Xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra thuế
rõ ràng, minh bạch: Tạo yếu tố tâm lý thoải
mái cho NNT. Nếu NNT nhận thức được sự
công bằng khi làm việc với CQT thì NNT càng
sẵn sàng tuân thủ thuế theo quy định. Do vậy
CQT cần tạo ra được sự công bằng cho người
nộp thuế. Khi đó việc tuân thủ thuế sẽ tăng khi
mức độ hài lòng của NNT với CQT tăng lên và
rõ ràng NNT sẽ chấp hành tuân thủ thuế quy
định. Đồng thời CQT cần rút ngắn thời gian
thanh kiểm tra, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu
quả quản lý thuế: Trước tiên, giảm đầu mối
quản lý của CQT các cấp để giảm bớt khối
lượng công việc hành chính, giảm cán bộ lãnh
đạo, phục vụ. Sát nhập các chi cục thuế nhỏ
thành các chi cục thuế liên quận, huyện sẽ giảm
được đáng kể nhân lực và chi phí cho công tác
quản lý điều hành, phục vụ; giảm đầu công
việc, hạn chế mất cân đối trong cơ cấu cán bộ.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
QLT. Tập trung cán bộ cho công tác kiểm tra
thuế. Đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế theo dõi
và thực hiện nợ thuế của NNT.
Nâng cao văn hóa thuế đối với từng loại
hình kinh doanh: Văn hoá thuế yếu là đặc điểm
của môi trường văn hoá hiện nay ở Việt Nam.
Dư luận xã hội lên án về hành vi trốn thuế và
hoan nghênh hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế chưa mạnh mẽ. Tuân thủ thuế chưa
được coi là một chuẩn mực hành vi của một
NNT trong một cộng đồng xã hội. Đây là vấn
đề CQT cần tập trung quan tâm để nâng cao văn
hóa thuế trong quá trình thực hiện chiến lược
QLT của mình.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
96
Original Article
Factors Affecting Tax Compliance Compliance
in Long An Province
Nguyen Tien Hung1,*, Nguyen Thanh Tam2, Pham Thanh Luan3
1Long An University of Industrial Economics,
938, Highway 1A, Ward Khanh Hau, Tan An, Long An, Vietnam
2,3Tax Department of Long An, No. 10, Highway 1A, Ward 4, Tan An, Long An, Vietnam
Received 27 February 2020
Revised 09 March 2020; Accepted 09 March 2020
Abstract: The study was conducted with the goal of improving tax compliance of taxpayers
(NNT) at the Tax Department of Long An Province. With a sample of 204 taxpayers at the Long
An Provincial Tax Department selected on a random basis having transactions with the Long An
Provincial Tax Department in 2019 and with the support of SPSS software 22. Factor analysis
EFA and multiple regression analysis were used in the study. The research results show that 7
factors affecting tax compliance of taxpayers in Long An province are: (i) PLCS - Tax laws and
policies; (ii) DDNNT: Characteristics of taxpayers; (iii) NKD: Business lines; (iv) KT: Economic
factors; (v) TL: Psychological factors; (vi) CQQLT: QLT Agency; and (vii) XH: Social factors.
Thereby, giving some specific solutions and recommendations to enhance tax compliance of
taxpayers in Long An province in the coming time.
Keywords Tax law, Tax Department of Long An Province.
*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: nguyen.hung@daihoclongan.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4330
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
97
Các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp
thuế trên địa bàn tỉnh Long An
Nguyễn Tiến Hùng1,*, Nguyễn Thành Tâm2, Phạm Thành Luân3
1Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An,
938, Quốc lộ 1A, Phường Khánh Hậu, Tân An, Long An, Việt Nam
2,3Cục Thuế Tỉnh Long An, Sô 10, Quốc lộ 1A, Phường 4, Tân An, Long An, Việt Nam
Nhận ngày 27 tháng 02 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 09 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 3 năm 2020
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
(NNT) tại Cục Thuế Tỉnh Long An. Với mẫu dữ liệu là 204 khách hàng nộp thuế tại Cục Thuế
Tỉnh Long An được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên có giao dịch với Cục Thuế Tỉnh Long An
năm 2019 và cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22. Phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi
quy bội được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố tác động đến tính
tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An đó là: (i) PLCS: Pháp luật và chính sách thuế;
(ii) DDNNT: Đặc điểm NNT; (iii) NKD: Ngành kinh doanh; (iv) KT: Yếu tố kinh tế; (v) TL: Yếu
tố tâm lý; (vi) CQQLT: Cơ quan QLT; và (vii) XH: Yếu tố xã hội. Qua đó, đưa ra một số giải pháp
và khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Long An thời
gian tới.
Từ khóa: Pháp luật thuế, Cục Thuế Tỉnh Long An.
1. Đặt vấn đề *
Tại Việt Nam, Luật quản lý thuế được ban
hành và triển khai thực hiện là bước tiến quan
trọng, tạo sự đồng bộ, rõ ràng, minh bạch; tăng
cường vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước
và xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi
trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ
pháp luật về thuế, thực hiện cơ chế tự khai, tự
nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN),
hướng tới cơ chế quản lý thuế hiện đại. Tính
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: nguyen.hung@daihoclongan.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4330
tuân thủ thuế của NNT thể hiện ở việc NNT
hiểu biết và tuân thủ đầy đủ, đúng đắn, kịp thời
các quy định của pháp luật thuế, thực hiện đầy
đủ quyền lợi và nghĩa vụ thuế của mình. Tuy
nhiên, trong thực tế, do việc thực hiện nghĩa vụ
thuế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích
vật chất của NNT nên họ không hoàn toàn tự
nguyện trong tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, nếu
chính sách thuế quá phức tạp, khó hiểu, khó
thực thi hoặc quá lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở thì
cũng tạo ra cơ hội cho các hành vi không tuân
thủ thuế diễn ra.
Tại tỉnh Long An, bên cạnh những kết quả
đã đạt được về công tác QLT, quản lý nguồn
thu như: đưa ngành thuế tỉnh Long An lần đầu
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
98
tiên vào nhóm câu lạc bộ thu NSNN trên
10.000 tỷ đồng năm 2017 (cùng với Tp. Cần
Thơ) và là lá cờ đầu của Khu vực đồng bằng
sông Cửu Long với ước tính số thu NSNN năm
2018 trên 13.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo số
liệu tổng kết năm của Cục Thuế tỉnh Long An,
năm 2018 toàn ngành thuế Long An đã tiến
hành trên 1.300 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong
đó ban hành trên 1.050 Quyết định xử lý với số
thuế phát sinh phải nộp thêm sau thanh tra,
kiểm tra là trên 77 tỷ đồng, giảm lỗ trên 530 tỷ
đồng, giảm khấu trừ thuế Giá trị gia tăng
(GTGT) trên 13 tỷ đồng [1]. Hành vi liên quan
đến tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh
chịu sự ảnh hưởng của nhiều biến số khác nhau
luôn là bài toán nan giải đối với cơ quan thuế
(CQT) trong việc đảm bảo tuân thủ thuế của
NNT. Trích dẫn các số liệu nêu trên để nhìn
nhận vấn đề thực tế rằng, trong điều kiện phát
triển của nền kinh tế Việt Nam, các đối tượng
nộp thuế (ĐTNT) ngày càng nhiều về số lượng
cũng như lớn về quy mô, hoạt động kinh doanh
của NNT ngày càng phức tạp, khó quản lý đặc
biệt là đối với các hoạt động thương mại điện
tử, chuyển giá,... Công tác QLT cần phải đạt
được mục tiêu tuân thủ cao nhất đặc biệt là sự
tuân thủ tự nguyện từ phía NNT.
2. Cơ sở lý thuyết về tính tuân thủ pháp luật
thuế của người nộp thuế
2.1. Khái niệm về tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất
là mức độ ĐTNT chấp hành nghĩa vụ thuế được
quy định trong luật thuế [2].
Theo CQT Australia (ATO), “tuân thủ thuế
là việc DN đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy
định của luật thuế và theo các quyết định của
toà án” [3].
Quan điểm truyền thống của quản lý thuế
(QLT) chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết
DN về bản chất là không tự nguyện tuân thủ, và
chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của
các CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế.
Cách tiếp cận cưỡng chế tuân thủ luật và cách
tiếp cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn
thuế chứ không hướng vào việc tăng cường
tuân thủ thuế. Nghiên cứu khái niệm tuân thủ
thuế thông qua việc tập trung vào sự không tuân
thủ, và tính cưỡng chế tuân thủ là quá đơn giản
hoá. Như vậy khái niệm tuân thủ trên được đo
bằng 3 yếu tố: tính đầy đủ, tính tự nguyện và
yếu tố thời gian.
2.2. Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế của
người nộp thuế
2.2.1. Khái niệm quản lý thuế
QLT của Nhà nước là một lĩnh vực quản lý
hành chính công. QLT của Nhà nước được một
số tác giả khái niệm như sau: “QLT là quản lý
việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính sách
thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và
tư pháp của Nhà nước trong lĩnh vực thuế. QLT
là quá trình tổ chức thực thi các luật thuế, là
việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân
công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối
quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều
kiện môi trường luôn biến động”.
Theo luật QLT năm 2019 thì, “QLT là quá
trình thực thi các chức năng quản lý từ quản lý
đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định
thuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;
quản lý xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý
thông tin về NNT; kiểm tra, thanh tra thuế;
cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính
thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết
khiếu nại tố cáo về thuế” [4].
2.2.2. Nội dung quản lý thuế
Theo luật QLT, QLT bao gồm các nội
dung: Quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế,
ấn định thuế; Quản lý hoàn thuế, miễn thuế,
giảm thuế; Quản lý xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;
Quản lý thông tin về NNT; Kiểm tra, thanh tra
thuế; Cưỡng chế thi hành các quyết định hành
chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật thuế; Giải
quyết khiếu nại tố cáo. Để xác định rõ nội dung
QLT, chúng ta có thể dựa vào mô hình chuỗi
giá trị - mô hình thể hiện các hoạt động của cơ
quan QLT. Theo mô hình này, hoạt động của cơ
quan QLT bao gồm 2 nhóm là hoạt động hỗ trợ
và hoạt động chính. Trong đó, các hoạt động
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
99
chính bao gồm: Lập chiến lược và các chính
sách QLT; Lập dự báo thu thuế đối với người
nộp thuế; Tuyên truyền, khuyến khích và dịch
vụ hỗ trợ tư vấn; Quản lý đăng ký thuế, kê khai
thuế và nộp thuế; Thanh tra thuế; Thu nợ và
cưỡng chế thuế; và Xử lý khiếu nại và tố cáo.
2.2.3. Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế
Nghiên cứu Braithwaite và cộng sự đã tiến
hành phân đoạn cấp độ hay mức độ tuân thủ của
người nộp thuế dựa trên mức độ sẵn sàng và
khả năng thực hiện những nghĩa vụ thuế đúng
hạn của người nộp thuế [5]. Đây cũng chính là
các cấp độ bày tỏ mối quan hệ và thái độ của
người nộp thuế với CQT, hay thể hiện mức độ
chấp nhận hoặc từ chối các quy định của luật
thuế, các kế hoạch và công cụ QLT. Để đánh
giá tuân thủ thuế của người nộp thuế thì biến số
về cấp độ (mức độ) tuân thủ là biến số đầy đủ
phản ánh rõ tuân thủ cả về tính tự nguyện, tính
đầy đủ, tính kịp thời. Tuân thủ thuế của người
nộp thuế được phân đoạn theo 4 cấp độ tuân
thủ: (i) Cam kết: NNT cảm thấy thoải mái với
hoạt động QLT, hợp tác với CQT theo các kế
hoạch QLT và tuân thủ một cách tích cực, thậm
chí có thể thay mặt CQT khuyến khích đối
tượng khác tuân thủ; (ii) Chấp nhận hay hoà
hợp: NNT chấp nhận những yêu cầu QLT và tin
tưởng vào CQT; (iii) Miễn cưỡng hay kháng cự:
đó là cách tiếp cận chống đối, NNT có sự đối
đầu, đối nghịch với CQT; và (iv) Từ chối: NNT
hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của
CQT [5].
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế
Yếu tố lãi suất: Tuân thủ hay trì hoãn hoặc
trốn thuế sẽ phụ thuộc vào lãi suất hay giá trị
tiền tệ tại thời điểm thanh toán thuế so với thời
điểm trì hoãn thuế trong tương lai. Do vậy, yếu
tố lãi suất phải thường xuyên được xem xét
trong quyết định tuân thủ của người nộp thuế.
Lãi suất thị trường và lãi suất ngân hàng là yếu
tố tác động đến quyết định tuân thủ, trì hoãn
hay không tuân thủ thuế. Trong trường hợp lãi
suất tăng, một NNT có tinh thần và đạo đức
thuế không tốt sẽ có khả năng trì hoãn việc nộp
thuế; hoặc tuân thủ nhưng không tự nguyện;
hoặc có khả năng trốn thuế hay tránh thuế [6].
Yếu tố lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng đến
tuân thủ thuế của người nộp thuế khi nó tác
động vào mức sinh lợi từ hoạt động SXKD.
Lạm phát quá cao sẽ cản trở hành vi tuân thủ
thuế. Lạm phát ổn định ở mức hợp lý sẽ kích
thích SXKD và tác động đến tuân thủ thuế của
người nộp thuế thông qua hiệu ứng thu
nhập [6].
Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế: Quốc tế
hoá nền kinh tế thế giới là một trong những xu
hướng vận động chủ yếu trong đời sống kinh tế
quốc tế hiện nay. Xu thế này ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động của người nộp thuế, tạo ra vô số
thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức, làm
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD và từ
đó ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của người nộp
thuế [6].
Chính sách của Chính phủ và hiệu quả của
chi tiêu công: Paul Webley cho rằng có một
mối quan hệ thuận chiều giữa niềm tin của
NNT về hiệu quả mang lại của chi tiêu thuế
không hiệu quả hoặc vô ích và khả năng không
tuân thủ của họ [7]. Nghiên cứu của Alm và các
cộng sự cho thấy tuân thủ thuế cũng tăng lên
khi các cá nhân cảm nhận được một số lợi ích
từ những hàng hóa công được đầu tư bằng tiền
thuế của họ. Tham nhũng, thất thoát ngân sách,
đầu tư công phi hiệu quả cũng sẽ là những yếu
tố cản trở hành vi tuân thủ tích cực của người
nộp thuế [8].
Chi phí tuân thủ thuế: Chi phí tuân thủ thuế
tác động đến tuân thủ thông qua hiệu ứng thu
nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở
quyết định tuân thủ thuế và ngược lại. Chi phí
này phụ thuộc vào hệ thống thuế và sự khác
nhau giữa các ngành, các hình thức kinh doanh
khác nhau, người nộp thuế có đặc điểm khác
nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, chi phí tuân
thủ còn bao gồm các chi phí khác là hậu quả
của trốn thuế [6].
Gánh nặng về tài chính: Kết quả nghiên
cứu Christina và cộng sự đã chỉ ra rằng một
phần lớn trong những người nợ thuế là do thiếu
nguồn lực tài chính và thiếu nguồn lực tài chính
cũng là lý do không tuân thủ kê khai thuế đầy
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
100
đủ. Rõ ràng, có mối liên hệ giữa số thuế nợ và
hành vi tuân thủ [9].
Thuế suất: Thuế suất là một trong những
yếu tố cơ bản trong mỗi sắc thuế tác động đến
tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu Alm và cộng
sự cho rằng có sự khác biệt về mức độ tuân thủ
giữa các mức thuế suất khác nhau của một sắc
thuế. Thuế suất càng cao dẫn đến việc tuân thủ
thuế càng thấp. Điều này được thể hiện thu
nhập không được báo cáo thuế tăng lên khi thuế
suất tăng lên [10]. Raymond Fisman và Shang-
Jin Wei với cách tiếp cận mới trong việc đo
lường mức độ ảnh hưởng của thuế suất đến việc
trốn thuế đã có kết luận rằng: khoảng cách trốn
thuế có mối tương quan rất lớn với thuế suất.
Khoản thuế thất thu càng lớn đối với những sản
phẩm có thuế suất cao hơn [11].
Sự khuyến khích tuân thủ thuế: Một số biện
pháp khuyến khích NNT có thể có tác động tích
cực đến hành vi tuân thủ (có nghĩa là NNT trở
nên tuân thủ hơn), mặc dù điều này cần phải
được tìm hiểu hơn nữa [10]. Cách tiếp cận kinh
tế mở rộng cho rằng: tuân thủ thuế có thể cải
thiện với những phần thưởng bằng tiền đối với
người nộp thuế. Sự động viên, khuyến khích
đối với tuân thủ tốt như tuyên dương DN, công
nhận hình ảnh vị thế của người nộp thuế, các
phần thưởng khuyến khích bằng tinh thần và
bằng vật chất tác động có hiệu ứng lan toả
nhằm nâng cao tinh thần thuế của người nộp
thuế [12].
Các biện pháp ngăn cản (thanh tra, cưỡng
chế, phạt): Những cuộc điều tra về tác động của
những biện pháp ngăn ngừa như phạt tài chính
và đe dọa khởi tố cho thấy đây là các biện pháp
khống chế về thời gian đối với hành vi tuân thủ
của NNT. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy
rằng những người tuân thủ muốn những người
không tuân thủ phải bị trừng phạt [10].
Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Tuyên
truyền, hỗ trợ là yếu tố tác động rất lớn đến
hành vi tâm lý xã hội của người nộp thuế, nâng
cao đạo đức, tinh thần thuế và kiến thức về thuế
cho DN từ đó tăng cường tuân thủ thuế tự
nguyện và đầy đủ. Những dịch vụ nghèo nàn,
khó tiếp cận thường là lý do giải thích cho chi
phí tuân thủ thuế cao, đặc biệt là đối với người
nộp thuế vừa và nhỏ và đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản của trốn thuế [6].
Yếu tố nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ thuế
đóng vai trò trung tâm trong công tác thực thi
QLT, là tác nhân chính đối với sự hình thành
hành vi của NNT, và điều này cần phải được
xem xét trong quá trình đánh giá hành vi tuân
thủ của NNT. Trình độ chuyên môn và đạo đức
của đội ngũ cán bộ thuế càng hoàn cao thì mức
độ tuân thủ thuế của người nộp thuế càng
lớn [12].
2.4. Tổng quan một số nghiên cứu trước
Tổng quan các nghiên cứu trước (Bảng 1).
3. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương
pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng
phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo
Gorsuch, phân tích nhân tố có mẫu ít nhất 200
quan sát, cho rằng kích cỡ mẫu cần ít nhất gấp 5
lần biến quan sát [18]. Những quy tắc kinh
nghiệm khác trong xác định kích cỡ mẫu cho
phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4
hay 5 lần số biến [19] hay theo quy tắc kinh
nghiệm của Nguyễn Đình Thọ thì số quan sát
lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến [20]. Ngoài ra,
theo Tabachnick và Fidell để phân tích hồi quy
đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa
mãn công thức [21]: N >= 8k + 50 = 8 * 7 + 50
= 106 (1). Trong đó: N là kích cỡ mẫu nghiên
cứu; k số biến độc lập của mô hình. Trong
nghiên cứu của tác giả có 25 biến quan sát
(7 biến độc lập). Từ công thức (1) ta có 106 nhỏ
hơn cỡ mẫu mà tác giả khảo sát nghiên cứu
N = 204, vì vậy rất phù hợp cho nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là NNT tại Cục Thuế
Tỉnh Long An (phạm vi Thành phố Tân An).
Do tính chất của nghiên cứu, phương pháp lấy
mẫu được chọn là phương pháp xác suất, chọn
mẫu bằng hình thức phát bảng câu hỏi ngẫu
nhiên đến NNT (doanh nghiệp, hộ kinh doanh)
(Bảng 2).
h
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
101
Bảng 1. Tổng quan các nghiên cứu trước
STT Tên nghiên cứu Tác giả Đánh giá nghiên cứu
1
Quản lý và nâng cao tuân
thủ thuế [10]
OECD (2004)
Đã có sự phân tách của các ngành kinh tế khác
nhau. Tuy nhiên chưa đánh giá đến sự tác động
của các yếu tố của pháp luật và CQT.
2
Sự phổ biến của thông tin
được kiểm toán, thông tin
của người nộp thuế và tuân
thủ thuế [13]
James Alm và cộng sự
(2004)
Nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ
giữa công khai các thông tin với việc tuân thủ
thuế. Tuy nhiên nghiên cứu trong phạm vi
nhỏ chưa khái quát được các yếu tố chính tác
động đến tuân thủ thuế.
3
Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi của người nộp thuế
[14]
Chau và Leung (2009)
Nghiên cứu chưa đề cập đến các yếu tố của hệ
thống thuế và mức độ tác động của các yếu tố
kinh tế.
4
Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế ở
Malaysia [15]
Mod và Ahmad (2011)
Nghiên cứu chưa xem xét đến các yếu tố hành
vi tâm lý của người nộp thuế, các đặc điểm của
người nộp thuế và các yếu tố kinh tế vĩ mô.
5
Ảnh hưởng của tình trạng
tài chính lên các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân
thủ thuế ở Nigeria [16]
Alabede và cộng sự
(2011)
Bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi
nhỏ và chỉ xem xét về mặt tài chính.
6
Hoàn thiện QLT của Nhà
nước nhằm tăng cường
tuân thủ thuế của người
nộp thuế [6]
Nguyễn Thị Lệ Thúy
(2009)
Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích thống
kê mô tả, so sánh, đánh giá. Chưa sử dụng các
phương pháp phân tích sâu hơn như phân tích
nhân tố khám phá, phân tích hồi quy.
7
Giám sát tính tuân thủ thuế
ở Việt Nam [17]
Nguyễn Thị Thanh Hoài
và cộng sự (2011)
Nghiên cứu chỉ dừng lại đánh giá đối với các
yếu tố thuộc DN mà chưa đề cập đến các yếu
tố của CQT.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu
Yếu tố Mã hoá Cơ sở nghiên cứu
Giả
thuyết
Biến độc lập
Pháp luật và
chính sách thuế
PLCS (1-4)
Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011),
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009).
+
Đặc điểm NNT
DDNNT (1-
5)
Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011), Mod và Ahmad
(2011), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
+
Ngành nghề
kinh doanh
NKD (1-3) Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), James Alm và cộng sự (1992) +
Yếu tố kinh tế KT (1-3)
OECD (2004), Chau và Leung (2009), Mod và Ahmad (2011),
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
+
Yếu tố tâm lý TL (1-4) Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Christina M. Ritsema (2003) +
Cơ quan QLT
CQQLT (1-
3)
James Alm và cộng sự (2004), OECD (2004), Chau và Leung
(2009), Mod và Ahmad (2011), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
+
Yếu tố xã hội XH (1-3)
Chau và Leung (2009), Mod và Ahmad (2011),
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
+
Biến phụ thuộc
Tuân thủ thuế TTT (1-3)
James và cộng sự (2004), OECD (2004), Chau và Leung
(2009), Mod và Ahmad (2011), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
102
t
3.2. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định
lượng với mô hình hồi quy bội. Dựa vào một số
nghiên cứu thực nghiệm ở trên, mô hình nghiên
cứu như sau:
Y = α + β1PLCS + β2DDNNT + β3NKD +
β4KT + β5TL + β6CQQLT + β7XH + ε
Trong đó: Y: Mức độ tuân thủ thuế của
người nộp thuế tại cục thuế Tỉnh Long An;
PLCS: Pháp luật và chính sách thuế; DDNNT:
Đặc điểm của NNT; NKD: Ngành nghề kinh
doanh; KT: Yếu tố kinh tế; TL :Yếu tố tâm lý;
CQQLT: Cơ quan QLT; XH: Yếu tố xã hội;
Với ε: sai số ngẫu nhiên thể hiện ảnh hưởng của
các yếu tố khác đến Y; βi (1÷7), là các tham số
chưa biết, được gọi hệ số hồi quy riêng; và α: là
hằng số chưa biết, được gọi là giá trị ước lượng
của Y.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Phân tích hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha)
Hệ số tin cậy Cronbach’ s Alpha được sử
dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và
nhằm loại đi các biến rác không cần thiết khi
nghiên cứu các bước tiếp theo. Các biến có hệ
số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ số
Cronbach’s Alpha phải từ 0.7 trở lên là thang
đo lường tốt [20]. Tuy nhiên, lại có nhà nghiên
cứu cho rằng hệ số này từ 0.65 trở lên là có thể
sử dụng được [19] (Bảng 3).
Kết quả phân tích từ SPSS ở bảng 2 cho
thấy 7 nhân tố độc lập gồm: yếu tố kinh tế; cơ
quan QLT; pháp luật và chính sách thuế; đặc
điểm NNT; ngành nghề kinh doanh; yếu tố xã
hội và yếu tố tâm lý, tất cả điều có Cronbach’s
Alpha > 0.65, có nghĩa là 7 nhân tố này có hệ
số tin cậy tốt, không vi phạm. Bên cạnh đó, còn
có các biến quan sát có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3. Tuy nhiên có một biến quan sát
trong nhân tố yếu tố tâm lý (TL) là yếu tố tâm lý 3
(TL3) có giá trị Cronbach’s Alpha if item deleted
= 0.917 lớn hơn Cronbach’s Alpha= 0.892, dẫn
đến biến quan sát này vi phạm. Vì vậy tác giả loại
bỏ biến quan sát này [19].
4.2. Phân tích nhân tố EFA - Exploratory
Factor Analysis
Dựa theo như lý thuyết kinh tế lượng tác giả
làm cơ sở cho phân tích nhân tố (EFA) cho mô
hình nghiên cứu của tác giả. Trong mô hình này
sau khi phân tích hệ số tin cậy tác giả loại bỏ
một biến quan sát là (TL3) chỉ còn lại có 24
biến quan sát thuộc 7 yếu tố độc lập và 3 biến
quan sát thuộc một yếu tố phụ thuộc như bảng
dưới đây (Bảng 4):
Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân tích hệ số tin cậy
Tên biến Trung bình thang đo Phương sai thang đo Tương quan tổng
Hệ số Cronbach’s
Alpha
Yếu tố kinh tê (Alpha = 0.950)
KT1 7.41 3.041 0.885 0.934
KT2 7.35 2.811 0.883 0.938
KT3 7.35 3.026 0.921 0.902
Cơ quan QLT (Alpha = 0.916)
CQQLT1 8.57 1.724 0.848 0.864
CQQLT2 8.52 1.876 0.796 0.907
CQQLT3 8.49 1.670 0.850 0.863
Pháp luật và chính sách thuế (Alpha = 0.941)
PLCS1 12.07 4.143 0.876 0.917
PLCS2 11.97 4.058 0.828 0.933
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
103
PLCS3 12.13 4.214 0.903 0.910
PLCS4 12.08 4.082 0.835 0.930
Đặc điểm NNT (Alpha = 0.884)
DDNNT1 12.89 7.362 0.681 0.868
DDNNT2 12.74 7.191 0.700 0.864
DDNNT3 13.09 7.332 0.656 0.874
DDNNT4 13.02 6.990 0.776 0.846
DDNNT5 13.01 7.153 0.797 0.842
Ngành nghề kinh doanh (Alpha = 0.958)
NKD1 7.46 2.358 0.890 0.954
NKD2 7.45 2.200 0.957 0.903
NKD3 7.51 2.350 0.887 0.956
Yếu tố xã hội (Alpha = 0. 777)
XH1 7.31 2.333 0.598 0.716
XH2 7.21 2.179 0.679 0.626
XH3 7.26 2.392 0.566 0.751
Yếu tố tâm lý (Allpha = 0.892)
TL1 10.29 5.992 0.848 0.828
TL2 10.80 6.821 0.802 0.849
TL3 11.23 7.429 0.603 0.917
TL4 10.40 6.477 0.813 0.842
Tuân thủ thuế tại Cục thuế Tỉnh Long An (Alpha = 0.675)
TTT1 7.43 0.866 0.546 0.508
TTT2 7.53 0.920 0.453 0.624
TTT3 7.58 0.826 0.470 0.609
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0
Bảng 4. Kết quả tổng hợp phân tích nhân tố biến độc lập và phụ thuộc
Nhân tố và biến quan sát Hệ số tải
Giá trị
Eigenvalue
Tổng phương
sai trích
Các nhân tố độc lập có KMO = 0.780; sig (p-value) = 0.000 < 0.05
Nhân tố 1: Pháp luật và chính sách thuế
PLCS1 0.921
5.098 21.244
PLCS2 0.917
PLCS3 0.903
PLCS4 0.887
Nhân tố 2: Đặc điểm NNT
DDNNT1 0.888
4.365 39.432
DDNNT2 0.885
DDNNT3 0.795
DDNNT4 0.781
DDNNT5 0.761
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
104
Nhân tố 3: Ngành kinh doanh
NKD1 0.942
3.226 52.874 NKD2 0.917
NKD3 0.898
Nhân tố 4: Yếu tố kinh tế
KT1 0.960
2.703 64.136 KT2 0.947
KT3 0.946
Nhân tố 5: Yếu tố tâm lý
TL1 .892
1.716 71.287 TL2 .873
TL4 .866
Nhân tố 6: Cơ quan QLT
CQQLT1 0.907
1.568 77.819 CQQLT2 0.897
CQQLT3 0.883
Nhân tố 7: Yếu tố xã hội
XH1 0.816
1.172 82.704 XH2 0.758
XH3 0.755
Các nhân tố phụ thuộc có KMO = 0.651; sig (p-value) = 0.000 < 0.05
Nhân tố phụ thuộc: Tuân thủ thuế
TTT1 0.821
1.825 60.849 TTT2 0.765
TTT3 0.752
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0
Kết quả ở bảng 4 cho thấy với các nhân tố
độc lập được xắp xếp theo thứ tự 7 nhân tố như:
(1) Pháp luật và chính sách thuế;(2) Đặc điểm
NNT; (3) Ngành kinh doanh; (4) Yếu tố kinh tế;
(5) Yếu tố tâm lý; (6) Cơ quan QLT; (7) Yếu tố
xã hội. Điều có kết quả kiểm định KMO và
Bartlett với sig (p-value) = 0.000 < 0,05 và chỉ
số KMO = 0.780 > 0.5. Bên cạnh đó giá trị
Eigenvalues lớn hơn 1. Ngoài ra kết quả bảng 4
cho thấy phân tích nhân tố đã rút trích được 7
nhân tố từ 24 biến quan sát với tổng phương sai
trích là 82.704% > 50%, dẫn đến không vi
phạm nên đạt yêu cầu [19]. Trước khi phân tích
tác giả gom các nhóm theo từng nhân tố và đặt
tên cho từng nhân tố còn gọi là yếu tố (biến) để
chạy SPSS 22.0 phân tích có hiệu quả:
- Nhân tố 1 (Pháp luật và chính sách thuế)
đặt tên là PLCS;
- Nhân tố 2 (đặc điểm NNT) đặt tên
là DDNNT;
- Nhân tố 3 Ngành kinh doanh đặt tên
là NKD;
- Nhân tố 4 (Yếu tố kinh tế) đặt là KT;
- Nhân tố 5 (Yếu tố tâm lý) đặt là TL;
- Nhân tố 6 (Cơ quan QLT) đặt là CQQLT;
- Nhân tố 7 (Yếu tố xã hội) đặt là XH.
Ngoài ra, nhân tố (biến) phụ thuộc là Tuân
thủ thuế được đặt tên là TTT, có kiểm định
KMO và Bartlett với sig (p-value) = 0.000
0.5. Bên cạnh
đó giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và tổng
phương sai trích là 60.849% > 50%, dẫn đến
không vi phạm đạt yêu cầu [22].
4.3. Phân tích hồi quy bội
Tác giả dùng phương pháp hồi quy được sử
dụng ở đây là phương pháp Enter với biến phụ
thuộc là Tuân thủ thuế (TTT) của người nộp
thuế còn biến độc lập là các biến Pháp luật và
chính sách thuế (PLCS); Đặc điểm NNT
(DDNNT); Ngành kinh doanh (NKD); Yếu tố
kinh tế (KT); Yếu tố tâm lý (TL); Cơ quan QLT
(CQQLT); và Yếu tố xã hội (XH) kết quả
như sau:
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
105
Kết quả bảng 5 cho thấy R2 là 60% còn R
điều chỉnh (Adjusted R Square) là 59%, cụ thể
là thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn và dùng nó đánh
giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì
nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô
hình. Nghĩa là R2 điều chỉnh = 59% là giao
động giữa các yếu tố độc lập và yếu tố phụ
thuộc (Tuân thủ thuế của người nộp thuế).
Ngoài ra, hệ số Durbin-Watson dùng để kiểm
định có xảy ra hiện tượng tự tương quan không?
Theo lý thuyết tác giả thì kết quả ở bảng 5 cho
thấy Durbin-Watson = 1.929 gần bằng 2 là
không có xảy ra hiện tượng tự tương quan, bác
bỏ giả thuyết H0, dẫn đến có ý nghĩa thống kê
cho mô hình nghiên cứu thực nghiệm của
tác giả (Bảng 5).
Kết quả ở bảng 6 cho thấy phân tích
phương sai bằng ANOVA có sig (p-value) =
0.000 < 0.05, bác bỏ giả thuyết H0, dẫn đến mô
hình tổng thể gồm có 7 yếu tố (biến) độc lập và
một yếu tố phụ thuộc là có ý nghĩa thông kê
(Bảng 6, 7).
Bảng 5. Kiểm định mức độ phù hợp mô hình
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 0.777a 0.604 0.590 0.64065235 1.929
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0
Bảng 6. Phân tích phương sai ANOVA
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1
Regression 122.555 7 17.508 42.657 0.000b
Residual 80.445 196 0.410
Total 203.000 203
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0
Bảng 7. Kết quả hồi quy bội
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients T Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) -1.321E-16 0.045 0.000 1.000
PLCS 0.267 0.045 0.267 5.940 0.000 1.000 1.000
DDNNT 0.341 0.045 0.341 7.588 0.000 1.000 1.000
NKD 0.291 0.045 0.291 6.480 0.000 1.000 1.000
KT 0.169 0.045 0.169 3.758 0.000 1.000 1.000
TL 0.319 0.045 0.319 7.099 0.000 1.000 1.000
CQQLT 0.328 0.045 0.328 7.298 0.000 1.000 1.000
XH 0.305 0.045 0.305 6.780 0.000 1.000 1.000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0
Nhìn chung cho thấy mô hình tổng thể rất
phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy tác giả
xem xét đến có xuất hiện hiện tượng đa cộng
tuyến hay không, kết quả ở bảng 7 cho thấy
VIF < 2, có nghĩa là không có xuất hiện hiện
tương đa cộng tuyến [23]. Ngoài ra tác giả xem
xét đến hồi quy riêng của 7 yếu tố (biến) có sig
(p-value) = 0.000 < 0,05, nghĩa là các yếu tố
độc lập điều có ý nghĩa thống kê với yếu tố
phụ thuộc.
TTT = -1.32E-16 + 0.267 PLCS+ 0.341
DDNNT + 0.291 NKD + 0.169 KT + 0.319 TL
+ 0.328 CQQLT + 0.305XH
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
106
5. Khuyến nghị chính sách
Xây dựng chính sách, pháp luật về thuế rõ
ràng, dễ thực hiện: Kết quả nghiên cứu cho
thấy, nếu chính sách thuế thật sự công bằng cho
từng vùng miền thì NNT sẵn sàng nộp thuế nên
vấn đề mấu chốt ở đây là cần xây dựng cơ chế
chính thuế thuế phù hợp tránh sự phức tạp. Mặt
khác, sự không ổn định của hệ thống pháp luật
về thuế sẽ ngăn cản sự nộp thuế của NNT. Do
đó, các văn bản hướng dẫn cần cụ thể, có những
ví dụ cho doanh nghiệp dễ nắm bắt. Sau khi có
văn bản mới điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ quy định cũ, cần có hệ thống hóa để
doanh nghiệp chỉ cần tham khảo một văn bản
cuối để thực hiện, tránh việc phải tìm kiếm rất
nhiều văn bản trước đó.
Tuyên truyền nghĩa vụ thuế đối với từng
loại hình kinh doanh: (i) Có cơ chế chính sách
phù hợp cho từng loại hình kinh doanh trên
từng khu vực kinh tế: Đối với người nộp thuế
mới thành lập, CQT phải thực hiện đúng các
chính sách đã được các cấp ban hành. Ngoài
chính sách ưu đãi đầu tư theo qui định, Cục
Thuế Tỉnh Long An phải tập trung vào các hoạt
động cung cấp dịch vụ công, tổ chức gặp gỡ,
đối thoại, giao lưu với người nộp thuế nhằm
tháo gỡ khó khăn cho NNT. Ngoài ra, liên quan
tới các chính sách thu hút đầu tư của Long An,
cục thuế phải tham mưu cùng UBND Tỉnh
Long An, trên cơ sở khuôn khổ pháp luật cho
phép để có những chính sách cụ thể và thuận lợi
nhất nhằm thu hút và đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt
với các ngành là tiềm năng, thế mạnh của thành
phố để từng bước giúp tăng trưởng nguồn thu,
đưa kinh tế của thành phố phát triển. Bên cạnh
đó, Cục Thuế Tỉnh Long An cũng phải cường
kỷ cương, kỷ luật của cán bộ công chức trong
việc tiếp cận NNT, tránh các rào cản không
đáng có; (ii) Đối với nhóm NNT chấp hành
nghiêm túc nghĩa vụ thuế: không cần tốn nhiều
thời gian, nhân lực kiểm tra cưỡng chế thu nợ
thuế. Ngành thuế cần đặc biệt chú trọng đến
việc tuyên dương, quảng bá nhằm nâng cao vị
trí, danh tiếng và vai trò của NNT trong cộng
đồng; động viên, khuyến khích một cách kịp
thời NNT chấp hành tốt chính sách thuế. Tạo
điều kiện tối đa cho NNT trong việc kê khai,
xác định mức thuế phải nộp và thuận lợi nhất
trong việc nộp thuế. Duy trì sự hợp tác của
nhóm NNT này bằng cách xây dựng hình ảnh
CQT công bằng và có khả năng thuyết phục tạo
sự tin cậy. Thu hút những NNT tích cực tham
gia xây dựng các kế hoạch triển khai công tác
thuế tại địa bàn. Bên cạnh đó cần đưa ra nhiều
hình thức khuyến khích nộp thuế nhằm tăng
cường hành vi tuân thủ thuế của NNT.
Tuyên truyền, hỗ trợ thông tin cho doanh
nghiệp về pháp luật thuế: Tùy ngành nghề kinh
doanh của NNT mà có chính sách tác động phù
hợp để nâng cao tuân thủ thuế của người nộp
thuế. Thực tế cho thấy, ngành nghề kinh doanh
có ảnh hưởng đến hành vi nộp thuế của NNT
đồng thời lợi thế về cơ cấu chi phí của ngành có
ảnh hưởng tích cực đến việc tuân thủ thuế của
người nộp thuế do vậy CQT cần có công cụ
điều tiết phù hợp. Xây dựng các chương trình
TTHT cho NNT theo các đặc điểm ngành nghề
khác nhau. Những vấn đề thuế đặc thù theo
ngành đòi hỏi CQT phải có những chương trình
chuyên môn hoá sâu như các hình thức hỗ trợ
theo nhóm chủ đề; hội thảo người nộp thuế
trong ngành những vấn đề về thuế đặc thù theo
ngành; tăng cường giải đáp thắc mắc thuế theo
chuyên ngành qua nhiều hình thức khác nhau;
sử dụng các chuyên gia tư vấn thuế trực tiếp
cho NNT theo chuyên ngành; khuyến khích
hình thức hỗ trợ của các tổ chức tư vấn thuế
lớn, chuyên môn hoá sâu về tư vấn thuế. Sự hỗ
trợ theo ngành nghề là hoạt động không những
trợ giúp sát với thực tế NNT mà là kênh thông
tin để phát hiện những mâu thuẫn trong luật
thuế và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống thuế.
Đồng thời, không ngừng đổi mới công tác tuyên
truyền, hỗ trợ NNT theo hướng phân nhóm
NNT theo mức độ tuân thủ thuế để lựa chọn nội
dung và hình thức tuyên tuyền phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho công tác
này, tránh tuyên truyền cách tràn lan, hình thức,
không có trọng tâm, trọng điểm.
Công khai, minh bạch các khoản chi tiêu
công: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình
tuân thủ thuế của người nộp thuế phản ứng
tương đối mạnh với các yếu tố kinh tế và cụ thể
là hiệu quả chi tiêu công của chính phủ. Vì vậy
để nâng cao việc tuân thủ thuế của người nộp
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
107
thuế chính phủ cần công khai và minh bạch hơn
nữa các khoản chi tiêu công. Các khoản chi
thường xuyên thường không mang lại lợi ích
cho người nộp thuế kéo theo những phản ứng
ngược chiều về việc tuân thủ thuế. Do đó,
Chính phủ cần phải kiểm soát chặt chẽ các
khoản chi tiêu này và tăng cường hơn nữa cho
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó
chính phủ cũng cần kiếm soát chặt chẽ các yếu
tố kinh tế khác như lạm phát và lãi suất để tạo
điều kiện ổn định cho các thành phần kinh tế
phát triển.
Xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra thuế
rõ ràng, minh bạch: Tạo yếu tố tâm lý thoải
mái cho NNT. Nếu NNT nhận thức được sự
công bằng khi làm việc với CQT thì NNT càng
sẵn sàng tuân thủ thuế theo quy định. Do vậy
CQT cần tạo ra được sự công bằng cho người
nộp thuế. Khi đó việc tuân thủ thuế sẽ tăng khi
mức độ hài lòng của NNT với CQT tăng lên và
rõ ràng NNT sẽ chấp hành tuân thủ thuế quy
định. Đồng thời CQT cần rút ngắn thời gian
thanh kiểm tra, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu
quả quản lý thuế: Trước tiên, giảm đầu mối
quản lý của CQT các cấp để giảm bớt khối
lượng công việc hành chính, giảm cán bộ lãnh
đạo, phục vụ. Sát nhập các chi cục thuế nhỏ
thành các chi cục thuế liên quận, huyện sẽ giảm
được đáng kể nhân lực và chi phí cho công tác
quản lý điều hành, phục vụ; giảm đầu công
việc, hạn chế mất cân đối trong cơ cấu cán bộ.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
QLT. Tập trung cán bộ cho công tác kiểm tra
thuế. Đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế theo dõi
và thực hiện nợ thuế của NNT.
Nâng cao văn hóa thuế đối với từng loại
hình kinh doanh: Văn hoá thuế yếu là đặc điểm
của môi trường văn hoá hiện nay ở Việt Nam.
Dư luận xã hội lên án về hành vi trốn thuế và
hoan nghênh hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế chưa mạnh mẽ. Tuân thủ thuế chưa
được coi là một chuẩn mực hành vi của một
NNT trong một cộng đồng xã hội. Đây là vấn
đề CQT cần tập trung quan tâm để nâng cao văn
hóa thuế trong quá trình thực hiện chiến lược
QLT của mình.
Tài liệu tham khảo
[1] Tax Department of Long An Province, Summary
data for the period of 2017 - 2019.
(in Vietnamese).
[2] S. James, The Atlantic Celts: ancient people or
modern invention?, Univ of Wisconsin Press, 1999.
[3] Force, Cash Economy Task, "Improving tax
compliance in the cash economy." Report to the
Commissioner of Taxation, Australian Taxation
Office, Canberra, ACT, 1998.
[4] Tax Administration Law No. 38/2019/QH14 dated
June 13, 2019, Effective from July 1, 2020.
(in Vietnamese).
[5] E. Ahmed, N. Harris, J. Braithwaite,
V. Braithwaite, Shame management through
reintegration, Cambridge University Press, 2001.
[6] Nguyen Thi Le Thuy, "Improving the QLT of the
State to enhance tax compliance of taxpayers
(Case study of Hanoi)", 2009. (in Vietnamese).
[7] P. Webley, Tax compliance by businesses, New
perspectives on economic crime, 2004,
pp. 95-126.
[8] J. Alm, G.H. McClelland, W.D. Schulze, Why do
people pay taxes?. Journal of public Economics
48(1) (1992) 21-38.
[9] Ritsema, M. Christina, W. Deborah, Thomas, D.
Gary Ferrier, "Economic and behavioral
determinants of tax compliance: Evidence from
the 1997 Arkansas Tax Penalty Amnesty
Program", IRS research Conference, 2003.
[10] E. OECD, Compliance risk management:
Managing and improving tax compliance, Forum
on Tax Administration, Centre for Tax Policy and
Administration, 2004.
[11] Fisman, Raymond, Shang-Jin Wei, "Tax rates and
tax evasion: Evidence from “missing imports” in
China", Journal of political Economy 112(2)
(2004) 471-496.
[12] Dang Thi Bach Van, Regarding the issue of
taxpayers and tax compliance, Development and
Integration Magazine 16(26) (2014) 59-63.
(in Vietnamese).
[13] J. Alm, J. Martinez-Vazquez, F. Schneider,
“Sizing’” the Problem of the Hard-to-Tax,
Contributions to Economic Analysis 268 (2004)
11-75.
[14] K.K.G. Chau, P. Leung, A critical review of Fischer
tax compliance model: A research synthesis, Journal
of accounting and taxation, 2009.
[15] A. Abrishamifar, A. Ahmad, M. Mohamadian,
Fixed switching frequency sliding mode control
for single-phase unipolar inverters, IEEE
N.T. Hung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 96-108
108
Transactions on Power Electronics 27(5) (2011)
2507-2514.
[16] J.O. Alabede, Z. Zainal Affrin, Individual
taxpayers’ attitude and compliance behaviour in
Nigeria: The moderating role of financial
condition and risk preference, Journal of
accounting and taxation 3(5) (2011) 91-104.
[17] Nguyen Thi Thanh Hoai (director), Nguyen Thi
Thuong Huyen, Vuong Thi Thu Hien,
"Monitoring tax compliance in Vietnam" research
topic, 2011. (in Vietnamese).
[18] R.L. Gorsuch, Common factor analysis versus
component analysis: Some well and little known
facts, Multivariate Behavioral Research 25(1)
(1990) 33-39.
[19] Hoang Trong, Chu Nguyen Mong Ngoc, Analyze
SPSS research data, Hong Duc Publishing House,
2005. (in Vietnamese).
[20] Nguyen Dinh Tho, Scientific research in business:
Design and implementation, 2011.
(in Vietnamese).
[21] B.G. Tabachnick, L.S. Fidell, Software for
advanced ANOVA courses: A survey, Behavior
Research Methods, Instruments, & Computers
23(2) (1991) 208-211.
[22] Nguyen Trong Hoai, Phung Thanh Binh, Nguyen
Khanh Duy, Forecasting and analyzing data in
financial economics, Finance Publishing House,
2014. (in Vietnamese).
[23] Nguyen Thanh Ca, Nguyen Thi Ngoc Mien,
Econometric. Ho Chi Minh City Economic
Publishing House, 2014. (in Vietnamese).
P
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_tac_dong_den_tinh_tuan_thu_thue_cua_nguoi_nop_th.pdf