡ 01 01 01 01 01 01 01 01 Mẫu chỉ tiêu nt nt nt nt nt nt 30.000 50.000 50.000 60.000 80.000 80.000 80.000 430.000 30.000 50.000 50.000 60.000 80.000 80.000 80.000 TỔNG CỘNG 2.530.000 Dự toán kinh phí giám sát một lần là: 2.530.000 đồng (Hai triệu năm trăm ba mươi nghìn đồng chẵn). * Kinh phí giám sát giai đoạn dự án đi vào hoạt động: Bảng 5.3: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động TT Đo đạc phân tích mẫu Số lượng Đơn vị Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Giám sát môi trường không khí xung quanh - Môi trường không khí: + Nhiệt độ + Bụi + Tiếng ồn + Khí thải: CO, SO2, NO2 03 03 03 03 09 Mẫu Chỉ tiêu nt nt nt 30.000 60.000 60.000 300.000 3.150.000 90.000 180.000 180.000 2.700.000 II Giám sát chất thải - Môi trường nước thải: + pH + Tổng N + Tổng P + Coliform + BOD5 + COD + dầu mỡ 02 02 02 02 02 02 02 02 Mẫu chỉ tiêu nt nt nt nt nt nt 30.000 50.000 50.000 60.000 80.000 80.000 80.000 860.000 60.000 100.000 100.000 120.000 160.000 160.000 160.000 TỔNG CỘNG 4.910.000 Dự toán kinh phí giám sát một lần là: 4.910.000 đồng (Bốn triệu chín trăm mười nghìn đồng chẵn). * chi phí vận hành ước tính 1m³ nước thải Chi phí vận hành ước tính trên 1m³ nước thải dao động trong khoảng từ 1.600-2.200 đồng tùy thuộc vào chi phí hóa chất ngoài thị trường cũng như loại hóa chất mà Chủ Đầu Tư sử dụng. CHƯƠNG VI THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 6.1. Thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Thương mại Minh Khang làm chủ đầu tư công trình xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược – thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh đã có công văn (phụ lục), thông báo về nội dung của Dự án, cũng như các tác động tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu, phòng chống sự cố ô nhiễm môi trường của dự án tới UBND, UBMTTQ xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 6.2. Tham vấn ý kiến cộng đồng xã Nghi Phú- TP.Vinh 6.2.1. Ý kiến của UBND xã Nghi Phú UBND xã Nghi Phú nhận được Công văn số 27/CT-MK ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Công ty TNHH Thương Mại Minh Khang thông báo về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh”. Trên cơ sở nghiên cứu bản thông báo này, các tài liệu liên quan, chúng tôi có ý kiến như sau: - Dự án xây dựng khu Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú do Công ty TNHH Thương mại Minh Khang làm chủ đầu tư sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần làm đẹp bộ mặt độ thị, giải quyết nhu cầu nhà ở, nhà nghỉ, nhà trẻ,… cho các đối tượng. - Trong khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư và các nhà thầu thi công phải có các biện pháp đảm bảo lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh, không để bùn, đất, đá rơi vãi ra đường. - Chủ đầu tư cần phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương để đấu nối hạ tầng kỹ thuật như mương thoát nước, đường… đảm bảo lưu thông đến điểm cuối. Đề nghị chủ đầu tư và các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường theo báo cáo và quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. 6.2.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Nghi Phú UBMTTQ xã Nghi Phú nhận được Công văn số 27/CT-MK ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Công ty TNHH Thương Mại Minh Khang thông báo về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh”. Trên cơ sở nghiên cứu bản thông báo này, các tài liệu liên quan, chúng tôi có ý kiến như sau: - Dự án xây dựng khu Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú do Công ty TNHH Thương mại Minh Khang làm chủ đầu tư sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần làm đẹp bộ mặt độ thị, giải quyết nhu cầu nhà ở, nhà nghỉ, nhà trẻ,… cho các đối tượng. - Trong khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư và các nhà thầu thi công phải có các biện pháp đảm bảo lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh, không để bùn, đất, đá rơi vãi ra đường. - Chủ đầu tư cần phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương để đấu nối hạ tầng kỹ thuật như mương thoát nước, đường… đảm bảo lưu thông đến điểm cuối. Đề nghị chủ đầu tư và các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường theo báo cáo và quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. 6.3. Ý kiến tiếp thu của Chủ dự án Qua các ý kiến góp ý của UBND và UBMTTQ xã Nghi Phú, thành phố Vinh chúng tôi hoàn toàn đồng ý, tán thành, nhất trí tiếp thu các ý kiến quý báu trên. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu để giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường bằng các biện pháp hiện hữu trong điều kiện có thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan giám sát, cơ quan nghiên cứu khoa học để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường như đã trình bày trong chương 4 và chương 5 của báo cáo này. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phối hợp với các Sở ban ngành của địa phương để có chính sách đền bù thỏa đáng với sụt lún nền đường giao thông, nhà ở (nếu xảy ra) của các hộ dân liền kề với khu vực dự án. (Mẫu văn bản kèm theo ở phần phụ lục của báo cáo ĐTM) KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. Kết luận Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tổ hợp Khách sạn, siêu thị Dược- Thiết bị y tế và nhà ở đã xác định được tính chất quy mô, định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật cho giai đoạn từ 2010 đến 2025. Đặc biệt đã xác định được các hạng mục công trình cần đầu tư ngay trong giai đoạn đầu 2010. Khu tổ hợp Khách sạn, siêu thị Dược - Thiết bị y tế và nhà ở có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển của một môi trường sống cho cư dân thành phố, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển Kinh tế xã hội của thành phố Vinh nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung. Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tổ hợp Khách sạn, siêu thị Dược- Thiết bị y tế và nhà ở đã xác định được những vấn đề cơ bản của đô thị mới phát triển theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường. Việc thực hiện Dự án xây dựng dự án ngoài những lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án mang lại nêu trên, sẽ gây một số tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và KT-XH của khu vực: Gia tăng ô nhiễm không khí do bụi, ồn và ảnh hưởng đến giao thông của khu vực Dự án. Gia tăng ô nhiễm do nước thải từ các hoạt động thi công xây dựng và hoạt động của dự án. Gia tăng lượng rác thải sinh hoạt tại khu vực do hoạt động của sinh hoạt của CBCNV trong dự án. Trong giai đoạn thi công xây dựng của Dự án, Chủ Đầu tư cam kết yêu cầu Nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp: + Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và các máy móc/thiết bị xây dựng gây ra; + Tổ chức giao thông tốt để hạn chế ảnh hưởng tới giao thông trên tuyến đường vận chuyển vật liệu. + Thu gom và xử lý các loại chất thải thải rắn, chất thải dầu mỡ phát sinh trong giai đoạn xây dựng; + Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng; + Quản lý, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương. Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương về các vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án. 2. Kiến nghị Kính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Dự án sớm được triển khai thực hiện đúng tiến độ. 3. Cam kết * Cam kết chung: Công ty TNHH Thương mại Minh Khang, Chủ đầu tư dự án cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, các Luật và văn bản dưới luật có liên quan: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu đô thị. Chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn quy hoạch, giai đoạn thi công xây cũng như trong giai đoạn hoạt động theo nội dung đã trình bày trong chương 4 của báo cáo này. Các hoạt động của dự án chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của Trung ương, của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, UBND thành phố Vinh và các cơ quan có chức năng liên quan nhằm đảm bảo phát triển Dự án và bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư cam kết công khai nội dung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ở địa phương có dự án để thực hiện giám sát công tác tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ phương án quy hoạch theo đúng đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế công trình đối với các vấn đề về kiến trúc, cảnh quan các công trình, hệ thống cây xanh trong khu vực dự án, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống thoát nước, các phân khu chức năng trong khu vực dự án. Chủ đầu tư cam kết đảm bảo hệ thống hạ tầng của khu vực dự án bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thu gom chất thải rắn, hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc và hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động. * Cam kết tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường: Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, cụ thể: Đối với khí thải: Theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 05: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; Nước thải: Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt; Tiếng ồn: Khống chế tiếng ồn phát sinh theo tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng, dân cư theo TCVN 5949 - 1998; Chất thải rắn: Sẽ được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo không rơi vãi và phát tán ra môi trường xung quanh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Chất thải nguy hại: sẽ được thu gom và xử lý theo quy định tại Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại và thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. * Cam kết thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường: Công tác Quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ được ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình thi công xây dựng và trong quá trình dự án đi vào hoạt động; Chủ đầu tư cam kết phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành các hệ thống xử lý, bảo vệ môi trường; Trong quá trình hoạt động, Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện chương trình quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực dự án như đã trình bày trong báo cáo này và báo cáo định kỳ trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An. Chủ đầu tư cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án; Chủ đầu tư Cam kết sẽ hoàn thành các công việc dự kiến triển khai, đặc biệt là hoàn thành xây dựng các công trình xử lý môi trường, sau khi báo cáo ĐTM dược phê duyệt. PHỤ LỤC 1. Quyết định số 4283/QĐ.UBND-CN ngày 21/09/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược – thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh. 2. Biên bản tham vấn cộng đồng xã Nghi Phú. 3. Ý kiến của UBND xã Nghi Phú trả lời chủ đầu tư về việc đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược – thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh. 4. Ý kiến của UBMTTQ xã Nghi Phú trả lời chủ đầu tư về việc đầu tư xây Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược – thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh. 5. Sơ đồ lấy mẫu, quan trắc chất lượng môi trường dự án. 6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền khu vực thực hiện dự án. 7. Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất, bản vẽ thoát nước, bản vẽ các bể xử lý nước thải của dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược – thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KT- XH : Kinh tế - xã hội CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐTM : Đánh giá tác động môi trường NĐ-CP : Nghị định - chính phủ TT : Thông tư QĐ : Quyết định BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TC : Tiêu chuẩn KĐATTP-MT : Kiểm định an toàn thực phẩm- môi trường UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc CBCNV : Cán bộ công nhân viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GPMB : Giải phóng mặt bằng CN : Công nghệ HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải BTCT : Bê tông cốt thép XM : Xi măng VSV : Vi sinh vật BVMT U.S : Bảo vệ môi trường Mỹ CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt NTSH : Nước thải sinh hoạt MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 5 Bảng 1.2: tổng hợp hiện trạng hạ tầng xã hội 6 Bảng 1.3: tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 7 Bảng 1.4: tổng hợp các tuyến đường trong khu quy hoạch 7 Bảng 1.5: Tính toán nhu cầu dùng nước của dự án 9 Bảng 1.6: Tổng hợp khối lượng nước thải 10 Bảng 1.8: Khái toán chi phí xây dựng kiến trúc và hạ tầng 21 Bảng 1.9: Tổng hợp tổng mức đầu tư toàn dự án 21 Bảng 1.10: Tiến độ thực hiện dự án 22 Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án 25 Bảng 2.2: Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực thực hiện Dự án 26 Bảng 3.1 - Nguồn gây tác động và các thành phần gây ô nhiễm 29 Bảng 3.2 - Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng dự án 30 Bảng 3.3 - Dự toán khối lượng nguyên vật liệu 32 Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông 34 Bảng 3.5: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển bùn thải, đất đá và nguyên vật liệu xây dựng 34 Bảng 3.6 - Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 2m 35 Bảng 3.7 - Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 200m và 500m 36 Bảng 3.8- Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày 38 Bảng 3.9- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 39 Bảng 3.10 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 39 Bảng 3.11. Nguồn gây ô nhiễm có liên quan đến chất thải 43 Bảng 3.12: Đối tượng, quy mô bị tác động trong 44 giai đoạn dự án đi vào hoạt động 44 Bảng 3.13: Mức ồn của các loại xe cơ giới 45 Bảng 3.14: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 46 Bảng 3.15: Khối lượng rác thải sinh ra hàng ngày khi dự án đi vào hoạt động 47 Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 64 Bảng 5.2: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 67 Bảng 5.3: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động 67 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Sơ đồ thu gom và xử lý nước mưa 54 Hình 4.2: Phương án thu gom nước thải sinh hoạt 55 Hình 4.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải tập trung 55 Hình 4.4: Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu 57 Hình 4.5: Cấu tạo của Container hợp khối 58 Hình 4.6: Sơ đồ quy trình thu gom rác của dự án khi đi vào hoạt động 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdtm_sau_t_10_12_10_dung_lan_2_2758.doc
Tài liệu liên quan