Báo cáo Logistics Việt Nam 2019

Những biến động trong thương mại quốc tế, với tác động đan xen của các FTA thế hệ mới và các rào cản thương mại, những bước tiến lớn về công nghệ, những xu hướng mới trong thương mại điện tử cùng các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong logistics đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư quốc tế. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tương lai. Những nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh về logistics, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. đã cho thấy những kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua kết quả bảng xếp hạng Chỉ số năng lực logistics mà Ngân hàng Thế giới đánh giá khi Việt Nam được đánh giá ở vị trí 39/160 (tăng 25 bậc so với năm 2016), đứng đầu trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Bước sang năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý tập trung vào một số hoạt động sau: - Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 200/QĐ- TTg ngày 14/02/2017 và Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội. - Các Bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành; rà soát, sửa đổi những quy định còn chồng chéo, vướng mắc. - Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng logistics trọng điểm. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics. - Theo dõi chặt chẽ, bám sát những diễn biến của thị trường thế giới, tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để thu hút đầu tư phát triển logistics, đặc biệt là logistics ứng dụng công nghệ cao. - Mở rộng mạng lưới đào tạo về logistics, đẩy mạnh tuyên truyền về logistics cho các cấp, các ngành và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

pdf158 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí logistics phần lớn cũng dựa vào độ chuyên nghiệp của các công ty. Ví dụ như 1 container hàng đi từ Bình Thuận về Cát Lái với doanh nghiệp chuyên nghiệp thu đến 18 triệu VNĐ/container, trong khi nếu sử dụng dịch vụ của các công ty ít chuyên nghiệp hơn thì khoảng 15 triệu VNĐ/container. Như vậy, việc sử dụng doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp có thể làm chi phí logistics cao hơn nhưng uy tín về chất lượng dịch vụ và độ tin cậy là ưu thế cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng mong muốn ổn định chi phí vận chuyển, đặc biệt khi trong thời gian rộ mùa, thường thiếu xe để vận chuyển. + Về hạ tầng và thời gian vận chuyển: Mặc dù là loại hàng khá khắt khe trong quá trình bảo quản, nhưng rau, quả và hoa tươi xuất khẩu hiện nay vẫn được các doanh nghiệp sử dụng phương thức vận tải biển để vận chuyển hàng hoá thay vì đường hàng không để tiết kiệm chi phí (hơn 90% hàng được vận chuyển bằng đường biển, chỉ khoảng chưa đến 10% hàng vận chuyển đường hàng không). Thời gian vận chuyển đến một số thị trường lớn bằng đường biển như sau: Đài Loan (8 ngày), đi Australia (25 ngày), Hoa Kỳ khoảng 40 - 45 ngày, EU khoảng 30 - 35 ngày. Tuy nhiên, tình trạng cấm giờ và giao thông tắc nghẽn gây khó khăn cho quá trình thông quan, xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển làm thời gian hàng hoá chạy trên đường tăng lên. Doanh nghiệp logistics hiện nay thiếu tiếng nói với hãng tàu, năng lực giải quyết vấn đề còn hạn chế, nên bị hãng tàu kiểm soát về giá dẫn đến tình trạng lưu container, lưu bãi ở cảng không trong tầm kiểm soát. Riêng tại cảng Cát Lái cần nâng sàn lên cao hơn vì hiện nay nếu gửi hàng hàng nông sản vào mùa mưa rất hay xảy ra tình trạng ngập úng vào sàn container. Kết nối đường thủy nội địa hạn chế, mùa cao điểm thường xảy ra tắc nghẽn trên bộ và tại cảng thủy nội địa. Tĩnh không cầu không đủ cao để sà lan đi qua, chi phí bốc xếp tại cảng thuỷ nội địa cao khoảng 1,8 triệu VNĐ/container. Thiếu vỏ container để có thể thực hiện việc đóng hàng dẫn đến chờ ở bãi. Riêng đối với khu 131LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 vực Đồng bằng sông Cửu Long, xe container vẫn chưa vào được tận vùng nguyên vật liệu, nên các doanh nghiệp phải chia nhỏ xe ra để vào lấy hàng ở các vựa, hợp tác xã hay hộ nông dân dẫn đến thời gian đưa hàng từ vùng trồng đến điểm tập kết, sơ chế tăng lên. Vấn đề thiếu container rỗng cũng là một vấn đề rất lớn đối với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn. Do vậy, doanh nghiệp cũng đề xuất vị trí nên đặt các depot cho hợp lý để thuận tiện nhận và trả container rỗng. Ví dụ như: ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên đặt depot tại khu vực Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ tránh tình trạng thiếu depot chứa container rỗng như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến thời gian do phải lấy container rỗng về đóng hàng tại kho hoặc phải vận chuyển lên cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để đóng hàng vào container rồi mới tiến hành làm thủ tục liên quan để xuất đi. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng hoa tươi hiện nay: phải vận chuyển hàng tới cảng hàng không và cảng biển theo khung giờ được phép lưu thông, phải chạy từ 10h đêm - 6h sáng đến Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy rất hay xảy ra tình trạng bị rớt hàng không lên kịp máy bay. Năng lực của cảng biển quá tải, đặc biệt hạ tầng xung quanh xuống cấp, tắc nghẽn kẹt cảng. Cảng hàng không không đủ năng lực kho bãi để xử lý đơn hàng lớn vào mùa cao điểm dẫn đến thời gian bị kéo dài. Doanh nghiệp khai báo hải quan ở Đà Lạt một cách thuận lợi tuy nhiên còn gặp khó khăn khi xuống cảng biển và hàng không, đặc biệt là cảng hàng không Tân Sơn Nhất. + Về các quy định nhập khẩu: Hàng xuất khẩu sang Thái Lan đang vướng vấn đề là trong chậu hoa có dính xơ dừa bị cấm nhập khẩu (Thái Lan áp dụng từ tháng 4/2019). Tương tự, dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc không được có lẫn rơm. Do đó, các doanh nghiệp logistics cần chú ý cập nhật các quy định mới từ tất cả các thị trường nhập khẩu nông sản để thực hiện và tư vấn cho khách hàng cập nhật kịp thời, tránh rủi ro bị từ chối làm thủ tục nhập khẩu dẫn đến tổn thất chi phí và thời gian. 5.5.3. Đề xuất + Đối với Nhà nước: Hiện nay, cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp logistics và chủ hàng khiến chi phí tăng cao do phải chờ kẹt xe, kẹt cầu, kẹt cảng. Mở rộng và nâng cấp kho hàng sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng hiệu quả năng lực của cảng nước sâu Cái Mép cần được chú trọng đầu tư. Ngoài ra cần xem xét gỡ bỏ bớt các phụ phí. Hiện tại các doanh nghiệp mất rất nhiều cho chi phí vận chuyển với lý do phí cầu đường, BOT và giá xăng dầu không ổn định. Đối với doanh nghiệp nông sản, Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích về giá để các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh có lợi thế hơn về giá. Thực tế cho thấy nhiều hộ kinh doanh ở các vùng trồng không thu được kết quả khả quan, sau nhiều năm thua lỗ đã phá sản, do đó rất cần Nhà nước có biện pháp hỗ trợ hàng nông sản Việt Nam. 132 LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Các cơ quan Hải quan, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến xuất nhập khẩu (kiểm dịch, cấp chứng nhận xuất xứ, lấy mẫu kiểm tra chất lượng lô hàng...) cần bố trí làm việc cả ngày thứ bảy (hiện nay vẫn có làm nhưng chỉ theo nhu cầu khi cần thiết), để giải quyết kịp thời cho doanh nghiệp xuất hàng đi. Nhà nước cần chú trọng đầu tư những nghiên cứu giúp người nông dân tìm ra giải pháp kết nối rộng hơn để không chỉ được mùa, được giá mà còn được xuất khẩu sản phẩm nông sản chất lượng tốt đến các thị trường quốc tế. + Đối với doanh nghiệp logistics Doanh nghiệp logistics Việt Nam cần chú ý cải thiện hệ thống dịch vụ, hầu hết các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu được phỏng vấn đều cho rằng họ rất thích làm với doanh nghiệp logistics nước ngoài vì tính chuyên nghiệp cao và khả năng cung cấp dịch vụ tích hợp, mặc dù chi phí cao hơn nhưng hiệu quả hơn. Do vậy, cần phát huy mạnh hơn nữa tiếng nói của các công ty logistics Việt Nam trong sân chơi chung với các doanh nghiệp logistics nước ngoài (phần lớn là công ty con của các hãng tàu). Cần có sàn giao dịch các dịch vụ logistics: tập trung các công ty cung cấp dịch vụ logistics, cảng và cơ quan chuyên ngành. Cần minh bạch thông tin về cảng, tàu, về điều kiện cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp chủ động trong lập kế hoạch vận chuyển giao hàng. Cần có thêm nhiều hệ thống phần mềm, công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp về bao bì, nhãn mác cần có chính sách giá hợp lý hơn, bảo đảm giá ổn định cả năm để tạo mối quan hệ bền chắc, lâu dài với doanh nghiệp chủ hàng nông sản. Đặc biệt cần áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp chủ hàng có thể theo dõi hàng trình chuyến hàng và tình trạng hàng hoá của mình. + Đối với nông dân: Khâu bảo quản sau thu hoạch cần được chú trọng ngay tại vùng trồng và tại trang trại. Kho bảo quản hàng sau thu hoạch cũng là vấn đề lớn, khi phần lớn người nông dân có tập quán tận dụng nhà để làm kho, nên sẽ gặp nhiều vấn đề như ẩm, mốc, côn trùng gây ảnh hưởng đến chất lượng. Người nông dân muốn giá trị hàng hoá được công nhận và bán giá cao thì nên cam kết giao đúng, đủ số lượng và chất lượng như đã cam kết với thương lái để có thể gắn bó lâu dài, đảm bảo đầu ra ổn định. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần phải được đặt lên hàng đầu, cần cung cấp nguyên liệu sạch, bảo quản tốt nguyên liệu sau thu hoạch, có hồ sơ đầy đủ để truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. 133LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Hộp 8: Hoàng Hà International Logistics Vào những năm 2000, cái tên Hoàng Hà gắn liền với ngành vận tải hàng không như một đơn vị chuyên vận chuyển cá ngừ đại dương từ Việt Nam đi Nhật và Hoa Kỳ với số lượng lớn và trở thành một trong những đại lý đầu tiên của các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam. Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo quản hàng hóa trong chuỗi giá trị sản phẩm và vai trò của logistics trong chuỗi cung ứng lạnh, từ năm 2001 đơn vị đã cho phát triển và đưa vào hoạt động phân xưởng đông lạnh và chế biến hàng thủy sản, xưởng bao bì (năm 2012), hệ thống bảo quản lạnh (năm 2014) và đội xe chuyên dụng để phục vụ khách hàng trọn gói như một 3PL chuyên nghiệp. Bên cạnh đó xưởng gia công đóng gói cá ngừ đại dương xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP cũng được đưa vào khai thác nhằm tăng trị giá sản phẩm cho những thị trường có yêu cầu cao. Từ những năm 2010, với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam, Hoàng Hà là một trong những đơn vị vận tải tiên phong đồng hành cùng nông dân và nhà xuất khẩu lần lượt đưa những mặt hàng nông sản Việt vào các thị trường có điều kiện cao về an toàn vệ sinh thực phẩm như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ với 6 loại trái cây: thanh long, nhãn, chôm chôm, vải, vú sữa, xoài. Với tầm nhìn “Vươn tới sự hoàn thiện dịch vụ Logistics toàn cầu trong chuỗi cung ứng lạnh”, mang trên mình sứ mệnh “Tạo ra những giải pháp tối ưu trong vận chuyển và phân phối hàng nông sản tươi từ Việt Nam đến thị trường quốc tế”, Hoàng Hà đang từng bước khẳng định vị thế của mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu năm 2019, Hoàng Hà đã tiến hành xây dựng kho lạnh hiện đại với vai trò Trung tâm Bảo quản & Phân phối hàng tươi sống tại khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 8/2019 giai đoạn 1 kho lạnh đã hoàn thành và đưa vào hoạt động với 9.400 pallets trong đó có 2.512 pallets kho đông (-18o C) và 6.888 pallets kho mát (từ 0o đến 10o C) phục vụ các dịch vụ quản lý hàng, phân loại, đóng gói, dán nhãn, cấp đông, sản xuất và cung cấp nguyên liệu trữ lạnh. Kho được trang bị giá kệ double deep, bottom beam tân tiến và những thiết bị hiện đại RFID; hệ thống quản lí kho lạnh Infolog. Tọa lạc tại vị trị thuận lợi các nút giao thông,Trung tâm của Hoàng Hà có 10 dock hàng thích hợp cho các dịch vụ cross-docking, dán nhãn, đóng gói lại bao bì, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khách hàng. Nguồn: Hoang Ha International Logistics và tổng hợp của nhóm nghiên cứu của Trường Đại học GTVT TPHCM và Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI) 134 LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 5.6. Tình hình logistics nông sản qua kết quả phỏng vấn trực tiếp các Hiệp hội ngành hàng 5.6.1. Tình hình ngành hàng và logistics hàng nông sản Để đánh giá tổng thể về hiện trạng và nhu cầu logistics phục vụ hàng nông sản, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI) và Trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp đại diện Ban Chấp hành của các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội Rau quả, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Điều, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chè... Nhìn chung, các công ty tham gia thành viên của các Hiệp hội sẽ có những lợi thế như: được giới thiệu đầu mối, kết nối các hội viên, dự các cuộc họp, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường và tham gia các đợt khảo sát vùng trồng trọng điểm do Hiệp hội tổ chức. Ngoài ra, có một số Hiệp hội có hỗ trợ hướng dẫn hội viên thay đổi điều kiện thương mại, hỗ trợ phần nào về công tác kết nối với doanh nghiệp logistics. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn bảo vệ quyền lợi, phản ánh khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để trình chính phủ xem xét giải quyết. Các Hiệp hội cũng kết nối các thành viên tham dự hội thảo trong và ngoài nước, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ mới và giao lưu với các đối tác trên thế giới. Stt Hiệp hội Thông tin chung về ngành hàng Tình hình về logistics đối với ngành hàng Các khó khăn về logistics của các ngành hàng 1 Hiệp hội Rau quả + Loại trái cây chủ yếu được xuất khẩu của Việt Nam là thanh long, sau đó đến xoài, vải, nhãn, sầu riêng, măng cụt, rau ăn lá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 75%). Các thị trường khó tính sẽ có kỹ sư của nước nhập khẩu qua giám sát tất cả các khâu từ khâu trồng trọt đến khi xuất khẩu ra nước ngoài. + Hầu hết các DN xuất khẩu rau quả hay chọn điều kiện thương mại CFR xuất đi châu Âu hoặc châu Mỹ, do khách hàng không có mặt tại Việt Nam để kiểm tra tình trạng hàng hoá nên nhà nhập khẩu chọn CFR để khi kiểm tra hàng không đáp ứng thì trả về. + DN chỉ chọn FOB khi có mặt khách hàng tại Việt Nam, hoặc đi các thị trường gần như Trung Quốc, Singapore. Thường đi xa thì vận chuyển bằng đường hàng không cho mặt hàng nhanh hỏng như xoài (thời gian bảo quản không quá 20 - 25 ngày), tuy nhiên đi hàng không thì cước của Việt Nam không cạnh tranh (chẳng hạn cước của Thái Lan thấp hơn và có nhiều chuyến bay thẳng) nên làm giảm lợi thế cạnh tranh. Đi đường biển đối với container hàng thanh long (bảo quản được 40 ngày ở nhiệt độ 4 - 5oC, nếu dưới 4oC trái thanh long sẽ bị phỏng lạnh). + Chi phí logistics: 15% trên tổng chi phí DN Chưa có Ban Pháp chế. Từ 1/12/2018: EU yêu cầu hàng VN xuất đi EU phải có “Health Certificate” nhưng hiện nay các Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Cục Bảo vệ thực vật chưa thống nhất xem cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ này (tính đến thời điểm phỏng vấn vào tháng 7/2019). DN sản xuất mong có công nghệ bảo quản một số loại trái cây trên 1 tháng, cần cải thiện công nghệ sau thu hoạch, cần xe lạnh vận chuyển tận vườn từ lúc hái 135LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Stt Hiệp hội Thông tin chung về ngành hàng Tình hình về logistics đối với ngành hàng Các khó khăn về logistics của các ngành hàng 2 Hiệp hội Hồ tiêu Diện tích Hồ tiêu Việt Nam tập trung chính tại 6 tỉnh trọng điểm: Đắk Lăk (38.616 ha), Đăk Nông (36.300 ha), Đồng Nai (19.022 ha), Bình Phước (17.178 ha), Gia Lai (16.267 ha) và Bà Rịa - Vũng Tàu (13.161 ha). Ngoài ra, còn có ở một số tỉnh khác nhưng diện tích nhỏ như Quảng Trị, Kiên Giang (Phú Quốc). Tổng diện tích 2019 khoảng 149.000 ha, sản lượng đạt 250.000 tấn, năng suất bình quân 2,5 tấn/ ha. Sản lượng Hồ tiêu năm 2017 đạt 200.000 tấn, năm 2018 đạt 230.000 tấn. Trong đó Đăk Lăk chiếm 31,1% tổng sản lượng, Đăk Nông chiếm 18,7%, Đồng Nai chiếm 11,5%, Bình Phước chiếm 9,7%, Gia Lai chiếm 17,7%, Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 8,1%, các tỉnh thành còn lại chiếm 3,2% sản lượng Hồ tiêu Việt Nam 2019. + Xuất khẩu: tháng 5/2019: 148.555 tấn bao gồm 133.273 tấn tiêu đen chiếm 89,7%, trị giá đạt 338,1 triệu USD chiếm 87,5%, tiêu trắng xuất khẩu 15.242 tấn chiếm 10,3%, trị giá đạt 48,4 triệu USD chiếm 12,5%. + Bán ra nội địa: khoảng 7.000 tấn/năm. Tỷ trọng tiêu thụ nội địa chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nhưng chỉ chiếm khoảng 3%, còn lại 97% là xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Á: 59,2%, châu Âu: 17,2%, châu Phi: 6,9% +70% DN xuất khẩu theo hình thức FOB và 30% xuất khẩu theo hình thức CIF. Do đa phần các DN Việt Nam vừa và nhỏ nên chỉ muốn giao hàng lên đến tàu (FOB) để hạn chế rủi ro. +Nhu cầu Hồ tiêu thế giới hàng năm tăng 2-3%/năm trong khi đó sản lượng Hồ tiêu thế giới lại tăng 8-10%/năm dẫn đến cung vượt cầu, kéo theo giá Hồ tiêu rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Các DN Hội viên Hiệp hội xuất khẩu trực tiếp tới các nhà nhập khẩu. + Chuỗi cung ứng Hồ tiêu: Người nông dân ➔ Thương lái ➔ Đại lý cung ứng ➔ DN chế biến, xuất khẩu ➔ Nhà nhập khẩu + Chi phí logistics: ngành hồ tiêu: khoảng 15% trên giá thành Chi phí logistics quá cao so với giá trị hàng xuất khẩu 136 LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Stt Hiệp hội Thông tin chung về ngành hàng Tình hình về logistics đối với ngành hàng Các khó khăn về logistics của các ngành hàng 3 Hiệp hội Điều Vùng sản xuất hạt điều chính của cả nước tập trung ở Đông nam Bộ với hơn 50% diện tích là tại Bình Phước. Sau đó đến trung tâm chế biến tại Long An, Phú Yên. + Đây được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 3.52 tỷ USD xếp vị trí số 1 tính về kim ngạch trong các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Một con số đáng tự hào là Việt Nam hiện đang chiếm tổng sản lượng xuất khẩu lên đến trên 60% của toàn cầu, mặc dù sản lượng thu hoạch đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Bờ Biển Ngà. Việt Nam xuất khẩu 390,000 tấn điều nhân, do vậy vẫn có thực trạng, Việt Nam phải nhập nguyên liệu từ châu Phi (80%), Campuchia, Indonesia về để chế biến sau đó xuất khẩu hạt điều nhân. + Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (32%), EU: 25% (Hà Lan, Anh, Đức là các quốc gia nhập khẩu chính), Trung Quốc: 13%. Trong khi đó tiêu thụ nội địa chỉ chủ yếu trong dịp lệ tết và làm quà tặng. Trước đây khi xuất khẩu, các DN thường lựa chọn mua CIF và bán FOB, nhưng hiện nay có nhiều thay đổi, hiệp hội khuyến khích nên nhập khẩu FOB, yêu cầu nên có người ở nước xuất khẩu, có đơn vị hỗ trợ logistics ở nước xuất khẩu. Bán CIF thì DN Việt Nam sẽ chủ động hơn nhưng do DN thiếu thông tin, cơ sở hạ tầng kho bãi chưa đầy đủ nên phải thay đổi cho phù hợp. Chuỗi giá trị ngành nghề: cũng thông qua những đầu mối trung gian (Trader), Xuất khẩu trực tiếp và cả qua thương lái và môi giới, Hiệp hội hỗ trợ về thông tin, tạo cơ hội để kết nối hội viên hội nghị giao thương hội nghị khách hàng. + Chi phí logistics: ngành Điều: khoảng 5% giá trị hàng +Điều thường được bảo quản trong vòng từ 6 tháng-1 năm, do số lượng nguyên vật liệu lớn nên DN phải đưa về kho riêng của mình để xử lý, cũng có hình thức kho liên kết, kho thuê dịch vụ bên ngoài. Có một vài kho của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hệ thống kho bài bản bao gồm cả kho ngoại quan tại Bình Dương, Đồng Nai. Đặc biệt năm 2018 có nhiều biến động nên hàng nhập khẩu phải đưa vào kho ngoại quan để xử lý hay tạm thời tìm kiếm khách hàng. Đây cũng là một dịch vụ có nhu cầu khá cao mà nhà nước nên quan tâm vì hiện nay để lập kho ngoại quan thì thủ tục tương đối phức tạp. Hiệp hội đề xuất nên có những ưu đãi về thuế, điều kiện bảo quản xử lý kho chuyên nghiệp hơn, đảm bảo chất lượng hàng hoá, đối với điều vì có lớp vỏ cứng nên chỉ yêu cầu thông thoáng, nhiệt độ phòng, điều nhập khẩu dưới hình thức container thường, có lỗ thoáng khí, điều nhân xuất khẩu thường yêu cầu hút chân không. 137LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Stt Hiệp hội Thông tin chung về ngành hàng Tình hình về logistics đối với ngành hàng Các khó khăn về logistics của các ngành hàng 4 Hiệp hội Gỗ và Lâm sản +Các vùng sản xuất trọng tâm của ngành gỗ: Trồng rừng: tập trung ở các tỉnh phía bắc chiếm 38%; Bắc trung bộ: chiếm 20%; Duyên hải trung bộ: 25%; các vùng còn lại: 17%. +Hiện tại, Việt Nam khai thác bình quân với sản lượng 20 triệu m3 gỗ/năm với giá trị khoảng 2 tỷ USD. Theo số liệu năm 2018, chế biến và thương mại gỗ có giá trị 12 tỷ USD/năm. + Các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt nam chủ yếu bán theo giá FOB, các DN nước ngoài tự vận chuyển vì Việt Nam hiện chưa bán trực tiếp tại các thị trường ở nước ngoài. + Chuỗi cung ứng gỗ xuất khẩu (Hình 44) + Chuỗi cung ứng gỗ trong nước chủ yếu đối với gỗ rừng trồng (Hình 45 ): Gỗ được khai thác sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý - Cách thức vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ: + Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu: vận chuyển bằng container đến cảng xuất khẩu của Việt Nam; Thuê tàu vận chuyển đến các nước nhập khẩu (do đối tác nước ngoài thuê) + Gỗ và sản phẩm gỗ nội địa: Vận chuyển bằng đường bộ: bằng ô tô hoặc xe container; vận chuyển bằng đường thủy hay bằng đường sắt. 5 Hiệp hội Chè 200.000 tấn và 210.000 tấn chè khô. Tỷ trọng sản lượng % giữa các vùng sản xuất chính của ngành: Trung du miền núi phía Bắc: 75.5%, Trung Bộ 5%, Tây nguyên: 20%. Về tình hình xuất khẩu chè thì 98% là xuất khẩu, trong đó sản lượng chè đen chiếm 55%, giá bình quân xuât khẩu là 1,500 USD/tấn. Chè xanh và các loại khác: tiệu thụ nội địa 35%, xuất khẩu 65%. Tiêu thụ nội địa khoảng 45.000 tấn, tổng giá trị khoảng 50%. Một số địa phương cho xây dựng quá nhiều cơ sở chế biến, cạnh tranh nội bộ khốc liệt và không lành mạnh, nhà máy không kiểm soát được chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhiều quy định kiểm tra chuyên ngành còn chưa phù hợp; hệ thống VNACCS/VCIS chưa kết nối với hệ thống một cửa QG/ một cửa ASEAN làm kéo dài thêm thủ tục thông quan và Kiểm tra chuyên ngành tại cảng. Hệ thống kho bảo quản còn hạn chế, vốn ít, phải tiêu thụ nhanh để quay vòng vốn; chi phí vận tải cao. Nhiều cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu cụ thể, tranh mua tranh bán nguyên liệu, không kiểm soát được số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm. 138 LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Hình 45. Chuỗi cung ứng gỗ xuất khẩu (TCSXCB-tổ chức sản xuất chế biến, SPG: sản phẩm gỗ, CBG: chế biến gỗ) Nguồn: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và Kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học GTVT TPHCM và Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI) 5.6.2. Nhật xét của các Hiệp hội ngành hàng nông sản về tình hình logistics Thiếu phương tiện, thiếu kỹ thuật và kho lạnh không đủ đáp ứng nhu cầu: Những nước khác có xe lạnh phục vụ tận vườn, còn tại Việt Nam, sau khi thu hoạch thì vận tải bằng các phương tiện thô sơ như xe ba gác, xe máy hoặc ghe đổ lên xuống rồi chở tới khu tập kết, đổ xuống sàn, xuống đất mới đưa vào kho lạnh. Bên cạnh đó, kho lạnh nhưng không lạnh, công nghệ bảo quản sau thu hoạch có kỹ thuật còn yếu, cước phí tàu, hàng không còn cao so với khu vực. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 40 triệu USD đều chủ động thực hiện các hoạt động logistics, còn lại các doanh nghiệp khác không đủ năng lực thì phải thuê ngoài. Vấn đề thiếu cơ sở hạ tầng logistics, hoặc không gần khu nguyên liệu xuất khẩu, đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu có hệ thống logistics thì tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển. Tuy nhiên hiện nay, đa phần doanh nghiệp phải thuê xe container, xe này chạy lên Thành phố Hồ Chí Minh để ra cảng, nếu tàu chưa vào thì phải hạ bãi tại Cát Lái, chạy điện 1 đến 2 ngày trước khi xếp lên tàu. Riêng đối với hàng trái cây đi Mỹ phải chiếu xạ, phí chiếu xạ tại Việt Nam cũng cao hơn so với Thái Lan. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một công ty cung cấp dịch vụ chiếu xạ là công ty Sơn Sơn (Thành phố Hồ Chí Minh) nên doanh nghiệp phải đưa hàng nông sản lên Thành phố Hồ Chí Minh thì mới được cung cấp dịch vụ này để đảm bảo cho việc xuất khẩu, các yêu cầu khác gồm xác nhận vùng trồng, kiểm tra dư lượng và phải có code đóng gói của đơn vị sản 139LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 xuất hoặc vận chuyển. Năm 2018, Việt Nam bị trả về nhiều mẫu hàng nông sản do dư lượng chất bảo quản quá biên độ cho phép, và lý do hàng không lấy cùng một nơi, nguồn thu mua đa phần là từ các hộ gia đình, nhỏ lẻ. Do vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về vùng trồng riêng, an toàn thì mới chọn thu mua để xuất đi. Vấn đề tăng cước phí đồng loạt, tăng nhiều lần và chỉ báo trước thời gian ngắn (có khi chỉ 2 - 3 ngày) khiến cho doanh nghiệp sản xuất bị động. Một số cảng cũng áp thêm các phí dịch vụ mới (cảng Cát Lái từ 1/7/2018 thêm: điều chỉnh bước lũy tiến giá nâng tại bãi đối với container hàng thông thường và bổ sung phụ thu giá giao container hàng nhập tàu cảng khách về cảng Cát Lái). Các cảng biển tại Đồng bằng sông Cửu Long còn thiếu, nhất là các cảng nước sâu đủ khả năng phục vụ tàu vận chuyển container xuất khẩu trực tiếp. Tình trạng kẹt cảng, quá tải tại một số cảng trọng điểm (cảng Cát Lái, ...) diễn ra thường xuyên: tạo điều kiện cho các hãng tàu tăng phí dịch vụ và do giải phóng hàng chậm nên doanh nghiệp tốn chi phí lưu kho bãi, thời gian chờ đợi. Hệ thống cầu đường còn thiếu, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít đường cao tốc, nhiều cầu - cống trong khi quy định kiểm soát trọng tải gắt gao. Hệ thống giao thông thiếu kết nối (giữa vận chuyển đường bộ với các phương thức khác, kết nối khu vực cảng Cái Mép với khu vực Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh). Phí cầu đường cao và quá nhiều trạm BOT trên đường quốc lộ, khoảng cách giữa các trạm BOT nhiều khi quá gần. Chi phí nhiên liệu (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành vận tải), chi phí bốc xếp tại cảng, chi phí phát sinh do tắc nghẽn giao thông đường bộ, chi phí không chính thức... đều có chiều hướng tăng qua các năm. 5.6.3. Đề xuất của các Hiệp hội ngành hàng về logistics nông sản Nhu cầu về hình thành trung tâm chế biến sau thu hoạch: Theo ý kiến của Hiệp hội Rau quả: nên đặt gần nguồn sản xuất và xuất khẩu. Tỷ lệ hao hụt hiện nay khoảng 35% đối với quả và 40% đối với rau do thiếu công nghệ sau thu hoạch, thiếu nhà máy chế biến và vấn đề logistics gây ra, thống kê về ngành có tổng cộng 140 nhà máy chế biến trên toàn quốc trong đó miền Bắc ít hơn miền Nam. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất nên xây dựng kho lớn gần cảng, có trung tâm kiểm nghiệm, giám định chất lượng quốc tế gần kho. Hiệp hội Chè đề xuất nên có Trung tâm vùng sản xuất. Hiệp hội Gỗ đề xuất hình thành Trung tâm giao dịch về chế biến gỗ (Chợ gỗ), ngành gỗ đã hình thành các trung tâm này từ nhiều năm nay như ở Đồng Nai (Chợ gỗ Long Bình, Nhơn Trạch); Hải Phòng... 140 LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 Bảng 16. Đề xuất của các Hiệp hội ngành hàng về vấn đề logistics phục vụ hàng nông sản Stt Hiệp hội Đề xuất về logistics Đề xuất khác 1 Hiệp hội Rau quả Nên tăng số lượng công ty chiếu xạ, giảm giá thành logistics, công nghệ sau thu hoạch nên cải tiến, kiểm soát giá cước hàng không và vận tải biển. Cho phép các DN sản xuất với quy mô lớn hơn. Quy hoạch đất đai dành cho nông nghiệp 2 Hiệp hội Hồ tiêu Hỗ trợ các chương trình XTTM Quốc gia, khảo sát thị trường. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các DN 3 Hiệp hội Điều Kiểm soát những đơn vị cung cấp tàu biển do phí tàu biển chưa được minh bạch, nhiều chi phí bàn nhiều nhưng chưa giảm (ví dụ: THC). Vấn đề liên quan đến hàng hóa và xử lý sau thông quan: cũng cần phải hỗ trợ để DN giải phóng hàng nhanh, liên quan đến kiểm hóa và kiểm định thực vật. Quy trình thủ tục cũng có thời điểm gây khó khăn cho DN: cục bảo vệ thực vậy xem xét điều chỉnh quy trình kiểm dịch thực vật tại cảng, cho phép kiểm dịch tại kho như trước, còn hiện nay lại yêu cầu kiểm dịch tại cảng như vậy tăng thêm chi phí vận tải 4 Hiệp hội Chè Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ trên từng địa bàn Thực hiện nghiêm luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, mỗi nhà máy phải gắn bó chặt chẽ với một vùng nguyên liệu Nguồn: Kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học GTVT TPHCM và Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI) Bên cạnh đó, các Hiệp hội ngành hàng nông sản cũng có những đề xuất tương đồng với nhau về các vấn đề chính sau: + Đối với các công ty dịch vụ logistics: - Tăng cường hợp tác giữa các công ty logistics như chia sẻ hàng hóa, qua đó cân đối luồng hàng vận chuyển hai chiều nhằm nỗ lực tiết kiệm chi phí logistics cho khách hàng; - Các công ty logistics trong nước cần nâng cao năng lực chuyên môn xây dựng liên minh chiến lược với các công ty logistics nước ngoài, từ đó tạo dựng mối quan hệ cùng có lợi để có thể trực tiếp cung cấp các dịch vụ logistics quốc tế; - Tận dụng và khai thác vận tải thủy nội địa nhằm giảm ách tắc tại các khu vực trọng điểm và giảm chi phí vận tải. + Đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước: - Nhà nước xem xét để giảm giá phí cầu đường, phí BOT, tăng cự ly các trạm BOT để phù hợp với khả năng của doanh nghiệp; - Minh bạch trong vấn đề thủ tục hải quan và vận tải đường bộ để chi phí không chính thức không còn là gánh nặng cho hoạt động logistics; - Cần thiết lập trung tâm logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long để đáp ứng nhu cầu sản 141LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu để kết nối với các “vệ tinh” của các tỉnh trong vùng nhằm giảm chi phí và quản lý thống nhất chất lượng hàng nông sản; - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan trọng nhất là xây dựng thêm các cảng nước sâu ở Đồng bằng sông Cửu Long để doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp, đỡ tốn thời gian và giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp; - Tăng cường các hệ thống giao thông kết nối giữa các cảng biển để tránh việc quá tải tại một sô cảng; - Thúc đẩy việc kết nối hệ thống VNACCS/VCIS với hệ thống một cửa quốc gia/ một cửa ASEAN; - Giảm thiểu thủ tục thông quan, kiểm tra tại khâu nhập khẩu, tăng cường hậu kiểm, giảm các mức phí và lệ phí trong xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.  BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 142 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN KẾT LUẬN Những biến động trong thương mại quốc tế, với tác động đan xen của các FTA thế hệ mới và các rào cản thương mại, những bước tiến lớn về công nghệ, những xu hướng mới trong thương mại điện tử cùng các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong logistics đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư quốc tế. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tương lai. Những nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh về logistics, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành... đã cho thấy những kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua kết quả bảng xếp hạng Chỉ số năng lực logistics mà Ngân hàng Thế giới đánh giá khi Việt Nam được đánh giá ở vị trí 39/160 (tăng 25 bậc so với năm 2016), đứng đầu trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Bước sang năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp cần tiếp tục chú ý tập trung vào một số hoạt động sau: - Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 200/QĐ- TTg ngày 14/02/2017 và Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội. - Các Bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành; rà soát, sửa đổi những quy định còn chồng chéo, vướng mắc. - Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng logistics trọng điểm. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics. - Theo dõi chặt chẽ, bám sát những diễn biến của thị trường thế giới, tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để thu hút đầu tư phát triển logistics, đặc biệt là logistics ứng dụng công nghệ cao. - Mở rộng mạng lưới đào tạo về logistics, đẩy mạnh tuyên truyền về logistics cho các cấp, các ngành và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 143LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục các văn bản chính sách quan trọng Số hiệu Cơ quan ban hành Nội dung chính Ngày ban hành Ngày có hiệu lực I. Cấp Bộ Chính trị Nghị quyết số 43-NQ/TW Bộ Chính trị  Xây dựng và phát triển thành phố  Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 24/01/2019 24/01/2019 Nghị quyết số 45-NQ/TW Bộ Chính trị  Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 24/01/2019 24/01/2019 II. Cấp Chính phủ, Thủ tướng chính phủ Nghị định số 07/2019/ NĐ-CP Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay 23/01/2019 11/3/2019 Nghị định số 33/2019/ NĐ-CP Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 23/4/2019 17/6/2019 Nghị định số 56/2019/ NĐ-CP Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 24/6/2019 24/6/2019 Quyết định số 105/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch” 22/01/2019 22/01/2019 Quyết định số 684/QĐ-TTg  Thủ tướng Chính phủ  Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 4/10/2016 về việc thành lập Ủy Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa Quốc gia và Tạo thuận lợi Thương mại, goi tắt là Ủy ban 1899 với các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến lĩnh vực logistics 4/6/2019 4/6/2019 Quyết định số 703/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” 7/6/2019 7/6/2019 Quyết định số 23/2019/ QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Quyết định về Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập (trong đó Quy định về hàng hóa làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu đối với từng hình thức vận tải) 27/6/2019 01/9/2019 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 144 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN III. Cấp Bộ, ngành Quyết định số 708/QĐ-BCT  Bộ Công Thương Phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam. 26/3/2019 26/3/2019 Quyết định số 616/QĐ- BGTVT Bộ Giao thông vận tải Công bố danh mục bến cảng  thuộc các cảng biển Việt Nam 9/4/2019 9/4/2019 Quyết định số 954/QĐ- BGTVT Bộ Giao thông vận tải Công bố danh mục cảng cạn (ICD) Việt Nam 16/5/2019 16/5/2019 Quyết định số 876/QĐ-BTC Bộ Tài chính Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019- 2021. 27/5/2019 27/5/2019 Thông tư số 13/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam 29/03/2019 01/6/2019 Thông tư số 08/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện 28/02/2019 01/6/2019 Thông tư số 05/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải 29/01/2019 15/3/2019 Thông tư số 02/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng 11/01/2019 01/4/2019 Thông tư số 09/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu 01/3/2019 01/9/2019 Thông tư số 21/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận, vùng nước cảng biển Bình Thuận - Ninh Thuận tại khu vực Vĩnh Tân - Cà Ná và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Bình Thuận 12/06/2019 01/8/2019 Thông tư số 34/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa 6/9/2019 01/11/2019 Thông tư số 36/2019/ TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam 12/9/2019 01/11/2019 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 145LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN IV. Cấp địa phương Kế hoạch số 08/KH-UBND UBND thành phố Hà Nội Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố. 8/1/2019 8/1/2019 Quyết định số 549/QĐ- UBND UBND thành phố Hải Phòng Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 14/3/2019 14/3/2019 Quyết định số  23/2019/ QĐ-UBND UBND thành phố Hồ Chí Minh Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của  Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về hạn chế và cấp phép ô tô chở hàng, ô tô tải lưu thông trong khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh 16/9/2019 26/9/2019 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 146 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN Phụ lục 2: Thống kê các trường đại học có đào tạo chuyên ngành logistics tại Việt Nam TT Tên trường Tên ngành/chuyên ngành Hệ đào tạo Quy mô tuyển sinh 2019 1 ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu Ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng (4 chuyên ngành) Đại học chính quy 150 2 ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TPHCM Ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 130 3 ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 50 4 ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải - Ngành Khai thác vận tải/ chuyên ngành Logistics và Vận tải đa phương thức - Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 150 100 5 ĐH Công nghệ TPHCM Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 50 6 ĐH Duy Tân Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 50 7 ĐH Điện Lực Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 60 8 ĐH Giao thông Vận tải (Hà Nội) - Ngành Quản trị Kinh doanh/ chuyên ngành Quản trị logistics - Ngành Khai thác Vận tải/ chuyên ngành Logistics 100 9 ĐH Giao thông Vận tải TPHCM Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng/ chuyên ngành Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức - Đại học hệ đại trà, CLC - Đại học liên kết quốc tế 350 50 10 ĐH Hàng hải - Chuyên ngành Logistics và Chuỗi cung ứng - Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và Logistics - Đại học chính quy - ĐH chương trình tiên tiến 135 80 11 ĐH Hoa Sen Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 50 12 ĐH Kinh tế Quốc dân Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 60 13 ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 60 14 ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 60 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 147LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 15 ĐH Kỹ Thuật - Công nghệ Cần Thơ Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 40 16 ĐH Ngoại Thương Ngành Kinh doanh quốc tế/ chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học dạy bằng tiếng Anh 100 17 ĐH Nguyễn Tất Thành Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 50 18 ĐH RMIT Việt Nam Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics Đại học dạy bằng tiếng Anh 50 19 ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 100 20 ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 155 21 ĐH Quốc tế Hồng Bàng Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 110 22 ĐH Thăng Long Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 50 23 ĐH Thủ Dầu Một Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 80 24 ĐH Thủ đô Hà Nội Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 70 25 ĐH Thương Mại Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 100 26 ĐH Văn Hiến Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học chính quy 100 27 HV Chính sách & phát triển Ngành Kinh tế Quốc tế/chuyên ngành Thương mại Quốc tế và Logistics Đại học chính quy 70 28 HV Tài chính Chuyên ngành Hải quan và Logistics Đại học chính quy 50 Tổng cộng 2.810 Nguồn: Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Thương mại tổng hợp theo thông tin tuyển sinh của các trường năm 2019 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 148 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN Phụ lục 3: Thống kê các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề logistics tại Việt Nam TT Tên cơ sở đào tạo Quy mô tuyển sinh Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Tổng TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ (0/137 trường) Chưa có trường đào tạo ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (9/269 trường) 1 Trường Cao đẳng Đường sắt 35 70 105 2 Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I 25 25 3 Trường Cao đẳng nghề LICOGI 180 180 4 Trường Cao đẳng GTVT Đường thuỷ I 35 35 5 Trường TC Nghề Công nghiệp Du lịch Thăng Long 35 35 6 Trường Cao đẳng Hàng hải I 60 50 50 160 7 Trường Cao đẳng VMU 50 50 8 Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương II 25 25 9 Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình 50 50 BẮC TRUNG BỘ 10 Trường trung cấp nghề GTVT Quảng Trị 70 70 11 Trường cao đẳng giao thông Huế 50 50 12 Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế 50 50 NAM TRUNG BỘ (4/96 Trường) 13 Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V 100 80 180 14 Trường Cao đẳng Bách Khoa Đà Nẵng 20 20 15 Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 35 35 16 Trường Cao đẳng giao thông vận tải II 70 90 160 TÂY NGUYÊN (2/61 Trường) 17 Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đắk Lắk 70 70 18 Trung tâm GDNN- GDTX Đãk Song 50 50 ĐÔNG NAM BỘ (14/175 Trường) 20 Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 80 20 100 21 Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh 70 70 22 Trường Cao đẳng Viễn Đông 70 70 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 149LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 23 Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM 30 60 90 24 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ 20 20 25 Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TPHCM 40 40 26 Trường Cao đẳng GTVT Trung ương III 60 90 150 27 Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM 90 25 115 28 Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI 60 20 80 29 Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 300 300 30 Trường Cao đẳng Giao thông vận tải 100 100 31 Phân hiệu Cao đẳng Đường sắt Phía Nam 25 25 32 Trường Cao đẳng Cơ giới và Thuỷ lợi 40 40 33 Trường Cao đẳng Thống kê II 25 25 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (5/120 Trường) 34 Trường TC Nghề & đào tạo CB HTX miền Nam 40 40 35 Trường trung cấp giao thông vận tải miền Nam 100 100 200 36 Trường trung cấp Tây Đô 100 200 300 37  Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ 40 40 38 Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Long An 120 120 TỔNG 1.195 1.260 825 3.280 Nguồn: Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Thương mại tổng hợp theo thông tin tuyển sinh của các Trường năm 2019 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 150 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN Phụ lục 4: Thống kê về năng lực chứa hàng của một số kho lạnh mới được xây dựng và đang được khai thác Stt Kho lạnh Công ty Vị trí Năng lực m2 Pallet 1 Thăng Long Logistics Công ty CP Transimex Hưng Yên 5 100 12 000 2 Kho lạnh SK Công ty cổ phần đầu tư kho vận SK logistics Hưng Yên 8 000 10 000 3 Kho lạnh Transimex Tập Đoàn Transimex Thành Phố Hồ Chí Minh 9 000 15 000 4 Kho lạnh Meito Công ty TNHH Meito Việt Nam Khu CN Sóng Thần 2 - Bình Dương 26 000 30 000 5 Kho lạnh PK Công Ty TNHH Thực Phẩm & Kho Lạnh PK Viet Food Long An - 5 200 6 Ryobi Tập đoàn Ryobi Holdings (RYOBI) Ryobi Việt Nam Quận 9 - TpHCM 24 000 8 000 7 CLK Công ty TNHH Kho lạnh CLK Bình Dương 6 321 15 000 8 Newland VJ Công ty TNHH Ministop Việt Nam  Bình Dương 20 000 15 000 9 Emergent cold Emergent Cold Bình Dương Bắc Ninh 42 500 22 000 36 650 20 000 10 Perferred Freezer Công ty TNHH Ministop Việt Nam  Quận 7 - TPHCM 1 600 - 11 Minh Phú Gemadept Công ty Cổ phần Mekong Logistics Hậu Giang 15 000 50 000 12 Hoàng Phi Quân Hoàng Lai Group Thủ Đức - 20 000 MT 13 Hoàng Lai 1 Hoàng Lai 2 Hoàng Lai Hoàng Lai Group Thủ Đức Thủ Đức Long An 8 334 3 480 MT  1 002 MT 15 000 MT 14 ABA ABA coltrans Hà Nội TPHCM - 15 000 25 000 15 Alfa Công ty Cổ Phần ANPHA-AG Long An 10 000 20 000 16 Satra Chi Nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên - Kho Lạnh Satra Quận 8 - TPHCM - 22 000 17 Konoike Công Ty TNHH Vận Tải Việt Nhật Quận 7 - TPHCM 3 000 1 000 Nguồn: Kết quả tổng hợp của Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học GTVT TPHCM và Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI) BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 151LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Nhóm 20 công ty 3PL lớn nhất thế giới 21 Bảng 2. Khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển giai đoạn 2012 - 2019 27 Bảng 3. Hạ tầng giao thông đường bộ 30 Bảng 4. Một số Trung tâm logistics lớn khánh thành và đi vào hoạt động 42 Bảng 5. Tỷ trọng thuê ngoài dịch vụ của doanh nghiệp 76 Bảng 6. Chi phí logistics của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 78 Bảng 7. Đánh giá của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về năng lực logistics quốc tế của Việt Nam 80 Bảng 8. Đánh giá của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về năng lực logistics nội địa 81 Bảng 9. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics theo quy mô lao động 84 Bảng 10. Sự sẵn có của nhân lực logistics lành nghề tại Việt Nam 86 Bảng 11. Thu nhập trung bình hàng tháng của nhân lực logistics tại TPHCM 87 Bảng 12. Một số chương trình đào tạo ngắn về logistics tại Việt Nam 91 Bảng 13. Một số hoạt động trao đổi đoàn năm 2019 102 Bảng 14. Các cửa khẩu giao thương chính giữa Việt Nam - Trung Quốc 115 Bảng 15. Chi phí và tỷ lệ hao hụt trong các công ty chế biến nông sản 128 Bảng 16. Đề xuất của các Hiệp hội ngành hàng về vấn đề logistics phục vụ hàng nông sản 140 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 152 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN DANH MỤC HÌNH Hình 1. Một số chỉ tiêu kinh tế trong 9 tháng năm 2019 so cùng kỳ năm trước 11 Hình 2. Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 9 tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2019 13 Hình 3. Hệ thống phân loại tự động của GHN 41 Hình 4. Dropshipping 47 Hình 5. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ 52 Hình 6. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không 54 Hình 7. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường sắt 55 Hình 8. Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018 60 Hình 9. Thống kê hoanh nghiệp Việt Nam theo ngành nghề 71 Hình 10. Phân bổ doanh nghiệp theo địa phương 72 Hình 11. Thành phần các doanh nghiệp tham gia điều tra 73 Hình 12. Vị trí địa lý và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp tham gia khảo sát 73 Hình 13. Kênh phân phối của doanh nghiệp 74 Hình 14. Phương thức vận tải được sử dụng 75 Hình 15. Phương thức vận tải doanh nghiệp sử dụng 75 Hình 16. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực logistics 76 Hình 17. Thống kê về hoạt động đánh giá nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 77 Hình 18. Tình hình xây dựng chiến lược/kế hoạch hoạt động logistics của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 79 Hình 19. Các hoạt động hỗ trợ tại doanh nghiệp 79 Hình 20. Tỷ trọng lao động làm việc theo các loại hình dịch vụ logistics 85 Hình 21. Các loại hình đào tạo nhân lực logistics phổ biến tại doanh nghiệp Việt Nam 92 Hình 22. Cơ cấu xuất khẩu trái cây Việt Nam 2018 106 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 153LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN Hình 23. Các vấn đề đối với hàng thực phẩm hiện nay 109 Hình 24. Các địa điểm mua thực phẩm của người tiêu dùng 110 Hình 25. Đề xuất của người tiêu dùng 110 Hình 26. Thị phần của các kho lạnh cho thuê ngoài của Việt Nam 112 Hình 27. Thị phần vận tải lạnh của Việt Nam năm 2018 113 Hình 28. Phân khúc khách hàng của doanh nghiệp logistics 117 Hình 29. Thị trường xuất nhập khẩu của khách hàng DN hàng nông sản 118 Hình 30. Phương thức vận tải cung cấp bởi DN logistics phục vụ hàng nông sản 118 Hình 31: Số lượng đầu xe vận chuyển 119 Hình 32: Số kho lạnh của DN logistics 119 Hình 33. Trang thiết bị đang sử dụng phục vụ hàng lạnh 119 Hình 34. Trang thiết bị dự định đầu tư của DN logistics 120 Hình 35. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng lên chi phí logistics phục vụ hàng lạnh 121 Hình 36. Quy mô nhân sự và doanh thu các DN tham gia khảo sát 124 Hình 37. Vùng thu mua nguyên vật liệu của công ty 124 Hình 38. Thị trường tiêu thụ chính của các công ty 125 Hình 39. Các điều khoản Incoterms DN sử dụng trong xuất khẩu 125 Hình 40. Địa điểm tập kết hàng trước khi đưa ra thị trường 126 Hình 41. Chi phí logistics trong tổng chi phí của doanh nghiệp 126 Hình 42. Những khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến kho bãi 127 Hình 43. Tỷ lệ tự làm/thuê ngoài dịch vụ logistics của các công ty chế biến nông sản 128 Hình 44. Khảo sát doanh nghiệp đã có chứng nhận về quy trình sản xuất an toàn 129 Hình 45. Chuỗi cung ứng gỗ xuất khẩu 138 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2019 154 LOGISTICS HỖ TRỢ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN DANH MỤC HỘP Hộp 1: Nghiên cứu điển hình: Logistics Thái Lan và cơ hội phát triển từ chương trình Thái Lan 4.0 20 Hộp 2: Hệ thống cảng biển Nghi Sơn 27 Hộp 3: Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn 31 Hộp 4: Tàu container nhanh Yên Viên - Sóng Thần 33 Hộp 5: Trung tâm Logistics Hateco - mô hình trung tâm logistics tích hợp 46 Hộp 6: Đào tạo nhân lực logistics tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh 90 Hộp 7: Công ty Vina T&T - “Cạnh tranh là phải đảm bảo lợi ích của khách hàng” 122 Hộp 8: Hoàng Hà International Logistics 133 BÁO CÁO Logistics Việt Nam2019 NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG Trụ sở: Số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 024 3 934 1562 * Fax: 024 3 938 7164 Website: Email: nxbct@moit.gov.vn Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc - Tổng Biên tập Nguyễn Minh Huệ Biên tập: Tôn Nữ Thanh Bình - Đồng Thị Thu Thủy Trình bày: Vương Nguyễn LOGISTICS NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN In 750 cuốn, khổ 19x27cm tại Công ty TNHH In và Thương mại Trần Gia Địa chỉ: Số 14, ngõ 464 đường Âu Cơ, P.Nhật Tân, Q. Tây Hồ, Hà Nội Số xác nhận đăng kí xuất bản: 3903-2009/CXBIPH/02-159/CT Số Quyết định xuất bản: 290/QĐ - NXBCT ngày 11 tháng 11 năm 2019 Mã số ISBN: 978-604-931-966-2 In xong và nộp lưu chiểu Quý 4/2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_logistics_viet_nam_2019.pdf
Tài liệu liên quan