Bảo đảm “quyền im lặng” của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Thứ nhất, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch giải thích nội hàm quyền im lặng của người bị buộc tội, hướng trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án. Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của việc bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo: im lặng là quyền của bị cáo, những lời khai của bị cáo tại tòa không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội bị cáo; bảo đảm quyền im lặng phải được thực hiện đồng thời với thực hiện nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh”, “suy đoán vô tội”, “đảm bảo quyền bào chữa”. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi có hướng dẫn về trình tự, thủ tục bảo đảm quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự. Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KSV; Nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của KSV trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử để góp phần bảo đảm quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. KSV phải nắm chắc toàn bộ tiến trình điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án (bao gồm những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội cho bị cáo), chuẩn bị tốt cho việc tranh tụng tại phiên tòa. Khi bị cáo sử dụng quyền im lặng, KSV chỉ công bố các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố kết hợp với xét hỏi các bị cáo khác, bị hại, người làm chứng tại phiên tòa. Khi có những tình tiết mới phát sinh chưa được kiểm tra làm rõ thì KSV đề nghị ngay với Chủ tọa cho dừng phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm “quyền im lặng” của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19Số 13 (413) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Trong tố tụng hình sự (TTHS) ở nhiều nước, quyền im lặng được coi “là sự phòng vệ rất tự nhiên”1 của người bị buộc tội trước sự cáo buộc của cơ quan công quyền. Pháp luật cho phép khi người bị buộc tội “tự thấy chưa đủ điều kiện về nhiều mặt như kiến thức pháp luật, thể chất, tinh thần; họ cần thời gian để bình tĩnh suy nghĩ cân nhắc, cần có người trợ giúp về mặt pháp lý để tránh tình trạng tự đưa mình vào tình thế bất lợi, tự buộc tội chính mình”2. Theo đó, người bị buộc tội “có quyền nói hoặc giữ im lặng trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Sự “im lặng” này không được coi là một lý do để xác định có tội hay vô tội”3. Như vậy, 1 Võ Văn Tài, Trịnh Tuấn Anh (2015), Một số vấn đề lý luận về quyền im lặng trong TTHS, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 19, quyển 3, 2016, tr.90. 2 https://dantri.com.vn/xa-hoi/thuc-hien-quyen-im-lang-de-giam-toi-da-oan-sai-1435200544.htm. 3 Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2017), Quyền im lặng trên thế giới và gợi mở cho việc bảo đảm quyền con người trong TTHS theo Hiến pháp năm 2013, trong Sách “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.307. BẢO ĐẢM “QUYỀN IM LẶNG” CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Võ Quốc Tuấn* *TS. Chánh án Tòa án nhân dân TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Thông tin bài viết: Từ khoá: Quyền im lặng, bảo đảm quyền im lặng, bị cáo. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 20/5/2020 Biên tập : 04/6/2020 Duyệt bài : 10/6/2020 Article Infomation: Keywords: Right to silence; assurance of the right to silence; the accused person Article History: Received : 20 May. 2020 Edited : 04 Jun. 2020 Approved : 10 Jun. 2020 Tóm tắt: Hiến pháp năm 2013 và Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã gián tiếp ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Vậy, cần phải bảo đảm thực hiện quyền này của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích khái niệm, thực trạng bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Tòa án Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo. Abstract: The Constitution of 2013 and the Criminal Procedure Code of 2015 both indirectly recognized the right of the accused persons to silence in criminal proceedings. It is necessary to ensure exercising this right of the defendant in the first instance trial of criminal cases of the court. Within the scope of this article, the author presents, analyzes the concept and the current situation to ensure the right to silence of the defendant in the first instance trial of criminal cases in the current Vietnamese Court and proposes a number of recommendations to ensure the right of the defendant to silence. Số 13 (413) - T7/202020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT quyền im lặng của bị cáo là một yếu tố quan trọng bảo đảm phiên tòa hình sự được diễn ra công bằng, tiến bộ và là một trong những yếu tố nhằm giảm án oan sai, tránh bức cung, nhục hình trong hoạt động tố tụng. Ở Việt Nam, quyền im lặng của người bị buộc tội nói chung và bị cáo nói riêng, tuy chưa được ghi nhận trực tiếp và trở thành một điều luật độc lập, nhưng xét về mặt nội dung, quyền im lặng được gián tiếp ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, các văn bản luật như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật TTHS năm 2015 và các văn bản dưới luật khác. Theo đó, quyền im lặng của bị cáo được thể hiện thông qua các quy định về nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng. Điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; khoản 3 Điều 309 quy định: nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử (HĐXX), Kiểm sát viên (KSV), người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Xét về nội hàm, quy định bị cáo có quyền không đưa ra lời khai chống lại chính mình, “đồng nghĩa với việc người bị buộc tội có quyền không khai những điều chứa đựng thông tin bất lợi cho bản thân mình. Quy định này có thể hiểu tương đương với quyền im lặng”4. Như vậy, bị cáo có toàn quyền và độc lập ý chí, tự chủ trong việc khai báo, trình bày lời khai mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc, và cơ quan, người tiến hành tố tụng, các chủ thể khác không được ép buộc bị cáo phải khai báo. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn bắt buộc của quá trình tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự. Bị cáo có quyền im lặng tính từ thời điểm Tòa án quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử, cho đến khi Tòa án thực hiện các thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Tuy nhiên, trong quá trình đó, không nên hiểu quyền im lặng của bị cáo một cách tuyệt đối, cứng nhắc là bị cáo có quyền không giao tiếp, quyền không trả lời câu hỏi của người tiến hành tố tụng mà bị cáo thực hiện quyền im lặng có thể với một hoặc nhiều chủ thể bằng việc từ chối trả lời, từ chối đưa ra lời khai nếu lời khai có chứa đựng thông tin chống lại họ hoặc buộc họ phải nhận mình có tội. Ngược lại, đối với các câu hỏi khác không chứa đựng thông tin chống lại hoặc buộc bị cáo phải nhận mình có tội thì bị cáo không cần thực hiện quyền im lặng. Điều đó có nghĩa là quyền im lặng không mâu thuẫn với quyền khai báo hay loại trừ quyền khai báo mà tại phiên tòa bị cáo có quyền khai báo. Pháp luật quy định việc nhận tội của bị cáo luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo. Do vậy, không nên hiểu một cách máy móc, cứng nhắc rằng, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bị cáo thực hiện quyền im lặng là không khai báo, bất hợp tác mà quyền im lặng rộng hơn việc không khai báo. Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015 quy định, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Do vậy, một khi quyền im lặng được pháp luật ghi nhận thì các cơ quan tố tụng nói chung và Tòa án phải bảo đảm thực hiện quyền đó cho bị cáo. Cụ thể, tại phiên tòa, trong khi bị cáo thực hiện quyền im lặng, người tiến hành tố tụng phải xem xét tất cả các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được thu thập một cách công khai, khách quan, toàn diện, đầy đủ; làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Từ đó, Tòa án ra bản án và các quyết định theo quy định của pháp luật xác 4 21Số 13 (413) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT định là tội phạm và quyết định hình phạt đối với người đã có hành vi phạm tội. Sự ghi nhận bằng pháp luật đối với quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chỉ mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ ở đây là cần phải tổ chức thực hiện, áp dụng các quy định của pháp luật đó vào thực tế và bảo đảm cho bị cáo sử dụng quyền đó. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, mặc dù có nhiều chủ thể tham gia việc bảo đảm quyền im lặng của bị cáo, tuy nhiên, các chủ thể chính là Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND), Kiểm sát viên (KSV), người bào chữa. Những người này có nghĩa vụ thực hiện hay không thực hiện những công việc do luật quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Từ những phân tích trên, có thể hiểu, bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án là việc ghi nhận bằng pháp luật quyền im lặng của bị cáo; trách nhiệm các chủ thể tham gia phiên tòa tạo điều kiện cần thiết để bị cáo sử dụng quyền im lặng theo quy định của pháp luật. 2. Thực tiễn bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hiện nay Thực tiễn hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự những năm gần đây cho thấy, HĐXX đã tạo điều kiện để bị cáo thực hiện quyền im lặng của mình tại phiên tòa. Tình trạng mớm cung, ép cung, bức cung được hạn chế ở mức thấp nhất. Văn hóa xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm được cải thiện rõ rệt. Những vụ án lớn, nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm đều được đưa ra xét xử kịp thời, đúng pháp luật. Phần lớn ở các phiên tòa, HĐXX đã thực hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình, thể hiện được vị trí, vai trò trung tâm trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa, không có những biểu hiện hạn chế thời gian tranh luận, hay định hướng việc tranh luận giữa các bên theo đề cương xét xử đã chuẩn bị trước. HĐXX đã xác định lời khai của bị cáo tại tòa không phải căn cứ duy nhất để định tội mà phải xem xét thấu đáo, khách quan, toàn diện tại phiên tòa các chứng cứ, tài liệu buộc tội, gỡ tội trên nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan; tranh tụng; suy đoán vô tội; độc lập trong xét xử. Bản án của Tòa án tuyên đều dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Ở nhiều phiên tòa, bị cáo sử dụng quyền im lặng bằng cách không khai báo, không trả lời câu hỏi của HĐXX, KSV “nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn xác định được sự thật vụ án để buộc tội các bị cáo một cách “tâm phục khẩu phục”5. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án còn tồn tại những bất cập sau: Pháp luật hiện hành chưa có điều khoản cụ thể, độc lập để quy định về quyền im lặng của bị cáo. Các quy định hiện hành đều gián tiếp đề cập đến các khía cạnh của quyền im lặng. Bên cạnh đó, “vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện; từ đó dẫn đến nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án6. Do vậy, việc áp dụng pháp luật bảo vệ quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “còn gây tranh cãi và chưa được bảo vệ hiệu quả ở nước ta, nhất là khi quyền tiếp cận luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo còn nhiều hạn chế”7 hoặc “do kỹ thuật lập pháp không quy định trực tiếp 5 https://nld.com.vn/phap-luat/quyen-im-lang-hieu-sao-cho-dung-20170623231637035.htm. 6 https://kiemsat.vn/quyen-im-lang-cua-bi-cao-va-nhung-yeu-cau-voi-kiem-sat-vien-tai-phien-toa-hinh-su- 50450.html. 7 Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2017), Quyền im lặng trên thế giới và gợi mở cho việc bảo đảm quyền con người trong TTHS theo Hiến pháp năm 2013, trong Sách “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.312. Số 13 (413) - T7/202022 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT quyền không trình bày lời khai mà chỉ có thể hiểu gián tiếp nên thực tế những quy định trên không được chấp hành nghiêm”8. Quy định của pháp luật hiện hành vẫn coi trọng địa vị pháp lý của những người tiến hành tố tụng trong khi địa vị của người bào chữa chưa hoàn toàn được độc lập với các chủ thể khác. Điều này dẫn đến tâm lý của người tiến hành tố tụng như thẩm phán, KSV tự cho mình quyền năng cao hơn, đứng trên các chủ thể khác trong phiên tòa. Bên cạnh đó, phiên tòa xét xử hình sự vẫn còn nặng về “xét hỏi”, làm cho cơ quan buộc tội không chủ động tranh luận, trong khi Tòa án không phát huy vai trò “trọng tài” chứng kiến, xem xét cuộc tranh luận và vẫn coi là một bên của tranh luận thì quyền bào chữa của bị cáo sẽ không được thực hiện trên thực tế. Như vậy, mặc dù pháp luật đã trao cho bị cáo quyền chủ động, tích cực tham gia phiên tòa, sử dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho mình nhưng trước thực trạng trên, một số bị cáo sử dụng quyền im lặng của mình một cách thụ động như thực hiện quyền “không khai báo” khi HĐXX xét hỏi. Trong mô hình tố tụng ở nước ta hiện nay, trong chừng mực nhất định, Tòa án còn có vai trò “chi phối”, “định hướng” đến hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Trên thực tế, trong nhiều vụ án xét xử sơ thẩm hình sự, HĐXX chưa vô tư, công bằng trong việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án, trong khi đó bị cáo không thực hiện quyền trình bày lời khai bị đánh giá là “thiếu thành khẩn”, “không hợp tác với cơ quan tố tụng”; nghi can tự bào chữa bị coi là “quanh co, chối tội hòng trốn tránh trách nhiệm”... tất cả những tình tiết này đều bị tòa án dùng làm căn cứ để quyết định mức án nặng hơn9. Ở nhiều phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gần đây, khi bị cáo sử dụng quyền im lặng thì HĐXX, KSV lúng túng, bị động, thiếu sự phối hợp bởi Bộ luật TTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện “chưa có quy định cụ thể hoặc hướng dẫn; hơn nữa chưa có tài liệu nghiệp vụ nào quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện khi bị can, bị cáo thực hiện quyền im lặng”10. Trong trường hợp này, Tòa án thường trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để tiến hành điều tra bổ sung hoặc hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung. Người bào chữa chưa tích cực phát huy hết trách nhiệm của mình trong việc tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nên họ có xu hướng “cổ súy, nhiệt tình ủng hộ các thân chủ của mình thực hiện “quyền im lặng” ở các giai đoạn tố tụng, nhất là khi vụ án được đưa ra xét xử”11. Một số KSV làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa chưa quán triệt nguyên tắc suy đoán vô tội; vẫn còn tư duy coi bị cáo là người có tội theo bản cáo trạng đã chuẩn bị sẵn, khi luận tội chỉ chú ý mục tiêu bảo vệ các quan điểm của VKS trong bản cáo trạng mà không xuất phát và căn cứ vào kết quả điều tra công khai và tranh tụng tại phiên tòa. Do vậy, khi tranh luận, KSV chỉ chú ý đến bị cáo có tội hay không mà chưa chú ý đến những điều kiện và nguyên nhân phạm tội của bị cáo, những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Một số KSV chưa thật sự tích cực trong việc đi tìm sự thật khách quan của vụ án mà “giữ nguyên quan điểm như cáo trạng”, cá biệt có KSV từ chối tham gia phiên tòa mà không có lý do chính đáng12. Do đó, việc bị cáo sử dụng quyền im lặng của mình tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như là “vũ khí phòng vệ”. 8 https://dantri.com.vn/xa-hoi/thuc-hien-quyen-im-lang-de-giam-toi-da-oan-sai-1435200544.htm. 9 https://dantri.com.vn/xa-hoi/thuc-hien-quyen-im-lang-de-giam-toi-da-oan-sai-1435200544.htm. 10 https://kiemsat.vn/quyen-im-lang-cua-bi-cao-va-nhung-yeu-cau-voi-kiem-sat-vien-tai-phien-toa-hinh-su- 50450.html. 11 https://kiemsat.vn/quyen-im-lang-cua-bi-cao-va-nhung-yeu-cau-voi-kiem-sat-vien-tai-phien-toa-hinh-su- 50450.html. 12 23Số 13 (413) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở một số phiên tòa, chủ tọa chưa chú ý đến thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch, chưa đề cao tranh tụng mà còn nặng về xét hỏi; không bảo đảm quyền được thể hiện ý kiến, quan điểm của người bào chữa đối với bị cáo. Chủ tọa vẫn dành quyền hỏi nhiều hơn so với KSV và luật sư. Một số chủ tọa phiên tòa không chỉ hỏi mà còn đưa ra quan điểm nhận xét, bình luận các ý kiến và đánh giá về lời khai, giáo dục bị cáo. Do vậy, bị cáo có tâm lý không hợp tác và họ sử dụng quyền im lặng. Khi bị cáo sử dụng quyền im lặng, những người tiến hành tố tụng cho rằng, bị cáo không thành khẩn, không hợp tác, thậm chí coi đây là tình tiết tăng nặng. 3. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Để bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, chúng tôi cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch giải thích nội hàm quyền im lặng của người bị buộc tội, hướng trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án. Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của việc bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo: im lặng là quyền của bị cáo, những lời khai của bị cáo tại tòa không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội bị cáo; bảo đảm quyền im lặng phải được thực hiện đồng thời với thực hiện nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh”, “suy đoán vô tội”, “đảm bảo quyền bào chữa”... Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi có hướng dẫn về trình tự, thủ tục bảo đảm quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự. Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KSV; Nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của KSV trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử để góp phần bảo đảm quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. KSV phải nắm chắc toàn bộ tiến trình điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án (bao gồm những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội cho bị cáo), chuẩn bị tốt cho việc tranh tụng tại phiên tòa. Khi bị cáo sử dụng quyền im lặng, KSV chỉ công bố các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố kết hợp với xét hỏi các bị cáo khác, bị hại, người làm chứng tại phiên tòa. Khi có những tình tiết mới phát sinh chưa được kiểm tra làm rõ thì KSV đề nghị ngay với Chủ tọa cho dừng phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Thứ tư, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ luật sư bảo vệ bị cáo. Để nắm được các tình tiết của vụ án, bảo vệ tốt các quyền của bị cáo, luật sư phải theo dõi mọi diễn biến tại phiên toà, lắng nghe các câu hỏi của HĐXX, KSV, người bão chữa và các câu trả lời của những người bị hỏi. Khi được hỏi, luật sư phải đặt những câu hỏi sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án nhưng chưa được làm sáng tỏ và có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ. Luật sư không nên cổ súy, hướng dẫn bị cáo sử dụng quyền im lặng một cách thụ động mà gây khó khăn cho các chủ thể khác. Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền im lặng cho bị cáo tại phiên tòa hình sự để họ hiểu và sử đụng đúng quyền của mình. Tại phiên tòa, chủ tọa cần giải thích rõ quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội cho bị cáo. Chủ tọa phải giải thích để bị cáo hiểu rõ khi nào nên sử dụng quyền im lặng và sử dụng như thế nào giúp bị cáo ăn năn hối cải mà thành thật khai báo để hưởng sự giảm nhẹ, khoan hồng của pháp luật n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_quyen_im_lang_cua_bi_cao_trong_hoat_dong_xet_xu_so_t.pdf