Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và hút
thuốc
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng biến số
tổng số điếu thuốc những người sống chung nhà
hút trung bình mỗi ngày để đánh giá sự ảnh
hưởng của hút thuốc lá thụ động lên khò khè và
suyễn. Chúng tôi nghiên cứu việc hút thuốc lá ở
những người sống chung trong nhà như cha,
ông, chú, bác, anh, cũng như của bản thân người
bị suyễn. Chúng tôi cũng nghĩ rằng hút thuốc lá
với suyễn có quan hệ liều lượng – đáp ứng. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một điều
rằng tổng số điếu thuốc những người sống
chung nhà hút trung bình mỗi ngày tăng lên một
mức (cách nhau 5 điếu) thì nguy cơ bị suyễn
tăng 60%.
Mối liên quan giữa suyễn và tiền sử các
bệnh dị ứng của gia đình
Tiền sử bệnh lý dị ứng của gia đình có liên
quan rất chặt chẽ với suyễn. Trong những tiêu
chuẩn tiên đoán suyễn, bệnh lý chàm ở bản
thân và suyễn ở cha mẹ được xếp vào 2 trong
3 tiêu chuẩn chính và bệnh lý viêm mũi dị ứng
của bản thân được xếp vào 1 trong 4 tiêu
chuẩn phụ. Trong kết quả nghiên cứu của
chúng tôi, những người có tiền căn bên nội
ngoại, cha mẹ hay anh em bị các bệnh dị ứng
có tỉ lệ suyễn cao hơn những người không có
tiền căn gia đình có các bệnh dị ứng đó, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chỉ trừ tiền căn
bệnh lý suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm
xoang ở mẹ và viêm xoang ở anh em; những
người có mẹ, anh em mắc những bệnh này có
tỉ lệ suyễn cũng cao hơn nhóm có mẹ, anh em
không mắc những bệnh này nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có
thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn. Đáng lưu ý là tỉ lệ
suyễn ở những người có cha hoặc anh em bị
suyễn cao hơn rõ rệt so với những người có
cha, anh em không bị suyễn và OR lần lượt là
7,3 và 4,4.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan hen phế quản tại cộng đồng tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 58
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN HEN PHẾ QUẢN
TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TIỀN GIANG
Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mở đầu: ngăn chặn một số yếu tố nguy cơ đến hen có thể điều trị bệnh tốt hơn.
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến hen phế quản tại cộng đồng tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Không có mối liên quan giữa suyễn và địa dư. Về mối liên quan giữa khò khè, suyễn và những
người sống chung nhà: những người có số người sống chung nhà lớn hơn 4 có tỉ lệ từng khò khè, suyễn đều cao
hơn nhóm có số người sống chung nhà nhỏ hơn hoặc bằng 4; tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Tổng số điếu thuốc những người sống chung nhà hút trung bình mỗi ngày tăng lên một mức (cách nhau 5 điếu)
thì nguy cơ bị suyễn tăng 60%. Hầu hết tiền sử bệnh suyễn và dị ứng của gia đình đều làm tăng tỉ lệ suyễn.
Kết luận: Hút thuốc, tiền sử bệnh suyễn và dị ứng của gia đình làm tăng tỉ lệ suyễn.
Từ khoá: suyễn, yếu tố
ABSTRACT
FACTORS RELATED TO ASTHMA IN THE COMMUNITY OF TIEN GIANG PROVINCE
Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 58 - 63
Background: Prevent factors related to asthma help to treat asthma better
Objective: To investigate the factors which relate to asthma in the community of Tien Giang province
Method: Cross sectional description
Results: There was not the relation between asthma and geography. The risk of wheezing or asthma of
persons, whose house have more than 4 persons, was higher than the persons, who have 4 or under 4 persons in
their families. The mean total number of cigarettes that all household smoked per day increased every 5 cigarettes,
the risk of asthma increased 60%. Most of history of asthma and atopy increased the rathe of asthma.
Conclusion: Smoking, history of asthma and atopy increased the rathe of asthma.
Key words: asthma, factor
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (suyễn) là một trong những
bệnh hô hấp mạn tính gây tàn phế hô hấp, có thể
gây tử vong. Với tần suất cao và ngày càng gia
tăng tại nhiều nước, suyễn hiện là một vấn đề
sức khỏe cộng đồng, là gánh nặng y tế và kinh tế
của tất cả các quốc gia(8).
Những hiểu biết gần đây về sinh lý bệnh học
và một số yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản
vừa soi sáng bản chất, vừa cải thiện công tác
chăm sóc điều trị bệnh, những tiến bộ đó giúp có
thể thay đổi hẳn diễn tiến của bệnh, giảm tỉ lệ tử
vong và giúp cho người bệnh nâng cao chất
lượng cuộc sống, học tập, lao động tốt hơn. Nếu
chúng ta biết sớm phát hiện bệnh hen phế quản,
tìm và ngăn chặn một số yếu tố nguy cơ đến hen
phế quản, từ đó có thể phòng ngừa và điều trị
bệnh tốt hơn.
* BV ĐK Kiên Giang
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Tạ Văn Trầm ĐT: 0913 771 779 Email: tavantram@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 59
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
đánh giá các yếu tố liên quan đến hen phế quản
tại cộng đồng tỉnh Tiền Giang để đưa ra những
nhận định nhằm trang bị tốt hơn cho người dân
những kiến thức, giúp người bệnh và gia đình
phối hợp với các cơ sở y tế có thể kiểm soát, điều
trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất..
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nơi nghiên cứu: địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Thời điểm nghiên cứu: Từ tháng 10 năm
2009 đến tháng 5 năm 2011.
Dân số mục tiêu: Toàn bộ người dân ≥ 7 tuổi
sống tại tỉnh Tiền Giang.
Dân số chọn mẫu: Người dân ≥ 7 tuổi sống
tại tỉnh Tiền Giang được chọn vào nghiên cứu.
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
2
1 / 2
2
Z P 1 P
n
d
Trong đó: - Chọn khoảng tin cậy 95%,
- : xác suất sai lầm loại 1 ( = 0,05)
- Z (1-/2) = 1,96 (tra từ bảng phân phối chuẩn),
- d: Độ chính xác mong muốn
- p= 0,05 ở người lớn và p= 0,1 ở trẻ em (số
liệu Bộ Y tế).
Vì vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu là n = 600
Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu 2 bậc và
lấy mẫu cụm, cụ thể:
- Bước 1: Lập danh sách tất cả các xã trong
tỉnh và đánh số thứ tự xã.
Tỉnh Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện với 169 xã, phường, thị trấn. Từ 169 xã,
phường, thị trấn, dùng phương pháp chọn ngẫu
nhiên hệ thống 30 xã, phường để nghiên cứu.
Tổng số xã, phường, thị trấn
Tính khoảng cách mẫu (KCM)=30
KCM =
169
30
= 6
Chọn một số ngẫu nhiên R ≤ KCM: 6. Cụm
đầu tiên được chọn có thứ tự cộng dồn bằng
hoặc vừa lớn hơn R. Cụm thứ n được chọn tiếp
như sau: có số cộng dồn bằng hoặc vừa lớn hơn
R + (n-1) KCM
- Bước 2: Chọn đơn vị nguyên tố (ĐVNT): Số
ĐVNT của mỗi cụm = N/30 = 600/30 = 20
người/cụm. Chọn mẫu tại cộng đồng: Chọn ngẫu
nhiên 20 người mỗi xã, phường.
Tiêu chí chọn mẫu:
- Tiêu chí đưa vào: người dân ≥ 7 tuổi trong
tỉnh Tiền Giang 2010 được chọn ngẫu nhiên vào
nghiên cứu.
- Tiêu chí loại trừ: Gia đình không đồng ý
tham gia nghiên cứu, phiếu trả lời thiếu thông
tin.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn
trực tiếp bằng bộ câu hỏi.
Xử lý và phân tích dữ liệu: nhập bằng phần
mềm EpiData theo phương pháp nhập đôi. Phân
tích bằng phần mềm STATA 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có tất cả 600 người được đưa vào nghiên
cứu
Phân bố theo giới
Bảng 1: Phân bố mẫu theo giới
Giới Tần suất Tỉ lệ (%)
Nam 253 42,17
Nữ 347 57,83
Phân bố theo địa dư
Bảng 2: Phân bố mẫu theo địa dư
Nơi cư trú Tần suất Tỉ lệ (%)
Nông thôn 516 86
Thành thị 84 14
Tỉ lệ suyễn
Bảng 3: Tỉ lệ suyễn
Biến số Tần suất
(600)
Tỉ lệ
(%)
Từng khò khè 120 20
Suyễn 36 6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 60
Biến số Tần suất
(600)
Tỉ lệ
(%)
Khò khè nặng giới hạn lời nói trong 12
tháng qua
10 1,6*
Khò khè liên quan gắng sức trong 12
tháng qua
20 3,3
Ho khan về đêm trong 12 tháng qua 100 16,6
* nếu tính trên 36 người suyễn, tỉ lệ khò khè nặng giới hạn
lời nói là 27,7%
Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và giới
Bảng 4: Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và giới
Nam (n) Nữ (n)
N=253 N=347
Từng khò khè 30% (76) 12,6% (44)
Suyễn 9,5% (24) 3,5(12)
* Phép kiểm χ2:Trong nhóm suyễn, tỉ lệ giới nam là 66,67%
trong khi trong nhóm không bệnh, tỉ lệ giới nam là 40,6%.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p=0,002.
Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và địa
dư
Bảng 5: Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và địa dư
Nông thôn
N=516
Thành thị
N=84
Từng khò khè 17,4%(90) 35,7%(30)
Suyễn 5,8% (30) 7,1% (6)
* Phép kiểm χ2: Trong nhóm suyễn, tỉ lệ thành thị là
16,67% trong khi trong nhóm không bệnh, tỉ lệ thành thị là
13,83%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê, p=0,634.
Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và số
người sống chung nhà
Bảng 6: Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và số
người sống chung nhà
Số người trong
nhà > 4
Số người trong
nhà ≤ 4
N= 250 N= 350
Từng khò khè 27,2 % (68) 14,8% (52)
Suyễn 8 % (20) 4,5 % (16)
* Phép kiểm χ2: Những người có số người sống chung nhà
lớn hơn 4 có tỉ lệ từng khò khè, suyễn đều cao hơn nhóm có
số người sống chung nhà nhỏ hơn hoặc bằng 4. Tuy nhiên,
sự khác biệt không có ý nghĩa.
Mối liên quan giữa suyễn và hút thuốc lá
Chúng tôi chia tổng số điếu thuốc những
người sống chung nhà trung bình mỗi ngày
thành 4 mức: nhỏ hơn hoặc bằng 5 điếu, từ 6 đến
10 điếu, từ 11 đến 15 điếu và trên 15 điếu và thực
hiện phương pháp hồi quy logistic bằng 2 mô
hình:
[1] Mô hình liều lượng đáp ứng đơn giản: sử
dụng giả định liên hệ liều lượng đáp ứng “Với
sự gia tăng tổng số điếu thuốc những người sống
chung nhà hút trung bình mỗi ngày từ một mức
lên mức kế tiếp, sẽ cho sự thay đổi tương tự
nhau về số chênh”
[2] Mô hình biến số phân loại: không sử
dụng giả định trên.
Khi so sánh 2 mô hình liều lượng đáp ứng và
mô hình biến số phân loại, chúng tôi nhận thấy 2
mô hình không khác nhau về phương diện
thống kê, với p > 0,05. Vì [1] có cơ sở để chúng tôi
hy vọng rằng hút thuốc lá càng nhiều thì nguy
cơ bị khò khè càng cao và [2] có cơ sở thống kê
cho giả định trên nên giả định quan hệ liều
lượng đáp ứng là phù hợp và chúng tôi sử dụng
mô hình liều lượng đáp ứng(9). Kết quả cho thấy
cứ tổng số điếu thuốc những người sống chung
nhà trung bình mỗi ngày tăng lên một mức thì
nguy cơ bị “khò khè trong 12 tháng qua” tăng
60%, OR = 1,6 (khoảng tin cậy 95% là 1,3 – 1,9),
với p < 0,001.
Mối liên quan giữa suyễn và tiền sử bệnh
dị ứng của gia đình
Bảng 7: Mối liên quan giữa suyễn và tiền sử bệnh dị
ứng gia đình
Tiền sử bệnh dị ứng OR Khoảng tin cậy
95%
p
Suyễn bên nội ngoại 2,9 * 1,6 – 5,1 0,0001
Viêm mũi dị ứng bên
nội ngoại
2,2 * 1,3 – 3,7 0,001
Bệnh dị ứng ngoài da
bên nội ngoại
2,7 * 1,6 – 4,6 < 0,0001
Viêm xoang bên nội
ngoại
1,9 * 1,2 – 3,1 0,0066
Suyễn ở cha 7,3 * 2,5 – 20 < 0,0001
Viêm mũi dị ứng ở cha 2,5 * 1,3 – 4,4 0,0012
Bệnh dị ứng
ngoài da ở cha
2,2 * 1,1 – 4,2 0,0107
Viêm xoang ở cha 2,2 * 1,1 – 4,1 0,0069
Suyễn ở mẹ 3,2 0,7 – 10,7 0,0356
Viêm mũi dị ứng ở mẹ 1,7 0,9 – 3,0 0,0557
Bệnh dị ứng ngoài da 2,3 * 1,2 – 4,3 0,0038
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 61
Tiền sử bệnh dị ứng OR Khoảng tin cậy
95%
p
ở mẹ
Viêm xoang ở mẹ 1,8 0,99 – 3 0,0317
Suyễn ở anh em 4,4 * 1,2 – 13,8 0,0031
Viêm mũi dị ứng ở anh
em
2,5 * 1,1 – 5,2 0,0124
Bệnh dị ứng ngoài da
ở anh em
2,8 * 1,3 – 5,5 0,0014
Viêm xoang ở anh em 2,3 0,9 – 5,2 0,0363
* Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và khoảng tin
cậy 95% của OR không chứa 1)
BÀN LUẬN
Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Về tỉ số nam: nữ là 1:1,37.
Về phân bố mẫu theo địa dư: có 86% sống ở
nông thôn. Con số này cũng phù hợp với phân
bố dân số ở Việt Nam nói chung, 80% sống ở
nông thôn.
Tỉ lệ suyễn: Tỷ lệ mắc suyễn trong cộng
đồng dân cư tỉnh Tiền Giang là 6%. Tỷ lệ này
tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan
Quang Đoàn tại Hà Nội là 8,74%(9). Với tỷ lệ
suyễn trong cộng đồng dân cư là 6% thuộc
hàng trung bình so với tỷ lệ suyễn ở các vùng
trong và ngoài nước. Con số này cũng góp
phần giảm bớt sự hoài nghi và góp một tiếng
nói chung rằng: Tỉ lệ suyễn ở Việt Nam không
hề thấp mà ở mức cao, ngang với những nước
đã phát triển và thuộc hàng cao nhất khu vực
Châu Á Thái Bình Dương.
Mối liên quan giữa suyễn và giới
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả nhất
quán: Tỉ lệ suyễn ở giới nam (24%) cao hơn tỷ lệ
suyễn ở nữ (12%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p =0,002. Tại Việt Nam, theo Tôn
Kim Long độ lưu hành suyễn ở nam và nữ là
ngang nhau(9), theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến
Dũng tại Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm
2005 cho thấy suyễn gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ
gái với tỷ lệ 56% ở trẻ trai so với 44% ở trẻ gái(8).
Theo Vũ Khắc Đại, tỷ lệ suyễn ở nam cũng cao
hơn nữ tại trường Tiểu học Thành Công B Hà
Nội năm 2005 với tỷ lệ 1,5/1. Phạm Lê Tuấn khi
nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ suyễn trẻ em lứa
tuổi học đường ở một số trường Hà Nội thấy tỷ
lệ nam/nữ là 1,45/1(7). Nghiên cứu của tác giả
Phan Quang Đoàn, Tôn Kim Long về tỷ lệ mắc
suyễn trong người dân chỉ ra tỷ lệ suyễn ở nam
cao hơn nữ với tỷ lệ là 1,34/1(9). Kết quả từ giai
đoạn I của ISAAC tại 56 quốc gia cho thấy, ở độ
tuổi 6 – 7 tỉ lệ khò khè 12 tháng qua ở nam cao
hơn nữ với tỉ số 1: 0,81 sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001(4).
Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và địa
dư
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ
từng khò khè, suyễn giữa nông thôn và thành thị
với p=0,634. Kết quả này không giống như y văn,
tỉ lệ suyễn ở thành thị cao hơn nông thôn(1). N.
El-Sharif trong một nghiên cứu ở Palestin cho
thấy tỉ lệ suyễn và tỉ lệ được chẩn đoán suyễn
thành thị cao hơn nông thôn(2). Tại Trung Quốc,
tỉ lệ các triệu chứng suyễn ở thanh thiếu niên ở
vùng đô thị Bắc Kinh cao gấp 6 đến 10 lần so với
tỉ lệ ở vùng nông thôn. Kết quả tương tự ở Châu
Phi, tỉ lệ của suyễn do gắng sức ở cộng đồng
thành thị cao hơn đến 50 lần so với cộng đồng
nông thôn. Sự không phù hợp với y văn trong
nghiên cứu của chúng tôi có thể đo tại Tiền
Giang, vẫn chưa có một sự phân hóa thành thị
và nông thôn rõ ràng, cái gọi là “đô thị” ở Tiền
Giang vẫn chưa mang hẳn những đặc điểm của
một đô thị với tình trạng ô nhiễm môi trường và
lối sống hiện đại của nó. Và thêm một điều nữa,
mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng trong
nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ suyễn ở thành thị lại
thấp hơn nông thôn. Có phải chăng những
người sống ở thành thị nhận được chăm sóc y tế
tốt hơn, suyễn được kiểm soát tốt hơn nông thôn
nên tỉ lệ suyễn có vẻ thấp hơn nông thôn?.
Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và số
người sống chung nhà
Mối liên quan giữa số thành viên trong gia
đình và tỉ lệ suyễn cũng là một đề tài rất được
quan tâm trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 62
một sự nhập nhằng liên quan đến từ ngữ nói về
“ảnh hưởng của anh em ruột”. Trong một số
nghiên cứu, nó được định nghĩa là “thứ tự sinh”
(con thứ mấy), hoặc là “qui mô gia đình” (lớn
hoặc nhỏ), “số anh chị ruột”, trong một số
nghiên cứu khác, thậm chí là “số anh trai” hoặc
“số em ruột” cũng được quan tâm. Chúng tôi
chọn số người sống chung nhà với nhau là biến
số cần quan tâm vì ở Việt Nam, nhờ chương
trình sinh đẻ có kế hoạch được nhà nước tuyên
truyền, đa số các gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Vì
vậy, có lẽ khó tìm sự ảnh hưởng của số anh em
ruột lên tỉ lệ suyễn. Vả lại, nếu giả thuyết vệ sinh
là đúng thì những người khác sống chung nhà
cũng có ảnh hưởng, tạo gánh nặng phơi nhiễm
với nhiễm khuẩn ở trẻ tương tự như của những
anh em. Kết quả của chúng tôi cho thấy không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ từng
khò khè, suyễn với số người sống chung nhà.
Tại Việt Nam, S. K. Chai, Nguyễn Ngọc Nga
và cộng sự cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng
này và sử dụng biến số số người trong nhà.
Nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm Hà Nội
và huyện ngoại thành Đông Anh. Kết quả cho
thấy đối với những người sống tại trung tâm Hà
Nội, không có mối liên quan giữa nhà đông đúc
(trên 4 người) và tỉ lệ suyễn, riêng tại huyện
Đông Anh những người sống trong nhà có số
người từ 4 trở xuống có tỉ lệ được bác sĩ chẩn
đoán suyễn thấp hơn những người sống trong
nhà đông người (trên 4), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, OR = 0,76(1). W. Karmaus và C. Botezan
trong bài tổng quan của mình về vấn đề này đã
tổng kết lại và thấy rằng tính từ năm 1965 đến
2000, có 31 công trình nghiên cứu về mối liên
quan giữa số anh chị em ruột với suyễn và khò
khè, có 22 nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan
nghịch, với OR thay đổi từ 0,2 đến 0,84. Có 18
nghiên cứu trong số này cho thấy mối liên quan
rõ rệt về mặt thống kê. Chỉ có một nghiên cứu
tìm thấy mối liên quan thuận giữa việc có từ 3
anh em trở lên với suyễn hoặc khò khè.
Mối liên quan giữa khò khè, suyễn và hút
thuốc
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng biến số
tổng số điếu thuốc những người sống chung nhà
hút trung bình mỗi ngày để đánh giá sự ảnh
hưởng của hút thuốc lá thụ động lên khò khè và
suyễn. Chúng tôi nghiên cứu việc hút thuốc lá ở
những người sống chung trong nhà như cha,
ông, chú, bác, anh, cũng như của bản thân người
bị suyễn. Chúng tôi cũng nghĩ rằng hút thuốc lá
với suyễn có quan hệ liều lượng – đáp ứng. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một điều
rằng tổng số điếu thuốc những người sống
chung nhà hút trung bình mỗi ngày tăng lên một
mức (cách nhau 5 điếu) thì nguy cơ bị suyễn
tăng 60%.
Mối liên quan giữa suyễn và tiền sử các
bệnh dị ứng của gia đình
Tiền sử bệnh lý dị ứng của gia đình có liên
quan rất chặt chẽ với suyễn. Trong những tiêu
chuẩn tiên đoán suyễn, bệnh lý chàm ở bản
thân và suyễn ở cha mẹ được xếp vào 2 trong
3 tiêu chuẩn chính và bệnh lý viêm mũi dị ứng
của bản thân được xếp vào 1 trong 4 tiêu
chuẩn phụ. Trong kết quả nghiên cứu của
chúng tôi, những người có tiền căn bên nội
ngoại, cha mẹ hay anh em bị các bệnh dị ứng
có tỉ lệ suyễn cao hơn những người không có
tiền căn gia đình có các bệnh dị ứng đó, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chỉ trừ tiền căn
bệnh lý suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm
xoang ở mẹ và viêm xoang ở anh em; những
người có mẹ, anh em mắc những bệnh này có
tỉ lệ suyễn cũng cao hơn nhóm có mẹ, anh em
không mắc những bệnh này nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có
thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn. Đáng lưu ý là tỉ lệ
suyễn ở những người có cha hoặc anh em bị
suyễn cao hơn rõ rệt so với những người có
cha, anh em không bị suyễn và OR lần lượt là
7,3 và 4,4.
KẾT LUẬN
- Về mối liên quan giữa suyễn và địa dư:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 63
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p=0,634.
- Về mối liên quan giữa khò khè, suyễn và
những người sống chung nhà: những người có
số người sống chung nhà lớn hơn 4 có tỉ lệ từng
khò khè, suyễn đều cao hơn nhóm có số người
sống chung nhà nhỏ hơn hoặc bằng 4. Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Tổng số điếu thuốc những người sống
chung nhà hút trung bình mỗi ngày tăng lên một
mức (cách nhau 5 điếu) thì nguy cơ bị suyễn
tăng 60%
- Hầu hết tiền sử bệnh suyễn và dị ứng của
gia đình đều làm tăng tỉ lệ suyễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lai C, “The Asthma Epidemic in Asia Pacific”, 9th Congress
of the Asia Pacific Society of Respirology 10-13 December 2004
Hong Kong.
2. Falade AG, Olawuyi JF, Osinusi K, Onadeko BO (2004),
"Prevalence and Severity of Symptoms of Asthma, Allergic
Rhinoconjunctivitis, and Atopic Eczema in 6- to 7-Year-Old
Nigerian Primary School Children: The International Study of
Asthma and Allergies in Childhood", Med Princ Pract, 13, pp.
20–25.
3. Goldberg S, Israeli E, Schwartz S, Shochat T, Izbicki G, Toker-
Maimon O, Klement E, Picard E (2007), "Asthma Prevalence,
Family Size, and Birth Order", Chest, 131(6), pp. 1747-1752.
4. Irwin RS, Boulet LP, Cloutier MM et al (1998), “Managing
cough as a Defense Mechanism and as a Symtom”, A
Consensus Panel Report of the American College of Chest
Physicians. Chest, 114 (suppl2), 133S-181S.
5. Khổng Thị Ngọc Mai, Nguyễn Văn Sơn (2009), “Thực trạng
hen phế quản ở học sinh Tiểu học, trung học cơ sở Gia Sàng,
thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Đại học Thái Nguyên, (số 8), tr 15.
6. Lawrence M., Tierney Jr., Saint S, Whooley MA (2002),
"Asthma", Essentials of Diagnosis and Treatment, McGraw-
Hill, 2, pp.42.
7. Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan (2005), “Xử trí hen phế
quản theo hướng dẫn GINA 2002 tại Bệnh viện Đại Học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thực hành số
513- 2005, tr.58-62.
8. Nguyễn Tiến Dũng (2007), “Chẩn đoán, xử trí hen phế quản ở
trẻ em”, Hen phế quản và dự phòng hen phế quản, Nhà xuất
bản Y học.
9. Phan Quang Đoàn, Tôn Kim Long (2006), “Lưu hành hen phế
quản trong học sinh một số trường học ở Hà Nội và tình hình
sử dụng Seretide dự phòng hen trong các đối tượng này”, Tạp
chí Y học thực hành (số 6), tr 15-17.
10. Beasley R, Ellwood P et al (2003), "International patterns of the
prevalence of pediatric asthma The ISAAC program", Pediatr
Clin N Am 50 pp. 539– 553.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_lien_quan_hen_phe_quan_tai_cong_dong_tinh_tien_gi.pdf