Bảo điểm quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị buộc tội trái pháp luật trong tố tụng hình sự

Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TNBT CNN nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước; đồng thời có biện pháp tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, các tổ chức trợ giúp pháp lý, luật sư trong việc bảo đảm quyền được bồi thường cho người bị bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và kịp thời uốn nắn, xử lý vi phạm đối với những trường hợp gây khó khăn, hay cản trở việc thực hiện quyền được bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Năm là, xây dựng cơ chế phối hợp giải quyết tốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cần thiết cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo điểm quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị buộc tội trái pháp luật trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAÃO ÀAÃM QUYÏÌN ÀÛÚÅC BÖÌI THÛÚÂNG THIÏåT HAÅI CHO NGÛÚÂI BÕ BUÖÅC TÖÅI TRAÁI PHAÁP LUÊÅT TRONG TÖË TUÅNG HÒNH SÛÅ Hoàng MinH Hội* Trong hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) thời gian gần đây xảy ra một số vụ án oan, sai nhưng quyền được bồi thường thiệt hại (BTTH) cho người bị buộc tội trái pháp luật chưa được bảo đảm. Trong khi đó, pháp luật đã có quy định về người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS có quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để đền bù, hoặc khôi phục lại những giá trị về vật chất, tinh thần bị tổn thất cho người bị buộc tội do hành vi trái pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và nêu thực trạng bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. 33 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 1. Khái niệm, nội dung và các yếu tố bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị buộc tội trái pháp luật trong tố tụng hình sự Quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS là một trong những quyền cơ bản thuộc nhóm các quyền về dân sự. Theo đó, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, người có thẩm quyền phải đền bù, hoặc khôi phục lại những giá trị về vật chất, tinh thần, danh dự đã bị tổn thất khi tham gia vào quan hệ TTHS do hành vi trái pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra được quy định trong pháp luật quốc gia và luật quốc tế. Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định, bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường (Điều 9, Điều 14). Trên thế giới, ngày càng nhiều quốc gia ghi nhận quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và tiến bộ xã hội. Việt Nam đã và đang triển khai đồng loạt các biện pháp hiệu quả nhất để thực thi tốt nhất các cam kết quốc tế bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự trong TTHS. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật (khoản 5 * TS. Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 34 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT Điều 31). Bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật không chỉ đơn thuần bằng việc ghi nhận trong các văn bản pháp luật, mà các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, người có thẩm quyền phải tổ chức cho họ sử dụng quyền của mình trong thực tế. Bên cạnh đó, các chủ thể trên đây phải có trách nhiệm thi hành những nghĩa vụ, thực hiện các biện pháp trách nhiệm để người bị buộc tội trái pháp luật thực hiện quyền của mình có hiệu quả. Từ cách tiếp cận trên đây, có thể hiểu, bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự trong TTHS là việc cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, người có thẩm quyền thực hiện các nghĩa vụ pháp lý, tổ chức cho người bị buộc tội trái pháp luật sử dụng quyền của mình yêu cầu Nhà nước phải đền bù, hoặc khôi phục lại những giá trị về vật chất, tinh thần bị tổn thất khi tham gia vào quan hệ TTHS do hành vi trái pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra. Khái niệm trên cho thấy, chủ thể được bồi thường là những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kết án trái pháp luật trong các hoạt động TTHS, họ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh thần và danh dự. Tổ chức có thể là chủ thể được bồi thường về thiệt hại; tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ phân tích chủ thể được bồi thường là những cá nhân - người đã bị oan, sai, bị xâm phạm các lợi ích vật chất, tinh thần và danh dự do cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra trong TTHS. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, những người thi hành công vụ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong TTHS. Chủ thể bảo đảm quyền được bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS ở đây bao gồm cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện quyền được bồi thường và cơ quan quản lý của cán bộ, công chức đã có hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần, danh dự. Bên cạnh đó, một số cơ quan bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm thực hiện pháp luật về BTTH cho người bị oan, sai; các cơ quan, tổ chức khác như Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng là những chủ thể có thể góp phần bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai. Về nội dung, bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS là việc các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, người có thẩm thực hiện các nghĩa vụ pháp lý, tổ chức cho người bị buộc tội trái pháp luật sử dụng quyền của mình yêu cầu Nhà nước phải đền bù, hoặc khôi phục lại những giá trị về vật chất, tinh thần bị tổn thất. Như vậy, bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS thể hiện trên các khía cạnh: - Chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật về quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật như: Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật TTHS năm 2003). Người bị oan, bị thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra có quyền được BTTH và phục hồi danh dự, quyền lợi. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS đã làm oan, gây thiệt hại phải BTTH và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan, sai; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT theo quy định của pháp luật (Điều 29, Điều 30 Bộ luật TTHS năm 2003). - Bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội thông qua các biện pháp trách nhiệm của người tiến hành tố tụng đã có hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, Điều 35 Bộ luật TTHS năm 2003 ghi nhận trách nhiệm của Điều tra viên; tại Điều 37, Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định trách nhiệm của Kiểm sát viên khi để xảy ra oan, sai trong TTHS. Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. - Bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật thông qua các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBT CNN) hiện hành. Cơ quan nhà nước phải xác định căn cứ bồi thường, thiệt hại được bồi thường; trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức đã gây thiệt hại; thực hiện trình tự, thủ tục thực hiện quyền bồi thường; phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cá nhân về quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Các yếu tố bảo đảm: Bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật có các yếu tố như pháp lý, kinh tế, xã hội. Yếu tố pháp lý thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận quyền của cá nhân được bồi thường khi họ bị buộc tội sai; trách nhiệm của Nhà nước, người tiến hành tố tụng phải thực hiện nghĩa vụ để bồi thường những thiệt hại do hành vi vi phạm TTHS dẫn đến oan, sai. Pháp luật là phương tiện, công cụ để công dân sử dụng và bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền bị xâm phạm. Chính vì vậy, muốn bảo đảm tốt quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật, nhiệm vụ hàng đầu là phải hoàn thiện pháp luật. Yếu tố về kinh tế (kinh phí) để bồi thường những thiệt hại về vật chất đóng vai trò quan trọng đáng kể trong việc đảm bảo quyền của người bị buộc tội do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS. Yếu tố xã hội thể hiện qua thái độ, dư luận xã hội lên án các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người bị buộc tội, góp phần đấu tranh buộc các cơ quan gây ra oan, sai phải thừa nhận vi phạm của họ và thừa nhận trách nhiệm bồi thường về vật chất, tinh thần và danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật. 2. Thực trạng bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị buộc tội trái pháp luật trong tố tụng hình sự Theo Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật TNBT CNN do Bộ Tư pháp thực hiện, tính từ khi Luật TNBT CNN có hiệu lực (ngày 1/1/2010) đến ngày 31/12/2015, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý 258 vụ việc yêu cầu BTTH, trong đó đã giải quyết được 204 vụ việc (đạt tỷ lệ 79%) với tổng số tiền bồi thường trên 111,149 tỷ đồng; 54 vụ việc còn lại vẫn đang tiếp tục giải quyết. Đến nay, ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) là cá nhân nhận được số tiền bồi thường oan, sai lớn nhất (gần 30 tỷ đồng)1. Theo Báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật 1. Xem: Thế Kha, “Nhà nước bồi thường 111 tỷ, cán bộ làm sai chỉ hoàn trả... 677 triệu (!)”, nguồn: truy cập ngày 07/01/2016. 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT về hình sự, TTHS và việc BTTH cho người bị oan, sai trong hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật”, từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/9/2014, các cơ quan giải quyết quyền được BTTH vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai như sau: Cơ quan điều tra thụ lý 15 đơn yêu cầu bồi thường, đã giải quyết 05 trường hợp với số tiền 452.578.000 đồng, 08 trường hợp đang giải quyết, 02 trường hợp không thuộc diện bồi thường. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thụ lý 78 đơn yêu cầu bồi thường, đã giải quyết 69 đơn: bồi thường 62 trường hợp với số tiền: 11.360.264.068 đồng (58 trường hợp thương lượng xong, 04 trường hợp đương sự khởi kiện ra Tòa án), 02 trường hợp không yêu cầu bồi thường về tiền, 05 trường hợp trả lại hoặc đương sự tự rút đơn yêu cầu. Đang tiến hành giải quyết 9 trường hợp. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 22 đơn yêu cầu bồi thường, 06 đơn khởi kiện. Đã giải quyết 19 trường hợp với số tiền: 27.792.190.994 đồng, trả lại 03 đơn, 06 đơn đang trong quá trình giải quyết2. Năm 2015, trong hoạt động TTHS, theo Báo cáo về công tác bồi thường của Nhà nước của Chính phủ, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý, giải quyết 14 vụ việc (tăng 02 vụ việc so với năm 2014), trong đó có 07 vụ việc thụ lý mới (giảm 04 vụ việc so với năm 2014), đã giải quyết xong 12/14 vụ việc, với số tiền phải bồi thường là 9 tỷ 661 triệu 120 nghìn đồng (tăng 8 tỷ 526 triệu 559 nghìn đồng), còn 02 vụ việc đang giải quyết. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý, giải quyết 36 vụ việc (giảm 10 vụ việc so với năm 2014), trong đó có 17 vụ việc thụ lý mới (tương đương năm 2014), đã giải quyết xong 15/36 vụ việc, với tổng số tiền phải bồi thường là 03 tỷ 984 triệu 475 nghìn đồng (tăng 2 tỷ 033 triệu 452 nghìn đồng so với năm 2014), còn 21 vụ việc đang giải quyết. Ngành Công an đã thụ lý, giải quyết 6 vụ việc (tăng 03 vụ việc so với năm 2014), trong đó có 03 vụ việc thụ lý mới (tăng 02 vụ việc so với năm 2014), đã giải quyết xong 02/6 vụ việc, với tổng số tiền phải bồi thường là 711 triệu 153 nghìn đồng (tăng 448 triệu 852 nghìn đồng so với năm 2014)3. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, để bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai trong TTHS, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện công tác bồi thường nhà nước; đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) giải quyết kịp thời những vụ việc yêu cầu bồi thường phức tạp, kéo dài. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát để giám sát tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, TTHS và việc BTTH cho người bị oan, sai trong hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật; đồng thời Quốc hội đã có chủ trương nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật TNBT CNN (sửa đổi), Bộ Tư pháp được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Dự án Luật TNBT CNN (sửa đổi). Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu, thực trạng bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS còn có những bất cập, hạn chế: Một số trường hợp, cơ quan nhà nước thực hiện quyền bồi thường cho cá nhân bị oan, sai chậm, có những vụ kéo dài. Ví dụ, vụ bồi thường thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi (tỉnh Thái Bình), cuối năm 2015 vẫn 2. Xem: Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, TTHS và việc BTTH cho người bị oan, sai trong hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật” của Quốc hội khóa XIII, tr. 17. 3. Xem: Chính phủ (2015), Báo cáo số 552/BC-CP về công tác bồi thường của Nhà nước năm 2015, tr. 3. 37 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT chưa giải quyết xong4. Thậm chí vì pháp luật quy định có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường nên có những trường hợp “đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường giữa các cơ quan tố tụng làm kéo dài việc bồi thường, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị oan, sai như vụ ông Phan Văn Lá (tỉnh Long An) đã 21 năm làm “bị can”5, đến cuối năm 2015 chưa được bồi thường. Quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật là quyền hiến định, được ghi nhận tại khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013. Những trường hợp chậm trễ, hay cản trở việc thực hiện quyền này đều là những hành vi vi hiến. Trên thực tế, nhiều vụ việc người bị oan, sai gặp khó khăn khi yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện bồi thường cho dù họ đã có quyết định minh oan. Hơn nữa, người bị thiệt hại phải có đơn đề nghị Nhà nước và phải tự mình chứng minh những thiệt hại rồi mới được bồi thường. Khoản 3, Điều 34 Luật TNBT CNN năm 2009 quy định: “Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường”. Quy định này sẽ gây khó cho người bị oan, sai vì việc đưa tài liệu, chứng cứ có liên quan là những gì không cụ thể6. Như vậy, thay vì cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh những thiệt hại mà người bị oan, sai đã gánh chịu thì pháp luật quy định người bị oan, sai phải tự chứng minh những thiệt hại để đòi bồi thường. Những quy định này làm cho người dân mệt mỏi, kiệt sức trên những chặng đường tìm kiếm công lý: kêu oan, sai, yêu cầu được minh oan, sai và yêu cầu được Nhà nước bồi thường những thiệt hại về vật chất, tinh thần, phục hồi danh dự, nhân phẩm. Pháp luật quy định số tiền mà cán bộ, công chức phải bồi thường, hoàn trả cho Nhà nước khi họ gây oan, sai trong TTHS rất thấp, chưa đủ sức răn đe trong hoạt động công vụ. Điều 16 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật TNBT CNN năm 2009 quy định: Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định, nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường. Trong trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý thì mức bồi hoàn tối đa cũng không quá 3 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Luật quy định cụ thể như vậy nhưng trên thực tế xác định lỗi cố ý và lỗi vô ý là rất khó và thường là xem xét việc cán bộ, công chức gây ra oan, sai là do năng lực hạn chế. Trách nhiệm hoàn trả của công chức có hành vi gây thiệt hại rất thấp so với số tiền mà ngân sách nhà nước phải chi trả. Luật quy định cán bộ, công chức thực hiện trách nhiệm bồi thường (nếu khi có lỗi cố ý) trả tiền bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người thi hành công vụ, mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng. Về 4. Xem: Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Tlđd, tr. 18. 5. Xem: Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Tlđd, tr. 18. 6. Xem: Lê Chân Nhân, “Đừng hành hạ người bị oan bằng thủ tục bồi thường”. nguồn: ha-nguoi-bi-oan, sai-bang-thu-tuc-boi-thuong-1409124594.htm, truy cập 21/08/2014. 7. Xem: “Cán bộ gây oan sai, ngân sách Nhà nước vẫn phải chi bồi thường?”; nguồn truy cập ngày 07/12/2015. 8. Xem Báo Tuổi trẻ:“Dừng công tác đối với công chức gây oan sai”, nguồn cong-tac-doi-voi-cong-chuc-gay-oan-sai/1034599.html; truy cập ngày 08/01/2016. 9. Xem: “Thi hành luật bồi thường nhà nước: chưa đủ răn đe với công chức sai phạm”, nguồn chuc-sai-pham-27678.aspx, truy cập ngày 07/01/2016. 38 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT nguyên tắc, Nhà nước vẫn phải đứng ra bồi thường và quyền lợi của người bị oan, sai phải được bảo đảm. Song để không còn án oan, sai và Nhà nước không phải chi ngân sách bồi thường thì công tác cán bộ một lần nữa phải đặt ra. Bởi nếu không có sự chấn chỉnh mà vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy thì tất cả những yếu kém trong quá trình công tác đó Nhà nước và người dân phải chịu7. Như vậy, từ khi triển khai thực hiện Luật TNBT CNN (năm 2010) đến hết năm 2015, trong tổng số 258 vụ việc với mức bồi thường hơn 111 tỷ đồng năm 2015, số vụ việc thực hiện hoàn trả mới đạt hơn 676 triệu đồng, số tiền còn lại là do ngân sách cấp phát8. Trong các vụ việc này chưa có những vụ nào xác định lỗi cố ý, phải bồi hoàn 100% tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị oan, sai, do đó tính răn đe không cao. Mô hình tổ chức của cơ quan đứng ra thực hiện nhiệm vụ bồi thường do hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra trong TTHS còn nhiều bất cập. Cụ thể, thay vì có đội ngũ biên chế, cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này thì pháp luật quy định cơ quan tố tụng đã gây ra oan, sai có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Điều này dẫn đến thực tế: i) tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, dễ gây ra tâm lý “thù hận” đối với cơ quan tố tụng đã làm oan, sai; ii) các cơ quan tố tụng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, những vụ bồi thường bị kéo dài; iii) người bị thiệt hại thiếu niềm tin đối với cơ quan đã làm oan, sai họ. Trên thực tế có những vụ việc bị kéo dài là do người bị oan, sai không chịu thương lượng với cơ quan tố tụng nên vụ việc đó phải kéo dài vì lại phải thực hiện theo trình tự khởi kiện và phải chờ phán quyết của Tòa án. Qua 6 năm (tháng 1/2010 - tháng 12/2015), chỉ có 258 vụ việc được thụ lý, giải quyết là chưa phản ánh đúng thực chất TNBT CNN với các hành vi trái pháp luật. Có đến 20 bộ, gần 50 UBND cấp tỉnh chưa có vụ việc phát sinh, trong khi hàng năm các bộ, ngành, địa phương giải quyết hàng nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trong số các vụ đã thụ lý giải quyết, còn ¼ vụ việc các cơ quan có trách nhiệm giải quyết chưa thoả đáng, khiến người thiệt hại khởi kiện ra toà9. Thời gian vừa qua, Nhà nước bồi thường cho người bị oan, sai trong TTHS mới chủ yếu bồi thường những thiệt hại về vật chất. Trong khi đó, về nguyên tắc, người bị oan, sai phải được bồi thường những thiệt hại cả về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự, nhân phẩm. Trên thực tế, người bị oan, sai trong TTHS mới chỉ được bồi thường những thiệt hại như tài sản, thu nhập bị mất, những chi phí phát sinh từ những hành vi có lỗi của Nhà nước. Khó khăn hơn khi người bị oan, sai phải tự mình đi tìm lại những hóa đơn, chứng từ, các loại loại giấy tờ chứng minh cho những thiệt hại của mình trong khi tâm lý của những người bị oan, sai ngại đối diện với cơ quan nhà nước. Bên cạnh những thủ tục còn phức tạp, phiền hà, gây khó khăn cho người bị buộc tội trái pháp luật được BTTH, Luật TNBT CNN hiện hành chưa quy định về trình tự, thủ tục và các hình thức, biện pháp trách nhiệm người đứng đầu và cơ quan quản lý cán bộ, công chức thực hiện công vụ đã gây thiệt hại phải xin lỗi công khai. Có ý kiến 39 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT đúng khi nhận định: “trình tự, thủ tục xin lỗi như thế nào, người bị oan, sai có được phát biểu cảm tưởng hay không, thời gian diễn ra buổi lễ xin lỗi là bao nhiêu thì chẳng thấy cơ quan nào giải thích hay hướng dẫn. Vì vậy, mỗi nơi làm một kiểu, có nơi làm qua quýt, vội vàng khiến người bị oan, sai tủi thân như khi bị hàm oan, sai”10. Do vậy, một số vụ việc, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành xin lỗi người bị thiệt hại do oan, sai rất hình thức, chưa thể hiện sự cầu thị, trách nhiệm và sự trang nghiêm của cơ quan nhà nước đối với người bị oan, sai. Hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BTTH về vật chất, tinh thần và danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật được tiến hành chủ yếu đến các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, chưa quan tâm đến những cá nhân và tổ chức khác nên ý thức pháp luật của một bộ phận người bị buộc tội trái pháp luật chưa cao, dẫn đến nhiều vụ việc khó đạt được thương lượng giữa người bị oan, sai và cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Việc BTTH vì thế mà bị kéo dài. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: Một số quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cho người được BTTH. Ví dụ, khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 05 ngày 02/11/2012 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định người được bồi thường phải có quyết định của cơ quan nhà nước chứng minh họ không có hành vi vi phạm pháp luật trong khi khoản 2 Điều 26 Luật TNBT CNN quy định “người bị tạm giam không có hành vi phạm tội”. Vì vậy, những trường hợp tạm giam sau đó chuyển xử lý hành chính do hành vi không cấu thành tội phạm không được các Viện kiểm sát các cấp tính vào diện được BTTH11. Vụ ông Nguyễn Văn Thêm kiện đòi cơ quan điều tra Công an huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bồi thường oan, sai hơn 3,8 tỷ đồng nhưng chưa được giải quyết vì chưa có đủ điều kiện khởi kiện với lý do là trong hồ sơ khởi kiện của ông Thêm chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật12. Việc pháp luật quy định người bị thiệt hại phải có đơn yêu cầu bồi thường, cung cấp tài liệu, giấy tờ chứng minh bị thiệt hại rồi mới được bồi thường cũng là gây khó khăn cho người dân, tạo điều kiện cho một số cán bộ sách nhiễu. Quy trình, thủ tục thẩm định hồ sơ để xem xét, ra quyết định BTTH cho người bị oan, sai còn rườm rà, nhiều thủ tục, có nhiều cơ quan tham gia, với nhiều cấp từ địa phương đến trung ương trong khi chưa có quỹ tiền cho việc chi trả BTTH gây ra trong tố tụng. Việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại tiến hành chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại. Chưa có những quy định về cách xác định những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như chưa có những quy định về phương án thỏa thuận để giải quyết những thiệt hại về tinh thần cho người bị thiệt hại trong khi Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định người bị buộc tội trái pháp luật được quyền bồi thường không chỉ những thiệt hại về vật chất mà còn tinh thần và danh dự (khoản 5 Điều 31). Cơ chế giải quyết bồi thường của Nhà nước cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS chưa tập trung, thiếu thống nhất, chưa bảo đảm tính chuyên nghiệp, thậm chí nhiều vụ việc khó xác định cơ quan 10. Đinh Văn Quế (2015), Hành trình “được vạ má sưng”, nguồn truy cập ngày 16/8/2015. 11. Xem: Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Tlđd, tr. 18. 12. Xem:Thu Phương, “Thu gọn đầu mối giải quyết bồi thường Nhà nước”, nguồn: moi-giai-quyet-boi-thuong-nha-nuoc-20160108214213096.htm, truy cập ngày 08/01/2016. 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT có trách nhiệm bồi thường nên người bị thiệt hại phải chờ đợi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác định cơ quan và trách nhiệm thực hiện bồi thường. Nguyên nhân chủ quan: một bộ phận cán bộ, công chức chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Một số cán bộ thực hiện công tác bồi thường nhà nước yếu về kỹ năng, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm. Việc bảo đảm quyền được BTTH về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai trong TTHS liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành nhưng chưa có cơ chế phối hợp giải quyết tốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ này. 3. Một số kiến nghị Một là, Hiến pháp năm 2013, một số văn bản luật mới như Bộ luật TTHS năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được ban hành nên nhiều quy định của Luật TNBT CNN năm 2009 không phù hợp, thậm chí có sự mẫu thuẫn, nên cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung văn bản luật này theo hướng: - Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định của văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật TNBT CNN trái với quy định của Luật. - Rà soát những thủ tục gây khó khăn cho người bị thiệt hại, bảo đảm cho họ được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường nhanh chóng, tiện lợi phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. - Cần có quy định về trình tự, thủ tục về hình thức xin lỗi công khai và phục hồi danh dự cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Hai là, có biện pháp triển khai Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội “về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS” theo tinh thần: khi đã xác định có oan, sai thì phải kịp thời minh oan, sai cho người bị oan, sai, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh đối với người mắc sai phạm, xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại theo Luật TNBT CNN; xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình. Ba là, nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức cơ quan chuyên trách về BTTH đối với người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Nghiên cứu, thành lập Quỹ Bồi thường nhà nước, quy định rõ ràng, cụ thể về tổ chức và hoạt động của Quỹ nhằm đẩy nhanh và bảo đảm quyền được bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TNBT CNN nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước; đồng thời có biện pháp tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, các tổ chức trợ giúp pháp lý, luật sư trong việc bảo đảm quyền được bồi thường cho người bị bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và kịp thời uốn nắn, xử lý vi phạm đối với những trường hợp gây khó khăn, hay cản trở việc thực hiện quyền được bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Năm là, xây dựng cơ chế phối hợp giải quyết tốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cần thiết cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi thường cho người bị buộc tội trái pháp luật trong TTHS n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_diem_quyen_duoc_boi_thuong_thiet_hai_cho_nguoi_bi_buoc_t.pdf
Tài liệu liên quan