Bảo đảm quyền giám sát của công dân đối với việc lập, công bố và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

ước 1: Công dân tìm hiểu thông tin về quy hoạch, kế hoạch SDĐ Công dân tra cứu nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Tài liệu công bố công khai kế hoạch SDĐ cấp huyện gồm: Nghị quyết hoặc Quyết định phê duyệt; Báo cáo thuyết minh tổng hợp; Bản đồ quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến. Bước 2: Phản ánh thông tin Ý kiến phản ánh của công dân đối với phương án quy hoạch SDĐ của cấp huyện được tiếp nhận trực tiếp trong các hội nghị lấy ý kiến được tổ chức tại UBND xã, phường, thị trấn và gửi đến UBND cấp huyện. Bước 3: Kiểm tra việc tiếp nhận các thông tin phản ánh của UBND cấp huyện Ý kiến phản ánh, kiến nghị của công dân được Ban tổ chức hội nghị tổng hợp trong báo cáo, giải trình cụ thể lý do tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Do đó, công dân có thể kiểm tra lại việc tiếp nhận, giải trình các ý kiến phản ánh trên trên trang thông tin điện tử của UBND huyện.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền giám sát của công dân đối với việc lập, công bố và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bài viết phân tích các yêu cầu nhằm bảo đảm quyền giám sát của công dân trong việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) hàng năm của cấp huyện - một nội dung quan trọng của quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý và SDĐ ở Việt Nam; và qua đó kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn Điều 199 Luật Đất đai trên cơ sở Hiến pháp, Luật Đất đai và các đạo luật khác có liên quan. BẢO ĐẢM QUYỀN GIÁM SÁT CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI VIỆC LẬP, CÔNG BỐ VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HÀNG NĂM CỦA CẤP HUYỆN Phan Trung Hiền* Abstract: This article provides analysis of requirements to ensure citizen’s supervisory rights in development, amendment, announcement and implementation of the annual land usage plan of district level - an important one of the citizen's supervisory rights to the management and usage of land in Vietnam. Based on the analysis, it is also proposed to develop detailed provisions of Article 199 of the Land Law of 2013 basing on the Constitution, the Land Law of 2013 and relevant statutes. Thông tin bài viết: Từ khóa: quyền giám sát của công dân; quản lý và sử dụng đất đai; lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Lịch sử bài viết: Nhận bài: 04/06/2017 Biên tập: 15/06/2017 Duyệt bài: 19/06/2017 Article Infomation: Keywords: Citizen's supervisory rights; management and Land usage; development, amendment, announcement and implementation of the annual land usage plan. Article History: Received: 04 Jun 2017 Edited: 15 Jun 2017 Appproved: 19 Jun 2017 * PGS. TS, Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ. 1. Quyền giám sát của công dân đối với việc lập, công bố và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện 1.1 Quyền giám sát của công dân trong việc lập kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện - Chủ thể lấy ý kiến: Về nguyên tắc, việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ do cơ quan, tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ thực hiện. Theo quy định tại Điều 42 Luật Đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 35Số 17(345) T9/2017 kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện chủ trì giúp UBND huyện trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của công dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ. - Hình thức lấy ý kiến: Việc lấy ý kiến đóng góp của công dân về kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Nội dung lấy ý kiến công dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ gồm: Các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch SDĐ, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến. Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về kế hoạch SDĐ có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 quy định chi tiết hơn việc lấy ý kiến theo hướng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Tuy nhiên, trong những quy định về việc lấy ý kiến các loại quy hoạch, kế hoạch SDĐ, chưa có quy định cụ thể về trường hợp 1 Phan Trung Hiền, Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 14. trên 1/2 hoặc trên 2/3 ý kiến không tán thành dự thảo quy hoạch, kế hoạch SDĐ mà cơ quan nhà nước đưa ra thì giải quyết ra sao, ngoài những quy định chung chung như: tiếp thu và giải trình ý kiến1 Như vậy, tính chất của ý kiến của chủ thể thực hiện quyền giám sát chưa được xác định rõ. Không có một quy định nào buộc UBND cấp huyện phải tổ chức thẩm định lại quy hoạch, kế hoạch SDĐ khi đại bộ phận công dân ở địa phương - những người đang thực hiện quyền giám sát - cho rằng, quy hoạch, kế hoạch SDĐ đó là thiếu căn cứ, nếu thực hiện, có khả năng gây phương hại đến đời sống xã hội, gây ô nhiễm môi trường, thiếu bền vững 1.2 Quyền giám sát của công dân đối với việc công bố kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện Theo Điều 48 Luật Đất đai năm 2013, việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ được thực hiện như sau: Kế hoạch SDĐ hàng năm ở cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai. UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch SDĐ cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện và công bố công khai nội dung kế hoạch SDĐ cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở UBND cấp xã. Thời điểm, thời hạn công bố công khai kế hoạch SDĐ theo quy định sau đây: a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 36 Số 17(345) T9/2017 b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Như vậy, quyền giám sát của công dân đối với việc công bố kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện bao gồm cả nội dung của kế hoạch SDĐ có được công bố đầy đủ không, đặc biệt là các nội dung liên quan đến “kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”? Trong giai đoạn này, công dân giám sát việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền. Các hành vi vi phạm về lấy ý kiến, công bố công khai thông tin đất đai nói chung và kế hoạch SDĐ nói riêng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 207 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó, UBND cấp huyện là chủ thể có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch SDĐ cấp huyện - đây là căn cứ, là cơ sở để thu hồi đất. 1.3 Quyền giám sát của công dân đối với việc thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện Liên quan đến việc giám sát trong quá trình quản lý và SDĐ, ngoài việc giám sát việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, còn phải giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã lập. Trong các loại quy hoạch, kế hoạch SDĐ có kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện là nội dung có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc SDĐ. Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 có nêu rõ: “Trường hợp đã có kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện thì người SDĐ trong khu vực phải chuyển mục đích SDĐ và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người SDĐ nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người SDĐ có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”. Điều này có nghĩa là, khi kế hoạch SDĐ này được công bố thì người dân bị hạn chế các quyền về xây dựng và trồng cây lâu năm. Có thể nói, đây là quy định căn bản để công dân thực hiện giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ nói chung và thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện nói riêng. Tuy nhiên, việc hạn chế quyền của người SDĐ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian xác định. Đoạn 2 khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 có nêu: “Diện tích đất ghi trong kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích SDĐ mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích SDĐ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch SDĐ phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch SDĐ Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch SDĐ không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người SDĐ không bị hạn chế về quyền nêu trên”. Trong trường hợp này, giám sát của công dân đối với việc thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện thể hiện ở nội dung: theo dõi, xem xét là chính quyền địa phương có bảo đảm thực hiện đúng thời điểm hạn chế và thời điểm chấm dứt việc hạn chế các quyền liên quan đến đất sau khi công bố kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 37Số 17(345) T9/2017 1.4 Trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyền giám sát của công dân đối với việc lập, công bố và thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện Theo quy định tại khoản 5 Điều 199 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân thông qua các hoạt hoạt động như: a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền; b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền; c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh. Đây là những quy định nhằm bảo đảm tính khả thi của việc thực hiện quyền giám sát của người dân. Trách nhiệm trên nếu không được thực hiện nghiêm túc thì sẽ có những chế tài đi kèm. Điều 207 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 97 Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (gọi tắt là Nghị định 43/2014/NĐ- CP) quy định về các hành vi vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch SDĐ, bao gồm: (i) Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ kịp thời theo quy định; (ii) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; (iii) Không công bố quy hoạch, kế hoạch SDĐ; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch SDĐ mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích SDĐ; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Như vậy, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị đối với hoạt động quản lý đất đai thể hiện ở hai phương diện là: “có trách nhiệm” và “chịu trách nhiệm”. Việc không thực hiện đúng, đủ các quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể là hành vi vi phạm pháp luật, là đối tượng của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý, tức là phải “chịu trách nhiệm”. Các hành vi vi phạm trên đây có thể chịu trách nhiệm kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào mức độ vi phạm như: (i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật; (ii) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai Điều này cho thấy, các quy định về cơ chế bảo đảm thực thi quyền giám sát cơ bản đã được quy định về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu công dân có nắm được các quyền của mình trong từng giai đoạn để thực thi việc giám sát hay không. Mặt khác, khi công dân phát hiện có những bất cập cần phản ánh, kiến nghị, chính quyền địa phương có bảo đảm việc thực hiện quyền này theo quy định hay không? 1.5 Thực trạng về thực thi và bảo đảm quyền giám sát của công dân đối với việc thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện Theo quy trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ, ngay sau khi cấp thẩm quyền công bố kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện thì chính quyền địa phương sẽ tiến hành định vị các khu có đất thu hồi và kêu gọi đầu tư để triển khai các dự án trong phạm vi kế hoạch SDĐ. Việc hạn chế các quyền về trồng cây lâu năm, xây dựng mới công trình kiên cố có hiệu lực áp dụng. Các biện pháp hành chính nhằm quản lý quy hoạch, kế hoạch, hạn chế biến động về đất đai, ngăn chặn khả năng trục lợi từ chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được chính quyền địa phương triển khai. Tuy nhiên, THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 38 Số 17(345) T9/2017 việc thực hiện đúng các quy định này có khả năng phát sinh những bất cập trên thực tế2: Thứ nhất, ảnh hưởng đối với việc sản xuất và kinh doanh: Các yêu cầu cơ bản về thủ tục hành chính thông thường của chủ thể SDĐ trong vùng quy hoạch, kế hoạch phát sinh trở ngại, vướng mắc, gây khó khăn trong sinh hoạt, ràng buộc điều kiện sản xuất, kinh doanh. Ví dụ: Việc lên kế hoạch trồng cây lâu năm trong sản xuất nông nghiệp, việc dự kiến xây mới công trình làm mặt bằng kinh doanh của các hộ gia đình buộc phải thay đổi từ ổn định sang tạm thời, ngắn hạn, giữ nguyên hiện trạng, cầm chừng. Hiệu quả SDĐ của các hộ dân nói riêng và của địa phương nói chung sụt giảm, việc làm đình trệ, mất thu nhập... Thứ hai, ảnh hưởng đến việc hợp thức hóa hoặc thay đổi mục đích SDĐ: Thực tế, việc xử lý thủ tục hành chính của cơ quan chức năng đối với các quan hệ hành chính liên quan đến diện tích đất trong quy hoạch cũng bộc lộ bất cập. Đặc biệt là với diện tích đất trong quy hoạch, kế hoạch chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất lần đầu hoặc các thửa đất có một phần diện tích thuộc phạm vi quy hoạch, kế hoạch xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền SDĐ. Điều này thậm chí còn gây ảnh hưởng đến việc tính diện tích bồi thường thiệt hại về đất nên đất của các hộ dân chưa được hợp thức hoá trên Giấy chứng nhận. Thứ ba, thời hạn hạn chế quyền của người SDĐ có thể bị kéo dài trên thực tế: Mặc dù quy định về thời hạn hạn chế quyền SDĐ tối đa là ba năm nhưng thực tế, nhiều địa bàn đã điều chỉnh, công bố lại dẫn đến một bộ phận công dân sống trong vùng có 2 Hùng Long, Khắc phục bất cập trong bồi thường thu hồi đất, song/201506/khac-phuc-bat-cap-trong-boi-thuong-thu-hoi-dat-596862/, truy cập ngày 03/02/2017. kế hoạch SDĐ kéo dài hơn 6 năm. Điều này khiến diễn biến phát sinh các thiệt hại ở giai đoạn công bố kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện có điều chỉnh, kéo dài. Thứ tư, một số địa phương tự ý mở rộng việc hạn chế quyền của công dân SDĐ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 thì người dân không bị hạn chế các quyền như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền SDĐ. Tuy nhiên, theo cách giải quyết “sợ kẻ gian làm cả ngàn người khó”, có những địa phương đã cản trở nhu cầu chia đất, tách hộ của các hộ dân có đất trong phạm vi kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện, khiến nhiều gia đình không thể cải thiện được môi trường sống. Không ít gia đình đang có nhiều người, nhiều thế hệ, ở chung trong một căn nhà xuống cấp; cần xây dựng mới nhưng không được cấp phép, không thể tách hộ khẩu riêng Sự ràng buộc này đã làm cho việc xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ, tái định cư không phản ánh đúng nhu cầu cuộc sống, khiến kết quả giải quyết tái định cư sau đó không đáp ứng nhu cầu chính đáng về chỗ ở và gây thiệt hại cho người dân. Như vậy, việc thực thi không đúng các quy định của pháp luật về quyền của người dân khi có đất nằm trong kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện đã dẫn đến những căn cứ thiếu khách quan, làm nảy sinh bất cập, gây khiếu nại, khiếu kiện về sau. 2. Kiến nghị nhằm bảo đảm việc hướng dẫn và thực thi quyền giám sát của công dân đối với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện có hiệu quả 2.1 Hướng dẫn quyền giám sát Mặc dù Điều 199 Luật Đất đai năm THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 39Số 17(345) T9/2017 2013 ghi nhận nhiều nội dung tiến bộ về quyền giám sát của công dân trong quản lý và SDĐ nói chung và trong việc lập và thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện nói riêng, song việc thực thi các quy định này chưa được đồng bộ mà nguyên do chính là do thiếu các quy định hướng dẫn cần thiết như: (i) thiếu văn bản hướng dẫn thi hành về quyền giám sát trong lĩnh vực đất đai; (ii) thiếu quy định về phản hồi ý kiến đóng góp quy hoạch, kế hoạch SDĐ; (iii) thiếu các quy định làm rõ trình tự của hoạt động giám sát trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Từ những phân tích nêu trên, để bảo đảm thực thi quyền giám sát của công dân đối với việc lập, điều chỉnh, công bố và thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện, pháp luật cần được hoàn thiện về những vấn đề sau: Thứ nhất, bổ sung các quy định về thực thi quyền sở hữu của toàn dân về đất đai, trong đó có nội dung về giám sát của công dân đối với việc quản lý và SDĐ ở nước ta. Thực tế cho thấy, việc giám sát và thực thi quyền giám sát này phải xác định giá trị pháp lý một cách cụ thể, tác động trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Ví dụ: trước hết, tỷ lệ đồng thuận và không đồng thuận này phải được công bố công khai, kể cả những nguyên nhân dẫn đến việc không đồng thuận. Trong trường hợp có trên 50% số công dân trong địa bàn có quy hoạch, kế hoạch không đồng thuận với quy hoạch, kế hoạch thì quy trình tiếp theo phải được quy định chặt chẽ. Chẳng hạn, cần phải tổ chức việc giải trình công khai trước người dân và các phương tiện thông tin đại chúng; cần trải qua thủ tục lấy ý kiến công khai đối với đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể đại diện cho tiếng nói của công dân trên địa bàn. Mặt khác, cần làm rõ các tiêu chí phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ; trong đó, việc đồng thuận của đa số người dân trên địa bàn là tiêu chí đầu tiên có tính chất quyết định. Thứ hai, bổ sung quy định xác định rõ nội dung giám sát về kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện như sau: - Giám sát việc lấy ý kiến của nhân dân khi xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ; - Giám sát việc lập và phê duyệt và điều chỉnh (nếu có) đối với quy hoạch, kế hoạch SDĐ; - Giám sát việc công bố công khai phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ; - Giám sát việc thực thi kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện về: các chỉ tiêu SDĐ, các hoạt động giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất căn cứ trên quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Đặc biệt, trong quá trình giám sát, cần phải xem xét đến các quyền mà công dân bị hạn chế khi kế hoạch SDĐ công bố. Một mặt, việc hạn chế này phải được thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật, ví dụ như không được phép trồng cây, xây mới nhà cửa nhằm “đón đầu” quy hoạch, kế hoạch. Trong trường hợp này, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với các hành vi như: SDĐ sai mục đích, xây dựng không phép Mặt khác, cần phải giám sát giới hạn về các quyền bị hạn chế và thời gian các quyền này bị hạn chế. Về nguyên tắc, trong giai đoạn kế hoạch SDĐ được công bố thì các quyền cơ bản của người SDĐ được quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 vẫn phải được bảo đảm thực hiện như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền SDĐ. 2.2 Thực thi quyền giám sát Thứ nhất, cần xây dựng quy trình bảo đảm cho công dân thực thi có hiệu quả quyền THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 40 Số 17(345) T9/2017 giám sát việc lập và thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện là UBND cấp huyện. Bước 1: Công dân tìm hiểu thông tin về quy hoạch, kế hoạch SDĐ Công dân tra cứu nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Tài liệu công bố công khai kế hoạch SDĐ cấp huyện gồm: Nghị quyết hoặc Quyết định phê duyệt; Báo cáo thuyết minh tổng hợp; Bản đồ quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến. Bước 2: Phản ánh thông tin Ý kiến phản ánh của công dân đối với phương án quy hoạch SDĐ của cấp huyện được tiếp nhận trực tiếp trong các hội nghị lấy ý kiến được tổ chức tại UBND xã, phường, thị trấn và gửi đến UBND cấp huyện. Bước 3: Kiểm tra việc tiếp nhận các thông tin phản ánh của UBND cấp huyện Ý kiến phản ánh, kiến nghị của công dân được Ban tổ chức hội nghị tổng hợp trong báo cáo, giải trình cụ thể lý do tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Do đó, công dân có thể kiểm tra lại việc tiếp nhận, giải trình các ý kiến phản ánh trên trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Thứ hai, cần bổ sung quy định về bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá và kiểm tra hiệu quả của việc quản lý và SDĐ. Các tiêu chí này dựa trên những căn cứ khi lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ nói chung và quy hoạch, kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện nói riêng. Tuy đây là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng của quá trình quản lý nhà nước trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Trong bộ tiêu chí về hiệu quả SDĐ, phải thể hiện được quyền giám sát của người dân trong từng giai đoạn của việc lập, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch SDĐ. Thứ ba, cần bổ sung các chế tài cần thiết khi có hành vi cản trở hoặc không tạo điều kiện để bảo đảm công dân thực hiện quyền giám sát. Cần phải cụ thể hóa các nội dung của Điều 207 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Các văn bản hiện hành cần quy định chi tiết hơn đối với chế tài cho từng nhóm hành vi thay vì quy định chung chung là áp dụng theo các quy định của pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ. 3. Kết luận Quyền giám sát của công dân trong quản lý và SDĐ là quy định tiến bộ, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Điều này càng có ý nghĩa thiết thực đối với một quốc gia có chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Việc thực thi quyền giám sát chính là quyền thực thi quyền tối cao của chủ sở hữu về đất đai (toàn dân) đối với chủ thể được giao quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (Nhà nước). Quyền giám sát là cơ sở để thực hiện các quyền như quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ cơ sở, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Trong lĩnh vực quản lý và SDĐ, đặc biệt là khâu lập, công bố quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp huyện, hoạt động này là cơ sở để thực hiện một loạt các hoạt động tiếp theo như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Do vậy, nếu hoạt động này được thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và SDĐ ở Việt Nam THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 41Số 17(345) T9/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_quyen_giam_sat_cua_cong_dan_doi_voi_viec_lap_cong_bo.pdf
Tài liệu liên quan