Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố
bao gồm sự hiểu biết, trình độ nhận thức
pháp luật của đội ngũ công chức, chất lượng
của hệ thống VBPL cũng như hoạt động
thực thi, áp dụng pháp luật là những yếu tố
cơ bản tạo nên văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chính nhà nước. Tuy mỗi yếu tố
đều có những nội dung, vai trò, đặc điểm
riêng nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ
biện chứng, tác động lẫn nhau, làm tiền đề,
điều kiện cho nhau phát triển.
Văn hoá pháp luật là một thể thống
nhất bao gồm các thành tố cơ bản, giữa
chúng vừa có mối liên hệ hữu cơ, chịu sự
tác động thường xuyên của đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa của quốc gia, dân tộc
và thời đại. Hệ thống VBPL được thể hiện
với ý nghĩa là các sản phẩm vật chất của ý
thức pháp luật, của trình độ nhận thức, hiểu
biết về pháp luật của đội ngũ công chức.
Đồng thời cả ý thức pháp luật của đội ngũ
công chức và chất lượng của hệ thống VBPL
cùng là những tiền đề quan trọng bảo đảm
cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp
luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn. Sự
hiểu biết pháp luật của công chức càng đầy
đủ, sâu sắc, toàn diện, hệ thống VBPL càng
đúng đắn, nhân văn, tiến bộ thì hoạt động
thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật càng trở
nên chủ động, tự giác, tích cực.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật, áp
dụng pháp luật của các cơ quan hành chính
và mỗi cá nhân công chức trong hoạt động
thực thi công vụ, lối sống theo pháp luật
cũng như trình độ vận dụng pháp luật trong
quá trình quản lý xã hội là một kết quả tất
yếu của quá trình nhận thức, nắm bắt kiến
thức pháp luật và là yếu tố không thể thiếu
được của văn hoá pháp luật
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố cấu thành văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Huyền Hạnh*
* ThS. Trưởng phòng, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ.
Tóm tắt:
Văn hóa pháp luật có vai trò to lớn trong tổ chức, hoạt động
của các cơ quan hành chính. Để xây dựng được một nền hành
chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại không thể thiếu các tư
tưởng, quan điểm lập pháp, lập quy đúng đắn, không thể thiếu
hệ thống pháp luật có chất lượng, đồng bộ, khả thi cũng như
đội ngũ công chức tinh thông kiến thức và kỹ năng thực hành
pháp luật.
Abstract:
Lawful culture plays a significant role in the organization
and performance of administrative agencies. In order to
build a democratic, professional and modern administration,
it is indispensable for the ideas, the legislative viewpoints,
the right regulations and the lawful system of quality,
uniformity and feasibility as well as the civil servants with
broad knowledge and good skills of practicing law.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: văn hóa pháp luật; cơ quan hành
chính.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 10/12/2017
Biên tập: 20/12/2017
Duyệt bài: 26/12/2017
Article Infomation:
Keywords: Lawful culture, administrative
agency
Article History:
Received: 10 Dec. 2017
Edited: 20 Dec. 2017
Appproved: 26 Dec. 2017
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA PHÁP LUẬT
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Nếu coi văn hóa pháp luật là “hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động
của pháp luật được thể hiện trong ý thức,
tư tưởng và hành vi của con người”1 thì văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính
1 GS.,TS Hoàng Thị Kim Quế, Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành, Nxb. Đại
học quốc gia Hà Nội, năm 2011.
được hiểu là hệ thống các yếu tố, giá trị vật
chất và tinh thần được sáng tạo trong lĩnh
vực pháp luật, gắn liền với tổ chức và hoạt
động của cơ quan hành chính, với hoạt động
quản lý hành chính nhà nước và hoạt động
thực thi công vụ của đội ngũ công chức hành
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 01(353) T01/2018
chính. Văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính cũng mang những đặc điểm của
văn hóa pháp luật nói chung như chứa đựng
những giá trị tinh hoa, tốt đẹp nhất của một
nền pháp luật phát triển ở trình độ cao, phản
ánh diện mạo của đời sống chính trị và bản
chất dân chủ của xã hội. Bên cạnh đó, văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính
gắn liền với tổ chức, hoạt động của cơ quan
hành chính, với hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, nên tác động đến toàn bộ
các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ quản lý,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đến các
lĩnh vực như xây dựng, tư pháp, giáo dục,
đào tạo, đất đai, tài nguyên - môi trường
Văn hóa pháp luật có vai trò to lớn
trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan
hành chính. Để xây dựng được một nền
hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại
không thể thiếu các tư tưởng, quan điểm lập
pháp, lập quy đúng đắn, không thể thiếu hệ
thống pháp luật có chất lượng, đồng bộ, khả
thi cũng như đội ngũ công chức tinh thông
kiến thức và kỹ năng thực hành pháp luật.
Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm pháp
luật, những chuẩn mực pháp luật cũng chỉ
có giá trị khi nó hướng tới xây dựng một nền
hành chính chuyên nghiệp, công khai, minh
bạch - một nền hành chính “của dân, do dân,
vì dân”.
Văn hóa pháp luật nói chung được xác
định bao gồm các yếu tố: ý thức pháp luật;
hệ thống pháp luật; thực hiện pháp luật, lối
sống theo pháp luật. Là một dạng đặc thù
của văn hóa pháp luật nói chung, văn hóa
pháp luật trong cơ quan hành chính bao gồm
các yếu tố cơ bản sau đây:
Một là, văn hóa pháp luật được thể
hiện thông qua sự hiểu biết, trình độ nhận
thức pháp luật; thái độ, tình cảm pháp luật
của đội ngũ công chức hành chính.
Sự hiểu biết, trình độ nhận thức pháp
luật, thái độ, tình cảm của đội ngũ công chức
về pháp luật nói chung cũng như pháp luật
trong hoạt động quản lý hành chính nói riêng
là yếu tố phản ánh những giá trị phi vật chất
của văn hóa pháp luật. Để hình thành được
văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính
đòi hỏi người công chức phải có năng lực,
kiến thức, có trình độ hiểu biết về pháp luật
nói chung và các quy định pháp luật trong
hoạt động thực thi công vụ; nắm vững và
thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật
khi thực thi nhiệm vụ được phân công. Đồng
thời, chính sự hiểu biết pháp luật là cơ sở,
là tiền đề để hình thành thái độ, tình cảm
pháp luật, hành vi pháp luật, kỹ năng vận
dụng pháp luật vào thực tiễn của người công
chức. Khi có những kiến thức, hiểu biết về
pháp luật, họ sẽ có niềm tin vào pháp luật,
nhìn nhận được giá trị, sự cần thiết phải tôn
trọng và tự giác thực hiện pháp luật một
cách chính xác, đầy đủ.
Trước hết, người công chức phải có
được những tri thức cơ bản về pháp luật, đây
chính là cơ sở nền tảng đầu tiên góp phần
hình thành nên ý thức pháp luật của họ. Tuy
nhiên, do công chức là những người thực
thi công vụ nên nhận thức pháp luật của họ
không chỉ dừng lại ở những tri thức, hiểu biết
pháp luật thông thường mà còn biểu hiện ở
những mức độ cao hơn - đó là ý thức pháp
luật nghề nghiệp. Ý thức pháp luật của những
người hoạt động trong lĩnh vực hành pháp,
hoạt động trên cơ sở pháp luật và nhằm thực
thi pháp luật, áp dụng các quy định pháp luật
vào từng trường hợp với những đối tượng và
hoàn cảnh cụ thể. Nó không những chỉ biểu
hiện ở sự hiểu biết về pháp luật mà còn phản
ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và
áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các
công việc trong thực tế.
Người công chức phải nắm vững các
quy định pháp luật liên quan đến công tác
quản lý hành chính nhà nước, đến hoạt động
thực thi công vụ, cụ thể như: các quy định
về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 01(353) T01/2018
chức; quy định về vị trí của cơ quan, tổ chức
trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước,
mối quan hệ của cơ quan với các cơ quan,
tổ chức trong và ngoài hệ thống; nắm vững
chức trách, nhiệm vụ, quy tắc hành vi ứng xử
của bản thân cũng như mối quan hệ với cấp
trên, đồng nghiệp và với nhân dân; các quy
định điều chỉnh lĩnh vực quản lý nhà nước
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị Mỗi công chức, khi thi hành công vụ
phải ý thức rõ bản thân mình được giao trách
nhiệm thay mặt Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý nhà nước hoặc phục vụ các
nhu cầu của hoạt động quản lý trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Mục
đích làm việc của người công chức là nhằm
góp phần hoàn thành các chức năng, nhiệm
vụ cơ bản của cơ quan, đồng thời hướng tới
mục tiêu quản lý, phát triển xã hội. Nhận
thức pháp luật càng đầy đủ, sâu sắc và toàn
diện bao nhiêu thì càng có nhiều tư tưởng
pháp luật tiến bộ, thái độ và tình cảm đúng
đắn đối với pháp luật. Người công chức sẽ
có hành vi xử sự phù hợp với pháp luật, vận
dụng thành thạo pháp luật trong quá trình
thực thi công vụ, có tinh thần, trách nhiệm
cao trong xây dựng và bảo vệ pháp luật.
Hai là, chất lượng hệ thống văn bản
pháp luật (VBPL) quản lý hành chính là yếu
tố cấu thành nên văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chính
Hệ thống VBPL quản lý hành chính
nhà nước là bộ phận giá trị vật chất quan
trọng của văn hóa pháp luật, là cơ sở pháp
lý để hình thành và điều chỉnh tổ chức, hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước
và các quan hệ công vụ. Hệ thống văn bản
bao gồm các quy định về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan hành chính từ trung
ương tới cơ sở; quy định về thủ tục hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước,
nhất là thủ tục hành chính liên quan tới
người dân, doanh nghiệp; quy định về các
nguyên tắc của hoạt động công vụ, chi phối
mục tiêu, kỹ năng và nhiều vấn đề khác liên
quan đến quá trình thực thi công vụ của đội
ngũ công chức; các VBPL về quản lý, phát
triển đội ngũ công chức như các quy định về
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của công
chức, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công
chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao; các văn bản quy định quản lý
hành chính nhà nước trong các ngành, lĩnh
vực khác nhau như: kinh tế; kế hoạch đầu
tư; văn hóa xã hội; y tế; trật tự, an ninh quốc
phòng
Về mặt nội dung, chất lượng của hệ
thống VBPL trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước được đánh giá trước hết ở
khả năng bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản,
chính đáng của người dân, đảm bảo khả
năng tiếp cận của người dân và các tổ chức
đối với các thông tin, VBPL do các cơ quan
hành chính ban hành. Hệ thống VBPL phải
đảm bảo tính cân đối, đồng bộ, có khả năng
bao quát, phủ sóng tới toàn bộ đời sống xã
hội, không chỉ chú trọng tới các quy định về
tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính
mà còn phải chú ý tới các quy định quản lý
hành chính nhà nước điều chỉnh các quan hệ
xã hội đa dạng, phức tạp như kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Đồng
thời, phải đảm bảo tính công khai, minh
bạch, thống nhất, tính khả thi, đáp ứng yêu
cầu phát huy dân chủ và xây dựng, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Về mặt hình thức, chất lượng của hệ
thống VBPL trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước còn được thể hiện ở quy
trình, phương pháp xây dựng, ban hành văn
bản, kỹ thuật lập quy, văn phong và ngôn
ngữ sử dụng trong văn bản. Các văn bản
pháp quy phải được ban hành đúng thẩm
quyền, đảm bảo tính quy chuẩn, trật tự, thứ
bậc hiệu lực pháp lý.
Ngoài ra, khi đề cập đến chất lượng
của hệ thống VBPL như là yếu tố cấu thành
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 01(353) T01/2018
của văn hóa pháp luật của cơ quan hành
chính nhà nước thì không thể không đề cập
tới hệ thống các chuẩn mực công vụ bao
gồm các nguyên tắc, các quy định mang
tính pháp lý mà các cơ quan hành chính và
đội ngũ công chức phải tuân theo nhằm xây
dựng công sở chuyên nghiệp, văn minh,
hiện đại. Các chuẩn mực công vụ bao gồm
một số nội dung như các quy định về giao
tiếp, ứng xử trong thi hành công vụ của đội
ngũ công chức; quy định về trang phục, lễ
phục của công chức khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ; quy định về bài trí công sở và xây
dựng môi trường công sở văn minh như quy
định về treo Quốc huy; Quốc kỳ; biển tên và
địa chỉ cơ quan; niêm yết nội quy làm việc
của cơ quan; bố trí phòng tiếp dân, phòng
tiếp khách trong công sở; công tác vệ sinh
công sở, đảm bảo an ninh, trật tự...
Mỗi một quốc gia đều xác lập một
hệ thống chuẩn mực cho hoạt động thực
thi công vụ, có thể coi đây là những giá
trị cốt lõi phản ánh sứ mệnh, các mục tiêu
hoạt động, thể hiện bản sắc riêng, tính đặc
thù trong tổ chức và hoạt động của cơ quan
hành chính, được các công chức trong công
sở thừa nhận, duy trì và bảo vệ một cách
tự giác. Điều đó góp phần giúp người công
chức luôn nhận thức đúng về chức trách,
nhiệm vụ của mình, có ý thức làm việc tốt,
tận tụy với công việc, có hành vi ứng xử,
giao tiếp đúng mực với lãnh đạo, nhân dân
và đồng nghiệp. Đồng thời, đây cũng là yếu
tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý của
cơ quan được thông suốt, phân công, phân
nhiệm rõ ràng, trụ sở, cảnh quan môi trường
làm việc văn minh, hiện đại.
Ba là, văn hóa pháp luật còn được
phản ánh qua chất lượng hoạt động thực thi,
áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính
và đội ngũ công chức
Văn hóa pháp luật luôn phản ánh chất
lượng, trình độ cao của hoạt động áp dụng,
thực thi pháp luật của các cơ quan hành
chính. Hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật
của các cơ quan hành chính xuất phát từ bản
chất của quyền hành pháp, tức là thi hành
pháp luật và tổ chức đời sống xã hội theo
pháp luật, được thực hiện thông qua những
hình thức pháp lý như: ban hành các chính
sách quản lý; ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định của
luật, nghị quyết, pháp lệnh và các văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính
cấp trên; ban hành các văn bản cá biệt nhằm
áp dụng các quy phạm pháp luật vào thực tế
đời sống, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Hình thức này được các cơ quan hành chính
sử dụng rất phổ biến trong hoạt động quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội
Hoạt động chấp hành pháp luật của
các cơ quan hành chính và những người có
thẩm quyền được tiến hành trên cơ sở và để
thi hành luật, góp phần thực hiện chức năng
quản lý của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Việc thực hiện, áp dụng
pháp luật có thể được tiến hành thông qua
những quy trình giản đơn như hoạt động ban
hành văn bản quản lý hành chính cá biệt vận
dụng quy định của pháp luật vào điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể với những đối tượng cụ
thể. Tuy nhiên, cũng có thể thực hiện thông
qua quy trình phức tạp từ xây dựng, thẩm
định, xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện với sự
tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền. Hoạt động đó phải luôn bảo
đảm nguyên tắc pháp chế XHCN trong tất cả
các giai đoạn thực hiện pháp luật, kiên quyết
đấu tranh với những hành vi áp dụng pháp
luật không đúng, không phù hợp. Văn bản
áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng
thẩm quyền, phải có cơ sở pháp lý, ban hành
đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 01(353) T01/2018
luật quy định, đồng thời phải đảm bảo tính
khả thi, phải có khả năng thực hiện được
trong thực tế.
Văn hóa pháp luật trong cơ quan hành
chính cũng đòi hỏi việc tổ chức thực hiện
pháp luật phải đảm bảo tính công khai, minh
bạch, đặc biệt trong giải quyết thủ tục hành
chính cho người dân, doanh nghiệp. Trong
quá trình thực thi công vụ, đội ngũ công chức
phải nắm rõ và vận dụng các quy định pháp
luật, phục vụ nhân dân với tinh thần liêm
chính, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân. Họ phải thông thạo
về nghiệp vụ trong việc giải quyết các công
việc thuộc thẩm quyền của mình; có ý thức
tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao
trong thực thi công vụ. Bản lĩnh, sự hiểu biết
pháp luật sâu sắc, kinh nghiệm nghề nghiệp,
kinh nghiệm áp dụng pháp luật, kinh nghiệm
sống, nhân cách, đạo đức, uy tín của người
công chức trong xã hội cũng là yếu tố quan
trọng đảm bảo văn hóa pháp luật trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố
bao gồm sự hiểu biết, trình độ nhận thức
pháp luật của đội ngũ công chức, chất lượng
của hệ thống VBPL cũng như hoạt động
thực thi, áp dụng pháp luật là những yếu tố
cơ bản tạo nên văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chính nhà nước. Tuy mỗi yếu tố
đều có những nội dung, vai trò, đặc điểm
riêng nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ
biện chứng, tác động lẫn nhau, làm tiền đề,
điều kiện cho nhau phát triển.
Văn hoá pháp luật là một thể thống
nhất bao gồm các thành tố cơ bản, giữa
chúng vừa có mối liên hệ hữu cơ, chịu sự
tác động thường xuyên của đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa của quốc gia, dân tộc
và thời đại. Hệ thống VBPL được thể hiện
với ý nghĩa là các sản phẩm vật chất của ý
thức pháp luật, của trình độ nhận thức, hiểu
biết về pháp luật của đội ngũ công chức.
Đồng thời cả ý thức pháp luật của đội ngũ
công chức và chất lượng của hệ thống VBPL
cùng là những tiền đề quan trọng bảo đảm
cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp
luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn. Sự
hiểu biết pháp luật của công chức càng đầy
đủ, sâu sắc, toàn diện, hệ thống VBPL càng
đúng đắn, nhân văn, tiến bộ thì hoạt động
thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật càng trở
nên chủ động, tự giác, tích cực.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật, áp
dụng pháp luật của các cơ quan hành chính
và mỗi cá nhân công chức trong hoạt động
thực thi công vụ, lối sống theo pháp luật
cũng như trình độ vận dụng pháp luật trong
quá trình quản lý xã hội là một kết quả tất
yếu của quá trình nhận thức, nắm bắt kiến
thức pháp luật và là yếu tố không thể thiếu
được của văn hoá pháp luật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Tử Hạ (chủ biên) (2003), Từ điển Hành chính, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội,
2. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
3. PGS. TS Nguyễn Minh Đoan (2013), Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa giao tiếp, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Kim Quế - Ngô Huy Cương (đồng chủ biên) (2011), Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận
cơ bản và ứng dụng chuyên ngành, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Bùi Ngọc Sơn (2004), Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Thâm (2001), Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 01(353) T01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_cau_thanh_van_hoa_phap_luat_trong_co_quan_hanh_ch.pdf