Nang trung thất là một nhóm bệnh lý không
đồng nhất bao gồm bệnh lý tăng sinh, bệnh bẩm
sinh, bệnh nhiễm trùng, chiếm 20-32% các
trường hợp bướu trung thất tiên phát, phần lớn
ở trung thất giữa(17). Trong nghiên cứu của chúng
tôi có 12,2% trường hợp (6/49 bệnh nhân) nang
trung thất giữa, bao gồm 4 trường hợp nang
dạng ruột, một trường hợp nang phế quản, một
trường hợp nang tuyến ức lành tính. Do hệ hô
hấp và ống tiêu hóa đều phát triển từ ống ruột
nguyên thuỷ, nang phát triển từ chúng được
xem như có nguồn gốc tiêu hoá chung, dù chúng
có đặc hiệu cho phế quản, ruột hay cả hai.
Những sang thương như vậy là dạng bất thường
được tạo thành trong các giai đoạn biệt hóa và
phát triển phôi thai của ruột nguyên thuỷ. Nang
dạng ruột trong lồng ngực chiếm 20% nang đôi
của đường tiêu hoá. Cấu trúc nang dạng ruột
chứa các lớp cơ trơn và lớp niêm mạc dạ dàyruột. Nang dạng ruột hay nang đôi đường tiêu
hoá rất hiếm gặp, là một nhóm bệnh bất thường
cấu trúc bẩm sinh có chứa thành cơ trơn và cấu
trúc lớp niêm mạc giống dạ dày-ruột. Nang dạng
ruột thường gặp ở trẻ em, có khuynh hướng xuất
hiện ở trung thất trước phải, có thể có triệu
chứng lâm sàng như suy hô hấp. Những nang
như vậy ít gặp ở người lớn và chẩn đoán thường
là tình cờ hoặc nghi ngờ khi có triệu chứng hô
hấp kèm sốt, đau ngực hoặc đau thượng vị.
Nang dạng ruột có liên quan với những bất
thường ở màng ngoài tim và cột sống như gai
đôi cột sống, mất nửa thân đốt sống hoặc dò
thân đốt sống, trong đó bất thường ống sống
chiếm từ 50% - 80% các trường hợp. Bộ ba gồm
bướu trung thất sau, ở bên phải, và nang ống
sống gợi ý chẩn đoán nang dạng ruột trong hơn
70% trường hợp (8). Nang phế quản có nguồn
gốc từ các mầm phổi. Nang phế quản là kết quả
của sự phát triển hoặc phân nhánh bất thường
của cây khí phế quản trong quá trình phát triển
bào thai. Chúng được lót bởi biểu mô đường hô
hấp, có vỏ chứa sụn, cơ trơn và tổ chức tuyến
nhầy(10). Các nang đa số xuất phát khoảng 2 cm
quanh cựa khí quản (52%) hoặc cạnh khí quản
phải (19%)(10,12), nhưng cũng có thể xảy ra mọi vị
trí ở trung thất (12). Nang tuyến ức lành tính
chiếm khoảng 5% các bướu trung thất, thường
chỉ ở trung thất trước(13). Nang tuyến ức bẩm
sinh có nguồn gốc từ tàn dư của ống giáp hầu
hay ống giáp lưỡi, chúng có đặc trưng là một cấu
trúc một ngăn và chứa thanh dịch. Ngược lại,
nang tuyến ức mắc phải thường gặp hơn, có
khuynh hướng đa ngăn và có thể to lên liên
quan với khối bướu như bướu tuyến ức, ung thư
hạch bạch huyết hoặc bướu tế bào mầm. Nang
tuyến ức cũng gặp ở trung thất trước sau khi xạ
trị trong bệnh Hodgkin, sau quá trình viêm, và
đôi khi thấy ở bệnh nhân bị hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải, đặc biệt ở trẻ em(10). Esme H.
và cộng sự chỉ gặp 3,1% trường hợp (1/32 bệnh
nhân) nang tuyến ức lành tính ở trung thất
giữa(6).
Phần lớn bướu tuyến ức lành tính xuất xứ từ
vùng trung thất trước. Tuy nhiên, một số trường
hợp nằm ở trung thất giữa và có biểu hiện chèn
ép các cơ quan lân cận như tim, màng ngoài tim,
các mạch máu lớn, sợi thần kinh (1). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, bướu tuyến ức lành tính ở
trung thất giữa gặp trong 2% trường hợp (1/49
bệnh nhân). Ung thư biểu mô tuyến ức chiếm
khoảng 20% các bướu biểu mô tuyến ức, lứa tuổi
trung bình là 50 tuổi. 50-65% trường hợp đã di
căn xa khi vừa chẩn đoán xác định(10). Chúng tôi
chỉ gặp 2% trường hợp (1/49 bệnh nhân) ung thư
biểu mô tuyến ức ở trung thất giữa.
Bướu máu ở trung thất hiếm gặp và có thể
liên quan với hội chứng Rendu-Osler(10). Chúng
tôi chỉ gặp 2% trường hợp (1/49 bệnh nhân)
bướu máu trong trung thất giữa.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bướu trung thất giữa: Nghiên cứu loạt ca lâm sàng 49 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Phẫu Thuật Lồng Ngực 312
BƯỚU TRUNG THẤT GIỮA: NGHIÊN CỨU LOẠT CA LÂM SÀNG
49 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hữu Lân*, Lê Tự Phương Thảo**, Nguyễn Huy Dũng*, Nguyễn Sơn Lam*, Nguyễn Thị Bích Yến*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bướu trung thất giữa nguyên phát là tổn thương ít gặp, có nguồn gốc khác nhau, biểu hiện
bệnh đa dạng. Các nghiên cứu về loại bệnh này không nhiều.
Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang, loại mô bệnh học của tổn thương trung thất
giữa.
Chất liệu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng 49 bệnh nhân có tổn thương trung thất
giữa được phẫu thuật cắt bỏ trong hơn 10 năm từ 2005 đến 2014 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Việt Nam.
Kết quả: Trong số 49 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 41 trường hợp (83,7%) tổn thương lành tính và 8
trường hợp (16,3%) tổn thương ác tính. Bệnh nhân có tuổi trung bình là 41 tuổi (từ 15 tuổi đến 79 tuổi). Lao
hạch (17 bệnh nhân, 34,7%) là nguyên nhân thường gặp nhất của tổn thương trung thất giữa, tiếp đến là bướu
quái trưởng thành (7 bệnh nhân, 14,3%), ung thư hạch bạch huyết (5 bệnh nhân, 10,2%) và hạch viêm mạn tính
(5 bệnh nhân, 10,2%).
Kết luận: Tổn thương lành tính ở trung thất giữa thường gặp hơn tổn thương ác tính, trong đó lao hạch là
tổn thương được chẩn đoán thường gặp nhất.
Từ khóa: Bướu trung thất giữa, Bướu trung thất, Lao hạch.
ABSTRACT
MIDDLE MEDIASTINAL LESIONS: A STUDY OF 49 CASES
Nguyen Huu Lan, Le Tu Phuong Thao, Nguyen Huy Dung, Nguyen Son Lam, Nguyen Thi Bich Yen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 312 - 318
Background: Primary mass lesions arising from the middle mediastinum are uncommon. Their origins vary
and they have multiple manifestations. Studies reporting these tumors are few.
Objective: The study was conducted to assess the clinical characteristics, radiological findings,
histopathological types of lesions of the middle mediastinum.
Materials and Methods: This was a case series study of 49 patients with middle mediastinal lesions who
underwent surgical resection over a 10-year period from 2005 to 2014 in Pham Ngoc Thach hospital, Vietnam.
Results: Out of 49 cases, 41 cases (83.7%) were benign and 8 (16.3%) were malignant. Age range was 15
years to 79 years with a mean age of 41 years. Lymph node tuberculosis (17 cases, 34.7%) was the commonest
cause of lesions seen in the middle mediastinum followed by mature teratoma (7 cases, 14.3%), lymphoma (5
cases, 10.2%) and chronic inflammatory lymph node (5 cases, 10.2%).
Conclusion: Benign middle mediastinal lesions are more common than malignant lesions with lymph node
tuberculosis being the most commonly diagnosed mediastinal lesion.
Keywords: mediastinal lesions, middle mediastinal lesions, lymph node tuberculosis.
* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Nguyễn Hữu Lân ĐT: 0913185885 Email: nguyenhuulan1965@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 313
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nhà giải phẫu học chia trung thất
thành trung thất trước, trung thất giữa, trung
thất sau(10). Trung thất giữa trải dài từ giới hạn
sau của trung thất trước đến mặt trước của của
cột sống và đến lối vào lồng ngực(19). Có rất nhiều
loại bệnh ở trung thất với bệnh cảnh từ không
triệu chứng lâm sàng đến các triệu chứng do tổn
thương trung thất chèn vào các cơ quan kế
cận(10). Tỷ lệ các tổn thương trung thất ở người
lớn đã thay đổi đáng kể trong suốt 5 thập kỷ
(1952-1991)(15). Tổn thương nguyên phát liên
quan đến trung thất giữa thì ít gặp(7,11). Vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả
nhân khẩu học, biểu hiện lâm sàng, hình ảnh
học, loại mô học của tổn thương lành tính và ác
tính nằm ở trung thất giữa.
BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu phân tích
mô tả loạt ca lâm sàng 49 bệnh nhân nhập viện
tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ
Chí Minh để phẫu thuật chẩn đoán và/hoặc điều
trị tổn thương bướu trung thất giữa từ năm 2005
đến năm 2014. Trước phẫu thuật, tất cả bệnh
nhân đều chụp cắt lớp điện toán lồng ngực.
Chúng tôi ghi nhận các yếu tố tuổi, giới tính,
triệu chứng lâm sàng, đặc điểm hình ảnh học X
quang, loại tổn thương mô bệnh học của bướu
trung thất giữa để đưa vào phân tích thống kê.
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa và
nhập vào máy vi tính, sử dụng phần mềm Stata
10 để xử lý. Chúng tôi sử dụng phép kiểm 2 để
so sánh sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh
nhân cho các biến định tính. Thực hiện phép
kiểm chính xác của Fisher (Fisher’s Exact Test)
nếu có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số
mong đợi nhỏ hơn 5. Chúng tôi sử dụng kiểm
định thống kê “Shapiro test” để xác định giả
thiết phân phối chuẩn của một biến số. Nếu biến
số có phân phối chuẩn, chúng tôi dùng số trung
bình và độ lệch chuẩn để mô tả dữ liệu; sử dụng
kiểm định t với 2 mẫu độc lập để so sánh sự khác
biệt cho các biến định lượng; nếu biến số không
có phân phối chuẩn, chúng tôi dùng số trung vị
để mô tả dữ liệu; sử dụng kiểm định Mann-
Whitney để so sánh sự khác biệt cho các biến
định lượng. Tất cả các phương pháp kiểm định
giả thuyết được thực hiện bằng cách sử dụng
kiểm định 2 bên. Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p <
0,05) để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết thống
kê.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Các loại bướu trung thất giữa.
Các loại bướu trung thất giữa
Nữ
(n)
Nam
(n)
Tổng
cộng
Lao hạch bạch huyết 11 5 16
Hạch viêm mạn tính 1 4 5
Ung thư hạch bạch huyết 1 3 4
Lao hạch bạch huyết + Ung thư
hạch bạch huyết 1 0 1
Bướu quái trưởng thành 4 3 7
Bướu quái trưởng thành + Bướu
sợi thần kinh lành tính 1 0 1
Nang trung thất 4 2 6
Bướu sợi thần kinh lành tính 1 2 3
Bướu bao sợi thần kinh lành tính 1 0 1
Bướu tuyến ức lành tính 0 1 1
Ung thư biểu mô tuyến ức 0 1 1
Sarcoidosis 1 1 2
Bướu mạch máu 0 1 1
Tổng cộng 26 23 49
Trong khoảng hơn 10 năm (từ năm 2005 đến
năm 2014) chúng tôi thu dung được 49 bệnh
nhân bướu trung thất giữa có tuổi trung vị là 41
tuổi (từ 15 tuổi đến 79 tuổi), bao gồm 23 (46,9%)
bệnh nhân nam có tuổi trung vị là 44 tuổi (từ 15
tuổi đến 79 tuổi), 26 (53,1%) bệnh nhân nữ có
tuổi trung vị là 37,5 tuổi (từ 17 tuổi đến 69 tuổi).
Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi
theo giới tính của bệnh nhân tham gia nghiên
cứu (p > 0,8). Có 41 (83,7%) bệnh nhân bướu
trung thất giữa lành tính với tuổi trung vị là 31
tuổi (từ 15 tuổi đến 69 tuổi); 8 (16,3%) bệnh nhân
bướu trung thất giữa ác tính với tuổi trung vị là
53,5 tuổi (từ 31 tuổi đến 79 tuổi). Tuổi của bệnh
nhân có tổn thương mô bệnh học ác tính cao hơn
có ý nghĩa thống kê tuổi của bệnh nhân có tổn
thương mô bệnh học lành tính (p < 0,05). Tỷ lệ
bướu trung thất giữa lành tính/ác tính ở bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Phẫu Thuật Lồng Ngực 314
nhân nữ là 23/3, ở bệnh nhân nam là 18/5. Không
có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bướu
trung thất giữa lành tính/ác tính theo giới tính
của bệnh nhân tham gia nghiên cứu (p > 0,4).
Các loại bướu trung thất giữa theo giới tính được
trình bày trong bảng 1. Bảng 2 trình bày các triệu
chứng lâm sàng, bảng 3 trình bày các đặc điểm
hình ảnh học theo bản chất mô học lành tính hay
ác tính của bệnh nhân bướu trung thất giữa.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bướu
trung thất giữa
Triệu chứng lâm sàng
Lành tính
(n = 41)
Ác tính
(n = 8)
Đau ngực 26 6
Ho 29 6
Khó thở 10 1
Sốt 16 0
Ho ra máu 2 0
Sụt cân 4 0
Khàn tiếng 1 2
Không triệu chứng lâm sàng 5 1
Bảng 3: Đặc điểm hình ảnh học và các thủ thuật chẩn
đoán mô học bướu trung thất giữa.
Đặc điểm hình ảnh học
Lành tính
(n = 41)
Ác tính
(n = 8)
Mật độ đồng nhất 33 7
Vôi hóa 8 1
Đặc tính bờ trung thất:
+ Tròn đều 14 0
+ Đa cung 26 7
+ Không đều, lởm chởm hình tia 0 1
Hình ảnh soi phế quản ống mềm:
+ Bình thường, không thực hiện
sinh thiết qua soi phế quản 27 7
+ Nghi ngờ bất thường, sinh thiết
qua soi phế quản nhưng không có
chẩn đoán xác định
13 1
+ Nghi ngờ bất thường, sinh thiết
qua soi phế quản có kết quả chẩn
đoán xác định
1 0
Sinh thiết bướu trung thất giữa
bằng kim dưới hướng dẫn chụp
cắt lớp điện toán lồng ngực:
+ Không thực hiện 39 8
+ Thực hiện sinh thiết nhưng
không có chẩn đoán xác định 2 0
BÀN LUẬN
Bướu có nguồn gốc từ trung thất trước hay
trung thất sau lan vào trung thất giữa thì thường
gặp, trong khi tổn thương có nguồn gốc từ trung
thất giữa ít gặp hơn. Tổn thương nguyên phát
của trung thất giữa gồm có bệnh lý hạch bạch
huyết, tổn thương nang, bướu nguồn gốc thần
kinh, các u trung mô, bướu của cơ quan trong
trung thất hay tổn thương do tiến trình phát
triển lành tính khác(11). Bướu trung thất có một
phổ rộng về tổ chức học và hình ảnh học. Nhiều
hình ảnh trung thất được xem xét khi chụp X
quang ngực theo qui ước, và sự hiện diện của
bướu hay sự biến dạng của trung thất là yếu tố
then chốt để nghi ngờ hình ảnh trung thất bất
thường. Tuy nhiên, chụp cắt lớp điện toán lồng
ngực là công cụ quan trọng nhất để đánh gía
bướu trung thất. Hình ảnh chụp cắt lớp điện
toán dựa trên tính chất đặc trưng của khí, mô
mỡ, nước và vôi hóa. Các hình ảnh tái tạo có độ
phân giải cao phản ánh mối quan hệ giải phẫu
chi tiết của bướu với các cấu trúc liền kề nhau.
Xem xét các mối liên quan với màng ngoài tim,
các buồng tim, cột sống và mạch máu là những
chỉ định thường gặp (10). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, thường gặp bướu trung thất giữa lành
tính hơn ác tính (83,7% so với 16,3%). Tuổi trung
vị của bệnh nhân bướu ác tính cao hơn có ý
nghĩa thống kê tuổi trung vị của bệnh nhân
bướu lành tính (53,5 tuổi so với 31 tuổi, p < 0,05).
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho
(70,1% ở bệnh nhân lành tính so với 75% ở bệnh
nhân ác tính, p > 0,05), đau ngực (63,4% ở bệnh
nhân lành tính so với 75% ở bệnh nhân ác tính, p
> 0,05), khó thở (24,4% ở bệnh nhân lành tính so
với 12,5% ở bệnh nhân ác tính, p > 0,05). Triệu
chứng sốt, sụt cân, ho ra máu chỉ gặp ở ở bệnh
nhân lành tính theo thứ tự là 39%, 9,8%, 4,9%,
trong khi bệnh nhân ác tính không có triệu
chứng này. Triệu chứng khàn tiếng gặp ở 2,4%
bệnh nhân lành tính so với 25% ở bệnh nhân ác
tính, p < 0,02). Bệnh nhân không có triệu chứng
lâm sàng chỉ gặp ở 12,2% trường hợp bướu lành
tính so với 12,5% trường hợp bướu ác tính, p >
0,05). Trong 17 bệnh nhân lao hạch trung thất,
triệu chứng sốt chỉ gặp ở 47,1% trường hợp.
Bướu có mật độ đồng nhất gặp ở 80,5% bướu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 315
lành tính so với 87,5% bướu ác tính (p > 0,05).
Bướu có vôi hóa gặp ở 19,5% bướu lành tính so
với 12,5% bướu ác tính (p > 0,05). Bướu có bờ
ngoài tròn đều chỉ gặp ở bướu lành tính (34,1%).
Bướu có bờ ngoài không đều, lởm chởm hình tia
chỉ gặp ở bướu ác tính (12,5%). Bướu có bờ ngoài
đa cung gặp ở 63,4% bướu lành tính so với 87,5%
bướu ác tính (p > 0,05). Cách thức chẩn đoán qua
soi phế quản ống mềm hay sinh thiết bướu trung
thất giữa bằng kim dưới hướng dẫn chụp cắt lớp
điện toán lồng ngực không mang lại hiệu quả
chẩn đoán xác định, nên thường phải soi trung
thất hay mở lồng ngực xác định bản chất mô
bệnh học.
Bệnh lý hạch bạch huyết là bất thường
thường gặp nhất của trung thất giữa, có thể hạch
to ác tính và lành tính. Nguyên nhân thường gặp
nhất của hạch to ác tính là ung thư hạch thứ phát
di căn từ ung thư phổi, ung thư thực quản, ung
thư đầu và cổ. Nhiễm trùng tạo u hạt cũng có thể
có biểu hiện tại hạch trung thất, với vôi hóa hạch
bạch huyết là những hình ảnh thường gặp.
Histoplasmosis và coccidiomycosis thường gặp
theo thứ tự ở cư dân của thung lũng sông Ohio
và tây nam Hoa Kỳ. Sarcoidosis thường có biểu
hiện bệnh lý hạch trung thất hoặc hạch rốn phổi
với đặc trưng là u hạt không có bả đậu hóa(3). Các
bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất do phì đại
hạch trung thất bao gồm lao và nhiễm
histoplasmose. Phì đại hạch trung thất do lao
thường thấy ở bệnh nhân lao sơ nhiễm và bệnh
nhân HIV/AIDS (14). Hạch cạnh khí quản bên
phải là nơi thường bị nhiễm trùng nhất. Trên
hình ảnh chụp cắt lớp điện toán lồng ngực, hạch
lao thường ở vùng rốn phổi dưới, có thể tạo hình
vòng cung hay kết hợp thành khối lớn có ranh
giới không rõ (9). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
thường gặp nhất là bệnh lý hạch lành tính như
lao hạch bạch huyết (34,7%, 17/49 bệnh nhân),
hạch viêm mạn tính (10,2%, 5/49 bệnh nhân),
Sarcoidosis (4,1%, 2/49 bệnh nhân). Số bệnh nhân
bị lao hạch trung thất chiếm tỷ lệ cao nhất trong
bệnh lý hạch trung thất giữa là phù hợp với tình
hình dịch tễ lao, HIV tại Việt Nam. Vì theo Elliot
A.M. và cộng sự, nhiễm HIV làm tăng khả năng
bị lao ngoài phổi (5). Theo báo cáo kiểm soát lao
toàn cầu 2013 của tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam
đứng thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân
lao cao nhất thế giới. Trong năm 2012, Việt Nam
có 103.906 người mắc lao với tần suất người
nhiễm HIV trong số những người mắc lao là
6,97% (18). Ung thư hạch bạch huyết chiếm gần
20% các trường hợp ung thư trung thất ở người
lớn và 50% các trường hợp ung thư trung thất ở
trẻ em. Ung thư hạch bạch huyết là nguyên nhân
thường gặp nhất của bướu trung thất trẻ em.
Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin gặp trong
khoảng 50-70% các trường hợp ung thư hạch
bạch huyết trung thất, trong khi ung thư hạch
bạch huyết không Hodgkin chiếm 15-25%. Dù
rằng các nhóm hạch trung thất trước và cạnh khí
quản hay liên quan tới bệnh lý ung thư hạch
bạch huyết, nhưng bất kỳ nhóm hạch nào trong
lồng ngực cũng có thể bị ung thư hạch bạch
huyết. Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin
thường có liên quan tới lớn hơn hoặc bằng 2
nhóm hạch, trong khi khoảng 50% ung thư hạch
bạch huyết không Hodgkin thường chỉ liên quan
tới một nhóm hạch(2). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, ung thư hạch bạch huyết chỉ chiếm
10,2% (5/49 bệnh nhân) bệnh lý trung thất giữa.
Đặc biệt có một bệnh nhân bị đồng thời ung thư
hạch bạch huyết và lao hạch bạch huyết. Theo
Sahoo R. và cộng sự, bệnh ác tính có thể chịu
trách nhiệm trong việc hoạt hóa lao đang tồn tại,
làm tăng sự nhạy cảm đối với nhiễm trùng ngoại
lai hoặc các peptid của bướu được sản xuất ra đã
tác động lên hàng triệu u hạt và cho phép vi
khuẩn lao nhân lên(16).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bướu quái
trưởng thành gặp trong 16,3% trường hợp (8/49
bệnh nhân). Phần lớn bướu tế bào mầm là loại tế
bào sinh dục và nằm ngay đường giữa của cơ thể
có tạo hình ảnh tổ chức hoá, tạo hang cả bên phải
và trái. Trung thất là vị trí thường gặp nhất của
tế bào sinh dục lạc chỗ. Bướu tế bào mầm chiếm
từ 10-15% các bướu trung thất trước ở người lớn
và 25% ở trẻ em. Chỉ 3% bướu tế bào mầm ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Phẫu Thuật Lồng Ngực 316
trung thất sau. Phân loại bệnh học gồm bướu tế
bào mầm dạng bướu quái và bướu tế bào mầm
không dạng bướu quái. Bướu quái là loại bướu
tế bào mầm trung thất thường gặp nhất. Bướu
quái trưởng thành thường không có triệu chứng
và chiếm 60-70% bướu tế bào mầm trung thất.
Chúng là loại bướu lành biệt hóa cao chứa nhiều
thành phần ngoại phôi bì. Nếu một bướu quái
chứa tổ chức bào thai hoặc thành phần nội tiết-
thần kinh, nó được xem như dạng chưa trưởng
thành và có tiên lượng dè dặt. Các kết hợp thông
thường của bướu quái trưởng thành là mô mềm,
dịch, mỡ, vôi hóa gặp trong 39% trường hợp; mô
mềm, dịch, mỡ gặp trong 24% trường hợp; mô
mềm và dịch gặp trong 15% trường hợp. Trong
15% các trường hợp, bướu quái trưởng thành là
các sang thương nang không đặc hiệu không có
mỡ hay can xi. Bướu tế bào mầm không dạng
bướu quái là loại bướu ác ít gặp, thường gặp ở
người nam trẻ và hầu hết đều ở trung thất trên
trước. Những bướu này thường phát triển
nhanh và to lớn(10). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, không có trường hợp bướu tế bào mầm ở
trung thất giữa.
Các bướu có nguồn gốc thần kinh như bướu
bao sợi thần kinh phế vị và bướu cận hạch thần
kinh thường hiếm khi xuất phát từ trung thất
giữa (11). Bướu nguồn gốc thần kinh chiếm
khoảng 20% bướu trung thất người lớn, 35%
bướu trung thất trẻ em và thường là nguyên
nhân của bướu trung thất sau. 70% - 80% bướu
nguồn gốc thần kinh là lành tính, và gần 50%
bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
Những bướu này chia thành hai nhóm là bướu
sợi thần kinh lành tính và bướu vỏ bao sợi thần
kinh lành tính. Bướu sợi thần kinh lành tính là
dạng bướu thần kinh trung thất thường gặp nhất
(70%), có nguồn gốc từ thần kinh cột sống hoặc
thần kinh gần gian sườn, hiếm khi phát triển từ
thần kinh phế vị, thần kinh hầu họng và thần
kinh hoành. Bướu bao sợi thần kinh lành tính
chiếm tỷ lệ khoảng 50% bướu thần kinh trung
thất và thường gặp ở bệnh nhân từ 20-30 tuổi.
Bướu sợi thần kinh lành tính là dạng bướu mô
mềm không có vỏ bọc, chiếm khoảng 20% bướu
thần kinh trung thất. Sự thay đổi nhanh chóng
của một bướu sợi thần kinh đang ổn định và sự
xuất hiện các triệu chứng thần kinh cho thấy có
sự hình thành bướu bao sợi thần kinh ác tính.
Các bướu này liên quan mật thiết với bướu sợi
thần kinh lành tính nhưng tăng tính tương phản
và tăng tín hiệu không thuần nhất trên cộng
hưởng từ hơn(10). Mặc dù đa số các bướu bao sợi
thần kinh trong lồng ngực đều xuất phát từ các
nhánh của thần kinh liên sườn hoặc thần kinh
giao cảm, nhưng cũng có thể xuất phát từ thần
kinh hoành hay thần kinh phế vị(4). Nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận bướu nguồn gốc thần
kinh gặp trong 10,2% trường hợp bướu trung
thất giữa (5/49 bệnh nhân). Trong số này có ba
bệnh nhân bị bướu sợi thần kinh lành tính, một
bệnh nhân bị đồng thời bướu quái trưởng thành
và bướu sợi thần kinh lành tính, một bệnh nhân
bị bướu bao sợi thần kinh lành tính.
Nang trung thất là một nhóm bệnh lý không
đồng nhất bao gồm bệnh lý tăng sinh, bệnh bẩm
sinh, bệnh nhiễm trùng, chiếm 20-32% các
trường hợp bướu trung thất tiên phát, phần lớn
ở trung thất giữa(17). Trong nghiên cứu của chúng
tôi có 12,2% trường hợp (6/49 bệnh nhân) nang
trung thất giữa, bao gồm 4 trường hợp nang
dạng ruột, một trường hợp nang phế quản, một
trường hợp nang tuyến ức lành tính. Do hệ hô
hấp và ống tiêu hóa đều phát triển từ ống ruột
nguyên thuỷ, nang phát triển từ chúng được
xem như có nguồn gốc tiêu hoá chung, dù chúng
có đặc hiệu cho phế quản, ruột hay cả hai.
Những sang thương như vậy là dạng bất thường
được tạo thành trong các giai đoạn biệt hóa và
phát triển phôi thai của ruột nguyên thuỷ. Nang
dạng ruột trong lồng ngực chiếm 20% nang đôi
của đường tiêu hoá. Cấu trúc nang dạng ruột
chứa các lớp cơ trơn và lớp niêm mạc dạ dày-
ruột. Nang dạng ruột hay nang đôi đường tiêu
hoá rất hiếm gặp, là một nhóm bệnh bất thường
cấu trúc bẩm sinh có chứa thành cơ trơn và cấu
trúc lớp niêm mạc giống dạ dày-ruột. Nang dạng
ruột thường gặp ở trẻ em, có khuynh hướng xuất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 317
hiện ở trung thất trước phải, có thể có triệu
chứng lâm sàng như suy hô hấp. Những nang
như vậy ít gặp ở người lớn và chẩn đoán thường
là tình cờ hoặc nghi ngờ khi có triệu chứng hô
hấp kèm sốt, đau ngực hoặc đau thượng vị.
Nang dạng ruột có liên quan với những bất
thường ở màng ngoài tim và cột sống như gai
đôi cột sống, mất nửa thân đốt sống hoặc dò
thân đốt sống, trong đó bất thường ống sống
chiếm từ 50% - 80% các trường hợp. Bộ ba gồm
bướu trung thất sau, ở bên phải, và nang ống
sống gợi ý chẩn đoán nang dạng ruột trong hơn
70% trường hợp (8). Nang phế quản có nguồn
gốc từ các mầm phổi. Nang phế quản là kết quả
của sự phát triển hoặc phân nhánh bất thường
của cây khí phế quản trong quá trình phát triển
bào thai. Chúng được lót bởi biểu mô đường hô
hấp, có vỏ chứa sụn, cơ trơn và tổ chức tuyến
nhầy(10). Các nang đa số xuất phát khoảng 2 cm
quanh cựa khí quản (52%) hoặc cạnh khí quản
phải (19%)(10,12), nhưng cũng có thể xảy ra mọi vị
trí ở trung thất (12). Nang tuyến ức lành tính
chiếm khoảng 5% các bướu trung thất, thường
chỉ ở trung thất trước(13). Nang tuyến ức bẩm
sinh có nguồn gốc từ tàn dư của ống giáp hầu
hay ống giáp lưỡi, chúng có đặc trưng là một cấu
trúc một ngăn và chứa thanh dịch. Ngược lại,
nang tuyến ức mắc phải thường gặp hơn, có
khuynh hướng đa ngăn và có thể to lên liên
quan với khối bướu như bướu tuyến ức, ung thư
hạch bạch huyết hoặc bướu tế bào mầm. Nang
tuyến ức cũng gặp ở trung thất trước sau khi xạ
trị trong bệnh Hodgkin, sau quá trình viêm, và
đôi khi thấy ở bệnh nhân bị hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải, đặc biệt ở trẻ em(10). Esme H.
và cộng sự chỉ gặp 3,1% trường hợp (1/32 bệnh
nhân) nang tuyến ức lành tính ở trung thất
giữa(6).
Phần lớn bướu tuyến ức lành tính xuất xứ từ
vùng trung thất trước. Tuy nhiên, một số trường
hợp nằm ở trung thất giữa và có biểu hiện chèn
ép các cơ quan lân cận như tim, màng ngoài tim,
các mạch máu lớn, sợi thần kinh (1). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, bướu tuyến ức lành tính ở
trung thất giữa gặp trong 2% trường hợp (1/49
bệnh nhân). Ung thư biểu mô tuyến ức chiếm
khoảng 20% các bướu biểu mô tuyến ức, lứa tuổi
trung bình là 50 tuổi. 50-65% trường hợp đã di
căn xa khi vừa chẩn đoán xác định(10). Chúng tôi
chỉ gặp 2% trường hợp (1/49 bệnh nhân) ung thư
biểu mô tuyến ức ở trung thất giữa.
Bướu máu ở trung thất hiếm gặp và có thể
liên quan với hội chứng Rendu-Osler(10). Chúng
tôi chỉ gặp 2% trường hợp (1/49 bệnh nhân)
bướu máu trong trung thất giữa.
KẾT LUẬN
Chúng tôi nhận thấy bướu trung thất giữa
thường lành tính hơn ác tính với tổn thương
hạch lao thường gặp nhất. Tuổi trung vị của
bệnh nhân có tổn thương ác tính cao hơn có ý
nghĩa thống kê tuổi trung vị của bệnh nhân có
tổn thương lành tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allen T.C., Cagle P.T., Flieder D.B. (2013) Mesenchymal and
Miscellaneous Neoplasms, In: Spencer’s Pathology of The Lung,
Sixth Edition, Volume 2, Cambridge Inc., pp.1258-1259
2. Armstrong P. (1995), “Neoplasms of the lungs, airways, and
pleura”. In: Armstrong P, Wilson AG, Dee P, Hansel DM,
editors. Imaging of Diseases of the Chest. St. Louis, MO: Mosby,
pp.272-368
3. Cameron J.L., Cameron A.M. (2011), “Diseases of the Middle
Mediastinal Compartment”, Current Surgical Therapy, 10th
Edition, Elsevier Inc., Philadelphia
4. Dabir R.R., Piccione W. Jr, Kittle C.F. (1990), “Intrathoracic
tumors of the vagus nerve”, Ann Thorac Surg, 50, pp.494-497.
5. Elliot A.M., Halwiindi B., Hayes R.J., et al. (1993), “The impact of
HIV on presentation of TB in a cohort study in Zambia”, J Trop Med
Hyg, 96, pp.1-11.
6. Esme H., Eren S., Sezer M., et al. (2011), “Primary Mediastinal
Cysts. Clinical Evaluation and Surgical Results of 32 Cases”, Tex
Heart Inst J. , 38(4), pp.371-374.
7. Gadingan D.M., Asuncion B.R., Dianco F.O., et al. (2007),
“Pathology of mediastinal tumors. a five-year review of 79
cases”, Journal of Thoracic Oncology, 2 (8), p.S598.
8. Iglesias Sentís M., Belda Sanchís J., Gimferrer Garolera J.M.
(2004), “Mediastinal Enteric Cyst: Unusual Clinical Presentation
and Histopathology”, Arch Bronconeumol, 40(4), pp.185-187.
9. Im J.G., Song K.S., Kang H.S., et al. (1987), “Mediastinal
tuberculous lymphadenitis: CT manifestations”, Radiology, 164,
pp.115-119.
10. Juanpere S., Cañete N., Ortuño P. et al. (2013), “A diagnostic
approach to the mediastinal masses”, Insights Imaging, 4,
pp.29–52.
11. Kim Y., Lee K.S., Yoo J.H .et al. (2000), “Middle mediastinal
lesions: imaging findings and pathologic correlation”, Eur J
Radiol., 35(1), pp.30-38.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Phẫu Thuật Lồng Ngực 318
12. Mendelson D.S., Rose J.S., Efremidis S.C. (1983), “Bronchogenic
cysts with high CT numbers”, Am J Roentgenol, 140, pp.463-465.
13. Mizutani E., Nakahara K., Miyanaga S., et al. (2013), “A Thymic
Cyst in the Middle Mediastinum: Report of a Case”, Ann Thorac
Cardiovasc Surg, 19(1), pp.43-45
14. Pitchenik A.E., Fertel D., Bloch A.B. (1998), “Mycobacterial
disease: epidemiology, diagnosis, treatment and prevention”,
Clin Chest Med, 8, pp.425-441.
15. Roberts J.R., Kaiser L.R. (2008), “Acquired Lesions of the
Mediastinum: Benign and Malignant”, Fishman’s Pulmonary
Diseases and Disorders, 4th Ed., pp.1583-1614, The McGraw-Hill
Companies, Inc., New York.
16. Sahoo R., Acharya V.K., Kasturi D.P., et al. (2006), “Second
Primary Lung Cancer with Tuberculosis”, Indian J Chest Dis
Allied Sci, 48, pp.63-66.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buou_trung_that_giua_nghien_cuu_loat_ca_lam_sang_49_truong_h.pdf