Một số góp ý hoàn thiện Dự thảo
Thứ nhất, mục tiêu của Luật Cạnh tranh
Có thể nói mục tiêu của Luật Cạnh
tranh sẽ là kim chỉ nam cho việc kiểm soát
các giao dịch, hành vi TTKT. Chỉ khi nhà
làm luật xác định được đầy đủ và nghiêm túc
mục tiêu này, các tiêu chí đánh giá mới phát
huy tính hiệu quả của nó xét cả từ khía cạnh
lý luận lẫn khả năng thực thi.
Đặt trong bối cảnh Dự thảo được xây
dựng trên cơ sở chỉ quy định các nguyên
tắc chung, thì mục tiêu của Luật Cạnh tranh
càng trở nên cần thiết hơn. Bởi chính mục
tiêu của Luật sẽ trở thành tiêu chí để cơ quan
cạnh tranh có thể áp dụng các phân tích kinh
tế trong việc đánh giá các cơ sở cho doanh
nghiệp được hưởng miễn trừ. Một khi mục
tiêu của Luật không rõ ràng thì sẽ làm cho
việc thực thi khó dự đoán và nguy hiểm hơn
là có thể mang tính tùy tiện. Có thể cân nhắc
các mục tiêu của Luật Cạnh tranh Việt Nam
trong giai đoạn tới:
Một là: Bảo đảm cạnh tranh tự do và
công bằng trên thị trường;
Hai là: Bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng;
Ba là: Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập
kinh tế thế giới.
Trong đó, tiêu chí thứ ba có thể coi
là một tiêu chí mang tính đặc thù của Việt
Nam. Cần phải thấy rằng, Luật Cạnh tranh là
một trong những công cụ hữu hiệu của chính
sách cạnh tranh. Kết hợp cùng với việc nhấn
mạnh vai trò của tư duy kinh tế trong quá
trình thực thi, tiêu chí nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong
hội nhập kinh tế thế giới sẽ và nên là một
thành tố trong tiêu chí lớn là tác động tích
cực của việc TTKT đối với nền kinh tế
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tiêu chí đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh trong tập trung kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường, sức ép cạnh tranh làm
cho các hành vi tập trung kinh tế ngày càng phổ biến, gây những tác
động khác nhau đến cạnh tranh và người tiêu dùng. Nhằm kiểm soát
các hành vi tập trung kinh tế một cách hiệu quả, Dự thảo Luật Cạnh
tranh (sửa đổi)1 đã có các quy định mới, đặc biệt là các tiêu chí đánh
giá tác động của hành vi tập trung kinh tế đối với thị trường. Bài viết
bàn về các tiêu chí đánh giá trong Dự thảo dựa trên các phân tích kinh
tế và kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài.
Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đã
có một quy định riêng để xác định các tiêu
chí đánh giá trong quá trình thẩm định hồ sơ
tập trung kinh tế (TTKT)2. Nhằm đánh giá
tính phù hợp của các tiêu chí thẩm định được
quy định tại Điều 29 của Dự thảo, chúng tôi
sẽ tiếp cận vấn đề dựa trên bốn khía cạnh:
(i) Bản chất kinh tế của các tác động hạn
chế cạnh tranh (HCCT) của TTKT;
1 Xem Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trên https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-canh-
tranh-2017-345182.aspx.
2 Sau đây gọi tắt là tiêu chí thẩm định.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Phạm Hoài Huấn*
Abstract:
Along with the development of the market economy in Vietnam,
its competitive pressure have made the prevailing economic
concentration more popular, which generates different impacts to both
the competition and consumers. For the best effective control of the
economic concentration, the Bill on Competition has been formulated
with new provisions, particularly the criteria for assessment of the
impacts of the economic concentration on markets. This article
provides the discussion on the criteria in the Bill on Competition,
based on the economic analysis and experience of foreign laws.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Dự thảo Luật Cạnh tranh,
tác động hạn chế cạnh tranh, tập
trung kinh tế.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 28/05/2017
Biên tập: 21/07/2017
Duyệt bài: 28/07/2017
Article Infomation:
Keywords: Bill on competition,
competition restricting impacts;
economic concentration
Article History:
Received: 28 May 2017
Edited: 21 Jul. 2017
Appproved: 28 Jul. 2017
* ThS, GV Khoa Luật Thương mại - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG TẬP TRUNG KINH TẾ
(ii) Khía cạnh tích cực của TTKT;
(iii) Đánh giá chi tiết Điều 29;
(iv) Góp ý hoàn thiện Dự thảo.
1. Khía cạnh tác động hạn chế cạnh tranh
Nhìn từ góc độ chuỗi sản xuất, các
hành vi TTKT có thể diễn ra ở các hình thức
tập trung theo chiều ngang, tập trung theo
chiều dọc và TTKT hỗn hợp. Trong đó, dạng
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 15(343) T8/2017
TTKT theo chiều ngang luôn được xác định
là dạng TTKT có khả năng tác động HCCT
cao nhất3, bên cạnh những dạng TTKT theo
chiều dọc hoặc hỗn hợp. So với Luật Cạnh
tranh hiện hành chỉ kiểm soát các hành vi
TTKT theo chiều ngang, sự thay đổi về
phương thức tiếp cận như cách Dự thảo
đang xây dựng là phù hợp.
Doanh nghiệp sau TTKT chỉ có thể
gây tổn hại cho người tiêu dùng thông qua
việc tăng, duy trì giá bán trên mức giá cạnh
tranh hoặc giảm chất lượng, sản lượng dưới
mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận
khi nó có được một sức mạnh thị trường
đáng kể. Nhưng doanh nghiệp chỉ có thể đạt
được điều đó khi nó là doanh nghiệp duy
nhất hoặc là một doanh nghiệp có sức mạnh
đáng kể nằm trong một cấu trúc thị trường
độc quyền nhóm và tồn tại nhiều rào cản gia
nhập thị trường.
1.1 Mức độ tập trung của thị trường
Bản chất của các hành vi TTKT là
nhằm tạo lập nên sức mạnh thị trường lớn
hơn cho doanh nghiệp sau TTKT. Cùng với
việc TTKT, cấu trúc thị trường cũng sẽ thay
đổi theo hướng số lượng doanh nghiệp giảm
đi và tương quan về quy mô và sức mạnh
của các doanh nghiệp trên thị trường cũng
khác đi. Để đo lường cho sự thay đổi đó,
kinh tế học sử dụng chỉ số HHI để đánh giá.
Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index)
có nghĩa là thước đo được chấp nhận một
cách rộng rãi khi xác định mức độ tập trung
của thị trường. HHI được tính bằng tổng
bình phương thị phần của mỗi công ty cạnh
tranh trên thị trường.
Chỉ số HHI dùng để đo quy mô của
doanh nghiệp trong một thị trường. Cách
tiếp cận là HHI bằng 0 điểm khi một thị
3 Paul Craig & Gráinne de Búrca (2011), EU Law: Text, Cases & Materials, 5th Edition, Oxford University Press,
p. 1047.
4
5 Herbert Hovenkamp (1993), Antitrust, 2nd edition, West Publishing Co, p. 71: Các thỏa thuận ấn định giá hoạt động tốt
trong một số mô hình thị trường so với các mô hình thị trường khác, đôi khi có những thị trường không thể tiến hành
được... Một thị trường với số lượng càng ít doanh nghiệp thì càng dễ tiến hành các thỏa thuận HCCT.
6 U.S. Department of Justiceand theFederal Trade Commission, HorizontalMergerGuidelines, 5.3 Market Concentration.
trường tồn tại một số lượng lớn các doanh
nghiệp có quy mô tương đối bằng nhau và
đạt tối đa là 10.000 điểm khi thị trường bị
kiểm soát bởi một công ty duy nhất.
Chỉ số HHI tăng cả khi số lượng doanh
nghiệp trên thị trường giảm và cũng như sự
chênh lệch về kích thước giữa các doanh
nghiệp này tăng lên4.
Một thị trường có hệ số tập trung cao
cũng đồng nghĩa với việc thị trường tồn
tại một số lượng ít các doanh nghiệp. Điều
đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp trong thị
trường có sức mạnh thị trường. Tuy nhiên,
nếu không có những chế tài nghiêm khắc từ
Nhà nước, đó sẽ là yếu tố thuận lợi cho các
hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường. Ở
một khía cạnh khác, thị trường có mức độ
tập trung cao cũng là một cấu trúc thị trường
lý tưởng để tiến hành các thỏa thuận HCCT5.
Như trên đã đề cập, bản thân hành vi TTKT
chưa gây ra thiệt hại cho cạnh tranh. Nhưng
chính hành vi này có khả năng tạo ra nguy
cơ HCCT. Dù là nguy cơ dẫn đến các hành
vi lạm dụng sức mạnh thị trường hay các
thỏa thuận HCCT đều là những thiệt hại phải
ngăn ngừa. Chính vì vậy mà nhìn từ góc độ
của hệ số tập trung của thị trường, theo pháp
luật cạnh tranh Hoa Kỳ, cơ quan cạnh tranh
thường xem xét thị trường mà chỉ số HHI
dao động giữa 1.500 và 2.500 điểm, khi đó,
thị trường tập trung vừa phải và khi HHI
vượt quá 2.500 điểm, thì thị trường tập trung
cao độ6. Ủy ban Châu Âu cũng coi HHI là
một trong những chỉ số cần phải xác định
đầu tiên trong quá trình xử lý một vụ TTKT.
Theo đó, trong trường hợp nếu HHI dưới
1000 điểm thì đây là một thị trường có mức
độ tập trung thấp, có nghĩa mức độ HCCT
của hành vi hầu như là không có, không cần
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 15(343) T8/2017
phải tiến hành các phân tích tiếp theo7.
1.2 Thị trường độc quyền nhóm
và hành động song song của các doanh
nghiệp
Thị trường độc quyền nhóm được kinh
tế học định nghĩa là thị trường chỉ tồn tại
một số lượng nhỏ các doanh nghiệp. Vì chỉ
tồn tại một số lượng nhỏ các doanh nghiệp
nên mỗi hành vi tăng hoặc giảm giá của
doanh nghiệp đều có khả năng tác động đến
các doanh nghiệp còn lại trong thị trường8.
Cho nên, khi doanh nghiệp sau TTKT, tạm
gọi là A tăng giá bán, các doanh nghiệp còn
lại trong thị trường sẽ có một trong hai lựa
chọn:
(i) Tăng giá bán cùng với A;
(ii) Giữ nguyên giá hoặc giảm giá.
Trong trường hợp, nếu các doanh
nghiệp còn lại không tăng giá, A buộc phải
giảm giá hoặc chấp nhận bị mất khách hàng.
Điều đó cũng có nghĩa là cạnh tranh vẫn
được duy trì. Nhưng ở khía cạnh ngược lại,
phản ứng của các doanh nghiệp đối thủ là
cùng tăng giá với A, có nghĩa người dùng
phải trả giá cao hơn cho trường hợp này.
Cho nên, khả năng hành động song song của
doanh nghiệp trong thị trường là một trong
những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức
độ tác động HCCT9. Theo khuyến nghị của
International Competition Network, cùng
với các đánh giá về thị trường và mức độ
tập trung của thị trường, thì đánh giá về ảnh
hưởng từ hoạt động cộng hưởng của các
doanh nghiệp sau TTKT giữ một vai trò rất
7 Guidelines on the assessment of horizontal mergers under the Council Regulation on the control of concentrations
between undertakings, para 19.
8 N. Gregory Mankiw (2011), Principles of Economics, 6th Edition, Cengage Learning, p. 330.
9 Cần lưu ý rằng, hành động song song của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm là hoàn toàn khác và không
cấu thành nên hành vi thỏa thuận HCCT. Bản chất của thỏa thuận HCCT đó là phải có thỏa thuận thống nhất hành động
giữa các bên, nhưng hành động song song chỉ đơn thuần là phản ứng của doanh nghiệp trong thị trường trước sự thay
đổi về chiến lược kinh doanh của đối thủ. Xem thêm Albertina Albors-LLorens (2006), Horizontal agreements and
concerted practices in EC competition law: Unlawful and legitimate contacts between competitors, 51 Ant Bull 837.
10 ICN (2006), ICN Merger Guidelines Workbook, 4D.
11 UNCTAD (2010), Model law on competition, p. 38, trên
Model-Law-on-Competition.aspx , truy cập ngày 26/11/2016.
12 Guidelines on the assessment of horizontal mergers under the Council Regulation on the control of concentrations
between undertakings, para 70.
quan trọng trong việc xác định khả năng gây
HCCT10.
1.3 Rào cản gia nhập thị trường
Rảo cản gia nhập thị trường đề cập đến
một số yếu tố có thể cản trở hoặc ngăn cản
việc gia nhập của các doanh nghiệp mới vào
ngành ngay cả khi các doanh nghiệp đang
hoạt động trong thị trường đó đang thu được
lợi nhuận quá mức. Có hai loại rào cản gia
nhập thị trường: rào cản cấu trúc (hoặc kinh
tế) và rào cản chiến lược (hoặc hành vi)11.
Có thể nói rào cản gia nhập thị trường
là một trong những yếu tố quan trọng nhất
để đánh giá tác động HCCT của việc TTKT.
Bởi yếu tố được quan ngại trong vụ TTKT
đó là liệu rằng sau khi TTKT, doanh nghiệp
có lạm dụng sức mạnh vừa đạt được đó để
bóc lột khách hàng hay không? Trong một
thị trường tồn tại nhiều rào cản gia nhập thị
trường thì doanh nghiệp có thể làm được
việc này. Bởi các đối thủ tiềm năng có thể
gặp trở ngại khi gia nhập thị trường bởi
các rủi ro và chi phí; do đó có tác động đến
khả năng sinh lời. Rào cản gia nhập là đặc
điểm của thị trường, nó cho phép các doanh
nghiệp đang hoạt động có được lợi thế hơn
các đối thủ tiềm năng12. Nhưng nếu như thị
trường không có hoặc mức độ cản trở việc
gia nhập thị trường là thấp, việc tăng giá bán
của doanh nghiệp sẽ là nguyên nhân thôi
thúc các doanh nghiệp khác gia nhập vào thị
trường và tạo nên thế cạnh tranh mới.
Nhìn chung, một vụ TTKT sẽ mang lại
cho các doanh nghiệp tham gia sức mạnh thị
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 15(343) T8/2017
trường lớn hơn. Chính điều đó làm cho cấu
trúc thị trường thay đổi theo hướng mức độ
thị trường được tập trung cao độ hơn. Nhưng
nếu chỉ riêng mức độ tập trung thị trường
cao thì chưa đánh giá được khả năng HCCT,
mà còn cần phải đánh giá một cách toàn
diện các yếu tố như tương quan giữa doanh
nghiệp sau TTKT và các doanh nghiệp còn
lại trên thị trường, khả năng hành động song
song và liệu rằng khi tăng giá bán thì có gặp
trở ngại bị mất thị phần bởi sự gia nhập của
các đối thủ mới.
2. Khía cạnh tích cực của tập trung kinh tế
TTKT dưới những điều kiện nhất định
cũng mang lại những giá trị tích cực. Nhìn
từ góc độ kinh tế học, các giá trị này có thể
xem xét từ khía cạnh tính kinh tế của quy
mô, hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực
hoặc thậm chí là nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành sản xuất trong nước trong
tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
2.1 Tính kinh tế của quy mô
(economics of scale)
Tính kinh tế của quy mô được hiểu là
chi phí sản xuất trung bình trong dài hạn của
doanh nghiệp sẽ giảm khi quy mô sản xuất
gia tăng13. Tính kinh tế của quy mô được
nhìn nhận thông qua ba khía cạnh sau:
Thứ nhất, trong quá trình sản xuất, các
doanh nghiệp phải chịu chi phí cố định14. Chi
phí này là không thay đổi theo sản lượng.
Khi sản xuất hay không sản xuất, sản lượng
nhiều hay ít, thì doanh nghiệp vẫn phải chi
trả. Cho nên, khi doanh nghiệp sản xuất
nhiều, đồng nghĩa chi phí sẽ giảm.
Thứ hai, tính chuyên nghiệp hóa: bằng
việc phối hợp hành động, doanh nghiệp có
thể trao đổi thông tin, bí quyết sản xuất, hoặc
phân chia phối hợp thực hiện chuỗi sản xuất.
Điều này cũng góp phần làm cho hiệu quả
13 David Begg, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2011), Economics 10th Edition, McGraw-Hill
Education, p. 160.
14 Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (2013), Microeconomics, 8th Edition, Pearson, p. 233. Chi phí cố định là chi
phí không thay đổi theo sản lượng đầu ra và chi phí này chỉ có thể được loại trừ khi doanh nghiệp không còn kinh doanh
nữa.
15 David Begg, tlđd, tr. 160.
sản xuất nâng cao, chi phí sản xuất giảm.
Thứ ba, tính liên quan trong quá trình
sản xuất. Hiệu quả về quy mô nhìn nhận ở góc
độ các doanh nghiệp sản xuất ở quy mô lớn,
sẽ tận dụng tốt hơn sức mạnh về công nghệ và
máy móc, điều mà nếu doanh nghiệp sản xuất
đơn lẻ ở quy mô nhỏ sẽ không đầu tư15.
2.2 Hoàn thiện chuỗi sản xuất
Các hành vi TTKT, đặc biệt là TTKT
theo chiều dọc trong nhiều trường hợp sẽ
giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện được
chuỗi sản xuất của mình. Việc sở hữu một
chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất, đóng
gói đến phân phối sẽ giúp cho hoạt động của
doanh nghiệp được nhịp nhàng và tiết kiệm
chi phí.
Đặt trong bối cảnh của hội nhập kinh
tế thế giới, cạnh tranh không chỉ xảy ra trong
phạm các doanh nghiệp quốc nội. Quan trọng
hơn, cùng với việc hội nhập kinh tế thế giới,
các doanh nghiệp sẽ đứng trước sức ép cạnh
tranh từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Việc TTKT sẽ giúp cho các doanh
nghiệp có được sức mạnh thị trường một
cách nhanh chóng và trở thành “nhà vô địch
quốc gia” trong ngành đó. Giá trị tích cực
được nhìn nhận ở chỗ chính các “nhà vô
địch” này sẽ là đại diện của nền sản xuất
trong nước và sẽ là thế lực giúp cân bằng thị
trường, đón đầu trong cuộc cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài và đưa cạnh
tranh lên tầm cao hơn.
3. Quy định của Dự thảo Luật Cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 29 của Dự
thảo, khi tiến hành thẩm định một vụ TTKT,
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Ủy ban) sẽ
đánh giá thông qua ba tiêu chí:
a) Cấu trúc thị trường và mức độ tập
trung trên thị trường;
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 15(343) T8/2017
b) Khả năng gây tác động HCCT một
cách đáng kể trên thị trường;
c) Tác động tích cực của việc TTKT
đối với nền kinh tế.
Như vậy, phương pháp kiểm soát
TTKT đang được sử dụng trong Dự thảo vẫn
là đánh giá dựa trên việc so sánh hai khía
cạnh tác động tiêu cực và giá trị tích cực mà
hành vi TTKT mang lại.
3.1 Tác động tiêu cực của hành vi
TTKT
Cụm từ “tác động HCCT một cách
đáng kể” là cụm từ được sử dụng xuyên suốt
trong Dự thảo. Đối với vấn đề kiểm soát
các hành vi TTKT, nó là tiêu chuẩn cơ bản
để Ủy ban xác định một giao dịch TTKT là
được phép tiến hành hay bị cấm16.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 31 của
Dự thảo:
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều 28 Luật này, Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản cho
doanh nghiệp nộp hồ sơ:
a) TTKT không thuộc trường hợp bị cấm;
b) TTKT được thực hiện kèm theo
điều kiện hoặc một hay một số biện pháp
khắc phục quy định tại Điều 32 Luật này;
c) TTKT thuộc trường hợp bị cấm. Có
thể hình dung, ngay cả việc áp dụng kèm các
biện pháp khắc phục cũng nhằm mục đích
giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác hại của hành
vi TTKT.
Cụm từ “tác động HCCT một cách
đáng kể” có tính khái quát rất cao. Trong
một chừng mực nào đó, nó giống như cách
khái quát mà pháp luật cạnh tranh của EU và
Hoa Kỳ đang tiến hành.
Tuy vậy, xoay quanh việc đánh giá
khía cạnh tiêu cực của vụ TTKT thì Điều 29
Dự thảo vẫn chưa thật hoàn hảo. Vì xét về
mặt định tính, thì như trên đã phân tích, tiêu
16 Điều 24 Dự thảo quy định: Cấm tập trung kinh tế có tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể
trên thị trường Việt Nam.
chí “cấu trúc thị trường và mức độ tập trung
trên thị trường” là một trong những tiêu chí
để đánh giá mức độ nguy hại của hành vi.
Cho nên, khi đã đánh giá “khả năng gây
tác động HCCT một cách đáng kể trên thị
trường” có nghĩa xét về khía cạnh kinh tế,
Ủy ban bắt buộc phải đánh giá mức độ tập
trung và cấu trúc thị trường. Nói cách khác,
nếu nhìn ở góc độ khái quát, đã đưa ra tiêu
chí là “khả năng gây tác động HCCT một
cách đáng kể trên thị trường” mà lại còn liệt
kê “cấu trúc thị trường và mức độ tập trung
trên thị trường” thì là thừa.
Nhưng nếu như nhìn nhận ở góc độ
liệt kê, thì việc đánh giá các mức độ tác
động nguy hại nó không chỉ bao gồm “cấu
trúc thị trường và mức độ tập trung trên thị
trường” mà còn những thứ khác như đã phân
tích. Nhìn từ khía cạnh này thì quy định này
lại không đủ.
3.2 Tác động tích cực của hành vi
TTKT đối với nền kinh tế
Như đã phân tích, các hành vi TTKT
có những giá trị tích cực nhất định. Đặc biệt
là các hành vi TTKT theo chiều dọc, có thể
tạo ra được những chuỗi sản xuất hoàn thiện,
giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí
sản xuất, tìm được lợi thế trong tính kinh tế
của quy mô hoặc thúc đẩy sự phát triển sản
xuất thông qua các hoạt động nghiên cứu và
phát triển (R&D).
Một trong những khía cạnh quan trọng
trong giai đoạn này chúng ta nhất thiết phải
tính đến đó là khía cạnh năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế. Để doanh nghiệp Việt Nam
có thể trụ được trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, doanh nghiệp ấy nhất thiết phải
có sức mạnh thực sự. Vấn đề đặt ra là làm
sao để doanh nghiệp Việt Nam có thể lớn
mạnh trong một khoảng thời gian ngắn? Vấn
đề này chỉ có thể giải quyết thông qua việc
TTKT. Cho nên, TTKT còn phải được nhìn
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 15(343) T8/2017
nhận ở góc độ tích cực này.
Trở lại với cụm từ “khả năng gây
tác động HCCT một cách đáng kể trên thị
trường”. Nội dung của cụm từ này đang
mang tính định tính. Vấn đề là cần phải
lượng hóa khả năng tác động. Giả định rằng,
một giao dịch gây tác động xấu về cạnh
tranh, hệ số tập trung cao nhưng đồng thời
nó cũng mang lại những giá trị tích cực. Vấn
đề mà Ủy ban phải giải quyết là nếu một
hành vi TTKT có cả 3 yếu tố được quy định
trong Điều 29, thì dựa trên cơ sở nào để Ủy
ban xác định ranh giới của phần tiêu cực hay
tích cực là nhiều hơn?
4. Một số góp ý hoàn thiện Dự thảo
Thứ nhất, mục tiêu của Luật Cạnh tranh
Có thể nói mục tiêu của Luật Cạnh
tranh sẽ là kim chỉ nam cho việc kiểm soát
các giao dịch, hành vi TTKT. Chỉ khi nhà
làm luật xác định được đầy đủ và nghiêm túc
mục tiêu này, các tiêu chí đánh giá mới phát
huy tính hiệu quả của nó xét cả từ khía cạnh
lý luận lẫn khả năng thực thi.
Đặt trong bối cảnh Dự thảo được xây
dựng trên cơ sở chỉ quy định các nguyên
tắc chung, thì mục tiêu của Luật Cạnh tranh
càng trở nên cần thiết hơn. Bởi chính mục
tiêu của Luật sẽ trở thành tiêu chí để cơ quan
cạnh tranh có thể áp dụng các phân tích kinh
tế trong việc đánh giá các cơ sở cho doanh
nghiệp được hưởng miễn trừ. Một khi mục
tiêu của Luật không rõ ràng thì sẽ làm cho
việc thực thi khó dự đoán và nguy hiểm hơn
là có thể mang tính tùy tiện. Có thể cân nhắc
các mục tiêu của Luật Cạnh tranh Việt Nam
trong giai đoạn tới:
Một là: Bảo đảm cạnh tranh tự do và
công bằng trên thị trường;
Hai là: Bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng;
Ba là: Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập
kinh tế thế giới.
17 Điểm c khoản 1 Điều 29 Dự thảo.
Trong đó, tiêu chí thứ ba có thể coi
là một tiêu chí mang tính đặc thù của Việt
Nam. Cần phải thấy rằng, Luật Cạnh tranh là
một trong những công cụ hữu hiệu của chính
sách cạnh tranh. Kết hợp cùng với việc nhấn
mạnh vai trò của tư duy kinh tế trong quá
trình thực thi, tiêu chí nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong
hội nhập kinh tế thế giới sẽ và nên là một
thành tố trong tiêu chí lớn là tác động tích
cực của việc TTKT đối với nền kinh tế17.
Thứ hai, kỹ thuật quy định ba tiêu chí
kiểm soát TTKT
Có hai vấn đề liên quan đến kỹ thuật
quy định ba tiêu chí thẩm định được quy
định tại khoản 1 Điều 29 Dự thảo. Cụ thể:
1. Cấu trúc thị trường và mức độ tập
trung trên thị trường;
2. Khả năng gây tác động HCCT một
cách đáng kể trên thị trường;
3. Tác động tích cực của việc TTKT đối
với nền kinh tế.
Như trên đã trình bày, tiêu chí thứ (1) là
một quy định thừa. Mặc dù nó chỉ là kỹ thuật
diễn đạt, nhưng sẽ hay hơn khi ngay từ đầu,
Dự thảo có sự chỉn chu về kỹ thuật lập pháp.
Khuyến nghị của chúng tôi là nên bỏ tiêu chí
(1), chỉ giữ lại hai tiêu chí (2) và (3). Tiêu chí
(1) sẽ chỉ là một trong những tiêu chí được
Chính phủ sử dụng để xác định khả năng gây
tác động HCCT một cách đáng kể trên thị
trường trong các hướng dẫn dưới luật.
Ngoài ra, cần phải có nguyên tắc để
xác định hoặc định hướng lượng hóa tiêu
chí, đặc biệt là trong các vụ TTKT vừa gây
hại nhưng vừa có khía cạnh tác động tích
cực của việc TTKT đối với nền kinh tế. Khi
một vụ TTKT vừa có hại vừa có lợi, thì cơ
quan cạnh tranh sẽ dựa trên các phân tích
hoặc nguyên tắc nào để xác định cấm hay
cho phép thực hiện. Thoạt nhìn, có vẻ sẽ rất
dễ để trả lời nhưng đi vào thực tế, nếu không
xác định rõ mối quan hệ này và đặt trong bối
cảnh mục tiêu của Luật Cạnh tranh là không
(Xem tiếp trang 56)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 15(343) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_tieu_chi_danh_gia_tac_dong_han_che_canh_tranh_trong_tap.pdf