Tác giả Koral K. và cs(4) có báo cáo một
trường hợp u nguyên bào tủy ở hố sau với đặc
điểm hình thái là dạng nang có nốt thành. Giá trị
ADC của nốt thành là 0,31 x 10 ‐3mm2/s là thông
tin có giá trị để nghĩ nhiều đến UNBT.Trong
nghiên cứu của J.L. Jaremko và cs(3), có 2/10 u
nguyên bào tủy không có hình ảnh hạn chế
khuếch tán rõ rệt. Trong hai trường hợp đó có 1
trường hợp là u nguyên bào tủy thoái sản. Ở
nghiên cứu của Rumboldt và cs(6) cũng ghi nhận
một trường hợp u nguyên bào tủy thoái sản
nhưng có hình ảnh hạn chế khuếch tán. Mặc dù
đặc điểm hình ảnh để phân biệt u nguyên bào
tủy dạng cổ điển và dạng thoái sản không được
nghiên cứu nhiều, người ta cho rằng u nguyên
bào tủy thoái sản ít xâm lấn hơn nên ít có hạn
chế khuếch tán hơn loại cổ điển. Ở nghiên cứu
của chúng tôi, tất cả các trường hợp u nguyên
bào tủy (n=13) đều có tín hiệu cao trên DWI,
thấp trên ADC, giải phẫu bệnh không có trường
hợp u nguyên bào tủy thoái sản nào. Có thể do
mẫu nghiên cứu không đủ lớn nên không có đủ
các dạng mô học của u nguyên bào tủy.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giữa hai
phương pháp ROI 1 vị trí và 3 vị trí cho thấy đo
giá trị ADC là một phương pháp đơn giản, dễ
ứng dụng trong thực tế, cung cấp thông tin hữu
ích giúp chẩn đoán u nguyên bào tủy, đặc biệt
trong những trường hợp không điển hình.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu hình ảnh khuếch tán của u nguyên bào tủy hố sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 495
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH KHUẾCH TÁN
CỦA U NGUYÊN BÀO TỦY HỐ SAU
Đoàn Thị Hiếu Đức*, Phạm Ngọc Hoa**, Cao Thiên Tượng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định cộng hưởng từ (CHT) khuếch tán và hệ số khuếch
tán biểu kiến (ADC) có thể được dùng để phân biệt u nguyên bào tủy và u sao bào lông, khó phân biệt trên cộng
hưởng từ thường qui.
Đối tượng và phương pháp: 13 bệnh nhân u nguyên bào tủy và 7 bệnh nhân u sao bào lông trong nghiên
cứu. CHT khuếch tán được thực hiện trên máy CHT 1,5 Tesla, chuỗi xung khuếch tán (DWI) với b = 0,500,
1000 giây / mm 2 và tính giá trị ADC.
Kết quả: Tăng tín hiệu được nhìn thấy trong tất cả trường hợp u nguyên bào tủy trên CHT khuếch tán.
Trên bản đồ ADC cho thấy khuếch tán hạn chế trong tất cả trường hợp u nguyên bào tủy 0,69 +/‐ 0,12 x 10‐3
mm 2/ giây (trung bình +/‐ độ lệch chuẩn), tỷ số ADC trung bình = 0,87. Tất cả u sao bào lông cho thấy có tín
hiệu thấp trên CHT khuếch tán và giá trị ADC cao (1,62 +/‐ 0,23 x 10‐3 mm 2/ giây, tỷ số ADC trung bình =
1,97). Ngưỡng giá trị ADC dưới 0,8 x 10 ‐3 mm2/ giây được xác định là u nguyên bào tủy với độ nhạy 100% và
độ đặc hiệu 100%.
Kết luận: CHT khuếch tán là một phương pháp đơn giản giúp phân biệt u nguyên bào tủy với u sao bào
lông với độ tin cậy cao.
Từ khóa: u nguyên bào tủy, u sao bào lông, cộng hưởng từ khuếch tán
ABSTRACT
INITIAL STUDY OF DIFFUSION WEIGHTED MAGNETIC RESONANCE IMAGING OF
MEDULLOBLASTOMA
Doan Thi Hieu Duc, Pham Ngoc Hoa, Cao Thien Tuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 495 ‐ 499
Objective: The purpose of this study was to determine whether diffusion‐weighted imaging (DWI) and
apparent diffusion coefficient (ADC) can be used to distinguish medulloblastoma from pilocytic, which are
sometimes difficult to distinguish by conventional magnetic resonance imaging (MRI) techniques.
Materials and methods: 13 patients with medulloblastoma and 7 patients with pilocytic astrocytoma were
enrolled in this study. The DWI was performed using a 1.5‐T system, with b = 0, 500, 1000 s/mm2 and the ADC
was calculated.
Results: Increased signal was seen in all of the medulloblastoma on DWI. In ADC maps, medulloblastoma
showed restricted (0.69 ± 0.12 x 10‐3 mm 2/ s (mean ± SD), mean ADC ratio =0.87). The solid portion of all
pilocytic astrocytoma showed low signal intensity on DWI and high ADC values (1.62 ± 0.23 x10‐3 mm 2/s (mean
± SD), mean ADC ratio =1.97). Our cutoff value of <0.8 x 10 ‐3mm 2/s for medulloblastoma were 100% specific.
Conclusions: Assessment of ADC values of solid portion of tumor is a simple and reliable technique for
* Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh ‐ ĐHYD TPHCM,
** Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh ‐ BV Chợ Rẫy,
Tác giả liên lạc: BSCKI. Đoàn Thị Hiếu ĐT: 0982610007 Email: hieuduchcm@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 496
differentiation of medulloblastoma from pilocytic astrocytoma.
Key words: medulloblastoma, pilocytic astrocytoma, diffusion‐weighted magnetic resonance imaging
ĐẶT VẤN ĐỀ
U nguyên bào tủy là u hố sau ác tính thường
gặp nhất ở trẻ em. Chẩn đoán sớm và chính xác
có ý nghĩa quan trọng đối với điều trị và tiên
lượng. CHT thường qui có thể giúp chẩn đoán u
nguyên bào tủy trong đa số các trường hợp với
khối u ở đường giữa, dạng đặc, có tín hiệu thấp
trên T1W, cao trên T2W và bắt thuốc tương
phản từ mạnh không đồng nhất trên T1W sau
tiêm thuốc tương phản từ. Tuy nhiên, ở một số
trường hợp mà đặc điểm về hình thái trên CHT
thường quy không điển hình, khó có thể phân
biệt u nguyên bào tủy với các u hố sau khác như
u sao bào lông.
CHT khuếch tán (DWI) có khả nang lượng
giá tính chất khuếch tán của các phân tử nước
trong mô và đã được áp dụng hữu ích trong
chẩn đoán bệnh lý đột quị, u, hay những rối
loạn chất trắng. Trong thời gian gần đây, CHT
khuếch tán bắt đầu được áp dụng để chẩn đoán
phân biệt các loại u hố sau (đặc biệt là u nguyên
bào tủy và u sao bào lông), tuy nhiên tính phổ
biến còn hạn chế và độ chính xác của các nghiên
cứu cần được khẳng định thêm. Ở Việt Nam,
hiện nay tuy các máy CHT ngày càng nhiều
nhưng các máy CHT có từ trường cao còn ít nên
việc ứng dụng CHT khuếch tán trong chẩn đoán
các bệnh lý não còn chưa được phổ biến và các
bài báo nghiên cứu ứng dụng CHT khuếch tán
được xuất bản trong y văn còn quá ít. Vì thế mục
đích của nghiên cứu này để mô tả các đặc điểm
hình ảnh và khám phá ra giá trị của CHT
khuếch tán trong chẩn đoán phân biệt giữa u
nguyên bào tủy và u sao bào lông
PHƯƠNG PHÁP ‐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 1‐1‐2009 đến 30‐6‐2010,
nghiên cứu 20 bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy
được chia làm 2 nhóm: u nguyên bào tủy có 13
bệnh nhân gồm 8 nam, 5 nữ, độ tuổi trung bình
11, nhóm u sao bào lông có 7 bệnh nhân, gồm 4
nam và 3 nữ, độ tuổi trung bình 14. Các trường
hợp đều có kết quả giải phẫu bệnh lý. Tất cả
bệnh nhân trên được khảo sát CHT thường qui
không và có tiêm thuốc tương phản từ trên máy
CHT 1,5 Tesla (Avanto, Siemens, Erlangen, Đức)
với các chuỗi xung T1W, T2W SE và FLAIR ở
mặt cắt ngang và hình T1W sau tiêm tĩnh mạch
Gadolinium liều 0,1mmol/kg ở các mặt cắt
ngang, đứng dọc và đứng ngang. Độ dày lát cắt
5mm với khoảng cách lát cắt 2,5mm, trường
nhìn 24cm và ma trận 128 x 256 được dùng cho
tất cả các lát cắt , tổng cộng 19 lát cắt. Xung
khuếch tán sử dụng kỹ thuật điểm vang đồng
phẳng điểm vang spin một phát (EPI) với b =0 ,
b=500 và b =1000 giây / mm2. Vì tính chất không
đẳng hướng của mô não nên khuynh độ
(gradient) khuếch tán được dùng trong 3 hướng
trực giao để tổng hợp ra một hình khuếch tán
đẳng hướng cuối cùng, hình để phân tích hình
ảnh. Độ dày lát cắt 5mm với khoảng cách lát cắt
2,5mm, trường nhìn 24cm và ma trận 128 x 256
được dùng cho tất cả các lát cắt, tổng cộng 19 lát
cắt. Thời gian chụp khoảng 40 giây.
Diện tích vùng quan tâm được ROI để tính
giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến là 50 mm2. ROI
3 vị trí: vị trí thứ nhất ở trung tâm khối u, vùng
bắt thuốc tương phản từ đồng nhất. Hai vị trí
còn lại đặt tại các lát cắt kế tiếp. Nếu u không
hiện diện ở 3 lát cắt, có thể ROI 3 vị trí trên cùng
một lát cắt sao cho các vòng ROI không chồng
lấp vào nhau. Dựa vào tổng giá trị khuếch tán
biểu kiến của 3 vùng tính giá trị khuếch tán biểu
kiến trung bình. Giá trị khuếch tán biểu kiến đối
chứng được tính bằng cách ROI vào tiểu não
bình thường và trung tâm bán bầu dục hai bên.
Tính tỷ số khuếch tán biểu kiến của tổn thuơng
so với vùng bình thường đối chứng
KẾT QUẢ
Trên CHT khuếch tán, tất cả trường hợp u
nguyên bào tủy đều có tín hiệu cao trên hình
trọng khuếch tán, thấp trên bản đồ ADC và giá
trị ADC thấp (giá trị ADC trung bình 0,69 ±0,12
x 10 ‐3 mm 2/ giây, tỷ số ADC = 0,87) so với nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 497
u sao bào lông với 100% trường hợp có tín hiệu
thấp trên hình trọng khuếch tán, cao trên bản đồ
ADC và giá trị ADC cao (1,62 ± 0,23 x 10 ‐3 mm 2/
giây, tỷ số ADC = 1,97) sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê cao (p<0,05). Kết quả phân tích
đường cong ROC dự báo u nguyên bào tủy ở giá
trị ADC có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%, giá
trị dự báo dương 100%, giá trị dự báo âm 100%,
ở điểm ngưỡng giá trị ADC # 0,8 x 10 ‐3 mm 2/
giây. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai phương pháp đo giá trị ADC 1 vị trí và
3 vị trí.
BÀN LUẬN
Kotsenas và cs(5) lần đầu tiên báo cáo năm
1999, một trường hợp u nguyên bào tủy ở một
bệnh nhân nam, 12 tuổi, tăng tín hiệu trên hình
khuếch tán và giả thuyết rằng mật độ tế bào cao
gây nên tính hiệu cao và hạn chế khuếch tán. Kể
từ đó có nhiều các công trình nghiên cứu chứng
minh tăng mật độ tế bào dẫn đến tăng tín hiệu
trên hình khuếch tán và giam tín hiệu trên bản
đồ ADC(1,2,3,4,5,6,7,8). Kết quả nghiêu cứu của chúng
tôi cho thấy tất cả các trường hợp u nguyên bào
tủy (n=13) đều có tín hiệu cao rõ trên cộng
hưởng từ khuếch tán và thấp trên bản đồ ADC.
Trong khi ở nhóm u sao bào lông, thành phần
mô đặc của u có tín hiệu thấp trên hình khuếch
tán và cao trên bản đồ ADC.
Hình 1: U nguyên bào tủy trên DWI. Bệnh nhân nữ, 6 tuổi trong mẫu nghiên cứu. Hình T1W sau tiêm thuốc
tương phản (hình bên trái): u đường giữa hố sau, không thấy phù xung quanh, xóa não thất IV, bắt thuốc tương
phản từ mạnh không đồng nhất. Hình DWI với b=1000 (hình giữa) u có tín hiệu cao. Bản đồ ADC (hình bên
phải) u có tín hiệu thấp với giá trị ADC = 0,74 x 10 ‐3mm2/giây
Hình 2: Hình u sao bào lông trên DWI. Bệnh nhân nam, 8 tuổi, trong mẫu nghiên cứu. Hình T1W sau tiêm
thuốc tương phản (hình bên trái): u bán cầu tiểu não phải, dạng nang có nốt thành bắt thuốc tương phản mạnh
không đồng nhất. Hình DWI với b=1000 (hình giữa) nốt thành có tính hiệu thấp.Bản đồ ADC (hình bên phải)
thành phần mô đặc có tín hiệu cao với giá trị ADC = 1,76 x 10 ‐3mm2/giây
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về cường độ tín hiệu trên
cộng hưởng từ khuếch tán giữa u nguyên bào tủy
và u sao bào lông p<0,05. Kết quả này có sự tương
đồng với các nghiên cứu khác(3,6).
Sự khác biệt về cường độ tín hiệu trên cộng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 498
hưởng từ khuếch tán giữa hai nhóm u nguyên
bào tủy và u sao bào lông có thể được lý giải dựa
trên đặc tính mô học của từng u. U nguyên bào
tủy có đặc điểm mô bệnh học điển hình gồm mật
độ tế bào nhiều, đồng nhất, với tỉ lệ nhân / bào
tương cao. U sao bào lông có đặc điểm mật độ tế
bào từ thấp đến trung bình . U sao bào lông ở hố
sau có cấu trúc hai pha, gồm các vùng đặc và
vùng mô đệm lỏng lẻo. Ngay cả ở vùng đặc, mật
độ tế bào cũng ít hơn hẳn so với u nguyên bào
tủy, nhân tế bào có hình bầu dục, hai cực. Một
đặc đặc điểm chẩn đoán quan trọng là sự hiện
diện các sợi Rosenthal và các hạt ưa eosin.
Sự khuếch tán của nước ở khoang ngoại bào
có tỉ lệ nghịch với thành phần của khoang nội
bào. Mật độ tế bào càng cao với tỷ lệ nhân/ bào
tương lớn (tức thể tích khoang nội bào càng lớn),
càng hạn chế di chuyển của proton trong khoang
ngoại bào gây nên tín hiệu cao trên hình DWI và
thấp trên bản đồ ADC. Vì vậy, ở u nguyên bào
tủy, mật độ tế bào cao, cường độ tín hiệu trên
hình DWI cao và thấp trên bản đồ ADC. Ngược
lại, ở u sao bào lông, mật độ tế bào thấp nên
không có hiện tượng hạn chế khuếch tán, tạo hình
ảnh tín hiệu thấp trên DWI và cao trên ADC.
Trong đa số các trường hợp, hình ảnh cộng
hưởng từ thường quy với những thông tin về vị
trí, tín hiệu trên các chuỗi xung T1W, T2W, cách
bắt thuốc tương phản từ có thể phân biệt u
nguyên bào tủy và u sao bào lông. Tuy nhiên, ở
những trường hợp mà đặc điểm về hình thái
không điển hình thì tính chất khuếch tán có thể
giúp ích cho chẩn đoán phân biệt các loại u hố
sau. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có
một trường hợp u dạng đặc ở bán cầu tiểu não
trái với tính chất hạn chế khuếch tán rõ rệt. Kết
quả giải phẫu bệnh là u nguyên bào tủy.
Hình 3: UNBT ở bán cầu tiểu não. Bệnh nhân nữ, 12
tuổi trong mẫu nghiên cứu. U vùng bán cầu tiểu não
trái với hình ảnh tăng tín hiệu trên hình DWI (hình
bên trái) và giảm tín hiệu trên bản đồ ADC (hình bên
phải).
Một trường hợp khác, u ở đường giữa hố
sau với thành phần nang và mô đặc. Về mặt
hình thái, khó phân biệt giữa UNBT và USBL.
Tuy nhiên, trên hình khuếch tán, thành phần mô
đặc có tín hiệu cao, gợi ý nhiều đến UNBT.
Hình 4: UNBT không điển hình. Bệnh nhân nữ, 8 tuổi trong mẫu nghiên cứu. U đường giữa hố sau, với thành
phần nang và mô đặc. Trên hình T1W sau tiêm thuốc (hình bên trái), thành phần mô đặc bắt thuốc ít. Thành
phần mô đặc tăng tín hiệu trên hình DWI (hình giữa) và giảm tín hiệu trên bản đồ ADC (hình bên phải) với giá
trị ADC là ADC = 0,69 x 10 ‐3mm2/giây. Kết quả giải phẩu bệnh là u nguyên bào tủy.
Tác giả Koral K. và cs(4) có báo cáo một
trường hợp u nguyên bào tủy ở hố sau với đặc
điểm hình thái là dạng nang có nốt thành. Giá trị
ADC của nốt thành là 0,31 x 10 ‐3mm2/s là thông
tin có giá trị để nghĩ nhiều đến UNBT.Trong
nghiên cứu của J.L. Jaremko và cs(3), có 2/10 u
nguyên bào tủy không có hình ảnh hạn chế
khuếch tán rõ rệt. Trong hai trường hợp đó có 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 499
trường hợp là u nguyên bào tủy thoái sản. Ở
nghiên cứu của Rumboldt và cs(6) cũng ghi nhận
một trường hợp u nguyên bào tủy thoái sản
nhưng có hình ảnh hạn chế khuếch tán. Mặc dù
đặc điểm hình ảnh để phân biệt u nguyên bào
tủy dạng cổ điển và dạng thoái sản không được
nghiên cứu nhiều, người ta cho rằng u nguyên
bào tủy thoái sản ít xâm lấn hơn nên ít có hạn
chế khuếch tán hơn loại cổ điển. Ở nghiên cứu
của chúng tôi, tất cả các trường hợp u nguyên
bào tủy (n=13) đều có tín hiệu cao trên DWI,
thấp trên ADC, giải phẫu bệnh không có trường
hợp u nguyên bào tủy thoái sản nào. Có thể do
mẫu nghiên cứu không đủ lớn nên không có đủ
các dạng mô học của u nguyên bào tủy.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giữa hai
phương pháp ROI 1 vị trí và 3 vị trí cho thấy đo
giá trị ADC là một phương pháp đơn giản, dễ
ứng dụng trong thực tế, cung cấp thông tin hữu
ích giúp chẩn đoán u nguyên bào tủy, đặc biệt
trong những trường hợp không điển hình.
KẾT LUẬN
Trong một số trường hợp, CHT khuếch tán
cung cấp nhưng thông tin hữu ích giúp chẩn
đoán phân biệt u nguyên bào tủy và u sao bào
lông. Tuy nhiên, cần kết hợp các đặc điểm hình
ảnh trên cộng hưởng từ thường quy để có thể
chẩn đoán phân biệt hai u này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chawla A, Emmanuel JV, Seow WT, Lou J, Teo HE, Lim CCT
(2007). “ Paediatric PNET: pre‐surgical MRI features ”. Clin
Radiol, 62, pp.43 –52
2. Gauvain KM, McKinstry RC, Mukhejee P et al (2001). “
Evaluating pediatric brain tumor cellularity with diffusion‐
tensor imaging. Am J Roentgenol. 177, pp 449‐54
3. Jaremko JL, Jans LB, Coleman LT, Ditchfield MR (2010).
“Value and Limitations of Diffusion‐Weighted Imaging in
Grading and Diagnosis of Pediatric Posterior Fossa Tumors ”.
Am J Neuroradiol ,ajnr.A2155 v1‐0.
4. Koral K, Gargan L, Bowers DC, Gimi B, Timmons CF, Weprin
B, Rollins NK (2008). “ Imaging characteristics of atypical
teratoid‐rhabdoid tumor in children compared with
medulloblastoma ”. Am J Roentgenol, 90(3), pp.809‐14.
5. Kotsenas AL, Roth TC, Manness WK, et al (1999). “ Abnormal
diffusion‐weighted MRI in medulloblastoma: does it reflect
small cell histology? ” . Pediatr Radiol, . 29, pp.524–26
6. Rumboldt Z, Camacho DL, Lake D, et al (2006). “ Apparent
diffusion coefficients for differentiation of cerebellar tumors in
children ”. Am J Neruoradiol, 27, pp.1362‐69
7. Yamasaki F, Kurisu K, Satoh K, et al (2005). “ Apparent
diffusion coefficient of human brain tumors at MR imaging ” .
Radiology, 235, pp. 985‐91
8. Yamashita Y, Kumabe T, Higano S, Watanabe M, Tominaga T
(2009). “Minimum apparent diffusion coefficient is
significantly correlated with cellularity in medulloblastomas ”.
Neurol Res, 31(9), pp.940‐6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_nghien_cuu_hinh_anh_khuech_tan_cua_u_nguyen_bao_tuy.pdf