Kết luận
Nghiên cứu này đã chỉ ra các kết quả về
những thay đổi dự tính của nhiệt độ và lượng
mưa tại ĐNA và tại Việt Nam vào giữa thế kỷ
(2046-2065) và cuối thế kỷ (2080-2099) theo
hai kịch bản đường nồng độ khí nhà kính đại
diện RCP4.5 và RCP8.5. Trung bình tổ hợp của
sáu phương án tính toán chi tiết hóa khí hậu
khu vực trong khuôn khổ của dự án SEACLID/
CORDEX-SEA được sử dụng cho các phân tích
trong nghiên cứu này.
Trên khu vực ĐNA, nhiệt độ dự tính có phân
bố mức tăng từ 1 đến 2,2oC (1,3 đến 2,8oC) cho
thời kỳ 2046-2065 và từ 1 đến 2,5oC (2,5 đến
4,6oC) cho thời kỳ 2080-2099 theo kịch bản
RCP4.5 (RCP8.5). Khu vực phía Bắc ĐNA có sự
gia tăng nhiệt độ lớn hơn. Vào cuối thế kỷ theo
kịch bản RCP8.5, lượng mưa giảm đến 30%
trong khi phạm vi thay đổi lượng mưa theo kịch
bản RCP4.5 là từ -25 đến 30%.
Trên đất liền Việt Nam, nhiệt độ trung bình
trên cả nước được dự tính tăng đến 4,2oC (2,4oC)
vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở 1986-
2005 theo kịch bản RCP8.5 (RCP4.5). Lượng
mưa dự tính có xu hướng giảm, đặc biệt có thể
giảm đến 25% tại một số khu vực vào cuối thế kỷ
theo kịch bản RCP8.5. Các nghiên cứu sâu hơn
trong tương lai về mức độ tin cậy của các kết
quả dự tính do đó là cần thiết bởi các thông tin
này đặc biệt hữu ích cho các bên liên quan trong
việc chuẩn bị các chiến lược thích ứng và giảm
nhẹ với biến đổi khí hậu.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trong thế kỷ 21 trên khu vực Đông Nam Á theo dự tính đa mô hình seaclid/cordex-sea, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
49
BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRONG THẾ KỶ 21
TRÊN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á THEO
DỰ TÍNH ĐA MÔ HÌNH SEACLID/CORDEX-SEA
Nguyễn Thị Tuyết(1), Ngô Đức Thành(2), Phan Văn Tân(3)
(1)Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2)Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(3)Bộ môn Khí tượng và Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài 4/7/2019; ngày chuyển phản biện 4/8/2019; ngày chấp nhận đăng 25/8/2019
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá về sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa vào giữa (2046-2065) và
cuối (2080-2099) thế kỷ 21 theo các kịch bản đường nồng độ khí nhà kính đại diện RCP4.5 và RCP8.5 trên
khu vực Đông Nam Á (ĐNA) và Việt Nam. Tổ hợp trung bình của sáu phương án tính toán chi tiết hóa động
lực khí hậu khu vực, được thực hiện trong khuôn khổ dự án Chi tiết hóa Khí hậu Khu vực tại Đông Nam
Á (SEACLID/CORDEX-SEA) được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra rằng, so với thời kỳ cơ sở
1986-2005, nhiệt độ dự tính cho ĐNA có thể tăng từ 1,5 đến 4,6oC và lượng mưa có thể giảm đến 30% tại
một số khu vực vào cuối thế kỷ theo kịch bản RCP8.5. Khu vực phía Bắc vĩ tuyến 15 độ Bắc nhiệt độ tăng
cao hơn so với khu vực phía Nam.
Từ khóa: Dự tính khí hậu, mô hình khí hậu khu vực, SEACLID/CORDEX-SEA, Việt Nam, nhiệt độ, lượng
mưa.
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
Email: nguyentuyetmpi@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây bằng chứng về
những tác động của biến đổi khí hậu là rất rõ
ràng trên nhiều phương diện cuộc sống tại khu
vực Đông Nam Á (ĐNA) [13]. Điều này cũng
được chỉ ra trong các báo cáo đánh giá (AR)
về biến đổi khí hậu do Ban Liên Chính phủ
về Biến đổi Khí hậu (IPCC) xuất bản [10] [13].
Christensen và cs. [8] đã chỉ ra trong các báo cáo
này số lượng nghiên cứu về biến đổi khí hậu khu
vực và tác động của chúng tại ĐNA vẫn còn hạn
chế. Mô hình khí hậu khu vực (RCM) có thể cung
cấp các thông tin chi tiết hơn so với mô hình
khí hậu toàn cầu (GCM). Vì thế phương pháp
chi tiết hóa động lực đã được sử dụng nhiều
trong những năm gần đây. Giữa bối cảnh đó,
dự án Chi tiết hóa Khí hậu Khu vực Đông Nam
Á (SEACLID/CORDEX-SEA) ([9], [15], [20]) đã ra
đời trong khuôn khổ các phương án tính toán
CORDEX của Chương trình Nghiên cứu Khí hậu
Thế giới (WCRP) [11] với mục tiêu thúc đẩy phát
triển khoa học và hợp tác về RCM.
Cho đến nay đã có một số những nghiên
cứu về dự tính khí hậu tại ĐNA được thực hiện
(ví dụ [7], [17], [18], [21]). Chotamonsak và cs.
[7] đã sử dụng mô hình Nghiên cứu và Dự báo
Thời tiết (WRF) để chi tiết hóa động lực một mô
hình GCM xuống độ phân giải 60km nhằm dự
tính biến đổi khí hậu tại khu vực ĐNA. Kết quả
chỉ ra mô hình có tính thiên thấp với nhiệt độ
cực đại và thiên cao với nhiệt độ cực tiểu ngày.
Nhiệt độ dự tính tăng lên từ 0,1 đến 3oC phụ
thuộc vào vị trí và mùa, mức tăng nhanh hơn
vào ban đêm so với ban ngày đối với tất cả các
mùa. Lượng mưa dự tính nhìn chung tăng lên
nhưng có một số vùng giảm xuống vào mùa khô.
Manomaiphiboon và cs. [18] đã dự tính sự biến
đổi của nhiệt độ và lượng mưa tại Thái Lan cho
thời kỳ 2031-2070 theo Báo cáo đặc biệt về
các kịch bản phát thải (SRES), sử dụng các mô
phỏng của mô hình RegCM3 với độ phân giải
20km và điều kiện biên lấy từ mô hình toàn cầu
ECHAM5/MPI-OM. Kết quả cho thấy nhiệt độ
dự tính tăng lên từ 0,4 đến 3,3oC tại Thái Lan
theo các kịch bản A2 và A1B vào mùa hè của
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
thập kỷ 2061-2070. Không có sự thay đổi lớn về
lượng mưa trung bình tại các vùng Trung Đông,
Bắc, Đông bắc và lượng mưa giảm tại miền Nam
Thái Lan với hầu hết các mùa. Loh và cs. [17]
dự tính sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa tại
Malaysia vào cuối thế kỷ 21 sử dụng mô hình khu
vực PRECIS và các kịch bản phát thải khí nhà kính
SRES. Nhiệt độ thay đổi dự tính từ 2,5 đến 3,9oC,
từ 2,7 đến 4,2oC và từ 1,7 đến 3,1oC với các kịch
bản lần lượt là A2, A1B và B2. Lượng mưa giảm
từ 20 đến 40% trong các tháng từ tháng 12 đến
tháng 5 tại khu vực bán đảo Malaysia và khu vực
Borneo. Trong khi đó lượng mưa lại tăng lên từ
khoảng 20 đến 40% vào các tháng mùa hè trên
hầu khắp Malaysia. Tangang và cs. [24] đã dự tính
những thay đổi về một số giá trị mưa cực đoan
hàng năm tại ĐNA trong bối cảnh toàn cầu ấm lên
2oC dựa trên các phương án tính toán của SEA-
CLID/CORDEX-SEA. Các tác giả đã chỉ ra những
biến đổi đáng kể về số ngày khô liên tục (CDD) tại
Indonesia và lượng mưa ngày lớn nhất (RX1day)
trên bán đảo Đông Dương. Những biến đổi rõ rệt
với CDD, số ngày mưa vượt 50mm/day (R50mm)
và RX1day cũng được chỉ ra tại Bắc Myanmar.
Tại Việt Nam, Hồ Thị Minh Hà và cs. [14] đã sử
dụng mô hình RegCM3 và chỉ ra sự gia tăng các
ngày mùa hè nóng và sự giảm xuống của số đêm
mùa đông lạnh trong thời kỳ 2001-2050 theo các
kịch bản A1B và A2 so với thời kỳ cơ sở 1980-1999.
Ngô Đức Thành và cs. [19] đã sử dụng tổ hợp ba
mô hình khí hậu khu vực để dự tính khí hậu Việt
Nam cho thời kỳ tương lai 2000-2050 theo kịch
bản A1B. Nhiệt độ tương lai được dự tính tăng
lên đáng kể và mức tăng cao nhất là ~0,5oC/thập
kỷ vào mùa hè. Sự biến đổi lượng mưa phụ thuộc
vào các vùng và mùa và biến đổi rõ rệt nhất diễn
ra tại khu vực đồng bằng ven biển miền Trung
Việt Nam, đặc biệt khi có gió mùa mùa đông.
Trịnh Tuấn Long và cs. [22] đã sử dụng phương
pháp phân vị để hiệu chỉnh sai số lượng mưa từ
mô hình RegCM cho Việt Nam. Các tác giả đã chỉ
ra lượng mưa được dự tính giảm với khoảng gián
đoạn dài hơn và các sự kiện mưa liên tục ngắn đi
tại khu vực phía Bắc và miền Trung Việt Nam vào
mùa mưa cho thời kỳ giữa thế kỷ 2046-2065 với
các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5.
Năm 2015, Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) đã phối hợp với
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
xuất bản Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về
Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan
nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu
[6]. Nguyễn Văn Thắng và cs. [3] đã nghiên cứu
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, từ đó
đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh,
giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền
vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có
rất nhiều các nghiên cứu khác liên quan đến khí
hậu nói chung được các tác giả, cơ quan, tổ chức
Việt Nam chủ trì thực hiện hoặc phối hợp thực
hiện cho đến nay (ví dụ [1], [1], [3], [5], [15], [23]).
Nghiên cứu này nhằm đánh giá những biến
đổi của nhiệt độ (T2m) và lượng mưa (R) trên
khu vực ĐNA và đất liền Việt Nam dựa trên tổ
hợp trung bình của sáu phương án tính toán RCM
trong khuôn khổ dự án SEACLID/CORDEX-SEA.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết quả tổ hợp trung
bình (ENS) của sáu phương án tính toán được
thực hiện trong khuôn khổ dự án SEACLID/
CORDEX-SEA. Mô hình khí hậu khu vực RegCM4.3
[12] được sử dụng để chi tiết hoá đầu ra của sáu
mô hình toàn cầu từ Dự án So sánh Đa Mô hình
pha 5 (CMIP5) bao gồm CNRM-CM5, CSIRO-
MK36, EC-EARTH, GFDL-ESM2M, HadGEM2 và
MPI-ESM-MR. Các phương án tính toán chi tiết
hoá có độ phân giải 25km và được tính toán
cho miền ĐNA bao gồm khu vực có toạ độ 15N-
27B, 89,5Đ-146,5Đ. Các phân tích trong nghiên
cứu này tập trung vào thời kỳ giữa (2046-2065)
và cuối thế kỷ (2080-2099) theo các kịch bản
RCP4.5 và RCP8.5. Các biến T2m và R sử dụng
trong nghiên cứu được tính trung bình cho cả
thời kỳ cơ sở và tương lai. Sự biến đổi tuyệt đối
của T2m (∆
T2m
) (đơn vị oC) và sự biến đổi tương
đối của R (∆
R%
) (đơn vị %) trong tương lai được
xác định như sau:
∆
T2m
= T2m
tương lai
- T2m
cơ sở
(1)
R
tương lai
- R
cơ sở
R
cơ sở
Thời kỳ cơ sở được sử dụng trong nghiên cứu
này là thời kỳ 20 năm 1986-2005.
Nhằm đánh giá kết quả của nhiệt độ và
lượng mưa mô phỏng ENS, dữ liệu nhiệt độ và
∆
T2m
= x 100 (2)
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
51
mưa trung bình ngày của dự án Tích hợp Dữ liệu
Quan trắc Chất lượng Cao - Lượng mưa châu Á
Hướng đến Đánh giá Nguồn nước (APHRODITE)
[27] với độ phân giải 0,25°x 0,25° được sử dụng
trong nghiên cứu này.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa tại
Đông Nam Á
Hình 1 mô tả nhiệt độ trung bình tại ĐNA
trong thời kỳ 1986-2005 theo APHRODITE và
ENS. Nhìn chung ENS có thể biểu diễn tương đối
tốt phân bố không gian của giá trị T2m, nhưng
với kết quả thiên âm phổ biến tại tất cả các vùng
trên khu vực ĐNA. Đặc tính thiên âm này của mô
hình cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu
trước đây (ví dụ [21], [9]). Giả thiết rằng các sai
số này mang tính hệ thống của nội tại mô hình
RCM sử dụng và vẫn được duy trì cho thời kỳ
tương lai, sự thay đổi của T2m dự tính ∆
T2m
do
đó có thể triệt tiêu những sai số hệ thống này
(Hình 2 và Hình 3).
Hình 1. Nhiệt độ trung bình (oC) thời kỳ 1986-2005 tại Đông Nam Á
biểu diễn bởi a) APHRODITE và b) ENS
a) APHRODITE b) ENS
Hình 2 cho thấy mức độ gia tăng của nhiệt
độ từ 1-2,2oC (1,3-2,8oC) và 1-2,5oC (2,5-4,6oC)
theo các kịch bản RCP4.5 (RCP8.5) cho lần lượt
các thời kỳ 2046-2065 và 2080-2099 so với thời
kỳ cơ sở 1986-2005. Khu vực có nhiệt độ trung
bình thấp hơn (phía Bắc vĩ độ 15N) có sự thay
đổi nhiệt độ lớn hơn, từ 3,7-4,6oC theo kịch bản
RCP8.5.
Hình 3 mô tả nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt
độ trung bình theo kinh độ tại mỗi vĩ độ của khu
vực ĐNA cho các thời kỳ giữa và cuối thế kỷ theo
hai kịch bản. T2m cao ở xung quanh xích đạo
cho đến vĩ độ 10N, và giảm dần từ 11N đến các
vĩ độ cao hơn. Những thay đổi của T2m dự tính
tương tự với các kết quả đã được chỉ ra trong
Hình 2, với mức gia tăng nhiệt độ nhanh hơn
tại khu vực phía Bắc của ĐNA. Sự khác biệt của
những thay đổi của T2m thời kỳ giữa thế kỷ so
với thời kỳ cuối thế kỷ theo kịch bản RCP4.5
(~0,2oC) nhỏ hơn rõ rệt so với sự khác biệt theo
kịch bản RCP8.5 (~2oC). T2m dự tính theo kịch
bản RCP4.5 cho cả hai thời kỳ là từ 17,5oC đến
trên 28oC trong khi theo kịch bản RCP8.5 là 18-
28,5oC (giữa thế kỷ) và 20-30oC (cuối thế kỷ).
Hình 4 mô tả lượng mưa theo số liệu
APHRODITE và ENS cho thời kỳ 1986-2005 tại
ĐNA. Tương tự như nhiệt độ, ENS có thể tái
tạo được phân bố không gian của lượng mưa
APHRODITE nhưng với các giá trị thiên cao hơn
trên toàn bộ ĐNA. Đặc tính thiên cao này cũng
được giả định sẽ tồn tại trong các dự tính tương
lai và vì thế sự biến đổi của lượng mưa ∆
R%
có thể
làm phần nào triệt tiêu những sai số hệ thống
này. Kết quả về sự biến đổi của lượng mưa dự
tính được chỉ ra trong các Hình 5 và Hình 6.
Những biến đổi của lượng mưa theo không
gian cho cả hai thời kỳ theo kịch bản RCP4.5 và
cho thời kỳ 2046-2065 theo kịch bản RCP8.5
tương đối giống nhau (lượng mưa thay đổi từ
-25 đến 30%) (Hình 5). Lượng mưa giảm đáng
kể ở hầu hết khu vực ĐNA, từ -30 đến 0%, theo
kịch bản RCP8.5 ngoại trừ một số vùng tại Thái
Lan, Myanmar và Đông Malaysia.
Hình 6 chỉ ra lượng mưa và những biến đổi
về lượng mưa trung bình theo kinh độ tại mỗi vĩ
độ trên khu vực ĐNA. Lượng mưa vào giữa và
cuối thế kỷ theo kịch bản RCP4.5 khá giống với
lượng mưa của thời kỳ cơ sở 1986-2005, với giá
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
Hình 2. Mức độ biến đổi tuyệt đối của nhiệt độ (oC) tại ĐNA theo các kịch bản RCP4.5, RCP8.5
cho các thời kỳ 2046-2065 và 2080-2099 so với thời kỳ cơ sở 1986-2005
Hình 3. Nhiệt độ (a, b) và sự thay đổi nhiệt độ (c, d) trung bình theo kinh độ tại mỗi vĩ độ trên khu
vực ĐNA, với thời kỳ cơ sở (đường màu đen), giữa thế kỷ (đường màu xanh) và cuối thế kỷ (đường
màu đỏ) theo các kịch bản RCP4.5 (a, c) và RCP8.5 (b, d)
trị mưa từ 3 đến 22mm/ngày. Lượng mưa dự
tính theo kịch bản RCP4.5 tăng giảm tùy khu vực
so với lượng mưa thời kỳ cơ sở, chẳng hạn tăng
~10% trên bán đảo Đông Dương và giảm ~-15%
trên lục địa Maritime (Hình 6a, 6c). Với kịch bản
RCP8.5, xu thế khô hơn, đến ~-23% lại phổ biến,
đặc biệt trên khu vực lục địa Maritime vào cuối
thế kỷ (Hình 6b, 6d).
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
53
a) APHRODITE b) ENS
Hình 4. Tương tự Hình 1 nhưng cho lượng mưa (mm/day)
Hình 5. Tương tự Hình 2 nhưng cho sự thay đổi lượng mưa tương đối (%)
Hình 6. Tương tự Hình 3 nhưng cho lượng mưa
54 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
Hình 7. Những thay đổi về nhiệt độ (oC) trên đất liền Việt Nam theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5
theo các thời kỳ 2046-2065 và 2080-2099 so với thời kỳ cơ sở 1986-2005
3.2. Dự tính sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa
trên đất liền Việt Nam
Hình 7 chỉ ra sự thay đổi nhiệt độ được
dự tính trên đất liền Việt Nam. Theo kịch bản
RCP4.5 vào giữa thế kỷ, nhiệt độ tăng trên cả
nước là từ 1,2 đến1,8oC. Nhiệt độ tại vùng Tây
Bắc (TB), Đông Bắc (ĐB), đồng bằng Bắc bộ
(ĐBBB) nhìn chung tăng ~1,6-1,8oC. Đối với
vùng Bắc Trung Bộ (BTB), nhiệt độ tăng từ 1,4-
1,6oC. Đối với các vùng Nam Trung Bộ (NTB),
Tây Nguyên (TN) và Nam Bộ (NB), nhiệt độ
tăng ~1,4-1,6oC. Đến cuối thế kỷ theo kịch bản
RCP4.5, nhiệt độ tăng ~1,8 đến 2,2oC tại miền
Bắc và ~1,6-1,8oC tại miền Nam.
Bảng 1. Thay đổi nhiệt độ (oC) theo dự tính của Kịch bản Bộ TNMT và theo nghiên cứu hiện tại
tại các khu vực của Việt Nam, so với thời kỳ cơ sở 1986-2005
Kịch bản Thời kỳ Khu vực Thay đổi nhiệt độ (oC)
RCP4.5 2046-2065 Cả nước 1,2-1,8
TB, ĐB, ĐBBB 1,6-1,8
BTB 1,4-1,6
NTB, TN, NB 1,2-1,6
2080-2099 Phía Bắc 1,8-2,2
Phía Nam 1,6-1,8
RCP8.5 2046-2065 Cả nước 1,8-2,4
Phía Bắc 2,0-2,4
Phía Nam 1,8-2,0
2080-2099 Phía Bắc 3,4-4,2
Phía Nam 3,0-3,4
Theo kịch bản RCP8.5 vào giữa thế kỷ, nhiệt
độ trên cả nước tăng 1,8-2,4oC. Các khu vực phía
Bắc và phía Nam nhiệt độ tăng lần lượt 2,0-2,4oC
và 1,8-2,0oC. Vào cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng 3,4-
4,2oC (3,0-3,4oC) tại phía Bắc (Nam) (Bảng 1).
Hình 8 mô tả nhiệt độ và những thay đổi của
nhiệt độ trung bình theo kinh độ tại mỗi vĩ độ vào
giữa và cuối thế kỷ theo hai kịch bản RCPs tại Việt
Nam. Thay đổi được dự tính tăng 1,3-1,8oC (1,7-
2,4oC) và 1,5-2,1oC (2,9-4,1oC) vào giữa và cuối
thế kỷ theo kịch bản RCP4.5 (RCP8.5). Kết quả này
tương tự với kết quả được chỉ ra trong Hình 7.
Hình 9 chỉ ra những thay đổi lượng mưa tương
đối tại Việt Nam với phạm vi từ -10 đến 5% trên cả
nước với kịch bản RCP4.5 cho thời kỳ 2046-2065 theo
nghiên cứu này. Phạm vi thay đổi là từ -10 đến 5% vào
cuối thế kỷ với kịch bản RCP4.5 và từ -10 đến 0% vào
giữa thế kỷ với kịch bản RCP8.5. Đến cuối thế kỷ 21
kịch bản RCP8.5 cho kết quả là lượng mưa ở hầu khắp
cả nước thay đổi từ -25 đến 5% (Bảng 2).
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
55
Hình 8. Tương tự Hình 3 nhưng cho khu vực đất liền Việt Nam
Nhìn chung lượng mưa dự tính với kịch bản
RCP4.5 cho cả hai thời kỳ tương lai không thay
đổi nhiều so với thời kỳ cơ sở. Xu hướng giảm rõ
rệt hơn nhận được với kịch bản RCP8.5, cụ thể
giảm 10% (giữa thế kỷ) và giảm 25% (cuối thế kỷ)
(Hình 10). Điều này cho thấy khả năng khô hơn
vào cuối thế kỷ tại Việt Nam, dẫn đến việc có thể
xảy ra nhiều hiện tượng hạn hán trong tương lai
hơn. Lưu ý rằng một số nghiên cứu cũng chỉ ra
xu thế ít mưa hơn được dự tính cho tương lai
trên một số khu vực của Việt Nam và Đông Nam
Á tại một số thời điểm nhất định trong năm (ví
dụ [18], [19], [22], [23], [25]). Hồ Thị Minh Hà và
cs. (2011) [17], Manomaiphiboon và cs. (2013)
[21] lý giải xu thế ít mưa hơn trong mùa hè là do
mối tương quan âm giữa lượng mưa dự tính và
nhiệt độ bề mặt biển, đồng thời là do sự suy yếu
của gió mùa mùa hè từ hướng Tây.
Hình 9. Tương tự Hình 7 nhưng cho sự thay đổi lượng mưa tương đối trên khu vực đất liền Việt Nam (%)
56 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
Bảng 2. Sự thay đổi lượng mưa tương đối (%) so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 trên đất liền
Việt Nam theo kết quả của Kịch bản Bộ TNMT và của nghiên cứu hiện tại
Kịch bản Thời kỳ Sự thay đổi lượng mưa (%)
RCP4.5 2046-2065 -5 đến 5
2080-2099 -10 đến 5
RCP8.5 2046-2065 -10 đến 0
2080-2099 -25 đến 5
Hình 10. Tương tự Hình 8 nhưng cho lượng mưa
4. Kết luận
Nghiên cứu này đã chỉ ra các kết quả về
những thay đổi dự tính của nhiệt độ và lượng
mưa tại ĐNA và tại Việt Nam vào giữa thế kỷ
(2046-2065) và cuối thế kỷ (2080-2099) theo
hai kịch bản đường nồng độ khí nhà kính đại
diện RCP4.5 và RCP8.5. Trung bình tổ hợp của
sáu phương án tính toán chi tiết hóa khí hậu
khu vực trong khuôn khổ của dự án SEACLID/
CORDEX-SEA được sử dụng cho các phân tích
trong nghiên cứu này.
Trên khu vực ĐNA, nhiệt độ dự tính có phân
bố mức tăng từ 1 đến 2,2oC (1,3 đến 2,8oC) cho
thời kỳ 2046-2065 và từ 1 đến 2,5oC (2,5 đến
4,6oC) cho thời kỳ 2080-2099 theo kịch bản
RCP4.5 (RCP8.5). Khu vực phía Bắc ĐNA có sự
gia tăng nhiệt độ lớn hơn. Vào cuối thế kỷ theo
kịch bản RCP8.5, lượng mưa giảm đến 30%
trong khi phạm vi thay đổi lượng mưa theo kịch
bản RCP4.5 là từ -25 đến 30%.
Trên đất liền Việt Nam, nhiệt độ trung bình
trên cả nước được dự tính tăng đến 4,2oC (2,4oC)
vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở 1986-
2005 theo kịch bản RCP8.5 (RCP4.5). Lượng
mưa dự tính có xu hướng giảm, đặc biệt có thể
giảm đến 25% tại một số khu vực vào cuối thế kỷ
theo kịch bản RCP8.5. Các nghiên cứu sâu hơn
trong tương lai về mức độ tin cậy của các kết
quả dự tính do đó là cần thiết bởi các thông tin
này đặc biệt hữu ích cho các bên liên quan trong
việc chuẩn bị các chiến lược thích ứng và giảm
nhẹ với biến đổi khí hậu.
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
57
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) với mã số 105.06-2018.05. Chúng tôi cảm ơn các thành viên của SEACLID/CORDEX-SEA đã
thực hiện và chia sẻ kết quả dữ liệu đầu ra của các mô hình khí hậu khu vực.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Hiệp và nnk (2015), Nghiên cứu luận cứ khoa học cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và
nước biển dâng cho Việt Nam, BĐKH-43. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước.
2. Mai Văn Khiêm (2019), “Xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường.
3. Phan Văn Tân và nnk (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và
hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Báo
cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước.
4. Nguyễn Văn Thắng và nnk (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích
nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam, KC.08.13/06-10, Báo cáo tổng kết đề
tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước.
5. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) (2016), Cập nhật kịch bản Biến đổi
khí hậu và Nước biển dâng cho Việt Nam, Dự án cấp Bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) và UNDP (2015), Báo cáo đặc biệt
của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến
đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
7. Chotamonsak, C., E. P. Salathé, J. Kreasuwan, S. Chantara, and K. Siriwitayakorn (2011), Projected
climate change over Southeast Asia simulated using a WRF regional climate model, Atmospheric
Science Letters, 12(2), 213-219.
8. Christensen, J., K. K. K, E. Aldrian, and A. SI (2013), Climate phenomena and their relevance for
future regional climate change, In: Stocker TF, Qin D, Plattner GK, Tignor M and others (eds)
Climate change 2013: The physical science basis. Contribution of Working Group I to the Fifth
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University
Press, Cambridge, 1217-1308.
9. Cruz, F. T., G. T. Narisma, J. B. Dado, P. Singhruck, U. A. Linarka, T. Wati, F. Tangang, L. Juneng,
T. Phan-Van, T. Ngo-Duc, J. Santisirisomboon, D. Gunawan, E. Aldrian (2017), Sensitivity of
temperature to physical parameterization schemes of RegCM4 over the CORDEX-Southeast Asia
region, International Journal of Climatology, 37(15), 5139-5153.
10. Cruz, R.V., H. Harasawa, M. Lal, S. Wu, Y. Anokhin, B. Punsalmaa, Y. Honda, M. Jafari, C. Li and
N. Huu Ninh (2007), Asia. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability.
Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel
on Climate Change, M.L. Parry, O.F. Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hanson, Eds.,
Cambridge University Press, Cambridge, UK, 469-506.
11. Giorgi, F., C. Jones, and G. Asrar (2009), Addressing climate information needs at the regional level:
The CORDEX framework, WMO Bulletin, 58(3), 175-183.
12. Giorgi, F., et al. (2012), RegCM4: model description and preliminary tests over multiple CORDEX
domains, Climate Research, 52, 7-29.
13. Hijioka, Y., L. E, P. JJ, C. RT, and a. others (2014), Asia. In: Barros VR, Field CB, Dokken DJ,
Mastrandrea MD and others (eds) Climate change 2014: impacts, adaptation, and vulnerability.
58 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
Part B: regional aspects. Contribution of Working Group II to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge, 1327−1370.
14. Ho, T., V. Phan, N. Le, and Q. Nguyen (2011), Extreme climatic events over Viet Nam from
observational data and RegCM3 projections, Climate Research, 49(2), 87-100.
15. IMHEN, HUS, CSIRO, 2014: High resolution climate projections for Vietnam.
16. Juneng, L., F. Tangang, J. X. Chung, S. T. Ngai, T. W. The, G. Narisma, F. Cruz, T. Phan-Van, T. Ngo-
Duc, J. Santisirisomboon, P. Singhruck, D. Gunawan, E. Aldrian (2016), Sensitivity of Southeast Asia
rainfall simulations to cumulus and air-sea flux parameterizations in RegCM4, Climate Research,
69(1), 59-77.
17. Loh, J. L., F. Tangang, L. Juneng, D. Hein, and D.-I. Lee (2016), Projected rainfall and
temperature changes over Malaysia by the end ofthe 21st century based on PRECIS modelling system,
Asia-Pacific Journal of Atmospheric Sciences, 52(2), 191-208.
18. Manomaiphiboon, K., M. Octaviani, K. Torsri, and S. Towprayoon (2013), Projected changes in
means and extremes of temperature and precipitation over Thailand under three future emissions
scenarios, Climate Research, 58, 97-115.
19. Ngo-Duc, C. Kieu, M. Thatcher, D. Nguyen-Le, and T. Phan-Van (2014), Climate projections for
Vietnam based on regional climate models, Climate Research, 60(3), 199-213.
20. Ngo-Duc, T., F.T. Tangang, J. Santisirisomboon, F. Cruz, L. Trinh-Tuan, T. Nguyen-Xuan, T. Phan-Van,
L. Juneng, G. Narisma, P. Singhruck, D. Gunawan, E. Aldrian (2016), Performance evaluation of
RegCM4 in simulating extreme rainfall and temperature indices over the CORDEX-Southeast Asia
region, International Journal of Climatology, 37(3), 1634-1647.
21. Phan,V.T., T. Ngo-Duc, and T.M.H. Ho (2009), Seasonal and interannual variations of surface climate
elements over Vietnam, Climate Research, 40, 49-60.
22. Raghavan, S. V., M. T. Vu, and S. Y. Liong (2017), Ensemble climate projections of mean and extreme
rainfall over Vietnam. Global Planet. Change, 148, 96−104, doi:10.1016/j.gloplacha.2016.12.003.
23. Rahmat, R., Boonlert A., Chai P. K., David H. et al., (2014), A Regional Climate Modelling Experiment
for Southeast Asia. SEACAM’s regional climate modelling.
24. Tangang, F., S. Supari, J.X. Chung, F. Cruz, E. Salimun, S.T. Ngai, L. Juneng, Je. Santisirisomboon,
Ja. Santisirisomboon, T. Ngo-Duc , T. Phan-Van, G. Narisma, P. Singhruck, D. Gunawan, E. Aldrian,
A. Sopaheluwakan, G. Nikulin, H. Yang, A.R.C.Remedio, D. Sein, and D. Hein-Griggs (2018), Future
changes in annual precipitation extremes over Southeast Asia under global warming of 2°C. APN
Science Bulletin, 8(1). doi:10.30852/sb.2018.436.
25. Tangang, F., Je. Santisirisomboon, L. Juneng, E. Salimun, J. Chung, Supari, F. Cruz, T. Ngo-
Duc, P. Singhruck, Ja. Santisirisomboon, W. Wongsaree, K. Promjirapawat, Y. Sukamongkol,
R. Srisawadwong, D. Setsirichok, G. Narisma, S. T. Ngai, T. Phan-Van, E. Aldrian, D. Gunawan, G.
Nikulin, H. Yang (2019), Projected future changes in mean precipitation over Thailand based on
multi-model regional climate simulations of CORDEX Southeast Asia. International Journal of
Climatology, 124. https://doi.org/10.1002/joc.6163.
26. Trinh-Tuan, L., J. Matsumoto, F.T. Tangang, L. Juneng, F. Cruz, G. Narisma, J. Santisirisomboon,
T. Phan-Van, D. Gunawan, E. Aldrian, T. Ngo-Duc (2019), Application of Quantile Mapping Bias
Correction for Mid-Future Precipitation Projections over Viet Nam, SOLA, 15, 1-6.
27. Yasutomi N, Hamada A, Yatagai A. (2011), Development of a long-term daily gridded temperature
dataset and its application to rain/snow discrimination of daily precipitation. Global Environmental
Research V15N2: 165 – 172.
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 11 - Tháng 9/2019
59
PROJECTED TEMPERATURE AND RAINFALL CHANGES
IN SOUTHEAST-ASIA AND VIETNAM BASED ON THE SEACLID/CORDEX-SEA
MULTI-MODEL EXPERIMENTS
Nguyen Thi Tuyet(1), Ngo Duc Thanh(2), Phan Van Tan(3)
(1)Department of Infrastructure and Urban Development Strategy, Viet Nam Institute for Development
Strategies, Ministry of Planning and Investment, Viet Nam
(2)REMOSAT laboratory, University of Science and Technology of Ha Noi,
Viet Nam Academy of Science and Technology, Viet Nam
(3)Department of Meteorology and Climate Change, VNU University of Science, Viet Nam
Received: 4/7/2019; Accepted: 25/8/2019
Abstract: This study investigates the temperature and rainfall changes by the mid-century (2046-
2065) and by the end of the 21st century (2080-2099) under the Representative Concentration
Pathways 4.5 (RCP4.5) and 8.5 (RCP8.5) scenarios over Southeast Asia (SEA) and Viet Nam. The ensemble
experiment used in the study was averaged from six regional climate downscaling experiments resulted
from the Southeast Asia Regional Climate Downscaling/Coordinated Regional Climate Downscaling
Experiment - Southeast Asia (SEACLID/CORDEX-SEA). Results showed that the projected temperature
increment in SEA ranged from 2.5 to 4.6oC and the projected rainfall decreased by up to -30% by the end of
the century under the RCP8.5, compared to the baseline period of 1986-2005. The areas higher than latitude
15N had higher temperature increases.
Keywords: Climate projection, regional climate model, SEACLID/CORDEX-SEA, Viet Nam, temperature,
rainfall.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_doi_nhiet_do_va_luong_mua_trong_the_ky_21_tren_khu_vuc.pdf