Đề nghị nhà nước nghien cứu tăng đầu tư kinh phí cho các hoạt động thông tin văn hoá với tỷ lệ phù hợp trong tổng chi ngân sách. Xây dựng quy định thiết chế văn hoá cụ thể cho các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, thị xã, các xã- phường để cơ sở có căn cứ thực hiện tránh tình trạng xây dựng chắp vá thiếu hiệu quả như hiện nay.
+ Chính phủ cần có chính sách cụ thể đối với cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, ưu tiên đào tạo cho các huyện thị biên giới, hải đảo về mội số lĩnh vực văn hoạc nghệ thuật và thường xuyên tổ chức cho cán bộ làm công tác văn hoá đi học tập kinh nghiệm một số mô hình văn hoá điển hình trong và ngoài nước, tiếp tục công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao giữa các địa phương.
- Trung tâm hiện nay còn thiếu cán bộ tin học có trình độ cao nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển văn hoá đặc biệt khi chúng ta bước vao thế kỷ 21, thế kỷ của thông tin và tri thức.
+ Đề nghị tỉnh xác định Móng Cái là một trong các trung tâm văn hoá thể thao của tỉnh để có kế hoạch đầu tư, phát triển đáp ứng yêu cầu địa bàn biên giới có cửa khẩu quốc tế, có quan hệ hữu nghị, láng giềng, giao lưu văn hoá quốc tế với thành phố Đông Hưng (TrungQuốc). Ngày càng phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Trung tâm văn hoá thông tin- Thể thao Thị xã Móng Cái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá là một thiết chế xã hội, có một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người bên cạnh các lĩnh vực kinh tế xã hội an ninh quốc phòng thì không ai có thể phủ nhận văn hoá là một nhân không thể không thể thiếu để phát triển đất nước, một xã hội phất triển là một xã hội có nền văn hoá vững chắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của thông tin và văn hoá.
Văn hoá là một mặt trận hết sức nhậy cảm và phức tạp nhất lại là các tỉnh giáp biên có chung đường biên giới với các nước bạn, sự giao lưu văn hoá diễn ra thường xuyên liên tục nếu văn hoá không vưng thì rất dễ bị đồng hoá. Tỉnh Quảng Ninh nằm ở cực Đông của tổ quốc có Thị xã Móng Cái- nơi đặt nét bút đầu tiên về bản đồ tổ quốc Việt Nam. Móng Cái là một Thị xã nằm ven vạch biên giới, bên cạnh sự phát triển của kinh tế – xã hội việc phát triển văn hoa là rất cần thiết.
Trung tâm văn hoá thông tin- Thể thao Thị xã Móng cái ngay từ khi thành lập đã đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, phương châm hoạt động. Một mặt thúc đẩy, nâng cao văn hoá đối với các hoạt động văn hoá nhằm thiết thực phục vụ đời sống của nhân dân Thị xã đồng thời tuyên truyền nâng cao cảnh giác với các hoạt động văn hoá không lành mạnh bên kia biên giới, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của một Thị xã vùng biên.
TTVHTT- TT- TXMC là nơi quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá diễn ra trên địa bàn Thị xã.
Qua thời gian thực tập tại trung tâm bản thân em đã thu được một số kết quả và được trình bày trong báo cáo nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai xót và một số đề xuất có thể chưa khả thi song mong muốn của em là trung tâm ngày càng phát triển để có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Thị xã Móng Cái.
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM VĂN HOÁ THÔNG TIN_THỂ THAO THỊ XÃ MÓNG CÁI
Trung tâm văn hoá thông tin thể thao thị xã Móng cái mới đưa vào hạot động một khu cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chức năng của trung tâm, được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc và hướng dẫn của thông tư số 28 liên bộ giữa UBTD-TT và Bộ VHTT.
Trung tâm được thnàh lập ngày 15/11/2002 theo quyết định số 2880 QĐ/ UB của UBND thị xã Móng Cái.
1.1: Vị trí, chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy hoạt động của trung tâm Thông Tin Văn Hoá- TT thị xã Móng Cái
1.1.1 Thực trạng văn hoá-TT-TDTT những năm gần đây:
Trong những năm gần đây, công tác thông tin văn hoá-TT đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động văn hoá- thông tin tuyên truyền đã bám sát và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, mạng lưới truyền thanh truyền hình từng bước nâng cao chất lượng và mở rộng diện phủ sóng, phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, đoàn kết cùng nhau xây cuộc sống mới ở khu dân cư phát triển mạnh. Các giá trị văn hoá truyền thống được bảo vệ, tôn tạo. Phong trào thể dục thể thao ở một số bộ môn như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, cờ tướng... có chiều hướng phát triển tốt. Thể dục thể thao trong trường học duy trì và đạt một số kết quả. Hàng năm thị xã đã tổ chức một số cuộc thi về văn hoá-thông tin, nhiều giải thể thao phong trào đồng thời tham gia phần lớn các hội thi văn hoá, các giải TDTT đã đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá và đời sống tinh thần trong nhân dân , góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã.
Về những yếu kém tồn tại: hoạt động văn hoá thông tin thể thao chưa tương xứng với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Một số hủ tục lạc hậu có chiều hướng gia tăng, công tác thông tin tuyên truyền còn nhiều điểm bất cập chưa chú trọng trong việc sư tầm bảo vệ phổ biến phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Phong trào TDTT chưa phát triển rộng khắp và bền vững. Thể thao thnàh tích chưa cao, chưa được đầu tư nhiều giao lưu văn hoá thể thao với các địa phương ngoài thị xã còn ít.
Nguyên nhân của những tồn tại là do công tác quản lí của nhà nước về văn hoá- thể thao còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu. Đàu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp VH-TT-TDTT còn ít và không đồng bộ, các cấp uỷ Đảng,chính quyền chưa có những chủ trương giải pháp và cơ chế,chính sách phù hợp để khuyến khích sự nghiệp VH-TT-TDTT phát triển. Một số cán bộ và nhân dân chưa có nhận thức đầy đủ về tác dụng của các hoạt động VH-TT-TDTT trong đời sống xã hội.
1.1.2 : Mục tiêu phát triển văn hoá thông tin thể thao:
- Phát triển sự nghiệp VH-TT để từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và đời sống tinh thần trong nhân dân. Phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng con người thị xã Móng Cái có sức khoẻ trí tụê và văn hoá gia đình no ấm, bình đẳng ,tiến bộ và hạnh phúc.
- Phấn đấu tham gia hầu hết các cuộc thi văn hoá thông tin thể thao do tỉnh tổ chức với chất lượng cao. Đến năm 2005 các hoạt động VH-TT-TT phải tương đương với các thị xã trên toàn quốc.
- Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đủ điều kiện đáp ứng các hoạt động văn hoá - thể thao trên địa bàn, tiến tới dăng cai tổ chức một số giải thi đấu cấp tỉnh và đón các hoạt động văn hoá - thể thao cấp Quốc gia.
1.1.3 : Quan điểm về phát triển Văn hoá Thông tin – Thể thao.
- Phát triển văn hoá thông tin – thể thao là nhiệm vụ của các cấp, cấp nghành của toàn dân. Các hoạt động văn hoá thông tin phải tương ứng và gắn bó với sự phát triển của kinh tế – xã hội
- Sự nghiệp văn hoá - thể thao có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng con người, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
- Các hoạt động văn hoá - thể thao phẩi giữ gìn và phat huy được bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu được những tinh hoa văn hoá của thời đại mở rộng các hoạt động giao lưu văn hoá - thể thao với các địa phương trong và ngoài nước
- Xã hội hoá các hoạt động VH – TDTT, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các địa phương, đơn vị tham gia các hoạt động VHTT- TT hoặc đầu tư cơ sở vật chất vào sự nghiệp văn hoá quần chúng đi đôi với việc coi trọng phát triển và bội dưỡng những lĩnh vực văn hoá thể thao truyền thống và thế mạnh của địa phương.
1.1.4: Chức năng của TTTTVH- TT Thị xã Móng Cái
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, thể thao của thị xã Móng Cái
- Bằng các hoạt động văn nghệ, thông tin cổ động và thể thao đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chính trị của thị xã Móng Cái.
- Nghiên cứu, thể nghiệm vụ văn hoá thông tin, thể thao, chỉ đạo hưóng dẫn nghiệp vụ cho các nhà văn hoá thông tin, các câu lạc bộ văn hoá thể thao quần chúng các đội thông tin cổ động trên địa bàn thị xã
1.1.5: Nhiệm vụ của trung tâm TTVH- TT
Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác ngắn hạn và dài hạn của trung tâm trình UBND thị xã phê duyệt. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đó.
- Nghiên cứu thử nghiệm các mẫu hình nghiệp vụ VHTT – TDTT, từ đó tổng kết tìm ra phương pháp mẫu hình nghiệp vụ tiên tiến để phổ biến
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá, văn nghệ thông tin và thể dục thể thao cơ sở để không ngừng nâng cao trình độn chuyên môn nghiệp vụ công tác.
- Mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng năng khiếu về văn hoá, nghệ thuật, thông tin, thể thao cho thanh thiếu niên nhi đồng
- Biên soạn các chương trình, tài liệu huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu nghiên cứu tham khảo về văn hoá thông tin, thể dục thể thao.
Cung cấp các nội dung tuyên truyền cổ động chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng, các câu lạc bộ nhóm sở thích, biên tập và phổ biến các tác phẩm văn hoá nghệ thuật.
- Tổ chức khai thác các vốn văn hoá, nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương để kế thừa và phát huy nhằm giữ gìn và phát triển vốn văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin, vui chơi giải trí tại các trung tâm văn hoá thông tin thể thao,tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, liên hoan và hội diễn văn nghệ quần chúng. Hội thi thông tin cổ động: các giải thể dục thể thao, tổ chức các lễ hội truyền thống và hiện đại của thị xã. Tổ chức các hoạt động thông tin cổ động phục vụ chính trị bằng các loại hình trực quan, lưu động, tuyên truyền miệng, triển lãm…
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động: Thư viện truyền thống bảo tàng, vui chơi giải trí thanh thiếu nhi, đội văn nghệ nghiệp dư của xã
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trưng bày triển lãm chiếu phim và các hoạt động mang tính chất dịch vụ: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ du lịch, quảng cáo dịch vụ camera, nhiếp ảnh, vũ trường, văn hoá phẩm vui chơi, giải trí, dịch vụ đám cưới, thể dục thể thao
- Tổ chức các chương trình giao lưu văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao
1.1.6. Quyền hạn và quyền lợi
a. Trung tâm văn hoá thông tin thể thao có quyền hạn
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí do ngân sách cấp, đông fthời chủ động tổ chức có hiệu quả các hoạt động dịch vụ có thu tạo nguồn để chi cho nâng cao các hoạt động chuyên môn chính của trung tâm.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiệp vụ của các nhà văn hoá, trung tâm văn hoa thông tin thể thao, câu lạc bộ văn hoá thể thao. Thể thao cơ sở, của xã phường, làng văn hoá, và các cơ quan đơn vị . Tư đó đề xuất các chương trình biện pháp công tác để định hướng đúng thực hành nghiệp vụ VHTTTT cơ sở.
- Là thành viên hội đồng xét, đánh giá, khen thưởng, xếp hạng các nhà văn hoá, cơ quan đơn vị thuộc thị xã Móng Cái.
- Được chủ động tổ chức giao lưu văn nghệ với tỉnh ngoài nếu được mời.
- Được liên kết với các cơ quan, đoàn thể đơn vị kinh tế và cá nhân để mở rộng nâng cao chất lượng các loại hình nghiệp vụ của trung tâm.
- Được đề nghị khen thưởng, kỷ luật, nâng lượng đề bạt đối với các thành viên cua trung tâm đề trình UBND thị xã xem xét quyết định.
b. Trung tâm văn hoá thông tin thể thao có quyền lợi.
- TTVHTTTT thị xã Móng Cái sẽ được xét xếp hạng tuy theo quy mô phát triển theo quy định của nhà nước.
- Được nhà nước và chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng và các phương tiện nghiệp vụ khác, được trang bị một xe ô tô phục vụ nghiệp vụ lưu động
- Được nhà nước cấp ngân sách để chi phí cho toan bộ hoạt động sự nghiệp, chi trả lương thường xuyên, xây dựng cơ bản, trùng tu bảo dưỡng cơ sở vật chất của trung tâm trên cơ sở kế hoạch hàng năm được duyệt.
- Được xếp lương va nâng lương theo quy địmh của nhà nước.
- Được lập quy phúc lợi và khen thưởng.
1.1.7: Cơ cấu tổ chức.
Bộ máy quẩn lý điều hành của trung tâm thông tin văn hoá - thể thao thị xã Móng Cái gồm có.
Giám đốc: Giám đốc điều hành chung của trung tâm chịu trách nhiệm đảm bảo cho trung tâm thực hiện toàn bộ nhiệm vụ.
Phó giám đốc gồm 3 người
Phó giám đốc ohụ trách nghiệp vụ văn hoá, thực hiện trách nhiệm tước giám đốc về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ văn hoá thông tin
Phó giám đốc phụ trách thể dục thể thao. Thực hiện nhiêm vụ trước giám đốc về tổ chức cac hoạt động thể dục thể thao.
Phó giám đốc phụ trách hành chính – quản trị trung tâm tổ chức thành 7 phòng ban, số lượng cán bộ gồm 28 nhân viên
TTTTVH- TTTX Móng Cái Tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành
Ban thanh tra
Lãnh đạo trung tâm
Hội đồng trung tâm
Ban hành chính tài vụ
Ban văn nghệ
Ban thông tin cơ động
Ban thể dục thể thao
Tổ chức vui chơi giải trí thanh thiếu nhi
Tổ chức nhà truyền thống bảo tàng
Tổ chức thư viện tổng hợp
1.1.8: Cơ sở vật chất. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà, văn hoá TT thị xã với vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng
* Trang thiết bị: Ngoài những trang thiết bị văn phòng như ban ghế, kệ sách, vô tuyến, tủ sách TTTTVH – TTTX Móng Cái còn được tang bị các thiết bị hiện đại nhằm sư dụng nghiệp vụ sự nghiệp văn hoá thông tin như máy : Máy vi tính máy photo hục vụ sao chụp, điện thoại
* Nguồn lực thông tin:
Vốn tài liệu có khoảng 10000 bảnvới tỷ lệ
30% Sách chính trị xã hội
30% Sách khoa học kỹ thuật
30% Sách văn hoá nghệ thuật
10% Các loại sách khác
Ngoài ra còn các tạp chí, sách chuyên khảo, tra cứu với số lượng đầu sách tương đối nhiều
* Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TT-TT:
Trung tâm văn hoá TT- TT còn có rạp chiếu bóng và biểu diễn nghệ thuật 447 chỗ ngồi, phong tập, khiêu vũ 200m, phòng nhạc 3 phòng 180m, phong thư viện 140m, sân chơi ngời trời 2.600m
16/17 xã, phường đã có điểm văn hoá xã
Có 74 sân thể thao các laọi, 129 sân cầu lông chủ yếu do các đơn vị kinh tế và tư nhân đầu tư, 22 điểm bóng bàn, 1 sân bóng bàn, 1 sân bóng rổ, 28 sân bóng chuyền, 4 sân tenit , 1 bể bơi
Duy trì thư viện, phòng đọc, mượn sách với hàng ngan đầu sách phục vụ các đối tượng người dùng tin
Hầu hết các nhà trường có thư viện, phòng đọc sách, các xã phường có tủ sách, nhà nước
Các xã phường đều có báo nhân dân, báo Quảng Ninh, tạp chí Cộng sản. Riêng báo cáo viên của thị xã đều có thông tin lý luận tư tưởng và một số loại tạp chí chuyên nghành phục vụ công tác nghiên cứu.
1.1.9: các hoạt động
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm VHTT-TT đảm nhiệm các hoạt động sự nghiệp về VHTT-TDTT của nhà nước tại địa phương và các hoạt động phục vụ chính trị theo chỉ đạo của cấp trên, hoạt động của Trung tâm chia làm 2 phần là hoạt động VHTT và hoạt động TDTT.
hoạt động văn hoá.
*Hoạt động văn hoá vật thể
-Hoàn thiện lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lí khoanh vùng, xếp hạng cấp tỉnh đến xã.
-Hướng dẫn cho xã Hải Xuân kí hợp đồng xây dựng qui hoạch mặt bằng chùa Xuân Lan, thiết kế dự toán lầu chuông- tam quan cho chùa
- Khởi công công trình nhà bia ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm Trà Cổ tại bãi biển khu Nam Thọ Trà Cổ.
- Hoàn thành kiểm kê các di tích lịch sử văn hoá dấu tích các công trình di tích dọc biên giới.
* Văn hoá phi vật thể
- Tổ chức kiểm kê văn hoá phi vật thể toàn thị xã Móng Cái.
- Hoàn thành cơ bản việc sưu tầm tài liệu Hán-Nôm và dịch Hán-Nôm
* Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở:
- Chỉ đạo cơ sở tăng cường đâù tư xây dựng nhà văn hoá, cụm truyền thanh, sân vận động, khu vui chơi thanh thiếu nhi.
- Nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, phấn đấu đạt chỉ tiêu gia đìng tiêu chuẩn.
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng sinh hoạt văn hoá văn nghệ cơ sở. Số đội văn nghệ là 147 đội, trong đó có 50% số đội văn nghệ hoạt động tốt.
- Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá chỉ tiêu đạt 80%
- Chỉ đạo các xã, phường sơ kết 5 năm thực hiện công cuộc vận động xây dựng làng văn hoá(1999-2004)
* Quản lí nhà nước đối với hoạt động văn hoá thông tin:
- Tiếp tục quán triệt các qui định của nhà nước về hoạt động và dịch vụ văn hoá, trong đó đặc biệt đi sâu nghị định 87 CP, 31 CP, 24CP
+ Tổ chức hội nghị quán triệt theo từng loại hoạt động và dịch vụ văn hoá
+ Xây dựng, hướng dẫn xây dựng nội qui hoạt động và dịch vụ văn hoá
+ Lập bản cam kết thực hiện qui định của nhà nước về nếp sinh hoạt văn minh, lịch sự, an toàn của chủ các cơ sở dịch vụ văn hoá công cộng.
-tăng cường công tác kiểm tra.
+ Lập hồ sơ điều tra thống kê các cơ sở dịch vụ văn hoá trên địa bàn.
+ Kiên quyết xử lí dứt điểm cơ sở văn hoá không có phép theo qui định.
+ Tăng cường hoạt động kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất.Thực hiện kiểm tra 400 lượt/năm
+ Kiện toàn đội kiểm tra liên nghành 841: Làm tốt công tác phối hợp thường xuyên giữa bộ phận quản lý văn hoá của phòng văn thể và công an thị xã, nâng cao trách nhiệm và khả năng nghiệp vụ quản lý văn hoá của xã phường.
+ Định kỳ 3 tháng một lần có chương trình làm việc của năm nghành: Văn hoá, công an, biên phòng, hành chính, quản lý thông tin để phối hợp trong việc quản lý xuất nhập khâu văn hoá và ngăn chặn văn hoá phẩm nhập lậu qua biên giới và cửa khẩu.
* Hoạt động văn hoá:
- Tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng
- Xây dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng
+ Chương trình nghện thật kỷ niệm 50 năm giải phóng Điên Biện Phủ, 60 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
+ Tổ chức một sổ hội thi mang tính chất tuyên truyền.
+ Xây dựng chương trình tham dự hội diễn nghệ thuật quần chúng LLVT của tỉnh tổ chức.
- Đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ thơ, thành lập câu lạc bộ nhiếp ảnh nghệ thuật, câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ ca múa nhạc
- Tiếp tục mở các lớp nghiệp dư về thanh nhạc, nhạc cụ hoạ vũ quốc tế
* Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động
- Sản xuất 20 chương trình thông tin- cổ động phục vụ các dịp lễ tết, kỷ niệm các sự kiện chính trị,phục vụ các sự kiện chính trị , vận động thực hiện chính sách pháp luật, vận động xây dựng đời sống văn hoá
- Tuyên truyền chính sách pháp luật thực hiện 11 chương chình trong đó có 1 chương trình lớn: Tuyên truyền du lịch Quảng Ninh – Móng Cái
- Tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng là cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 3 cấp
- Công bố nghị định 52 – NĐ/CP của chính Phủ, đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân thời kỳ khánh chiến chống pháp”, hoạt động giao lưu giữa thanh niên hai bên khu vực biên giới Móng Cái (Việt Nam ) - Đông Hưng (TQ) tổ chức lễ cắm mốc biên giới đầu tiên trên đất liền giưa Việt Nam và Trung Quốc tại Móng Cái, hội chợ thương mại quốc tế kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh và 5 năm thành lập thị xã Móng Cái …Đều được tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, có tác dụng giáo dục, tuyên truyền sâu rộng với nhiều hinhỳ thức phong phú, có tác dụng giáo dục truyền thông trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thị xã.
- Hoạt động của đài truyền thanh – truyền hình không ngừng đươcj đầu tư nâng cấp bám sat nhiệm vụ chính trị của địa phương hàng năm sản xuất hàng trăm bản tin chuyển tiếp đài trung ương, phát băng đài tỉnh là một trong các đài cơ sở hoạt động tốt của tỉnh Quảng Ninh
- Triển khai chỉ thị 18 của ban thường vụ tỉnh uỷ về công tác văn học nghệ thuật
- Đẩy mạnh hoạt động chiếu phim và tuyên truyền lưu động – cổ động
+ Thực hiện 90 buổi chiếu phim kết hợp tuyên truyền lưu động xuống các địa bàn nông thôn, miền núi Hải đảo
+ Xây dựng 3 cụm cổ động mới ở km số 2 và trung tâm km 15
+ Chỉ đạo các xã xây dựng cụm cổ động, mỗi xã ít nhất một cụm cổ động tại trung tâm xã
+ sản xuất các chương trình thông tin cổ động bằng catset cung cấp cho cụm truyền thanh cơ sở
+ Thực hiện chương trình thông tin và truyền thanh tại trung tâm văn hoá xã
- Thư viện:
+ Đầu tư sách báo cho thư viện trung tâm trị giá 25 triệu đồng
+ Tăng cương thẻ độc giả lên 300 thẻ
+ Đầu tư 1 máy chuyên dùng cho thư viện nối mạng với thư viện Quốc gia trị giá 60000000đ
+ Tập huấn nghiệp vụ thư viện cho đội ngũ quẩn lý tủ sách và thư viện cơ sở
+ Tiếp tục luân chuyển sách 4 lần/ năm đến các điểm đọc của Biên Phòng
+ Số lượng báo chí, phát hành năm 2003 tăng 15,58% bình quần 1 người dân có 10 tờ báo/năm .Phối hợp với báo Quảng Nỉnha tranhg báo Móng Cái để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của thị xã có kết quả tốt
b. Hoạt động thể dục thể thao:
- Tổ chức các giải thể dục – thể thao cấp thị xã, tam gia thi đấu các giải cấp tỉnh
- Thực hiện tốt các chỉ tiêu của tỉnh giao cho
Phối hợp với nghành giáo dục chỉ đạo các trường đảm bảo các chương chình giáo dục thể chất và hoạt động ngoại khoá
- Phối hợp các đơn vị vũ trường chỉ đạo hoạt động TDTT trong LLVT
- Phối hợp với thị đoàn , công đoàn, UBMT để chỉ đạo hoạt động TDTT trong thanh niên, công nhân viên chức người caco tuổi
- Hướng dẫn và vận động các cơ sở, đơn vị lớn thành lập các câu lạc bộ TDTT cơ sở
TTTTVH- TDTT thị xã Móng Cái có các chức năng và nhiệm vụ rất quân trọng trong viêc phát triển văn hoá trên địa bàn thị xã là nhân tố quan trọng để xây dựng thị xã giàu mạnh cả về kinh tế chính tị văn hoá - xã hội là thị xã vùng biên có chung đường biên giới với thành phố Đông Hưng (TQ) nên nghành văn hoá ở đây mang nhưng nét đặc thù riêng, các hoạt động thông tin văn hoá có nhiều điểm khác biẹt để văn hoá có thể phát triển song song với các lĩnh vực khác thì lãnh đạo trung tâm đã có những phương hướng và thực hiện cụ thể phù hợp tới những vùng miền núi, hải đảo
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ – NGHIỆP VỤ VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI HOÁ TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ THÔNG TIN – THỂ THAO
THỂ DỤC TẠI THỊ XÃ MÓNG CÁI
2.1: Tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ của văn hoá thông tin – thể thao thể dục thị xã Móng Cái
Bộ máy quản lý điều hành của trung tâm gồm 1 giám đôc và 3 phó giám đốc, nhoài ra còn chia ra làm 7 phòng ban khác
2.1.1: Ban hành chính- tài vụ:
TTVHTT- TT được thành lập ban hành chính – tài vụ với cơ cấu tổ chức
Kế toán:1 nhân viên
Thủ quỹ: 1 nhân viên
Hành chính : 3 nhân viên
Bảo vệ: 3 nhân viên
Điện nước: 1 nhân viên
Ban hành chính tài vụ có 1 trưởng ban kiểm kế toán
2.1.2: Ban thông tin cổ động
* Cơ cấu tổ chức: 6 nhân viên
- Trưởng ban kiểm kê biên tập chương trình thông tin : 1 nhân viên
- Hoạ sỹnghiệp vụ thông tin cổ động trực quan : 1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ tuyên truyền miệng :1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ tuyên truyền lưu động: 1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ tt triển lãm:1 nhân viên
- Nhân viên lái xe: 1 nhân viên
* Nhiệm vụ :
- Thực hiện các nghiệp vụ thông tin cổ động theo kế hoạch và phục vụ chính trị của địa phương
- Hướng dẫn nghiệp vụ và cung cấp nội dung chương trình thông tin cho các cơ sở
- Được tham gia các hội nghị và sự kiện do thị xã và các nghành tổ chức với tư cách là biên tập viên chương trinh thông tin để cập nhật thông tin cố định và lưu động thuộc trung tâm quản lý
2.1.3:Ban văn nghệ : 7 nhân viên
* Đội trưởng: Phụ trách bộ văn nghệ của trung tâm và đội văn nghệ nghiệp dư, phó giám đốc văn hoá thông tin kiêm trưởng ban
- Nhân viên nghiệp vụ thanh nhạc: 1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ nhạc công: 1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ sân khâu: 1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ âm thanh ánh sáng: 1 nhân viên
- Nhân viên nghiệp vụ điện ảnh(chiếu phim):1 nhân viên
Biên đạo múa : 1 nhân viên
* Nhiệm vụ:
- Xây dưng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng hướng dẫn nghiệp vụ cho phong trào văn nghệ quần chúng không ngưng nâng cao trình độ nghệ thuật, mở rộng quy
- Trực tiếp tổ chức các cuộc thi, hội thi hội điễn văn nghệ quần chúng của thị xã
- Xây dựng và tập luyện các chương trình văn nghệ tham dự hội thi hội diễn do tỉnh tổ chức
- Trực tiếp phụ trách hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chiếu phim
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo nghệ thuật quần chúng
- Biên tập các tài liệu nghiệp vụ âm nhạc múa, hội hoạ và các loịa hình nghệ thuật khác bằng các hình thức ấn phẩm, băng đĩa , mô hình nghệ thuật
- Phụ trách các lớp nghiệp dư về amm nhạc, hội hoạ và các lớp nghiệp vụ văn nghệ khác
2.1.4:Tổ chức thư viện tổng hợp
* Tổ chức biên chế 2 nhân viên
- Chủ nhiệm thư viện
- Nhân viên nghiệp vụ
* Nhiệm vụ
- Trực tiếp quản lý vốn sách báo tư liệu ấn phẩm của thư viện tổng hợp
- Chủđộng đề xuất kế hoạch đầu năm tăng lưọng sách bảo đảm cho cho thư viện có đầy đủ các loại tài liệu nghiên cứu tham khảo đáp ứng nhu cầu độc giả về các nguồn tri thức nhất là tri thức hiện đại
- Phục vụ đọc giả tại thư viện
- Hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, quản lý sách báo cho các thư viện và tủ sách cơ sở chủ động nắm vững quy sách báo của các thư viện cơ sở trên địa bàn
- Luân chuyển sách báo đến một số điểm đọc tại các vùng sâu vùng xa các đơn vị vũ trang
- Giới thiệu sách báo phục vụ công tác tuyên truyền của địa phương
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sách báo
Trong tổ chức thư viện tổng hợp thì khâu xủ lý thông tin tài liệu là công đoạn rất quan trọng nhằm biến đổi thông tin thu thập được các dạng thể hịên mới của thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin
* Các khâu xử lý sách
- Tài liêu nhập về tư các nguồn bổ sung thì công việc của cán bộ thư viện phải xử lý theo các quy trình
- Kiểm tra hoá đơn chứng tư so sánh với các biên lai nếu không phù hợp thì lập biên bản xã định
- Đóng dấu thư viện: Dấu thư viện được đóng ở trang 1 và trang 17
- Dán nhãn bảo quản
- Viết số ký hiệu vào nhan để biết tên tài liệu nhập về khi nào và lấy số ký hiệu
- Váo sổ đăng ký cá biệt đây là công đoạn không thể thiếu ở bất cứ thư viện nào vì qua số đăng ký cá biệt ta có thể biết được có bao nhiêu tài liệu trong kho và có những loại nào tạo điều kiện cho ta quản lý tốt tài liêu hiện có
- Phân loại tài liệu:Đây là khâu quan trọng đòi hỏi ngườn cán bộ phải có trình độ và kinh nghiệm thì mới phân loại được
* Xử lý báo tạp chí:Báo chí nhập về được vào số, đóng dấu gián nhãn và sắp xếp theo tên tài liệu
Phiếu yêu cầu sách
Họ và tên:
Số thẻ:
Tên sách:
Ký hiệu:
Ngày tháng năm
Chữ ký người mượn
Phiếu yêu cầu
Họ tên:
Số thẻ:
Tên báo, tạp chí(ghi rõ năm xuất bản, số tập, cuốn phần)
Ký hiệu:
Ngày tháng năm
Chữ ký
* Lưu trữ và bảo quản:
Lưu trữ và bảo quản là một khâu trong thư viện, lưu trữ tài liệu để phục vụ người dùng tin khi họ yêu cầu bảo quản tài liệu giúp tăng tuổi thọ của tài liệu, duy trì nguồn lực thông tin
- Lưu trữ tài liệu trong kho là cách lưu trữ truyền thống trong nhiều tường hợp bạn đọc cần có những thông tin băng giấy(tài liệu gốc) nhằm phục vụ bạn đọc tại chỗ hoặc mang tài liệu về nhà đọc.
+ Ưu điểm: Lưu trữ được tài liệu gốc, tài liệu nguyên bản.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều diện tích sắp xếp, phải sử dụng các phương tiện để bảo quản chống mối mọt.
- Bảo quản bằng các phương pháp:
+ Chống ẩm: tài liệu xếp cao, nhiệt đọ thích hợp.
+ Chống nấm mốc: thường xuyên vệ sinh giữ đọ ẩm ở mức độ tối ưu nhất cho kho sách
+ Chống côn trùng: khử mùi tài liệu trước khi nhập vào kho và khử trùng định kì
+ Chống cháy: dùng các dụng cụ cứu hoả
* Việc tìm tin dược tiến hành các bước sau:
- Bạn đọc tìm tài liệu qua công cụ tra cứu
- Viết vào phiếu yêu cầu
- Thủ thư xác định nội dung
- Tìm và chuyển tài liệu cho người sử dụng
- Người dùng tin đánh giá kết quả
Nếu tài liệu chưa phù hợp thì tiến hành đưa lại cho thủ thư để tìm lại. Đây là cách tìm tài liệu được lưu trữ và bảo quản trong kho
+Ưu điểm: Người dùng tin tiếp cận được tài liệu gốc
Người dùng tin đánh giá kết quả
Chuyển tài liệu cho kho
Tiến hành tìm trong kho
Thủ thư xác định yêu cầu
Viết vào phiếu yêu cầu
Người dùng tin tìm tài liệu
+ Nhược điểm: nếu có nhiều người sử dụng cùng một lúc một tài liệu thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu, bởi tài liệu không đủ cung cấp
Sơ đồ tìm tài liệu của thư viện
* Công tác cấp phát báo tạp chí của thư viện trung tâm ngày cang tăng qua các tháng, qúy, năm…(xem bang thống kê cấp phát báo tạp chí)
2.1.5: Tổ chức nhà truyền thống – Bảo tàng
* Tổ chức gồm một nhân viên
* Nhiệm vụ:
- Trực tiếp quản lý nhà truyền thống bảo tàng trung tâm
- Có kế hoạch tổ chức kiểm kê sưu tầm các giá trị văn hoá nghệ thuật vật chất và phi vật thể trên địa bàn
- Tổ chức khai thác các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ các nhu cầu giáo dục, nghiên cứu khoa học, tham gia du lịch
- Hướng dẫn nghiệp vụ quẩn lý các di tích lịch sử – văn hoá, lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh
- Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các lễ hội
2.1.6.Tổ chức khu vực vui chơi giải trí thanh thiếu nhi:
* Tổ chức biên chế: 1 nhân viên giữu chức vụ chủ nhiệm khu vui chơi giải trí các mảng hoạt động do các chuyên viên của đội văn nghệ và thể thao cuả trung tâm đảm nhiệm
*Nhiệm vụ:
- Đề xuất kế hoạch, chương trình hoạt độngcủa khu vui chơi giải tri và chực tiếp tổ chức thực hiện các kế hoach, chương trình đó
- trực tiếp phụ trách công tác nghiệp vụ , đào tạo bồi dưỡng các lớp bồi dưỡng nâng cao về văn thể , văn hoá
- Quản lý cơ sở vật chất và học sinh của khu vui chơi giải trí
- Tổ chức tham quan du lịch cho các thành viên thanh thiếu nhi có hoạt động thường xuyên tại khu vui chơi giải trí
2.1.7. Ban thể dục thể thao:
* Tổ chức biên chế: 3 nhân viên do phó giám đốc TDTT phụ trách
* Nhiệm vụ:
- Đề xuất kế hoạch chương trình hoạt động thể dục thể thao và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đó
- Tổ chức bồi dương chuyên môn nghiệp vụ về thể dục thể thao cho đội ngũ công tác viên và cơ sở
- Trực tiếp tổ chức các giải thể thao của thị xã, huấn luyện các đội thể dục thể thao tham dự thi đấu tại các giải do tỉnh tổ chức
- Tổ chức các giải thi đấu giữa thị xã Móng Cái với các địa phương các nghành trong tỉng để nâng cao chuyên môn
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT của trung tâm
- Trực tiếp tyham gia các chương trình huấn luyện tổ chức quản lý nghiệp vụ về thể dục thể thao đối với khu vui chơi giải trí
2.2. Tình hình quản lý nhà nước và xã hội trong lĩnh vực VHTT- TDTT tại thị xã Móng Cái
2.2.1: Tổ chức tuyên truyền quán triệt nghị quyết trung ương Đảng(khoá 8) về” xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và phát động phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
- Phát huy năng lực tổ chức đời sống văn hoá ở làng xã khu phố . Rút kinh nghiệm xây dựng các mô hình câu lạc bộ, gia đình văn hoá thực hiện nếp sống văn minh
- Sưu tầm tập hợp và biên soạn các ấn phẩm văn hoá văn nghệ về thị xã, khai thác vốn văn hoá dân gian
- Củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ văn hoá của thị xã và các cơ sở. Tăng cường cơ sở vật chất, các trang thiêts bị cần thiết phục vụ hoạt động văn hoá
- Mở rộng các hoạt động giao lưu văn hoágiữa các địa phương trong thị xẫ và giữa các thành phố Đông Hưng và huyện Phong Thành (TQ)
Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá
- Đưa các chỉ tiêu phát triển văn hoá vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm
- xây dựng cơ chế quản lý, kiểm tra hoạt đọng văn hoá du lịch
- Các cấp chính quyền phải chăm lo xây dựng đội nhũ cán bộ làm công tác văn hoá, có cơ chế chính sách động viên kịp thời
- Tiếp tục đổ mới và mở rộng quan hệ chao đổi tham quan học tập về các lĩnh vực văn hoá với các địa phương trong và ngoài nước
2.2.2: Sự lãnh đạo – Chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về công tác thông tin – TDTT
- Năm 1997, Ban thường vụ thị xã đã ra nghị quyết chuyên đề số 04/NQ- HN về sự nghiệp phát triển VHTT-TDTT giai đoạn 1997- 2000 và các năm tiếp theo
- Tháng 11/ 1998 thị uỷ Móng Cái ra chương trình hành động thực hiện nghị quyết trung ương 5 khoá 8 về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Năm 1999 thị uỷ Móng Cái ra chỉ thị về việc tổ chức phát động phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn toàn thị xã
- Năm 2000-2001 thị uỷ Móng Cái có văn bản kết luận về công tác VHTT-TDTT và xây dựng làng văn hoá
Năm 2003 Thị ủy Móng Cái đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ thị 17/CT-TW về phát triển sự nghiệp VHTT-TDTT đến năm 2010 và chỉ thị 18/CT –TW về công tác văn hoá nghệ thuật trong tình hình mới
Công tác quản lý nhà nước về VHTT-TDTT của thị xã đã được quan tâm. Thị xã đã chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn lại đội ngũ cán bộ – nhân viên trung tâm văn hoá, quan tâm đến công tác đào tạo bổ sung để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công tác
2.3.Các đảm bảo cho hoạt động của TTVH-TT thị xã Móng Cái
Trung tâm TTVH-TDTT là nơi quản lý chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động văn hoá diễn ra trên địa bàn thị xã. Để đáp ứng nhu câu phát triển văn hoá cho toàn thị xã, trung tâm đã đảm bảo mọi hoạt động văn hoá với đầy đủ trang thiết bị , nguồn nhân lực, kinh phí ….Và sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng đề ra những chủ trương chính sách kịp thơi đưa trung tâm ngày càng phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu thông tin văn hoá cho mọi người, mọi đối tượng.
Về mặt tổ chức nhân lực: Có 32 người đa số đều ở độ tuổi tương đối trẻ, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, hầu hết cán bộ của trung tâm là trình độ cao đẳng, trung cấp và được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ
Đảm bảo về mặt tài chính:
Hàng năm trung tâm được cấp một số kinh phí để phục vụ sự nghiệp văn hoá trong những năm gần đây kinh phí được cấp tăng đáng kể.
Bảo đảm trang thiết bị: Các phòng ban được trang bị tương đối đầy đủ công cụ phục vụ công tác đầu tư 15.000000đ mua sách mới cho thư viện, sắm mới trang thiết bị cho thư viện trị giá 50.000000đ đặc biệt là đầu tư 1 máy chuyên dùng cho thư viện nối mạng với thư viện quốc gia trị giá 60.000000đ
2.4. Nhận xét và kiến nghị
Qua thời gian thực tập bằng những kiến thức đã học trong nhà trrường và công việc thực tế em có một vài nhận xét sau
Ưu điểm:
+ NGhành VHTT-TDTT thị xã Móng Cái đã thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch trong thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ phục vụ chính trị của địa phương
+ Tình hình hoạt động văn hoá thông tin trên địa bàn thị xã sôi động hơn và giữ được môi trường văn hoá lành mạnh
+ phong trào xây dựng và hoạt động của phong trào văn hoá thông tin cơ sở đựoc đẩy mạnh
+ Tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác văn hoá thông tin phối kết hợp với các nghành để phát triển các hoạt động, phong trào văn hoá thể thao được mở rộng và thường xuyên.
Những tồn tại và khó khăn .
+ Công tác quấn triệt và tuyên truyền phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin – thể thao, xây dưng nền văn hoá thông tin VN tiên tiến đâm đà bản sắc dân tộc mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng chưa cao, chưa sâu, thưòng xuyên nên phong trào quần chúng nhân dân tham gia chưa được liên tục và đồng đều
+ Nhận thức của một số cấp uỷ , nhất là cơ sở chưa thật đầy đủ, vì vậy sự phát triển văn hoá trong những năm qua chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, mà mới chỉ phát triển mạnh ở các phường khu vực trung tâm, vùng sâu, xa, biên giới hải đảo còn rất khó khăn.
+ Thiết chế văn hoá chưa đồng bộ
+ Trung tâm văn hoá-Thể thao thị xã đã được đầu tư với kinh tế lớn nhưng hiệu quả sự dựng không cao vì thiết kế nhà biểu diiễn chưa đầy 500 chỗ ngồi các đoàn nghệ thuật không thể biểu diễn được vì số ghế quá it, công tác quản lý đang cần được chỉ đạo để chở thành đơn vị sự nghiệp có thu, giảm bớt bao cấp của nha nước.
+ Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công tác thông tin văn hoá - nghệ thuật mặc dù có nhiều cố gắngnhưng chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới
+ Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá trên địa bàn còn hạn chế, nếp sinh hoạt mới chưa chở thành dòng chủ đạo chính trong đời sống nhân dân
2.5.Một số kiến nghị:
+Đề nghị nhà nước nghien cứu tăng đầu tư kinh phí cho các hoạt động thông tin văn hoá với tỷ lệ phù hợp trong tổng chi ngân sách. Xây dựng quy định thiết chế văn hoá cụ thể cho các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, thị xã, các xã- phường để cơ sở có căn cứ thực hiện tránh tình trạng xây dựng chắp vá thiếu hiệu quả như hiện nay.
+ Chính phủ cần có chính sách cụ thể đối với cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, ưu tiên đào tạo cho các huyện thị biên giới, hải đảo về mội số lĩnh vực văn hoạc nghệ thuật và thường xuyên tổ chức cho cán bộ làm công tác văn hoá đi học tập kinh nghiệm một số mô hình văn hoá điển hình trong và ngoài nước, tiếp tục công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao giữa các địa phương.
Trung tâm hiện nay còn thiếu cán bộ tin học có trình độ cao nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển văn hoá đặc biệt khi chúng ta bước vao thế kỷ 21, thế kỷ của thông tin và tri thức.
+ Đề nghị tỉnh xác định Móng Cái là một trong các trung tâm văn hoá thể thao của tỉnh để có kế hoạch đầu tư, phát triển đáp ứng yêu cầu địa bàn biên giới có cửa khẩu quốc tế, có quan hệ hữu nghị, láng giềng, giao lưu văn hoá quốc tế với thành phố Đông Hưng (TrungQuốc). Ngày càng phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của TTTTVH-TT Thị xã Móng Cái
Lãnh đạo trung tâm
Hội đồng
Trung tâm
Ban văn nghệ
Tổ chức thư viện
Tổng hợp
Tổ chức nhà truyền thống-bảo tàng
Ban thông tin cổ động
Ban hành
chính tài vụ
Tổ chức khu vui
chơi giải trí
thanh thiếu nhi
Ban thể thao
Ban
thanh tra
: Đường lãnh đạo
:Đường phối hợp
PHẦN III: PHỤ LỤC
Sơ đồ mô tả quy trình thông tin tư liệu của thư viện thuộc TTTTVH- TT thị xã Móng Cái
Nhu cầu
thông tin
Phục vụ bạn đọc
Bổ sung
thu thập
Xử lý
Lưu trữ
Thông tin phản hồi
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC072.doc