Nghiên cứu này cũng cho thấy, nhóm carcinôm
tuyến chế nhầy cho tỷ lệ p53 dương tính rất thấp
(21,4%) so với nhóm carcinôm tuyến không chế nhầy
(54,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tác giả Georgescu(5) nghiên cứu 41 trường hợp
UTĐTT thấy rằng tỷ lệ p53 dương tính bằng HMMD
là 58,53%. Trong đó nhóm carcinôm tuyến không chế
nhầy có 65,71% p53(+), còn nhóm carcinôm tuyến chế
nhầy chỉ có 16,66% p53(+), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05. Theo báo cáo của Ince(8), đột biến
gen p53, phát hiện bằng giải trình tự gen, trong nhóm
carcinôm tuyến chế nhầy ít thấy hơn nhóm carcinôm
tuyến không chế nhầy, p < 0,02. Diéz(2) nghiên cứu 174
trường hợp UTĐTT thấy tỷ lệ p53(+) bằng HMMD là
47%, liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện tích
tụ protein p53 và loại mô học.
Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho thấy
không có liên quan ý nghĩa giữa tích tụ protein p53 và
loại mô học(3,11).
Đột biến gen p53 tạo ra protein có thời gian bán
hủy dài cho phép phát hiện bằng HMMD(10). Tuy
nhiên HMMD cho thấy có tới 30-35% kết quả trái
ngược với các phương pháp phân tích gen. Vì thế xác
định tích tụ quá mức protein p53 không đo lường
chính xác chức năng của gen p53(9). Sự phù hợp giữa
xác định tích tụ quá mức protein p53 bằng HMMD và
phân tích gen từ 60-85%(5,7,10). Kết quả nhuộm HMMD
p53 âm tính không phải luôn luôn chứng tỏ là không
có đột biến gen p53. Các đột biến tạo ra các protein bị
mất đoạn, cắt cụt hoặc không tạo ra protein thì không
thể phát hiện bằng HMMD mà chỉ có thể biết được
bằng các phương pháp phân tử(15). Theo Crapez(1), độ
tương hợp giữa p53 (+) và có đột biến gen p53 là
71,8%, nhuộm p53 bằng HMMD có độ nhạy 75% và
giá trị tiên đoán dương cho đột biến gen p53 là 63%.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện tích tụ quá mức Protein P53 trong Carcinôm tuyến đại trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
143
BIỂU HIỆN TÍCH TỤ QUÁ MỨC PROTEIN P53
TRONG CARCINÔM TUYẾN ĐẠI TRỰC TRÀNG
Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Thành Nam**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biểu hiện tích tụ quá mức protein p53 trong carcinôm tuyến đại trực tràng bằng phương pháp
nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD).
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 106 trường hợp carcinôm tuyến đại trực tràng được chẩn
đoán và nhuộm HMMD với p53 tại Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y dược Tp. HCM từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2009.
Kết quả: Có 49 bệnh nhân nam (chiếm 46,2%) và 57 bệnh nhân nữ (chiếm 53,8%). Giới nữ mắc bệnh nhiều hơn giới
nam khoảng 16% (tỷ lệ nam/nữ = 1/1,16). Tuổi mắc bệnh trung bình 58,08, bệnh nhân sau 40 tuổi chiếm 91,5%. Vị trí u: U
ở đại tràng phải có 31 trường hợp (29,5%), u ở đại tràng trái có 74 trường hợp (70,5%). Dạng đại thể: Dạng loét thường gặp
nhất chiếm 47,2%; thứ hai là dạng chồi sùi chiếm 40,6%; các dạng vòng siết, xâm nhiễm và dạng phối hợp ít gặp hơn, với tỷ
lệ lần lượt là 4,7%, 5,7% và 1,9%. Loại mô học: Carcinôm tuyến không chế nhầy chiếm 86,8%, carcinôm tuyến chế nhầy
chiếm 13,2%. Tỷ lệ biểu hiện tích tụ quá mức protein p53 bằng HMMD là 50%. Liên quan không có ý nghĩa thống kê giữa
biểu hiện tích tụ protein p53 trong UTĐTT với giới (p = 0,33), tuổi (p = 0,29), vị trí u (p = 0,56), dạng đại thể (p = 0,26). Liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện tích tụ protein p53 với loại mô học (p=0,022).
Kết luận: p53 biểu hiện quá mức ở 50% carcinôm tuyến đại trực tràng và liên có ý nghĩa thống kê với lọai mô học.
Từ khóa: carcinôm tuyến đại trực tràng, protein p53
ABSTRACT
OVEREXPRESSION OF PROTEIN P53 IN COLORECTAL ADENOCARCINOMA
Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Thanh Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - No 3 – 2010: 143 - 147
Objective: To determine the rate of protein p53 overexpression in colorectal adenocarcinoma by using
immunohistological technique.
Methods: A cross- sectional study included 106 cases of colorectal adenocarcinoma. The specimens were examined by
H&E and stained immunohistochemiscal stain with antibody anti p53 at Pathological department – Medicine and Pharmacy
University at HCMC from October/2008 to April 2009.
Results: In our study, female occurred slighly more than male (female/male : 57/49); mean age was 58.08, the majority
was over 40yo (91.5%). Left colon cancer was predominant (74 cases, 70.5%). On macroscopic examination, ulcerative
adenocarcinoma was the most common finding (47.2%), then, 40.6% exophytic, 4.7% annular, 5.7% infiltrative, and
1.9%mixture. Histological findings included 86.8% non-mucinous , and 13.2% mucinous adenocarcinoma. Protein p53
overexpressed in half of cases. In multiple variate analysis, no correlation was found between the overexpression of protein p53
with age, gender, tumor sites and macroscopic findings. Correlation between overexpression of protein p53 and histological
types was statistic significant (p = 0.022).
Conclusion: Overexpression of protein p53 in colorectal adenocarcinoma occupied 50% and correlated significantly with
histological types.
Keywords: colorectal adenocarcinoma, overexpression protein p53.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một bệnh lý
phức tạp về mặt di truyền học. Có nhiều đột biến gen
xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển
UTĐTT. Ngày nay với những tiến bộ vượt bậc của
công nghệ phân tử đã giải đáp khá rõ ràng cơ chế
sinh ung thư. Feason và Vogelstein đã mô tả chuỗi
* Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh * Trung Tâm Pháp Y Tỉnh Kiên Giang
Địa chỉ liên hệ: PGS. TS. Hứa Thị Ngọc Hà, ĐT: 0908152705 Email:
144
đột biến gen trong UTĐTT bắt đầu với sự đột biến
gen APC ở nhánh dài NST số 5 gây ra biến đổi từ biểu
mô bình thường thành biểu mô tăng sản. Một trong
những tế bào tăng sản sẽ phát triển thành u tuyến nhỏ
có bộ gen được methyl hóa mức thấp. Đột biến kế tiếp
liên quan đến sự tăng hoạt gen sinh ung K-ras ở
nhánh ngắn NST số 12 tạo nên u tuyến trung gian.
Tiếp theo, gen DCC ở nhánh dài NST số 18 bị bất hoạt
dẫn tới sự phát triển u tuyến muộn với nghịch sản.
Đột biến gen cuối cùng được tìm thấy trong UTĐTT
là đột biến gen đè nén u p53 ở nhánh ngắn NST số
17(6).
Gen p53 là gen đè nén u hay bị đột biến nhất
trong ung thư ở người. Gen p53 bình thường hoạt
động bằng cách làm tạm dừng chu kỳ tế bào để tiến
hành việc sửa chữa các sai lệch trong quá trình nhân
đôi DNA, hoặc làm cho tế bào tự chết theo chương
trình. Vì thế gen này được xem là “người bảo vệ” của
bộ gen. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có
khoảng 75% UTĐTT thể ngẫu nhiên có biểu hiện bất
hoạt gen p53. Sự xác định đột biến gen p53 trong
UTĐTT có ý nghĩa tiên lượng. Bệnh nhân có biểu hiện
đột biến gen p53 có tiên lượng xấu, thời gian sống
thêm ngắn hơn những bệnh nhân không có biểu hiện
đột biến gen p53(6).
Trong nước mới có một công trình nghiên cứu ở
phía Bắc về biểu hiện của các kháng nguyên p53
trong UTĐTT bằng hóa mô miễn dịch (HMMD)(17). Ở
phía Nam cũng có một công trình nghiên cứu biểu
hiện p53 trong ung thư vú bằng HMMD(13) và một
công trình nghiên cứu đột biến gen p53 trên ung thư
miệng bằng phương pháp PCR(14), chưa có công trình
nào nghiên cứu về p53 trên UTĐTT. Vì thế chúng tôi
thực hiện đề tài này với mục tiêu là xác định tỷ lệ biểu
hiện tích tụ quá mức protein p53 trong carcinôm
tuyến đại trực tràng bằng phương pháp nhuộm
HMMD nhằm làm phong phú thêm các nghiên cứu
sâu về ung thư đại – trực tràng.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dối tượng nghiên cứu
106 trường hợp carcinôm tuyến đại trực tràng
được chẩn đoán và điều trị tại Bộ môn Giải phẫu
bệnh Đại học Y dược Tp. HCM từ tháng 10/2008 đến
tháng 4/2009.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành
Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng từ phiếu trả lời
kết quả giải phẫu bệnh, gồm: Tuổi, giới, vị trí u, hình
ảnh đại thể (dạng loét, chồi sùi, vòng siết, xâm nhiễm
và dạng phối hợp).
Đọc lại tiêu bản dưới kính hiển vi quang học,
khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh theo các tiêu
chí:
+ Loại mô học: Carcinôm tuyến loại không chế
nhầy, carcinôm tuyến loại chế nhầy (gồm carcinôm
nhầy và carcinôm tế bào nhẫn) theo tiêu chuẩn phân
loại của WHO, 2000.
+ Độ mô học: Gồm biệt hóa rõ, vừa, kém và
không biệt hóa (theo phân độ của WHO, 2000).
Sau đó tiến hành nhuộm HMMD trên các block
paraffin để khảo sát đặc điểm tích tụ quá mức protein
p53.
Kỹ thuật hóa mô miễn dịch được thực hiện
Sửa soạn tiêu bản
- Cắt mỏng mẫu mô 3 - 5µm, đặt vào lam sạch có
tráng silan;
- Ủ tiêu bản ở nhiệt độ 56oC trong 1-2 giờ trước
khi nhuộm;
- Khử nến trong xylen và sau đó cho qua cồn
tuyệt đối.
- Khử peroxidase nội sinh bằng dung dịch H2O2
0,5% trong methanol trong 10 phút;
- Rửa tiêu bản dưới vòi nước đang chảy, sau đó
ngâm vào dung dịch TBS (Tris buffer solution).
Kháng thể được sử dụng
Bộc lộ kháng nguyên trong lò vi sóng, sử dụng
kháng thể kháng p53, clone DO-7 của nhà sản xuất
DakoCytomation, với độ pha loãng 1/25.
Kỹ thuật phức hợp Avidin-biotin với kháng thể đơn
dòng
- Cho tiêu bản vào TBS, sau đó rửa sạch lượng
TBS dư;
- Ủ với kháng thể đơn dòng đã pha loãng trong
30-40 phút, rồi rửa tiêu bản bằng TBS;
- Ủ với kháng thể thứ hai có gắn biotin trong 30
phút, rửa tiêu bản bằng TBS;
- Ủ với phức hợp Avidin-biotin 20 phút, rửa tiêu
bản bằng TBS;
- Ủ với dung dịch DAB trong 5-10 phút;
- Rửa tiêu bản dưới vòi nước đang chảy, nhuộm
màu tương phản với hematoxylin, khử nước và dán
lamen bằng canada balsam.
145
Đánh giá sự biểu hiện tích tụ quá mức protein p53
Dựa vào tỉ lệ % nhân tế bào bắt màu(18):
Âm tính: < 5% bắt màu;
Dương tính: > 5% bắt màu
1(+): bắt màu yếu.
2(+): bắt màu trung bình
3(+): > bắt màu mạnh
Xử lý số liệu
Số liệu trong các bảng thu thập được tổng hợp,
phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0 với
phép kiểm chi bình phương.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các trường hợp ung thư đại trực tràng
được chẩn đoán giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp thiếu thông tin trên phiếu trả lời
kết quả giải phẫu bệnh hoặc thất lạc block.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 106 trường hợp được khảo sát, có 49 nam
và 57 nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1:1,16. Độ tuổi thường gặp từ
40 đến 79 tuổi. Thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 80
tuổi, trung bình 58,08 (± 13,6). Bệnh nhân có độ tuổi
sau 40 chiếm 91,5%.
U ở đại tràng phải (gồm manh tràng, đại tràng
lên, đại tràng góc gan và đại tràng ngang) có 31
trường hợp, chiếm 29,5%. U ở đại tràng trái (gồm đại
tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma và
trực tràng) có 74 trường hợp, chiếm 70,5%. Có 1
trường hợp không xác định vị trí u.
Về đại thể, dạng loét thường gặp nhất chiếm
47,2%, kế đến là dạng chồi sùi chiếm 40,6%. Các dạng
vòng siết, xâm nhiễm và dạng phối hợp ít gặp hơn,
với tỷ lệ lần lượt là 4,7%, 5,7% và 1,9%.
Loại mô học là carcinôm tuyến không chế nhầy
có 92 trường hợp, chiếm 86,8%. Loại chế nhầy (gồm
carcinôm nhầy và carcinôm tế bào nhẫn) có 14 trường
hợp, chiếm 13,2%.
Biểu hiện tích tụ quá mức protein p53
Biểu đồ 1. Sự biểu hiện tích tụ quá mức protein p53.
Tỷ lệ p53 dương tính là 50%. Trong đó dương
tính 3(+) chiếm tỷ lệ cao nhất với 26 trường hợp
(chiếm 24,5%), kế đó là 2(+) với 14 trường hợp (chiếm
13,2%), sau cùng là 1(+) với 13 trường hợp (chiếm
12,3%).
Liên quan giữa biểu hiện p53 với giới, tuổi, vị trí u,
hình ảnh đại thể và loại mô học
Đặc ñiểm p53 (+) p53 (-) P
Nam 22
(44,89%)
27
(55,11%) Giới
Nữ 31
(54,38%)
26
(45,62%)
0,33
</= 40 6 (66,7%) 3 (33,3%) Tuổi
> 40 47 (48,5%) 50 (51,5%) 0,29
Đại tràng
phải
14
(45,16%)
17
(54,84%) Vị trí
Đại tràng trái 38
(51,35%)
36
(48,65%)
0,56
Loét 28 (56%) 22 (44%)
Chồi sùi 21 (49%) 22 (51%)
Vòng siết 2 (40%) 3 (60%)
Xâm nhiễm 2 (33,3%) 4 (66,7%)
Dạng ñại
thể
Phối hợp 0 (0%) 2 (100%)
0,26
Không chế
nhầy
50 (54,3%) 42 (45,7%) Loại mô
học Chế nhầy 3 (21,4%) 11 (78,6%)
0,022
Bảng trên cho thấy biểu hiện tích tụ protein p53
không khác biệt theo giới, tuổi, vị trí u và dạng đại
thể. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện
tích tụ protein p53 và loại mô học. Carcinôm tuyến
chế nhầy có tỷ lệ p53 dương tính rất thấp (21,4%) so
với nhóm carcinôm tuyến không chế nhầy.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ p53 dương tính là
50%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước
đây, tỷ lệ p53 dương tính bằng phương pháp nhuộm
HMMD trong khoảng từ 30 đến 76%(4,5,8,12,13,15,17) .
Theo kết quả của nghiên cứu này, bệnh nhân nữ
có tỷ lệ p53 dương tính cao hơn bệnh nhân nam
(54,38% so với 44,89%). Tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,33). Kết quả này phù
hợp với các nghiên cứu trước(3,9,11,18).
Nghiên cứu này cũng cho thấy, nhóm bệnh nhân
dưới hay bằng 40 tuổi có tỷ lệ p53(+) cao hơn nhóm
bệnh nhân trên 40 tuổi (66,7% so với 48,5%), tuy nhiên
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,29).
Kết quả này cũng tương tự với nhiều báo cáo khác
Tỷ lệ %
24.5%
13.2%
12.3%
50%
0 20 40 60
Âm tính
1(+)
2(+)
3(+)
146
rằng không có liên quan giữa biểu hiện p53 với
tuổi(3,11,18).
So sánh sự biểu hiện tích tụ protein p53 với vị trí
u, nghiên cứu này cho thấy p53 dương tính ở đại
tràng trái nhiều hơn đại tràng phải (51,35% so với
45,16%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p = 0,56). Một số nghiên cứu trước đây cũng
cho rằng không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
biểu hiện p53 và vị trí u(9,11). Nhưng một số tác giả
khác báo cáo rằng ung thư ở đại tràng trái biểu hiện
tích tụ protein p53 nhiều hơn đại tràng phải(4,16). Như
vậy biểu hiện tích tụ protein p53 ở ung thư đại tràng
trái có khuynh hướng cao hơn đại tràng phải, gợi ý
ung thư đại tràng trái liên quan đến con đường đột
biến gen p53 và củng cố quan điểm cho rằng có sự
khác biệt về lâm sàng và giải phẫu bệnh giữa đại
tràng trái và đại tràng phải.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhóm có hình
ảnh đại thể dạng loét cho tỷ lệ p53 dương tính cao
nhất, kế đó là nhóm dạng chồi sùi và thấp nhất là
nhóm khác, với tỷ lệ lần lượt là 56%, 49% và 31%. Sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,26).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Tuấn
Dũng(17), p53(+) ở u dạng loét nhiều hơn dạng chồi sùi
(73,07% so với 40,91%, p < 0,05).
Nghiên cứu này cũng cho thấy, nhóm carcinôm
tuyến chế nhầy cho tỷ lệ p53 dương tính rất thấp
(21,4%) so với nhóm carcinôm tuyến không chế nhầy
(54,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tác giả Georgescu(5) nghiên cứu 41 trường hợp
UTĐTT thấy rằng tỷ lệ p53 dương tính bằng HMMD
là 58,53%. Trong đó nhóm carcinôm tuyến không chế
nhầy có 65,71% p53(+), còn nhóm carcinôm tuyến chế
nhầy chỉ có 16,66% p53(+), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05. Theo báo cáo của Ince(8), đột biến
gen p53, phát hiện bằng giải trình tự gen, trong nhóm
carcinôm tuyến chế nhầy ít thấy hơn nhóm carcinôm
tuyến không chế nhầy, p < 0,02. Diéz(2) nghiên cứu 174
trường hợp UTĐTT thấy tỷ lệ p53(+) bằng HMMD là
47%, liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện tích
tụ protein p53 và loại mô học.
Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho thấy
không có liên quan ý nghĩa giữa tích tụ protein p53 và
loại mô học(3,11).
Đột biến gen p53 tạo ra protein có thời gian bán
hủy dài cho phép phát hiện bằng HMMD(10). Tuy
nhiên HMMD cho thấy có tới 30-35% kết quả trái
ngược với các phương pháp phân tích gen. Vì thế xác
định tích tụ quá mức protein p53 không đo lường
chính xác chức năng của gen p53(9). Sự phù hợp giữa
xác định tích tụ quá mức protein p53 bằng HMMD và
phân tích gen từ 60-85%(5,7,10). Kết quả nhuộm HMMD
p53 âm tính không phải luôn luôn chứng tỏ là không
có đột biến gen p53. Các đột biến tạo ra các protein bị
mất đoạn, cắt cụt hoặc không tạo ra protein thì không
thể phát hiện bằng HMMD mà chỉ có thể biết được
bằng các phương pháp phân tử(15). Theo Crapez(1), độ
tương hợp giữa p53 (+) và có đột biến gen p53 là
71,8%, nhuộm p53 bằng HMMD có độ nhạy 75% và
giá trị tiên đoán dương cho đột biến gen p53 là 63%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 106 trường hợp carcinôm tuyến
đại trực tràng, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ biểu hiện tích
tụ quá mức protein p53 bằng HMMD là 50%. Liên
quan không có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện tích tụ
protein p53 trong UTĐTT với giới, tuổi, vị trí u, hình
ảnh đại thể. Liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu
hiện tích tụ protein p53 với loại mô học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crapez EL, Bibeau F, The1zenas S, et al (2005),
“p53 status and response to radiotherapy in
rectal cancer: a prospective multilevel analysis”,
British Journal of Cancer, 92, 2114-2121.
2. Diéz M, Pollán M, Mguerza JM, et al (2000),
Time-dependency of the prognostic effect of
carcinoembryonic antigen and p53 protein in
colorectal adenocarcinoma”, Cancer, 88, 35-41.
3. Galizia G, Lieto E, Ferraraccio F, et al (2004),
“Determination of molecular marker expression
can predict clinical outcome in colon
carcinomas”, Clinical Cancer Research, 10, 3490-
3499.
4. Garrity MM, Burgart LJ, et al (2004), “Prognostic
value of proliferation, apoptosis, defective DNA
mismatch repair, and p53 overexpression in
patients with resected Dukes’ B2 or C colon
cancer: A North central cancer treatment group
study”, J Clin Oncol, 22(9), 1572-1582.
5. Georgescu CV, Săftoiu A, Georgescu CC, et al
(2007), “Correlations of proliferation markers,
p53 expression and histological findings in
colorectal carcinoma”, J. Gastrointestin Liver Dis,
16(2), 133-139.
6. Gordon PH (2007), “Malignant neoplasms of the
colon”, Neoplasms of the colon, rectum and anus,
Informa Healthcare USA Inc, 51-206.
147
7. Graziano F, Cascinu S (2003), “Prognostic
molecular markers for planning adjuvant
chemotherapy trials in Dukes’ B colorectal cancer
patients: how much evidence is enough?”,
Annals of Oncology, 14, 1026-1038.
8. Ince WL, Jubb AM, Holden SN, et al (2005),
“Association of k-ras, b-raf, and p53 status with
the treatment effect of Bevacizumab”, Journal of
the National Cancer Institute, 97(13), 981-989.
9. Kahlenberg MS, Stoler DL, Bigas MA, et al
(2000), “p53 tumor suppressor gene mutations
predict decreased survival of patients with
sporadic colorectal carcinoma”, Cancer, 88, 1814-
1819.
10. McLeod HL, Murray GI (1999), “Tumour
markers of prognosis in colorectal cancer”,
British Journal of Cancer, 79(2), 191-203.
11. Morrin M, Kelly M, et al (1994) “Mutations of Ki-
ras and p53 genes in colorectal cancer and their
prognostic significance”, Gut, 35, 1627-1631.
12. Nasif WA, El-Emshaty HM, Tabll A, et al (2004),
“Immunoreactivity evaluation of mutant p53
gene product with DNA ploidy pattern in
colorectal carcinoma”, Hepatogastroenterology, 51
(58), 1001-1006.
13. Nguyễn Sào Trung, Đoàn Thị Phương Thảo, Lê
Quốc Sử (2004), “Nghiên cứu sự biểu hiện của
gen đè nén u p53 trong ung thư vú bằng kỹ
thuật hóa mô miễn dịch”, Y học Tp. Hồ Chí Minh,
tập 8 (1), tr.1-7.
14. Nguyễn Thị Hồng, Phạm Hùng Vân, Sakamoto
K (2002), “Đột biến gen p53 trong ung thư
miệng: phát hiện qua kỹ thuật PCR-SSCP”, Y học
Tp. Hồ Chí Minh, chuyên đề ung bướu, tập 6, phụ
bản số 4, tr.52-57.
15. Rambau PF, Odida M, Wabinga H (2008), “p53
expression in colorectal carcinoma in relation to
histopathological features in Ugandan patients”,
African Health Sciences, 8(4), 234-238.
16. Sinicrope FA, Hart J, Michelassi F, Lee JJ (1995),
“Prognostic value of bcl-2 oncoprotein
expression in stage II colon carcinoma”, Clinical
Cancer Research, 1, 1103-1110.
17. Trịnh Tuấn Dũng (2007), “Nghiên cứu sự biểu
hiện của các kháng nguyên p53, Ki-67 và Her-
2/Neu trong ung thư đại trực tràng bằng hóa mô
miễn dịch”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, chuyên đề
Giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học. Tập 11, phụ
bản số 3, tr.89-94.
18. Zhao D, Ding X, Peng J, Zheng Y, and Zhang S
(2005): Prognostic significance of bcl-2 and p53
expression in colorectal carcinoma. J Zhejiang
Univ Sci B. December; 6(12): 1163–1169.
148
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_hien_tich_tu_qua_muc_protein_p53_trong_carcinom_tuyen_d.pdf