Bước đầu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sài Gòn

Các nhóm giải pháp phát triển thể chất sinh viên. Nhóm giải pháp 1: Các nhóm giải pháp giáo dục, thông tin tuyên truyền. Nhóm giải pháp 2: Các nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất cho công tác GDTC. Nhóm giải pháp 3: Các nhóm giải pháp phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên GDTC. Nhóm giải pháp 4: Các nhóm giải pháp cải tiến chương trình giảng dạy, nội dung kiểm tra đánh giá. Nhóm giải pháp 5: Các nhóm giải pháp chuyên môn. Nhóm giải pháp 6: Các nhóm giải pháp xây dựng các CLB thể thao và tăng cường thể thao ngoại khóa. Qua đánh giá so sánh sự phát triển các tố chất thể lực giữa nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có thể thấy: Với các kết quả thu được từ việc áp dụng các nhóm giải pháp đều cho kết quả có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy ở ngưỡng xác suất từ p <0.05 tới p<0.02.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015 95 Bước đầu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sài Gòn Solutions to enhance physical education teaching in Sai Gon University ThS. Lê Kiên Giang Trường Đại học Sài Gòn M.A. Le Kien Giang Sai Gon University Tóm tắt Trong quá trình phát triển Trường Đại học Sài Gòn đã tổ chức các hội thảo chuyên đề về thực trạng công tác giáo dục thể chất, về cải tiến công tác giảng dạy nhằm giúp giảng viên trao đổi, vạch ra những hướng phát triển chung: Học tập, trao đổi kinh nghiệm với giảng viên các trường Đại học trong thành phố. Nhà trường đã chỉ đạo từng bước quan tâm, theo dõi, đánh giá qua các hình thức: Dự giờ, thao giảng, thanh tra, đánh giá chất lượng giờ dạy và khuyến khích các tổ bộ môn cố gắng xây dựng, thiết kế giờ dạy theo hướng: “Thầy tổ chức, trò trung tâm”, “Giáo án điện tử trong các giờ lý thuyết các môn học tự chọn cho sinh viên”, để giúp sinh viên tiếp cận môn học (tự chọn) nhanh nhất, lĩnh hội tri thức một cách tích cực, vững chắc và có hiệu quả cao. Song song đó, để nhà trường phát triển lớn mạnh trong thời gian tới, đặc biệt Khoa Giáo dục QP, AN – GDTC phấn đấu đào tạo sinh viên chuyên ngành thì việc phát triển phong trào TDTT cho đội ngũ cán bộ, giảng viên mang tính cấp thiết và nâng cao thể chất sinh viên là một việc làm quan trọng, hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn, do đó cần phải xây dựng những giải pháp khả thi đồng bộ phù hợp với mục tiêu, phương hướng, kế hoạch chiến lược của trường đến năm 2020, từ đó góp phần phát triển phong trào TDTT nhà trường, nâng cao chất lượng công tác GDTC theo xu hướng “Hiện đại – Chất lượng – Hiệu quả”. Từ hoàn cảnh thực tế chúng tôi bước đầu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường Đại học Sài Gòn. Từ khóa: các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất sinh viên Abstract The workshops about the reality of physical education held at Sai gon University have created the environment for our lecturers in learning, sharing knowledge and experience with many university in Hochiminh City, and proposing the general development. With the guidance of SGU, evaluating of executive committee such as review class, inspection, teaching workout, evaluate the effect of class, build and create the in time class in line with “tutor is guiding, student is in the center, apply technology in class, student could approach the new and consistent informations, easy to understand knowlegde and efficient. Besides, the Faculty of National Defence, Security, and Physical Education will develop to educate the sport science; therefore, increasing the sport event in all staff and developing the physical in student is urgent and important. It needs the feasibility solution in line with the aim, direction, and plan to 2020, so that it can increase the university sport event, develop the effect of physical education in trend of “Modern - Quality - Effective”. From the real situation, we study the research title: “The solutions of developing in physical education in Sai gon University”. Keywords: physical education, workshop, class teaching shows 96 1. Mở đầu Đại học Sài Gòn là trường Đại học công lập đa ngành, đa cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo bậc đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân TP. HCM và chịu sự quản lý về giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo. Công tác GDTC của nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ học tập đạt chất lượng cao, bố trí sắp xếp giờ học chính khóa phù hợp với điều kiện của nhà trường. Hơn nữa do quy mô và loại hình đào tạo của trường ngày càng tăng, số sinh viên lớn, thực tế đó đòi hỏi nhà trường phải không ngừng phát triển, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung cũng như GTDT và phong trào TDTT nhằm tăng cường thể chất cho cán bộ, giảng viên và sinh viên cho phù hợp tình hình mới. Trong quá trình phát triển trường Đại học Sài Gòn đã tổ chức các hội thảo chuyên đề về thực trạng công tác giáo dục thể chất, về cải tiến công tác giảng dạy nhằm giúp giảng viên trao đổi, vạch ra những hướng phát triển chung: Học tập, trao đổi kinh nghiệm với giảng viên các trường Đại học trong thành phố. Nhà trường đã chỉ đạo từng bước quan tâm, theo dõi, đánh giá qua các hình thức: Dự giờ, thao giảng, thanh tra, đánh giá chất lượng giờ dạy và khuyến khích các tổ bộ môn cố gắng xây dựng, thiết kế giờ dạy theo hướng: “Thầy tổ chức, trò trung tâm’, “Giáo án điện tử trong các giờ lý thuyết các môn học tự chọn cho sinh viên”, để giúp sinh viên tiếp cận môn học (tự chọn) nhanh nhất, lĩnh hội tri thức một cách tích cực, vững chắc và có hiệu quả cao. Song song đó, để nhà trường phát triển lớn mạnh trong thời gian tới, đặc biệt Khoa Giáo dục QP, AN – GDTC phấn đấu đào tạo sinh viên chuyên ngành thì việc phát triển phong trào TDTT cho đội ngũ cán bộ, giảng viên mang tính cấp thiết và nâng cao thể chất sinh viên là một việc làm quan trọng, hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn, do đó cần phải xây dựng những giải pháp khả thi đồng bộ phù hợp với mục tiêu, phương hướng, kế hoạch chiến lược của trường đến năm 2020, từ đó góp phần phát triển phong trào TDTT nhà trường, nâng cao chất lượng công tác GDTC theo xu hướng “Hiện đại – Chất lượng – Hiệu quả”. Từ hoàn cảnh thực tế chúng tôi bước đầu nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường Đại học Sài Gòn. 2. Nội dung 2.1. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp - Cơ sở xây dựng các giải pháp phát triển phong trào thể thao cho cán bộ, giảng viên. + Phát triển phong trào TDTT cho Cán bộ, Giảng viên nhà trường: Kết hợp chặt chẽ giữa Công Đoàn trường, Đoàn thanh niên, Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh và Giáo dục thể chất. + Xây dựng phương hướng hoạt động, kinh phí dành cho TDTT. + Xây dựng phong trào tập luyện thể thao trong Cán bộ, Giảng viên với các môn trọng điểm mà trường có thế mạnh như: + Tổ chức hội thao Cán bộ, viên chức toàn trường. - Cơ sở xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên. + Xây dựng, hoàn thiện đề cương chi tiết cho chương trình giảng dạy chính khóa. + Căn cứ vào xu hướng phát triển của nhà trường, vào mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Xã hội, phát 97 triển nâng cao thể chất cho sinh viên. + Căn cứ vào mối quan hệ của các yếu tố giáo dục thể chất với chất lượng giáo dục thể chất. + Căn cứ vào tình hình thực tế thể chất sinh viên đầu vào của nhà trường việc phân loại thể lực ban đầu cho sinh viên được tiến hành nghiêm túc. 2.1.2. Kết quả lựa chọn các giải pháp Trên cơ sở thực tiễn xây dựng và lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào TDTT cho cán bộ, giảng viên, các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn, Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thực hiện các giải pháp gồm: Cán bộ quản lý các Phòng ban có liên quan, các Trưởng Phó các Khoa có các môn học chung, các Giảng viên bộ môn GDTC, trợ lý học tập, trợ lý văn thể mỹ của các Khoa. Tổng số 30 người. 2.1.2.1. Các giải pháp phát triển phong trào TDTT cho cán bộ, giảng viên Khoa Giáo dục QP, AN – GDTC kết hợp chặt chẽ, tham mưu và đề xuất cho Công Đoàn trường với 3 giải pháp để phát triển phong trào TDTT cho cán bộ, giảng viên. Tổng hợp ý kiến đề xuất được dùng làm căn cứ để xác lập các giải pháp áp dụng vào thực tế để phát triển phong trào TDTT cho cán bộ, giảng viên tại trường Đại học Sài Gòn. Kết quả bước đầu cho thấy: - Giải pháp 1: Tăng cường, nâng cao sự chỉ đạo, quản lý của Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường về phát triển phong trào TDTT trong cán bộ, giảng viên bằng các văn bản, quy định cụ thể. Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào TDTT cho cán bộ, giảng viên TT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Tổng số CB, GV được hỏi Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết n % n % n % 1 Tăng cường, nâng cao sự chỉ đạo, quản lý của Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường về phát triển phong trào TDTT trong cán bộ, giảng viên bằng các văn bản, quy định cụ thể. 30 29 96.66 1 3.33 0 0 2 Thành lập một số đội, với một số môn thể thao có thế mạnh, thể thao mũi nhọn và có điều kiện phát triển như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đá tiến tới thành lập CLB thể thao cho Cán bộ, Giảng viên tập luyện ngoài giờ hành chính. 30 28 93.33 2 6.66 0 0 98 TT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Tổng số CB, GV được hỏi Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết n % n % n % 3 Tăng cường mức độ nhận thức của cán bộ, giảng viên về công tác xã hội hóa TDTT 30 27 90 3 10 0 0 Giải pháp này có 29/30 ý kiến đánh giá rất cần thiết, chiếm tỉ lệ 96.66%. 1/30 ý kiến cho là cần thiết chiếm tỉ lệ 3.33%. - Giải pháp 2: Thành lập một số đội, với một số môn thể thao có thế mạnh, thể thao mũi nhọn và có điều kiện phát triển như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đá tiến tới thành lập CLB thể thao cho Cán bộ, Giảng viên tập luyện ngoài giờ hành chính. Giải pháp này có 28/30 ý kiến lựa chọn đánh giá rất cần thiết, chiếm tỉ lệ 93.33%. 2/30 ý kiến lựa chọn là cần thiết chiếm tỉ lệ 6.66%. - Giải pháp 3: Tăng cường mức độ nhận thức của cán bộ, giảng viên về công tác xã hội hóa TDTT. Giải pháp này có 27/30 ý kiến lựa chọn đánh giá, chiếm tỉ lệ 90%. 1/30 ý kiến lựa chọn ý kiến cần thiết, chiếm tỉ lệ 3.33%. 2/30 ý kiến cho là không cần thiết chiếm tỉ lệ 6.66%. Qua kết quả khảo sát đã thể hiện cả nội dung, tư tưởng nhận thức về công tác xã hội hóa TDTT của trường, bước đầu thuận lợi cho xây dựng và phát triển phong trào TDTT. 2.1.2.2. Các nhóm giải pháp phát triển thể chất sinh viên. Bảng 2.2: Kết quả phỏng vấn xây dựng và lựa chọn các nhóm giải pháp phát triển thể chất sinh viên trường Đại học Sài Gòn (n = 30) TT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Tổng số CB, GV được hỏi Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết n % n % n % 1 Các nhóm giải pháp cơ chế chính sách 30 25 83.33 3 10 2 6.66 2 Các nhóm giải pháp giáo dục thông tin tuyên truyền 30 29 96.66 1 3.33 0 0 3 Các nhóm giải pháp tăng kinh phí TDTT 30 20 66.66 5 16.66 5 16.66 99 TT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Tổng số CB, GV được hỏi Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết n % n % n % 4 Các nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất cho công tác GDTC 30 28 93.33 1 3.33 1 3.33 5 Các nhóm giải pháp phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giảng viên GDTC 30 29 93.33 0 0 1 3.33 6 Các nhóm giải pháp cải tiến chương trình, nội dung giảng dạy, kiểm tra đánh giá 30 29 93.33 1 3.33 0 0 7 Các nhóm giả pháp về các hình thức trực quan khác nhau 30 22 73.33 2 6.66 6 20 8 Các nhóm giải pháp về giáo dục ý thức, lòng yêu nghề nghiệp, quyết tâm cao trong tập luyện và thi đấu 30 23 76.66 3 10 4 13.33 9 Các nhóm giải pháp chuyên môn 30 28 93.33 2 6.66 0 0 10 Các nhóm giải pháp xây dựng các CLB thể thao và tăng cường thể thao ngoại khóa 30 28 93.33 1 3.33 1 3.33 Với 10 nhóm giải pháp chuyên môn phát triển thể chất sinh viên đã xác định thông qua phiếu phỏng vấn. Tổng hợp ý kiến đề xuất được dùng làm căn cứ để xác lập các giải pháp áp dụng vào thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2. Dựa trên bảng 2.2 chúng tôi lựa chọn những nhóm giải pháp có kết quả đánh giá cho tỷ lệ trên 90% và có độ tin cậy cao. Như vậy các giải pháp được chọn trình bày ở bảng 2.3. 100 Bảng 2.3: Kết quả thu được từ phỏng vấn lựa chọn các nhóm giải pháp (n = 30) TT NỘI DUNG GIẢI PHÁP Tổng số CB, GV được hỏi Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết n % n % n % 1 Các nhóm giải pháp giáo dục thông tin tuyên truyền 30 29 96.66 1 3.33 0 0 2 Các nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất cho công tác GDTC 30 28 93.33 1 3.33 1 3.33 3 Các nhóm giải pháp phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giảng viên GDTC 30 29 96.66 0 0 1 3.33 4 Các nhóm giải pháp cải tiến chương trình, nội dung giảng dạy, kiểm tra đánh giá 30 29 96.66 1 3.33 0 0 5 Các nhóm giải pháp chuyên môn 30 28 93.33 2 6.66 0 0 6 Các nhóm giải pháp xây dựng các CLB thể thao và tăng cường thể thao ngoại khóa 30 28 93.33 1 3.33 1 3.33 Ghi chú: Tất cả các giải pháp được lựa chọn trên được thực hiện đồng bộ và song song trong quá trình triển khai thực hiện. 2.2. Bước đầu đánh giá hiệu quả của các nhóm giải pháp phát triển thể chất sinh viên 2.2.1. Thực nghiệm với các nhóm giải pháp đã chọn Nhóm giải pháp 1: Các nhóm giải pháp giáo dục, thông tin tuyên truyền. Nhóm giải pháp này gồm các biện pháp sau: - Giáo dục tuyên truyền vai trò, chức năng và ý nghĩa của GDTC trong giáo dục toàn diện. - Phối hợp với phòng công tác HSSV, Đoàn thanh niên tìm hiểu về TDTT nhân ngày 27/3. - Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý của các phòng ban, các giảng viên GDTC thông qua các lớp bồi dưỡng. Nhóm giải pháp 2: Các nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất cho công tác GDTC. Nhóm giải pháp này gồm các biện pháp sau: - Bổ sung, mua sắm thêm các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và phong trào. - Có qui hoạch mở rộng thêm sân bãi, các điểm tập. - Tận dụng tối đa cơ sở vật chất đã có sẵn phục vụ cho học tập và phong trào. 101 - Sửa chữa, nâng cấp, bảo trì tốt cơ sở vật chất sẵn có của trường. Nhóm giải pháp 3: Các nhóm giải pháp phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên GDTC. Nhóm giải pháp này gồm các biện pháp sau: - Đảm bảo đủ số lượng giảng viên GDTC theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (150 sinh viên/ 1 giảng viên). - Cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và học sau Đại học. - Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tổ chức tập huấn. - Tổ chức hợp lý và có hiệu quả khâu quản lý phong trào TDTT để phát huy mọi sức mạnh trong công tác giáo dục thể chất. Nhóm giải pháp 4: Các nhóm giải pháp cải tiến chương trình giảng dạy, nội dung kiểm tra đánh giá. Nhóm giải pháp này gồm các biện pháp sau: - Nghiên cứu, cải tiến chương trình giảng dạy phù hợp với điều kiện nhà trường. - Tăng cường, đa dạng môn thể thao tự chọn. - Cải tiến việc kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC theo 3 mặt sau: + Lý thuyết. + Thực hành. + Trình độ thể lực. Nhóm giải pháp 5: Các nhóm giải pháp chuyên môn. Nhóm giải pháp này gồm các biện pháp sau: - Đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học khi lên lớp. - Phân loại thể lực ban đầu cho sinh viên mới vào trường. Nhóm giải pháp 6: Các nhóm giải pháp xây dựng các CLB thể thao và tăng cường thể thao ngoại khóa. Nhóm giải pháp này gồm các biện pháp sau: - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, có sự hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng các Câu lạc bộ TDTT hoạt động có nội quy, quy chế rõ ràng. - Tổ chức các giải thi đấu một số môn thể thao, tổ chức giải hội thao toàn trường truyền thống hàng năm. - Thành lập một số đội tuyển ở các môn thể thao mà trường có thế mạnh (bóng bàn, cầu lông). 2.2.2. Kết quả thực nghiệm thông qua áp dụng thực hiện các nhóm giải pháp đã chọn Để có kết quả kiểm chứng cũng như đánh giá hiệu quả các nhóm giải pháp đã chọn chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm, đối tượng là sinh viên năm thứ hai, khóa 12 (năm học 2012 – 2016) với 10 nhóm, lớp (40 sv/nhóm, lớp) ở các Khoa khác nhau và đăng ký, lựa chọn ngẫu nhiên (khoảng 400 sinh viên). Chia làm 2 nhóm: nhóm Thực nghiệm (nhóm A gồm 5 nhóm, lớp) và nhóm Đối chứng (nhóm B gồm 5 nhóm, lớp). Thời gian thực nghiệm 2 học kỳ, năm học 2013 – 2014 (từ tháng 9/2013 – 5/2014), với hai lần kiểm tra: Trước thực nghiệm (hầu như không có sự khác biệt đáng kể nào của nam nữ sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) và sau thực nghiệm. Nội dung thực nghiệm: nhóm Đối chứng thực hiện theo chương trình chung của trường, chịu sự chỉ đạo của phòng Đào tạo và bộ môn GDTC, nhóm Thực nghiệm cũng học theo chương trình chung của trường nhưng tiến hành theo các biện pháp do chúng tôi xây dựng (được sự đồng ý của BGH, phòng Đào tạo, phòng NCKH và Bộ môn GDTC). Kiểm tra sau thực nghiệm đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng giáo 102 dục thể chất bằng các chỉ tiêu: Điểm kết thúc học phần môn học (GDTC). Số buổi sinh viên nghỉ học (không theo học hết học phần). Tỉ lệ sinh viên tham gia thể thao ngoại khóa. Số sinh viên đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực chung của sinh viên (theo Quyết định 53/2008 của Bộ GD – ĐT). Chỉ số phát triển chiều cao cân nặng và chỉ số BMI. Kết quả thực nghiệm được xử lý toán thống kê, được trình bày ở bảng 2.4 và 2.5. Nhận xét kết quả: - Các chỉ số đánh giá kết quả học tập giữa hai nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng (ở cả nam và nữ) có sự khác biệt mang ý nghĩa toán học thống kê (với p< 0.001). Bảng 2.4: So sánh kết quả học tập của sinh viên nhóm Thực nghiệm và sv nhóm Đối chứng TT CHỈ SỐ - CHỈ TIÊU Nam (nA = 80, nB = 75) Nữ (nA = 120, nB = 125) X A X B t p X A X B t p 1 Điểm kết thúc học phần GDTC (điểm). 8.6 ±0.8 8.0 ±0.75 4.82 <0.001 8.2 ±0.9 7.7 ±0.8 4.58 <0.001 2 Số buổi SV nghỉ học (buổi). 1.1 ±0.5 1.45 ±0.5 4.35 <0.001 1.0 ±0.6 1.39 ±0.5 5.5 <0.001 3 Tỉ lệ SV tham gia TT ngoại khóa (%). 25 ±4 22.5 ± 4 3.88 <0.001 20.8 ±3 19.2 ± 3 4.17 <0.001 4 Số SV đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực chung (SV). 65 ±6 60 ±7 4.7 <0.001 88 ±7 84 ±7 4.4 <0.001 - Các chỉ số về hình thái không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trước và sau thực nghiệm (ở cả nam và nữ với p>0.05) và chỉ số BMI cả nam và nữ luôn tương xứng, lý tưởng (ở sinh viên nam 19.89 và 19.75; ở sinh viên nữ 19.25 và 19.29). - Các chỉ số phát triển các tố chất thể lực chung của sinh viên nhóm Thực nghiệm có mức độ phát triển tốt hơn hẳn nhóm Đối chứng (ở cả nam và nữ với p<0.05). - Các giải pháp được kiểm nghiệm, đánh giá qua thực nghiệm sư phạm trên các nhóm lớp đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả phát triển thể chất cho sinh viên trường Đại Học Sài Gòn. (xem bảng). Bảng 2.5: So sánh sự phát triển các tố chất thể lực của Sinh viên nhóm Thực nghiệm và sinh viên nhóm Đối chứng TT CHỈ SỐ - TỐ CHẤT THỂ LỰC CHUNG Nam (nA = 80, nB = 75) Nữ (nA = 120, nB = 125) X A X B t p X A X B t p 1 Chiều cao đứng (cm) 1.676 ±0.05 1.67 ±0,06 0.67 >0.05 1.56 ±0.45 1.55 ±0.5 0.13 >0.05 2 Cân nặng (kg) 56.45 ±5.1 56.21 ±5.16 0.35 >0.05 46.6 ±4.0 46.57 ±4.14 0.07 >0.05 103 TT CHỈ SỐ - TỐ CHẤT THỂ LỰC CHUNG Nam (nA = 80, nB = 75) Nữ (nA = 120, nB = 125) X A X B t p X A X B t p 3 Chỉ số BMI 19.89 19.75 19.25 19.29 4 Lực bóp tay thuận (kg) 47.2 ±2.29 46.43 ±2.49 2.0 <0.05 26.6 ±4.5 25.22 ±3.9 2.04 <0.05 5 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) 22.2 ±2 21.5 ±2.1 2.12 <0.05 15.5 ±3 14.3 ±3.2 2.4 <0.02 6 Bật xa tại chỗ (cm) 233 ±13.2 228.1 ±13.8 2.25 <0.05 167.6 ±9.7 164.4 ±10.2 2.0 <0.05 7 Chạy 30m XPC (giây) 4.41 ±0.27 4.5 ±0.29 1.99 <0.05 5.65 ±0.38 5.78 ±0.4 2.07 <0.05 8 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 10.50 ±0.49 10.65 ±0.44 2.0 <0.05 11.80 ±0.46 11.96 ±0.50 2.06 <0.05 9 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 1030 ± 90 987 120 2.51 <0.02 855 ±75 830 ±80 2.0 <0.05 Khi so sánh về các tố chất thể lực của cả nam và nữ ở nhóm Thực nghiệm với nhóm Đối chứng thì các kết quả thu được của nhóm Thực nghiệm đều cao hơn nhóm Đối chứng với độ tin cậy cao với P<0.05 tới P<0.02. Điều đó cho thấy: Nhóm Thực nghiệm khi thực hiện theo các giải pháp mà đề tài đã đưa ra đã có tác dụng tốt tới sự phát triển thể chất của sinh viên hơn nhóm Đối chứng. 3. Kết luận: Đề tài đã đề xuất và lựa chọn 3 giải pháp phát triển phong trào TDTT cho cán bộ, giảng viên và 6 nhóm các giải pháp phát triển thể chất sinh viên đó là: Các giải pháp phát triển phong trào TDTT. - Tăng cường, nâng cao sự chỉ đạo, quản lý của Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường về phát triển phong trào TDTT trong cán bộ, giảng viên bằng các văn bản, quy định cụ thể. - Thành lập một số đội, với một số môn thể thao có thế mạnh, thể thao mũi nhọn và có điều kiện phát triển như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đá tiến tới thành lập CLB thể thao cho Cán bộ, Giảng viên tập luyện ngoài giờ hành chính. - Tăng cường mức độ nhận thức của cán bộ, giảng viên về công tác xã hội hóa TDTT. Các nhóm giải pháp phát triển thể chất sinh viên. Nhóm giải pháp 1: Các nhóm giải pháp giáo dục, thông tin tuyên truyền. Nhóm giải pháp 2: Các nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và khai thác tối đa cơ sở vật chất cho công tác GDTC. Nhóm giải pháp 3: Các nhóm giải pháp phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên GDTC. 104 Nhóm giải pháp 4: Các nhóm giải pháp cải tiến chương trình giảng dạy, nội dung kiểm tra đánh giá. Nhóm giải pháp 5: Các nhóm giải pháp chuyên môn. Nhóm giải pháp 6: Các nhóm giải pháp xây dựng các CLB thể thao và tăng cường thể thao ngoại khóa. Qua đánh giá so sánh sự phát triển các tố chất thể lực giữa nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có thể thấy: Với các kết quả thu được từ việc áp dụng các nhóm giải pháp đều cho kết quả có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy ở ngưỡng xác suất từ p <0.05 tới p<0.02. Các biện pháp đề tài xây dựng phù hợp với đặc điểm của nhà trường về môi trường hoàn cảnh thực tế, thời gian, không gian, đặc điểm tâm lý, nhận thức, tư duy của lứa tuổi sinh viên (18 – 22 tuổi), nhu cầu TDTT và điều kiện đảm bảo, đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung đào tạo của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD & ĐT (2008), Quyết định 53, quy định về việc đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình mục tiêu cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục – sức khỏe phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 – 2000, Nxb Giáo dục. 3. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi, Nxb Thể dục thể thao Hà Nội. 4. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải (2008), Thống kê học trong TDTT, Nxb Thể dục thể thao. 5. Tuyển tập (2000), Nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao, Nxb Thể dục thể thao. 6. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Phúc (2011), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục thể chất cho hệ Đại học trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 7. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Ngày nhận bài: 05/02/2015 Biên tập xong: 15/7/2015 Duyệt đăng: 20/7/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_nghien_cuu_cac_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_con.pdf
Tài liệu liên quan