Mặc dù UMA không quy định nhưng
pháp luật Hoa Kỳ vẫn chứa đựng các quy
định tương tự như Điều 12 Luật mẫu thông
qua bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp hay qua
quy tắc về trọng tài thương mại của các tổ
chức có thẩm quyền quản lý hoạt động của
trọng tài viên. Hội Luật gia Hoa Kỳ (ABA)
đã ban hành Quy tắc về Trọng tài Thương
mại và Thủ tục Hòa giải30. Theo đó, khoản c
Điều L-2 quy định về trọng tài viên có hạn
chế như sau: “Trong trường hợp không có
sự đồng ý của các bên, trọng tài viên không
được là người đã làm hòa giải viên trong
một thủ tục hòa giải đang diễn ra”31.
Bên cạnh trọng tài viên, hòa giải viên
vẫn còn có thể đồng thời đóng vai trò khác
trong thủ tục tố tụng tòa án và thủ tục trọng
tài mà Luật mẫu UNCITRAL không quy
định, cụ thể là thẩm phán và đại diện cho một
bên tranh chấp. Đối với thẩm phán, Luật mẫu
không quy định là hợp lý vì thẩm phán thuộc
hệ thống tòa án, mà quy định pháp luật về
chủ thể này liên quan đến tổ chức tòa án mỗi
nước. Đây là vấn đề không thể đạt được sự
thống nhất giữa các quốc gia nên quy định ở
đây sẽ trở nên vô nghĩa. Đối với vai trò của
người đại diện cho một bên tranh chấp, Luật
mẫu không quy định vì ban soạn thảo không
tìm ra giải pháp thống nhất giữa các hệ thống
pháp luật quốc gia. Ở nhiều quốc gia, việc
hòa giải viên làm người đại diện cho một bên
hòa giải là hành vi vi phạm quy tắc ứng xử
nghề nghiệp của hòa giải viên. Mặt khác, nếu
quy định theo hướng cấm như vậy sẽ đi
ngược lại nguyên tắc tôn trọng quyền tự thỏa
thuận, tự định đoạt của các bên32. Như vậy,
vấn đề hòa giải viên giữ các vai trò khác đối
với cùng một tranh chấp rất cần thiết để đảm
bảo được nguyên tắc bảo mật trong hòa giải
thương mại.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nội dung về bảo mật trong hòa giải thương mại ngoài tòa án theo luật Uncitral và luật hòa giải thống nhất của Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
CAÁC NÖÅI DUNG VÏÌ BAÃO MÊÅT TRONG HOÂA GIAÃI THÛÚNG MAÅI
NGOAÂI TOÂA AÁN THEO LUÊÅT MÊÎU UNCITRAL VAÂ LUÊÅT HOÂA GIAÃI
THÖËNG NHÊËT CUÃA HOA KYÂ
Hoàng MinH KHôi*
Hoàng Bảo ngọC**
1. Đối tượng được bảo mật
1.1. Theo Luật mẫu UNCITRAL1
Theo cách tiếp cận thông thường, đối
tượng được bảo mật trong quá trình hòa giải
chính là các thông tin mà các bên tranh chấp
tiết lộ. Luật mẫu UNCITRAL cũng theo cách
tiếp cận này. Điều 9, Luật mẫu UNCITRAL
quy định về nghĩa vụ bảo mật như sau: “Trừ
khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác,
tất cả các thông tin liên quan đến quá trình
hòa giải sẽ được giữ bí mật, trừ khi việc tiết
lộ những thông tin đó là bắt buộc theo pháp
luật hoặc vì mục đích thực hiện hoặc thi
hành một thỏa thuận giải quyết tranh chấp”2.
Cần chú ý rằng, theo Luật mẫu
UNCITRAL, những thông tin “liên quan”
đến quá trình hòa giải không chỉ hạn chế
trong các thông tin được các bên đưa ra
trong quá trình hòa giải mà còn bao gồm cả
các thông tin từ việc thỏa thuận sử dụng biện
pháp hòa giải, lựa chọn hòa giải viên, thỏa
thuận thời điểm và địa điểm hòa giải, lời
mời hòa giải và chấp nhận lời mời đó3.
Ngoài quy định mang tính chất
nguyên tắc trên, khoản 1 Điều 10 Luật
* ThS. Học viện Hành chính Quốc gia - cơ sở TP. Hồ Chí Minh.
** Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1 Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (viết tắt tiếng Pháp là CNUDCI, tiếng Anh là UNCITRAL) thông qua
Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 nhằm mục đích hướng dẫn các quốc gia khi xây dựng luật
nội địa về trọng tài quốc tế của mình. Luật mẫu được UNCITRAL chính sửa lại toàn bộ vào năm 2006 và kèm theo giải
thích.
2 Nguyên văn: “Unless otherwise agreed by the parties, all information relating to the conciliation proceedings shall be
kept confidential, except where disclosure is required under the law or for the purposes of implementation or enforcement
of a settlement agreement”.
3 United Nations (2004), “UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation with Guide to Enactment and
Use 2002”, New York, p. 41.
53
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
4 United Nations (2004), trích dẫn số 82, p. 44.
mẫu UNCITRAL còn đưa ra những thông
tin liên quan đến quá trình hòa giải sẽ được
bảo mật trong các quá trình tố tụng khác,
như sau:
Các bên hòa giải, hòa giải viên và bất
kỳ bên thứ ba nào, bao gồm cả những người
tham gia hỗ trợ hành chính trong quá trình
hòa giải, không được dựa vào, giới thiệu
chứng cứ hoặc làm chứng hoặc cung cấp
chứng cứ trong thủ tục tố tụng trọng tài, tư
pháp hoặc các thủ tục tương tự đối với:
(a) Lời đề nghị tham gia hòa giải của
một bên hòa giải hoặc việc một bên hòa giải
đã sẵn sàng để tham gia hòa giải;
(b) Quan điểm được thể hiện hoặc kiến
nghị bởi một bên hòa giải trong khi hòa giải
về phương án có thể giải quyết tranh chấp;
(c) Nhận định hoặc sự thừa nhận bởi
một bên hòa giải trong quá trình hòa giải;
(d) Đề xuất bởi hòa giải viên;
(e) Việc một bên hòa giải đã cho thấy ý
muốn chấp nhận đề xuất giải quyết tranh
chấp của hòa giải viên;
(f) Tài liệu được chuẩn bị chỉ nhằm
phục vụ cho quá trình hòa giải.
Trong quá trình hòa giải, các bên và hòa
giải viên thường sẽ đưa ra những ý kiến của
mình về hòa giải, bắt đầu bằng lời mời hòa
giải và chấp nhận hòa giải, tiếp theo là các
quan điểm, kiến nghị để có thể đưa ra một
giải pháp chung cho tranh chấp. Tuy nhiên,
không phải bao giờ biện pháp hòa giải cũng
có thể đem lại kết quả như mong muốn.
Trong trường hợp hòa giải không thành, các
bên có quyền đem tranh chấp ra tòa án,
trọng tài, hoặc thậm chí là các cơ quan giải
quyết tranh chấp khác do từng hệ thống
pháp luật quy định. Do đó, điều khoản trên
áp dụng đối với các quá trình giải quyết
tranh chấp bằng tố tụng trọng tài, tòa án và
các biện pháp khác, như là biện pháp hành
chính và các thủ tục “khám phá chứng cứ”,
“lấy lời khai” trong pháp luật của các nước4.
Trong các quá trình này, tất cả các bên trong
mối quan hệ hòa giải (gồm các bên tranh
chấp, hòa giải viên, người thứ ba) đều không
được sử dụng các thông tin liên quan đến
quá trình hòa giải được liệt kê để làm bằng
chứng hoặc tiết lộ chúng trước tòa, trước
trọng tài viên hay người tiến hành tố tụng
của các quá trình tố tụng khác.
Có thể thấy, các thông tin được liệt kê
tại Điều 10 này đều là những thông tin chỉ
nhằm phục vụ cho quá trình hòa giải. Nói
một cách khác, nếu không có hoạt động hòa
giải, các thông tin này sẽ không xuất hiện
hoặc không được tiết lộ. Do đó, việc không
cho phép tiết lộ các thông tin này thực chất
sẽ không ảnh hưởng đến khả năng chứng
minh, cung cấp chứng cứ liên quan tới nội
dung vụ việc.
Điều 9 và Điều 10 có sự khác biệt rất
lớn trong phạm vi thông tin được bảo mật.
Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là
bối cảnh mà mỗi điều luật hướng đến. Điều
9 quy định về bảo mật trong mọi trường
hợp, dù là trong thủ tục tố tụng hay không.
Điều 10 được thiết kế riêng cho các thủ tục
tố tụng. Có thể nói, Điều 9 là quy định
chung còn Điều 10 là quy định riêng. Việc
bảo mật thông tin sẽ xung đột với khả năng
thu thập chứng cứ của các cơ quan giải
quyết tranh chấp như tòa án, trọng tài. Thu
hẹp phạm vi thông tin được bảo mật tại
Điều 10 là cách thức điều hòa sự xung đột
này. Hòa giải thương mại có thể bảo mật
nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả, khả năng
hoạt động của các cơ chế giải quyết tranh
chấp khác.
Tuy vậy, cái hay của Luật mẫu
UNCITRAL là giới hạn nhưng vẫn rất
“mở”. Thứ nhất, điểm (f) khoản 1 cho phép
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
5 Uniform Mediation Act 2001 amended in 2003 - Luật Hòa giải thống nhất 2001 của Hoa Kỳ được sửa đổi năm 2003. Luật
được soạn thảo phối hợp với các mục trong bộ quy tắc ứng xử của Hội Luật gia Hoa Kỳ (ABA Model Rules of Professional
Conduct) về giải quyết tranh chấp, thiết lập một đặc quyền giữ bí mật cho các bên hòa giải và người tham gia. Đạo luật
này được sửa đổi vào năm 2003 để tạo điều kiện cho việc áp dụng Luật mẫu UNCITRAL 2002 về hòa giải thương mại
quốc tế.
6 Vì UMA mang tính chất là một luật mẫu để các Bang có thể tham khảo và áp dụng vào pháp luật của Bang, một số quy
định sẽ được để trống để nhà lập pháp của Bang có thể dẫn chiếu đến văn bản quy phạm pháp luật của Bang mình quy
định về vấn đề đó.
7 UMA – Section 8. Unless subject to the [insert statutory references to open meetings act and open records act], mediation
communications are confidential to the extent agreed by the parties or provided by other law or rule of this State.
8 UMA – Section 2.2
các bên liên quan tự xác định thế nào là tài
liệu “chỉ nhằm phục vụ cho quá trình hòa
giải”. Thứ hai, khoản 2 Điều 10 quy định
hình thức của thông tin không bị giới hạn.
Chính vì thế, danh sách trên có thể xem là
danh sách mở vì “tài liệu được chuẩn bị chỉ
nhằm phục vụ cho quá trình hòa giải” tại
điểm (f) không chỉ giới hạn ở hình thức văn
bản. Đó có thể là lời nói của các bên hòa giải
hay lời chứng của nhân chứng.
1.2. Theo Luật Hòa giải thống nhất của
Hoa Kỳ (UMA)5
Tương tự khái niệm các “thông tin liên
quan đến quá trình hòa giải” của Luật mẫu
UNCITRAL, UMA đề cập đến nghĩa vụ
bảo mật thông qua thuật ngữ “mediation
communication” (nội dung giao tiếp trong
hòa giải), cũng mang hàm nghĩa là các thông
tin được cung cấp trong quá trình bảo mật
tại Mục 8: “Trừ khi chịu sự điều chỉnh của
[dẫn chiếu đến những văn bản yêu cầu phải
có hành động mở phiên họp hoặc hành động
ghi lại hồ sơ]6, nội dung giao tiếp trong hòa
giải được bảo mật trong phạm vi mà các bên
thỏa thuận hoặc theo luật hoặc quy tắc của
Bang này”7.
Để định nghĩa rõ hơn về khái niệm “nội
dung giao tiếp trong hòa giải”, khoản 2 Mục
2 UMA quy định: “Nội dung giao tiếp trong
hòa giải là những khẳng định, dù bằng
miệng hay trong bản ghi, dù bằng lời nói hay
không bằng lời nói, diễn ra trong quá trình
hòa giải hoặc được thực hiện vì mục đích
xem xét, tiến hành, tham gia vào, bắt đầu,
tiếp tục hoặc triệu tập lại một sự hòa giải hay
giữ lại hòa giải viên”8.
Theo UMA, nội dung giao tiếp trong
hòa giải trước hết là những khẳng định. Vậy
thế nào là khẳng định? UMA không đưa ra
giải thích. Hình thức của khẳng định có thể
bằng bất cứ cách thức gì. Khẳng định này có
thể được đưa ra trong quá trình hòa giải hoặc
vì mục đích thực hiện hòa giải.
Tuy nhiên, không phải mọi thông tin
liên quan đến quá trình hòa giải hay nội
dung giao tiếp trong hòa giải đều được
hưởng quyền bảo mật. Để một thông tin
được hưởng đặc quyền bảo mật, thông tin
đó cũng phải đáp ứng những điều kiện về
nội dung. UMA đã liệt kê những trường hợp
ngoại lệ các thông tin không được hưởng
quyền bảo mật tại khoản (a) Mục 6 UMA,
bao gồm:
(1) Một nội dung giao tiếp trong một
thỏa thuận đã được ghi lại trong bản ghi và
được ký bởi tất cả các bên của thỏa thuận;
(2) Một nội dung giao tiếp khi mà [đưa
vào một văn bản pháp luật yêu cầu phải có
các bản ghi công khai] phải được công khai
hoặc được thực hiện trong một buổi họp
công khai, hay phải thực hiện một cách công
khai theo pháp luật;
(3) Một nội dung giao tiếp thể hiện sự
đe dọa hay khẳng định một kế hoạch gây
thương tích hoặc tội phạm bạo lực;
(4) Một nội dung giao tiếp được cố ý sử
dụng để lên kế hoạch tội phạm, cố gắng thực
hiện hoặc thực hiện tội phạm, hoặc che giấu
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
tội phạm hay một hoạt động tội phạm đang
diễn ra;
(5) Một nội dung giao tiếp nhằm tìm
kiếm hoặc đề nghị chứng minh hoặc bác bỏ
một yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi
sai trái hoặc sơ suất trong công việc của hòa
giải viên;
(6) Một nội dung giao tiếp nhằm tìm
kiếm hoặc đề nghị chứng minh hoặc bác bỏ
một yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi
sai trái hoặc sơ suất trong công việc của một
bên hòa giải; bên thứ ba, hay đại diện của
một bên dựa trên hành động xảy ra trong quá
trình hòa giải trừ khi được quy định ở khoản
(c); hoặc
(7) Một nội dung giao tiếp nhằm tìm
kiếm hoặc đề nghị chứng minh hoặc bác bỏ
việc lạm dụng, bỏ mặc, bỏ rơi, hay bóc lột
trong một quá trình tố tụng, mà ở đó, cơ
quan dịch vụ bảo vệ trẻ em và người lớn là
một bên, trừ khi [lựa chọn 1: trường hợp án
lệ được tòa án sử dụng có sự tham gia hòa
giải của cơ quan nhà nước] [lựa chọn 2: cơ
quan nhà nước tham gia vào hòa giải trong
vụ việc bảo vệ trẻ em và người lớn].
Khoản (a) Mục 6 UMA quy định những
thông tin sẽ không được hưởng quyền bảo
mật. Có thể nhận thấy đây là những trường
hợp mà việc tiết lộ thông tin sẽ bảo vệ lợi
ích công cộng, và sự cần thiết của lợi ích
công cộng được bảo vệ hoàn toàn lớn hơn
so với quyền bảo mật của các bên. Do đó,
các ngoại lệ ở khoản (a) được áp dụng bất
kể có cần bằng chứng hay không.
Trong ngoại lệ đầu tiên, thỏa thuận đã
được ghi lại và được ký bởi tất cả các bên
không được bảo mật, bao gồm các thỏa
thuận sử dụng biện pháp hòa giải, trình tự
tiến hành hòa giải, hay thường gặp hơn là
thỏa thuận phương hướng giải quyết tranh
chấp. Điều này hướng đến mục đích cho
phép các bên hòa giải đem tranh chấp ra các
cơ quan giải quyết tranh chấp khác trong
trường hợp một bên hòa giải vi phạm thỏa
thuận giải quyết tranh chấp đã được ký. Khi
đó, những nội dung đã thỏa thuận trong bản
ghi này sẽ là chứng cứ cho tòa án xác định
tình tiết của vụ việc. Quy định này trái
ngược với quy định bảo mật “các thông tin
liên quan đến hòa giải” tại Điều 9 Luật mẫu
UNCITRAL, nhưng lại thể hiện sự hợp lý
hơn khi nó bảo vệ lợi ích của các bên tốt
hơn. Cũng cần chú ý rằng những thỏa thuận
này phải được ghi lại và xác nhận bởi các
bên, có thể dưới bất kỳ hình thức nào như
văn bản, email, fax, ghi âm, ghi hình thì
là đối tượng được phép tiết lộ, còn những
thỏa thuận miệng không được ghi lại thì vẫn
là đối tượng bảo mật.
Ngoại lệ thứ hai là các thông tin trong
một buổi hòa giải được tổ chức công khai
hoặc theo quy định của pháp luật, buổi hòa
giải phải được công khai. Bằng quy định
này, UMA thể hiện sự tôn trọng đối với pháp
luật các Bang khi công nhận rằng có những
việc hòa giải phải tổ chức công khai. Việc tổ
chức công khai này bắt nguồn từ phạm vi
điều chỉnh của UMA, theo đó, không chỉ
bao gồm hòa giải thương mại mà còn áp
dụng để hòa giải các tranh chấp hành chính
hay những tranh chấp mà pháp luật quy định
phải hòa giải. Do tính chất “tư” của tranh
chấp, nhìn chung, hòa giải công khai thường
ít khi rơi vào các tranh chấp thương mại.
Tuy nhiên, nếu pháp luật của Bang có quy
định những trường hợp ngoại lệ thì những
thông tin liên quan đến hòa giải này sẽ
không được hưởng quyền bảo mật.
Ngoại lệ thứ ba liên quan đến những
thông tin hàm chứa sự đe dọa, sử dụng vũ
lực hoặc gây thương tích. Trong một buổi
hòa giải, không phải lúc nào các bên hòa giải
cũng có thể giữ được thái độ ôn hòa đối với
những người còn lại. Nếu trong quá trình
hòa giải, một bên có những hành vi, lời nói,
cử chỉ không phù hợp, hướng đến sử dụng
vũ lực thì những việc đó sẽ không được bảo
mật. UMA đặt tính mạng, sức khỏe của con
người lên trên hết, do đó không ai có quyền
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
9 National Conference of Commissioners on Uniform State Laws (2003), trích dẫn số 44, p.29.
viện dẫn quyền bảo mật thông tin để có
những hành vi vi phạm pháp luật đối với
người tham gia hòa giải với mình.
Ngoại lệ thứ tư được quy định khá rõ
ràng là các thông tin về kế hoạch tội phạm,
tiến hành và che giấu tội phạm sẽ không
được bảo mật. Điều này là khá hiển nhiên
khi các bên không có quyền thỏa thuận hay
làm những gì trái với pháp luật, và do đó
những nội dung này cũng không được bảo
mật, cũng là để đáp ứng nhu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, cũng cần
chú ý rằng khái niệm tội phạm (crime) được
sử dụng không bao gồm lừa dối, vì bản thân
hành vi này là chưa đủ nguy hiểm cho xã hội
để trở thành một ngoại lệ và sẽ được giải
quyết theo pháp luật dân sự. Ngoài ra,
những tội phạm trong quá khứ và ý định
phạm tội trong quá khứ cũng không thuộc
phạm vi của ngoại lệ này, nghĩa là vẫn được
bảo mật9.
Ngoại lệ thứ năm liên quan đến hoạt
động chuyên môn của hòa giải viên. Nhằm
củng cố tinh thần trách nhiệm của hòa giải
viên trong hoạt động hòa giải, UMA cho
phép các bên được tiết lộ nếu hòa giải viên
có sơ suất hoặc những hành vi sai trái, cho
phép các bên hòa giải và bên thứ ba được
yêu cầu hòa giải viên bồi thường, cũng như
cho phép hòa giải viên đưa ra những chứng
cứ để bác bỏ yêu cầu bồi thường đó. Tương
tự như vậy, ngoại lệ thứ sáu được quy định
là những hành vi sai trái hoặc sơ suất của các
bên hòa giải, bên thứ ba hay người đại diện
của họ cũng không được hưởng quyền bảo
mật. Đối tượng của quy định này là hành vi,
lời nói của luật sư, người đại diện - những
người tham gia vào giải quyết tranh chấp.
Bên bị thiệt hại có thể kiện những đối tượng
này và ngược lại, những đối tượng này cũng
có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ họ. Cần
chú ý rằng trong cả hai ngoại lệ thứ năm và
thứ sáu này, hành vi có thể bị kiện đòi bồi
thường phải là những hành vi mang tính chất
vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ (thiếu
khả năng, không cẩn trọng trong công việc,
thực hiện sai các nguyên tắc cơ bản nghề
nghiệp).
Ngoại lệ cuối cùng hướng đến mục đích
bảo vệ con người, cụ thể là những người dễ
tổn thương và không có khả năng tự bảo vệ
như trẻ em, người tàn tật Tùy theo pháp
luật mỗi Bang mà đối tượng này có thể khác
nhau. Do đó, UMA chỉ sử dụng thuật ngữ
“trẻ em và người lớn” là nhằm phù hợp với
pháp luật của Bang, không hạn chế các đối
tượng mà pháp luật Bang bảo vệ. UMA
nhấn mạnh rằng chỉ trong trường hợp hòa
giải mà có sự tham gia của cơ quan nhà
nước có chức năng bảo vệ các đối tượng dễ
tổn thương như đã đề cập ở trên, với mục
đích hòa giải là để khẳng định hoặc bác bỏ
việc lạm dụng, bỏ mặc, bỏ rơi trẻ em, người
lớn thì không được hưởng quyền bảo mật.
Tuy nhiên, vì đây không phải là loại tranh
chấp thương mại, nên không đề cập sâu
trong bài nghiên cứu này.
Tiếp theo, khoản (b) Mục 6 UMA cũng
quy định:
Không có một đặc quyền nào theo Điều
4 trong trường hợp tòa án, cơ quan hành
chính, hay hòa giải viên nhận ra sau khi
nghe các bên trình bày một cách riêng tư,
rằng bên đang hướng đến việc thu thập
chứng cứ thông tin hay người đưa ra bằng
chứng đã cho thấy rằng chứng cứ không thể
tìm thấy ở nguồn khác, nhận ra rằng cần
phải có chứng cứ đó, lợi ích từ chứng cứ đó
sẽ lớn hơn đáng kể so với lợi ích từ việc bảo
mật, và rằng nội dung giao tiếp trong hòa
giải được tìm kiếm hoặc đề nghị trong: (1)
một thủ tục tố tụng liên quan đến tội nghiêm
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
10 UMA – Section 6. Exception to privilege.
11 Randle v. Mid Gulf, Inc., No. 14-95-01292-CV (Tex. App.–Houston [14th Dist.] Aug. 8, 1996)
12 National Conference of Commissioners on Uniform State Laws (2003), trích dẫn số 44, p. 33.
13 Điều 9 Luật mẫu UNCITRAL.
14 United Nations (2004), trích dẫn số 82, p. 5.
trọng [hoặc tội nhẹ]; hoặc, (2) trừ khi được
quy định tại khoản (c), một thủ tục nhằm
chứng minh một yêu cầu hủy bỏ hoặc thay
đổi hoặc chống lại nghĩa vụ thực hiện một
hợp đồng phát sinh từ việc hòa giải10.
Bên cạnh bảy ngoại lệ đã đề cập ở trên,
UMA còn quy định thêm hai ngoại lệ đặc
biệt mà thông tin có thể không được hưởng
quyền bảo mật. Những thông tin này là
thông tin trong quá trình hòa giải của một
vụ án hình sự, và thông tin để chứng minh
yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi nghĩa vụ của
thỏa thuận hòa giải thành. Trong trường hợp
đầu tiên, theo UMA, trong một vụ án hình
sự mà bị cáo gây thiệt hại cho nguyên đơn
dân sự, và quá trình hòa giải giữa bị cáo và
nguyên đơn dân sự diễn ra, thì nội dung giao
tiếp của quá trình hòa giải đó có thể sẽ
không được bảo mật. UMA cũng cho phép
các Bang khi áp dụng có thể mở rộng ngoại
lệ dành cho hòa giải các tội nghiêm trọng
trong tố tụng hình sự đến cả những tội ít
nghiêm trọng. Trong trường hợp thứ hai, sau
khi hai bên đã tiến hành hòa giải và đạt được
thỏa thuận giải quyết tranh chấp, nếu một
bên vì một lý do nào đó không muốn thực
hiện thỏa thuận đó, thì có thể đưa ra các
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó.
Ngoại lệ này xuất phát từ một án lệ Randle
v. Mid Gulf, Inc., của Tòa phúc thẩm Texas
năm 199611, theo đó “bị đơn đưa ra lý do đã
bị ép buộc và tìm kiếm chứng cứ về việc anh
ta đã yêu cầu hòa giải viên phải để cho anh
ta rời khỏi buổi hòa giải vì bị đau ngực và
có tiền sử bệnh tim, và hòa giải viên đã từ
chối để anh ta đi”12. Tuy nhiên, khác với bảy
ngoại lệ theo quy định tại khoản (a) Mục 6
UMA luôn được áp dụng vô điều kiện,
khoản (b) cho phép không bảo mật trên cơ
sở hai điều kiện như sau:
- Lợi ích từ chứng cứ phải lớn hơn lợi
ích có được từ quyền bảo mật của các bên,
và
- Cơ quan giải quyết tranh chấp trong
quá trình tố tụng sau đó sẽ nghe một cách
riêng rẽ từ các bên tranh chấp, và sẽ quyết
định rằng nội dung đó có đủ quan trọng để
được trở thành chứng cứ hay không. Như
vậy, không phải trong mọi trường hợp, các
thông tin được quy định tại khoản (b) mục
6 UMA đều sẽ là ngoại lệ của quyền bảo mật
mà còn tùy vào nhận xét chủ quan của người
tiến hành tố tụng sau khi nghe các bên trình
bày.
Khác với quy định chi tiết các ngoại lệ
không được hưởng quyền bảo mật của UMA,
Luật mẫu UNCITRAL chỉ đơn giản quy định
“trừ khi việc tiết lộ những thông tin đó là bắt
buộc theo pháp luật hoặc vì mục đích thực
hiện hoặc thi hành một thỏa thuận giải quyết
tranh chấp”13. Luật mẫu UNCITRAL chỉ
điều chỉnh một cách chung nhất mà chưa đi
sâu vào từng vấn đề như UMA, và đã để vấn
đề tiết lộ thông tin cho pháp luật quốc gia
giải quyết, chỉ quy định thêm việc tiết lộ
thông tin để thi hành thỏa thuận giải quyết
tranh chấp.
Về điều kiện hình thức của thông tin, cả
Luật mẫu UNCITRAL và UMA đều không
đặt một điều kiện nào để hạn chế thông tin
được bảo mật. Luật mẫu UNCITRAL quy
định rõ tại khoản 2 Điều 10 rằng: “Đoạn 1
của Điều này áp dụng bất kể thông tin hay
chứng cứ được đề cập đến có hình thức
gì”14. Mặc dù khoản 2 Điều 10 Luật mẫu
UNCITRAL chỉ đề cập đến các thông tin
58
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
15 United Nations (2004).
16 United Nations (2004).
17 United Nations (2004), trích dẫn số 82, p. 4.
trong khoản 1, tức là các thông tin không
được đưa ra trong quá trình tố tụng khác chứ
không phải là mọi thông tin liên quan đến
hòa giải như nguyên tắc chung, chúng ta vẫn
có thể nhận ra Luật mẫu UNCITRAL không
đặt bất cứ hạn chế nào về hình thức của
thông tin. Tương tự như vậy, theo định nghĩa
về nội dung giao tiếp tại khoản 2, Mục 2
UMA, thông tin có thể được đưa ra bằng
cách nào, dù bằng lời nói hay bằng văn bản,
dù có được ghi chép lại hay không. Hai văn
bản này đều hướng đến bảo mật tất cả các
thông tin đủ điều kiện bảo mật về nội dung,
từ đó đảm bảo quyền bảo mật cho các bên
một cách tối đa.
2. Quyền và nghĩa vụ bảo mật thông tin
hòa giải của các bên tranh chấp
2.1. Cơ sở xác lập quyền và nghĩa vụ
bảo mật
Nhìn chung, cả Luật mẫu UNCITRAL
và UMA đều thể hiện tính bảo mật thông
qua việc hạn chế tiết lộ thông tin trong mối
quan hệ giữa các bên tranh chấp với nhau,
giữa các bên tranh chấp và hòa giải viên,
giữa các bên tranh chấp, hòa giải viên với
bên thứ ba tham gia hòa giải. Mối quan hệ
này diễn ra rõ ràng nhất trong quá trình hòa
giải, nhưng ngay cả khi không trong quá
trình hòa giải (đơn cử như thời gian mà hòa
giải viên không gặp hai bên, không thực hiện
nhiệm vụ, hay khi đã kết thúc hòa giải,)
thì các bên vẫn phải đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ. Mặc dù thông tin liên quan đến hòa giải
là đối tượng bảo mật, nhưng Luật mẫu
UNCITRAL và UMA đã đặt ra những cách
thức xác lập quyền hoàn toàn khác nhau để
một thông tin được bảo mật. Cụ thể hơn, tại
Điều 9 Luật mẫu UNCITRAL15, trừ một số
trường hợp ngoại lệ, thông tin được bảo mật
một cách mặc nhiên. Các bên khi tham gia
hòa giải sẽ có nghĩa vụ bảo mật, và do đó,
các bên còn lại được hưởng đặc quyền bảo
mật mà không cần phải có sự thỏa thuận.
Tuy nhiên, Điều 9 Luật mẫu UNCITRAL
chỉ là nguyên tắc chung, khi đi sâu vào từng
quy định, không phải thông tin nào cũng
được bảo mật mà tùy vào từng giai đoạn hòa
giải, thông tin cần phải có những điều kiện
kèm theo mới được bảo mật. UMA theo
hướng tiếp cận hoàn toàn ngược lại khi yêu
cầu nghĩa vụ thỏa thuận của các bên, chỉ
những thông tin nào mà các bên thỏa thuận
sẽ phải bảo mật mới được hưởng đặc quyền
này16, bên cạnh những thông tin mà pháp
luật quy định phải được bảo mật. Mỗi cách
tiếp cận đều có ưu điểm và nhược điểm
riêng như đã phân tích, do đó khi thỏa thuận
sử dụng biện pháp hòa giải, các bên cần nắm
rõ pháp luật áp dụng cho việc giải quyết
tranh chấp của mình để có thể vận dụng
được một cách hiệu quả nhất, tránh những
rủi ro có thể xảy ra.
Theo Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL, khi
tiếp nhận từ một bên tranh chấp các thông
tin liên quan đến tranh chấp, hòa giải viên
có thể tiết lộ nội dung của thông tin đó cho
bên hòa giải kia. Tuy nhiên, khi một bên đưa
ra bất cứ thông tin nào cho hòa giải viên mà
thông tin đó phải chịu một điều kiện đặc biệt
là được giữ bí mật thì sẽ không được phép
tiết lộ cho bên hòa giải còn lại17. Như vậy,
xuất phát từ tinh thần của biện pháp hòa giải
là hòa giải viên sẽ tạo cho các bên tranh
chấp có thể hiểu được vấn đề của bên còn
lại và thông cảm cho nhau nhằm hướng đến
một giải pháp chung. Luật mẫu UNCITRAL
không quá đặt nặng vấn đề bảo mật một
cách tuyệt đối mà hòa giải viên vẫn có thể
59
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
18 UMA - Section 4.
tiết lộ thông tin, chỉ trừ những thông tin mà
một bên tranh chấp đã yêu cầu hòa giải viên
phải có nghĩa vụ bảo mật. Quy định này
cũng giúp hạn chế nghĩa vụ của hòa giải
viên, giúp họ phát huy được vai trò trung
gian tạo môi trường thuận lợi, tin tưởng cho
các bên.
UMA cũng có những quy định cụ thể
hơn về bảo mật thông tin trong quá trình hòa
giải. Theo khoản a và b Mục 4 UMA:
(a) Trừ khi thuộc một trong các ngoại lệ
tại Mục 6, một nội dung giao tiếp trong hòa
giải là một đặc quyền như quy định tại
khoản (b) và sẽ không chịu sự thu thập
chứng cứ hoặc chấp nhận làm bằng chứng
trong một quá trình tố tụng khác, ngoại trừ
được từ bỏ hay mất quyền theo Điều 5.
(b) Trong các quá trình tố tụng sau đó,
các quyền sẽ được thực hiện như sau:
- Một bên hòa giải có thể từ chối tiết lộ,
và có thể ngăn chặn người khác tiết lộ một
nội dung giao tiếp hòa giải.
- Hòa giải viên có thể từ chối tiết lộ, và
có thể ngăn chặn người khác tiết lộ một nội
dung giao tiếp hòa giải của hòa giải viên đó.
- Một người tham gia không phải là bên
hòa giải có thể từ chối tiết lộ, và có thể ngăn
chặn người khác tiết lộ một nội dung giao
tiếp hòa giải của người đó18.
Về chủ thể, Mục 4 UMA quy định rõ
hơn quyền bảo mật của các bên đối với nội
dung hòa giải, trong đó, các bên tranh chấp,
hòa giải viên và bên thứ ba tham gia hòa giải
(những người liên quan đến tranh chấp
nhưng không phải là các bên tranh chấp) đều
có quyền bảo mật thông tin của mình và
ngăn chặn người khác tiết lộ các thông tin
đó. Nói cách khác, dù không quy định nghĩa
vụ bảo mật, nhưng việc cho phép các bên có
quyền ngăn chặn người khác tiết lộ thông tin
đã gián tiếp đặt nghĩa vụ bảo mật thông tin
lên các chủ thể, không chỉ là các chủ thể liên
quan đến quá trình hòa giải mà có thể còn là
bất kỳ ai biết được những thông tin này. Như
vậy, UMA đã có sự mở rộng hơn hẳn Luật
mẫu UNCITRAL khi Luật mẫu UNCITRAL
chỉ đặt ra quy định về nghĩa vụ bảo mật của
hòa giải viên.
Về phạm vi bảo mật, Điều 8 Luật mẫu
UNCITRAL chỉ bảo mật đối với những
thông tin mà một bên hòa giải đưa ra cho
hòa giải viên, trong khi đó, Điều 4 UMA còn
mở rộng phạm vi bảo mật ra cả nội dung
giao tiếp của hòa giải viên, nội dung giao
tiếp của bên thứ ba, nghĩa là mọi chủ thể liên
quan đến quá trình hòa giải. Ở điểm này, ta
nhận thấy UMA đã có quy định bảo vệ tính
bảo mật của thông tin hòa giải một cách trọn
vẹn hơn Luật mẫu UNCITRAL khi tất cả
các bên (bao gồm cả hòa giải viên) đều được
quyền bảo mật những thông tin mà mình
đưa ra.
Về yêu cầu phải có sự thỏa thuận giữa
các bên, mặc dù Điều 4 UMA không quy
định rõ là các bên cần phải thỏa thuận những
nội dung nào sẽ được bảo mật, nhưng theo
nguyên tắc chung quy định tại Mục 8 UMA,
nội dung giao tiếp sẽ chỉ được bảo mật trong
phạm vi mà các bên thỏa thuận. Trong khi
đó, Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL chỉ đòi
hỏi một sự thông báo từ bên tranh chấp đến
hòa giải viên, không cần phải có thỏa thuận
(vì bản chất mối quan hệ giữa bên tranh
chấp và hòa giải viên không phải là một mối
quan hệ dân sự bình đẳng, hai bên không có
vai trò như nhau). Như vậy, có thể khẳng
định Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL và Mục
4 UMA đã thể hiện rõ yêu cầu về hình thức
đối với vấn đề bảo mật trong hoạt động tiết
lộ thông tin: Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL
không yêu cầu phải có thỏa thuận mà chỉ cần
thông báo, và ngược lại, Mục 4 UMA chỉ
được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận về
việc bảo mật các nội dung giao tiếp.
60
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
Khi đề cập đến những ngoại lệ của
quyền bảo mật, các thông tin được quy định
tại khoản (a) Mục 6 và các thông tin tại
khoản (b) Mục 6 UMA (nếu đáp ứng các
điều kiện) không được hưởng quyền bảo
mật, hậu quả pháp lý là các bên liên quan
đến quá trình hòa giải, gồm các bên tranh
chấp, hòa giải viên và bên thứ ba đều có
quyền tiết lộ những thông tin này. Cơ quan
giải quyết tranh chấp của quá trình tố tụng
sau đó cũng có quyền yêu cầu các bên liên
quan đến quá trình hòa giải cung cấp thông
tin và những thông tin đó được chấp nhận
làm chứng cứ. Tuy nhiên, không phải trong
mọi trường hợp, hòa giải viên cũng bị buộc
phải cung cấp chứng cứ. Theo khoản (c)
Mục 6 UMA, “Hòa giải viên không bị buộc
phải cung cấp chứng cứ về nội dung giao
tiếp trong hòa giải được đề cập tại (a) (6) và
(b) (2)”19. Các chứng cứ được đề cập tại (a)
(6) và (b) (2) là:
- Một nội dung giao tiếp nhằm tìm kiếm
hoặc đề nghị chứng minh hoặc bác bỏ một
yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi sai
trái hoặc sơ suất trong công việc của một
bên hòa giải; bên thứ ba, hay đại diện của
một bên dựa trên hành động xảy ra trong quá
trình hòa giải;
- Một thủ tục nhằm chứng minh một yêu
cầu hủy bỏ hoặc thay đổi hoặc chống lại
nghĩa vụ thực hiện một hợp đồng phát sinh
từ việc hòa giải.
Đây là các ngoại lệ thể hiện sự xung đột
lợi ích trực tiếp của các bên, cụ thể là sự
xung đột giữa bên có hành vi sai trái, sơ xuất
và bên bị thiệt hại, giữa bên yêu cầu hủy bỏ
hợp đồng là kết quả của quá trình hòa giải
và bên còn lại. Trong các xung đột này, vì
hòa giải viên có thể là người nắm rõ nhất các
tình tiết của vụ việc do thường có mặt ở các
buổi hòa giải nên họ thường xuyên bị các
bên yêu cầu phải thực hiện việc cung cấp
chứng cứ. Tuy nhiên, vai trò của hòa giải
viên là một người trung gian độc lập, nếu
hòa giải viên bị buộc phải cung cấp chứng
cứ, một bên sẽ cảm thấy hòa giải viên không
công bằng trong công việc, và do đó gián
tiếp hạn chế sự phát triển của biện pháp hòa
giải. Vì thế, UMA không buộc họ phải cung
cấp chứng cứ, nhưng họ hoàn toàn có thể tự
nguyện đưa ra các chứng cứ này.
Chúng ta cũng cần chú ý đến quy định
tại khoản (d) Mục 6 UMA: “Nếu một nội
dung giao tiếp trong hòa giải không được
hưởng quyền bảo mật theo khoản (a) hay
(b), chỉ phần nội dung giao tiếp cần thiết cho
việc áp dụng ngoại lệ đó được chấp nhận.
Sự chấp nhận chứng cứ theo khoản (a) hay
(b) không làm cho chứng cứ khác, hay bất
cứ nội dung giao tiếp trong hòa giải nào
khác có thể bị tìm kiếm hoặc tiếp cận được
cho bất cứ mục đích gì”20.
Những ngoại lệ được quy định tại khoản
(a) và (b) của Mục 6 UMA cũng chỉ cho
phép các bên tiết lộ những thông tin cần
thiết cho việc áp dụng ngoại lệ đó. Những
nội dung giao tiếp khác vẫn được các bên
xác lập quyền bảo mật theo cách thức đã đề
cập ở trên, và những thông tin đó, nếu được
đưa ra trong quá trình tố tụng sau đó thì
cũng sẽ bị xem như không thể tiếp cận được.
Ví dụ như trong quá trình hòa giải, nếu một
bên tranh chấp đe dọa sẽ sử dụng vũ lực với
bên còn lại, thì nội dung giao tiếp đó sẽ
không được hưởng quyền bảo mật, nhưng
19 UMA – Section 6. (c) – “A mediator may not be compelled to provide evidence of a mediation communication referred to
in subsection (a) (6) or (b)(2)”.
20 UMA – Section 6.
61
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
những nội dung còn lại (tình tiết của vụ việc,
đề xuất của hòa giải viên,) thì vẫn được
bảo mật nếu các bên có thỏa thuận như vậy.
Để có thể xác lập được quyền bảo mật,
thông tin của các bên đưa ra không chỉ phải
thuộc đối tượng được bảo mật, được xác lập
theo hình thức quy định mà còn phải là
thông tin không thể tiếp cận được bằng cách
thức khác.
Điều 10.5 Luật mẫu UNCITRAL quy
định: “Trong giới hạn của khoản 1 Điều này,
chứng cứ mà có thể tìm thấy bằng cách khác
trong các quá trình tố tụng trọng tài, tố tụng
tòa án hay các quá trình tố tụng khác không
trở nên không thể tiếp cận được như là hậu
quả của việc đã sử dụng biện pháp giải quyết
tranh chấp hòa giải”21.
Tương tự như vậy, khoản c Mục 3 UMA
cũng quy định: “Chứng cứ hoặc các thông
tin tiếp cận được bằng cách khác hoặc bị
khám phá không trở nên không thể tiếp cận
được hay được bảo vệ khỏi việc khám phá
chỉ vì lý do chúng được tiết lộ hoặc sử dụng
trong một việc hòa giải”22.
Như chúng ta đã biết, vấn đề cốt lõi của
hòa giải là tạo ra được một môi trường đủ
tin tưởng để các bên có thể đưa ra các thông
tin, đề xuất các giải pháp cho tranh chấp. Sẽ
có những thông tin mà các bên muốn giữ bí
mật, và chỉ có quyền bảo mật mới đảm bảo
được cho các bên có thể tin tưởng trình bày
trong quá trình hòa giải, hay nói cách khác,
“nếu không có quyền bảo mật, thông tin sẽ
không được tiết lộ cho người khác biết”23.
Do đó, yêu cầu cơ bản của quyền bảo mật
chính là thông tin không thể tìm được, tiếp
cận được bằng một cách nào khác. Nếu
thông tin có thể tiếp cận được bằng một cách
khác, thì quyền bảo mật sẽ không còn ý
nghĩa, và bản thân của quá trình hòa giải
không thể đem lại sự bí mật cho một thông
tin vốn đã không bí mật từ đầu.
Cũng cần chú ý rằng các bên sẽ có
quyền bảo mật với điều kiện là các bên
không từ bỏ quyền hay bị mất này. UMA đã
quy định các trường hợp các bên từ bỏ và
mất quyền tại Mục 5 như sẽ được trình bày
cụ thể sau đây.
2.2. Các trường hợp từ bỏ quyền bảo
mật
Vì hòa giải thương mại là một quan hệ
dân sự, các bên hoàn toàn có quyền thỏa
thuận với nhau những điều pháp luật không
cấm và từ bỏ quyền bảo mật cũng là một
thỏa thuận như vậy. Mục 5 UMA quy định:
(a) Một đặc quyền theo Điều 4 có thể bị
từ bỏ trong biên bản hoặc bằng lời nói trong
quá trình tố tụng nếu nó được từ bỏ một cách
minh thị bởi tất cả các bên hòa giải, và: (i)
hòa giải viên từ bỏ một cách minh thị đối
với đặc quyền của hòa giải viên, và (ii) bên
tham gia không phải là một bên tranh chấp
từ bỏ một cách minh thị đối với quyền của
chính bên đó24.
Dựa vào quy định trên, ta có thể thấy
rằng để từ bỏ quyền bảo mật, điều kiện tiên
quyết là tất cả các bên đều phải cùng từ bỏ
một cách minh thị đối với quyền bảo mật
của mình. Cụ thể hơn, theo phần giải thích
và bình luận của UMA, có ba trường hợp mà
các bên sẽ từ bỏ quyền bảo mật của mình:
+ Đối với việc lấy lời khai về nội dung
giao tiếp trong hòa giải của một bên, tất cả
các bên đều là người có quyền bảo mật và
21 UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation - Article 10. Admissibility of evidence in other proceedings.
22 UMA – Section 4.
23 Alan Kirtley (1995), trích dẫn số 48, tr.17: “but for” the privilege the information would be unknown.
24 UMA – Section 5. Waiver and preclusion of privilege.
62
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
do đó, tất cả các bên phải từ bỏ quyền của
mình trước khi một bên hoặc bên thứ ba
không phải là bên tranh chấp có thể khai báo
hoặc cung cấp chứng cứ; nếu chứng cứ [của
một bên] đó được cung cấp bởi hòa giải viên
thì tất cả các bên và hòa giải viên phải từ bỏ
quyền bảo mật.
+ Đối với việc lấy lời khai về nội dung
giao tiếp trong hòa giải của hòa giải viên, cả
hai bên tranh chấp và hòa giải viên đều là
người có quyền bảo mật và do đó, tất cả các
bên và Hòa giải viên phải từ bỏ quyền trước
khi một bên, hòa giải viên, hay bên thứ ba
không phải bên tranh chấp có thể khai báo
hoặc cung cấp chứng cứ về một nội dung
giao tiếp của hòa giải viên.
+ Đối với việc lấy lời khai về nội dung
giao tiếp trong hòa giải của bên thứ ba, cả
hai bên tranh chấp và bên thứ ba đều là
người có quyền bảo mật và do đó, cả hai bên
tranh chấp và bên thứ ba phải từ bỏ quyền
trước khi một bên tranh chấp hay hay bên
thứ ba có thể khai báo hoặc cung cấp chứng
cứ về một nội dung giao tiếp của hòa giải
viên. Nếu việc cung cấp chứng cứ đó được
đề nghị thông qua hòa giải viên, hòa giải
viên cũng phải từ bỏ quyền của mình25.
UMA quy định việc từ bỏ quyền phải
thể hiện một cách minh thị, nhưng lại không
quy định rõ hình thức của việc từ bỏ này. Do
đó các bên hoàn toàn có quyền từ bỏ bằng
lời nói, văn bản, ghi âm, ghi hình nhưng
lại không có quyền từ bỏ bằng hành động.
Việc quy định này là để ngăn ngừa các
trường hợp các bên vô ý từ bỏ quyền của
mình bằng hành động, vốn không mang tính
rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn. Phần bình luận
của UMA cũng đề cập đến thời điểm từ bỏ
quyền là “trước khi bên tranh chấp/hòa giải
viên/bên thứ ba khai báo hoặc cung cấp
chứng cứ đó. Chúng ta có thể hiểu rằng
UMA không hạn chế thời hạn từ bỏ quyền
mà chỉ cần từ bỏ quyền trước khi thông tin
đó được tiết lộ, các bên hoàn toàn có quyền
từ bỏ quyền trước khi hòa giải, trong khi hòa
giải và thậm chí sau khi hòa giải xong.
2.3. Các trường hợp mất quyền bảo mật
Bên cạnh các trường hợp từ bỏ quyền,
UMA cũng quy định tại Mục 5 hai trường
hợp mà người có quyền bảo mật sẽ bị mất
quyền:
(b) Một người tiết lộ hoặc trình bày về
nội dung giao tiếp trong hòa giải nhằm gây
hại cho người khác trong quá trình tố tụng
sau đó thì sẽ bị mất quyền bảo mật theo Mục
4, nhưng chỉ trong phạm vi cần thiết để
người bị thiệt hại đó phản ứng lại với sự
trình bày hoặc tiết lộ đó.
(c) Một người cố ý sử dụng việc hòa
giải để lên kế hoạch, tìm cách thực hiện tội
phạm hay thực hiện tội phạm trên thực tế,
hay che giấu một tội phạm hay hành vi
phạm tội đang xảy ra thì sẽ bị mất quyền
theo Mục 426.
Ngoại lệ đầu tiên nhằm mục đích ngăn
ngừa một bên lợi dụng quyền bảo mật để
gây hại cho bên khác. Ví dụ như một bên
tranh chấp A khai báo với tòa án bên tranh
chấp B đã thừa nhận việc tẩu tán tài sản
tranh chấp, thì A sẽ mất các quyền bảo mật
đối với những chứng cứ có vai trò giúp B
chứng minh lời khai của A là sai. Quyền bảo
mật của A bị mất chỉ trong phạm vi mà B
cần để phản ứng lại với lời khai của A, chứ
không phải tất cả nội dung giao tiếp của A
đều bị mất. Quy định này nhằm bảo đảm cho
bên còn lại có quyền phản ứng đối với
những thông tin thuộc quyền bảo mật của
25 National Conference of Commissioners on Uniform State Laws (2003), trích dẫn số 44, tr. 21.
26 UMA - Section 5. Waiver and preclusion of privilege.
mình bị bên khác xâm phạm. Tuy nhiên,
chúng ta có thể chú ý rằng dù A đã bị mất
quyền bảo mật, nhưng B vẫn hoàn toàn có
quyền bảo mật đối với những thông tin đã
bị A cung cấp cho tòa án. Do đó, chỉ trong
trường hợp B từ bỏ quyền bảo mật của mình
đối với thông tin đó thì nội dung lời khai
của A và B mới có thể trở thành bằng chứng
mà tòa án có thể tiếp cận được. UMA hầu
như không đưa ra hình phạt cho bên vi
phạm nghĩa vụ bảo mật. UMA cũng không
định nghĩa thế nào là vi phạm quyền bảo
mật27. Đây có thể xem là biện pháp duy nhất
để phòng chống, bên đã không thực hiện
nghĩa vụ bảo mật của mình, gây hại cho bên
còn lại.
Ngoại lệ thứ hai là ngoại lệ chống lại
việc lạm dụng quyền bảo mật trong hòa giải
để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo
đó không chỉ nội dung giao tiếp trong quá
trình hòa giải không là đối tượng của quyền
bảo mật theo khoản (a) (4) Mục 6 (đã đề cập
tại phần 2.1.1) mà việc các bên sử dụng biện
pháp hòa giải để bảo mật những thông tin kế
hoạch tội phạm, che giấu tội phạm cũng bị
ngăn cấm. Sở dĩ UMA chia làm hai quy định
này là vì đối tượng của khoản (a) (4) Mục 6
chỉ là những thông tin riêng lẻ xuất hiện
trong quá trình hòa giải28, có thể không phải
là nội dung chính của việc hòa giải. Còn tại
khoản (c) Mục 5, UMA hướng đến những
buổi hòa giải có nội dung chính là thực hiện
hay che giấu tội phạm, do tính chất nghiêm
trọng hơn mà các bên tham gia vào hòa giải
này sẽ bị mất quyền bảo mật chứ không chỉ
dừng lại ở những thông tin liên quan đến tội
phạm không được bảo mật. Cũng có nghĩa
là nếu các bên tham gia vào một buổi hòa
giải nhằm mục đích thực hiện hay che giấu
tội phạm, thì tất cả những thông tin trong đó
đều không được bảo mật, kể cả những thông
tin không nhằm ý định phạm tội. Tóm lại,
dựa trên những lập luận đã trình bày, có thể
thấy rõ rằng cần có các quy phạm pháp luật
riêng cho vấn đề bảo mật thông tin hòa giải
trong thủ tục thu thập, chấp nhận chứng cứ
là cần thiết. Việc xây dựng các quy định này
sẽ không dễ dàng vì Luật mẫu UNCITRAL
quy định vấn đề trên rất khái quát, xuất phát
từ bản chất đặc thù của pháp luật tố tụng,
hầu như không thể đạt được sự thống nhất ở
mức độ chi tiết giữa các quốc gia.
3. So ánh Luật mẫu unCiTraL với
uMa
Như vậy, xét theo môi trường pháp luật,
Hoa Kỳ có cách tiếp cận vấn đề khác với
Luật mẫu UNCITRAL. UMA không quy
định trực tiếp việc cấm hòa giải viên làm
trọng tài viên. Mục 4 của UMA quy định về
cơ chế đặc quyền, như đã phân tích tại Mục
1.2.3, cho phép các bên ngăn chặn việc tiết
lộ nội dung hòa giải trong một thủ tục. “Thủ
tục” cũng được định nghĩa là bao gồm cả thủ
tục trọng tài, như đã trình bày, vì thế, có
quan điểm nghiên cứu cho rằng trọng tài
viên sẽ không thể đưa ra phán quyết dựa trên
các thông tin hòa giải đang được bảo mật29.
Như vậy, UMA vẫn đảm bảo được hiệu quả
bảo mật trong thủ tục trọng tài sau khi hòa
giải. Quan điểm này tuy có cơ sở về mặt lý
luận nhưng xét trên thực tế thì chưa hoàn
toàn chính xác. Vì, thứ nhất, không phải mọi
thông tin hòa giải được dùng để giải quyết
tranh chấp trước trọng tài đều có thể ghi vào
phán quyết trọng tài. Chẳng hạn, các thông
tin hòa giải được bảo mật như thái độ, biểu
cảm, lời nói của các bên tranh chấp trong khi
hòa giải. Thứ hai, không phải hội đồng trọng
63
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
27 Nancy F. Lesser (2005), How much confidentiality does the UMA Provide?, National Law Journal, p. 3.
28 National Conference of Commissioners on Uniform State Laws (2003), trích dẫn số 44, p. 23.
29 Kristen M. Blankley (2011), “Keeping a secret from yourself? Confidentiality when the same Neutral serves both as Mediator
and as Arbitrator in the same case”, University of Nebraska – Lincoln, College of Law, Faculty Publications, p. 342.
64
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
tài nào cũng giải thích rõ mọi chứng cứ
mình đã dùng để đưa ra phán quyết. Do đó,
chúng tôi cho rằng, cách tiếp cận của UMA
về vấn đề này chưa hợp lý bằng Luật mẫu
UNCITRAL.
Mặc dù UMA không quy định nhưng
pháp luật Hoa Kỳ vẫn chứa đựng các quy
định tương tự như Điều 12 Luật mẫu thông
qua bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp hay qua
quy tắc về trọng tài thương mại của các tổ
chức có thẩm quyền quản lý hoạt động của
trọng tài viên. Hội Luật gia Hoa Kỳ (ABA)
đã ban hành Quy tắc về Trọng tài Thương
mại và Thủ tục Hòa giải30. Theo đó, khoản c
Điều L-2 quy định về trọng tài viên có hạn
chế như sau: “Trong trường hợp không có
sự đồng ý của các bên, trọng tài viên không
được là người đã làm hòa giải viên trong
một thủ tục hòa giải đang diễn ra”31.
Bên cạnh trọng tài viên, hòa giải viên
vẫn còn có thể đồng thời đóng vai trò khác
trong thủ tục tố tụng tòa án và thủ tục trọng
tài mà Luật mẫu UNCITRAL không quy
định, cụ thể là thẩm phán và đại diện cho một
bên tranh chấp. Đối với thẩm phán, Luật mẫu
không quy định là hợp lý vì thẩm phán thuộc
hệ thống tòa án, mà quy định pháp luật về
chủ thể này liên quan đến tổ chức tòa án mỗi
nước. Đây là vấn đề không thể đạt được sự
thống nhất giữa các quốc gia nên quy định ở
đây sẽ trở nên vô nghĩa. Đối với vai trò của
người đại diện cho một bên tranh chấp, Luật
mẫu không quy định vì ban soạn thảo không
tìm ra giải pháp thống nhất giữa các hệ thống
pháp luật quốc gia. Ở nhiều quốc gia, việc
hòa giải viên làm người đại diện cho một bên
hòa giải là hành vi vi phạm quy tắc ứng xử
nghề nghiệp của hòa giải viên. Mặt khác, nếu
quy định theo hướng cấm như vậy sẽ đi
ngược lại nguyên tắc tôn trọng quyền tự thỏa
thuận, tự định đoạt của các bên32. Như vậy,
vấn đề hòa giải viên giữ các vai trò khác đối
với cùng một tranh chấp rất cần thiết để đảm
bảo được nguyên tắc bảo mật trong hòa giải
thương mại.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế cùng
nhu cầu phát triển nội tại của quốc gia, đã
đến lúc cơ chế hòa giải thương mại ngoài tòa
án cần sớm được luật hóa tại Việt Nam. Việc
sắp tới đây Chính phủ sẽ ban hành Nghị
định về hòa giải thương mại là nền tảng
pháp lý đầu tiên hướng dẫn chi tiết cho hoạt
động này. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý về vấn
đề bảo mật thông tin trong hòa giải thương
mại ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ và thiếu
thống nhất với quy định tố tụng dân sự hiện
tại. Xuất phát từ bản chất của phương thức
hòa giải thương mại cùng kinh nghiệm các
nước trên thế giới, nguyên tắc bảo mật chính
là ưu điểm nổi bật, hấp dẫn và cũng là nền
tảng cho sự thành công của phương thức hòa
giải thương mại ngoài tòa án n
30 American Bar Association, “Commercial Arbitration Rules and Mediation Procedures (Including Procedures for Large, Com-
plex Commercial Disputes)”,
[https://www.adr.org/aaa/faces/rules/searchrules/rulesdetail?doc=ADRSTG_004130&_afrLoop=819321211818476&_afr-
WindowMode=0&_afrWindowId=seirmjazc_72#%40%3F_afrWindowId%3Dseirmjazc_72%26_afrLoop%3D81932121181
8476%26doc%3DADRSTG_004130%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dseirmjazc_290] (truy cập ngày
05/04/2015).
31 Nguyên văn: “Absent agreement of the parties, the arbitrator(s) shall not have served as the mediator in the mediation
phase of the instant proceeding”.
32 United Nations (2004), trích dẫn số 82, p. 52.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_noi_dung_ve_bao_mat_trong_hoa_giai_thuong_mai_ngoai_toa.pdf