Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần merufa

Công nghệ : công ty cổ phần MERUFA với trang thiết bị hiện đại, được đầu tư hàng năm, đa số là máy tự động nhập từ nước ngoài, cùng với đội ngũ kỹ thuật quản lý, công nhân có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm thường xuyên tiếp cận với công nghệ mới trong và ngoài nước. Hệ thống máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất găng chủ yếu nhập từ các nước như:Nhật, Đài Loan, Malaisia, Hồng Kông. Công suất của nhà máy có thể đạt 12.000 tấn/năm.Công ty có mạng lưới phân phối cả nước, có đội xe vận chuyển đến các tỉnh lân cận. Tỷ trọng xuất khẩu đạt khoảng 5 %, tuy nhiên đầy hứa hẹn cho các năm tới. Dự tính trong tương lai sẽ sản xuất những mặt hàng phục vụ cho ngành mỹ phẩm. Cơ sở vật chất: văn phòng nhà xưởng tọa lạc tại khu công nghiệp thuận lợi cho việc giao thông ra vào thành phố và các tỉnh lân cận. Tổng diện tích nhà máy: 30.000 m2, máy móc thiết bị được bố trí hợp lý thuận lợi cho sản xuất. Tình hình nhân sự: công ty có trên 300 công nhân viên, trong đó có 200 người sản xuất trực tiếp, còn lại là lực lượng sản xuất gián tiếp. Đội ngũ kỹ sư và nhân viên được đào tạo bài bản, yêu nghề và chuyên nghiệp. 1.4 Các sản phẩm của công ty Găng tay phẫu thuật đã qua tiệt trùng được viên Paster thành phố Hồ Chí Minh kiểm định nếu đạt thì mới được đóng gói và bán ra thị trường. Trong trường hợp nếu mẫu gửi viện Paster kiểm định không đạt thì toàn bộ lô hàng sẽ được kiểm tra và trả lại cho phân xưởng. Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, công ty đã đăng ký hợp đồng tư vấn với Trung tâm tiêu chuẩn dđo lường chất lường 3 để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO -9001:2008. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2011 và duy trì cho các năm sau bởi sự đánh giá chứng nhận và giám sát của Quacert

doc58 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần merufa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MERUFA Lịch sử phát triền và hình thành công ty Xí nghiệp cao su y tế viết tắt là MERUFA (medical rubber factory) được thành lập theo quyết định số 658/BYT ngày 18/08/1987 thuộc bộ y tế, trên cơ sở giữa sự hợp tác của Chính Phủ Việt Nam và tổ chức dân số thế giới (Liên Hợp Quốc). Theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà Nước ta, nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của doanh nghiệp, tạo động lực mới để phát triển kinh tế, chính vì thế ngày 25 tháng 5 năm 2002 theo quyết định số 410/QĐ - TTG của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển xí nghiệp cao su y tế là doanh nghiệp của nhà nước công ty cổ phần. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MERUFA. Tên tiếng anh: MERUFA JOINT STOCK COMPANY. Tên giao dịch: MERUFA. Tên giao dịch chứng khoán: MER. Logo: hình trái đất có chữ MERUFA chạy xung quanh. Website: WWW.Merufa.com.vn Trụ sở chính đặt tại: 38 Trương Quốc Dung, phường 8, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 8440187-8442040-8478704. Fax: (84.8) 8441398-8441559. Email: MERUFA@ hcm.vnn.vn Chi nhánh miền bắc: 40 Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại(84.4)5261909. Fax: (84.4)5760839. Ngoài ra, còn có 2 trụ sở phụ đặt tại: 138 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh chuyên sản xuất cao su khô. Hệ thống nhà kho đặt tại Hóc Môn, Củ Chi. Từ quý 3 năm 2006, MERUFA hoạt động ở một cơ sơ mới, toạ lạc tại KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, trên một mặt bằng diện tích xấp xỉ 20.000 m2. Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là: “Sản xuất, mua bán bao cao su tránh thai, găng tay y tế, nút chai và các sản phẩm, thiết bị dụng cụ y tế khác cung cấp cho nền kinh tế quốc dân”. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn thực hiện phương châm “CHẤT LƯỢNG LÀ SỰ SỐNG CÒN CỦA CÔNG TY” vì vậy, sản phẩm của công ty sản xuất ra ngày càng nâng cao qua từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Thành quả đạt được của công ty: Năm 1993 sản phẩm Condom của công ty đã đạt huy chương vàng tại Hội chợ Giảng Võ – Hà Nội. Sản phẩm găng tay phẫu thuật của công ty đã đạt huy chương vàng tại Hội chợ Quang Trung 1993. Năm 1996 Công ty được Bộ Khoa học Công nghệ trao giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 1996 vế sản phẩm condom và găng tay phẫu thuật. Công ty đã đạt giấy chứng nhận ISO 9002 (1994) số HT086.00.14 do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (QUACERT) cấp ngày 10/06/2000 và số QUAL/2000/15048 do Tổ chức AFAQ ASCERT và IQ Net cấp ngày 20/08/2000, chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng của công ty trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp bao cao su và găng tay phẫu thuật phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9002: 1996/ISO 9002: 1994, sau đó chúng tôi đã chuyển đổi thành công hệ thống quản lí chất lượng sang phiên bản ISO 9001 (2000), số HT 086/1.03.14 được cấp ngày 17/10/2003 đến 16/10/2006. Trong tương lai gần, công ty đang xúc tiến nâng cao hệ thống chất lượng quản lý nhằm đạt tịêu chuẩn của liên minh Châu Âu (EU). 1.2 Sơ đồ tổ chức và hoạt động của công ty Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 1.3 Quy mô của công ty Công nghệ : công ty cổ phần MERUFA với trang thiết bị hiện đại, được đầu tư hàng năm, đa số là máy tự động nhập từ nước ngoài, cùng với đội ngũ kỹ thuật quản lý, công nhân có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm thường xuyên tiếp cận với công nghệ mới trong và ngoài nước. Hệ thống máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất găng chủ yếu nhập từ các nước như:Nhật, Đài Loan, Malaisia, Hồng Kông. Công suất của nhà máy có thể đạt 12.000 tấn/năm.Công ty có mạng lưới phân phối cả nước, có đội xe vận chuyển đến các tỉnh lân cận. Tỷ trọng xuất khẩu đạt khoảng 5 %, tuy nhiên đầy hứa hẹn cho các năm tới. Dự tính trong tương lai sẽ sản xuất những mặt hàng phục vụ cho ngành mỹ phẩm. Cơ sở vật chất: văn phòng nhà xưởng tọa lạc tại khu công nghiệp thuận lợi cho việc giao thông ra vào thành phố và các tỉnh lân cận. Tổng diện tích nhà máy: 30.000 m2, máy móc thiết bị được bố trí hợp lý thuận lợi cho sản xuất. Tình hình nhân sự: công ty có trên 300 công nhân viên, trong đó có 200 người sản xuất trực tiếp, còn lại là lực lượng sản xuất gián tiếp. Đội ngũ kỹ sư và nhân viên được đào tạo bài bản, yêu nghề và chuyên nghiệp. 1.4 Các sản phẩm của công ty Găng tay phẫu thuật đã qua tiệt trùng được viên Paster thành phố Hồ Chí Minh kiểm định nếu đạt thì mới được đóng gói và bán ra thị trường. Trong trường hợp nếu mẫu gửi viện Paster kiểm định không đạt thì toàn bộ lô hàng sẽ được kiểm tra và trả lại cho phân xưởng. Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, công ty đã đăng ký hợp đồng tư vấn với Trung tâm tiêu chuẩn dđo lường chất lường 3 để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO -9001:2008. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2011 và duy trì cho các năm sau bởi sự đánh giá chứng nhận và giám sát của Quacert Hình 1.2 Găng tay phẫu thuật Hình 1.3 Các loại nút cao su CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT CÂY CAO SU 2.1 Sơ lược về nguồn nguyên liệu cao su Trong công nghiệp cao su thì cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất, nó quyết định phần lớn tính năng sử dụng của sản phẩm. Do đó việc lựa loại cao su, phẩm cấp của từng loại cao su, đó là điều hết sức cần thiết. Đôi lúc trên một sản phẩm phải dùng đến hai, ba loại cao su và có phẩm chất khác nhau, có như thế mới đạt yêu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất. Không thể có sản phẩm tốt nếu không sử dụng cao su đạt chất lượng. Ngược lại không nên sử dụng cao su tốt đối với những sản phẫm hay những phần trên sản phẩm không đòi hỏi tính cơ lý cao. 2.2 Thành phần cấu tạo của hạt cao su 2.2.1 Cấu tạo - Vỏ bảo vệ - vỏ chất lỏng - nhân cao su Vỏ bảo vệ nhân cao su Vỏ chất lỏng Hình 2.1 Cấu tạo hạt cao su 2.2.2 Tính chất Vùng ổn định Vùng đông đặc Vùng ổn định + - 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 pH Hình 2.2 Tính chất pH của cao su Cao su bao gồm nhiều hạt hình quả lê, mang điện tích âm. Trong 1ml mủ nước chứa 35% hàm lượng cao su khô và khoảng 200 triệu hạt. Đường kính mỗi hạt 0,139–0,173 μ, mủ cao su mang tính kiềm yếu nhưng sau một thời gian các vi sinh vật trong mủ phát triển sẽ tiết ra các loại acid làm mủ bị động, khối lượng riêng cao su là 0,914 g/cm3. Cao su thiên nhiên tan trong các dung môi họ béo, họ thơm, ít tan trong các dung môi cho ra oxi như cetone. 2.2.3 Về mặt lý tính và hóa tính Vài tính chất lý học của cao su thiên nhiên: - Tỉ trọng 0,92 - Chiết suất (200C) 1,52 - Hệ số trương nở thể tích 0,00062 - Khả năng tỏa nhiệt khi đốt 10,7 Cal/g - Độ dẫn nhiệt 0,00032 Cal.0C/s.cm3 - Hằng số điện môi 2,37 - Hệ số công suất (1000 chu kỳ) 0,15-0,2 - Trở kháng thể tích 1015 Ω/cm3 Cấu trúc phân tử của cao su thiên nhiên là polyisopren có công thức là (C5H8)20000 ở dạng Cis-1,4. Công thức cấu tạo: Dạng isopren Cis-1,4 này chiếm 100% trong dây phân tử cao su của giống Hevea Brasiliensis. Chính nhờ cấu trúc đều đặn này (khác với polyisopren tổng hợp) làm cho cao su này kết dính không bị kéo căng, dẫn đến kết quả là lực kéo đứt cao su sống rất cao ảnh hưởng đến quy trình cán luyện cũng như tính năng của sản phẫm khi chưa có chất độn. Mỗi đơn vị -C5H8- của dây phân tử lại có một nối đôi (chưa bão hòa) làm cho cao su có thể lưu hóa dễ dàng bằng hệ thống lưu huỳnh. Tuy nhiên điều này cũng làm cho cao su thiên nhiên dễ bị oxi hóa. Ozon tác kích dẫn đến tình trạng lão hóa (đứt mạch) do đó tính chịu nhiệt của cao su kém, cao su thiên nhiên dễ bị phân hủy ở 1920C. Ngoài ra cao su thiên nhiên dây phân tử không có cực nên dễ bị hòa tan trong dầu khoáng nhưng không tan trong acetone. 2.3 Nguyên liệu sản xuất chính Tại công ty nguyên liệu chính để sản xuất là Latex cao su thiên nhiên, Latex cao su thiên nhiên được sản xuất từ mủ nước cao su thiên nhiên, bằng phương pháp ly tâm 2 lần để cho ra mủ Latex cao su thiên nhiên có hàm lượng cao su nguyên chất có thể lên tới 60-65 %. Latex cao su thiên nhiên ly tâm được tồn trữ trong các bồn chứa và được cho thêm vào các chất bảo quản như amoniac để tránh hiện tượng đông tụ, thối rửa do protein gây ra. Nếu bảo quản tốt mủ Latex cao su thiên nhiên có thể tồn trữ trong vòng 2 tháng. 2.4 Nguyên liệu phụ (chất phụ gia) Cao su sử dụng ở dạng nguyên chất rất ít, hầu hết các sản phẩm cao su đều phải sử dụng các chất phụ gia mới đạt yêu cầu sử dụng. Mỗi một loại chất phụ gia đều mang lại cho nguyên liệu cao su một số tính năng cần thiết cho thành phẩm, cho quy trình sản xuất và ngay cả ngoại quan của sản phẩm. Có thể phân loại các chất phụ gia như sau: -Chất lưu hóa -Chất xúc tiến lưu hóa -Chất trợ xúc tiến -Chất phòng lão -Chất độn -Chất phân tán -Chất ổn định pH - Chất ổn định mủ Những phụ gia được dùng trong đơn công nghệ sản xuất găng tay: 2.4.1 Chất lưu hóa Các chất lưu hóa được thêm vào nguyên liệu cao su nhằm mục đích tạo một mạng lưới không gian ba chiều giữa các phân tử cao su làm cho cao su nguyên liệu sau khi lưu hóa có khả năng sử dụng ở trong một thang nhiệt độ rất rộng. Có 3 nhóm sau: -Nhóm lưu huỳnh và các chất tương tự: lưu huỳnh, Selenium, Tellurium -Nhóm hóa chất mang lưu huỳnh: Alkylphenol disulfide, dibutylxanthogen dinelfie. -Nhóm lưu hóa không sử dụng lưu huỳnh: oxit kim loại, hỗn hợp hai chức, peroxide. 2.4.2 Chất xúc tiến Đối với loại cao su có dây phân tử chưa bão hòa ta chỉ sử dụng lưu huỳnh cũng có thể lưu hóa được cao su mềm, lượng lưu huỳnh là 8%. Tuy nhiên thời gian lưu hóa rất lâu (5-6 giờ) ở nhiệt độ 1400C. Thường người ta phân thành 3 loại: chất xúc tiến trung bình, chất xúc tiến nhanh và chất siêu xúc tiến. -Chất xúc tiến trung bình: DPG, DOTG,… -Chất xúc tiến nhanh: MBT, DM,… -Chất siêu xúc tiến: TETD, TMTD,… Hiện nay công ty chỉ sử dụng một số loại chất xúc tiến nhanh và siêu xúc tiến như sau: 2.4.2.1 Chất xúc tiến nhanh gồm có: MBT, DM - Chất xúc tiến MBT: dạng bột màu vàng, vị đắng, khối lượng riêng 1,62g/cm3; điểm chảy lớn hơn 1720C, không tan trong nước, hơi tan trong acetone, benzen, xăng, rượu và chloroform + Công thức hóa học:  + Hoạt tính: chất lưu hóa ở nhiệt độ 1200C, nhiệt độ tới hạn thấp, hơi thấp có thể xảy ra sự tựu lưu khi luyện hay tồn trữ lâu. - Chất trợ xúc tiến: Acide béo dùng 1-4% và ZnO dùng từ 3-5% -Chất độn: Ca(OH)2, MgO tăng hoạt tính mạnh mẽ, MBT làm giảm nhiệt độ tới hạn, Kaolin ít làm trì hoãn lưu hóa. Công ty dùng bột nano CaCO3 làm chất độn làm tăng tính năng cơ lý của sản phẩm. Bảng 2.1 Lượng dùng chất xúc tiến MBT trong cao su thiên nhiên Sử dụng thông thường  Tỷ lệ %  Sử dụng ít lưu huỳnh  Tỷ lệ %   MBT  0,5-1  MBT  1-1,5   TMTD  0,1-0,2  TMTD  0,3-0,6   S  2-3,5  S  0,75-1,5   - Chất xúc tiến DM: dạng bột trắng hơi vàng, không mùi, không vị, khối lượng riêng 1,50 g/cm3, không tan trong nước, rượu, acetone,… Rất dễ bị biến đổi khi tồn trữ. + Công thức hóa học:  Bảng 2.2 Lượng dùng chất xúc tiến DM trong cao su thiên nhiên Mục đích thông thường  Tỷ lệ %  Sản phẫm chịu nhiệt  Tỷ lệ %   DM  0,5-1  DM  0,8-1,2   DPG  0,4-0,7  DPG  0,4-0,6   S  2,5-3,5  S  1,5-2,5   + Hoạt tính: là chất xúc tiến có tốc độ lưu hóa nhanh ở nhiệt độ 1400C do đó rất an toàn khi luyện. - Chất trợ xúc tiến: loại xúc tiến này cần có acide stearic và ZnO. - Chất độn: Ca(OH)2 và MgO tăng hoạt tính và khả năng tự lưu. 2.4.2.2 Chất siêu xúc tiến: TMTD, Z.P.E.D.C - Chất siêu xúc tiến TMTD (Disulfur tetramethyl Thiuram): dạng bột màu trắng hoặc hơi ngà, không mùi, điểm chảy thấp hơn 1500C, khối lượng riêng 1,39 g/cm3, không tan trong nước, rượu, xăng. Tan tốt trong những dung môi hữu cơ thông dụng, ít bị biến dạng khi tồn trữ. + Công thức hóa học:  + Hoạt tính: rất hoạt động ở nhiệt độ lớn hơn 100-1300C, có thể lưu hóa với lưu huỳnh hoặc không dùng lưu huỳnh. Cho sản phẩm chịu nhiệt và kháng lão rất cao. - Chất trợ xúc tiến: cần sử dụng ZnO và acide stearic. - Chất độn: CaO, MgO trì hoãn lưu hóa. Bảng 2.3 Lượng dùng TMTD trong cao su thiên nhiên Xúc tiến chính  Tỷ lệ %  Xúc tiến phụ  Tỷ lệ %  Chất lưu hóa  Tỷ lệ %   TMTD  0,15-0,3  TMTD  0,05 - 0,3  TMTD  2,5 – 4   S  2 – 3  MBT  0,5 – 1  S  0     S  2 – 3     - Chất xúc tiến: Z.P.E.D.C (Zine Phenyl Ethyl Dithio Carbamat): dạng bột nhuyễn trắng, không vị, khối lượng riêng 1,46 g/cm3, không tan trong nước, hơi tan trong rượu và xăng, ít bị biến tính khi lưu trữ. + Công thức hóa học:  + Hoạt tính: rất hoạt động ở nhiệt độ 90-1000C, sử dụng làm chất xúc tiến phụ cho thiozone và các chất xúc tiến acide khác trong cao su thô, sử dụng rất tốt trong mủ nước, không làm tăng độ nhớt, không tan trong nước, nên rất thích hợp cho sản phẩm nhúng với chất đông kết. - Chất trợ xúc tiến: ZnO, acide stearic. Bảng 2.4 Lượng dùng Z.P.E.D.C trong cao su thô và mủ nước Trong cao su thô  Tỷ lệ %  Trong mủ nước  Tỷ lệ %   Z.P.E.D.C  0,25-1  Z.P.E.D.C  0,5-1,25   S  1-2  S  1-2,5   2.4.3 Chất trợ xúc tiến Các chất trợ xúc tiến tạo với các chất xúc tiến những phức chất và các phức chất này có nhiệm vụ hoạt hóa lưu huỳnh làm tăng tốc độ lưu hóa và cải thiện tính năng của sản phẩm. Người ta phân loại các chất như sau: - Chất trợ xúc tiến vô cơ: ZnO, Ca(OH)2, MgO, chì đỏ, chì trắng,… Trong đó ZnO được sử dụng nhiều nhất và thường kết hợp với các acide béo có phân tử lượng cao để tạo thành một loại savon tan được trong nguyên liệu cao su. - Chất trợ xúc tiến hữu cơ: thường dùng kết hợp với oxit kim loại. Chúng là các acide béo có phân tử lượng cao, bao gồm một hoặc là hỗn hợp các dạng acide sau: Oleic, Lauric và các loại dầu được hydro hóa từ dầu dừa, dầu cá, dầu lanh,… Các chất có tính kiềm: làm tăng độ pH của hỗn hợp cao su và thường làm tăng tốc độ lưu hóa: Amine, Amoniac, muối của các amine với acide béo - Chất trợ xúc tiến Oxit kẽm (ZnO): ZnO là chất xúc tiến quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất. Nó có dạng bột mịn, màu trắng, không độc, khối lượng riêng 5,606 g/cm3, không tan trong nước, có thể tan trong acide, kiềm và muối amine. Để lưu trữ trong không khí ZnO hút CO3 và nước, dần dần chuyển thành ZnCO3 có tính kiềm. Nung nóng có thể thăng hoa hiện màu vàng, để nguội trở lại màu trắng. Tác nhân ZnO vừa là tác nhân nhuộm màu trắng, vừa có tính dẫn nhiệt trong sản phẩm. Lượng dùng từ: + 1-2% có tác dụng của trợ xúc tiến. + 10% chất tẩy màu + 15% tác dụng bổ cường 2.4.4 Chất phòng lão Trong thời gian tồn trữ cũng như chế biến, một số loại cao su bị hủy hoại hay biến chất một phần do ánh sáng, nhiệt và một số kim loại làm biến chất cao su trong lúc tồn trữ và chế biến lâu ngày. Có hại nhưng quan trọng nhất là sau khi lưu hóa, sản phẩm chịu tác động mãnh liệt của các tác nhân trong thời gian sử dụng, nhất là đối với các loại cao su có dây phân tử chưa bão hòa. Sự lão hóa cao su được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: biến màu, xuất hiện các vết nứt, biến cứng, chảy nhão, tính năng cơ lý giảm. Các tác nhân gây lão hóa: Oxy, nhiệt, Ozone, ánh sáng và thời tiết,… Các chất phòng lão: dẫn xuất của amine, dẫn xuất của phenol. Bảng 2.5 Các tác nhân chống lão hóa oxy Loại phòng lão  Tên thương phẩm  Tính chất cơ bản  Công dụng   Dialkylphenol sulfide  Santowhite (M)  Thể lỏng dạng hổ phách, hơi có mùi hăng, tỷ trọng 1,073 g/cm3, không tan trong nước, có thể tan trong benzen, ether, acetone, rượu, CC4  Dùng cho cao su thiên nhiên và tổng hợp kháng lão hóa oxy và ánh nắng thích hợp cho sản phẩm màu trắng.   Paraphenyl-phenol  Patazone (M)  Bột mịn màu trắng, không độc, tỷ trọng 1,2 g/cm3, điểm chảy 1650C.  Dùng cho cao su thiên nhiên và tổng hợp kháng lão hóa oxy tốt, không có tác dụng kháng lão hóa nhiệt và uốn khúc, rất thích hợp cho sản phẩm màu tươi trắng.   2.4.5 Chất tạo phân tán cho mủ nước Dùng Tetra Sodium Pyrophotsphate lượng dùng 1% so với cao su khô. Ngoài ra còn có thể dùng loại sulphonate, tên thương phẩm là Darvan (Mỹ). 2.4.6 Chất ổn định mủ Các chất trùng hợp của sulphate alkyl phenol ethylene acide. 2.4.7 Chất ổn định pH NH3 là chất quan trọng nhất không thể thiếu được để tạo ra sản phẩm, giá thành của nó rẻ hơn nhiều, ít độc hại. 2.5 Kiểm tra nguồn nguyên liệu Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, không thể có được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu sử dụng nếu chất lượng nguyên vật liệu không đạt. Chất lượng mủ Latex cao su thiên nhiên đã qua sơ chế (ly tâm, kem hóa, bốc hơi) được kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO hay ASTM. Trong công nghiệp cao su các bước kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, điểu này có ý nghĩa rất lớn và là sự tồn tại của công ty. Trong mỗi công đoạn, mỗi quy trình đều phải có những thông tin chính xác về chất lượng nguyên liệu sẽ nhập và khi hoàn về cũng phải xác định lại các chỉ tiêu chất lượng. Kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất mang lại các lợi điểm sau: - Ổn định dây chuyền sản xuất tránh các sự cố xảy ra, làm thiệt hại cho Công Ty, tránh các dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ, giảm phế liệu, nâng chất lượng sản phẩm. - Tránh được tình trạng sử dụng nguyên liệu không hợp lý làm cho giá thành sản phẩm quá cao hoặc không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. 2.5.1 Cách kiểm tra chỉ tiêu Latex cao su thiên nhiên 2.5.1.1 Yêu cầu kỹ thuật Mủ cô chế tạo bằng phương pháp ly tâm phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong bảng sau Bảng 2.6 Yêu cầu kỹ thuật của latex STT  Đặc tính kỹ thật  Giới hạn     Latex ly tâm 1 lần   1  Độ nhiễm khuẩn của latex (mùi)  Không có mùi hôi   2  Màu sắc  Trắng   3  Hàm lượng chất khô (TSC), %  ≥ 61,5   4  Hàm lượng cao su thô (DRC), %  ≥ 60   5  Hiệu số (TSC – DRC)  ≤ 2,0   6  Hàm lượng ammoniac trong mủ, %  ≥ 0,6   7  Thời gian ổn định cơ học (MST), s  ≥ 600   2.5.1.2 Phương pháp thử - Phương pháp lấy mẫu + Điều kiện lấy mẫu: kiểm tra mủ khi đưa về nhập kho theo tiêu chuẩn trên và sau đó nếu tồn trữ thì khoảng 1 tháng 1 lần lấy mẫu kiểm tra lại chỉ tiêu MST. + Qui định lấy mẫu: Tùy theo điều kiện tồn trữ, mủ sẽ được lấy như sau: + Trong bồn chứa: mỗi bồn sẽ lấy 1 mẫu + Trong các thùng chứa: lấy mẫu 100% trên tổng số thùng - Phương pháp thử + Chuẩn bị mẫu thử Mẫu kiểm tra được đựng trong cốc đậy kín, lắc đều và kiểm tra ngay - Xác định độ nhiễm khuẩn của latex (kiểm tra mùi): có 2 cách làm Lẫy mủ vào cốc thủy tinh hay cốc nhựa, dùng đũa thủy tinh khấy đều sau đó vẩy cho latex bám vào đũa văng ra, dùng mũi ngửi phải không có mùi hôi. Dùng axit Boric để kiểm tra: Dùng thìa inox để lấy latex, thêm một ít axit Boric vào trộn đều, latex thành dạng bột trắng rời nhau thì đạt yêu cầu. - Màu sắc: Dùng 1 thìa inox lấy 1 thìa mẫu (đã kiểm tra máy đạt), lấy đũa thủy tinh nhỏ vài giọt latex của thùng đang thử vào, nếu thấy màu đồng nhất là đạt. - Xác định hàm lượng chất khô (TSC): Dụng cụ: + Dùng hộp đĩa Petri + Tủ sấy có nhiệt độ 70 ± 20C + Bình hút ẩm + Cân phân tích độ chính xác 0.1mg Cách tiến hành + Cân chính xác 2 gam mủ trong đĩa Petri + Thêm vào khoảng 0.5ml nước cất, xoay đều nhẹ nhàng + Đặt đĩa trong tủ sấy ở nhiệt độ 70 ± 20C trong 16 giờ + Làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân. Tiếp tục sấy lại và đem cân cho tới khi nào khối lượng giữa 2 lần cân sai biệt trong khoảng 1mg. Cách tính kết quả:  - Hàm lượng cao su thô (DRC): Hóa chất: + Dung dịch acetic 2% (TT) Dụng cụ: + Đĩa Petri đường kính 9 cm + Cân phân tích chính xác 0.1mg + Tủ sấy Cách tiến hành: Cân chính xác 2.5gam mủ cho vào đĩa, xoang cho mủ phủ kín đáy đĩa. Thêm dd acetic 2% phủ hết lên. Dùng tay nén mủ cao su, lưu ý thu nhặt hết những mảnh cao su vụn. Rửa sạch mủ đông tụ bằng nước cất tới khi dung dịch serum trong. Sau đó dùng giấy thấm cho khô mủ đông tụ. Đem sấy ở nhiệt độ 70 2oC trong khoảng 16 giờ. Cách tính kết quả:  - Độ kiềm toàn phần (% Amoniac) Dụng cụ: + Buret + Cốc thủy tinh 250ml + Cân phân tích chính xác tới 0.1mg Hóa chất: + Dung dịch chuẩn HCl 0.1N + Thuốc thử đỏ Methyl Các tiến hành: Lấy 100ml nước, thêm vào vài giọt đỏ Methyl, cân khoảng 5g latex cho vào lắc kỹ. Chuẩn độ với dung dịch HCl 0.1N đến khi dung dịch trong cốc chuyển sang màu hồng là được. Tính kết quả: Độ kiềm toàn phần:  V: thể tích dung dịch chuẩn M: Khối lượng latex - Thời gian ổn định cơ học (MST). Nguyên tắc: Nhằm xác định độ ổn định của mủ bằng phương pháp cơ học, bằng cách khuấy động mủ với vận tốc cao dưới những điều kiện chuẩn và xác định thời gian bắt đầu hình thành những hạt mủ đông có thể thấy được. Dụng cụ: + Máy đo ổn định cơ học (đo MST) vận tốc quay 1400  200 vòng/phút + Đồng hồ bấm giây + Cốc 250ml Hóa chất + Dung dịch Amoniac NH3 0.6% Điều kiện mẫu thử + Thử nghiệm phải được thực hành trong vòng 24h kể từ khi lấy mẫu Cách tiến hành Pha loãng 100g latex cô đặc trong 1 cốc thủy tinh đến tổng hàm lượng chất rắn là 55,5% bằng dung dịch ammoniac 0,6%. Làm nóng ngay mẫu pha loãng bằng cách cho vào nồi cách thủy, duy trì nhiệt độ trong nồi từ 60oC đến 80oC, khuấy đều trong khi làm nóng, đồng thời đặt nhiệt kế vào cốc mủ để theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ trong cốc mủ đạt 36 oC hoặc 37oC thì lấy cốc ra ngoài. Ngay sau đó lọc latex pha loãng vừa mới gia nhiệt và cân 80,0  5,0 gam latex đã lọc rồi cho vào cốc chứa, kiểm tra lại nhiệt độ của latex trong khoảng 35 oC  1 oC là đạt yêu cầu. Đặt cốc đúng vị trí và bắt đầu cho máy chạy, đồng thời bấm đồng hồ bấm giây. Trong quá trình thử nghiệm bảo đảm tốc độ máy luôn duy trì ở 1400  200 vòng/phút. Khi mức latex trong cốc giảm so với mức latex ban đầu thì bắt đầu xác định điểm kết thúc bằng cách lấy ra 1 giọt mẫu bằng 1 đũa thủy tinh sách và trãi nhẹ mẫu trên 1 lam kính hoặc đĩa petri, chu kỳ lấy mẫu là 15 giây/lần. Xác định điểm kết thúc khi vừa chớm xuất hiện các hạt latex trên lam kính hoặc trên đĩa Petri và khuấy thêm 15 giây kể từ lần lấy mẫu thấy xuất hiện các hạt latex như đã nói trên. Sau đó tắt đồng hồ bấm giây Độ ổn định cơ học của latex là thời gian tính bằng giây kể từ khi bắt đầu khuấy và lúc kết thúc khuấy. Các kết quả của 2 lần thử không sai lệch quá 5% của giá trị trung bình, nếu không phù hợp phải làm lại thí nghiệm. 2.5.2 Kiểm tra chỉ tiêu của dung dịch latex đã pha chế Thành phần chính trong bể Latex dùng trong sản xuất găng tay gồm: Mủ Latex 45% Chất lưu hoá lưu huỳnh (S) Chất xúc tiến Chất trợ xúc tiến Chất phòng lão Chất phân tán Chất ổn định mủ Chất ổn định pH Nước mềm đã qua xử lý Các chất phụ gia khác Trong đó hỗn dịch tiền lưu hoá phải đạt các tiêu chuẩn theo bảng sau Bảng 2.7 Bảng chỉ tiêu áp dụng theo các công thức của công ty STT  Chỉ tiêu  Mức quy định   1  Mức nhiễm khuẩn, dầu, đóng cặn  Đạt yêu cầu   2  Màu sắc  Đạt yêu cầu   3  Hàm lượng chất khô toàn phần(%)  44 ± 2   4  pH  11±0,5   5  Độ nhớt (giây)  7±1   6  Độ ổn định cơ học (giây)  120-180   7  Độ cure  2   8  Sự ổn định các pha nhũ hóa trong hỗn dịch  Đạt yêu cầu   9  Thời gian vỡ màng Latex hình thành ở kẽ ngón tay  ≤ 8s   2.5.2.1 Độ nhễm khuẩn, dầu, tình trạng đóng cặn trong mủ Latex Kiểm tra độ nhiễm khuẩn trong mủ Latex có thể được tiến hành theo 2 phương pháp sau: Phương pháp A: Latex nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi (thối) khác hẳn với mủ Latex cao su tự nhiên trong hỗn dịch Latex có chất lượng tốt. Phương pháp B: nhúng ngón tay trỏ hoặc đũa thuỷ tinh vào cốc chứa hỗn dịch Latex cần kiểm tra, vẩy mạnh nhiều lần để màng Latex khô lại, dùng mũi ngửi để xác định mùi. Nếu có mùi lạ hoặc hôi thì mẫu kiểm tra không đạt. Kiểm tra độ nhiễm dầu: hỗn dịch Latex được coi là đạt yêu cầu khi trên bề mặt mủ chứa trong các thùng chứa hoặc bể không có vết dầu loang hoặc những giọt dầu nhỏ nổi lên trên. Phương pháp kiểm tra: dúng một khuôn thuỷ tinh sạch nhúng sâu (gần hết chiều dài) vào trong hỗn dịch Latex rồi rút khuôn lên từ từ. Quan sát lớp màng hỗn dịch Latex bám trên thành khuôn. Màng hỗn dịch phải không có vết bẩn hoặc vết dầu tròn. Tình trạng đóng cặn xảy ra thường do các nguyên nhân: pha chế không đúng quy trình kỹ thuật; các hoá chất sử dụng có lẫn các tạp chất; bị nhiễm bẩn từ môi trường bên ngoài; mủ Latex tự nhiên có chất lượng kém (hàm lượng MST quá thấp); … sẽ làm cho hỗn dịch Latex có thể bị đóng cặn, cặn thường ở các dạng hạt nhỏ, mềm hoặc cứng có thể lơ lửng trong hỗn dịch hay đóng thành lớp dưới đáy thùng (bể) chứa. Phương pháp kiểm tra: lấy mẫu hỗn dịch ở nhiều vị trí trên bề mặt, giữa thùng, dưới đáy thùng (bể) chứa bằng cách khuấy đều trước khi lấy, đổ vào đĩa Petri và tráng đều trên bề mặt đĩa. Quan sátbằng mắt thường hoặc kính lúp (độ phóng đại 5-10 lần) để phát hiện sự hiện diện của các cặn trong mẫu kiểm tra. 2.5.2.2 Màu sắc Hỗn dịch Latex khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn hoặc pha chế không đúng công thức - hoá chất quy định sẽ có màu khác với màu mẫu chuẩn (hỗn dịch Latex có chất lượng không tốt). Phương pháp kiểm tra: nhỏ vài giọt hỗn dịch Latex cần kiểm tra và hỗn dịch Latex chuẩn trên 2 đĩa thuỷ tinh, so sánh màu sắc của 2 hỗn dịch, nếu màu sắc của hỗn dịch cần kiểm tra có màu sắc giống hoặc gần giống như hỗn dịch chuẫn là đạt yêu cầu. 2.5.2.3 Hàm lượng chất khô toàn phần Hàm lượng chất khô toàn phần là tỷ lệ phần trăm tính theo phần trăm trọng lượng của toàn bộ chất rắn và chất không bay hơi nước trong hỗn dịch Latex. Phương pháp kiểm tra: cân khoảng 2g hỗn dịch Latex cần kiểm tra trên cân có độ chính xác 1mg. đổ hỗn dịch Latex đã cân vào đĩa thuỷ tinh, nhỏ thêm vào vài giọt nước cất, lắc nhẹ và trải đều hỗn dịch ra bề mặt đĩa. Sấy đĩa chứa hỗn dịch ở nhiệt độ 90 oC trong thời gian 20-30 phút. Sau đó làm nguội hỗn dịch trong bình hút ẩm và đem cân hỗn dịch. Tiếp tục sấy lại và đem cân cho đến khi nào sai số khối lượng giữa 2 lần cân kế tiếp chỉ còn khoảng 1mg Hàm lượng chất khô = (Khối lượng Latex đã sấy khô)/(Khối lượng mẫu) 2.5.2.4 Giá trị pH Lấy 50ml hỗn dịch Latex cần kiểm tra đựng trong cốc nhựa. Dùng máy đo pH có độ chính xác đến 0,1 pH để đo độ pH của hỗn dịch Latex. 2.5.2.5 Độ nhớt Nguyên tắc chung: hỗn dịch Latex được chứa đầy trong một dụng cụ đo (hình dạng và kích thước dụng cụ đo theo quy định), dưới đáy dụng cụ đo có một lỗ nhỏ có đường kính quy định, thới gian cần thiết để hỗn dịch chảy hết ra ngoài qua lỗ nhỏ là độ nhớt của hỗn dịch Latex. Cách tiến hành: dùng ngón tay bịt chặt lỗ đáy dụng cụ đo, đổ hỗn dịch Latex vào đầy tới miệng dụng cụ, buông tay bịt lỗ đáy ra đồng thời bấm đồng hồ đếm giây. Xác định thời gian hỗn dịch Latex chảy ra hết khỏi dụng cụ đo. 2.5.2.6 Độ ổn định cơ học Nguyên tắc chung: hỗn dịch Latex khi bị khuấy bằng một cánh khuấy (có hình dạng và kích thước quy định) với vận tốc cao, dần dần bị đóng lại thành từng hạt. Thời gian từ khi bắt đầu khuấy đến khi bắt đầu xuất hiện các hạt Latex đóng lại là độ ổn định cơ học của hỗn dịch Latex. Cách kiểm tra: gạn hỗn dịch Latex cần đo chứa trong một cốc nhựa. Đặt cốc nhựa lên máy khuấy sao cho cánh khuấy ngập sâu vào hỗn dịch tới mức quy định. Bật máy khuấy đồng thời bấm đồng hồ, điều chỉnh tốc độ quay của cánh khuấy tới mức ổn định (14000vòng/phút). Xác định thời gian từ khi bật máy khuấy tới khi quan sát được có những hạt Latex bắt đầu xuất hiện (quan sát bằng đũa thuỷ tinh). 2.5.2.7 Độ Cure Độ Cure hay chính xác hơn là mức độ lưu hoá của hỗn dịch Latex. Độ Cure của hỗn dịch được đo ở thời điểm hỗn dịch đang chảy vào bề nhúng hoặc khi hỗn dịch vừa pha chế xong và được bảo quản ở nhiệt độ 20oC cho tới khi được sử dụng để sản xuất. Có 2 phương pháp kiểm tra độ Cure là kiểm tra bằng cloroform hoặc chỉ số trương nở. Phương pháp kiểm tra bằng cloroform là phương pháp bắt buộc cho kết quả nhanh, kịp thời phục vụ sản xuất. Cách tiến hành: lấy khoảng 10ml hỗn dịch Latex cần kiểm tra vào cốc nhựa, cho vào khoảng 10ml cloroform, dùng thìa khuấy đều cho đến khi xuất hiện khối Latex đông đặc đồng nhất. Dùng tay bóp, nặn khối Latex rồi bẻ ra thành từng miếng phân loại theo bảng sau: Bảng 2.8 Bảng chỉ số Cure Chỉ số Cure  Tình trạng khối Latex quan sát   1  Khối Latex mềm nhũn, dính và khó bẻ   2  Khối Latex cứng hơn, dễ bẻ thành những miếng ngắn hơn   3  Khối Latex ở dạng những mảnh vụn dính vào nhau, rất dễ gãy   4  Khối Latex có dạng những hạt nhỏ, tơi, ít dính vào nhau   Phương pháp dùng chỉ số trương nở là phương pháp tham khảo đối chứng, được áp dụng khi thử bằng cloroform không cho kết quả rõ ràng hoặc được áp dụng định kỳ tại phòng thí nghiệm, nhằm kiểm định và đánh giá quá trình pha chế tại phân xưởng. Cách tiến hành: tráng hỗn dịch Latex lên đĩa thuỷ tinh. Lắc nhẹ dàn đều hỗn dịch lên mặt. sấy khô để có một màng hỗn dịch Latex. Dùng bột Tale rắc lên màng để chống dính. Cắt một miếng Latex đường kính 20-30mm. Ngâm miếng Latex này trong một đĩa Petri chứa dung môi trương nở (như xylence, hecxan, cyclohexan,…) trong vòng 30 phút. Tỷ lệ chênh lệch về điều kiện giữa miếng Latex đã trương nở và miếng Latex ban đầu là chỉ số trương nở. 2.5.2.8 Sự ổn định của các pha Nguyên tắc chung: một nhũ tương được coi là ổn định khi quan sát không phát hiện một trong các hiện tượng sau: Có sự kết dính các tiểu cầu của hỗn dịch hoặc sự phân lớp hoàn toàn của các trạng thái tương ứng. Có sự nổi kem hay lắng cặn, nghĩa là sự kết tụ của tất cả các tiểu cầu ở trên bề mặt hay ở đáy. Cách tiến hành: dùng một ống thuỷ tinh có chiều dài khoảng 30 cm và một dụng cụ lấy mẩu chuyên dùng để lấy mẫu hỗn dịch ở đáy thùng và bề mặt thùng chứa. Sau khi để yên khoảng 10 phút quan sát hỗn dịch chứa trong ống đựng để phát hiện có hiện tượng kết dính, nổi kem, lắng cặn hay không. Mẫu không có một trong các hiện tượng đó là đạt yêu cầu. 2.5.2.9 Thời gian vỡ màng Nguyên tắc chung: các chất béo, protein và các hợp chất khác chứa trong hỗn dịch Latex giúp hình thành một lớp màng mỏng giữa các kẽ ngón tay của khuôn nhúng. Màng này càng dài và nặng càng kéo theo lớp Latex ở các kẽ ngón tay xuống, tạo thành các điểm yếu dễ làm găng bị thủng, rách. Phương pháp tiến hành: nhúng dụng cụ đo có vòng thép không rỉ đường kính 25mm theo phương thẳng đứng vào trong hỗn dịch Latex cần kiểm tra, khi vừa nhấc dụng cụ ra khỏi hỗn dịch đồng thời bấm đồng hồ để xác định thời gian từ thời điểm dó đến khi màng vỡ, lặp lại 3 lần rồi lấy trung bình cộng ta được thời gian vỡ màng của hỗn dịch. CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GĂNG TAY 3.1 Sơ đồ khối quá trình sản xuất găng tay  3.2 Sơ đồ khối công nghệ nhúng găng  3.3 Thuyết minh công nghệ nhúng găng Trước khi dây chuyền hoạt động trưởng ca có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ thiết bị, máy móc trên dây chuyền như: kiểm tra khuôn, các thiết bị lưu hóa, kiểm tra bể đông kết, bể latex, tầng sấy… Sau đó chạy dây chuyền không tải và kiểm tra lần cuối trước khi cho vào khuôn hoạt động. Dây chuyền sản xuất có chiều dài 26m, được thiết kế 2 tầng với chiều cao từ mặt đất đến sàn trên là 2,5m Băng xích tải gắn khuôn có chiều dài 80m, mỗi bên gồm 360 tay khuôn, một tay khuôn được gắn vào băng xích nhờ tay bắt khuôn và cái chốt định vị, khoảng cách 2 tay khuôn là 25cm. Tổng số khuôn trên dây chuyền là 720 khuôn. Băng xích chuyển động được nhờ các bánh răng lớn ở 2 đầu bánh răng quay được nhờ động cơ giảm tốc. Dây chuyền bắt đầu từ thiết bị rửa khuôn. Trước tiên khuôn được rửa bằng dung dịch axit ở bể axit, rồi qua vòi phun nước, tiếp đó khuôn được đưa qua bể kiềm, sau đó qua bể nước để làm sạch toàn bộ khuôn, sau đó khuôn được đưa qua cabin sấy khô khuôn. Khuôn sau khi đã sấy khô sẽ đi qua bể nhúng đông kết. Ở bể đông kết chất đông kết và nhiệt độ bể luôn điều chỉnh cho phù hợp. Khuôn sau khi được nhúng đông kết sẽ được qua cabin sấy đông kết, sau khi sấy đông kết khuôn qua bể latex để nhúng latex, tiếp theo khuôn sẽ được qua cabin sấy sơ bộ. Sau khi được sấy sơ bộ được đưa qua hệ thống chổi vê mép để tạo mép cho sản phẩm, hai chổi vê mép sẽ có tốc độ quay khác nhau. Khi vê mép xong khuôn được qua thiết bị lưu hóa 3 tầng. Đây là thiết bị lưu hóa chính, sau khi lưu hóa khuôn được đưa vào bể lột. Sản phẩm sẽ được lột ra khỏi khuôn tại bể lột bởi công nhân, khuôn được dây chuyền đưa đi tiếp tục như ban đầu. Sản phẩm được đưa qua máy giặt để loại bỏ chất nhờn trong quá trình lột. Sau khi giặt xong, sản phẩm được đưa qua thiết bị trộn bột rồi đưa qua thiết bị sấy quay. Sau khi đã qua thiết bị sấy quay thì sản phẩm được đưa ra ngoài để thổi nguội, kết thúc quá trình nhúng và hoàn thành bán thành phẩm. 3.4 Những qui định trong sản xuất găng 3.4.1 Công đoạn nhúng Công đoạn nhúng là công đoạn quyết định toàn diện chất lượng sản phẩm, góp phần làm giảm hay loại trừ nguy cơ dính gấp, dính bết sau khi sấy. 3.4.1.1 Nhiệt độ bể kiềm: 70100C, V=600 lít Mức dung dịch của bể phải đủ cao tới mức quy định để đảm bảo loại bỏ các hóa chất còn bám trên khuôn khi lột sản phẩm. Mức dung dịch nước rửa phải cao hơn dung dịch kiềm 5 – 10 mm, mức dung dịch kiềm phải cao hơn mức dung dịch acid 5 – 10 mm.Bể kiềm, acid phải được nhỏ bổ sung liên tục vào bể giữ mức dung dịch trong bể không đổi. Nồng độ dung dịch acid, kiềm 0,3 – 1,2%. 3.4.1.2 Bể đông kết Dung dịch đông kết phải được pha thêm khoảng 2% bột ngô biến tính. Phải bổ sung dịch đông kết thường xuyên để bảm bảo dung dịch đông kết luôn ở mức quy định giúp cho quá trình vê mép dễ dàng. 3.4.1.3 Bể latex Độ cure và độ nhớt của bể nhúng latex: phải được kiểm tra thường xuyên vào giờ thứ 3 mỗi ca và nhất thiết phải đạt mức quy định. Dung dịch latex đã được kiểm tra các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn mới được cho vào bể. Tùy theo tình hình thực tế chất lượng sản phẩm trong quá trình nhúng, quản đốc phân xưởng có thể nhỏ bổ sung dung dịch phá bọt vào bể latex để đề phòng hiện tượng bọt khí phát sinh điểm yếu và đóng màng. Căn cứ vào các thông số kiểm tra chất lượng sản phẩm latex các trưởng ca có quyền điều chỉnh các thông số nhiệt độ. 3.4.1.4 Điều chỉnh nhiệt độ ở các cacbin Cabin sấy sau khi rửa: 8010oC Cabin sấy sau khi đông kết: 9010oC -Cabin sấy sơ bộ: 12010oC -Cabin tầng 1: 100 10oC -Cabin tầng 2: 11010oC -Cabin tầng 3: 12010oC Sử dụng bơm lưu chuyển dung dịch đông kết ( theo nội quy sử dụng thiết bị hoặc khuấy trộn đều dùng dung dịch bột khoảng 2% ( tỉ lệ 2000g bột biến tính) để tưới hoặc phun sương lên màng găng sau khi vê mép. 3.4.2 Công đoạn lột sản phẩm Dùng tay lột sản phẩm găng trong bể lột. Bổ sung nước vào liên tiếp đảm bảo sản phẩm sau khi lột không bị dính gấp. Cứ 60 phút bổ sung một lần vào bể một ca (2 lít) dung dịch lột. Sản phẩm sau khi lột được cho vào thùng chứa có dung dịch chống dính, dùng tay trộn đều sản phẩm và không được để quá nhiều trong thùng chứa, dễ gây dính gấp. 3.4.3 Công đoạn rửa và sấy Cứ 60 phút một lần đem găng đi rửa Rửa sạch chất chống dính và dung dịch lột ra khỏi găng bằng máy giặt (pha một ít hỗn hợp chống dính được tái sử dụng sau khi trộn bột với khoảng 1kg bột ngô biến tính va 1kg dầu Ssilicone 10%). Cho phép không dùng máy giặt cho sản phẩm dễ bị dính gấp nhưng phải giặt bằng tay. Thời gian giặt ít nhất là 3 phút trên một mẻ. Trộn găng với dung dịch chống dính gồm Silicone 10% và 1 bịch ngô biến tính đã được kho vật tư đóng gói sẵn trong thiết bị quay trộn. Thời gian trộn quy định ít nhất là 20 phút. Không được dùng các loại bột ngoài quy định của công ty vì sẽ gây tác động đến người tiêu dùng sản phẩm. *Sấy găng trong tủ sấy quay. Sản phẩm phải được sấy ở nhiệt độ quy định 805oC trong thời gian ít nhất là 45 phút nhưng không được vượt quá 90 phút Thổi nguội găng trong thiết bị thổi nguội hay bằng quạt gió cho đến khi nguội hoàn toàn. Cho sản phẩm đã thổi nguội vào thùng (rổ) chứa. Ghi các thông số cần thiết và mang thẻ cho từng rổ sản phẩm. 3.5 Các thiết bị chính 3.5.1 Tay khuôn Được làm bằng sứ ngoài tráng một lớp men hoặc không tráng men. Khuôn được nhập về là khuôn sứ tráng men, nhưng vì khuôn sứ tráng men rất trơn nên lượng Latex bám lên khuôn sẽ không đáng kể vì vậy người ta sẽ làm lại khuôn (làm nhám khuôn) sau khi nhập về, để tăng độ tiếp xúc của Latex lên khuôn Kích thước khuôn dài 400cm, khuôn được gắn vào tay khuôn và được gắn lên dây chuyền, mỗi bên của dây chuyền có 360 tay khuôn. Tổng số khuôn trên dây chuyền là 720 khuôn. 3.5.2 Thiết bị rửa khuôn Thiết bị rửa khuôn gồm có 3 bể gồm bể acid, bể kiềm, bể nước rửa đặt nối tiếp nhau.  Hình 3.1 Hệ thống rửa khuôn 3.5.2.1 Bể axít Sử dụng acid HNO3,nồng độ từ 0,3 - 1,2% Bể acid có hình chữ nhật, thể tích chứa trong bể khoảng 600 lit và được làm bằng inox Nhiệm vụ của acid trong quá trình: Bể acid trong dây chuyền công nghệ nhúng latex có nhiệm vụ tẩy rửa khuôn, rửa các vết bẩn trên khuôn. Nhiệt độ của bể acid bằng nhiệt độ môi trường tức là khoảng 30oC. Trong trường hợp này người ta không gia nhiệt bể acid (nhiệt độ tăng làm nồng độ acid tăng lên) vì acid là hợp chất rất độc và rất dễ bay hơi vì vậy khi gia nhiệt acid sẽ bay hơi lên và có thể gây ngộc độc cho công nhân vì vậy bể acid không được gia nhiệt. Acid được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định thì sẽ được kiểm tra và được thay thế bởi phòng KCS 3.5.2.2 Bể kiềm Bể kiềm có hình chữ nhật, có thể tích khoảng 600 lít và được làm bằng inox Bể kiềm được sử dụng KOH, nồng độ từ 0,3 - 1,2 % Nhiệt độ của bể kiềm thường là 70oC ở đây bể kiềm đã được gia nhiệt từ nhiệt độ môi trường là khoảng 30oC lên đến 70oC. Bể kiềm được gia nhiệt bằng điện trở, thanh điện trở được đặt ở đáy bể kiềm, bể kiềm được gia nhiệt nhằm tăng nồng độ của kiềm khi đó nồng độ của kiềm tăng lên thì sẽ trung hòa acid tốt hơn. Bể kiềm được gia nhiệt vì kiềm là hợp chất khó bay hơi hoặc ít bay hơi vì vậy nó ít gây độc cho người ngay cả nhiệt độ và nồng độ cao. Mục đích của bể kiềm là để trung hòa acid sau khi khuôn được rửa bằng acid thì acid vẫn còn bám trên khuôn. Vì vậy cần có bể kiềm để trung hòa acid thời gian khuôn đi qua bể kiềm là 15 giây. 3.5.2.3 Bể nước rửa Bể có hình chữ nhật, có thể tích khoảng 600 lít được làm bằng inox. Khuôn sau khi đi ra khỏi bể kiềm để trung hòa acid thì trên khuôn vẫn còn chất kiềm bám dính nên ta phải cho khuôn đi qua bể nước rửa để làm sạch khuôn. Nước được bơm và xả liên tục trong quá trình rửa, thời gian khuôn đi qua bể nước rửa là 15 giây. Nước được dùng để rửa khuôn là nước thông thường, ngoài bể nước rửa còn có 2 vòi phun nước hai bên để tăng độ làm sạch cho khuôn. Mức dung dịch trong các bể phải cao tới mức quy định để đảm bảo loại bỏ các hóa chất còn bám trên khuôn sau khi lột sản phẩm. Mức dung dịch nước rửa cao hơn mức dung dịch nước kiềm từ 5 – 10mm, mức dung dịch kiềm cao hơn mức dung dịch acid từ 5 – 10mm , lượng kiềm và lượng acid phải được bổ sung liên tục vào bể để giữ cho mức dung dịch trong bể không thay đổi. Nồng độ của bể acid và bể kiềm do phòng KCS kiểm tra theo quy định của công ty. 3.5.3 Cabin sấy khô khuôn Cabin sấy khô khuôn có kích thước: 2,5m x 1,2m x 1,5m được làm bằng sắt. Khuôn được sấy khô bằng điện trở và hệ thống quạt thổi không khí hoàn lưu. Nhiệt độ cabin sấy được khống chế ở nhiệt độ 80 10oC, thời giây sấy là 45 giây. 3.5.4 Bể đông kết Bể đông kết có hình chữ nhật, thể tích bể khoảng 600 lít và được làm bằng inox Khuôn được sấy khô và cho khuôn nhúng qua bể đông kết, để tăng độ bám dính cho latex nên người ta đã cho khuôn nhúng qua bể đông kết này, chất đông kết này còn giúp latex bám đều hơn lên khuôn. Chất thường được dùng trong bể đông kết là Ca(NO3)2.4H2O, nồng độ 3,5 đến 4,5%, nhiệt độ trong bể 52 – 55oC. Thời gian khuôn đi qua bể đông kết là 35 giây.  Hình 3.2 Bể đông kết 3.5.5 Cabin sấy khô đông kết Cabin sấy khô đông kết có kích thước 2,5m x1,2m x1,5m được làm bằng sắt. Cabin sấy được gia nhiệt bằng hệ thống điện trở nóng có công suất 3,6kw và hệ thống quạt luân chuyển không khí nóng. Cabin sấy được cách nhiệt với môi trường bằng bông thủy tinh. Nhiệt độ sấy vào khoảng 80 10oC. 3.5.6 Bể Latex Bể latex là bể chứa nguyên kiệu chính cho cả quá trình sản xuất găng, bể latex chính là mủ cao su tự nhiên đã được lưu hóa. Chất dùng để lưu hóa mủ là lưu huỳnh (S). Nhiệt độ để thường trong khoảng từ 22 đến 24oC. Nhiệt độ mủ thường ở mức này là vì nhiệt độ cao hơn 24oC mủ cao su sẽ bị phân hủy và nó làm biến dạng sản phẩm làm cho sản phẩm bị nứt. Còn nếu nhiệt độ thấp hơn 22oC nó sẽ làm cho sản phẩm bị dính * Bể latex được thiết kế có 2 lớp: lớp ngoài và lớp phía trong Lớp ngoài: được thiết kế và làm bằng chất mica cách nhiệt cho bể với nhiệt độ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến mủ. Lớp trong: được thiết kế và làm bằng chất liệu inox. Dưới đáy bể latex có một cánh khuấy, cách khuấy này khi hoạt động nó sẽ tráo trộn giúp cho mủ đều và không bị đóng cục hay tạo màng. Thể tích của bể khoảng 1200 lít, số khuôn đi qua bể latex là 22 x 2 khuôn và thời gian khuôn đi qua bể là 1 phút 15 giây. Dung dịch latex được bổ sung liên tục vào bể qua hệ thống máng dẫn đặt 2 bên bể mủ. Phải kiểm tra thường xuyên để mức dung dịch luôn ở mức quy định. Hình 3.3 Bể nhúng Latex 3.5.7 Cabin sấy sơ bộ Cabin sấy có kích thước: 6,2m x 1,6m x 1m, được làm bằng sắt. Cabin được gia nhiệt bằng hệ thống điện trở đốt nóng và hệ thống quạt luân chuyển không khí nóng. Dòng không khí nóng đi ngược chiều di chuyển của khuôn. Nhiệt độ của cabin sấy được duy trì ở nhiệt độ 12010oC. Số khuôn đi qua cabin sấy sơ bộ là 31 x 2 khuôn, thời gian đi qua là 1 phút 30 giây. Khuôn được nhúng qua bể latex và đi qua cabin sấy sơ bộ nhằm làm bay hơi nước và định hình sản phẩm tạo điều kiện cho bước vê mép dễ dàng.  Hình 3.4 Thiết bị sấy sơ bộ 3.5.8 Hệ thống vê mép Khuôn sau khi đi qua hệ thống sấy sơ bộ thì bắt đầu đi vào quá trình vê mép. Hệ thống vê mép gồm có: hai chổi vê mép bằng nhựa được cấu tạo bên trong là trục bằng thép và hệ thống truyền động * Bộ phận vê mép gồm 2 chổi đặt vị trí nằm ngang hơi so le với nhau. Chổi vê mép 1: quay với tốc độ 28 vòng/phút, để định hình mép cho sản phẩm Chổi vê mép 2: quay với tốc độ 126 vòng/phút, quay nhanh hơn so với chổi 1. Đồng thời ở chổi 2 này phía dưới tay khuôn có hệ thống băng chuyền bằng thép chuyển động ngược chiều và chuyển động nhanh hơn. Vì thế nó làm cho tay khuôn di chuyển ngược lại so với ban đầu. Chổi này có tác dụng hoàn chỉnh mép, làm mép xoăn đều. Thiết bị làm tay khuôn quay ngược giúp cho mép găng được vê nhiều hơn và không bị xoắn hình số 8, mép đạt yêu cầu kĩ thuật. Thời gian qua chổi 1 là 13 giây. Khi chổi quay cọ sát vào mép tay khuôn kéo khuôn quay, cả hai chổi đều có thể dịch chuyển được để điều chỉnh độ dày mỏng của mép găng. Thời gian tạo mép là 30 giây.   Hình 3.5 Hệ thống vê mép 1 và 2 3.5.9 Thiết bị sấy lưu hóa ba tầng Cabin sấy lưu hóa được cấu tạo bằng sắt, hình hộp chữ nhật. Tác nhân sấy là không khí nóng được gia nhiệt điện trở và hệ thống quạt để luân chuyển dòng không khí nóng giữa các tầng. Tại đây cao su sẽ được sấy lưu hóa. * Thiết bị lưu hóa được cấu tạo gồm 3 tầng: Tầng 1: nhiệt độ 10010oC Tầng 2: nhiệt độ 11010oC Tầng 3: nhiệt độ 12010oC Thời gian khuôn đi trong thiết bị là 9 phút 20 giây. Nguồn năng lượng là điện trở được nối với hệ thống điện tử điều chỉnh nhiệt độ giúp cho nhiệt độ trong thiết bị luôn luôn ở mức quy định. 3.5.10 Bể lột sản phẩm Bể lột sản phẩm được làm bằng chất liệu inox, thể tích nước được chứa trong bể khoảng 600 lít nước. Trong bể lột sản phẩm nó còn có chứa thêm một dung dịch chống dính. Cứ sau mỗi một tiếng đồng hồ thì người ta cho thêm vào khoảng 2 lít dung dịch chống dính này nước trong bể lột được bơm vào và xả ra liên tục. Tại đây, có hai công nhân ngồi lột găng ra khỏi khuôn bằng tay 3.5.11 Thùng chứa sản phẩm Sản phẩm sau khi lột người ta sẽ cho vào thùng chứa sản phẩm được đặt ngay sát bể lột sản phẩm. Trong thùng chứa sản phẩm người ta cho vào đó một lượng dung dịch chống dính là Natri Laurilsulfal sau khi cho sản phẩm vào phải dùng tay trộn đều và không được để quá nhiều sản phẩm trong thùng chứa cùng một lúc vì làm như vậy sẽ gây dính gấp. Cứ sau 2 giờ thì người ta sẽ lấy một mẻ để đem đi giặt. 3.5.12 Máy giặt bán thành phẩm Sản phẩm găng sau khi lột từ dây chuyền sản xuất sẽ được công nhân đưa tới khâu giặt và trộn bột. Mục đích của công việc này là để giặt sạch các vết bẩn và chất nhờn còn dính trên găng. * Các thông số về máy giặt: Kích thước của máy: 1,8m x 1,2m x 1,3m Công suất: 1,5kw Khối lượng sản phẩm cho mỗi lần giặt: nhỏ hơn 30 kg Tốc độ quay của máy: khoảng 1400 vòng/phút Để chuẩn bị khâu giặt thì ở bộ phận pha chế hóa chất sẽ làm công việc tạo nhũ silicon bằng máy tạo nhũ Như vậy cứ khoảng 2 giờ người ta sẽ đem sản phẩm đi giặt 1 lần. 3.5.13 Máy trộn bột Mục đích của công đoạn trộn bột cho sản phẩm là để chống dính găng. Máy có cấu tạo hình trụ tròn làm bằng inox, quay nhờ motor và dây curoa.Cứ mỗi một lần trộn sản phẩm người ta cho vào khoảng từ 1,5 đến 2 kg bột ngô biến tính và khoảng 1kg silicon 10%. 3.5.14 Máy sấy thùng quay Sau khi găng được được giặt và trộn bột thì các công nhân sẽ đem găng đi sấy, máy sấy có dạng hình hộp, bên trong có rổ quay để đựng sản phẩm, tốc độ quay 40 vòng/ phút. Nhiệt độ sấy 8050C Khi máy sấy hoạt động guồng quay của máy cứ 60 giây thì quay ngược lại nhằm tránh làm găng dính lại với nhau. CHƯƠNG 4. KIỂM TRA GĂNG TẠI CÔNG ĐOẠN NHÚNG TẠO HÌNH 4.1 Qui định tại công nghệ nhúng găng Mục đích: Kiểm tra những lỗ thủng, rách nứt, điểm yếu (kẻ hở ngón tay, lòng bàn tay, bong bóng, vật lạ, cặn viền mép, dính gấp và một số khuyết tật khác). Bảng 4.1 Tiêu chuẩn phân loại găng Cỡ găng  5 – 5,5 – 6  6,5 – 7 – 7,5 – 8  8,5 – 9 – 9,5   Chiều dài tối thiểu  265mm  270mm  280mm   Chiều dài tối đa  280mm  290mm  295mm   Chiều dài qui định: chiều dài găng tay xác định bằng cách đo độ dài tại ba điểm: Điểm 1: ngón giữa khoảng cách từ đỉnh ngón tay xuống khoảng 15mm. Điểm 2: Đo khoảng cách giữa lòng bàn tay. Điểm 3: Đo ở cổ tay cách viền mép khoảng 25-35mm. Giá trị chiều dày của găng là: tổng cộng chiều dài của ba điểm chia cho ba giá trị trung bình. Chiều dày của găng là chiều dày 1 lớp hoặc chiều dày đo hai lớp chia đôi nằm trong giới hạn sau: 0,1≤T≤0,24mm. 4.2 Kiểm tra sản phẩm găng tay Tất cả găng tay nhúng ở phân xưởng găng (kể cả loại hủy bỏ) được đưa đến bộ phận KCS tổ 1, tổ 2 để kiểm tra. Sau khi KCS tổ 2 kiểm tra phân ra 2 loại găng gồm A&B. Găng loại A cho tiến hành đóng dấu và chuyển sang phân xưởng PK để đóng gói, riêng loại B được chuyển đến phân xưởng kiểm tra và xử lý găng để xử lý. Nội dung kiểm tra, xử lý gồm kiểm tra bằng mắt, thổi khí keo dính (nếu có), phân loại, đóng dấu...cụ thể như sau: Kiểm tra bằng mắt tức là kiểm tra hình thức bên ngoài của găng như màng găng, bề mặt găng, viền mép. Thổi khí (kiểm tra khuyết tật): lượng khí thổi quy định là 1.50.5 lít không khí (ở nhiệt độ 30oC), bao gồm kiểm tra lỗ thủng, bong bóng, rạn nứt... Kéo dính Bảng 4.2 Tiêu chuẩn phân loại STT  Chỉ tiêu kiểm tra  Loại A1  Loại A2  Tận dụng   1  Kích thước (mm)       Chiều dài (từ viền mép đến đỉnh của ngón giữa) Chiều dày (1 lớp) Chiều dài viền mép  ≥ 280 0,20 - 0,48 ≤ 3  ≥ 280 0,20 - 0,52 ≤ 3  Không đạt quy định Không đạt quy định Không đạt quy định   2  Hình thức       Màng găng  Màu đồng nhất, cho phép vết loang nhỏ (nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe)  Màu tương đối đồng nhất, cho phép vết loang nhỏ (nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe)  Không đạt A1, A2    Bề mặt  Không bị nhàu nát, không có vết bẩn (mà không lau được). Cho phép bề mặt có những đốm trắng nhỏ nhưng không bị gờ lên và không tập trung thành từng đám.  Cho phép hơi nhàu, không có vết bẩn (mà không lau được). Cho phép bề mặt có những đốm trắng nhỏ nhưng không bị gờ lên và không tập trung thành từng đám.  Không đạt A1, A2    Viền mép  Cho phép có chỗ phồng rộp, gợn nhỏ nhưng không làm thành 1 đám dài và chiều dài viền mép đạt yêu cầu. Cho phép mép xoắn số 8.  Cho phép có khuyết tật phồng rộp, gợn nhưng chiều dài đúng quy định. Cho phép mép xoắn số 8 hai lần  Không đạt A1, A2 (mép quá phồng rộp, xoắn lại)   3  Khuyết tật       Lỗ thủng  Không có  Không có  Thủng nhiều ≥ 3 lỗ, tủng lỗ to    Điểm yếu  Cho phép có điểm yếu nhỏ nhưng còn đủ dày để không bị biến dạng sau khi thổi khí vào để kiểm tra  Cho phép có điểm yếu, nhưng sau khi thổi khí vào để kiểm tra điểm yếu không bị biến dạng  Không đạt A1, A2    Kem hóa  Cho phép tối đa 5 vết kem hóa nhẹ (sờ tay không bị gờ) nhưng không ở đầu ngón tay và không được nằm tập trung một chỗ.  Cho phép có vết kem hóa nhẹ nhưng không ở đầu ngón tay và không được nằm tập trung một chỗ.  Không đạt A1, A2    Bong bóng  Cho phép bong bóng có đường kính ≤ 1 mm (có tối đa 2 bong bóng có đường kính ≤ 2 mm) nhưng không được tập trung thành từng đám.  Cho phép bong bóng có đường kính ≤ 1 mm (có tối đa 5 bong bóng có đường kính ≤ 2 mm) nhưng không được tập trung thành từng đám.  Bong bóng quá nhiều và to dễ vỡ    Rạn nứt  Cho phép có vết rạn nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến độ bền của găng.  Cho phép nhiều vết rạn nhưng không dễ gây rách găng.  Nhiều vết rạn dài, to làm găng dễ rách.   4.2.1 Khuyết tật loại 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao thuc tap tai cong ty cao su y te merufa.doc
Tài liệu liên quan